Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 27– 02/11/2016: Câu chuyện Bên Kia Sự Chết</b>
31/10/2016 12:00:00 SA
1. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta, đó là nền tảng của đời sống người Kitô hữu
Nền tảng đời sống của người Kitô hữu chúng ta là: Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 28 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, từng chọn lựa, từng cử chỉ của Chúa Giêsu, ngay cả những giây phút cuối đời trên thập giá của Chúa, đều được ghi dấu bằng việc cầu nguyện. Do đó, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tin tưởng vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã cầu nguyện suốt đêm và đầy vất vả để có thể lựa chọn các môn đệ.
Đá tảng của Giáo Hội chính là Chúa Giêsu, Người luôn cầu nguyện cho chúng ta trước mặt Chúa Cha
Thánh Phaolô nói, đá tảng là chính Chúa Giêsu, nếu không có Chúa Giêsu đã không có Giáo Hội. Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay ghi nhận thêm một khía cạnh khác, khía cạnh cầu nguyện.
Chúa Giêsu lên núi và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sau khi cầu nguyện là hàng loạt những hoạt động khác: nào là tiếp đón người dân, nào là việc chọn lựa các môn đệ, việc chữa lành, trừ quỷ… Đá tảng là Chúa Giêsu, vâng đúng thế, nhưng chính Chúa Giêsu cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện. Người cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Hội. Đá tảng của Giáo Hội là chính Chúa Giêsu. Người cầu nguyện cho chúng ta trước mặt Chúa Cha. Người chuyển cầu cho chúng ta. Chúng ta cầu nguyện với Người, và chính Người là đá tảng của chúng ta đang cầu nguyện cho chúng ta.
Chúa Giêsu bảo bọc mỗi người chúng ta trong lời cầu nguyện của Người
Chúa Giêsu luôn cầu nguyện cho mỗi người chúng ta. Người cũng cầu nguyện như thế trong Bữa Tiệc Ly. Trước khi làm phép lạ, Chúa cầu nguyện. Chúng ta thử nghĩ về việc Chúa làm cho anh Lazaro sống lại: trước khi làm cho anh sống lại, Chúa đã cầu nguyện với Chúa Cha.
Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện. Trên Thánh Giá, Người cầu nguyện: cuộc sống của Người kết thúc bằng lời cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta! Đây chính là chốn nương náu cho chúng ta, đây là đá tảng của chúng ta, Người là đá góc tường của chúng ta. Mỗi người chúng ta có thể nói rằng: Tôi chắc chắn là Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi. Người chuyển cầu cho mỗi người chúng ta trước mặt Chúa Cha. Đây là nền tảng của Giáo Hội: Chúa Giêsu đang cầu nguyện.
Chúng ta hãy nghĩ về nền móng của Giáo Hội, một Giáo Hội được thiết lập trên đá tảng là Chúa Giêsu, Đấng đang cầu nguyện
Chúng ta cùng nghĩ về cuộc thương khó. Trước khi cuộc khổ nạn diễn ra, Chúa Giêsu nhìn thánh Phêrô mà cảnh báo rằng: “Này Phêrô, Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.”
Những gì Chúa nói cho Phêrô cũng là nói với bạn, nói cho bạn, nói cho tôi và cho tất cả chúng ta: “Thầy đã cầu nguyện cho con, Thầy cầu nguyện cho con, và giờ đây Thầy đang cầu nguyện cho con”. Và trong hy lễ trên bàn thờ, Chúa đến để nhậm lời, để cầu nguyện cho chúng ta, giống như trên thánh giá. Điều này mang lại cho chúng ta niềm an ủi lớn lao. Tôi thuộc về cộng đoàn này, một cách vững vàng vì có Chúa Giêsu là đá tảng góc tường, nhưng Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi, cầu nguyện cho chúng ta.
Hôm nay thật là tốt để chúng ta nghĩ về Giáo Hội, suy tư về mầu nhiệm Hội Thánh. Tất cả chúng giống như những tòa nhà, còn Chúa Giêsu là nền móng. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta và “Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho chính bản thân tôi”.
2. Câu chuyện Bên Kia Sự Chết
Trên giường hấp hối, thánh Monica đã nhắn nhủ con ngài là Augustino như sau: “Mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ khi tới bàn tiệc thánh”.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã được nghe nhiều lời van xin tương tự phát ra từ môi miệng của những người thân của chúng ta, trước khi từ giã cõi đời... Nhưng xa mặt cách lòng, nhiều người trong chúng ta lãng quên những lời van xin thống thiết ấy.
Cần được thương, cần được nhớ: đó là khát vọng tự nhiên của con người. Không ai muốn là một hoang đảo cô đơn. Dưới cái nhìn Ðức Tin, lời van xin kẻ khác cầu nguyện cho, còn chứng tỏ một lòng khiêm tốn, một thái độ chấp nhận cái giới hạn mỏng manh bất lực của mình.
Ðể giúp chúng ta có dịp đáp lại thỉnh cầu của những người đã đi vào thế giới bên kia và để thể hiện mối tình thông hiệp “các thánh thông công”, Giáo Hội ngay từ buổi đầu kỷ nguyên Kitô đã cổ động việc tưởng nhớ cầu nguyện cho những người quá cố. Những thế kỷ gần đây đã dành tháng 11 hằng năm cho việc đạo đức ấy. Hai ngày lễ mừng kính các thánh và cầu cho các linh hồn được ấn định vào hai ngày mùng một và mùng hai đầu tháng với những kinh nguyện rất ý nghĩa, nhắc chúng ta về sự hiệp thông trong Giáo Hội. Công đồng Vatican II trong hiến chế về Mầu Nhiệm Giáo Hội đã viết như sau: “Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh...”.
Nói về sự bầu cử của các đẳng linh hồn, Công Ðồng viết như sau: “Khi được về quê Trời và hiện diện trước nhan Chúa, nhờ Người, với Người và trong Người, các thánh lại không ngừng cầu bàu cho chúng ta bên Chúa Cha...”. Sự trao đi nhận lại đó vừa là một việc bác ái vừa là một bổn phận thảo hiếu đáp đền, đã thực sự củng cố Giáo Hội thêm vững bền trong sự thánh thiện.
Quỳ cầu nguyện một mình trong nhà thờ, hay ngậm ngùi đốt lên một ngọn bạch lạp tại một nghĩa trang nào, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy bùi ngùi xúc động khi nghĩ đến những người chết và chính cái chết. Chúng ta đang đứng giữa biên giới vô hình của sự sống và sự chết. Và một cách vô cùng huyền nhiệm và sống động, những người chết đang hiện diện với chúng ta bằng một sợi dây liên kết thâm sâu, thắm thiết... Cái chết không còn là một chấm hết cuối cùng đối với chúng ta nữa. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Chính Tình Yêu đã làm cho những người đã chết được sống và cũng chính Tình Yêu liên kết chúng tư với những người chết. Vâng, chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người được bất tử. Chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người liên kết với những người đã chết. Chỉ có Tình Yêu mới mặc cho những nghĩa cử của con người sự bất diệt.
Mỗi lần chúng ta hy sinh cho một người nào đó, mỗi lần chúng ta săn sóc một người đau yếu, an ủi một người đau khổ, bênh vực một người cô thế, hay cùng với những người khác dấn thân để canh tân cuộc sống... Chúng ta đang tiến dần đến sự bất tử.
Yêu thương chính là tái sinh, là sự thông dự vào sự sung mãn của cuộc sống. Ðó phải là niềm tin của chúng ta trong ngày hôm nay khi chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố. Xin Chúa nâng đỡ Ðức Tin yếu kém của chúng ta, xin Ngài ban thêm niềm hy vọng cho chúng ta.
3. Sống nghiêm ngặt luật Chúa, nhưng phải có tự do của con cái Thiên Chúa
Đằng sau những gì gọi là nghiêm ngặt khắt khe, có cái gì đó ẩn giấu, một đời sống nước đôi, một đời sống nghiêm khắc mà mất tự do, vì họ làm nô lệ cho luật. Còn Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta tự do, sự hiền lành, lòng nhân từ. Đó là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng 24 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta.
Nơi bài Tin Mừng hôm nay, Thầy Giêsu chữa lành người phụ nữ trong ngày Sabat, trước sự tức giận của ông trưởng hội đường, bởi vì ông nói là luật Chúa đã bị vi phạm. Thực sự, sống theo luật Chúa thì không hề đơn giản, đó là ơn sủng mà chúng ta cần cầu xin. Phản ứng lại ông ta, Thầy Giêsu gọi ông là kẻ đạo đức giả. Đã nhiều lần, Thầy Giêsu gọi những người như thế là đạo đức giả, vì họ chỉ biết tuân thủ nghiêm ngặt lề luật mà không có sự tự do của những người con, họ bị nô lệ bởi luật. Luật được làm ra là để giúp chúng ta có tự do, tự do của con cái Thiên Chúa, chứ không phải: luật làm ra để chúng ta làm nô lệ cho luật.
Đằng sau những gì là khắt khe, luôn có điều gì đó khác, điều đó Thầy Giêsu gọi là đạo đức giả. Đằng sau cái khắt khe, có điều gì đó ẩn giấu trong cuộc sống của con người. Sự hà khắc không phải là quà tặng của Thiên Chúa. Sự dịu hiền, vâng; sự tốt lành, vâng; lòng nhân từ, vâng; sự tha thứ, vâng. Sự khắt khe cứng nhắc thì không. Đằng sau sự khắt khe ấy, thường có cái gì đó ẩn giấu, thường thì đó là lối sống hai mặt, nhưng cũng có cái gì đó là đau bệnh. Khi chân thành họ nhận ra rằng, họ đang đau khổ! Vì họ chưa có tự do của con cái Thiên Chúa. Họ không biết làm thế nào để sống theo luật Chúa, họ chưa được chúc phúc. Họ đau khổ rất nhiều! Xem ra họ có vẻ tốt, vì họ sống theo lề luật, nhưng đằng sau có điều gì đó chẳng lành, có điều gì đó xấu, họ đang giả hình hoặc bị đau bệnh. Họ đau khổ!
Trong dụ ngôn người cha nhân hậu, người anh cả đã luôn sống tốt và làm theo lệnh cha, nhưng anh ta lại bất bình và tức giận với cha khi người cha vui mừng đón nhận người con thứ đi hoang trở về hối lỗi. Như thế, đằng sau đời sống tốt lành của người anh, có một sự tự hào tự kiêu.
Đằng sau việc làm tốt lành của anh ta, có một sự kiêu ngạo. Anh ta biết anh có một người cha, và trong những giây phút đen tối nhất cuộc đời, anh chạy đến với cha. Chỉ mình người cha mới có thể nói rằng chính anh cũng là ông chủ cùng với cha vì tất cả những gì của cha đều là của anh. Thế nhưng, chưa bao giờ anh có thể cùng cảm nghĩ như cha. Thế đấy, thật là khó khăn: anh chỉ làm cứng nhắc theo luật theo lệnh. Còn người con thứ, anh bỏ luật sang một bên, anh sống không cần luật lệ gì cả, sống chống lại luật, và đến một lúc, anh nghĩ về người cha rồi quay trở về. Anh được tha thứ. Thật là không dễ chút nào để đi theo luật Chúa mà lại không rơi vào sự nghiêm khắc.
Chúng ta hãy cầu cùng Thiên Chúa, hãy cầu nguyện cho anh chị em của chúng ta là những người tin rằng sống theo luật Chúa là trở nên khắt khe. Xin Chúa làm cho họ cảm thấy Ngài là Cha chúng ta, Ngài yêu thích sự dịu hiền, nhu mì, và khiêm nhường. Xin Ngài dạy tất cả chúng ta bước theo luật Chúa với thái độ hiền lành và khiêm nhường.
4. Hôm nay Thiên Chúa đang khóc trước thiên tai và chiến tranh
Ngày nay, khi đứng trước các thiên tai, đứng trước những cuộc chiến tranh gây ra bởi những kẻ “thờ thần tiền”, trước việc trẻ em bị giết hại, ngay cả Thiên Chúa cũng khóc. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 27 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta. “Hôm nay Thiên Chúa đang khóc” vì con người không hiểu “bình an mà Người đã trao tặng cho chúng ta, bình an của tình yêu mến”.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu gọi Herode là “con cáo” khi những người biệt phái đến báo tin cho Chúa rằng Herode muốn giết Chúa. Tiếp đó Chúa nói về những gì sắp xảy đến, khi mà giờ tử nạn đang tới gần. Chúa Giêsu nhìn về thành Giêrusalem, nơi đã giết hại các vị ngôn sứ được sai đến.
Chúa Giêsu nói với cung giọng hiền từ của Thiên Chúa. Chúa nhìn vào dân Ngài, nhìn vào thành Giêrusalem. Ngày hôm đó Chúa đã khóc cho thành Giêrusalem. Chúa Cha đang khóc trong Con Người Giêsu, khóc cho thành Giêrusalem: “Đã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi, như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, thế mà người không muốn!”. Có người nói rằng, Thiên Chúa làm người để mà khóc, khóc cho những gì người ta làm cho Con của Ngài. Chúa Giêsu cũng khóc khi đứng trước mộ Ladaro, đây là tiếng khóc của một người bạn. Đây là tiếng khóc của Chúa Cha.
Có tiếng khóc của người cha, của Chúa Cha. Khi đứa con thứ hỏi người cha về chuyện thừa kế gia tài và anh ta muốn bỏ đi khỏi nhà. Có lẽ người cha đi gặp hàng xóm mà nói: “Hãy nhìn xem những gì đang xảy ra cho tôi. Những bất hạnh mà thằng con này làm cho tôi! Thằng con đáng nguyền rủa này…” Nhưng không, có lẽ người cha không làm thế, người cha khóc một mình trong phòng. Tin Mừng không nói gì về những điều này, nhưng Tin Mừng nói rằng, khi đứa con thứ trở về, người cha nhìn thấy anh từ đằng xa. Điều ấy có nghĩa là người cha lên tận mái nhà để nhìn để thấy con đường trở về của đứa con. Người cha làm điều này vì ông sống với niềm hy vọng, chờ đợi con trai của mình trở về. Đây là nước mắt của Chúa Cha. Là nước mắt của Cha nơi Con của Ngài và nơi tạo vật.
Trên đường Chúa Giêsu vác thập giá lên đồi Calvario, các phụ nữ đạo đức đã khóc, nhưng Chúa nói rằng, họ đừng khóc cho Chúa mà hãy khóc cho con cháu của họ. Cũng thế, ngày nay nước mắt tình cha nước mắt tình mẹ của Thiên Chúa vẫn tiếp tục rơi.
Đứng trước thiên tai, đứng trước chiến tranh vì thờ thần tiền, trước cái chết của bao nhiêu người dân vô tội vì bom đạn của những kẻ thờ thần tiền, trước tất cả những điều ấy, hôm nay Chúa Cha khóc. Thậm chí hôm nay Ngài nói: “Ôi Giêrusalem, Giêrusalem ơi, hỡi những người con của Ta, ngươi đang làm gì?” Ngài cũng nói với những nạn nhân nghèo khổ, nói với những kẻ buôn bán vũ khí, với những kẻ buôn bán cuộc sống của người dân.
Sẽ tốt cho chúng ta khi nghĩ rằng, Thiên Chúa là Cha chúng ta đã trở nên người phàm để có thể khóc, và cũng tốt cho chúng ta khi nghĩ rằng, Thiên Chúa là Cha chúng ta hôm nay đang khóc. Ngài khóc vì loài người không hiểu bình an mà Ngài đã tặng trao, hòa bình của tình yêu thương.
5. Nước Trời lớn lên giống như hạt cải chứ không theo kiểu biểu đồ
Để Nước Thiên Chúa có thể lớn lên, Chúa cần tất cả chúng ta phải hiền lành và nhu mì. Đây là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng 25 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta. Ngài lưu ý rằng, đừng quá tập trung vào những cơ cấu và sơ đồ tổ chức, Nước Trời không theo kiểu các khung biểu đồ.
Phúc cho ai bước theo luật Chúa. Đây là luật không phải để học cho biết, mà là để thực hành, để sống, để bước theo.
Nước Thiên Chúa không phải là cơ cấu bị đóng khung, nhưng luôn sống động
Luật là vì sự sống, luật là để giúp xây dựng Nước Trời, để kiến tạo sức sống. Hôm nay, Chúa dạy chúng ta về Nước Trời. Phải ví Nước Trời với cái gì đây? Có lẽ Nước Thiên Chúa là một toàn thể được thiết kế tuyệt vời, mọi sự có trật tự, với cơ cấu tổ chức tốt… và không ai vào đó, đây không phải là Nước Thiên Chúa. Không. Điều xảy ra với Nước Trời cũng giống như xảy ra với luật: vừa vững chắc lại vừa thích ứng… Luật này là luật để sống, và Nước Trời đang đến. Không có điểm dừng. Hơn thế nữa: Nước Trời thấm nhập và tiến triển “từng ngày”.
Chúa Giêsu kể dụ ngôn về “những thứ biến đổi từng ngày”. Tấm men không còn là tấm men, vì men được bỏ vào trong bột, và thế là có tiến trình trở thành bánh. Hạt giống không còn là hạt giống, vì nó chết đi và trao tặng sức sống cho cây mới nảy sinh. Nắm men và hạt giống đang trong một hành trình làm điều gì đó, nhưng để làm điều ấy thì phải “chết đi”. Vấn đề không ở chỗ: cái gì là bé nhỏ hoặc lớn lao. Điều quan trọng ở chỗ “bước đi” và sự biến đổi diễn ra trên hành trình.
Để Nước Thiên Chúa lớn lên, chúng ta phải ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần
Ai biết luật mà không sống, thì đó là người có thái độ bảo thủ và cứng nhắc. Chúa muốn chúng ta có thái độ nào để Nước Trời có thể lớn lên, để bột có thể trở thành bánh? Đó là ngoan ngoãn. Nước Trời lớn lên khi chúng ta ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần. Bột không còn là bột mà trở thành bánh, khi bột nhẹ nhàng để cho sức mạnh của men tác động, để cho men được nhào trong bột… Tôi không biết, bột có cảm giác không, nhưng khi bạn nhào bột, bột có đau không? Sau đó, bạn nấu nướng, bột có đau không? Tất cả những việc ấy đều tốt, và rồi bột trở thành bánh trong bữa ăn cho mọi người. Nước Trời cũng thế.
Bột ngoan ngoãn đối với men, Nước Trời cũng phát triển như thế. Khi những người nam nữ ngoan ngoãn trước tác động của Chúa Thánh Thần, thì họ đang lớn mạnh và trở thành quà tặng cho tất cả mọi người. Hạt giống ngoan ngoãn để nảy sinh, để mất đi những gì là kích thước của hạt giống, để trở thành cái gì đó khác, để trở thành cây lớn hơn hạt giống gấp bội. Hạt giống trở thành cây. Nước Thiên Chúa cũng thế, cũng trên hành trình “trở thành”, hành trình hướng tới niềm hy vọng, hành trình hướng tới sự viên mãn.
Kẻ hà khắc chỉ có thể có chủ mà không có cha
Nước Thiên Chúa là điều mà bạn thực hành hằng ngày khi ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần, để kết hợp những đấu bột bé nhỏ, những hạt giống bé nhỏ của bạn, với với sức mạnh, để chúng được lớn lên. Nếu chúng ta không bước đi, không sống như thế, chúng ta sẽ khô héo và tự làm cho chính mình thành kẻ mồ côi, thành kẻ có chủ mà không có Cha.
Nước Trời giống như người mẹ trao tặng chính bản thân mình, vì những đứa con, để lo cho con. Khi làm như thế, người mẹ sống theo gương của Chúa. Hôm nay là ngày cầu nguyện xin ơn ngoan hiền trước sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Đã bao nhiêu lần chúng ta phán đoán theo ý riêng: “Nhưng, tôi làm điều tôi muốn…” Khi ấy, Nước Trời không thể phát triển, chính chúng ta cũng không thể lớn lên. Khi ngoan hiền với Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ lớn lên và được biến đổi giống như hạt giống và nắm bột. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần.
Nền tảng đời sống của người Kitô hữu chúng ta là: Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 28 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, từng chọn lựa, từng cử chỉ của Chúa Giêsu, ngay cả những giây phút cuối đời trên thập giá của Chúa, đều được ghi dấu bằng việc cầu nguyện. Do đó, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tin tưởng vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã cầu nguyện suốt đêm và đầy vất vả để có thể lựa chọn các môn đệ.
Đá tảng của Giáo Hội chính là Chúa Giêsu, Người luôn cầu nguyện cho chúng ta trước mặt Chúa Cha
Thánh Phaolô nói, đá tảng là chính Chúa Giêsu, nếu không có Chúa Giêsu đã không có Giáo Hội. Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay ghi nhận thêm một khía cạnh khác, khía cạnh cầu nguyện.
Chúa Giêsu lên núi và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sau khi cầu nguyện là hàng loạt những hoạt động khác: nào là tiếp đón người dân, nào là việc chọn lựa các môn đệ, việc chữa lành, trừ quỷ… Đá tảng là Chúa Giêsu, vâng đúng thế, nhưng chính Chúa Giêsu cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện. Người cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Hội. Đá tảng của Giáo Hội là chính Chúa Giêsu. Người cầu nguyện cho chúng ta trước mặt Chúa Cha. Người chuyển cầu cho chúng ta. Chúng ta cầu nguyện với Người, và chính Người là đá tảng của chúng ta đang cầu nguyện cho chúng ta.
Chúa Giêsu bảo bọc mỗi người chúng ta trong lời cầu nguyện của Người
Chúa Giêsu luôn cầu nguyện cho mỗi người chúng ta. Người cũng cầu nguyện như thế trong Bữa Tiệc Ly. Trước khi làm phép lạ, Chúa cầu nguyện. Chúng ta thử nghĩ về việc Chúa làm cho anh Lazaro sống lại: trước khi làm cho anh sống lại, Chúa đã cầu nguyện với Chúa Cha.
Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện. Trên Thánh Giá, Người cầu nguyện: cuộc sống của Người kết thúc bằng lời cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta! Đây chính là chốn nương náu cho chúng ta, đây là đá tảng của chúng ta, Người là đá góc tường của chúng ta. Mỗi người chúng ta có thể nói rằng: Tôi chắc chắn là Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi. Người chuyển cầu cho mỗi người chúng ta trước mặt Chúa Cha. Đây là nền tảng của Giáo Hội: Chúa Giêsu đang cầu nguyện.
Chúng ta hãy nghĩ về nền móng của Giáo Hội, một Giáo Hội được thiết lập trên đá tảng là Chúa Giêsu, Đấng đang cầu nguyện
Chúng ta cùng nghĩ về cuộc thương khó. Trước khi cuộc khổ nạn diễn ra, Chúa Giêsu nhìn thánh Phêrô mà cảnh báo rằng: “Này Phêrô, Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.”
Những gì Chúa nói cho Phêrô cũng là nói với bạn, nói cho bạn, nói cho tôi và cho tất cả chúng ta: “Thầy đã cầu nguyện cho con, Thầy cầu nguyện cho con, và giờ đây Thầy đang cầu nguyện cho con”. Và trong hy lễ trên bàn thờ, Chúa đến để nhậm lời, để cầu nguyện cho chúng ta, giống như trên thánh giá. Điều này mang lại cho chúng ta niềm an ủi lớn lao. Tôi thuộc về cộng đoàn này, một cách vững vàng vì có Chúa Giêsu là đá tảng góc tường, nhưng Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi, cầu nguyện cho chúng ta.
Hôm nay thật là tốt để chúng ta nghĩ về Giáo Hội, suy tư về mầu nhiệm Hội Thánh. Tất cả chúng giống như những tòa nhà, còn Chúa Giêsu là nền móng. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta và “Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho chính bản thân tôi”.
2. Câu chuyện Bên Kia Sự Chết
Trên giường hấp hối, thánh Monica đã nhắn nhủ con ngài là Augustino như sau: “Mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ khi tới bàn tiệc thánh”.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã được nghe nhiều lời van xin tương tự phát ra từ môi miệng của những người thân của chúng ta, trước khi từ giã cõi đời... Nhưng xa mặt cách lòng, nhiều người trong chúng ta lãng quên những lời van xin thống thiết ấy.
Cần được thương, cần được nhớ: đó là khát vọng tự nhiên của con người. Không ai muốn là một hoang đảo cô đơn. Dưới cái nhìn Ðức Tin, lời van xin kẻ khác cầu nguyện cho, còn chứng tỏ một lòng khiêm tốn, một thái độ chấp nhận cái giới hạn mỏng manh bất lực của mình.
Ðể giúp chúng ta có dịp đáp lại thỉnh cầu của những người đã đi vào thế giới bên kia và để thể hiện mối tình thông hiệp “các thánh thông công”, Giáo Hội ngay từ buổi đầu kỷ nguyên Kitô đã cổ động việc tưởng nhớ cầu nguyện cho những người quá cố. Những thế kỷ gần đây đã dành tháng 11 hằng năm cho việc đạo đức ấy. Hai ngày lễ mừng kính các thánh và cầu cho các linh hồn được ấn định vào hai ngày mùng một và mùng hai đầu tháng với những kinh nguyện rất ý nghĩa, nhắc chúng ta về sự hiệp thông trong Giáo Hội. Công đồng Vatican II trong hiến chế về Mầu Nhiệm Giáo Hội đã viết như sau: “Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh...”.
Nói về sự bầu cử của các đẳng linh hồn, Công Ðồng viết như sau: “Khi được về quê Trời và hiện diện trước nhan Chúa, nhờ Người, với Người và trong Người, các thánh lại không ngừng cầu bàu cho chúng ta bên Chúa Cha...”. Sự trao đi nhận lại đó vừa là một việc bác ái vừa là một bổn phận thảo hiếu đáp đền, đã thực sự củng cố Giáo Hội thêm vững bền trong sự thánh thiện.
Quỳ cầu nguyện một mình trong nhà thờ, hay ngậm ngùi đốt lên một ngọn bạch lạp tại một nghĩa trang nào, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy bùi ngùi xúc động khi nghĩ đến những người chết và chính cái chết. Chúng ta đang đứng giữa biên giới vô hình của sự sống và sự chết. Và một cách vô cùng huyền nhiệm và sống động, những người chết đang hiện diện với chúng ta bằng một sợi dây liên kết thâm sâu, thắm thiết... Cái chết không còn là một chấm hết cuối cùng đối với chúng ta nữa. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Chính Tình Yêu đã làm cho những người đã chết được sống và cũng chính Tình Yêu liên kết chúng tư với những người chết. Vâng, chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người được bất tử. Chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người liên kết với những người đã chết. Chỉ có Tình Yêu mới mặc cho những nghĩa cử của con người sự bất diệt.
Mỗi lần chúng ta hy sinh cho một người nào đó, mỗi lần chúng ta săn sóc một người đau yếu, an ủi một người đau khổ, bênh vực một người cô thế, hay cùng với những người khác dấn thân để canh tân cuộc sống... Chúng ta đang tiến dần đến sự bất tử.
Yêu thương chính là tái sinh, là sự thông dự vào sự sung mãn của cuộc sống. Ðó phải là niềm tin của chúng ta trong ngày hôm nay khi chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố. Xin Chúa nâng đỡ Ðức Tin yếu kém của chúng ta, xin Ngài ban thêm niềm hy vọng cho chúng ta.
3. Sống nghiêm ngặt luật Chúa, nhưng phải có tự do của con cái Thiên Chúa
Đằng sau những gì gọi là nghiêm ngặt khắt khe, có cái gì đó ẩn giấu, một đời sống nước đôi, một đời sống nghiêm khắc mà mất tự do, vì họ làm nô lệ cho luật. Còn Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta tự do, sự hiền lành, lòng nhân từ. Đó là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng 24 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta.
Nơi bài Tin Mừng hôm nay, Thầy Giêsu chữa lành người phụ nữ trong ngày Sabat, trước sự tức giận của ông trưởng hội đường, bởi vì ông nói là luật Chúa đã bị vi phạm. Thực sự, sống theo luật Chúa thì không hề đơn giản, đó là ơn sủng mà chúng ta cần cầu xin. Phản ứng lại ông ta, Thầy Giêsu gọi ông là kẻ đạo đức giả. Đã nhiều lần, Thầy Giêsu gọi những người như thế là đạo đức giả, vì họ chỉ biết tuân thủ nghiêm ngặt lề luật mà không có sự tự do của những người con, họ bị nô lệ bởi luật. Luật được làm ra là để giúp chúng ta có tự do, tự do của con cái Thiên Chúa, chứ không phải: luật làm ra để chúng ta làm nô lệ cho luật.
Đằng sau những gì là khắt khe, luôn có điều gì đó khác, điều đó Thầy Giêsu gọi là đạo đức giả. Đằng sau cái khắt khe, có điều gì đó ẩn giấu trong cuộc sống của con người. Sự hà khắc không phải là quà tặng của Thiên Chúa. Sự dịu hiền, vâng; sự tốt lành, vâng; lòng nhân từ, vâng; sự tha thứ, vâng. Sự khắt khe cứng nhắc thì không. Đằng sau sự khắt khe ấy, thường có cái gì đó ẩn giấu, thường thì đó là lối sống hai mặt, nhưng cũng có cái gì đó là đau bệnh. Khi chân thành họ nhận ra rằng, họ đang đau khổ! Vì họ chưa có tự do của con cái Thiên Chúa. Họ không biết làm thế nào để sống theo luật Chúa, họ chưa được chúc phúc. Họ đau khổ rất nhiều! Xem ra họ có vẻ tốt, vì họ sống theo lề luật, nhưng đằng sau có điều gì đó chẳng lành, có điều gì đó xấu, họ đang giả hình hoặc bị đau bệnh. Họ đau khổ!
Trong dụ ngôn người cha nhân hậu, người anh cả đã luôn sống tốt và làm theo lệnh cha, nhưng anh ta lại bất bình và tức giận với cha khi người cha vui mừng đón nhận người con thứ đi hoang trở về hối lỗi. Như thế, đằng sau đời sống tốt lành của người anh, có một sự tự hào tự kiêu.
Đằng sau việc làm tốt lành của anh ta, có một sự kiêu ngạo. Anh ta biết anh có một người cha, và trong những giây phút đen tối nhất cuộc đời, anh chạy đến với cha. Chỉ mình người cha mới có thể nói rằng chính anh cũng là ông chủ cùng với cha vì tất cả những gì của cha đều là của anh. Thế nhưng, chưa bao giờ anh có thể cùng cảm nghĩ như cha. Thế đấy, thật là khó khăn: anh chỉ làm cứng nhắc theo luật theo lệnh. Còn người con thứ, anh bỏ luật sang một bên, anh sống không cần luật lệ gì cả, sống chống lại luật, và đến một lúc, anh nghĩ về người cha rồi quay trở về. Anh được tha thứ. Thật là không dễ chút nào để đi theo luật Chúa mà lại không rơi vào sự nghiêm khắc.
Chúng ta hãy cầu cùng Thiên Chúa, hãy cầu nguyện cho anh chị em của chúng ta là những người tin rằng sống theo luật Chúa là trở nên khắt khe. Xin Chúa làm cho họ cảm thấy Ngài là Cha chúng ta, Ngài yêu thích sự dịu hiền, nhu mì, và khiêm nhường. Xin Ngài dạy tất cả chúng ta bước theo luật Chúa với thái độ hiền lành và khiêm nhường.
4. Hôm nay Thiên Chúa đang khóc trước thiên tai và chiến tranh
Ngày nay, khi đứng trước các thiên tai, đứng trước những cuộc chiến tranh gây ra bởi những kẻ “thờ thần tiền”, trước việc trẻ em bị giết hại, ngay cả Thiên Chúa cũng khóc. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 27 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta. “Hôm nay Thiên Chúa đang khóc” vì con người không hiểu “bình an mà Người đã trao tặng cho chúng ta, bình an của tình yêu mến”.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu gọi Herode là “con cáo” khi những người biệt phái đến báo tin cho Chúa rằng Herode muốn giết Chúa. Tiếp đó Chúa nói về những gì sắp xảy đến, khi mà giờ tử nạn đang tới gần. Chúa Giêsu nhìn về thành Giêrusalem, nơi đã giết hại các vị ngôn sứ được sai đến.
Chúa Giêsu nói với cung giọng hiền từ của Thiên Chúa. Chúa nhìn vào dân Ngài, nhìn vào thành Giêrusalem. Ngày hôm đó Chúa đã khóc cho thành Giêrusalem. Chúa Cha đang khóc trong Con Người Giêsu, khóc cho thành Giêrusalem: “Đã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi, như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, thế mà người không muốn!”. Có người nói rằng, Thiên Chúa làm người để mà khóc, khóc cho những gì người ta làm cho Con của Ngài. Chúa Giêsu cũng khóc khi đứng trước mộ Ladaro, đây là tiếng khóc của một người bạn. Đây là tiếng khóc của Chúa Cha.
Có tiếng khóc của người cha, của Chúa Cha. Khi đứa con thứ hỏi người cha về chuyện thừa kế gia tài và anh ta muốn bỏ đi khỏi nhà. Có lẽ người cha đi gặp hàng xóm mà nói: “Hãy nhìn xem những gì đang xảy ra cho tôi. Những bất hạnh mà thằng con này làm cho tôi! Thằng con đáng nguyền rủa này…” Nhưng không, có lẽ người cha không làm thế, người cha khóc một mình trong phòng. Tin Mừng không nói gì về những điều này, nhưng Tin Mừng nói rằng, khi đứa con thứ trở về, người cha nhìn thấy anh từ đằng xa. Điều ấy có nghĩa là người cha lên tận mái nhà để nhìn để thấy con đường trở về của đứa con. Người cha làm điều này vì ông sống với niềm hy vọng, chờ đợi con trai của mình trở về. Đây là nước mắt của Chúa Cha. Là nước mắt của Cha nơi Con của Ngài và nơi tạo vật.
Trên đường Chúa Giêsu vác thập giá lên đồi Calvario, các phụ nữ đạo đức đã khóc, nhưng Chúa nói rằng, họ đừng khóc cho Chúa mà hãy khóc cho con cháu của họ. Cũng thế, ngày nay nước mắt tình cha nước mắt tình mẹ của Thiên Chúa vẫn tiếp tục rơi.
Đứng trước thiên tai, đứng trước chiến tranh vì thờ thần tiền, trước cái chết của bao nhiêu người dân vô tội vì bom đạn của những kẻ thờ thần tiền, trước tất cả những điều ấy, hôm nay Chúa Cha khóc. Thậm chí hôm nay Ngài nói: “Ôi Giêrusalem, Giêrusalem ơi, hỡi những người con của Ta, ngươi đang làm gì?” Ngài cũng nói với những nạn nhân nghèo khổ, nói với những kẻ buôn bán vũ khí, với những kẻ buôn bán cuộc sống của người dân.
Sẽ tốt cho chúng ta khi nghĩ rằng, Thiên Chúa là Cha chúng ta đã trở nên người phàm để có thể khóc, và cũng tốt cho chúng ta khi nghĩ rằng, Thiên Chúa là Cha chúng ta hôm nay đang khóc. Ngài khóc vì loài người không hiểu bình an mà Ngài đã tặng trao, hòa bình của tình yêu thương.
5. Nước Trời lớn lên giống như hạt cải chứ không theo kiểu biểu đồ
Để Nước Thiên Chúa có thể lớn lên, Chúa cần tất cả chúng ta phải hiền lành và nhu mì. Đây là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng 25 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta. Ngài lưu ý rằng, đừng quá tập trung vào những cơ cấu và sơ đồ tổ chức, Nước Trời không theo kiểu các khung biểu đồ.
Phúc cho ai bước theo luật Chúa. Đây là luật không phải để học cho biết, mà là để thực hành, để sống, để bước theo.
Nước Thiên Chúa không phải là cơ cấu bị đóng khung, nhưng luôn sống động
Luật là vì sự sống, luật là để giúp xây dựng Nước Trời, để kiến tạo sức sống. Hôm nay, Chúa dạy chúng ta về Nước Trời. Phải ví Nước Trời với cái gì đây? Có lẽ Nước Thiên Chúa là một toàn thể được thiết kế tuyệt vời, mọi sự có trật tự, với cơ cấu tổ chức tốt… và không ai vào đó, đây không phải là Nước Thiên Chúa. Không. Điều xảy ra với Nước Trời cũng giống như xảy ra với luật: vừa vững chắc lại vừa thích ứng… Luật này là luật để sống, và Nước Trời đang đến. Không có điểm dừng. Hơn thế nữa: Nước Trời thấm nhập và tiến triển “từng ngày”.
Chúa Giêsu kể dụ ngôn về “những thứ biến đổi từng ngày”. Tấm men không còn là tấm men, vì men được bỏ vào trong bột, và thế là có tiến trình trở thành bánh. Hạt giống không còn là hạt giống, vì nó chết đi và trao tặng sức sống cho cây mới nảy sinh. Nắm men và hạt giống đang trong một hành trình làm điều gì đó, nhưng để làm điều ấy thì phải “chết đi”. Vấn đề không ở chỗ: cái gì là bé nhỏ hoặc lớn lao. Điều quan trọng ở chỗ “bước đi” và sự biến đổi diễn ra trên hành trình.
Để Nước Thiên Chúa lớn lên, chúng ta phải ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần
Ai biết luật mà không sống, thì đó là người có thái độ bảo thủ và cứng nhắc. Chúa muốn chúng ta có thái độ nào để Nước Trời có thể lớn lên, để bột có thể trở thành bánh? Đó là ngoan ngoãn. Nước Trời lớn lên khi chúng ta ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần. Bột không còn là bột mà trở thành bánh, khi bột nhẹ nhàng để cho sức mạnh của men tác động, để cho men được nhào trong bột… Tôi không biết, bột có cảm giác không, nhưng khi bạn nhào bột, bột có đau không? Sau đó, bạn nấu nướng, bột có đau không? Tất cả những việc ấy đều tốt, và rồi bột trở thành bánh trong bữa ăn cho mọi người. Nước Trời cũng thế.
Bột ngoan ngoãn đối với men, Nước Trời cũng phát triển như thế. Khi những người nam nữ ngoan ngoãn trước tác động của Chúa Thánh Thần, thì họ đang lớn mạnh và trở thành quà tặng cho tất cả mọi người. Hạt giống ngoan ngoãn để nảy sinh, để mất đi những gì là kích thước của hạt giống, để trở thành cái gì đó khác, để trở thành cây lớn hơn hạt giống gấp bội. Hạt giống trở thành cây. Nước Thiên Chúa cũng thế, cũng trên hành trình “trở thành”, hành trình hướng tới niềm hy vọng, hành trình hướng tới sự viên mãn.
Kẻ hà khắc chỉ có thể có chủ mà không có cha
Nước Thiên Chúa là điều mà bạn thực hành hằng ngày khi ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần, để kết hợp những đấu bột bé nhỏ, những hạt giống bé nhỏ của bạn, với với sức mạnh, để chúng được lớn lên. Nếu chúng ta không bước đi, không sống như thế, chúng ta sẽ khô héo và tự làm cho chính mình thành kẻ mồ côi, thành kẻ có chủ mà không có Cha.
Nước Trời giống như người mẹ trao tặng chính bản thân mình, vì những đứa con, để lo cho con. Khi làm như thế, người mẹ sống theo gương của Chúa. Hôm nay là ngày cầu nguyện xin ơn ngoan hiền trước sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Đã bao nhiêu lần chúng ta phán đoán theo ý riêng: “Nhưng, tôi làm điều tôi muốn…” Khi ấy, Nước Trời không thể phát triển, chính chúng ta cũng không thể lớn lên. Khi ngoan hiền với Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ lớn lên và được biến đổi giống như hạt giống và nắm bột. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN