Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23-29/03/2017: Tuần thánh với các cử hành Phụng Vụ huy hoàng và cảm động</b>
29/03/2017 12:00:00 SA
1. Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm tổng giáo phận Milan.
Sáng thứ Bẩy 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã viếng thăm tổng giáo phận Milan trong 12 giờ. Lúc 7h sáng, ngài đáp máy bay từ phi trường Fiumicino ở Roma để đi Milan. Đến nơi lúc 8h sáng, Đức Thánh Cha đã tới khu phố nghèo ở mạn đông bắc Milan, quen gọi là “những căn nhà trắng” ở đường Salamone.
Sau đó, Đức Thánh Cha đến khu vực “Case Bianche” vùng ngoại vi đông nam Milan, nơi ngài đã gặp đại diện các gia đình không có giấy tờ hợp lệ, những người hồi giáo, và di dân.
Tiếp theo, Đức Phanxicô đến nhà thờ chính tòa Dôme, nơi ngài thăm mộ thánh Charles Borromée. Tại đây ngài có cuộc gặp gỡ với các linh mục, những người sống đời thánh hiến của giáo phận.
Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ của Tổng giáo phận Milan, Đức Thánh Cha kêu gọi các vị đừng sợ thách đố và đừng âu lo về tình trạng thiểu số của mình.
Hiện nay, ngoài 1900 linh mục giáo phận, Tổng giáo phận Milan còn có 790 linh mục dòng, 143 phó tế vĩnh viễn hơn 1 ngàn tu huynh và 6.210 nữ tu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc quá 10 giờ sáng ngày 25-3 tại Nhà thờ chính tòa. Thánh đường hùng vĩ này được khởi công xây cách đây 630 năm theo kiểu tân gôtích và hoàn tất như hiện nay vào năm 1932.
Đến nơi, Đức Thánh Cha đã được hàng chục vị kinh sĩ Nhà Thờ Chính Tòa và các Giám Mục phụ tá tiếp đón, ngài bắt tay chào thăm từng vị trước khi tiến vào thánh đường trước sự đón tiếp nồng nhiệt của hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ tại đây. Ngài thinh lặng ngồi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa đặt trên bàn thờ và viếng mộ của thánh Carlo Borromeo, Giám Mục giáo phận Milan. Đức Thánh Cha cũng chào thăm các linh mục và nữ tu già yếu ngồi trên xe lăn, trước khi lên bục cao trước bàn thờ.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Angelo Scola, TGM giáo phận sở tại, cho biết thánh đường không đủ chỗ, nên nhiều linh mục tham dự cuộc gặp gỡ này từ bên ngoài, trên thềm nhà thờ, hoặc tại tư gia của các vị.
Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Phanxicô đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho giáo dân.
Lúc 11h30, Đức Phanxicô đã thăm nhà tù San Vittore và ăn trưa với khoảng 100 tù nhân.
2. Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ cho 700 ngàn người tại Công viên De Monza, ở Milan
Chiều ngày 25 tháng 3, lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho 700 ngàn tín hữu tại công viên Monza, cách Milan 18 cây số về hướng bắc.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, cũng có Đức Hồng Y Scola, Tổng Giám Mục Milano, các Giám Mục phụ tá của ngài, các Giám Mục thuộc miền Lombardia và hàng trăm linh mục.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa”.
Ngài giải thích rằng:
Khi chúng ta tin rằng mọi sự tùy thuộc vào khả năng của chúng ta, vào sức mạnh của chúng ta, vào những viễn kiến thiển cận của chúng ta, thì mọi sự xem ra là không thể. Nhưng nếu, ngược lại, chúng ta sẵn sàng để cho bản thân chúng ta được giúp đỡ, để cho bản thân chúng ta được dạy dỗ, mở bản thân mình ra cho ân sủng, thì lúc ấy những sự dường như không thể bắt đầu trở nên có thể. Những miền đất này biết rõ điều ấy, nên theo dòng lịch sử, đã tạo ra rất nhiều đặc sủng, rất nhiều những nhà truyền giáo, rất nhiều sự phong phú cho đời sống của Giáo Hội! Nhiều người khi vượt thắng chủ nghĩa bi quan không sinh hoa trái và mang tính chia rẽ, đã mở bản thân họ ra cho những sáng kiến của Thiên Chúa và trở thành những dấu chỉ của một mảnh đất sinh hoa trái không khép kín trong những ý tưởng của riêng mình, trong những giới hạn của mình và trong những khả năng hạn hẹp của mình nhưng mở ra đối với những người khác.
Trước khi về lại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các em lớp Thêm sức ở Sân vận động Meazza.
3. Phản ứng của Tòa Thánh về vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một điện tín bày tỏ sự chia buồn của mình với các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố tại Tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn hôm thứ Tư. Trong điện tín viết thay mặt cho Đức Thánh Cha; Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, viết:
Kính gởi Đức Hồng Y Vincent Nichols
Tổng giám mục Westminster
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales
Đau buồn sâu sắc khi hay tin nhiều người thiệt mạng và bị thương trong cuộc tấn công tại trung tâm Luân Đôn, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự liên đới trong kinh nguyện của ngài với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bi kịch này. Đức Thánh Cha phó dâng những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng, và khẩn cầu sức mạnh cũng như bình an của Chúa trên các gia đình của họ đang chịu đau buồn, và ngài bảo đảm lời cầu nguyện cho Anh quốc vào thời điểm này.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Lúc 2:40 chiều thứ Tư, tên khủng bố Khalid Masood, 52 tuổi, lái một chiếc xe Hyundai Tucson, tông vào khách bộ hành trên cầu Westminster, cùng một kiểu cách tấn công như đã diễn ra tại Nice /nɪʃ/ và Berlin, giết chết 2 người và làm bị thương 29 người khác; trong đó có 7 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Tên khủng bố sau đó, tông xe vào tòa nhà Quốc Hội Anh. Ra khỏi xe với hai con dao, y tấn công một viên chức cảnh sát không vũ trang tên là Keith Palmer, 48 tuổi. Trong cuộc giằng co với tên khủng bố, anh Keith Palmer bị đâm nhiều nhát vào bụng và lưng; nên đã thiệt mạng vì mất nhiều máu.
Cảnh sát đã bắn chết hung thủ.
Hai người khác bị thiệt mạng là cô Aysha Frade, một giáo viên người Tây Ban Nha, đang dạy học tại Westminster; và Kurt Cochran, một người Mỹ sinh sống tại Utah, Hoa Kỳ. Anh Kurt Cochran cùng với vợ là Melissa sang Luân Đôn nhân kỷ niệm 25 năm ngày cưới của họ. Ngày thứ Tư 22/3 là ngày cuối trong chuyến du lịch của họ. Vợ anh là Melissa bị thương nặng.
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố trách nhiệm về cuộc tấn công này qua một tuyên bố đưa ra bởi Amaq, một cơ quan thông tin tuyên truyền của chúng. Bọn khủng bố ca ngợi kẻ tấn công như “một người lính của Nhà nước Hồi giáo”.
4. Đức Hồng Y Vincent Nichols kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân vụ khủng bố tại Anh
Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng giám mục Westminster, chủ tịch Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Wales đã dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố tại Luân Đôn và gia đình của họ.
Trên mạng xã hội Twitter, chiều cùng ngày cuộc tấn công xảy ra, Đức Hồng Y cũng viết rằng tất cả những người “bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công khủng khiếp này và những người đã đáp trả nó cách can đảm” đều hiện diện trong lời cầu nguyện của ngài.
Hôm 23/03, Đức Hồng Y cũng mời gọi cầu nguyện, tỏ tình tương trợ cảm thông và sự bình tĩnh sau cuộc tấn công.
Đức Hồng Y nói: “Cuộc tấn công hôm qua ở Westminster làm cho chúng ta bị sốc. Loại bạo lực mà chúng ta thường thấy ở các nơi khác gieo biết bao kinh hoàng và chết chóc đã ập đến thành phố này.”
Ngài mời gọi cầu nguyện cho những người bị giết và những người mất người thân. Ngài xin cầu nguyện cho Aysha Frade cũng như cho người chồng và hai con học ở trường tiểu học Đức Maria các Thiên thần, bị giết khi đang trên đường đi đón con; cầu cho các học sinh người Pháp bị thương; cầu nguyện đặc biệt cho viên cảnh sát Keith Palmer và cho gia đình của ông, cám ơn Chúa rằng nhiều người đã có sự dấn thân can đảm như thế để gìn giữ xã hội an toàn.
Đức Hồng Y nói: “Hãy để cho tiếng của chúng ta nên một trong lời cầu nguyện, trong sự tương trợ cảm thông và bình tĩnh. Tất cả những ai tin vào Chúa, Đấng Tạo dựng và Cha của mọi người, sẽ làm vang vọng tiếng nói này, vì đức tin vào Chúa không phải là một vấn đề cần được giải quyết , nhưng một sức mạnh và một nền tảng.”
5. Thủ tướng Anh nói chủ nghĩa khủng bố không có tiếng nói cuối cùng tại quốc gia này
Hôm 23 tháng Ba, một ngày sau cuộc tấn công khủng bố, bà Theresa May, thủ tướng Anh nói với Quốc Hội nước này rằng chủ nghĩa khủng bố không có tiếng nói chung cuộc, các kẻ khủng bố sẽ bị đánh bại.
Bà nói: “Hôm qua, đứng trước hành vi khủng bố, chúng ta không lo sợ, và quyết tâm của chúng ta sẽ bao giờ không chùn bước trước chủ nghĩa khủng bố”
Nhận xét của bà thủ tướng đã được đưa ra theo sau cuộc tấn công gần tòa nhà Quốc Hội trong đó 4 người đã bị thiệt mạng, kể cả kẻ khủng bố và khoảng 40 người bị thương.
Bà thủ tướng May cho biết người đàn ông gây ra cuộc khủng bố chết người này là một người sinh ra tại Anh và đã bị các cơ quan tình báo theo dõi.
Tên khủng bố đã từng bị điều tra vì có những quan ngại của các cơ quan an minh đối với thái độ cực đoan bạo lực của hắn ta.
Cảnh sát đang tiếp tục các cuộc điều tra.
6. Âu Châu tăng cường các biện pháp an ninh theo sau vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn
An ninh tại các quốc gia Âu Châu đã được tăng cường theo sau vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn. Nhiều thành phố được đặt trong tình trạng báo động theo sau vụ khủng bố tại Anh giết chết 3 người và làm bị thương gần 40 người khác bên ngoài tòa nhà Quốc Hội Anh.
Trong buổi tưởng niệm vụ tấn công khủng bố diễn ra một năm trước, tức là hôm là 22 tháng Ba năm 2016, tại phi trường quốc tế Brussels và tại nhà ga Maalbeek ở trung tâm thành phố này, ông thị trưởng nói:
“Vụ tấn công khủng bố tại Anh diễn ra đúng một năm khi Brussels tưởng niệm vụ khủng bố trong đó 3 tên nổ bom tự sát đã giết chết 32 người tại tại phi trường quốc tế Brussels và tại một nhà ga.”
An ninh cũng được tăng cường tại Ý nơi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu nhân kỷ niệm 60 năm hình thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến hôm 24 tháng 3.
Cuộc gặp gỡ này được tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 60 Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Tổ chức này sau đó đã phát triển thành Liên Hiệp Âu Châu.
Từ 6 quốc gia sáng lập ban đầu là Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Lục Xâm Bảo và Hà Lan, Liên Hiệp Âu Châu ngày nay gồm có 28 quốc gia thành viên, trải dài trên một diện tích rộng 4,475,757 cây số vuông với một dân số lên đến 510 triệu dân.
Nghị trình trong cuộc họp tại Rôma của các nhà lãnh đạo Âu Châu sẽ bao gồm việc thảo luận về tương lai của Liên minh trong 10 năm tới, sự rút lui của Anh, những chấn thương tài chính lặp đi lặp lại, làn sóng di cư và chủ nghĩa mị dân đang gia tăng nhanh chóng.
7. Chương trình Tuần Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá vào lúc 10 giờ sáng tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 9 tháng Tư. Theo truyền thống, ngài sẽ chủ sự cuộc rước lá từ ngọn tháp ở giữa quảng trường tới bàn thờ chính.
Trong Thánh lễ này, Thánh Giá Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được các bạn trẻ Ba Lan chuyển giao cho các bạn trẻ Panama để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ quốc tế tiếp theo vào năm 2019. Như thường lệ, Đức Thánh Cha cũng công bố thông điệp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở cấp địa phương trong năm nay với chủ đề “Đấng Toàn năng đã làm cho tôi những điều vĩ đại, và danh Ngài là thánh” trích từ Tin Mừng theo Thánh Luca, chương 1, câu 49.
Sáng thứ Năm 13 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 9:30 sáng, cùng với các Hồng Y, các vị thượng phụ, các vị tổng giám mục, giám mục và các linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Vào buổi chiều cùng ngày ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại một địa điểm sẽ được công bố trong những ngày tới. Thông thường, Đức Thánh Cha chọn cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly trong một nhà tù hoặc một trung tâm dành cho người đau ốm và tàn tật. Năm ngoái, ngài cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại một trung tâm chào đón người tị nạn ở ngoại ô Rôma.
Lúc 5h chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức Tôn Vinh Thánh Giá, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng sẽ trình bày bài suy niệm.
Lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại Hí Trường Colosseum và ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện.
Lúc 8 giờ 30 tối, thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ, ngài sẽ ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho các tân tòng.
Sáng Chúa Nhật ngày 16 tháng 4, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng. Ngay sau đó, ngài sẽ đọc thông điệp “Urbi et Orbi” gởi Rôma và thế giới; và ban phép lành Tòa Thánh kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
8. Buổi lễ mở cửa trở lại ngôi đền bao quanh mộ Chúa
Các nhà lãnh đạo Công Giáo, Chính thống Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã tập trung tại Đền Thờ Mộ Thánh ở Jerusalem để đánh dấu lễ việc mở cửa trở lại ngôi đền Edicule, là ngôi đền được xây từ thế kỷ thứ 18 bao quanh ngôi mộ của Đức Kitô.
Đức Thượng Phụ Danh Dự Bácthôlômêô của Constantinople cũng đến tham dự cùng với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Theo thỏa ước Nguyên Trạng, ba Giáo Hội là Giáo Hội Công Giáo, Chính thống Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông Truyền được quyền coi sóc các phần khác nhau của Đền Thờ Mộ Chúa đã hợp tác trong việc trùng tu ngôi đền Edicule. Đức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa, giám quản tông tòa Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Latinh tại Jerusalem đã ca ngợi sự kiện này như là một bước đột phá đại kết cho các cộng đồng Kitô hữu trong khu vực.
Ngài nói:
“Đền Thờ Mộ Thánh là nơi tất cả Kitô hữu ghi nhớ về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là cùng đích của niềm tin chúng ta, là lịch sử, và căn tính của chúng ta. Và khi chúng ta nhìn thấy trong tòa nhà này những vết thương gây ra bởi sự chia lẽ trong lịch sử của chúng ta, chúng ta ao ước thấy ngày hôm nay một dịp để ăn mừng và thể hiện mong muốn chữa trị những vết thương này.”
9. Toà Thánh góp một triệu Mỹ Kim cho hai công trình trùng tu ở Thánh Ðịa.
Hôm thứ Bảy 19 tháng 03 năm 2017, Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Ðịa cho biết Toà Thánh đã trao tặng khoản tài chính 500,000 Mỹ Kim cho công trình trùng tu đang tiến hành ở Vương cung thánh đường Giáng sinh tại Bethlehem.
Ðồng thời, thông qua Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh và Bộ các Giáo Hội Ðông phương, Toà Thánh cũng tặng một khoản tài chính tương tự là 500,000 Mỹ Kim cho giai đoạn mới của công trình trùng tu liên quan đến Ðền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem.
Giai đoạn đầu tiên là trùng tu chính Ðền thờ Mộ Thánh sắp hoàn thành; và công trình mới đang được khảo sát bởi các Giáo Hội cùng chịu trách nhiệm về Vương cung thánh đường Mộ Thánh bao gồm Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông truyền.
Thông báo này được đưa ra vào lúc Bộ các Giáo Hội Ðông phương lên tiếng kêu gọi quyên góp trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, theo truyền thống vẫn dành cho các Giáo Hội tại Thánh Ðịa và Trung Ðông.
Năm 2016, cuộc quyên góp này thu được 6.74 triệu euro, chủ yếu dành cho việc đào tạo linh mục và tu sĩ tại Roma và Thánh Ðịa cũng như hệ thống trường học Công Giáo rất quan trọng ở Thánh Ðịa.
Cuộc quyên góp này, khởi nguồn từ lời kêu gọi của Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Rôma (15,25-26), đã được Ðức giáo hoàng Phaolô Đệ Lục tái lập vào năm 1974.
10. Cha Raniero Cantalamessa giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho giáo triều Rôma
Như chúng tôi đã đưa tin, sáng 10-3, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, tổng cộng là 74 người, đã kết thúc tuần tĩnh tâm mùa chay tại Trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” ở thị trấn Ariccia cách Roma 30 cây số về hướng nam.
Ðề tài cho cuộc tĩnh tâm là “Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu”.
Đó không phải là cuộc tĩnh tâm Mùa Chay duy nhất của giáo triều Rôma. Thật vậy, bên cạnh cuộc tĩnh tâm này, mỗi ngày thứ Sáu hàng tuần từ 10 tháng Ba đến 7 tháng Tư, vào lúc 9 giờ sáng trong nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng còn trình bày một loạt bài Suy Niệm. Chủ đề của các bài Suy Niệm này là một câu trích từ thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Cô-rinh-tô: “Không ai có thể nói rằng: ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu người ấy không ở trong Thần Khí”.
11. Đức Hồng Y Francis Arinze nói người Phi Châu xem đức tin là một niềm vui trong khi nhiều người Tây phương xem là một chuyện đáng xấu hổ
Trong cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi, Đức Hồng Y Francis Arinze của Nigeria, nguyên là tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nói rằng có những khác biệt rõ rệt giữa thái độ đối với đức tin của người châu Phi và người phương Tây.
Đức Hồng Y nói: “Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nền văn hoá hiện nay là một nền văn hóa thế tục Tôn giáo được coi là một vấn đề cá nhân; nó cá nhân và riêng tư đến mức nhiều người dường như muốn xin lỗi những người khác vì tôn giáo của họ.”
Ngài nói thêm:
“Đối với người Phi Châu, đức tin là một niềm vui”, chứ không phải là một chuyện phải hổ thẹn.
Cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi do hệ thống các đại học Notre Dame trên thế giới tổ chức được diễn ra tại Rôma từ 22 đến 25 tháng Ba với đề tài “Thần Học Châu Phi: Ký ức và sứ vụ cho thế kỷ 21”.
12. Đức Thánh Cha chuẩn y các án tuyên thánh
Hôm 23 tháng Ba, Bộ Phong Thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận các phép lạ nhờ lời chuyển cầu của hai Chân Phước đã được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cách đây 100 năm cùng với chị của họ là Lucia, đó là Phanxicô Marto, sinh ngày 11-6-1908, qua đời ngày 4-4-1919, và Giacinta Marto, sinh ngày 11-3-1910, qua đời ngày 20-2-1920.
Hai thiếu nhi đã được thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng tôn phong chân phước tại Đền thánh Fatima ngày 13-5 Năm Thánh 2000.
Nhiều người hy vọng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong Hiển Thánh cho hai vị trong thánh lễ ngày 13-5-2017 tới đây tại Fatima, tuy nhiên chưa có thông cáo chính thức nào của Tòa Thánh về vấn đề này.
Cũng ngày 23-3-2017, Bộ Phong Thánh đã công bố 6 sắc lệnh khác liên quan đến các án phong khác:
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Chân phước Angelo da Acri, linh mục thuộc dòng Capucino (1669-1739)
- Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Cha Giuse Maria Fernández Sánchez, và 32 bạn thuộc dòng Lazzariste và 6 giáo dân thuộc Hội Ảnh Vảy Đức Mẹ Maria tử đạo năm 1936 trong thời nội chiến Tây Ban Nha.
- Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Nữ tu Regina Maria Vattalil, dòng Clarissa Phanxica, tử đạo ngày 25-2-1995.
3 sắc lệnh còn lại nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 3 vị tôi tớ Chúa.
Sau cùng, Đức Thánh Cha chấp thuận đề nghị của các Hồng Y và Giám Mục thành viên Bộ phong thánh về việc phong hiển thánh cho
- 30 vị tử đạo ở Brail ngày 16-7-1645 và 3-10-1645, đứng đầu là cha Andrea de Soveral và Matteo Moreira.
- 3 thiếu niên tử đạo: Cristoforo, Antonio và Giovanni, bị giết vì đức tin ở Mễ Tây Cơ năm 1529.
13. 100 thước đẫm máu quanh đền thờ Hồi giáo al-Nuri, thương vong tăng vọt tại Mosul
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thương vong về phía thường dân vô tội tại thành phố Mosul đã tăng vọt.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là một bệnh viện dã chiến do các Giáo Hội Kitô đảm trách được dựng nên bên ngoài thành phố Mosul.
Các bác sĩ và y tá không ngăn được nước mắt trước những nạn nhân là các trẻ em mà nay đã hoàn toàn mồ côi vì cha mẹ các em đã chết hết trong trận chiến kinh hoàng đang diễn ra tại Mosul.
Từ hôm Chúa Nhật 19 tháng Ba, trực thăng của Iraq và máy bay của Liên Quân do Hoa Kỳ lãnh đạo đã bắn phá liên tục vào đền thờ Hồi giáo al-Nuri, nơi tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà Nước Hồi Giáo” vào ngày 29 tháng Sáu năm 2014.
Vào sáng Chúa Nhật 19 tháng Ba, quân Iraq được báo cáo là chỉ còn cách đền thờ này có 100m. Tuy nhiên, cuộc chiến giành giật 100m cuối cùng này đầy cam go. Sau gần một tuần lễ giao tranh ác liệt, quân Iraq vẫn không thể nào vượt qua được 100m cuối cùng này.
Trong một diễn biến bi đát, lợi dụng thời tiết xấu, lúc 3 sáng ngày thứ Hai 20 tháng Ba, bọn khủng bố Hồi Giáo IS bất ngờ phản công bắt sống được một đại tá cảnh sát Iraq và 8 sĩ quan khác. Chúng xử tử tất cả 9 người. Quân Iraq đã rất vất vả mời chiếm lại được xác của họ.
Trong một diễn biến còn bi đát hơn, 230 thường dân vô tội, trong đó đa số là trẻ em đã bị chôn vùi trong 3 căn nhà sau một cuộc oanh kích của máy bay Liên Quân.
Nguyên nhân chính xác của tai họa này vẫn chưa rõ ràng, nhưng một chính trị gia và hai cư dân địa phương nói rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm giữ các căn nhà làm vị trí bắn tỉa và đã giữ các thường dân bên trong làm lá chắn. Cuộc không kích của liên quân nhắm vào những tên khủng bố có thể đã kích nổ một chiếc xe tải chứa đầy chất nổ, phá hủy và làm sập các ngôi nhà trong một khu vực rất đông dân cư.
Theo các nhân chứng, có khoảng 230 thân thể của phụ nữ và trẻ em đã được kéo ra từ ba ngôi nhà kế cận ở khu vực Jadida ở tây Mosul trong đêm thứ Tư và sáng thứ Năm.
14. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Cameroon
Sáng 23 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Paul Biya của Cameroon. Tổng thống Paul Biya là một người Công Giáo đã lãnh đạo quốc gia này từ ngày 6 tháng 11 năm 1982 đến nay.
Thông cáo của Tòa Thánh sau cuộc họp cho thấy cuộc đối thoại đã tập trung vào mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước, hợp tác liên tôn và “các vấn đề quốc tế, đặc biệt liên quan đến những thách thức hiện tại của khu vực”.
Cameroon với diện tích 475,000 km2, tức là 1.5 lần Việt Nam, hiện có 24,360,000 dân trong đó 38.4% là người Công Giáo. Tiếp đến là 26.3% theo các hệ phái Tin Lành.
Giáo Hội Công Giáo tại Cameroon được chia thành 4 tổng giáo phận và 22 giáo phận với 1,350 linh mục và 2,600 vị sống đời thánh hiến.
15. Sứ điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2017
Đức Thánh Cha tái khẳng định: “Giáo Hội và xã hội đang cần người trẻ, với giấc mơ và lòng can đảm, họ có thể làm sụp đổ những bức đường im lìm bất động và mở ra con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn”.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video công bố hôm 21-3-2017, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá, 9-4 tới đây, với chủ đề là câu nói của Mẹ Maria: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại” (Lc 1,49).
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nói: “Với Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới chúng ta lên đường tiến về điểm hẹn là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 sẽ được cử hành ở cấp hoàn vũ tại Panama vào năm 2019. Trong hành trình này, Mẹ Maria đồng hành với chúng ta. Vì thế, chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ năm tới, 2018, là “Hỡi Maria, đừng sợ, vì Trinh Nữ đã được ơn nghĩa với Thiên Chúa” (Lc 1,30), và đề tài cho năm 2019 là: “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ thần” (Lc 1,38).
Bàn về chủ đề Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay, Đức Thánh Cha nhận định rằng “Mẹ Maria biết cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã nhìn đến thân phận bé nhỏ của Mẹ và Mẹ nhận ra những điều vĩ đại Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của Mẹ; và Mẹ lên đường đi gặp bà chị họ Elisabeth cao tuổi và đang cần sự gần gũi của Mẹ. Mẹ Maria không khép kín trong nhà, vì Mẹ không phải là một thiếu nữ tìm kiếm thoải mái, an ninh, không muốn ai quấy rầy. Mẹ được đức tin thúc đẩy, vì đức tin là con tim trọn cuộc sống của Mẹ”.
Và Đức Thánh Cha nhắn nhủ các bạn trẻ rằng: “Thiên Chúa cũng đang nhìn và kêu gọi các bạn, và khi làm như thế, Chúa thấy trọn tình yêu mà các bạn có khả năng cống hiến. Như Thiếu Nữ thành Nazareth, các bạn cũng có thể cải tiến thế giới, để lại một dấu vết trong lịch sử các bạn và nhiều người khác. Giáo Hội và xã hội đang cần các bạn. Với lối tiếp cận, với lòng can đảm, ước mơ và lý tưởng của các bạn, những bức tường im lìm bất động sụp đổ và mở ra những con đường dẫn chúng ta đến một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn, bớt tàn ác và nhân bản hơn”.
Cùng với sứ điệp Video trên đây, Đức Thánh Cha đã cho công bố sứ điệp của ngài bằng văn bản dài hơn, trong đó ngài giải thích chi tiết và đặt hành trình của giới trẻ tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Panama trong tương quan với Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2018 tới đây với chủ đề “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Qua đó, - Đức Thánh Cha viết - “chúng ta sẽ tự hỏi xem người trẻ sống kinh nghiệm đức tin giữa những thách đố ngày nay như thế nào, làm thế ngày người trẻ có thể làm cho dự phóng cuộc sống được chín mùi, phân định ơn gọi, được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là ơn gọi sống đời hôn nhân, trong môi trường giáo dân và nghề nghiệp, hoặc trong đời sống thánh hiến và linh mục”
16. Các linh mục Peru được khích lệ thăm các nạn nhân thiên tai ở miền tây bắc Peru.
Nhân dịp cử hành “24 giờ cho Chúa”, tổng giáo phận Piura đã khuyến khích các linh mục thăm viếng và giúp đỡ các nạn nhân thiên tai ở miền tây bắc Peru.
Trong sứ điệp hôm 20/03, Đức Tổng Giám Mục José Antonio Eguren Anselmi của Piura nhắc rằng chương trình 24 giờ cho Chúa” vào ngày 25/03 “nhắm tạo cho các tín hữu sự thuận tiện trong việc đến với bí tích giải tội trong mùa Chay, cùng với việc chầu Thánh Thể, đọc kinh Mân côi và các hình thức hoạt động phụng vụ khác.”
Ngài cũng cho biết rằng ngài không thay đổi bản chất của chương trình do Đức Thánh Cha khởi xướng, và chính ngài sau những tuần lễ thăm viếng các thành phố khác nhau trong giáo phận bị tàn phá, ngài nghĩ là năm nay có thể cử hành sáng kiến này bên ngoài các nhà thờ, bằng cách thăm các anh chị em nạn nhân trong các cộng đoàn giáo xứ, là những người hiện nay, hơn bao giờ hết, cần những lời khích lệ an ủi để tìm lại lý do cho niềm hy vọng của họ.”
Đức Tổng Giám Mục đề nghị với các linh mục: vào thứ 7, 25/03, lễ Truyền tin, cùng với các nhân viên mục vụ, các giáo lý viên, các thừa tác viên trao Mình Thánh, các cha tổ chức, với sự thận trọng, một số hoạt động để viếng thăm Chúa nơi các anh em nạn nhân.” Ngài nhấn mạnh: “Tôi biết nhiều cha đang làm những điều này và tôi khích lệ các cha tiếp tục.”
Ngài cũng khuyến khích thăm viếng và trợ giúp cho các nạn nhân các phẩm vật quyên góp được tại các giáo xứ như thực phẩm, quần áo, các mặt hàng vệ sinh cá nhân, vv.
Đức Tổng Giám Mục cũng đề nghị tổ chức Phụng vụ Lời Chúa hay đọc kinh Mân côi để cầu cho các anh em, trong khi linh mục giải tội, xức dầu bệnh nhân,còn các thừa tác viên trao Mình Thánh cho người già, người bệnh, các tù nhân và tổ chức các sự kiện cho các con em của các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
17. Thánh chiến Hồi Giáo chiến thắng vang dội tại Syria, áp sát các thị trấn Kitô Giáo
Trong một diễn biến đáng âu lo, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo đã bất ngờ chiến thắng vang dội tại Syria. Theo báo cáo của Agence France-Presse, chỉ trong 3 ngày, tính từ hôm thứ Ba, 21 tháng Ba, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo và các đồng minh của họ đã chiếm được 11 thị trấn ở tỉnh Hama.
Các phiến quân đã tiến tới vùng ngoại ô Mahardah, một thành phố nơi có tới 20,000 Kitô hữu. Đây là thành phố có đông Kitô hữu nhất trong tỉnh Hama của Syria.
Trong thời kỳ Giáo Hội tiên khởi, Syria là nước có đến 99% dân chúng theo Công Giáo. Đất nước này đã là quê hương của 6 vị Giáo Hoàng.
Đáng buồn thay, sau cuộc chinh phạt của Hồi Giáo dưới thời Mumhamad, con số các tín hữu Kitô giản dần. Trước cuộc nội chiến tại Syria, ước lượng 10% dân số Syria là các Kitô hữu, tức là khoảng 3 triệu người. Con số này ngày nay còn không quá 100,000.
Sáng thứ Bẩy 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã viếng thăm tổng giáo phận Milan trong 12 giờ. Lúc 7h sáng, ngài đáp máy bay từ phi trường Fiumicino ở Roma để đi Milan. Đến nơi lúc 8h sáng, Đức Thánh Cha đã tới khu phố nghèo ở mạn đông bắc Milan, quen gọi là “những căn nhà trắng” ở đường Salamone.
Sau đó, Đức Thánh Cha đến khu vực “Case Bianche” vùng ngoại vi đông nam Milan, nơi ngài đã gặp đại diện các gia đình không có giấy tờ hợp lệ, những người hồi giáo, và di dân.
Tiếp theo, Đức Phanxicô đến nhà thờ chính tòa Dôme, nơi ngài thăm mộ thánh Charles Borromée. Tại đây ngài có cuộc gặp gỡ với các linh mục, những người sống đời thánh hiến của giáo phận.
Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ của Tổng giáo phận Milan, Đức Thánh Cha kêu gọi các vị đừng sợ thách đố và đừng âu lo về tình trạng thiểu số của mình.
Hiện nay, ngoài 1900 linh mục giáo phận, Tổng giáo phận Milan còn có 790 linh mục dòng, 143 phó tế vĩnh viễn hơn 1 ngàn tu huynh và 6.210 nữ tu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc quá 10 giờ sáng ngày 25-3 tại Nhà thờ chính tòa. Thánh đường hùng vĩ này được khởi công xây cách đây 630 năm theo kiểu tân gôtích và hoàn tất như hiện nay vào năm 1932.
Đến nơi, Đức Thánh Cha đã được hàng chục vị kinh sĩ Nhà Thờ Chính Tòa và các Giám Mục phụ tá tiếp đón, ngài bắt tay chào thăm từng vị trước khi tiến vào thánh đường trước sự đón tiếp nồng nhiệt của hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ tại đây. Ngài thinh lặng ngồi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa đặt trên bàn thờ và viếng mộ của thánh Carlo Borromeo, Giám Mục giáo phận Milan. Đức Thánh Cha cũng chào thăm các linh mục và nữ tu già yếu ngồi trên xe lăn, trước khi lên bục cao trước bàn thờ.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Angelo Scola, TGM giáo phận sở tại, cho biết thánh đường không đủ chỗ, nên nhiều linh mục tham dự cuộc gặp gỡ này từ bên ngoài, trên thềm nhà thờ, hoặc tại tư gia của các vị.
Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Phanxicô đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho giáo dân.
Lúc 11h30, Đức Phanxicô đã thăm nhà tù San Vittore và ăn trưa với khoảng 100 tù nhân.
2. Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ cho 700 ngàn người tại Công viên De Monza, ở Milan
Chiều ngày 25 tháng 3, lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho 700 ngàn tín hữu tại công viên Monza, cách Milan 18 cây số về hướng bắc.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, cũng có Đức Hồng Y Scola, Tổng Giám Mục Milano, các Giám Mục phụ tá của ngài, các Giám Mục thuộc miền Lombardia và hàng trăm linh mục.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa”.
Ngài giải thích rằng:
Khi chúng ta tin rằng mọi sự tùy thuộc vào khả năng của chúng ta, vào sức mạnh của chúng ta, vào những viễn kiến thiển cận của chúng ta, thì mọi sự xem ra là không thể. Nhưng nếu, ngược lại, chúng ta sẵn sàng để cho bản thân chúng ta được giúp đỡ, để cho bản thân chúng ta được dạy dỗ, mở bản thân mình ra cho ân sủng, thì lúc ấy những sự dường như không thể bắt đầu trở nên có thể. Những miền đất này biết rõ điều ấy, nên theo dòng lịch sử, đã tạo ra rất nhiều đặc sủng, rất nhiều những nhà truyền giáo, rất nhiều sự phong phú cho đời sống của Giáo Hội! Nhiều người khi vượt thắng chủ nghĩa bi quan không sinh hoa trái và mang tính chia rẽ, đã mở bản thân họ ra cho những sáng kiến của Thiên Chúa và trở thành những dấu chỉ của một mảnh đất sinh hoa trái không khép kín trong những ý tưởng của riêng mình, trong những giới hạn của mình và trong những khả năng hạn hẹp của mình nhưng mở ra đối với những người khác.
Trước khi về lại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các em lớp Thêm sức ở Sân vận động Meazza.
3. Phản ứng của Tòa Thánh về vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một điện tín bày tỏ sự chia buồn của mình với các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố tại Tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn hôm thứ Tư. Trong điện tín viết thay mặt cho Đức Thánh Cha; Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, viết:
Kính gởi Đức Hồng Y Vincent Nichols
Tổng giám mục Westminster
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales
Đau buồn sâu sắc khi hay tin nhiều người thiệt mạng và bị thương trong cuộc tấn công tại trung tâm Luân Đôn, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự liên đới trong kinh nguyện của ngài với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bi kịch này. Đức Thánh Cha phó dâng những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng, và khẩn cầu sức mạnh cũng như bình an của Chúa trên các gia đình của họ đang chịu đau buồn, và ngài bảo đảm lời cầu nguyện cho Anh quốc vào thời điểm này.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Lúc 2:40 chiều thứ Tư, tên khủng bố Khalid Masood, 52 tuổi, lái một chiếc xe Hyundai Tucson, tông vào khách bộ hành trên cầu Westminster, cùng một kiểu cách tấn công như đã diễn ra tại Nice /nɪʃ/ và Berlin, giết chết 2 người và làm bị thương 29 người khác; trong đó có 7 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Tên khủng bố sau đó, tông xe vào tòa nhà Quốc Hội Anh. Ra khỏi xe với hai con dao, y tấn công một viên chức cảnh sát không vũ trang tên là Keith Palmer, 48 tuổi. Trong cuộc giằng co với tên khủng bố, anh Keith Palmer bị đâm nhiều nhát vào bụng và lưng; nên đã thiệt mạng vì mất nhiều máu.
Cảnh sát đã bắn chết hung thủ.
Hai người khác bị thiệt mạng là cô Aysha Frade, một giáo viên người Tây Ban Nha, đang dạy học tại Westminster; và Kurt Cochran, một người Mỹ sinh sống tại Utah, Hoa Kỳ. Anh Kurt Cochran cùng với vợ là Melissa sang Luân Đôn nhân kỷ niệm 25 năm ngày cưới của họ. Ngày thứ Tư 22/3 là ngày cuối trong chuyến du lịch của họ. Vợ anh là Melissa bị thương nặng.
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố trách nhiệm về cuộc tấn công này qua một tuyên bố đưa ra bởi Amaq, một cơ quan thông tin tuyên truyền của chúng. Bọn khủng bố ca ngợi kẻ tấn công như “một người lính của Nhà nước Hồi giáo”.
4. Đức Hồng Y Vincent Nichols kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân vụ khủng bố tại Anh
Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng giám mục Westminster, chủ tịch Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Wales đã dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố tại Luân Đôn và gia đình của họ.
Trên mạng xã hội Twitter, chiều cùng ngày cuộc tấn công xảy ra, Đức Hồng Y cũng viết rằng tất cả những người “bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công khủng khiếp này và những người đã đáp trả nó cách can đảm” đều hiện diện trong lời cầu nguyện của ngài.
Hôm 23/03, Đức Hồng Y cũng mời gọi cầu nguyện, tỏ tình tương trợ cảm thông và sự bình tĩnh sau cuộc tấn công.
Đức Hồng Y nói: “Cuộc tấn công hôm qua ở Westminster làm cho chúng ta bị sốc. Loại bạo lực mà chúng ta thường thấy ở các nơi khác gieo biết bao kinh hoàng và chết chóc đã ập đến thành phố này.”
Ngài mời gọi cầu nguyện cho những người bị giết và những người mất người thân. Ngài xin cầu nguyện cho Aysha Frade cũng như cho người chồng và hai con học ở trường tiểu học Đức Maria các Thiên thần, bị giết khi đang trên đường đi đón con; cầu cho các học sinh người Pháp bị thương; cầu nguyện đặc biệt cho viên cảnh sát Keith Palmer và cho gia đình của ông, cám ơn Chúa rằng nhiều người đã có sự dấn thân can đảm như thế để gìn giữ xã hội an toàn.
Đức Hồng Y nói: “Hãy để cho tiếng của chúng ta nên một trong lời cầu nguyện, trong sự tương trợ cảm thông và bình tĩnh. Tất cả những ai tin vào Chúa, Đấng Tạo dựng và Cha của mọi người, sẽ làm vang vọng tiếng nói này, vì đức tin vào Chúa không phải là một vấn đề cần được giải quyết , nhưng một sức mạnh và một nền tảng.”
5. Thủ tướng Anh nói chủ nghĩa khủng bố không có tiếng nói cuối cùng tại quốc gia này
Hôm 23 tháng Ba, một ngày sau cuộc tấn công khủng bố, bà Theresa May, thủ tướng Anh nói với Quốc Hội nước này rằng chủ nghĩa khủng bố không có tiếng nói chung cuộc, các kẻ khủng bố sẽ bị đánh bại.
Bà nói: “Hôm qua, đứng trước hành vi khủng bố, chúng ta không lo sợ, và quyết tâm của chúng ta sẽ bao giờ không chùn bước trước chủ nghĩa khủng bố”
Nhận xét của bà thủ tướng đã được đưa ra theo sau cuộc tấn công gần tòa nhà Quốc Hội trong đó 4 người đã bị thiệt mạng, kể cả kẻ khủng bố và khoảng 40 người bị thương.
Bà thủ tướng May cho biết người đàn ông gây ra cuộc khủng bố chết người này là một người sinh ra tại Anh và đã bị các cơ quan tình báo theo dõi.
Tên khủng bố đã từng bị điều tra vì có những quan ngại của các cơ quan an minh đối với thái độ cực đoan bạo lực của hắn ta.
Cảnh sát đang tiếp tục các cuộc điều tra.
6. Âu Châu tăng cường các biện pháp an ninh theo sau vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn
An ninh tại các quốc gia Âu Châu đã được tăng cường theo sau vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn. Nhiều thành phố được đặt trong tình trạng báo động theo sau vụ khủng bố tại Anh giết chết 3 người và làm bị thương gần 40 người khác bên ngoài tòa nhà Quốc Hội Anh.
Trong buổi tưởng niệm vụ tấn công khủng bố diễn ra một năm trước, tức là hôm là 22 tháng Ba năm 2016, tại phi trường quốc tế Brussels và tại nhà ga Maalbeek ở trung tâm thành phố này, ông thị trưởng nói:
“Vụ tấn công khủng bố tại Anh diễn ra đúng một năm khi Brussels tưởng niệm vụ khủng bố trong đó 3 tên nổ bom tự sát đã giết chết 32 người tại tại phi trường quốc tế Brussels và tại một nhà ga.”
An ninh cũng được tăng cường tại Ý nơi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu nhân kỷ niệm 60 năm hình thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến hôm 24 tháng 3.
Cuộc gặp gỡ này được tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 60 Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Tổ chức này sau đó đã phát triển thành Liên Hiệp Âu Châu.
Từ 6 quốc gia sáng lập ban đầu là Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Lục Xâm Bảo và Hà Lan, Liên Hiệp Âu Châu ngày nay gồm có 28 quốc gia thành viên, trải dài trên một diện tích rộng 4,475,757 cây số vuông với một dân số lên đến 510 triệu dân.
Nghị trình trong cuộc họp tại Rôma của các nhà lãnh đạo Âu Châu sẽ bao gồm việc thảo luận về tương lai của Liên minh trong 10 năm tới, sự rút lui của Anh, những chấn thương tài chính lặp đi lặp lại, làn sóng di cư và chủ nghĩa mị dân đang gia tăng nhanh chóng.
7. Chương trình Tuần Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá vào lúc 10 giờ sáng tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 9 tháng Tư. Theo truyền thống, ngài sẽ chủ sự cuộc rước lá từ ngọn tháp ở giữa quảng trường tới bàn thờ chính.
Trong Thánh lễ này, Thánh Giá Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được các bạn trẻ Ba Lan chuyển giao cho các bạn trẻ Panama để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ quốc tế tiếp theo vào năm 2019. Như thường lệ, Đức Thánh Cha cũng công bố thông điệp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở cấp địa phương trong năm nay với chủ đề “Đấng Toàn năng đã làm cho tôi những điều vĩ đại, và danh Ngài là thánh” trích từ Tin Mừng theo Thánh Luca, chương 1, câu 49.
Sáng thứ Năm 13 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 9:30 sáng, cùng với các Hồng Y, các vị thượng phụ, các vị tổng giám mục, giám mục và các linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Vào buổi chiều cùng ngày ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại một địa điểm sẽ được công bố trong những ngày tới. Thông thường, Đức Thánh Cha chọn cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly trong một nhà tù hoặc một trung tâm dành cho người đau ốm và tàn tật. Năm ngoái, ngài cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại một trung tâm chào đón người tị nạn ở ngoại ô Rôma.
Lúc 5h chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức Tôn Vinh Thánh Giá, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng sẽ trình bày bài suy niệm.
Lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại Hí Trường Colosseum và ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện.
Lúc 8 giờ 30 tối, thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ, ngài sẽ ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho các tân tòng.
Sáng Chúa Nhật ngày 16 tháng 4, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng. Ngay sau đó, ngài sẽ đọc thông điệp “Urbi et Orbi” gởi Rôma và thế giới; và ban phép lành Tòa Thánh kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
8. Buổi lễ mở cửa trở lại ngôi đền bao quanh mộ Chúa
Các nhà lãnh đạo Công Giáo, Chính thống Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã tập trung tại Đền Thờ Mộ Thánh ở Jerusalem để đánh dấu lễ việc mở cửa trở lại ngôi đền Edicule, là ngôi đền được xây từ thế kỷ thứ 18 bao quanh ngôi mộ của Đức Kitô.
Đức Thượng Phụ Danh Dự Bácthôlômêô của Constantinople cũng đến tham dự cùng với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Theo thỏa ước Nguyên Trạng, ba Giáo Hội là Giáo Hội Công Giáo, Chính thống Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông Truyền được quyền coi sóc các phần khác nhau của Đền Thờ Mộ Chúa đã hợp tác trong việc trùng tu ngôi đền Edicule. Đức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa, giám quản tông tòa Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Latinh tại Jerusalem đã ca ngợi sự kiện này như là một bước đột phá đại kết cho các cộng đồng Kitô hữu trong khu vực.
Ngài nói:
“Đền Thờ Mộ Thánh là nơi tất cả Kitô hữu ghi nhớ về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là cùng đích của niềm tin chúng ta, là lịch sử, và căn tính của chúng ta. Và khi chúng ta nhìn thấy trong tòa nhà này những vết thương gây ra bởi sự chia lẽ trong lịch sử của chúng ta, chúng ta ao ước thấy ngày hôm nay một dịp để ăn mừng và thể hiện mong muốn chữa trị những vết thương này.”
9. Toà Thánh góp một triệu Mỹ Kim cho hai công trình trùng tu ở Thánh Ðịa.
Hôm thứ Bảy 19 tháng 03 năm 2017, Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Ðịa cho biết Toà Thánh đã trao tặng khoản tài chính 500,000 Mỹ Kim cho công trình trùng tu đang tiến hành ở Vương cung thánh đường Giáng sinh tại Bethlehem.
Ðồng thời, thông qua Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh và Bộ các Giáo Hội Ðông phương, Toà Thánh cũng tặng một khoản tài chính tương tự là 500,000 Mỹ Kim cho giai đoạn mới của công trình trùng tu liên quan đến Ðền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem.
Giai đoạn đầu tiên là trùng tu chính Ðền thờ Mộ Thánh sắp hoàn thành; và công trình mới đang được khảo sát bởi các Giáo Hội cùng chịu trách nhiệm về Vương cung thánh đường Mộ Thánh bao gồm Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông truyền.
Thông báo này được đưa ra vào lúc Bộ các Giáo Hội Ðông phương lên tiếng kêu gọi quyên góp trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, theo truyền thống vẫn dành cho các Giáo Hội tại Thánh Ðịa và Trung Ðông.
Năm 2016, cuộc quyên góp này thu được 6.74 triệu euro, chủ yếu dành cho việc đào tạo linh mục và tu sĩ tại Roma và Thánh Ðịa cũng như hệ thống trường học Công Giáo rất quan trọng ở Thánh Ðịa.
Cuộc quyên góp này, khởi nguồn từ lời kêu gọi của Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Rôma (15,25-26), đã được Ðức giáo hoàng Phaolô Đệ Lục tái lập vào năm 1974.
10. Cha Raniero Cantalamessa giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho giáo triều Rôma
Như chúng tôi đã đưa tin, sáng 10-3, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, tổng cộng là 74 người, đã kết thúc tuần tĩnh tâm mùa chay tại Trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” ở thị trấn Ariccia cách Roma 30 cây số về hướng nam.
Ðề tài cho cuộc tĩnh tâm là “Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu”.
Đó không phải là cuộc tĩnh tâm Mùa Chay duy nhất của giáo triều Rôma. Thật vậy, bên cạnh cuộc tĩnh tâm này, mỗi ngày thứ Sáu hàng tuần từ 10 tháng Ba đến 7 tháng Tư, vào lúc 9 giờ sáng trong nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng còn trình bày một loạt bài Suy Niệm. Chủ đề của các bài Suy Niệm này là một câu trích từ thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Cô-rinh-tô: “Không ai có thể nói rằng: ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu người ấy không ở trong Thần Khí”.
11. Đức Hồng Y Francis Arinze nói người Phi Châu xem đức tin là một niềm vui trong khi nhiều người Tây phương xem là một chuyện đáng xấu hổ
Trong cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi, Đức Hồng Y Francis Arinze của Nigeria, nguyên là tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nói rằng có những khác biệt rõ rệt giữa thái độ đối với đức tin của người châu Phi và người phương Tây.
Đức Hồng Y nói: “Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nền văn hoá hiện nay là một nền văn hóa thế tục Tôn giáo được coi là một vấn đề cá nhân; nó cá nhân và riêng tư đến mức nhiều người dường như muốn xin lỗi những người khác vì tôn giáo của họ.”
Ngài nói thêm:
“Đối với người Phi Châu, đức tin là một niềm vui”, chứ không phải là một chuyện phải hổ thẹn.
Cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi do hệ thống các đại học Notre Dame trên thế giới tổ chức được diễn ra tại Rôma từ 22 đến 25 tháng Ba với đề tài “Thần Học Châu Phi: Ký ức và sứ vụ cho thế kỷ 21”.
12. Đức Thánh Cha chuẩn y các án tuyên thánh
Hôm 23 tháng Ba, Bộ Phong Thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận các phép lạ nhờ lời chuyển cầu của hai Chân Phước đã được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cách đây 100 năm cùng với chị của họ là Lucia, đó là Phanxicô Marto, sinh ngày 11-6-1908, qua đời ngày 4-4-1919, và Giacinta Marto, sinh ngày 11-3-1910, qua đời ngày 20-2-1920.
Hai thiếu nhi đã được thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng tôn phong chân phước tại Đền thánh Fatima ngày 13-5 Năm Thánh 2000.
Nhiều người hy vọng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong Hiển Thánh cho hai vị trong thánh lễ ngày 13-5-2017 tới đây tại Fatima, tuy nhiên chưa có thông cáo chính thức nào của Tòa Thánh về vấn đề này.
Cũng ngày 23-3-2017, Bộ Phong Thánh đã công bố 6 sắc lệnh khác liên quan đến các án phong khác:
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Chân phước Angelo da Acri, linh mục thuộc dòng Capucino (1669-1739)
- Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Cha Giuse Maria Fernández Sánchez, và 32 bạn thuộc dòng Lazzariste và 6 giáo dân thuộc Hội Ảnh Vảy Đức Mẹ Maria tử đạo năm 1936 trong thời nội chiến Tây Ban Nha.
- Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Nữ tu Regina Maria Vattalil, dòng Clarissa Phanxica, tử đạo ngày 25-2-1995.
3 sắc lệnh còn lại nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 3 vị tôi tớ Chúa.
Sau cùng, Đức Thánh Cha chấp thuận đề nghị của các Hồng Y và Giám Mục thành viên Bộ phong thánh về việc phong hiển thánh cho
- 30 vị tử đạo ở Brail ngày 16-7-1645 và 3-10-1645, đứng đầu là cha Andrea de Soveral và Matteo Moreira.
- 3 thiếu niên tử đạo: Cristoforo, Antonio và Giovanni, bị giết vì đức tin ở Mễ Tây Cơ năm 1529.
13. 100 thước đẫm máu quanh đền thờ Hồi giáo al-Nuri, thương vong tăng vọt tại Mosul
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thương vong về phía thường dân vô tội tại thành phố Mosul đã tăng vọt.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là một bệnh viện dã chiến do các Giáo Hội Kitô đảm trách được dựng nên bên ngoài thành phố Mosul.
Các bác sĩ và y tá không ngăn được nước mắt trước những nạn nhân là các trẻ em mà nay đã hoàn toàn mồ côi vì cha mẹ các em đã chết hết trong trận chiến kinh hoàng đang diễn ra tại Mosul.
Từ hôm Chúa Nhật 19 tháng Ba, trực thăng của Iraq và máy bay của Liên Quân do Hoa Kỳ lãnh đạo đã bắn phá liên tục vào đền thờ Hồi giáo al-Nuri, nơi tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà Nước Hồi Giáo” vào ngày 29 tháng Sáu năm 2014.
Vào sáng Chúa Nhật 19 tháng Ba, quân Iraq được báo cáo là chỉ còn cách đền thờ này có 100m. Tuy nhiên, cuộc chiến giành giật 100m cuối cùng này đầy cam go. Sau gần một tuần lễ giao tranh ác liệt, quân Iraq vẫn không thể nào vượt qua được 100m cuối cùng này.
Trong một diễn biến bi đát, lợi dụng thời tiết xấu, lúc 3 sáng ngày thứ Hai 20 tháng Ba, bọn khủng bố Hồi Giáo IS bất ngờ phản công bắt sống được một đại tá cảnh sát Iraq và 8 sĩ quan khác. Chúng xử tử tất cả 9 người. Quân Iraq đã rất vất vả mời chiếm lại được xác của họ.
Trong một diễn biến còn bi đát hơn, 230 thường dân vô tội, trong đó đa số là trẻ em đã bị chôn vùi trong 3 căn nhà sau một cuộc oanh kích của máy bay Liên Quân.
Nguyên nhân chính xác của tai họa này vẫn chưa rõ ràng, nhưng một chính trị gia và hai cư dân địa phương nói rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm giữ các căn nhà làm vị trí bắn tỉa và đã giữ các thường dân bên trong làm lá chắn. Cuộc không kích của liên quân nhắm vào những tên khủng bố có thể đã kích nổ một chiếc xe tải chứa đầy chất nổ, phá hủy và làm sập các ngôi nhà trong một khu vực rất đông dân cư.
Theo các nhân chứng, có khoảng 230 thân thể của phụ nữ và trẻ em đã được kéo ra từ ba ngôi nhà kế cận ở khu vực Jadida ở tây Mosul trong đêm thứ Tư và sáng thứ Năm.
14. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Cameroon
Sáng 23 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Paul Biya của Cameroon. Tổng thống Paul Biya là một người Công Giáo đã lãnh đạo quốc gia này từ ngày 6 tháng 11 năm 1982 đến nay.
Thông cáo của Tòa Thánh sau cuộc họp cho thấy cuộc đối thoại đã tập trung vào mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước, hợp tác liên tôn và “các vấn đề quốc tế, đặc biệt liên quan đến những thách thức hiện tại của khu vực”.
Cameroon với diện tích 475,000 km2, tức là 1.5 lần Việt Nam, hiện có 24,360,000 dân trong đó 38.4% là người Công Giáo. Tiếp đến là 26.3% theo các hệ phái Tin Lành.
Giáo Hội Công Giáo tại Cameroon được chia thành 4 tổng giáo phận và 22 giáo phận với 1,350 linh mục và 2,600 vị sống đời thánh hiến.
15. Sứ điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2017
Đức Thánh Cha tái khẳng định: “Giáo Hội và xã hội đang cần người trẻ, với giấc mơ và lòng can đảm, họ có thể làm sụp đổ những bức đường im lìm bất động và mở ra con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn”.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video công bố hôm 21-3-2017, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá, 9-4 tới đây, với chủ đề là câu nói của Mẹ Maria: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại” (Lc 1,49).
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nói: “Với Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới chúng ta lên đường tiến về điểm hẹn là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 sẽ được cử hành ở cấp hoàn vũ tại Panama vào năm 2019. Trong hành trình này, Mẹ Maria đồng hành với chúng ta. Vì thế, chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ năm tới, 2018, là “Hỡi Maria, đừng sợ, vì Trinh Nữ đã được ơn nghĩa với Thiên Chúa” (Lc 1,30), và đề tài cho năm 2019 là: “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ thần” (Lc 1,38).
Bàn về chủ đề Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay, Đức Thánh Cha nhận định rằng “Mẹ Maria biết cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã nhìn đến thân phận bé nhỏ của Mẹ và Mẹ nhận ra những điều vĩ đại Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của Mẹ; và Mẹ lên đường đi gặp bà chị họ Elisabeth cao tuổi và đang cần sự gần gũi của Mẹ. Mẹ Maria không khép kín trong nhà, vì Mẹ không phải là một thiếu nữ tìm kiếm thoải mái, an ninh, không muốn ai quấy rầy. Mẹ được đức tin thúc đẩy, vì đức tin là con tim trọn cuộc sống của Mẹ”.
Và Đức Thánh Cha nhắn nhủ các bạn trẻ rằng: “Thiên Chúa cũng đang nhìn và kêu gọi các bạn, và khi làm như thế, Chúa thấy trọn tình yêu mà các bạn có khả năng cống hiến. Như Thiếu Nữ thành Nazareth, các bạn cũng có thể cải tiến thế giới, để lại một dấu vết trong lịch sử các bạn và nhiều người khác. Giáo Hội và xã hội đang cần các bạn. Với lối tiếp cận, với lòng can đảm, ước mơ và lý tưởng của các bạn, những bức tường im lìm bất động sụp đổ và mở ra những con đường dẫn chúng ta đến một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn, bớt tàn ác và nhân bản hơn”.
Cùng với sứ điệp Video trên đây, Đức Thánh Cha đã cho công bố sứ điệp của ngài bằng văn bản dài hơn, trong đó ngài giải thích chi tiết và đặt hành trình của giới trẻ tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Panama trong tương quan với Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2018 tới đây với chủ đề “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Qua đó, - Đức Thánh Cha viết - “chúng ta sẽ tự hỏi xem người trẻ sống kinh nghiệm đức tin giữa những thách đố ngày nay như thế nào, làm thế ngày người trẻ có thể làm cho dự phóng cuộc sống được chín mùi, phân định ơn gọi, được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là ơn gọi sống đời hôn nhân, trong môi trường giáo dân và nghề nghiệp, hoặc trong đời sống thánh hiến và linh mục”
16. Các linh mục Peru được khích lệ thăm các nạn nhân thiên tai ở miền tây bắc Peru.
Nhân dịp cử hành “24 giờ cho Chúa”, tổng giáo phận Piura đã khuyến khích các linh mục thăm viếng và giúp đỡ các nạn nhân thiên tai ở miền tây bắc Peru.
Trong sứ điệp hôm 20/03, Đức Tổng Giám Mục José Antonio Eguren Anselmi của Piura nhắc rằng chương trình 24 giờ cho Chúa” vào ngày 25/03 “nhắm tạo cho các tín hữu sự thuận tiện trong việc đến với bí tích giải tội trong mùa Chay, cùng với việc chầu Thánh Thể, đọc kinh Mân côi và các hình thức hoạt động phụng vụ khác.”
Ngài cũng cho biết rằng ngài không thay đổi bản chất của chương trình do Đức Thánh Cha khởi xướng, và chính ngài sau những tuần lễ thăm viếng các thành phố khác nhau trong giáo phận bị tàn phá, ngài nghĩ là năm nay có thể cử hành sáng kiến này bên ngoài các nhà thờ, bằng cách thăm các anh chị em nạn nhân trong các cộng đoàn giáo xứ, là những người hiện nay, hơn bao giờ hết, cần những lời khích lệ an ủi để tìm lại lý do cho niềm hy vọng của họ.”
Đức Tổng Giám Mục đề nghị với các linh mục: vào thứ 7, 25/03, lễ Truyền tin, cùng với các nhân viên mục vụ, các giáo lý viên, các thừa tác viên trao Mình Thánh, các cha tổ chức, với sự thận trọng, một số hoạt động để viếng thăm Chúa nơi các anh em nạn nhân.” Ngài nhấn mạnh: “Tôi biết nhiều cha đang làm những điều này và tôi khích lệ các cha tiếp tục.”
Ngài cũng khuyến khích thăm viếng và trợ giúp cho các nạn nhân các phẩm vật quyên góp được tại các giáo xứ như thực phẩm, quần áo, các mặt hàng vệ sinh cá nhân, vv.
Đức Tổng Giám Mục cũng đề nghị tổ chức Phụng vụ Lời Chúa hay đọc kinh Mân côi để cầu cho các anh em, trong khi linh mục giải tội, xức dầu bệnh nhân,còn các thừa tác viên trao Mình Thánh cho người già, người bệnh, các tù nhân và tổ chức các sự kiện cho các con em của các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
17. Thánh chiến Hồi Giáo chiến thắng vang dội tại Syria, áp sát các thị trấn Kitô Giáo
Trong một diễn biến đáng âu lo, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo đã bất ngờ chiến thắng vang dội tại Syria. Theo báo cáo của Agence France-Presse, chỉ trong 3 ngày, tính từ hôm thứ Ba, 21 tháng Ba, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo và các đồng minh của họ đã chiếm được 11 thị trấn ở tỉnh Hama.
Các phiến quân đã tiến tới vùng ngoại ô Mahardah, một thành phố nơi có tới 20,000 Kitô hữu. Đây là thành phố có đông Kitô hữu nhất trong tỉnh Hama của Syria.
Trong thời kỳ Giáo Hội tiên khởi, Syria là nước có đến 99% dân chúng theo Công Giáo. Đất nước này đã là quê hương của 6 vị Giáo Hoàng.
Đáng buồn thay, sau cuộc chinh phạt của Hồi Giáo dưới thời Mumhamad, con số các tín hữu Kitô giản dần. Trước cuộc nội chiến tại Syria, ước lượng 10% dân số Syria là các Kitô hữu, tức là khoảng 3 triệu người. Con số này ngày nay còn không quá 100,000.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN