Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 18/1/2018: Đức Thánh Cha ngỏ lời với một dân tộc mất nước
18/01/2018 12:00:00 SA
Lúc 8h sáng thứ Tư, 17 tháng Giêng, Ðức Thánh Cha đã đáp máy bay tới thành phố Temuco cách Santiago hơn 600 cây số về hướng nam và cử hành thánh lễ lúc 10h30 tại phi trường Maquehue.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Mari, Mari” Chào buổi sáng!
“Küme tününün ta niemün” “Bình an cùng anh chị em!” (Lc 24:36)]
Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi được đến thăm phần đất xinh đẹp này của lục địa chúng ta, miền Araucanía. Đó là mảnh đất Tạo Hóa chúc phúc với những cánh đồng bao la và màu mỡ, với những cánh rừng đầy những cây araucarias tuyệt vời - là bản “tán tụng ca” thứ năm của Gabriela Mistral về đất nước Chí Lợi này [1]; và với những ngọn núi lửa tuyết phủ hùng vĩ, những sông hồ đầy tràn sức sống. Cảnh quan này nâng chúng ta lên cùng Thiên Chúa, và cho chúng ta dễ dàng thấy được bàn tay của Người trong mỗi tạo vật. Nhiều thế hệ nam nữ đã yêu mến đất nước này với một lòng biết ơn nhiệt thành. Ở đây, tôi muốn tạm dừng và chào hỏi một cách đặc biệt các thành viên của dân tộc Mapuche, cũng như các dân tộc bản xứ khác ở những vùng đất phía Nam: những người Rapanui (từ đảo Easter), những người Aymara, những người Quechua và Atacameños, và nhiều dân tộc khác nữa.
Nhìn với đôi mắt của những du khách, vùng đất này sẽ làm chúng ta trầm trồ khi đi ngang qua, nhưng nếu chúng ta để tai xuống đất, chúng ta sẽ nghe nó hát: “Arauco có một nỗi buồn không thể im lặng được, đó là những bất công hàng thế kỷ mà mọi người đều thấy vẫn đang diễn ra”. [2]
Trong tâm tình vừa tạ ơn mảnh đất này và con người của nó, vừa đau buồn, chúng ta cử hành Phụng Vụ Thánh Thể này. Chúng ta làm như vậy trong sân bay Maquehue /ma-ki-uê/ này, nơi đã từng xảy ra các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chúng ta dâng Thánh lễ này cho tất cả những ai đã phải đau khổ và những người đã chết, và những người hàng ngày vẫn phải vác trên vai gánh nặng của những bất công đó. Hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá gánh lấy tất cả những tội lỗi và nỗi đau của các dân tộc chúng ta, để cứu chuộc.
Trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha “để tất cả nên một” (Ga 17:21). Vào một khoảnh khắc sinh tử trong cuộc đời mình, Chúa Giêsu dừng lại để cầu xin sự hiệp nhất. Trong trái tim của mình, Người biết rằng một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các môn đệ của mình và cho toàn thể nhân loại sẽ là sự chia rẽ và đối đầu, và sự áp bức người khác. Cơ man những giọt nước mắt phải đổ ra! Hôm nay chúng ta muốn bám lấy lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu, để đồng hành cùng với Ngài vào khu vườn buồn sầu này với những sầu buồn của chính chúng ta, và cầu xin Chúa Cha, cùng với Chúa Giêsu, để chúng ta cũng có thể nên một. Cầu xin cho sự đối đầu và chia rẽ không bao giờ chiếm được thế thượng phong giữa chúng ta.
Sự hiệp nhất Chúa Giêsu nài xin này là một ân sủng phải được liên lỉ tìm kiếm, vì lợi ích của mảnh đất này và con cái của nó. Chúng ta cần phải cảnh giác chống lại những cám dỗ có thể nảy sinh để “đầu độc tận gốc” ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta và qua đó Ngài mời gọi chúng ta đóng vai trò thật sự trong lịch sử.
1. Những từ đồng nghĩa giả
Một trong những cám dỗ chính mà chúng ta cần phải chống lại chính là sự nhầm lẫn giữa sự hiệp nhất và sự đồng hóa. Chúa Giêsu không xin Chúa Cha để tất cả mọi người có thể giống như nhau, vì sự hiệp nhất không có nghĩa là vô hiệu hóa hoặc làm câm nín những khác biệt. Hiệp nhất không có nghĩa là một thần tượng hoặc là kết quả của việc cưỡng bách hội nhập; nó không phải là một sự hài hòa mua được với cái giá là gạt một số người ra rìa. Sự phong phú của một miền đất được nảy sinh chính xác từ ước muốn được chia sẻ sự khôn ngoan của mỗi vùng của nó với những vùng khác. Hiệp nhất không bao giờ có thể là một sự đồng nhất ngột ngạt được áp đặt bởi kẻ mạnh, hoặc một sự cô lập trong đó hạ thấp những tốt lành của người khác. Sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu tìm kiếm và đưa ra thừa nhận những gì mỗi người và mỗi nền văn hoá được kêu gọi đóng góp vào mảnh đất được chúc phúc này. Hiệp nhất là một sự đa dạng đã được hòa hợp, bởi vì nó sẽ không cho phép những sai lầm cá nhân hoặc cộng đồng có thể xảy ra nhân danh sự hiệp nhất. Chúng ta cần đến sự phong phú mà mỗi người phải cống hiến, và chúng ta phải từ bỏ quan niệm cho rằng có những nền văn hoá cao hơn hoặc thấp hơn. Một tấm vải “chamal” đẹp đẽ đòi hỏi những người thợ dệt phải biết nghệ thuật pha trộn những vật liệu và các màu sắc khác nhau, và dành thời gian cho từng yếu tố và từng giai đoạn của công việc. Quá trình này có thể được công nghệ hóa, nhưng mọi người sẽ nhận ra đó là một tấm vải thêu bằng máy. Nghệ thuật hiệp nhất đòi hỏi phải có những nghệ nhân thực sự biết cách làm cho hài hoà những khác biệt trong “thiết kế” các đô thị, đường xá, quảng trường và cảnh quan. Nó không phải là thứ “nghệ thuật bàn giấy”, hoặc công việc giấy tờ; nhưng nó là một nghề thủ công đòi hỏi sự chú ý và sự hiểu biết. Đó không chỉ là nguồn gốc hình thành nên vẻ đẹp của nó, mà còn là sức đề kháng của nó đối với thời gian và trước bất cứ cơn bão nào có thể ập đến.
Sự thống nhất mà con người chúng ta cần đến đòi hỏi chúng ta phải biết lắng nghe lẫn nhau, nhưng quan trọng hơn nữa là chúng ta phải biết tôn trọng lẫn nhau. “Điều này không chỉ là có được nhiều thông tin hơn về người khác, mà còn là gặt hái những gì Chúa Thánh Linh đã gieo trong họ” [3]. Điều này đặt chúng ta trên con đường của tình đoàn kết như một phương tiện để dệt nên sự hiệp nhất, và một phương tiện để đắp xây lịch sử. Tình đoàn kết làm cho chúng ta nói: Chúng ta cần nhau, và cần đến sự khác biệt giữa chúng ta để mảnh đất này có thể đẹp mãi! Đây là vũ khí duy nhất của chúng ta để chống lại “nạn phá rừng” đang đốn ngã và thiêu đốt hy vọng. Đó là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho chúng con nên những nghệ nhân của sự hiệp nhất.
2. Các vũ khí cuả sự hiệp nhất.
Nếu hiệp nhất phải được xây dựng trên lòng tôn trọng và tình đoàn kết, thì chúng ta không thể chấp nhận đạt được nó bằng bất kỳ phương tiện nào. Có hai loại bạo lực, thay vì giúp tăng trưởng tình đoàn kết và sự hòa giải, lại thực sự đe doạ chúng. Thứ nhất, chúng ta phải cảnh giác trước những thỏa thuận “tao nhã” mà sẽ không bao giờ được thực hiện. Những từ ngữ hay, những kế hoạch chi tiết – là cần thiết đấy – nhưng mà, khi không được thực hiện, cuối cùng chỉ là “dùng cùi chỏ để xóa đi những gì đã được viết bằng tay”. Đây là một loại bạo lực, bởi vì nó làm nản lòng hy vọng.
Điều thứ hai là chúng ta phải nhấn mạnh rằng một nền văn hoá tôn trọng nhau không thể dựa trên các hành vi bạo lực và phá hoại mà cuối cùng chỉ là lấy đi mạng sống con người. Bạn không thể khẳng định mình bằng cách tiêu diệt người khác, bởi vì điều này chỉ dẫn đến bạo lực và chia rẽ nhiều hơn. Bạo lực gây ra bạo lực, hủy diệt gây ra thêm đổ vỡ và chia ly. Bạo lực chung cuộc chỉ dẫn đến dối trá. Đó là lý do tại sao chúng ta nói “không với bạo lực hủy diệt” trong cả hai hình thức của nó.
Hai hình thức này giống như dung nham của một ngọn núi lửa quét sạch và đốt cháy mọi thứ trên con đường của nó, chỉ để lại một sự khô cằn và hoang vu. Thay vào đó chúng ta hãy tìm kiếm con đường tích cực bất bạo lực, “như một phong cách chính trị vì hòa bình” [4]. Chúng ta hãy tìm kiếm, và không bao giờ mệt mỏi tìm kiếm, sự đối thoại để hiệp nhất. Đó là lý do tại sao chúng ta kêu lên: Chúa ơi, hãy làm cho chúng con nên những nghệ nhân của sự hiệp nhất của Chúa.
Tất cả chúng ta, ở một mức độ nhất định, là những phàm nhân trên trái đất này (xem Sáng thế ký 2: 7). Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hướng đến một “cuộc sống tốt đẹp” (Küme Mongen), như sự khôn ngoan của tổ tiên người Mapuche nhắc nhở chúng ta. Chúng ta còn phải đi bao xa, và còn phải học bao nhiêu nữa! Küme Mongen, một khao khát sâu xa không chỉ dâng lên từ trái tim của chúng ta mà còn vang lên như tiếng kêu lớn, như một bài hát, trong tất cả tạo vật. Vì thế, anh chị em, vì những con cái của mảnh đất này, vì những cháu chắt của mảnh đất này, chúng ta hãy nói cùng Chúa Giêsu với Chúa Cha: xin cho chúng con đây cũng có thể nên một; xin biến chúng con nên những nghệ nhân của tình hiệp nhất.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Mari, Mari” Chào buổi sáng!
“Küme tününün ta niemün” “Bình an cùng anh chị em!” (Lc 24:36)]
Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi được đến thăm phần đất xinh đẹp này của lục địa chúng ta, miền Araucanía. Đó là mảnh đất Tạo Hóa chúc phúc với những cánh đồng bao la và màu mỡ, với những cánh rừng đầy những cây araucarias tuyệt vời - là bản “tán tụng ca” thứ năm của Gabriela Mistral về đất nước Chí Lợi này [1]; và với những ngọn núi lửa tuyết phủ hùng vĩ, những sông hồ đầy tràn sức sống. Cảnh quan này nâng chúng ta lên cùng Thiên Chúa, và cho chúng ta dễ dàng thấy được bàn tay của Người trong mỗi tạo vật. Nhiều thế hệ nam nữ đã yêu mến đất nước này với một lòng biết ơn nhiệt thành. Ở đây, tôi muốn tạm dừng và chào hỏi một cách đặc biệt các thành viên của dân tộc Mapuche, cũng như các dân tộc bản xứ khác ở những vùng đất phía Nam: những người Rapanui (từ đảo Easter), những người Aymara, những người Quechua và Atacameños, và nhiều dân tộc khác nữa.
Nhìn với đôi mắt của những du khách, vùng đất này sẽ làm chúng ta trầm trồ khi đi ngang qua, nhưng nếu chúng ta để tai xuống đất, chúng ta sẽ nghe nó hát: “Arauco có một nỗi buồn không thể im lặng được, đó là những bất công hàng thế kỷ mà mọi người đều thấy vẫn đang diễn ra”. [2]
Trong tâm tình vừa tạ ơn mảnh đất này và con người của nó, vừa đau buồn, chúng ta cử hành Phụng Vụ Thánh Thể này. Chúng ta làm như vậy trong sân bay Maquehue /ma-ki-uê/ này, nơi đã từng xảy ra các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chúng ta dâng Thánh lễ này cho tất cả những ai đã phải đau khổ và những người đã chết, và những người hàng ngày vẫn phải vác trên vai gánh nặng của những bất công đó. Hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá gánh lấy tất cả những tội lỗi và nỗi đau của các dân tộc chúng ta, để cứu chuộc.
Trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha “để tất cả nên một” (Ga 17:21). Vào một khoảnh khắc sinh tử trong cuộc đời mình, Chúa Giêsu dừng lại để cầu xin sự hiệp nhất. Trong trái tim của mình, Người biết rằng một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các môn đệ của mình và cho toàn thể nhân loại sẽ là sự chia rẽ và đối đầu, và sự áp bức người khác. Cơ man những giọt nước mắt phải đổ ra! Hôm nay chúng ta muốn bám lấy lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu, để đồng hành cùng với Ngài vào khu vườn buồn sầu này với những sầu buồn của chính chúng ta, và cầu xin Chúa Cha, cùng với Chúa Giêsu, để chúng ta cũng có thể nên một. Cầu xin cho sự đối đầu và chia rẽ không bao giờ chiếm được thế thượng phong giữa chúng ta.
Sự hiệp nhất Chúa Giêsu nài xin này là một ân sủng phải được liên lỉ tìm kiếm, vì lợi ích của mảnh đất này và con cái của nó. Chúng ta cần phải cảnh giác chống lại những cám dỗ có thể nảy sinh để “đầu độc tận gốc” ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta và qua đó Ngài mời gọi chúng ta đóng vai trò thật sự trong lịch sử.
1. Những từ đồng nghĩa giả
Một trong những cám dỗ chính mà chúng ta cần phải chống lại chính là sự nhầm lẫn giữa sự hiệp nhất và sự đồng hóa. Chúa Giêsu không xin Chúa Cha để tất cả mọi người có thể giống như nhau, vì sự hiệp nhất không có nghĩa là vô hiệu hóa hoặc làm câm nín những khác biệt. Hiệp nhất không có nghĩa là một thần tượng hoặc là kết quả của việc cưỡng bách hội nhập; nó không phải là một sự hài hòa mua được với cái giá là gạt một số người ra rìa. Sự phong phú của một miền đất được nảy sinh chính xác từ ước muốn được chia sẻ sự khôn ngoan của mỗi vùng của nó với những vùng khác. Hiệp nhất không bao giờ có thể là một sự đồng nhất ngột ngạt được áp đặt bởi kẻ mạnh, hoặc một sự cô lập trong đó hạ thấp những tốt lành của người khác. Sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu tìm kiếm và đưa ra thừa nhận những gì mỗi người và mỗi nền văn hoá được kêu gọi đóng góp vào mảnh đất được chúc phúc này. Hiệp nhất là một sự đa dạng đã được hòa hợp, bởi vì nó sẽ không cho phép những sai lầm cá nhân hoặc cộng đồng có thể xảy ra nhân danh sự hiệp nhất. Chúng ta cần đến sự phong phú mà mỗi người phải cống hiến, và chúng ta phải từ bỏ quan niệm cho rằng có những nền văn hoá cao hơn hoặc thấp hơn. Một tấm vải “chamal” đẹp đẽ đòi hỏi những người thợ dệt phải biết nghệ thuật pha trộn những vật liệu và các màu sắc khác nhau, và dành thời gian cho từng yếu tố và từng giai đoạn của công việc. Quá trình này có thể được công nghệ hóa, nhưng mọi người sẽ nhận ra đó là một tấm vải thêu bằng máy. Nghệ thuật hiệp nhất đòi hỏi phải có những nghệ nhân thực sự biết cách làm cho hài hoà những khác biệt trong “thiết kế” các đô thị, đường xá, quảng trường và cảnh quan. Nó không phải là thứ “nghệ thuật bàn giấy”, hoặc công việc giấy tờ; nhưng nó là một nghề thủ công đòi hỏi sự chú ý và sự hiểu biết. Đó không chỉ là nguồn gốc hình thành nên vẻ đẹp của nó, mà còn là sức đề kháng của nó đối với thời gian và trước bất cứ cơn bão nào có thể ập đến.
Sự thống nhất mà con người chúng ta cần đến đòi hỏi chúng ta phải biết lắng nghe lẫn nhau, nhưng quan trọng hơn nữa là chúng ta phải biết tôn trọng lẫn nhau. “Điều này không chỉ là có được nhiều thông tin hơn về người khác, mà còn là gặt hái những gì Chúa Thánh Linh đã gieo trong họ” [3]. Điều này đặt chúng ta trên con đường của tình đoàn kết như một phương tiện để dệt nên sự hiệp nhất, và một phương tiện để đắp xây lịch sử. Tình đoàn kết làm cho chúng ta nói: Chúng ta cần nhau, và cần đến sự khác biệt giữa chúng ta để mảnh đất này có thể đẹp mãi! Đây là vũ khí duy nhất của chúng ta để chống lại “nạn phá rừng” đang đốn ngã và thiêu đốt hy vọng. Đó là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho chúng con nên những nghệ nhân của sự hiệp nhất.
2. Các vũ khí cuả sự hiệp nhất.
Nếu hiệp nhất phải được xây dựng trên lòng tôn trọng và tình đoàn kết, thì chúng ta không thể chấp nhận đạt được nó bằng bất kỳ phương tiện nào. Có hai loại bạo lực, thay vì giúp tăng trưởng tình đoàn kết và sự hòa giải, lại thực sự đe doạ chúng. Thứ nhất, chúng ta phải cảnh giác trước những thỏa thuận “tao nhã” mà sẽ không bao giờ được thực hiện. Những từ ngữ hay, những kế hoạch chi tiết – là cần thiết đấy – nhưng mà, khi không được thực hiện, cuối cùng chỉ là “dùng cùi chỏ để xóa đi những gì đã được viết bằng tay”. Đây là một loại bạo lực, bởi vì nó làm nản lòng hy vọng.
Điều thứ hai là chúng ta phải nhấn mạnh rằng một nền văn hoá tôn trọng nhau không thể dựa trên các hành vi bạo lực và phá hoại mà cuối cùng chỉ là lấy đi mạng sống con người. Bạn không thể khẳng định mình bằng cách tiêu diệt người khác, bởi vì điều này chỉ dẫn đến bạo lực và chia rẽ nhiều hơn. Bạo lực gây ra bạo lực, hủy diệt gây ra thêm đổ vỡ và chia ly. Bạo lực chung cuộc chỉ dẫn đến dối trá. Đó là lý do tại sao chúng ta nói “không với bạo lực hủy diệt” trong cả hai hình thức của nó.
Hai hình thức này giống như dung nham của một ngọn núi lửa quét sạch và đốt cháy mọi thứ trên con đường của nó, chỉ để lại một sự khô cằn và hoang vu. Thay vào đó chúng ta hãy tìm kiếm con đường tích cực bất bạo lực, “như một phong cách chính trị vì hòa bình” [4]. Chúng ta hãy tìm kiếm, và không bao giờ mệt mỏi tìm kiếm, sự đối thoại để hiệp nhất. Đó là lý do tại sao chúng ta kêu lên: Chúa ơi, hãy làm cho chúng con nên những nghệ nhân của sự hiệp nhất của Chúa.
Tất cả chúng ta, ở một mức độ nhất định, là những phàm nhân trên trái đất này (xem Sáng thế ký 2: 7). Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hướng đến một “cuộc sống tốt đẹp” (Küme Mongen), như sự khôn ngoan của tổ tiên người Mapuche nhắc nhở chúng ta. Chúng ta còn phải đi bao xa, và còn phải học bao nhiêu nữa! Küme Mongen, một khao khát sâu xa không chỉ dâng lên từ trái tim của chúng ta mà còn vang lên như tiếng kêu lớn, như một bài hát, trong tất cả tạo vật. Vì thế, anh chị em, vì những con cái của mảnh đất này, vì những cháu chắt của mảnh đất này, chúng ta hãy nói cùng Chúa Giêsu với Chúa Cha: xin cho chúng con đây cũng có thể nên một; xin biến chúng con nên những nghệ nhân của tình hiệp nhất.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN