Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 25/04 - 01/05/2017: Câu Chuyện Trên Đường Emmaus</b>
01/05/2017 12:00:00 SA
1. Loan báo Tin Mừng trong khiêm nhường chứ không bằng quyền lực.
Việc loan báo Tin Mừng được thực hiện trong khiêm nhường, và cần vượt qua cám dỗ của niềm tự hào kiêu hãnh. Ðức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Ba 25 tháng Tư năm 2017 tại nhà nguyện Marta.
Ra đi loan báo không ngừng nghỉ
Cần ra đi, để loan báo Tin Mừng. Biết đi ra, đây là phong cách sống của người rao giảng. Người rao giảng Tin Mừng không kiếm tìm sự an toàn, không kiếm tìm những gì là bảo hiểm là bảo đảm. Không. Nếu một nhà giảng thuyết mà kiếm tìm những bảo đảm này nọ, người ấy không phải là nhà rao giảng đích thật của Tin Mừng. Bởi lẽ những nhà giảng thuyết không chân thực ấy, sẽ không đi ra, sẽ tìm điểm dừng, sẽ tìm bến đậu an toàn.
Trước tiên là hãy đi, hãy đi ra. Tin Mừng mà Chúa Giêsu Kitô công bố, luôn cần chúng ta đứng dậy và đi ra, luôn là tiến bước trên đường. Tiến bước trên cả con đường vật lý lẫn con đường tâm linh, và chắc chắn với nhiều khó khăn vất vả khổ đau. Có nhiều người đau yếu, nhiều người khổ đau đang loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội, cho các Kitô hữu, và cho bản thân chúng ta. Chúng ta hãy thử nghĩ về điều ấy.
Khiêm nhường loan báo Tin Mừng
Tin Mừng đích thật là Tin Mừng về Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã phục sinh. Tại sao sự khiêm tốn lại cần thiết? Bởi vì chúng ta mang trong mình và ra đi loan báo sự khiêm nhường và thứ vinh quang rất khiêm nhường. Việc loan báo Tin Mừng gặp phải nhiều cám dỗ. Ðó là cám dỗ của quyền lực, cám dỗ của sự tự hào kiêu hãnh, cám dỗ của thế gian. Nhiều thói thế gian lẻn vào và dụ dỗ chúng ta trong việc rao giảng. Khi chiều theo những cám dỗ ấy, lời rao giảng mất đi sức mạnh của Tin Mừng.
Thế nên, Thánh Phêrô đã nói: “Hãy coi chừng, hãy cảnh giác, hãy cẩn thận vì kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử gào thét rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng những nỗi thống khổ như thế”. Thế đó, việc loan báo Tin Mừng, nếu là việc loan báo đích thực, thì luôn phải đối diện với nhiều cám dỗ.
Có Chúa cùng đồng hành
Chúa sẽ ủi an chúng ta và ban sức mạnh, để chúng ta có thể tiếp tục tiến bước. Chúa luôn đồng hành cùng chúng ta, nếu chúng ta trung thành với sứ điệp Tin Mừng, nếu chúng ta biết ra khỏi chính mình để với lòng khiêm nhường chân thật ra đi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh. Cho dù đối với người đời, Chúa Kitô chịu đóng đinh, là cớ vấp phạm, là điều ngu ngốc, và là sự thất bại.
Nguyện xin Chúa ban ân sủng, để chúng ta khiêm tốn lên đường loan báo Tin Mừng, với lòng tự tin đặt nơi chính Chúa. Ðó là Tin Mừng chân thật, rằng Ngôi Lời đã trở nên người phàm, rằng Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người. Dù cho có người coi đó là sự điên rồ, là điều không chấp nhận được, thì chúng ta vẫn biết rằng Chúa ở gần chúng ta, ở trong chúng ta, ở bên chúng ta, đồng hành với chúng ta, cùng hoạt động với chúng ta và chuẩn nhận các việc chúng ta làm.
2. Câu Chuyện Trên Đường Emmaus
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Mỗi dịp Phục sinh, chúng ta lại được nghe lại câu chuyện “Trên đường Emmaus”. Câu chuyện còn được ghi khắc sâu xa trong tâm trí chúng ta hơn với nhạc phẩm bất hủ của linh mục Thành Tâm: “Trên đường Emmaus hai người lữ khách bước đi bên nhau. Mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài. Này ngài tiến đến, về Emmaus tiến bước theo ngay bên. Họ không trông ra, người lữ khách đó chính là Ngài.”
Trong dịp viếng thăm Ai Cập vừa qua, Đức Thánh Cha đã phân tích trình thuật Tin Mừng này rất xúc tích. Do đó, trong chương trình này, Như Ý xin trình bày những dòng suy niệm của ngài.
Mở đầu, Đức Thánh Cha chào cộng đoàn như sau:
As-salamu alaykum! Bình an ở cùng anh chị em!
Bài Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Ba Phục Sinh hôm nay nói với chúng ta về cuộc hành trình đến Emmaus của hai môn đệ đã rời khỏi Giêrusalem. Bài Tin Mừng này có thể được tóm lược trong ba chữ: cái chết, sự phục sinh và sự sống.
Rồi Đức Thánh Cha phân tích từng điểm một như sau:
Cái chết.
Hai môn đệ đang trở lại với cuộc sống thường nhật với đầy những chán chường và thất vọng. Thầy đã chết và thế là chẳng còn gì để hy vọng. Họ cảm thấy chán chường và thất vọng. Cuộc hành trình của họ là một cuộc hành trình quay lại, khi họ để lại sau lưng những kinh nghiệm đau đớn về việc Chúa bị đóng đinh. Khủng hoảng của thập giá, thực sự là một “vụ tai tiếng” và một điều “điền rồ” (xem 1Cor 1:18, 2: 2) dường như đã vùi chôn mọi hy vọng của họ. Đấng mà họ đã dựa vào để xây dựng cuộc sống mình giờ đã chết; với thất bại của mình, Ngài đã mang xuống tuyền đài tất cả các ước mơ của họ.
Họ không thể tin rằng vị Thầy và Đấng Cứu Rỗi của họ, Đấng đã cho kẻ chết sống lại và chữa lành những người đau ốm, lại có thể bị treo trên thập giá một cách nhục nhã như thế. Họ không thể hiểu tại sao Thiên Chúa Toàn Năng đã không cứu Người khỏi cái chết đáng hổ thẹn đó. Thập giá Chúa Kitô là thập giá cho những ý tưởng của họ về Thiên Chúa; cái chết của Chúa Kitô là cái chết của những ý tưởng họ nghĩ về Thiên Chúa. Trên thực tế, chính họ đã chết, và được mai táng trong nấm mồ những hiểu biết hạn hẹp của mình.
Quá thường khi chúng ta làm tê liệt chính mình bằng cách từ chối vượt qua những ý tưởng của chúng ta về Thiên Chúa, trong đó chúng ta xem Ngài như một vị thần được tạo ra theo hình ảnh con người và giống như con người? Chúng ta tuyệt vọng đến mức nào khi từ chối tin rằng quyền năng vô biên của Thiên Chúa không phải là sức mạnh và uy quyền, nhưng là quyền năng của tình yêu, sự tha thứ và sự sống!
Các môn đệ đã nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài “bẻ bánh”, nghĩa là trong Bí Tích Thánh Thể. Trừ khi chúng ta xé toạc bức màn che khuất tầm nhìn của chúng ta và phá vỡ sự cứng rắn trong trái tim chúng ta và những định kiến của mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra thiên nhan Chúa.
Sự Phục Sinh.
Trong mịt mù của đêm tăm tối nhất của họ, vào thời điểm tuyệt vọng nhất của họ, Chúa Giêsu tiếp cận hai môn đệ và bước đi bên cạnh họ, để làm cho họ thấy rằng Ngài là “Đường, là Chân lý và là Sự sống” (Ga 14: 6 ). Chúa Giêsu biến sự thất vọng của họ thành sự sống, vì khi niềm hy vọng phàm trần biến mất, niềm hy vọng thánh thiêng bắt đầu tỏa sáng. “Những gì không thể được đối với loài người, thì đều có thể được đối với Thiên Chúa.” (Lc 18:27, xem 1:37). Khi chúng ta rơi đến tận vực sâu của sự thất bại và bất lực, khi chúng ta thoát ra khỏi cái ảo tưởng rằng chúng ta là giỏi nhất, có thể tự túc tự cường, và là trung tâm của thế giới chúng ta, thì lúc đó Thiên Chúa vươn đến chúng ta để biến đêm của chúng ta thành rạng đông, biến cái chết của chúng ta thành sự phục sinh. Ngài quay bước chúng ta trở lại Giêrusalem, trở lại với sự sống và với chiến thắng của Thập giá (xem Dt 11:34).
Sau khi gặp Chúa Phục Sinh, hai môn đệ trở lại lòng tràn đầy niềm vui, tự tin và nhiệt tình, sẵn sàng làm chứng. Đấng Phục Sinh đã làm cho họ trỗi dậy từ ngôi mộ của sự bất tín và nỗi buồn của họ. Khi gặp gỡ Chúa, Đấng đã chịu đóng đinh và sống lại, họ khám phá ra ý nghĩa và sự viên mãn của toàn bộ Kinh Thánh, Lề Luật và các Tiên Tri. Họ khám phá ra ý nghĩa của điều xem ra là một sự thất bại nhãn tiền của thập giá.
Những ai không vượt qua được kinh nghiệm của thập giá để đến với chân lý phục sinh thì tự mình lên án mình trong tuyệt vọng! Chúng ta không thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu trước hết chúng ta không đóng đinh những khái niệm hẹp hòi của chúng ta về một vị thần chỉ phản ảnh những hiểu biết của chính chúng ta về sức mạnh và quyền lực.
Sự sống.
Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Phục Sinh đã làm thay đổi cuộc sống của hai môn đệ này vì cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh biến đổi mọi sự sống và làm cho những gì là sa mạc khô cằn trở nên xum xuê hoa trái (xem Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Buổi Tiếp Kiến Chung, ngày 11 tháng 4 năm 2007). Đức tin nơi sự phục sinh không phải là sản phẩm của Giáo Hội, nhưng chính Giáo Hội được sinh ra bởi đức tin nơi sự phục sinh. Như Thánh Phaolô nói: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” (1Cor 15:14).
Chúa Phục Sinh đã biến mất trước mắt các môn đệ để dạy chúng ta rằng chúng ta không thể giữ được Chúa Giêsu như Người đã xuất hiện trong lịch sử: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 21:29, xem 20: 17). Giáo Hội cần biết và tin rằng Chúa Giêsu sống trong Giáo Hội và trao ban sự sống của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể, trong Kinh Thánh và trong các bí tích. Các môn đệ trên đường Emmaus nhận ra điều này, và trở lại Giêrusalem để chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác: “Chúng tôi đã thấy Đấng Phục Sinh... Đúng vậy, Ngài thật sự đã sống lại!” (Lc 24:32).
Kinh nghiệm của các môn đệ trên đường Emmaus dạy chúng ta rằng thật là vô dụng khi lấp đầy những nơi thờ phượng của chúng ta nếu trái tim chúng ta trống rỗng vì sợ Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài. Thật là vô dụng khi cầu nguyện nếu lời cầu nguyện của chúng ta với Thiên Chúa không trở thành tình yêu đối với anh chị em mình. Tất cả các việc đạo đức của chúng ta đều là vô nghĩa trừ phi nó được linh hứng từ đức tin sâu xa và lòng bác ái. Thật là vô dụng khi chăm chuốt diện mạo của chúng ta, vì Thiên Chúa chỉ nhìn vào linh hồn và trái tim (xem 1 Sa-mu-ên 16: 7) và ghét sự giả hình (xem Lc 11: 37-54, Công-vụ 5: 3, 4 ) [1]. Đối với Thiên Chúa, thà đừng tin còn hơn là làm một tín hữu giả, một kẻ giả hình!
Đức tin chân thật là đức tin khiến chúng ta bác ái hơn, thương xót hơn, trung thực và nhân đạo hơn. Đức tin ấy làm rung động con tim của chúng ta để yêu thương mọi người mà không so đo tính toán hơn thiệt, không phân biệt và không chuộng người này bỏ người kia. Đức tin ấy làm cho chúng ta thấy tha nhân không phải là kẻ thù cần phải vượt qua, nhưng là anh chị em với mình để yêu thương, phục vụ và giúp đỡ. Đức tin ấy thúc đẩy chúng ta truyền bá, bảo vệ và sống một nền văn hoá gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng và huynh đệ. Đức tin ấy cho chúng ta lòng dũng cảm để tha thứ cho những người đã làm khốn mình, để giang tay cho kẻ sa ngã, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho kẻ đói ăn, viếng kẻ tù rạc, giúp trẻ mồ côi, cho kẻ khát uống, giúp đỡ những người cao niên và những ai gặp khó khăn (xem Mt 25). Đức tin chân thật dẫn chúng ta đến việc bảo vệ quyền của người khác với cùng một nhiệt tình như khi chúng ta bảo vệ cho chính mình vậy. Thật thế, chúng ta càng tăng trưởng trong đức tin và tri thức, chúng ta càng lớn lên trong sự khiêm tốn và trong nhận thức về sự mọn hèn của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa chỉ vui trước một đức tin được loan báo bằng chính đời sống chúng ta, vì sự cuồng tín duy nhất các tín hữu có thể có là lòng bác ái! Bất kỳ thứ cuồng tín nào khác đều không đến từ Thiên Chúa và không làm hài lòng Người!
Vậy giờ đây, giống như các môn đệ trên đường Emmaus, lòng tràn ngập niềm vui, can đảm và đức tin, chúng ta hãy trở lại Giêrusalem của mình, nghĩa là trở lại với cuộc sống hàng ngày của anh chị em, gia đình, công việc và đất nước yêu dấu của anh chị em. Đừng sợ mở lòng mình ra với ánh sáng của Chúa Phục Sinh, và để cho Người biến đổi sự bất định của anh chị em thành một sức mạnh tích cực cho chính mình và cho người khác. Đừng ngại yêu mọi người, bạn bè và kẻ thù bởi vì sức mạnh và kho báu của người tín hữu chính là trong một cuộc sống yêu thương!
Nguyện xin Đức Mẹ và Thánh Gia, đã ngự đến vùng đất đáng kính này của anh chị em, soi sáng tâm hồn chúng ta và ban phước cho anh chị em và đất nước yêu quý Ai Cập này, là đất nước mà trong buổi bình minh của Kitô giáo đã chào mừng việc rao giảng của Thánh Máccô, và trong lịch sử của nó đã đưa ra rất nhiều các vị tử đạo và vô số những người nam nữ thánh thiện.
Al Masih qam! Bi-l-haqiqa qam!
Chúa Kitô đã sống lại! Ngài thật sự đã sống lại!
3. Sống chứng nhân vâng theo ý Chúa
Chỉ có thể là Kitô hữu, khi biết sống vâng phục Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã sống. Khi sống vâng phục, với tình yêu mến, người Kitô hữu sẵn lòng đón nhận tất cả những bách hại. Do đó thập giá không bao giờ vắng bóng trong đời sống người Kitô hữu. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 27 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta
Làm theo ý muốn của Thiên Chúa
Kitô hữu là chứng nhân của con đường vâng phục. Nếu chúng ta không tiến bước trên con đường vâng phục, thì chúng ta không phải là người Kitô hữu. Chúng ta cần tiến bước trên con đường này, con đường của sự vâng phục, giống như Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha. Chúng ta không làm chứng cho một ý tưởng, hay một triết thuyết, hay một tổ chức, hay một ngân hàng, hay một quyền lực. Không. Chúng ta làm chứng cho con đường vâng phục, con đường vâng phục Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã vâng phục Chúa Cha.
Thần Khí giúp chúng ta trở thành chứng nhân
Chỉ có Thần Khí mới có thể làm cho chúng ta trở thành chứng nhân của con đường vâng phục như Chúa Giêsu đã sống. Người ta có thể nói: tôi đang đi theo con đường của những bậc thầy tâm linh, hoặc tôi đọc cuốn sách này cuốn sách kia… Tất cả những điều ấy thì tốt, nhưng chỉ có Thần Khí mới có thể thay đổi tâm hồn chúng ta. Và chỉ có Thần Khí mới có thể làm cho chúng ta trở thành chứng nhân của con đường vâng phục. Đây là công việc là tác động của Chúa Thánh Thần, và chúng ta cần cầu xin điều ấy. Đây là ơn sủng mà chúng ta cần nguyện xin. Chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa là Cha, lạy Chúa Giêsu, xin sai Thánh Thần đến với chúng con, để Ngài biến đổi chúng con trở thành chứng nhân của đời vâng phục, nhờ đó con có thể thực sự là một Kitô hữu”.
Sống vâng phục là sẵn lòng đón nhận tất cả
Khi sống vâng phục thánh ý Thiên Chúa, chúng ta sẵn lòng nhận lấy những cuộc bách hại. Khi kết thúc bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã nói: Phúc cho anh em, khi vì Thầy mà bị người ta bắt bớ và sỉ nhục. Thế đó, thập giá không bao giờ vắng bóng trong đời sống người tín hữu Kitô. Cuộc sống người Kitô không phải là những địa vị xã hội này nọ, cũng không chỉ là một lối sống tốt về tâm linh, cũng không chỉ là điều giúp cho người ta tốt hơn. Như thế là chưa đủ. Đời sống người Kitô là một đời sống chứng nhân trong con đường vâng phục Thiên Chúa, và đời sống ấy cũng sẵn lòng chấp nhận biết bao hiểu lầm, biết bao sỉ nhục và bắt bớ.
Việc loan báo Tin Mừng được thực hiện trong khiêm nhường, và cần vượt qua cám dỗ của niềm tự hào kiêu hãnh. Ðức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Ba 25 tháng Tư năm 2017 tại nhà nguyện Marta.
Ra đi loan báo không ngừng nghỉ
Cần ra đi, để loan báo Tin Mừng. Biết đi ra, đây là phong cách sống của người rao giảng. Người rao giảng Tin Mừng không kiếm tìm sự an toàn, không kiếm tìm những gì là bảo hiểm là bảo đảm. Không. Nếu một nhà giảng thuyết mà kiếm tìm những bảo đảm này nọ, người ấy không phải là nhà rao giảng đích thật của Tin Mừng. Bởi lẽ những nhà giảng thuyết không chân thực ấy, sẽ không đi ra, sẽ tìm điểm dừng, sẽ tìm bến đậu an toàn.
Trước tiên là hãy đi, hãy đi ra. Tin Mừng mà Chúa Giêsu Kitô công bố, luôn cần chúng ta đứng dậy và đi ra, luôn là tiến bước trên đường. Tiến bước trên cả con đường vật lý lẫn con đường tâm linh, và chắc chắn với nhiều khó khăn vất vả khổ đau. Có nhiều người đau yếu, nhiều người khổ đau đang loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội, cho các Kitô hữu, và cho bản thân chúng ta. Chúng ta hãy thử nghĩ về điều ấy.
Khiêm nhường loan báo Tin Mừng
Tin Mừng đích thật là Tin Mừng về Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã phục sinh. Tại sao sự khiêm tốn lại cần thiết? Bởi vì chúng ta mang trong mình và ra đi loan báo sự khiêm nhường và thứ vinh quang rất khiêm nhường. Việc loan báo Tin Mừng gặp phải nhiều cám dỗ. Ðó là cám dỗ của quyền lực, cám dỗ của sự tự hào kiêu hãnh, cám dỗ của thế gian. Nhiều thói thế gian lẻn vào và dụ dỗ chúng ta trong việc rao giảng. Khi chiều theo những cám dỗ ấy, lời rao giảng mất đi sức mạnh của Tin Mừng.
Thế nên, Thánh Phêrô đã nói: “Hãy coi chừng, hãy cảnh giác, hãy cẩn thận vì kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử gào thét rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng những nỗi thống khổ như thế”. Thế đó, việc loan báo Tin Mừng, nếu là việc loan báo đích thực, thì luôn phải đối diện với nhiều cám dỗ.
Có Chúa cùng đồng hành
Chúa sẽ ủi an chúng ta và ban sức mạnh, để chúng ta có thể tiếp tục tiến bước. Chúa luôn đồng hành cùng chúng ta, nếu chúng ta trung thành với sứ điệp Tin Mừng, nếu chúng ta biết ra khỏi chính mình để với lòng khiêm nhường chân thật ra đi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh. Cho dù đối với người đời, Chúa Kitô chịu đóng đinh, là cớ vấp phạm, là điều ngu ngốc, và là sự thất bại.
Nguyện xin Chúa ban ân sủng, để chúng ta khiêm tốn lên đường loan báo Tin Mừng, với lòng tự tin đặt nơi chính Chúa. Ðó là Tin Mừng chân thật, rằng Ngôi Lời đã trở nên người phàm, rằng Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người. Dù cho có người coi đó là sự điên rồ, là điều không chấp nhận được, thì chúng ta vẫn biết rằng Chúa ở gần chúng ta, ở trong chúng ta, ở bên chúng ta, đồng hành với chúng ta, cùng hoạt động với chúng ta và chuẩn nhận các việc chúng ta làm.
2. Câu Chuyện Trên Đường Emmaus
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Mỗi dịp Phục sinh, chúng ta lại được nghe lại câu chuyện “Trên đường Emmaus”. Câu chuyện còn được ghi khắc sâu xa trong tâm trí chúng ta hơn với nhạc phẩm bất hủ của linh mục Thành Tâm: “Trên đường Emmaus hai người lữ khách bước đi bên nhau. Mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài. Này ngài tiến đến, về Emmaus tiến bước theo ngay bên. Họ không trông ra, người lữ khách đó chính là Ngài.”
Trong dịp viếng thăm Ai Cập vừa qua, Đức Thánh Cha đã phân tích trình thuật Tin Mừng này rất xúc tích. Do đó, trong chương trình này, Như Ý xin trình bày những dòng suy niệm của ngài.
Mở đầu, Đức Thánh Cha chào cộng đoàn như sau:
As-salamu alaykum! Bình an ở cùng anh chị em!
Bài Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Ba Phục Sinh hôm nay nói với chúng ta về cuộc hành trình đến Emmaus của hai môn đệ đã rời khỏi Giêrusalem. Bài Tin Mừng này có thể được tóm lược trong ba chữ: cái chết, sự phục sinh và sự sống.
Rồi Đức Thánh Cha phân tích từng điểm một như sau:
Cái chết.
Hai môn đệ đang trở lại với cuộc sống thường nhật với đầy những chán chường và thất vọng. Thầy đã chết và thế là chẳng còn gì để hy vọng. Họ cảm thấy chán chường và thất vọng. Cuộc hành trình của họ là một cuộc hành trình quay lại, khi họ để lại sau lưng những kinh nghiệm đau đớn về việc Chúa bị đóng đinh. Khủng hoảng của thập giá, thực sự là một “vụ tai tiếng” và một điều “điền rồ” (xem 1Cor 1:18, 2: 2) dường như đã vùi chôn mọi hy vọng của họ. Đấng mà họ đã dựa vào để xây dựng cuộc sống mình giờ đã chết; với thất bại của mình, Ngài đã mang xuống tuyền đài tất cả các ước mơ của họ.
Họ không thể tin rằng vị Thầy và Đấng Cứu Rỗi của họ, Đấng đã cho kẻ chết sống lại và chữa lành những người đau ốm, lại có thể bị treo trên thập giá một cách nhục nhã như thế. Họ không thể hiểu tại sao Thiên Chúa Toàn Năng đã không cứu Người khỏi cái chết đáng hổ thẹn đó. Thập giá Chúa Kitô là thập giá cho những ý tưởng của họ về Thiên Chúa; cái chết của Chúa Kitô là cái chết của những ý tưởng họ nghĩ về Thiên Chúa. Trên thực tế, chính họ đã chết, và được mai táng trong nấm mồ những hiểu biết hạn hẹp của mình.
Quá thường khi chúng ta làm tê liệt chính mình bằng cách từ chối vượt qua những ý tưởng của chúng ta về Thiên Chúa, trong đó chúng ta xem Ngài như một vị thần được tạo ra theo hình ảnh con người và giống như con người? Chúng ta tuyệt vọng đến mức nào khi từ chối tin rằng quyền năng vô biên của Thiên Chúa không phải là sức mạnh và uy quyền, nhưng là quyền năng của tình yêu, sự tha thứ và sự sống!
Các môn đệ đã nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài “bẻ bánh”, nghĩa là trong Bí Tích Thánh Thể. Trừ khi chúng ta xé toạc bức màn che khuất tầm nhìn của chúng ta và phá vỡ sự cứng rắn trong trái tim chúng ta và những định kiến của mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra thiên nhan Chúa.
Sự Phục Sinh.
Trong mịt mù của đêm tăm tối nhất của họ, vào thời điểm tuyệt vọng nhất của họ, Chúa Giêsu tiếp cận hai môn đệ và bước đi bên cạnh họ, để làm cho họ thấy rằng Ngài là “Đường, là Chân lý và là Sự sống” (Ga 14: 6 ). Chúa Giêsu biến sự thất vọng của họ thành sự sống, vì khi niềm hy vọng phàm trần biến mất, niềm hy vọng thánh thiêng bắt đầu tỏa sáng. “Những gì không thể được đối với loài người, thì đều có thể được đối với Thiên Chúa.” (Lc 18:27, xem 1:37). Khi chúng ta rơi đến tận vực sâu của sự thất bại và bất lực, khi chúng ta thoát ra khỏi cái ảo tưởng rằng chúng ta là giỏi nhất, có thể tự túc tự cường, và là trung tâm của thế giới chúng ta, thì lúc đó Thiên Chúa vươn đến chúng ta để biến đêm của chúng ta thành rạng đông, biến cái chết của chúng ta thành sự phục sinh. Ngài quay bước chúng ta trở lại Giêrusalem, trở lại với sự sống và với chiến thắng của Thập giá (xem Dt 11:34).
Sau khi gặp Chúa Phục Sinh, hai môn đệ trở lại lòng tràn đầy niềm vui, tự tin và nhiệt tình, sẵn sàng làm chứng. Đấng Phục Sinh đã làm cho họ trỗi dậy từ ngôi mộ của sự bất tín và nỗi buồn của họ. Khi gặp gỡ Chúa, Đấng đã chịu đóng đinh và sống lại, họ khám phá ra ý nghĩa và sự viên mãn của toàn bộ Kinh Thánh, Lề Luật và các Tiên Tri. Họ khám phá ra ý nghĩa của điều xem ra là một sự thất bại nhãn tiền của thập giá.
Những ai không vượt qua được kinh nghiệm của thập giá để đến với chân lý phục sinh thì tự mình lên án mình trong tuyệt vọng! Chúng ta không thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu trước hết chúng ta không đóng đinh những khái niệm hẹp hòi của chúng ta về một vị thần chỉ phản ảnh những hiểu biết của chính chúng ta về sức mạnh và quyền lực.
Sự sống.
Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Phục Sinh đã làm thay đổi cuộc sống của hai môn đệ này vì cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh biến đổi mọi sự sống và làm cho những gì là sa mạc khô cằn trở nên xum xuê hoa trái (xem Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Buổi Tiếp Kiến Chung, ngày 11 tháng 4 năm 2007). Đức tin nơi sự phục sinh không phải là sản phẩm của Giáo Hội, nhưng chính Giáo Hội được sinh ra bởi đức tin nơi sự phục sinh. Như Thánh Phaolô nói: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” (1Cor 15:14).
Chúa Phục Sinh đã biến mất trước mắt các môn đệ để dạy chúng ta rằng chúng ta không thể giữ được Chúa Giêsu như Người đã xuất hiện trong lịch sử: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 21:29, xem 20: 17). Giáo Hội cần biết và tin rằng Chúa Giêsu sống trong Giáo Hội và trao ban sự sống của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể, trong Kinh Thánh và trong các bí tích. Các môn đệ trên đường Emmaus nhận ra điều này, và trở lại Giêrusalem để chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác: “Chúng tôi đã thấy Đấng Phục Sinh... Đúng vậy, Ngài thật sự đã sống lại!” (Lc 24:32).
Kinh nghiệm của các môn đệ trên đường Emmaus dạy chúng ta rằng thật là vô dụng khi lấp đầy những nơi thờ phượng của chúng ta nếu trái tim chúng ta trống rỗng vì sợ Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài. Thật là vô dụng khi cầu nguyện nếu lời cầu nguyện của chúng ta với Thiên Chúa không trở thành tình yêu đối với anh chị em mình. Tất cả các việc đạo đức của chúng ta đều là vô nghĩa trừ phi nó được linh hứng từ đức tin sâu xa và lòng bác ái. Thật là vô dụng khi chăm chuốt diện mạo của chúng ta, vì Thiên Chúa chỉ nhìn vào linh hồn và trái tim (xem 1 Sa-mu-ên 16: 7) và ghét sự giả hình (xem Lc 11: 37-54, Công-vụ 5: 3, 4 ) [1]. Đối với Thiên Chúa, thà đừng tin còn hơn là làm một tín hữu giả, một kẻ giả hình!
Đức tin chân thật là đức tin khiến chúng ta bác ái hơn, thương xót hơn, trung thực và nhân đạo hơn. Đức tin ấy làm rung động con tim của chúng ta để yêu thương mọi người mà không so đo tính toán hơn thiệt, không phân biệt và không chuộng người này bỏ người kia. Đức tin ấy làm cho chúng ta thấy tha nhân không phải là kẻ thù cần phải vượt qua, nhưng là anh chị em với mình để yêu thương, phục vụ và giúp đỡ. Đức tin ấy thúc đẩy chúng ta truyền bá, bảo vệ và sống một nền văn hoá gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng và huynh đệ. Đức tin ấy cho chúng ta lòng dũng cảm để tha thứ cho những người đã làm khốn mình, để giang tay cho kẻ sa ngã, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho kẻ đói ăn, viếng kẻ tù rạc, giúp trẻ mồ côi, cho kẻ khát uống, giúp đỡ những người cao niên và những ai gặp khó khăn (xem Mt 25). Đức tin chân thật dẫn chúng ta đến việc bảo vệ quyền của người khác với cùng một nhiệt tình như khi chúng ta bảo vệ cho chính mình vậy. Thật thế, chúng ta càng tăng trưởng trong đức tin và tri thức, chúng ta càng lớn lên trong sự khiêm tốn và trong nhận thức về sự mọn hèn của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa chỉ vui trước một đức tin được loan báo bằng chính đời sống chúng ta, vì sự cuồng tín duy nhất các tín hữu có thể có là lòng bác ái! Bất kỳ thứ cuồng tín nào khác đều không đến từ Thiên Chúa và không làm hài lòng Người!
Vậy giờ đây, giống như các môn đệ trên đường Emmaus, lòng tràn ngập niềm vui, can đảm và đức tin, chúng ta hãy trở lại Giêrusalem của mình, nghĩa là trở lại với cuộc sống hàng ngày của anh chị em, gia đình, công việc và đất nước yêu dấu của anh chị em. Đừng sợ mở lòng mình ra với ánh sáng của Chúa Phục Sinh, và để cho Người biến đổi sự bất định của anh chị em thành một sức mạnh tích cực cho chính mình và cho người khác. Đừng ngại yêu mọi người, bạn bè và kẻ thù bởi vì sức mạnh và kho báu của người tín hữu chính là trong một cuộc sống yêu thương!
Nguyện xin Đức Mẹ và Thánh Gia, đã ngự đến vùng đất đáng kính này của anh chị em, soi sáng tâm hồn chúng ta và ban phước cho anh chị em và đất nước yêu quý Ai Cập này, là đất nước mà trong buổi bình minh của Kitô giáo đã chào mừng việc rao giảng của Thánh Máccô, và trong lịch sử của nó đã đưa ra rất nhiều các vị tử đạo và vô số những người nam nữ thánh thiện.
Al Masih qam! Bi-l-haqiqa qam!
Chúa Kitô đã sống lại! Ngài thật sự đã sống lại!
3. Sống chứng nhân vâng theo ý Chúa
Chỉ có thể là Kitô hữu, khi biết sống vâng phục Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã sống. Khi sống vâng phục, với tình yêu mến, người Kitô hữu sẵn lòng đón nhận tất cả những bách hại. Do đó thập giá không bao giờ vắng bóng trong đời sống người Kitô hữu. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 27 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta
Làm theo ý muốn của Thiên Chúa
Kitô hữu là chứng nhân của con đường vâng phục. Nếu chúng ta không tiến bước trên con đường vâng phục, thì chúng ta không phải là người Kitô hữu. Chúng ta cần tiến bước trên con đường này, con đường của sự vâng phục, giống như Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha. Chúng ta không làm chứng cho một ý tưởng, hay một triết thuyết, hay một tổ chức, hay một ngân hàng, hay một quyền lực. Không. Chúng ta làm chứng cho con đường vâng phục, con đường vâng phục Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã vâng phục Chúa Cha.
Thần Khí giúp chúng ta trở thành chứng nhân
Chỉ có Thần Khí mới có thể làm cho chúng ta trở thành chứng nhân của con đường vâng phục như Chúa Giêsu đã sống. Người ta có thể nói: tôi đang đi theo con đường của những bậc thầy tâm linh, hoặc tôi đọc cuốn sách này cuốn sách kia… Tất cả những điều ấy thì tốt, nhưng chỉ có Thần Khí mới có thể thay đổi tâm hồn chúng ta. Và chỉ có Thần Khí mới có thể làm cho chúng ta trở thành chứng nhân của con đường vâng phục. Đây là công việc là tác động của Chúa Thánh Thần, và chúng ta cần cầu xin điều ấy. Đây là ơn sủng mà chúng ta cần nguyện xin. Chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa là Cha, lạy Chúa Giêsu, xin sai Thánh Thần đến với chúng con, để Ngài biến đổi chúng con trở thành chứng nhân của đời vâng phục, nhờ đó con có thể thực sự là một Kitô hữu”.
Sống vâng phục là sẵn lòng đón nhận tất cả
Khi sống vâng phục thánh ý Thiên Chúa, chúng ta sẵn lòng nhận lấy những cuộc bách hại. Khi kết thúc bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã nói: Phúc cho anh em, khi vì Thầy mà bị người ta bắt bớ và sỉ nhục. Thế đó, thập giá không bao giờ vắng bóng trong đời sống người tín hữu Kitô. Cuộc sống người Kitô không phải là những địa vị xã hội này nọ, cũng không chỉ là một lối sống tốt về tâm linh, cũng không chỉ là điều giúp cho người ta tốt hơn. Như thế là chưa đủ. Đời sống người Kitô là một đời sống chứng nhân trong con đường vâng phục Thiên Chúa, và đời sống ấy cũng sẵn lòng chấp nhận biết bao hiểu lầm, biết bao sỉ nhục và bắt bớ.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN