Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Giáo Hội Năm Châu 09-15/05/2017: Trào lưu cực đoan Hồi Giáo tại Indonesia</b>
14/05/2017 12:00:00 SA
1. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết định cải tổ truyền thông: tập trung vào kỹ thuật số, từ bỏ báo in
Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã thông báo một kế hoạch tái tổ chức các nỗ lực truyền thông của mình, với trọng tâm mới là các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, theo cùng một khuôn mẫu với việc cải cách truyền thông của Vatican.
Cách tiếp cận mới sẽ nhấn mạnh đến truyền thông kỹ thuật số, các phương tiện truyền thông xã hội và các chương trình truyền hình; trong khi loại bỏ dần việc truyền thông qua các ấn phẩm. Việc tái tổ chức sẽ liên quan đến việc tạo ra mười chức vụ mới trong cơ cấu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong khi 12 chức vụ hiện nay liên quan đến việc xuất bản các ấn phẩm sẽ bị loại bỏ.
Ông James Rogers, giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói: “Đây là một vấn đề hội nhập văn hóa. Nếu bạn muốn loan báo Tin Mừng, bạn cần tiếp cận với mọi người nơi họ đang hiện diện.”
Ông James Rogers, một chuyên gia về truyền thông tại Washington DC, đã được bổ nhiệm làm giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngày 10 tháng 2 năm 2015.
Ông nhận xét rằng cơ quan truyền thông của Hội Đồng Giám Mục được xây dựng vào lúc báo in là lực lượng chủ yếu trong giới truyền thông. Tình hình đang thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây theo hướng tập trung vào một nền thông tin kỹ thuật số, nơi mà các thông tin có thể được tìm kiếm và chia sẻ tức thì.
Mặc dù các ấn phẩm sẽ được tiếp tục in trong thời gian ngắn sắp tới, hầu hết các tài nguyên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ được dồn sang các phương tiện truyền thông thị giác, kỹ thuật số và truyền thông xã hội, ông Rogers nói.
Những thay đổi này không ảnh hưởng đến Catholic News Service, là thông tấn xã được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hỗ trợ, nhưng các biên tập viên hoạt động trong một khuôn khổ độc lập.
2. Đức Thánh Cha gởi thư cho các Giám Mục Venezuela
Trong thư đề ngày 5 tháng 5, Đức Thánh Cha cho biết ngài lo lắng theo dõi tình trạng của nhân dân Venezuela đang đứng trước những vấn đề trầm trọng đồng thời ngài cũng bày tỏ đau buồn sâu xa vì những cuộc đụng độ và bạo lực trong những ngày qua làm cho nhiều người chết và bị thương, chúng không giúp giải quyết các vấn đề, trái lại càng gây thêm đau khổ.
Đức Thánh Cha cám ơn các Giám Mục cùng với các linh mục, tu sĩ và giáo dân chia sẻ tình cảnh đau khổ của dân chúng, thiếu lương thực và thuốc men, một số còn phải chịu những cuộc tấn công và những hành vi bạo hành chống lại các thánh đường của họ.
Ngài viết:
“Tôi cũng cám ơn anh em vì đã liên tục kêu gọi tránh bất kỳ hình thức bạo lực nào, tôn trọng các quyền của công dân và bảo vệ phẩm giá con người cũng như các quyền căn bản, vì như anh em, tôi xác tín rằng những vấn đề trầm trọng của Venezuela có thể giải quyết được, nếu có ý chí kiến tạo những nhịp cầu, nếu người ta muốn đối thoại nghiêm túc và tôn trọng đã hiệp định đã đạt được”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Venezuela đừng để cho những người con yêu quí của đất nước này để cho mình bị sự thiếu tin tưởng và tuyệt vọng đánh bại, vì đây là những sự ác thấu nhập vào tâm hồn con người khi người ta không nhìn thấy viễn tượng tương lai.
3. Đức Tổng Giám mục Roberto Lucker nói Nicolas Maduro không thể đàn áp các cuộc biểu tình
Trong một bài đăng trên thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm 9 tháng 5, Đức Tổng Giám mục đã nghỉ hưu Roberto Lucker của tổng giáo phận Coro, Venezuela, buộc tội chính quyền Nicolas Maduro muốn áp đặt “một chế độ độc tài ngụy trang thành dân chủ” trên đất nước đang gặp nhiều khó khăn này.
Đức Cha Roberto Lucker đã thường xuyên đụng độ với nhà độc tài đã quá cố Hugo Chavez, đặc biệt trong thời gian ngài giữ chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela.
Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo La Verdad, Đức Tổng Giám mục Lucker nói rằng những cuộc biểu tình vĩ đại chống lại chính phủ đang có hiệu lực. “Tôi nghĩ rằng chính phủ không thể chịu áp lực của các cuộc biểu tình thêm nữa”. Chính phủ Venezuela đã sử dụng vũ lực để dẹp tan những cuộc biểu tình, “nhưng Nicolas Maduro sẽ không thể ngăn chặn họ”.
Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng mọi người sẽ tiếp tục chứng minh ý chí của mình, bất chấp sự can thiệp bạo lực của cảnh sát, vì tình hình của họ đã quá tuyệt vọng: “không có lương thực, không an ninh, và dĩ nhiên người ta không muốn điều này, vì thế họ phản đối, và tìm kiếm một phương thế thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.”
4. Kitô hữu Thống đốc đầu tiên tại Indonesia bị tuyên án 2 năm tù về tội báng bổ Hồi Giáo
Trong một bản án được nhiều người coi là một cái tát vào mặt công lý và làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết quốc gia, ông Basuki Tjahaja Purnama, thường được gọi là Ahok, là thống đốc theo Kitô Giáo đầu tiên của thủ đô Jakarta, Indonesia, đã bị kết án tội báng bổ Hồi giáo và bị tuyên án 2 năm tù. Ông Ahok bị bắt ngay giữa phiên tòa và bị đưa ngay vào nhà giam.
Trong nỗ lực tái tranh cử hồi đầu năm nay, ông Ahok, một người theo đạo Tin Lành, lập luận rằng nhiều đối thủ của ông đã lạm dụng kinh Qu'ran khi cho rằng những người Hồi giáo phải quyết liệt từ chối sự lãnh đạo của những người không theo Hồi giáo.
Lời bình luận của ông về kinh Qu'ran làm cho các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan tức giận, và thúc giục các cuộc biểu tình lớn của công chúng chống lại Thống đốc. Tháng Tư vừa qua, ông đã thất bại trong cuộc tái tranh cử chức thống đốc Jakarta.
Vụ án hình sự chống lại ông Ahok, do các thành phần thánh chiến Hồi giáo gây ra, đã làm chia rẽ Indonesia: một quốc gia tự hào về sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Phán quyết của tòa án làm sâu sắc thêm sự chia rẽ này. Các thẩm phán thực sự đã vượt ra ngoài khuyến nghị của công tố viên, là người đã gợi ý rằng Ahok cùng lắm là bị tù treo.
5. Bẩy vị tử đạo Tây Ban Nha được tuyên Chân Phước
Cha Antonio Arribas Hortigüela (1908-36) và sáu bạn tử đạo tại Catalonia trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, đã được tuyên chân phước tại nhà thờ chánh tòa Girona hôm 6 tháng Năm.
Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, đã chủ tọa lễ Thánh Lễ tuyên Chân Phước cho bảy vị Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu này.
Cha Antonio Arribas Hortigüela và các thầy Abundio Martín Rodríguez, José Vergara Echevarría, José-Oriol Isern Massó, Gumersino Gómez Rodríguez, Jesús Moreno Ruíz và José del Amo y Del Amo đã bị cộng sản sát hại vào ngày 29 tháng 9 năm 1936 tại chủng viện của dòng Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu ở tỉnh Catalonia.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y nói:
“Các môn đệ trung tín và anh hùng của Chúa Giêsu đã bị giết hại vì đức tin trong thời khủng hoảng tôn giáo”.
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 7 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến các vị như sau:
“Anh chị em thân mến,
Hôm qua ở Girona, Tây Ban Nha, có lễ tôn phong Chân Phước cho cha Antonio Arribas Hortigüela và 6 người bạn trong Dòng Thừa Sai Thánh Tâm. Các ngài là những môn đệ trung tín và anh hùng của Chúa Giêsu. Các ngài là chứng nhân sáng ngời giữa thời hận thù bách hại đức tin. Các ngài đón nhận phúc tử đạo, vì tình yêu mến đối với Thiên Chúa, vì trung thành với ơn gọi trong Giáo Hội, và để làm chứng cho Tin Mừng yêu thương.
Cầu xin cho gương sáng tử đạo của các ngài vì tình yêu đối với Thiên Chúa và lòng trung thành với ơn gọi của mình, thức tỉnh trong Giáo Hội một ước muốn làm chứng cho Tin Mừng.”
6. Đức Thánh Cha khích lệ các chủng sinh cầu nguyện với Mẹ Maria
Sáng 8 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ban giám đốc và các linh mục sinh viên thuộc Giáo Hoàng Học Viện Bồ Đào nha ở Roma gồm 50 người. Ngài mời gọi mọi người hãy tăng trưởng trong tình con thảo với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục sinh viên hãy tăng trưởng không biết mệt mỏi trong việc huấn luyện về phương diện Kitô, linh mục, mục vụ và văn hóa. Ngài nói: “Bất kỳ anh em theo đuổi ngành chuyên môn nào, quan tâm đầu tiên của anh em vẫn phải luôn làm sao để tiến triển trên con đường thánh hiến linh mục, qua kinh nghiệm yêu mến Chúa: một Thiên Chúa gần gũi và trung tín, như hai chân phước Phanxicô, Giacinta và Nữ Tôi Tớ Chúa Lucia đã cảm thấy”.
Đức Thánh Cha cũng đề cao tương quan với Mẹ Maria, tương quan này giúp chúng ta có tương quan tốt đẹp với Giáo Hội: “cả hai đều là Mẹ chúng ta. Cần vun trồng tình con thảo với Đức Mẹ, vì nếu thiếu điều này, thì có một sự mồ côi nào đó trong tâm hồn. Một linh mục quên Đức Mẹ, nhất là trong những lúc khó khăn, thì sẽ thiếu một sự gì đó, như thể là người mồ côi trong thực tế họ không phải như vậy!”
7. Đa số người Công Giáo bỏ phiếu cho ông Emmanuel Macron
Ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanual Macron đã giành được đa số phiếu của Công Giáo, theo một cuộc khảo sát do tờ La Croix và tờ Pelerin thực hiện.
Cuộc thăm dò cho biết khoảng 62% người Công Giáo Pháp bỏ phiếu cho Macron. Trong số những người tham dự Thánh lễ thường xuyên, tỷ lệ bầu cho Macron còn mạnh hơn, lên đến 71%.
Tuy nhiên, ứng cử viên Marine Le Pen đã giành được nhiều phiếu bầu trong vòng bỏ phiếu thứ hai hơn vòng một, rõ ràng là bà giành được sự ủng hộ của một số cử tri Công Giáo, những người trước đó đã ủng hộ ứng viên Cộng hòa Francois Fillon trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ.
Các giám mục Pháp đã từ chối ủng hộ một ứng cử viên cụ thể trong cuộc tranh cử tổng thống. Tuy nhiên, trong các tuyên bố trước đây, hàng giáo phẩm Pháp đã chỉ trích đảng Mặt trận Quốc gia của Le Pen vì đảng này kêu gọi hạn chế mạnh mẽ việc nhập cư.
Các nhà lãnh đạo của Manif Pour Tous - một phong trào chống lại việc công nhận hôn nhân đồng tính – bày tỏ quan ngại rằng Marcon sẽ tiếp tục các chính sách của Tổng thống Hollande, là đẩy mạnh hôn nhân đồng tính bất chấp sự phản đối rộng rãi của công chúng.
8. Đức Hồng Y André Vingt-Trois tái tục các hoạt động bình thường sau một thời gian nằm bệnh viện
Đức Hồng Y André Vingt-Trois của Paris đã được về nhà sau một thời gian nằm bệnh viện và sẽ dần dần phục hồi các hoạt động bình thường sau khi hồi phục khỏi căn bệnh Guillain-Barre.
Đức Hồng Y Vingt-Trois đã vào bệnh viện vào cuối tháng Hai vừa qua vì bị nhiễm trùng nặng. Các thử nghiệm cuối cùng cũng cho thấy sự hiện diện của hội chứng Guillain-Barre, một căn bệnh hiếm nhưng nguy hiển vì làm suy nhược hệ thống miễn dịch, và tấn công vào hệ thần kinh. Ngài bị buộc phải ở lại để được chăm sóc tại bệnh viện.
Tuần thánh và lễ Phục Sinh vừa qua tại Paris đã vắng bóng ngài. Hiện nay, các bác sĩ báo cáo rằng ngài đã hồi phục đủ để bắt đầu làm việc, trong khi vẫn tiếp tục việc điều trị tại gia.
Thật bất ngờ, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, Australia, cũng đã từng bị chứng bệnh tương tự vào năm 2015 và gần như bị tê liệt hoàn toàn một thời gian. Ngài đã trở lại hoạt động thường xuyên ít tháng sau đó.
Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã thông báo một kế hoạch tái tổ chức các nỗ lực truyền thông của mình, với trọng tâm mới là các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, theo cùng một khuôn mẫu với việc cải cách truyền thông của Vatican.
Cách tiếp cận mới sẽ nhấn mạnh đến truyền thông kỹ thuật số, các phương tiện truyền thông xã hội và các chương trình truyền hình; trong khi loại bỏ dần việc truyền thông qua các ấn phẩm. Việc tái tổ chức sẽ liên quan đến việc tạo ra mười chức vụ mới trong cơ cấu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong khi 12 chức vụ hiện nay liên quan đến việc xuất bản các ấn phẩm sẽ bị loại bỏ.
Ông James Rogers, giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói: “Đây là một vấn đề hội nhập văn hóa. Nếu bạn muốn loan báo Tin Mừng, bạn cần tiếp cận với mọi người nơi họ đang hiện diện.”
Ông James Rogers, một chuyên gia về truyền thông tại Washington DC, đã được bổ nhiệm làm giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngày 10 tháng 2 năm 2015.
Ông nhận xét rằng cơ quan truyền thông của Hội Đồng Giám Mục được xây dựng vào lúc báo in là lực lượng chủ yếu trong giới truyền thông. Tình hình đang thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây theo hướng tập trung vào một nền thông tin kỹ thuật số, nơi mà các thông tin có thể được tìm kiếm và chia sẻ tức thì.
Mặc dù các ấn phẩm sẽ được tiếp tục in trong thời gian ngắn sắp tới, hầu hết các tài nguyên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ được dồn sang các phương tiện truyền thông thị giác, kỹ thuật số và truyền thông xã hội, ông Rogers nói.
Những thay đổi này không ảnh hưởng đến Catholic News Service, là thông tấn xã được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hỗ trợ, nhưng các biên tập viên hoạt động trong một khuôn khổ độc lập.
2. Đức Thánh Cha gởi thư cho các Giám Mục Venezuela
Trong thư đề ngày 5 tháng 5, Đức Thánh Cha cho biết ngài lo lắng theo dõi tình trạng của nhân dân Venezuela đang đứng trước những vấn đề trầm trọng đồng thời ngài cũng bày tỏ đau buồn sâu xa vì những cuộc đụng độ và bạo lực trong những ngày qua làm cho nhiều người chết và bị thương, chúng không giúp giải quyết các vấn đề, trái lại càng gây thêm đau khổ.
Đức Thánh Cha cám ơn các Giám Mục cùng với các linh mục, tu sĩ và giáo dân chia sẻ tình cảnh đau khổ của dân chúng, thiếu lương thực và thuốc men, một số còn phải chịu những cuộc tấn công và những hành vi bạo hành chống lại các thánh đường của họ.
Ngài viết:
“Tôi cũng cám ơn anh em vì đã liên tục kêu gọi tránh bất kỳ hình thức bạo lực nào, tôn trọng các quyền của công dân và bảo vệ phẩm giá con người cũng như các quyền căn bản, vì như anh em, tôi xác tín rằng những vấn đề trầm trọng của Venezuela có thể giải quyết được, nếu có ý chí kiến tạo những nhịp cầu, nếu người ta muốn đối thoại nghiêm túc và tôn trọng đã hiệp định đã đạt được”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Venezuela đừng để cho những người con yêu quí của đất nước này để cho mình bị sự thiếu tin tưởng và tuyệt vọng đánh bại, vì đây là những sự ác thấu nhập vào tâm hồn con người khi người ta không nhìn thấy viễn tượng tương lai.
3. Đức Tổng Giám mục Roberto Lucker nói Nicolas Maduro không thể đàn áp các cuộc biểu tình
Trong một bài đăng trên thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm 9 tháng 5, Đức Tổng Giám mục đã nghỉ hưu Roberto Lucker của tổng giáo phận Coro, Venezuela, buộc tội chính quyền Nicolas Maduro muốn áp đặt “một chế độ độc tài ngụy trang thành dân chủ” trên đất nước đang gặp nhiều khó khăn này.
Đức Cha Roberto Lucker đã thường xuyên đụng độ với nhà độc tài đã quá cố Hugo Chavez, đặc biệt trong thời gian ngài giữ chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela.
Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo La Verdad, Đức Tổng Giám mục Lucker nói rằng những cuộc biểu tình vĩ đại chống lại chính phủ đang có hiệu lực. “Tôi nghĩ rằng chính phủ không thể chịu áp lực của các cuộc biểu tình thêm nữa”. Chính phủ Venezuela đã sử dụng vũ lực để dẹp tan những cuộc biểu tình, “nhưng Nicolas Maduro sẽ không thể ngăn chặn họ”.
Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng mọi người sẽ tiếp tục chứng minh ý chí của mình, bất chấp sự can thiệp bạo lực của cảnh sát, vì tình hình của họ đã quá tuyệt vọng: “không có lương thực, không an ninh, và dĩ nhiên người ta không muốn điều này, vì thế họ phản đối, và tìm kiếm một phương thế thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.”
4. Kitô hữu Thống đốc đầu tiên tại Indonesia bị tuyên án 2 năm tù về tội báng bổ Hồi Giáo
Trong một bản án được nhiều người coi là một cái tát vào mặt công lý và làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết quốc gia, ông Basuki Tjahaja Purnama, thường được gọi là Ahok, là thống đốc theo Kitô Giáo đầu tiên của thủ đô Jakarta, Indonesia, đã bị kết án tội báng bổ Hồi giáo và bị tuyên án 2 năm tù. Ông Ahok bị bắt ngay giữa phiên tòa và bị đưa ngay vào nhà giam.
Trong nỗ lực tái tranh cử hồi đầu năm nay, ông Ahok, một người theo đạo Tin Lành, lập luận rằng nhiều đối thủ của ông đã lạm dụng kinh Qu'ran khi cho rằng những người Hồi giáo phải quyết liệt từ chối sự lãnh đạo của những người không theo Hồi giáo.
Lời bình luận của ông về kinh Qu'ran làm cho các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan tức giận, và thúc giục các cuộc biểu tình lớn của công chúng chống lại Thống đốc. Tháng Tư vừa qua, ông đã thất bại trong cuộc tái tranh cử chức thống đốc Jakarta.
Vụ án hình sự chống lại ông Ahok, do các thành phần thánh chiến Hồi giáo gây ra, đã làm chia rẽ Indonesia: một quốc gia tự hào về sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Phán quyết của tòa án làm sâu sắc thêm sự chia rẽ này. Các thẩm phán thực sự đã vượt ra ngoài khuyến nghị của công tố viên, là người đã gợi ý rằng Ahok cùng lắm là bị tù treo.
5. Bẩy vị tử đạo Tây Ban Nha được tuyên Chân Phước
Cha Antonio Arribas Hortigüela (1908-36) và sáu bạn tử đạo tại Catalonia trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, đã được tuyên chân phước tại nhà thờ chánh tòa Girona hôm 6 tháng Năm.
Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, đã chủ tọa lễ Thánh Lễ tuyên Chân Phước cho bảy vị Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu này.
Cha Antonio Arribas Hortigüela và các thầy Abundio Martín Rodríguez, José Vergara Echevarría, José-Oriol Isern Massó, Gumersino Gómez Rodríguez, Jesús Moreno Ruíz và José del Amo y Del Amo đã bị cộng sản sát hại vào ngày 29 tháng 9 năm 1936 tại chủng viện của dòng Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu ở tỉnh Catalonia.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y nói:
“Các môn đệ trung tín và anh hùng của Chúa Giêsu đã bị giết hại vì đức tin trong thời khủng hoảng tôn giáo”.
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 7 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến các vị như sau:
“Anh chị em thân mến,
Hôm qua ở Girona, Tây Ban Nha, có lễ tôn phong Chân Phước cho cha Antonio Arribas Hortigüela và 6 người bạn trong Dòng Thừa Sai Thánh Tâm. Các ngài là những môn đệ trung tín và anh hùng của Chúa Giêsu. Các ngài là chứng nhân sáng ngời giữa thời hận thù bách hại đức tin. Các ngài đón nhận phúc tử đạo, vì tình yêu mến đối với Thiên Chúa, vì trung thành với ơn gọi trong Giáo Hội, và để làm chứng cho Tin Mừng yêu thương.
Cầu xin cho gương sáng tử đạo của các ngài vì tình yêu đối với Thiên Chúa và lòng trung thành với ơn gọi của mình, thức tỉnh trong Giáo Hội một ước muốn làm chứng cho Tin Mừng.”
6. Đức Thánh Cha khích lệ các chủng sinh cầu nguyện với Mẹ Maria
Sáng 8 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ban giám đốc và các linh mục sinh viên thuộc Giáo Hoàng Học Viện Bồ Đào nha ở Roma gồm 50 người. Ngài mời gọi mọi người hãy tăng trưởng trong tình con thảo với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục sinh viên hãy tăng trưởng không biết mệt mỏi trong việc huấn luyện về phương diện Kitô, linh mục, mục vụ và văn hóa. Ngài nói: “Bất kỳ anh em theo đuổi ngành chuyên môn nào, quan tâm đầu tiên của anh em vẫn phải luôn làm sao để tiến triển trên con đường thánh hiến linh mục, qua kinh nghiệm yêu mến Chúa: một Thiên Chúa gần gũi và trung tín, như hai chân phước Phanxicô, Giacinta và Nữ Tôi Tớ Chúa Lucia đã cảm thấy”.
Đức Thánh Cha cũng đề cao tương quan với Mẹ Maria, tương quan này giúp chúng ta có tương quan tốt đẹp với Giáo Hội: “cả hai đều là Mẹ chúng ta. Cần vun trồng tình con thảo với Đức Mẹ, vì nếu thiếu điều này, thì có một sự mồ côi nào đó trong tâm hồn. Một linh mục quên Đức Mẹ, nhất là trong những lúc khó khăn, thì sẽ thiếu một sự gì đó, như thể là người mồ côi trong thực tế họ không phải như vậy!”
7. Đa số người Công Giáo bỏ phiếu cho ông Emmanuel Macron
Ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanual Macron đã giành được đa số phiếu của Công Giáo, theo một cuộc khảo sát do tờ La Croix và tờ Pelerin thực hiện.
Cuộc thăm dò cho biết khoảng 62% người Công Giáo Pháp bỏ phiếu cho Macron. Trong số những người tham dự Thánh lễ thường xuyên, tỷ lệ bầu cho Macron còn mạnh hơn, lên đến 71%.
Tuy nhiên, ứng cử viên Marine Le Pen đã giành được nhiều phiếu bầu trong vòng bỏ phiếu thứ hai hơn vòng một, rõ ràng là bà giành được sự ủng hộ của một số cử tri Công Giáo, những người trước đó đã ủng hộ ứng viên Cộng hòa Francois Fillon trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ.
Các giám mục Pháp đã từ chối ủng hộ một ứng cử viên cụ thể trong cuộc tranh cử tổng thống. Tuy nhiên, trong các tuyên bố trước đây, hàng giáo phẩm Pháp đã chỉ trích đảng Mặt trận Quốc gia của Le Pen vì đảng này kêu gọi hạn chế mạnh mẽ việc nhập cư.
Các nhà lãnh đạo của Manif Pour Tous - một phong trào chống lại việc công nhận hôn nhân đồng tính – bày tỏ quan ngại rằng Marcon sẽ tiếp tục các chính sách của Tổng thống Hollande, là đẩy mạnh hôn nhân đồng tính bất chấp sự phản đối rộng rãi của công chúng.
8. Đức Hồng Y André Vingt-Trois tái tục các hoạt động bình thường sau một thời gian nằm bệnh viện
Đức Hồng Y André Vingt-Trois của Paris đã được về nhà sau một thời gian nằm bệnh viện và sẽ dần dần phục hồi các hoạt động bình thường sau khi hồi phục khỏi căn bệnh Guillain-Barre.
Đức Hồng Y Vingt-Trois đã vào bệnh viện vào cuối tháng Hai vừa qua vì bị nhiễm trùng nặng. Các thử nghiệm cuối cùng cũng cho thấy sự hiện diện của hội chứng Guillain-Barre, một căn bệnh hiếm nhưng nguy hiển vì làm suy nhược hệ thống miễn dịch, và tấn công vào hệ thần kinh. Ngài bị buộc phải ở lại để được chăm sóc tại bệnh viện.
Tuần thánh và lễ Phục Sinh vừa qua tại Paris đã vắng bóng ngài. Hiện nay, các bác sĩ báo cáo rằng ngài đã hồi phục đủ để bắt đầu làm việc, trong khi vẫn tiếp tục việc điều trị tại gia.
Thật bất ngờ, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, Australia, cũng đã từng bị chứng bệnh tương tự vào năm 2015 và gần như bị tê liệt hoàn toàn một thời gian. Ngài đã trở lại hoạt động thường xuyên ít tháng sau đó.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN