Anh em làm chứng cho Thầy (24.11.2015 – Lễ Các thánh Tử đạo Việt Nam)
Anh em làm chứng cho Thầy
Lời Chúa:
Lc 21, 5-11
Nhân có mấy người nói về Ðền Thờ được trang
hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Ðức Giêsu bảo: “Những gì
anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào
trên tảng đá nào”. Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy
ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?” Ðức Giêsu đáp: “Anh em hãy
coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính
ta đây”, và “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có
chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước,
nhưng chưa phải là chung cục đâu”.
Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước
này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và
đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện”.
Suy niệm:
Trong số 117 vị Tử Ðạo Việt Nam, được phong thánh năm 1988,
có một phụ
nữ duy nhất, mẹ của 6 người con.
Ðó là bà
Anê Lê Thị Thành, còn gọi là bà Ðê.
Trước khi
là một anh hùng tử đạo,
bà đã là
một người mẹ hiền gương mẫu.
“Thân mẫu
chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con.
Chính
người dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lý,
sau lại
dạy cách dự thánh lễ và xưng tội rước lễ.”
Ðó là lời
khai của cô con gái út trước giáo quyền.
Nhà bà Ðê là nơi các linh mục trú ẩn.
Buổi sáng
lễ Phục Sinh năm 1861,
quan Tổng
Ðốc Nam Ðịnh cho quân bao vây làng của bà.
Bà Ðê bị
bắt lúc đã 60 tuổi.
Bà bị đánh
đập tra tấn, bị ép phải chối đạo,
bị lôi qua
Thánh Giá, bị bỏ rắn độc vào người.
Khi con
gái đến thăm bà trong nhà giam,
đau đớn vì
thấy quần áo mẹ loang đầy vết máu,
bà đã an
ủi con với một niềm lạc quan lạ lùng:
“Con đừng
khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy,
mẹ vui
lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc?”
Sau ba
tháng chịu đủ mọi cực hình,
người phụ
nữ ấy đã hiến đời mình cho Chúa.
Cuộc đời của vị thánh nữ tiên khởi của Việt Nam
là một sức
nâng đỡ lớn cho chúng ta.
Thiên Chúa
đã làm điều phi thường
nơi một
người phụ nữ già nua, yếu đuối.
Quan “Hùm
Xám” tỉnh Nam Ðịnh cũng phải bó tay
trước sự yếu
đuối kiên vững của bà.
Khôn ngoan
và đơn sơ, can đảm chịu đau khổ,
bà thánh
Ðê đã phó mặc cho Chúa đời mình.
Bà chẳng
lo phải nói gì, phải làm gì trước tòa án,
vì sức
mạnh của Thánh Thần ở với bà.
Hội Thánh thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin,
dám làm
chứng cho Chúa trước mặt người đời.
Sống đức
tin là một loại tử đạo không đổ máu,
không đòi
hy sinh mạng sống,
nhưng lại
đòi hy sinh cả tương lai vững vàng ổn định.
Mỗi ngày, chúng ta thường bị đặt trước những chọn lựa,
trước thập
giá của Ðức Giêsu,
y hệt như
các vị tử đạo ngày xưa.
Có khi
chúng ta đã bước qua thập giá, khi chọn mình,
đã chối
Chúa bằng chính cuộc sống.
Càng có tự
do, ta lại càng dễ sa sút đức tin.
Tiền bạc,
tiện nghi, khoái lạc vẫn là những thụ tạo
gây ra những
cuộc bách hại êm ả và khủng khiếp
mà cuối
cùng chúng ta cũng phải đối diện.
Ước gì
chúng ta không để mất đức tin
được mua
bằng giá máu của bao vị tử đạo,
và ước gì
chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy
cho hơn 80 triệu đồng bào trên quê
hương.
Cầu nguyện:
Lạy các thánh tử đạo Việt Nam,
các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi
kitô hữu
trong một hoàn cảnh khó khăn nguy
hiểm.
Sự hy sinh của các ngài
cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết
và chết là cửa mở vào cõi sống bất
diệt.
Dù mang phận người yếu đuối,
nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,
các ngài đã chiến thắng khải hoàn.
Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài
biết can trường sống đức tin của bậc
cha anh
trong một thế giới vắng bóng Thiên
Chúa,
biết nhiệt thành làm chứng về tình
yêu
bằng một đời hiến thân phục vụ.
Ước gì ngọn lửa đức tin
mà các ngài đã thắp lên
bằng cuộc sống và cái chết,
được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.
Ước gì máu thắm của các ngài
thấm vào mảnh đất quê hương
để công cuộc truyền giáo sinh nhiều
hoa trái.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ