Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 22 - 1/03/2017: Câu chuyện: Nụ Cười Của Bà Sarah</b>
27/02/2017 12:00:00 SA
1. Sự xấu hổ tốt lành giúp chiến thắng cám dỗ tham vọng
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng, đó là sự xấu hổ tốt lành, để chúng ta có thể đối diện với cơn cám dỗ của những tham vọng. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 21 tháng hai tại nhà nguyện Santa Marta
Có một loại cám dỗ được nhắc đến trong bài Tin Mừng trong ngày. Khi các môn đệ đi trên đường, các ông bàn luận xem, trong các ông, ai là người lớn nhất. Nhưng họ lặng thinh khi Thầy Giêsu hỏi xem họ đang bàn với nhau về chuyện gì. Các ông lặng thinh vì các ông cảm thấy xấu hổ về cuộc luận bàn ấy.
Các ông là những người tốt. Các ông muốn theo Chúa, muốn phục vụ Chúa. Nhưng các ông không biết rằng, con đường phục vụ của Chúa quả là không hề dễ dàng. Con đường ấy không giống kiểu gia nhập một tổ chức nào đó, không như kiểu tổ chức từ thiện, nó cũng không phải chỉ là để làm điều gì đó tốt, nó là điều gì đó khác. Và điều ấy làm cho các ông sợ. Thế là có cám dỗ của thế gian. Từ xưa đến nay, trong Giáo Hội, cám dỗ này đã có và sẽ tiếp tục có. Chúng ta thử nghĩ về những cuộc tranh chấp trong xứ đạo. Người ta nói: tôi muốn trở thành chủ tịch của hiệp hội này, tôi muốn lên chức một chút, ai là người lớn nhất ở đây, ai quan trọng nhất trong xứ đạo này… tôi quan trọng hơn vì tôi đã làm cái này… Và ở đó có chuỗi tội lỗi nối tiếp nhau.
Chính chúng ta là các linh mục, chúng ta phải xấu hổ mà thừa nhận rằng, đôi khi chúng ta nói: “Tôi muốn giáo xứ như thế này… Tôi muốn thế kia…”. Và bao nhiêu điều tương tự. Nhưng Chúa có ở đó không! Những điều ấy không phải là con đường của Chúa. Những điều ấy là con đường của phù vân, của hư danh, của thế gian.
Ngay cả giữa hàng giám mục cũng xảy ra điều tương tự: thế gian đầy những cám dỗ. Nhiều lần, có vị nói: “Tôi ở giáo phận này, hãy nhìn xem điều gì là quan trọng nhất, và tôi đã xoay chuyển… vâng, tạo nên ảnh hưởng này nọ, tạo áp lực kia đó, đưa đẩy vào đúng thời điểm ấy để đạt tới điều đó…”. Nhưng Chúa có ở đó không!
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để xấu hổ, khi chúng ta nhận thấy mình đang bị cám dỗ theo con đường của thế gian. Vì Chúa Giêsu đã đảo lộn trật tự: ai muốn làm đầu thì hãy làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người. Và Chúa đã đặt một em bé ở giữa, vì tất cả chúng ta đều dễ rơi vào cám dỗ tham vọng của thế gian là luôn muốn cảm thấy hơn người.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để xấu hổ, một sự xấu hổ tốt lành, một sự xấu hổ thánh thiêng, để chúng ta có thể tìm thấy bản thân trong hoàn cảnh của mình, giữa những cám dỗ, để chúng ta có thể xấu hổ thưa lên: “Con đã có thể nghĩ như thế sao? Khi con thấy Chúa ở trên thập giá…”. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn đơn sơ của trẻ thơ, để chúng ta hiểu được con đường phục vụ khiêm nhường.
2. Câu chuyện: Nụ Cười Của Bà Sarah
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Kinh thánh thuật lại rằng, khi bà Sarah, vợ của tổ phụ Abraham, một lão bà gần đất xa trời, được Chúa cho biết là sẽ cưu mang và sinh con, bà đã có một phản ứng rất là con người và cũng thật là kỳ diệu: bà đã cười!
Phải, bà cụ già Sarah có lẽ đã cười nắc nẻ khi đứng trước một hoàn cảnh xem ra trớ trêu như thế: một người đàn bà trên 70 tuổi mà còn được Thiên Chúa cho có con!... Thiên Chúa xem ra thích khôi hài!
Và khi Thiên Chúa hỏi tại sao cười, Sarah lại chối rằng mình đã không hề cười. Có lẽ do sợ hãi mà Sarah đã nín cười. Sự sợ hãi có lẽ không còn cho con người được nhìn thấy khía cạnh đáng cười, đáng vui trong cuộc sống... Nhưng liền sau khi sinh con, bà Sarah đã tìm lại được óc khôi hài cho nên bà đã đặt cho đứa con một cái tên khá ngộ nghĩnh là Issac; Issac theo tiếng Do Thái có nghĩa là được sinh từ một người đã cười...
Cười, cười một cách lạc quan: có lẽ đó là một trong những nét nổi bật của người có niềm tin. Người ta thường định nghĩa rằng: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn... Tất cả các vị thánh đều là những người có óc khôi hài. Các ngài là những con người đã từng biết cười với cuộc sống với tha nhân.
Thánh Phanxicô thành Assisi, vị sứ giả của Hòa Bình, đã có lần tuyên bố: “Hãy trả lại sự buồn phiền cho ma quỷ, bởi vì chỉ có ma quỷ mới có đủ lý do để buồn phiền”.
Cha sở họ Ars, là thánh Gioan Maria Vianey, mặc dù thường được người ta tạc tượng như một con người buồn bã, ảo não, nhưng kỳ thực không ai có tâm hồn vui tươi lạc quan như Ngài. Thánh nhân đã nói: “Linh hồn của những ai phục vụ Chúa đều được tràn ngập vui mừng, họ luôn luôn sống như nghỉ ngơi và luôn luôn sẵn sàng để ca hát...”
Thánh Thomas Moore khi bị đưa lên máy chém, đã nói đùa với người lý hình rằng hãy để cho ngài được giúp một tay, cho việc hành quyết được dễ dàng. Ngài còn nói thêm rằng, sau khi đã chém đầu ngài, chớ đụng đến bộ râu vì bộ râu của ngài không hề phản bội một ai...
Một vị tu sĩ nào đó vào thời Trung Cổ đã viết như sau: “Một nụ cười và óc khôi hài thu hút được nhiều người đến với tôn giáo hơn là những khuôn mặt dài vì ủ dột”.
Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng: khi ăn chay hãm mình hãy xức dầu thơm vào người.
Còn thứ dầu thơm nào quý giá hơn để tô thắm cho gương mặt của chúng ta cho bằng niềm vui.
Cuộc sống dù có trăm nghìn vất vả, đau thương vẫn là cuộc sống đã được Chúa trao ban như một kho tàng cao quý nhất.
Tình đời có đen bạc, nhân nghĩa có phôi pha: những con người đang sống với chúng ta vẫn là những người con cái Chúa và là anh em của chúng ta.
Hãy cười với cuộc sống, hãy cười với người anh em của chúng ta: đó là sứ điệp của Kitô Giáo mà trọng tâm chính là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Qua Mầu Nhiệm ấy, Thiên Chúa đã cười cợt, thách thức tội lỗi và sự chết. Sự Sống và Niềm Hy Vọng đã phát sinh từ cái chết của Ðức Kitô.
3. Hãy từ bỏ lối sống hai mặt
Đừng gây ra những cú sốc với lối sống hai mặt, đừng gây cớ vấp phạm cho những người bé nhỏ, vì những điều ấy hủy hoại cuộc sống; và đừng trì hoãn việc hoán cải. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 23 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta
Trong bài Tin Mừng, Chúa nói đến chuyện thà “chặt tay, móc mắt” và đừng “gây cớ vấp phạm cho những người bé nhỏ”. Điều ấy có nghĩa là hãy sống ngay thẳng đơn thành và tin tưởng Thiên Chúa. Vì gây cớ vấp phạm có nghĩa là đang phá hủy.
Sống hai mặt là gì? Gây cớ vấp phạm, có nghĩa là nói một đàng làm một nẻo, là sống kiểu hai mặt, là sống hai mặt. Lối sống hai mặt là thế này. Một mặt, tôi nói tôi là người Công Giáo, tôi luôn đi Lễ, tôi tham gia hiệp hội này hội đoàn kia. Mặt khác, đời sống của tôi thì không Công Giáo chút nào, vì tôi trả lương bất công cho nhân viên, tôi chơi bẩn khi kinh doanh, tôi khai thác con người, tôi rửa tiền… Đó là cuộc sống hai mặt. Và nhiều người Công Giáo là như vậy. Đó là những thứ chướng tai gai mắt. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe giữa chúng ta nơi các góc phố hoặc nhiều nơi khác rằng, là người Công Giáo mà sống tệ thế, chẳng thà là người vô thần. Thế đó, những cú sốc ấy, những vụ bê bối ấy có sức mạnh hủy hoại. Những thứ đó hủy hoại bạn. Chúng ta thấy nhan nhản những vụ bê bối trên báo chí, thậm chí là những vụ lớn. Những thứ tệ hại đó đang ra sức phá hủy.
Có ví dụ về công ty lớn đang trên bờ phá sản. Các nhà hữu trách muốn tránh một cuộc đình công chính đáng, nhưng họ lại không làm tốt việc này, và họ muốn nói chuyện với giới lãnh đạo của công ty. Những ngày sau đó, người dân không có tiền để chi trả cho các nhu cầu hàng ngày vì họ không nhận được tiền lương. Trong khi đó, người có trách nhiệm giải quyết vụ việc, là một người Công Giáo, lại thản nhiên thực hiện kỳ nghỉ trên bãi biển vùng Trung Đông. Thế đấy! Đó là một vụ bê bối, đó là lối sống hai mặt.
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về những người sống hai mặt thế này: “Khi bạn đến Cửa Thiên Đàng, gõ cửa và nói: Con đây, lạy Chúa!” Nhưng Ta sẽ nói: “Ta không biết ngươi. Ta không nhớ ngươi.”. Người ấy có thể nói tiếp: “Con đã đi nhà thờ, con đã tham gia hội đoàn đó, con đã làm điều ấy… Chúa không nhớ sao?”. Chúa đáp lại: “Ừ. Ta nhớ. Ta nhớ tất cả những gì tệ hại, tất cả những gì ngươi ăn cắp từ người nghèo. Ta không biết ngươi.”. Thế đó, Chúa Giêsu sẽ trả lời như thế cho những kẻ sống hai mặt.
Thật là tốt cho tất cả chúng ta, cho mỗi người chúng ta, là hôm nay nghĩ về điều gì đó mang tính hai mặt trong cuộc sống chúng ta, những gì xem ra là công bằng, những gì có vẻ như là người tín hữu tốt, có vẻ là người Công Giáo tốt, nhưng thực tế lại khác. Nếu có cái gì đó còn là kiểu sống hai mặt, nếu tôi còn quá tự tin theo kiểu: “Chúa sẽ tha thứ tất cả cho tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục hai mặt”. Nếu có điều gì đó để tôi nói: “Vâng, điều ấy thật không tốt, tôi sẽ thay đổi, sẽ hoán cải, nhưng không phải là hôm nay, để ngày mai”. Nếu chúng ta vẫn còn nghĩ như thế, thì hãy ngẫm suy Lời Chúa ngày hôm nay, để cảm thấy rằng, khó mà có Chúa trong những thứ ấy. Vì lối sống hai mặt chỉ ra sức hủy hoại mà thôi.
4. Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong phần tiếp theo của chương trình, Như Ý và Thụy Khanh xin gửi đến quý vị và anh chị em sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Mở đầu sứ điệp mùa chay, Đức Thánh Cha nói:
Anh Chị Em thân mến,
Mùa Chay là một khởi đầu mới, là một con đường dẫn đến mục tiêu nhất định là lễ Phục Sinh, là chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Mùa Chay khẩn thiết kêu gọi chúng ta hoán cải. Kitô hữu được yêu cầu quay về với Thiên Chúa “với tất cả tâm hồn họ” (Joel 2:12), để từ khước việc hài lòng với những điều tầm thường và lớn lên trong tình bạn với Chúa. Chúa Giêsu là người bạn trung thành, là người không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngay cả khi chúng ta phạm tội, Ngài kiên nhẫn chờ đợi sự trở lại của chúng ta; và qua sự trông đợi kiên nhẫn như thế, Chúa cho chúng ta thấy sự sẵn sàng tha thứ của Ngài (x Bài giảng, 08 tháng 1 năm 2016).
Mùa Chay là mùa thuận lợi cho việc đào sâu đời sống tinh thần của chúng ta qua các phương tiện thánh hóa mà Giáo Hội mang đến cho chúng ta như ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Cơ sở của tất cả những điều này là Lời Chúa, mà trong suốt mùa này, chúng ta được mời gọi lắng nghe và suy ngẫm sâu sắc hơn. Giờ đây tôi muốn suy tư trên dụ ngôn người đàn ông giàu có và ông Ladarô (Lc 16: 19-31). Chúng ta hãy để mình được linh hứng trong câu chuyện đầy ý nghĩa này, vì nó mang lại chìa khóa để hiểu những gì chúng ta cần phải làm để đạt được hạnh phúc chân thật và sự sống đời đời. Câu chuyện này khích lệ chúng ta hãy chân thành hoán cải.
Tha nhân là một hồng ân
Dụ ngôn bắt đầu bằng việc giới thiệu hai nhân vật chính. Người đàn ông nghèo được mô tả chi tiết hơn: ông đã thê thảm đến mức không còn sức để đứng dậy. Nằm trước cửa nhà người đàn ông giàu có, ông sống nhờ những mảnh bánh vụn rơi xuống từ bàn của người nhà giàu. Người ông đầy những vết lở lói và chó đến liếm các vết thương của ông (x. 20-21). Đây là một hình ảnh thật quá khổ đau; nó mô tả một con người bất hạnh và đáng thương.
Cảnh này thậm chí còn gây ấn tượng hơn nữa nếu chúng ta để ý rằng con người nghèo khổ này được gọi là Ladarô: một cái tên đầy hứa hẹn, Ladarô có nghĩa là “Thiên Chúa hộ trì”. Nhân vật này không phải là vô danh. Danh tính của ông được mô tả rõ ràng và ông xuất hiện như là một cá nhân với câu chuyện của mình. Trong khi ông hầu như là vô hình đối với người giàu có, chúng ta nhận ra ông như một ai đó quen thuộc. Ông trở thành một khuôn mặt, và như thế là một hồng ân, một kho tàng vô giá, một con người mà Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, mặc dù tình hình cụ thể của ông không hơn gì một kẻ bị ruồng bỏ (x Bài giảng, ngày 08 Tháng 1 2016).
Ladarô dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Tương quan đúng đắn với con người bao gồm việc nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Ngay cả một người nghèo nơi cổng nhà của người giầu cũng không phải là một điều cồng kềnh gây phiền toái, nhưng là một lời mời gọi hoán cải và thay đổi cuộc sống. Dụ ngôn này trước hết mời gọi chúng ta mở cửa lòng mình cho tha nhân vì mỗi người đều là một hồng ân, dù cho người ấy là láng giềng của chúng ta hay một người ăn xin vô danh. Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho tất cả những ai đang túng quẫn và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người trong chúng ta gặp gỡ những người như thế mỗi ngày. Mỗi cuộc sống mà chúng ta gặp gỡ phải là một ân sủng đáng được đón nhận, tôn trọng và yêu thương. Lời Chúa giúp chúng ta mở rộng đôi mắt để đón tiếp và yêu mến sự sống, nhất là khi sự sống ấy yếu ớt và mong manh. Nhưng để làm được như thế, chúng ta phải suy tư nghiêm chỉnh về những gì Phúc Âm nói với chúng ta về người giầu có.
Tội lỗi làm chúng ta đui mù
Dụ ngôn mô tả không thương tiếc những điều ngược lại khi nói về người đàn ông giàu có (x v. 19). Không giống như anh Ladarô nghèo, ông không có một cái tên; ông chỉ đơn giản được gọi là “một người đàn ông giàu có”. Sự sang trọng của ông đã được nhìn thấy nơi chiếc áo choàng lộng lẫy và đắt tiền. Vải màu tím thậm chí còn quý hơn vàng và bạc, và do đó đã được dành cho các thần linh (Giêrêmia 10: 9) và các vị vua (x. Thủ Lãnh 8:26), trong khi vải len mịn được dành cho một nhân vật gần như là thánh thiêng. Người đàn ông rõ ràng phô trương về sự giàu có của mình, và có thói quen biểu diễn nó hàng ngày: “ông ngày ngày yến tiệc linh đình” (câu 19). Nơi ông, chúng ta có thể thoáng thấy sự băng hoại của tội lỗi, tiến triển qua ba giai đoạn kế tiếp nhau: yêu mến tiền của, phù hoa và tự hào (x Bài giảng, ngày 20 tháng 9 2013).
Thánh Tông Đồ Phaolô nói với chúng ta rằng “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tim 6:10). Đây là nguyên nhân chính của tham nhũng và một nguồn mạch dẫn đến ghen tị, xung đột và nghi ngờ. Tiền bạc có thể thống trị chúng ta, thậm chí đến mức nó trở thành một thứ ngẫu tượng độc tài (cf. Evangelii Gaudium, 55). Thay vì là một khí cụ phục dịch chúng ta để làm điều thiện và thể hiện tình đoàn kết với người khác, tiền bạc có thể xiềng xích chúng ta và cả thế giới vào một thứ luận lý ích kỷ không còn chỗ cho tình yêu và gây trở ngại cho hòa bình.
Dụ ngôn sau đó cho thấy sự tham lam của người đàn ông giàu có làm cho ông ta ra hư không. Tính cách của ông ta được thể hiện qua dáng vẻ bề ngoài, nơi việc khoe khoang cho người khác thấy những gì ông có thể làm. Nhưng vẻ bề ngoài ấy chỉ che đậy một sự trống rỗng bên trong. Trong cuộc đời mình, ông chỉ là một tù nhân cho dáng vẻ bên ngoài, cho các khía cạnh hời hợt và phù du nhất của đời người (x. thượng dẫn., 62).
Bậc thấp nhất của sự suy thoái đạo đức này là niềm tự hào. Người đàn ông giàu có này ăn mặc như một vị vua và hành xử như một vị thần, mà quên rằng ông chỉ đơn thuần là một sinh linh hay chết. Đối với những người bị băng hoại vì mê mải sự giàu sang, không có gì tồn tại ở ngoài cái tôi của riêng họ. Những người xung quanh không có trong tầm mắt họ. Hậu quả của việc bo thiết với tiền bạc là một loại mù lòa. Người đàn ông giàu này không thấy những người nghèo, những người đang đói, đang bị thương, nằm ở cửa nhà mình.
Nhìn vào nhân vật này, chúng ta có thể hiểu tại sao Tin Mừng thẳng thừng lên án lòng yêu mến tiền của: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6:24).
Lời Chúa là một hồng ân
Trình thuật Phúc Âm về người đàn ông giàu có và anh Ladarô giúp chúng ta chuẩn bị tốt để tiến tới Lễ Phục Sinh. Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro mời gọi chúng ta đến với một kinh nghiệm khá tương tự như kinh nghiệm của người đàn ông giàu có. Khi linh mục đặt tro trên đầu chúng ta, ngài lặp lại những lời này: “Hãy nhớ rằng mình là tro bụi, một mai rồi sẽ trở về bụi tro”. Cuối cùng, cả người đàn ông giàu có và người nghèo đều qua đời, và phần quan trọng của dụ ngôn này nằm ở đoạn nói về những gì diễn ra ở thế giới bên kia. Hai nhân vật đột nhiên phát hiện ra rằng “chúng ta đã chẳng mang gì vào cõi đời này, thì cũng chẳng mang ra được gì” (1 Tm 6: 7).
Chúng ta cũng thấy những gì xảy ra ở thế giới bên kia. Ở đó người đàn ông giàu có nỉ non cùng Abraham, là người mà ông gọi là “cha” (Lc 16: 24,27), như một dấu chỉ cho thấy ông ta thuộc về dân Chúa. Chi tiết này làm cho cuộc sống của ông ta xem ra mâu thuẫn đến tột cùng, vì cho đến thời điểm này, chưa hề có chỗ nào đề cập về mối quan hệ của ông với Thiên Chúa. Trong thực tế, không có chỗ cho Thiên Chúa trong cuộc sống của ông. Thần minh duy nhất của ông là chính mình.
Người đàn ông giàu có chỉ nhận ra Ladarô giữa những đau khổ của thế giới bên kia. Ông muốn người đàn ông nghèo này làm giảm bớt đau khổ của mình bằng một giọt nước. Những gì ông van xin Ladarô cũng tương tự như những gì ông đã có thể làm nhưng không bao giờ làm. Abraham nói với ông: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.” (c. 25). Trong thế giới bên kia, một loại công lý đang được phục hồi và những điều bất hạnh trong cuộc đời được cân bằng bởi điều tốt lành.
Dụ ngôn tiếp tục với việc đưa ra một thông điệp cho tất cả các Kitô hữu. Người đàn ông giàu có xin Abraham gửi Ladarô về cảnh báo các anh em của mình, là những người vẫn còn sống trên dương thế. Nhưng Abraham trả lời: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó” (câu 29). Bác bỏ lời phản đối của người đàn ông giàu có, Abraham nói thêm: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu” (câu 31)..
Vấn đề thực sự người đàn ông giàu có vì thế được đặt lên hàng đầu. Cội rễ của tất cả căn bệnh của ông là sự thất bại không chú ý đến lời Thiên Chúa. Kết quả là, ông không còn yêu mến Thiên Chúa và càng ngày càng coi thường người láng giềng của mình. Lời Chúa sống động và mạnh mẽ, có khả năng chuyển đổi trái tim và dẫn chúng ta trở về với Chúa. Khi chúng ta đóng kín con tim chúng ta trước hồng ân Lời Chúa, chúng ta cũng đóng kín con tim của chúng ta trước ân sủng là các anh chị em của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Mùa Chay là mùa thuận lợi cho việc đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô, cho việc sống trong lời Ngài, trong các phép bí tích và nơi những người láng giềng của chúng ta. Chúa, là Đấng đã chiến thắng sự lừa dối của tên cám dỗ trong bốn mươi ngày trong sa mạc, chỉ cho chúng ta thấy con đường chúng ta phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, qua đó chúng ta có thể tìm lại hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi những tội lỗi làm mờ mắt chúng ta, và phục vụ Chúa Kitô hiện diện nơi những anh chị em cùng quẫn của chúng ta. Tôi khuyến khích tất cả các tín hữu thể hiện tinh thần đổi mới này bằng cách chia sẻ trong các Chiến dịch Mùa Chay được thúc đẩy bởi nhiều tổ chức Giáo Hội tại những miền khác nhau trên thế giới, và nhờ thế sẽ làm thuận lợi cho nền văn hóa gặp gỡ trong cùng một gia đình nhân loại của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau để khi chia sẻ trong chiến thắng của Chúa Kitô, chúng ta có thể mở cửa lòng chúng ta đối với người yếu thế và người nghèo. Khi đó chúng ta sẽ có thể trải nghiệm và chia sẻ đầy đủ niềm vui Phục Sinh.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng, đó là sự xấu hổ tốt lành, để chúng ta có thể đối diện với cơn cám dỗ của những tham vọng. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 21 tháng hai tại nhà nguyện Santa Marta
Có một loại cám dỗ được nhắc đến trong bài Tin Mừng trong ngày. Khi các môn đệ đi trên đường, các ông bàn luận xem, trong các ông, ai là người lớn nhất. Nhưng họ lặng thinh khi Thầy Giêsu hỏi xem họ đang bàn với nhau về chuyện gì. Các ông lặng thinh vì các ông cảm thấy xấu hổ về cuộc luận bàn ấy.
Các ông là những người tốt. Các ông muốn theo Chúa, muốn phục vụ Chúa. Nhưng các ông không biết rằng, con đường phục vụ của Chúa quả là không hề dễ dàng. Con đường ấy không giống kiểu gia nhập một tổ chức nào đó, không như kiểu tổ chức từ thiện, nó cũng không phải chỉ là để làm điều gì đó tốt, nó là điều gì đó khác. Và điều ấy làm cho các ông sợ. Thế là có cám dỗ của thế gian. Từ xưa đến nay, trong Giáo Hội, cám dỗ này đã có và sẽ tiếp tục có. Chúng ta thử nghĩ về những cuộc tranh chấp trong xứ đạo. Người ta nói: tôi muốn trở thành chủ tịch của hiệp hội này, tôi muốn lên chức một chút, ai là người lớn nhất ở đây, ai quan trọng nhất trong xứ đạo này… tôi quan trọng hơn vì tôi đã làm cái này… Và ở đó có chuỗi tội lỗi nối tiếp nhau.
Chính chúng ta là các linh mục, chúng ta phải xấu hổ mà thừa nhận rằng, đôi khi chúng ta nói: “Tôi muốn giáo xứ như thế này… Tôi muốn thế kia…”. Và bao nhiêu điều tương tự. Nhưng Chúa có ở đó không! Những điều ấy không phải là con đường của Chúa. Những điều ấy là con đường của phù vân, của hư danh, của thế gian.
Ngay cả giữa hàng giám mục cũng xảy ra điều tương tự: thế gian đầy những cám dỗ. Nhiều lần, có vị nói: “Tôi ở giáo phận này, hãy nhìn xem điều gì là quan trọng nhất, và tôi đã xoay chuyển… vâng, tạo nên ảnh hưởng này nọ, tạo áp lực kia đó, đưa đẩy vào đúng thời điểm ấy để đạt tới điều đó…”. Nhưng Chúa có ở đó không!
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để xấu hổ, khi chúng ta nhận thấy mình đang bị cám dỗ theo con đường của thế gian. Vì Chúa Giêsu đã đảo lộn trật tự: ai muốn làm đầu thì hãy làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người. Và Chúa đã đặt một em bé ở giữa, vì tất cả chúng ta đều dễ rơi vào cám dỗ tham vọng của thế gian là luôn muốn cảm thấy hơn người.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để xấu hổ, một sự xấu hổ tốt lành, một sự xấu hổ thánh thiêng, để chúng ta có thể tìm thấy bản thân trong hoàn cảnh của mình, giữa những cám dỗ, để chúng ta có thể xấu hổ thưa lên: “Con đã có thể nghĩ như thế sao? Khi con thấy Chúa ở trên thập giá…”. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn đơn sơ của trẻ thơ, để chúng ta hiểu được con đường phục vụ khiêm nhường.
2. Câu chuyện: Nụ Cười Của Bà Sarah
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Kinh thánh thuật lại rằng, khi bà Sarah, vợ của tổ phụ Abraham, một lão bà gần đất xa trời, được Chúa cho biết là sẽ cưu mang và sinh con, bà đã có một phản ứng rất là con người và cũng thật là kỳ diệu: bà đã cười!
Phải, bà cụ già Sarah có lẽ đã cười nắc nẻ khi đứng trước một hoàn cảnh xem ra trớ trêu như thế: một người đàn bà trên 70 tuổi mà còn được Thiên Chúa cho có con!... Thiên Chúa xem ra thích khôi hài!
Và khi Thiên Chúa hỏi tại sao cười, Sarah lại chối rằng mình đã không hề cười. Có lẽ do sợ hãi mà Sarah đã nín cười. Sự sợ hãi có lẽ không còn cho con người được nhìn thấy khía cạnh đáng cười, đáng vui trong cuộc sống... Nhưng liền sau khi sinh con, bà Sarah đã tìm lại được óc khôi hài cho nên bà đã đặt cho đứa con một cái tên khá ngộ nghĩnh là Issac; Issac theo tiếng Do Thái có nghĩa là được sinh từ một người đã cười...
Cười, cười một cách lạc quan: có lẽ đó là một trong những nét nổi bật của người có niềm tin. Người ta thường định nghĩa rằng: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn... Tất cả các vị thánh đều là những người có óc khôi hài. Các ngài là những con người đã từng biết cười với cuộc sống với tha nhân.
Thánh Phanxicô thành Assisi, vị sứ giả của Hòa Bình, đã có lần tuyên bố: “Hãy trả lại sự buồn phiền cho ma quỷ, bởi vì chỉ có ma quỷ mới có đủ lý do để buồn phiền”.
Cha sở họ Ars, là thánh Gioan Maria Vianey, mặc dù thường được người ta tạc tượng như một con người buồn bã, ảo não, nhưng kỳ thực không ai có tâm hồn vui tươi lạc quan như Ngài. Thánh nhân đã nói: “Linh hồn của những ai phục vụ Chúa đều được tràn ngập vui mừng, họ luôn luôn sống như nghỉ ngơi và luôn luôn sẵn sàng để ca hát...”
Thánh Thomas Moore khi bị đưa lên máy chém, đã nói đùa với người lý hình rằng hãy để cho ngài được giúp một tay, cho việc hành quyết được dễ dàng. Ngài còn nói thêm rằng, sau khi đã chém đầu ngài, chớ đụng đến bộ râu vì bộ râu của ngài không hề phản bội một ai...
Một vị tu sĩ nào đó vào thời Trung Cổ đã viết như sau: “Một nụ cười và óc khôi hài thu hút được nhiều người đến với tôn giáo hơn là những khuôn mặt dài vì ủ dột”.
Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng: khi ăn chay hãm mình hãy xức dầu thơm vào người.
Còn thứ dầu thơm nào quý giá hơn để tô thắm cho gương mặt của chúng ta cho bằng niềm vui.
Cuộc sống dù có trăm nghìn vất vả, đau thương vẫn là cuộc sống đã được Chúa trao ban như một kho tàng cao quý nhất.
Tình đời có đen bạc, nhân nghĩa có phôi pha: những con người đang sống với chúng ta vẫn là những người con cái Chúa và là anh em của chúng ta.
Hãy cười với cuộc sống, hãy cười với người anh em của chúng ta: đó là sứ điệp của Kitô Giáo mà trọng tâm chính là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Qua Mầu Nhiệm ấy, Thiên Chúa đã cười cợt, thách thức tội lỗi và sự chết. Sự Sống và Niềm Hy Vọng đã phát sinh từ cái chết của Ðức Kitô.
3. Hãy từ bỏ lối sống hai mặt
Đừng gây ra những cú sốc với lối sống hai mặt, đừng gây cớ vấp phạm cho những người bé nhỏ, vì những điều ấy hủy hoại cuộc sống; và đừng trì hoãn việc hoán cải. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 23 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta
Trong bài Tin Mừng, Chúa nói đến chuyện thà “chặt tay, móc mắt” và đừng “gây cớ vấp phạm cho những người bé nhỏ”. Điều ấy có nghĩa là hãy sống ngay thẳng đơn thành và tin tưởng Thiên Chúa. Vì gây cớ vấp phạm có nghĩa là đang phá hủy.
Sống hai mặt là gì? Gây cớ vấp phạm, có nghĩa là nói một đàng làm một nẻo, là sống kiểu hai mặt, là sống hai mặt. Lối sống hai mặt là thế này. Một mặt, tôi nói tôi là người Công Giáo, tôi luôn đi Lễ, tôi tham gia hiệp hội này hội đoàn kia. Mặt khác, đời sống của tôi thì không Công Giáo chút nào, vì tôi trả lương bất công cho nhân viên, tôi chơi bẩn khi kinh doanh, tôi khai thác con người, tôi rửa tiền… Đó là cuộc sống hai mặt. Và nhiều người Công Giáo là như vậy. Đó là những thứ chướng tai gai mắt. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe giữa chúng ta nơi các góc phố hoặc nhiều nơi khác rằng, là người Công Giáo mà sống tệ thế, chẳng thà là người vô thần. Thế đó, những cú sốc ấy, những vụ bê bối ấy có sức mạnh hủy hoại. Những thứ đó hủy hoại bạn. Chúng ta thấy nhan nhản những vụ bê bối trên báo chí, thậm chí là những vụ lớn. Những thứ tệ hại đó đang ra sức phá hủy.
Có ví dụ về công ty lớn đang trên bờ phá sản. Các nhà hữu trách muốn tránh một cuộc đình công chính đáng, nhưng họ lại không làm tốt việc này, và họ muốn nói chuyện với giới lãnh đạo của công ty. Những ngày sau đó, người dân không có tiền để chi trả cho các nhu cầu hàng ngày vì họ không nhận được tiền lương. Trong khi đó, người có trách nhiệm giải quyết vụ việc, là một người Công Giáo, lại thản nhiên thực hiện kỳ nghỉ trên bãi biển vùng Trung Đông. Thế đấy! Đó là một vụ bê bối, đó là lối sống hai mặt.
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về những người sống hai mặt thế này: “Khi bạn đến Cửa Thiên Đàng, gõ cửa và nói: Con đây, lạy Chúa!” Nhưng Ta sẽ nói: “Ta không biết ngươi. Ta không nhớ ngươi.”. Người ấy có thể nói tiếp: “Con đã đi nhà thờ, con đã tham gia hội đoàn đó, con đã làm điều ấy… Chúa không nhớ sao?”. Chúa đáp lại: “Ừ. Ta nhớ. Ta nhớ tất cả những gì tệ hại, tất cả những gì ngươi ăn cắp từ người nghèo. Ta không biết ngươi.”. Thế đó, Chúa Giêsu sẽ trả lời như thế cho những kẻ sống hai mặt.
Thật là tốt cho tất cả chúng ta, cho mỗi người chúng ta, là hôm nay nghĩ về điều gì đó mang tính hai mặt trong cuộc sống chúng ta, những gì xem ra là công bằng, những gì có vẻ như là người tín hữu tốt, có vẻ là người Công Giáo tốt, nhưng thực tế lại khác. Nếu có cái gì đó còn là kiểu sống hai mặt, nếu tôi còn quá tự tin theo kiểu: “Chúa sẽ tha thứ tất cả cho tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục hai mặt”. Nếu có điều gì đó để tôi nói: “Vâng, điều ấy thật không tốt, tôi sẽ thay đổi, sẽ hoán cải, nhưng không phải là hôm nay, để ngày mai”. Nếu chúng ta vẫn còn nghĩ như thế, thì hãy ngẫm suy Lời Chúa ngày hôm nay, để cảm thấy rằng, khó mà có Chúa trong những thứ ấy. Vì lối sống hai mặt chỉ ra sức hủy hoại mà thôi.
4. Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong phần tiếp theo của chương trình, Như Ý và Thụy Khanh xin gửi đến quý vị và anh chị em sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Mở đầu sứ điệp mùa chay, Đức Thánh Cha nói:
Anh Chị Em thân mến,
Mùa Chay là một khởi đầu mới, là một con đường dẫn đến mục tiêu nhất định là lễ Phục Sinh, là chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Mùa Chay khẩn thiết kêu gọi chúng ta hoán cải. Kitô hữu được yêu cầu quay về với Thiên Chúa “với tất cả tâm hồn họ” (Joel 2:12), để từ khước việc hài lòng với những điều tầm thường và lớn lên trong tình bạn với Chúa. Chúa Giêsu là người bạn trung thành, là người không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngay cả khi chúng ta phạm tội, Ngài kiên nhẫn chờ đợi sự trở lại của chúng ta; và qua sự trông đợi kiên nhẫn như thế, Chúa cho chúng ta thấy sự sẵn sàng tha thứ của Ngài (x Bài giảng, 08 tháng 1 năm 2016).
Mùa Chay là mùa thuận lợi cho việc đào sâu đời sống tinh thần của chúng ta qua các phương tiện thánh hóa mà Giáo Hội mang đến cho chúng ta như ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Cơ sở của tất cả những điều này là Lời Chúa, mà trong suốt mùa này, chúng ta được mời gọi lắng nghe và suy ngẫm sâu sắc hơn. Giờ đây tôi muốn suy tư trên dụ ngôn người đàn ông giàu có và ông Ladarô (Lc 16: 19-31). Chúng ta hãy để mình được linh hứng trong câu chuyện đầy ý nghĩa này, vì nó mang lại chìa khóa để hiểu những gì chúng ta cần phải làm để đạt được hạnh phúc chân thật và sự sống đời đời. Câu chuyện này khích lệ chúng ta hãy chân thành hoán cải.
Tha nhân là một hồng ân
Dụ ngôn bắt đầu bằng việc giới thiệu hai nhân vật chính. Người đàn ông nghèo được mô tả chi tiết hơn: ông đã thê thảm đến mức không còn sức để đứng dậy. Nằm trước cửa nhà người đàn ông giàu có, ông sống nhờ những mảnh bánh vụn rơi xuống từ bàn của người nhà giàu. Người ông đầy những vết lở lói và chó đến liếm các vết thương của ông (x. 20-21). Đây là một hình ảnh thật quá khổ đau; nó mô tả một con người bất hạnh và đáng thương.
Cảnh này thậm chí còn gây ấn tượng hơn nữa nếu chúng ta để ý rằng con người nghèo khổ này được gọi là Ladarô: một cái tên đầy hứa hẹn, Ladarô có nghĩa là “Thiên Chúa hộ trì”. Nhân vật này không phải là vô danh. Danh tính của ông được mô tả rõ ràng và ông xuất hiện như là một cá nhân với câu chuyện của mình. Trong khi ông hầu như là vô hình đối với người giàu có, chúng ta nhận ra ông như một ai đó quen thuộc. Ông trở thành một khuôn mặt, và như thế là một hồng ân, một kho tàng vô giá, một con người mà Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, mặc dù tình hình cụ thể của ông không hơn gì một kẻ bị ruồng bỏ (x Bài giảng, ngày 08 Tháng 1 2016).
Ladarô dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Tương quan đúng đắn với con người bao gồm việc nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Ngay cả một người nghèo nơi cổng nhà của người giầu cũng không phải là một điều cồng kềnh gây phiền toái, nhưng là một lời mời gọi hoán cải và thay đổi cuộc sống. Dụ ngôn này trước hết mời gọi chúng ta mở cửa lòng mình cho tha nhân vì mỗi người đều là một hồng ân, dù cho người ấy là láng giềng của chúng ta hay một người ăn xin vô danh. Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho tất cả những ai đang túng quẫn và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người trong chúng ta gặp gỡ những người như thế mỗi ngày. Mỗi cuộc sống mà chúng ta gặp gỡ phải là một ân sủng đáng được đón nhận, tôn trọng và yêu thương. Lời Chúa giúp chúng ta mở rộng đôi mắt để đón tiếp và yêu mến sự sống, nhất là khi sự sống ấy yếu ớt và mong manh. Nhưng để làm được như thế, chúng ta phải suy tư nghiêm chỉnh về những gì Phúc Âm nói với chúng ta về người giầu có.
Tội lỗi làm chúng ta đui mù
Dụ ngôn mô tả không thương tiếc những điều ngược lại khi nói về người đàn ông giàu có (x v. 19). Không giống như anh Ladarô nghèo, ông không có một cái tên; ông chỉ đơn giản được gọi là “một người đàn ông giàu có”. Sự sang trọng của ông đã được nhìn thấy nơi chiếc áo choàng lộng lẫy và đắt tiền. Vải màu tím thậm chí còn quý hơn vàng và bạc, và do đó đã được dành cho các thần linh (Giêrêmia 10: 9) và các vị vua (x. Thủ Lãnh 8:26), trong khi vải len mịn được dành cho một nhân vật gần như là thánh thiêng. Người đàn ông rõ ràng phô trương về sự giàu có của mình, và có thói quen biểu diễn nó hàng ngày: “ông ngày ngày yến tiệc linh đình” (câu 19). Nơi ông, chúng ta có thể thoáng thấy sự băng hoại của tội lỗi, tiến triển qua ba giai đoạn kế tiếp nhau: yêu mến tiền của, phù hoa và tự hào (x Bài giảng, ngày 20 tháng 9 2013).
Thánh Tông Đồ Phaolô nói với chúng ta rằng “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tim 6:10). Đây là nguyên nhân chính của tham nhũng và một nguồn mạch dẫn đến ghen tị, xung đột và nghi ngờ. Tiền bạc có thể thống trị chúng ta, thậm chí đến mức nó trở thành một thứ ngẫu tượng độc tài (cf. Evangelii Gaudium, 55). Thay vì là một khí cụ phục dịch chúng ta để làm điều thiện và thể hiện tình đoàn kết với người khác, tiền bạc có thể xiềng xích chúng ta và cả thế giới vào một thứ luận lý ích kỷ không còn chỗ cho tình yêu và gây trở ngại cho hòa bình.
Dụ ngôn sau đó cho thấy sự tham lam của người đàn ông giàu có làm cho ông ta ra hư không. Tính cách của ông ta được thể hiện qua dáng vẻ bề ngoài, nơi việc khoe khoang cho người khác thấy những gì ông có thể làm. Nhưng vẻ bề ngoài ấy chỉ che đậy một sự trống rỗng bên trong. Trong cuộc đời mình, ông chỉ là một tù nhân cho dáng vẻ bên ngoài, cho các khía cạnh hời hợt và phù du nhất của đời người (x. thượng dẫn., 62).
Bậc thấp nhất của sự suy thoái đạo đức này là niềm tự hào. Người đàn ông giàu có này ăn mặc như một vị vua và hành xử như một vị thần, mà quên rằng ông chỉ đơn thuần là một sinh linh hay chết. Đối với những người bị băng hoại vì mê mải sự giàu sang, không có gì tồn tại ở ngoài cái tôi của riêng họ. Những người xung quanh không có trong tầm mắt họ. Hậu quả của việc bo thiết với tiền bạc là một loại mù lòa. Người đàn ông giàu này không thấy những người nghèo, những người đang đói, đang bị thương, nằm ở cửa nhà mình.
Nhìn vào nhân vật này, chúng ta có thể hiểu tại sao Tin Mừng thẳng thừng lên án lòng yêu mến tiền của: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6:24).
Lời Chúa là một hồng ân
Trình thuật Phúc Âm về người đàn ông giàu có và anh Ladarô giúp chúng ta chuẩn bị tốt để tiến tới Lễ Phục Sinh. Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro mời gọi chúng ta đến với một kinh nghiệm khá tương tự như kinh nghiệm của người đàn ông giàu có. Khi linh mục đặt tro trên đầu chúng ta, ngài lặp lại những lời này: “Hãy nhớ rằng mình là tro bụi, một mai rồi sẽ trở về bụi tro”. Cuối cùng, cả người đàn ông giàu có và người nghèo đều qua đời, và phần quan trọng của dụ ngôn này nằm ở đoạn nói về những gì diễn ra ở thế giới bên kia. Hai nhân vật đột nhiên phát hiện ra rằng “chúng ta đã chẳng mang gì vào cõi đời này, thì cũng chẳng mang ra được gì” (1 Tm 6: 7).
Chúng ta cũng thấy những gì xảy ra ở thế giới bên kia. Ở đó người đàn ông giàu có nỉ non cùng Abraham, là người mà ông gọi là “cha” (Lc 16: 24,27), như một dấu chỉ cho thấy ông ta thuộc về dân Chúa. Chi tiết này làm cho cuộc sống của ông ta xem ra mâu thuẫn đến tột cùng, vì cho đến thời điểm này, chưa hề có chỗ nào đề cập về mối quan hệ của ông với Thiên Chúa. Trong thực tế, không có chỗ cho Thiên Chúa trong cuộc sống của ông. Thần minh duy nhất của ông là chính mình.
Người đàn ông giàu có chỉ nhận ra Ladarô giữa những đau khổ của thế giới bên kia. Ông muốn người đàn ông nghèo này làm giảm bớt đau khổ của mình bằng một giọt nước. Những gì ông van xin Ladarô cũng tương tự như những gì ông đã có thể làm nhưng không bao giờ làm. Abraham nói với ông: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.” (c. 25). Trong thế giới bên kia, một loại công lý đang được phục hồi và những điều bất hạnh trong cuộc đời được cân bằng bởi điều tốt lành.
Dụ ngôn tiếp tục với việc đưa ra một thông điệp cho tất cả các Kitô hữu. Người đàn ông giàu có xin Abraham gửi Ladarô về cảnh báo các anh em của mình, là những người vẫn còn sống trên dương thế. Nhưng Abraham trả lời: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó” (câu 29). Bác bỏ lời phản đối của người đàn ông giàu có, Abraham nói thêm: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu” (câu 31)..
Vấn đề thực sự người đàn ông giàu có vì thế được đặt lên hàng đầu. Cội rễ của tất cả căn bệnh của ông là sự thất bại không chú ý đến lời Thiên Chúa. Kết quả là, ông không còn yêu mến Thiên Chúa và càng ngày càng coi thường người láng giềng của mình. Lời Chúa sống động và mạnh mẽ, có khả năng chuyển đổi trái tim và dẫn chúng ta trở về với Chúa. Khi chúng ta đóng kín con tim chúng ta trước hồng ân Lời Chúa, chúng ta cũng đóng kín con tim của chúng ta trước ân sủng là các anh chị em của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Mùa Chay là mùa thuận lợi cho việc đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô, cho việc sống trong lời Ngài, trong các phép bí tích và nơi những người láng giềng của chúng ta. Chúa, là Đấng đã chiến thắng sự lừa dối của tên cám dỗ trong bốn mươi ngày trong sa mạc, chỉ cho chúng ta thấy con đường chúng ta phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, qua đó chúng ta có thể tìm lại hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi những tội lỗi làm mờ mắt chúng ta, và phục vụ Chúa Kitô hiện diện nơi những anh chị em cùng quẫn của chúng ta. Tôi khuyến khích tất cả các tín hữu thể hiện tinh thần đổi mới này bằng cách chia sẻ trong các Chiến dịch Mùa Chay được thúc đẩy bởi nhiều tổ chức Giáo Hội tại những miền khác nhau trên thế giới, và nhờ thế sẽ làm thuận lợi cho nền văn hóa gặp gỡ trong cùng một gia đình nhân loại của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau để khi chia sẻ trong chiến thắng của Chúa Kitô, chúng ta có thể mở cửa lòng chúng ta đối với người yếu thế và người nghèo. Khi đó chúng ta sẽ có thể trải nghiệm và chia sẻ đầy đủ niềm vui Phục Sinh.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN