Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Thời sự tuần qua 06/01/2017: Mosul – Chiến trường cam go, thương vong nặng nề</b>
05/01/2017 12:00:00 SA
Ngày 16 tháng 10 năm ngoái 2016, Thủ tướng Haider al-Abadi của Iraq loan báo cuộc tấn công tái chiếm thành phố Mosul bắt đầu. Ông đã đưa ra lời hứa rằng đến cuối năm 2016, Mosul sẽ được hoàn toàn giải phóng.
Trong ngày đầu của cuộc tấn công, quân Kurd tiến nhanh như thác lũ và chỉ trong ngày đầu tiên đã giải phóng được 9 làng mạc và thị trấn trong vùng bình nguyên Ninivê.
Tính chung trong 2 tuần lễ đầu tiên, 120 làng mạc và thị trấn đã được giải phóng. Bình minh ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11, Lực Lượng Đặc Biệt Iraq tiến vào thành Mosul từ phía Đông trong khi hầu hết các làng mạc và thị trấn bên ngoài Mosul đã hoàn toàn được giải phóng.
Những diễn biến đầy khích lệ này khiến nhiều người lạc quan hy vọng rằng lời hứa của thủ tướng Haider al-Abadi có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong ngày Giáng Sinh, thủ tướng Haider al-Abadi lại phải xin thêm 3 tháng nữa. Trong khi đó, các quan sát viên e ngại rằng thủ tướng xem ra vẫn còn lạc quan quá trớn, những diễn biến trên mặt trận cho thấy có lẽ ba tháng nữa cũng chưa xong.
Chuyện gì đã xảy ra? Đó là nội dung Trúc Ly muốn trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình hôm nay.
Tuy nhiên, trước khi nói đến những chuyện buồn, Trúc Ly xin kính mời quý vị và anh chị em xem một đoạn video lạc quan hơn.
Lần đầu tiên trong ba năm qua, chuông Giáng Sinh đã được ngân vang tại Bartella, là thị trấn Kitô bên ngoài Mosul và gần với thành phố này nhất so với các khu vực khác của các Kitô hữu trong vùng bình nguyên Ninivê. Lực lượng Đặc Biệt Iraq đã tái chiếm được thị trấn này hôm 20 tháng 10.
Thị trấn Bartella, cách Mosul 21km về phía Đông, đã là quê hương của hàng ngàn Kitô hữu Assyriô. Họ đã phải bỏ chạy vào tháng 6 năm 2014, khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS tràn ngập vào vùng này.
Trước lễ Giáng Sinh, quân Iraq đã hộ tống những người tị nạn đang sống tạm trú ở Erbil về đây tham dự thánh lễ Giáng Sinh. Sau đó, họ lại được hộ tống về lại Erbil vì thành phố này vẫn còn là một thành phố ma. Thật vậy, hạ tầng cơ sở của thành phố đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS phá tan nát trước khi rút chạy.
Shrook Tawfiq, một phụ nữ tham dự thánh lễ Giáng Sinh cho biết như sau: “Đây là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Tôi rất hạnh phúc khi được trở lại cố hương và nhà thờ của mình. Bất kể những gì các con chuột Nhà nước Hồi giáo này gây ra, chúng sẽ không bao giờ ngăn cản được chúng tôi trở về ngôi nhà của mình.”
Kitô hữu Iraq đã phải trải qua một cơn ác mộng. Nếu bị khủng bố Hồi Giáo bắt, họ bị buộc phải bỏ đạo để theo đạo Hồi hoặc là bị giết.
Đức Giám Mục Mussa Shemali cho biết các tín hữu đến với buổi cử hành này với những buồn vui lẫn lộn.
Ngài nói:
“Hôm nay chúng tôi đang trải qua một tâm trạng pha trộn giữa nỗi buồn và hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, Nhà nước Hồi giáo đã phá hủy nhiều nơi thánh là những nơi đã tụ họp con dân của quốc gia này.”
Do hạ tầng cơ sở của Bartella bị hư hỏng nặng nề, cần một thời nữa trước khi tất cả các cư dân có thể trở lại vùng này. Nhưng, ít nhất là trong vài ngày Giáng Sinh này, thành phố trở nên sống động chứ không giống như một thành phố ma.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Quay trở lại với tình hình chiến sự tại Mosul. Hôm 29 tháng 12, chính phủ Iraq quyết định điều động lực lượng cảnh sát liên bang tham gia vào chiến dịch giải phóng Mosul sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây thương vong nặng nề cho quân đội Iraq. 4,000 cảnh sát chiến đấu đang giữ an ninh cho thủ đô Baghdad đã được điều động vào chiến trường Mosul.
Quyết định dốc hết các lực lượng vào chiến trường Mosul như thế gây quan ngại sâu xa về chiến thuật và thậm chí về khả năng bảo vệ các trung tâm đô thị, kể cả thủ đô Baghdad.
Người ta không phải chờ đợi lâu. Sau một thời gian tương đối yên ắng, sáng sớm ngày cuối năm 31 tháng 12, hai tên khủng bố IS nổ bom tự sát tại khu chợ al-Sinak ở trung tâm Baghdad giết chết 28 người và làm bị thương hơn 50 người khác.
Hôm thứ Hai 2 tháng Giêng, một xe bom nổ tung khu chợ sầm uất Sadr ở thủ đô Baghdad làm thiệt mạng 39 người và làm 69 người khác bị thương.
Trung tướng Abdel Ghani al-Assadi, tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Chống Khủng Bố, là lực lượng được Hoa Kỳ huấn luyện đặc biệt cho chiến trường Mosul, thừa nhận rằng lực lượng của ông bị tổn thất nặng nề một cách bất thường trong mấy tuần vừa qua.
Trước những tổn thất nghiêm trọng này, Quốc Hội Iraq đã bãi bỏ một quyết định trước đây cấm các lực lượng giải phóng Mosul dùng trọng pháo trong các khu vực đông dân vì sợ ảnh hưởng đến sinh mạng thường dân vô tội.
Thuyết phục các đồng viện bãi bỏ lệnh cấm này, nghị sĩ Iskandar Witwit, thuộc ủy ban an ninh quốc phòng, cảnh cáo nếu không giải quyết nhanh gọn thì “cuộc chiến tại Mosul sẽ biến thành một cuộc chiến tranh tiêu hao. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tại Iraq.”
Tướng al-Assadi, thừa nhận từ ngày thứ Năm, đơn vị của ông đã bắt đầu sử dụng pháo binh ở miền đông Mosul sau khi chính phủ bãi bỏ lệnh cấm này để tránh tình trạng sa lầy trong cuộc chiến tại đây.
Theo các báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hơn 114,000 thường dân đã được di tản khỏi Mosul cho đến nay. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ. Có tới 1,500,000 thường dân vẫn còn ở bên trong thành Mosul. Những người còn lại có thể là bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt làm bia đỡ đạn, cấm không cho di tản, và cũng có thể là không dám đi trong hoàn cảnh chiến cuộc diễn ra ở khắp nơi. Các nguồn tin cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo IS huy động tất cả các bệnh viện để chạy chữa cho các thương binh. Người dân bị thương hay đau yếu đều bị từ chối.
Mosul được chia cắt bởi con sông Tigris. Quân chính phủ Iraq chỉ mới chiếm được một phần của phía Đông Mosul. Phần phía Tây bên kia sông Tigris vẫn còn hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Nơi đây có các ngôi chợ với niên đại cả 2,000 năm và các lối đi chật hẹp. Cuộc chiến ở phần phía Tây Mosul sẽ rất cam go vì địa thế khó khăn này và hơn nữa là vì bọn khủng bố Hồi Giáo IS được sự ủng hộ của nhiều thường dân theo Hồi Giáo Sunni.
Trong một quyết định khó khăn, chính phủ Iraq đã cho máy bay ném bom đánh sập cây cầu cuối cùng nối liền hai bờ Đông Tây để ngăn bọn khủng bố Hồi Giáo IS chuyển quân sang phần phía Đông. Trong các ngày qua, dân chúng cho biết bọn khủng bố đã dùng các xuồng nhỏ để chuyển thương binh từ mặt trận phía Đông sang bờ Tây để chữa trị.
Giải thích quyết định đánh sập cây cầu này Đại tá Fadhil Arkan, một sĩ quan cao cấp của Iraq có trách nhiệm điều phối các hoạt động không kích với các lực lượng liên quân cho biết như sau:
Ngày 07 tháng 12, một đơn vị của sư đoàn 9 Thiết Giáp của Iraq đã mở một cuộc tấn công vào bệnh viện Al-Salam ở phía đông nam Mosul, nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đặt đại bản doanh. Khi màn đêm buông xuống, từ các địa đạo, hàng chục tên khủng bố quấn đầy bom tự sát quanh người lao vào binh lính Iraq; trong khi các tay bắn tỉa bắn như mưa vào các quân nhân này.
Một lực lượng cứu viện gồm 30 xe bọc thép và 150 binh sĩ được cấp tốc điều đến tiếp cứu. Cuộc chiến kéo dài đến 7 giờ đồng hồ. 13 quân nhân Iraq bị thiệt mạng và hàng chục xe bọc thép bị phá hủy.
Mấy ngày sau chính phủ quyết định đánh sập cây cầu cuối cùng nối liền hai bờ Đông Tây.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong thông điệp Giáng Sinh chung năm nay, các nhà lãnh đạo của các cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem và toàn vùng Trung Đông đã “cầu nguyện để lời loan báo tin vui Chúa Giáng Sinh sẽ được nghe thấy trên các thành phố Aleppo và Mosul, và hòa bình có thể quay trở lại trên các đường phố và các khu phố để tất cả mọi người có thể quay trở về quê hương của họ và có thể sống trong sự yên hàn và bình an.”
Chúng ta cùng hiệp ý với các ngài trong lời cầu nguyện này.
Trong ngày đầu của cuộc tấn công, quân Kurd tiến nhanh như thác lũ và chỉ trong ngày đầu tiên đã giải phóng được 9 làng mạc và thị trấn trong vùng bình nguyên Ninivê.
Tính chung trong 2 tuần lễ đầu tiên, 120 làng mạc và thị trấn đã được giải phóng. Bình minh ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11, Lực Lượng Đặc Biệt Iraq tiến vào thành Mosul từ phía Đông trong khi hầu hết các làng mạc và thị trấn bên ngoài Mosul đã hoàn toàn được giải phóng.
Những diễn biến đầy khích lệ này khiến nhiều người lạc quan hy vọng rằng lời hứa của thủ tướng Haider al-Abadi có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong ngày Giáng Sinh, thủ tướng Haider al-Abadi lại phải xin thêm 3 tháng nữa. Trong khi đó, các quan sát viên e ngại rằng thủ tướng xem ra vẫn còn lạc quan quá trớn, những diễn biến trên mặt trận cho thấy có lẽ ba tháng nữa cũng chưa xong.
Chuyện gì đã xảy ra? Đó là nội dung Trúc Ly muốn trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình hôm nay.
Tuy nhiên, trước khi nói đến những chuyện buồn, Trúc Ly xin kính mời quý vị và anh chị em xem một đoạn video lạc quan hơn.
Lần đầu tiên trong ba năm qua, chuông Giáng Sinh đã được ngân vang tại Bartella, là thị trấn Kitô bên ngoài Mosul và gần với thành phố này nhất so với các khu vực khác của các Kitô hữu trong vùng bình nguyên Ninivê. Lực lượng Đặc Biệt Iraq đã tái chiếm được thị trấn này hôm 20 tháng 10.
Thị trấn Bartella, cách Mosul 21km về phía Đông, đã là quê hương của hàng ngàn Kitô hữu Assyriô. Họ đã phải bỏ chạy vào tháng 6 năm 2014, khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS tràn ngập vào vùng này.
Trước lễ Giáng Sinh, quân Iraq đã hộ tống những người tị nạn đang sống tạm trú ở Erbil về đây tham dự thánh lễ Giáng Sinh. Sau đó, họ lại được hộ tống về lại Erbil vì thành phố này vẫn còn là một thành phố ma. Thật vậy, hạ tầng cơ sở của thành phố đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS phá tan nát trước khi rút chạy.
Shrook Tawfiq, một phụ nữ tham dự thánh lễ Giáng Sinh cho biết như sau: “Đây là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Tôi rất hạnh phúc khi được trở lại cố hương và nhà thờ của mình. Bất kể những gì các con chuột Nhà nước Hồi giáo này gây ra, chúng sẽ không bao giờ ngăn cản được chúng tôi trở về ngôi nhà của mình.”
Kitô hữu Iraq đã phải trải qua một cơn ác mộng. Nếu bị khủng bố Hồi Giáo bắt, họ bị buộc phải bỏ đạo để theo đạo Hồi hoặc là bị giết.
Đức Giám Mục Mussa Shemali cho biết các tín hữu đến với buổi cử hành này với những buồn vui lẫn lộn.
Ngài nói:
“Hôm nay chúng tôi đang trải qua một tâm trạng pha trộn giữa nỗi buồn và hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, Nhà nước Hồi giáo đã phá hủy nhiều nơi thánh là những nơi đã tụ họp con dân của quốc gia này.”
Do hạ tầng cơ sở của Bartella bị hư hỏng nặng nề, cần một thời nữa trước khi tất cả các cư dân có thể trở lại vùng này. Nhưng, ít nhất là trong vài ngày Giáng Sinh này, thành phố trở nên sống động chứ không giống như một thành phố ma.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Quay trở lại với tình hình chiến sự tại Mosul. Hôm 29 tháng 12, chính phủ Iraq quyết định điều động lực lượng cảnh sát liên bang tham gia vào chiến dịch giải phóng Mosul sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây thương vong nặng nề cho quân đội Iraq. 4,000 cảnh sát chiến đấu đang giữ an ninh cho thủ đô Baghdad đã được điều động vào chiến trường Mosul.
Quyết định dốc hết các lực lượng vào chiến trường Mosul như thế gây quan ngại sâu xa về chiến thuật và thậm chí về khả năng bảo vệ các trung tâm đô thị, kể cả thủ đô Baghdad.
Người ta không phải chờ đợi lâu. Sau một thời gian tương đối yên ắng, sáng sớm ngày cuối năm 31 tháng 12, hai tên khủng bố IS nổ bom tự sát tại khu chợ al-Sinak ở trung tâm Baghdad giết chết 28 người và làm bị thương hơn 50 người khác.
Hôm thứ Hai 2 tháng Giêng, một xe bom nổ tung khu chợ sầm uất Sadr ở thủ đô Baghdad làm thiệt mạng 39 người và làm 69 người khác bị thương.
Trung tướng Abdel Ghani al-Assadi, tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Chống Khủng Bố, là lực lượng được Hoa Kỳ huấn luyện đặc biệt cho chiến trường Mosul, thừa nhận rằng lực lượng của ông bị tổn thất nặng nề một cách bất thường trong mấy tuần vừa qua.
Trước những tổn thất nghiêm trọng này, Quốc Hội Iraq đã bãi bỏ một quyết định trước đây cấm các lực lượng giải phóng Mosul dùng trọng pháo trong các khu vực đông dân vì sợ ảnh hưởng đến sinh mạng thường dân vô tội.
Thuyết phục các đồng viện bãi bỏ lệnh cấm này, nghị sĩ Iskandar Witwit, thuộc ủy ban an ninh quốc phòng, cảnh cáo nếu không giải quyết nhanh gọn thì “cuộc chiến tại Mosul sẽ biến thành một cuộc chiến tranh tiêu hao. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tại Iraq.”
Tướng al-Assadi, thừa nhận từ ngày thứ Năm, đơn vị của ông đã bắt đầu sử dụng pháo binh ở miền đông Mosul sau khi chính phủ bãi bỏ lệnh cấm này để tránh tình trạng sa lầy trong cuộc chiến tại đây.
Theo các báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hơn 114,000 thường dân đã được di tản khỏi Mosul cho đến nay. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ. Có tới 1,500,000 thường dân vẫn còn ở bên trong thành Mosul. Những người còn lại có thể là bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt làm bia đỡ đạn, cấm không cho di tản, và cũng có thể là không dám đi trong hoàn cảnh chiến cuộc diễn ra ở khắp nơi. Các nguồn tin cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo IS huy động tất cả các bệnh viện để chạy chữa cho các thương binh. Người dân bị thương hay đau yếu đều bị từ chối.
Mosul được chia cắt bởi con sông Tigris. Quân chính phủ Iraq chỉ mới chiếm được một phần của phía Đông Mosul. Phần phía Tây bên kia sông Tigris vẫn còn hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Nơi đây có các ngôi chợ với niên đại cả 2,000 năm và các lối đi chật hẹp. Cuộc chiến ở phần phía Tây Mosul sẽ rất cam go vì địa thế khó khăn này và hơn nữa là vì bọn khủng bố Hồi Giáo IS được sự ủng hộ của nhiều thường dân theo Hồi Giáo Sunni.
Trong một quyết định khó khăn, chính phủ Iraq đã cho máy bay ném bom đánh sập cây cầu cuối cùng nối liền hai bờ Đông Tây để ngăn bọn khủng bố Hồi Giáo IS chuyển quân sang phần phía Đông. Trong các ngày qua, dân chúng cho biết bọn khủng bố đã dùng các xuồng nhỏ để chuyển thương binh từ mặt trận phía Đông sang bờ Tây để chữa trị.
Giải thích quyết định đánh sập cây cầu này Đại tá Fadhil Arkan, một sĩ quan cao cấp của Iraq có trách nhiệm điều phối các hoạt động không kích với các lực lượng liên quân cho biết như sau:
Ngày 07 tháng 12, một đơn vị của sư đoàn 9 Thiết Giáp của Iraq đã mở một cuộc tấn công vào bệnh viện Al-Salam ở phía đông nam Mosul, nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đặt đại bản doanh. Khi màn đêm buông xuống, từ các địa đạo, hàng chục tên khủng bố quấn đầy bom tự sát quanh người lao vào binh lính Iraq; trong khi các tay bắn tỉa bắn như mưa vào các quân nhân này.
Một lực lượng cứu viện gồm 30 xe bọc thép và 150 binh sĩ được cấp tốc điều đến tiếp cứu. Cuộc chiến kéo dài đến 7 giờ đồng hồ. 13 quân nhân Iraq bị thiệt mạng và hàng chục xe bọc thép bị phá hủy.
Mấy ngày sau chính phủ quyết định đánh sập cây cầu cuối cùng nối liền hai bờ Đông Tây.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong thông điệp Giáng Sinh chung năm nay, các nhà lãnh đạo của các cộng đoàn Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem và toàn vùng Trung Đông đã “cầu nguyện để lời loan báo tin vui Chúa Giáng Sinh sẽ được nghe thấy trên các thành phố Aleppo và Mosul, và hòa bình có thể quay trở lại trên các đường phố và các khu phố để tất cả mọi người có thể quay trở về quê hương của họ và có thể sống trong sự yên hàn và bình an.”
Chúng ta cùng hiệp ý với các ngài trong lời cầu nguyện này.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN