Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video ĐTC tiếp kiến chung ngày 21-9-2016: Tình yêu thương xót tha thứ diễn tả sự toàn thiện của Thiên Chúa</b>
22/09/2016 12:00:00 SA
Sự toàn thiện của Thiên Chúa là ở nơi tình yêu thương xót. Tình yêu thương xót đó được diễn tả ra bằng việc tha thứ và cho đi, là hai cột trụ của Kitô giáo. Không phán xét lên án, nhưng tìm phục hồi phẩm giá là con Thiên Chúa cho người anh em làm lỗi và quảng đại giúp đỡ họ trong mức độ có thể.
Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 40 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua.
Trong bài huấn dụ ngài đã giải thích ý nghĩa đoạn trích chương 6 Phúc Âm thánh Luca: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy." (Lc 6,36-38).
ĐTC nói: Chúng ta vừa nghe đoạn Phúc Âm thánh Gioan từ đó đuợc rút ra khẩu hiệu của Năm Thánh ngoại thường này: “Hãy thương xót như Thiên Chúa Cha”. Câu đầy đủ là: “Các con hãy thương xót như Cha các con là Đấng xót thương” (c. 36). Đây không phải là một khẩu hiệu quảng cáo nhằm gây hiệu quả, nhưng là một dấn thân của cuộc sống. Để hiểu rõ kiểu nói này chúng ta phải đối chiếu với kiểu nói song song trong Phúc Âm thánh Mátthêu, trong đó Chúa Giêsu nói: “Vì vậy các con hãy toàn thiện như Cha các con ở trên Trời là Đấng toàn thiện” (Mt 5,48). Trong bài giảng trên núi, mở đầu với các Mối Phúc Thật, Chúa dậy chúng ta rằng sự hoàn thiện hệ tại tình yêu, là việc thành toàn mọi điều khoản của Luật Lệ. Trong viễn tượng này thánh sử Luca nói rõ rằng sự toàn thiện là tình yêu thương xót: là hoàn thiện có nghĩa là thương xót. Một người không thương xót có toàn thiện không? Không! Một người không thương xót có tốt không? Không! Lòng tốt và sự toàn thiện đâm rễ nơi lòng thương xót. Dĩ nhiên, Thiên Chúa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu chúng ta coi Ngài như thế, thì đối với con người sẽ không thể nào hướng tới sự hoàn thiện tuyệt đối ấy được. Trái lại, có Thiên Chúa trước mắt như Đấng thương xót cho phép chúng ta hiểu tốt hơn sự hoàn thiện của Thiên Chúa hệ tại điều gì và thúc đẩy chúng ta sống tràn đầy tình yêu, sự thương cảm và lòng thương xót giống như Ngài. Nhưng tôi tự hỏi: các lời của Chúa Giêsu có thực tế không? Có đúng thật là có thể yêu như Thiên Chúa yêu và thương xót như Ngài không? ĐTC trả lời:
Nếu chúng ta nhìn lịch sử cứu độ, chúng ta thấy rằng tất cả sự mạc khải của Thiên Chúa là một tình yêu liên lỉ không mệt mỏi đối với con người; Thiên Chúa như một người cha và như một người mẹ yêu thương bằng một tình yêu không dò thấu được, và Ngài đổ tràn tình yêu ấy trên mọi thụ tạo. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là tột đỉnh lịch sử tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Một tình yêu lớn lao tới độ chỉ Thiên Chúa mới có thể thực hiện được thôi. Đương nhiên là so sánh với tình yêu vô bờ này, tình yêu của chúng tá sẽ luôn luôn thiếu sót. Nhưng khi Chúa Giêsu xin chúng ta thương xót như Thiên Chúa Cha, Ngài không nghĩ tới số lượng đâu! Ngài xin các môn đệ Ngài trở thành dấu chỉ, các con kênh, các chứng nhân lòng thương xót của Ngài.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Và Giáo Hội chỉ có thể là bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa trong thế giới, trong mọi thời đại và đối với toàn nhân loại. Vì thế mỗi kitô hữu được mời gọi là chứng nhân lòng thương xót, và điều này xảy ra trên con đường nên thánh. Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao nhiêu vị thánh nam nữ đã trở thành những người thương xót, bởi vì các vị đã để cho con tim của mình tràn đầy lòng thương xót. Các vị đã cho tình yêu của Thiên Chúa thân xác, bằng cách đổ tràn đầy nó trong biết bao nhiêu nhu cầu của nhân loại khổ đau. Trong việc nở hoa của biết bao nhiêu hình thức bác ái có thể nhận ra các phản ánh của gương mặt xót thương của Chúa Kitô.
Chúng ta hãy hỏi: đối với các môn đệ thương xót có nghĩa là gì? Điều này đã được Chúa Giêsu giải thích với hai động từ “tha thứ” (c. 37) và “cho đi” (c. 38). ĐTC giải thích như sau:
Trước hết lòng thương xót được diễn tả trong sự tha thứ: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha”. Chúa Giêsu không có ý lật đổ công lý của con người, nhưng Ngài nhắc cho các môn đệ biết rằng để có các tương quan huynh đệ cần ngưng các phán xử và kết án. Thật ra sự tha thứ là cột trụ chống đỡ cuộc sống của cộng đoàn kitô, bởi vì trong đó được cho thấy sự nhưng không của tình yêu thương qua đó Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước.
ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Kitô hữu phải tha thứ! Tại sao vậy? Bởi vì họ đã được thứ tha. Tất cả chúng ta ở đây hôm nay, tại quảng trường này, tất cả chúng ta, chúng ta đã dược tha thứ. Không có ai trong chúng ta, trong cuộc sống của mình, đã không cần sự tha thứ của Thiên Chúa. Và bởi vì chúng ta đã được thứ tha, nên chúng ta phải tha thứ. Chúng ta đọc Kinh Lậy Cha mỗi ngày: Xin tha tội chúng con. Xin tha tội chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” Nghĩa là tha thứ biết bao xúc phạm, biết bao tội lỗi. Và như thế tha thứ thì dễ dàng: Nếu Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi, tại sao tôi lại không phải tha thứ cho người khác? Tôi cao cả hơn Thiên Chứa sao? Anh chị em hiểu rõ điều này chưa? Cột trụ của sự tha thứ này cho chúng ta thấy sự nhưng không của tình yêu Thiên Chúa, là Đấng đã yêu chúng ta trước.
Phán xét và kết án ngưòi anh em phạm tội là sai lầm. Không phải bởi vì chúng ta không muốn thừa nhận tội lỗi, nhưng bởi vì lên án người có tội là bẻ gẫy mối dây huynh đệ với họ, và khinh rẻ lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng, trái lại, không muốn từ bỏ ai trong các con cái của Ngài.
Chúng ta không có quyền lên án ngưòi anh em lầm lỗi: Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha, chúng ta không ở bên trên họ: trái lại chúng ta có bổn phận phục hồi cho họ phẩm giá là con Thiên Chúa Cha, và đồng hành với họ trên con đường hoán cải.
Chúa Giêsu cũng chỉ cho Giáo Hội Ngài môt cột trụ thứ hai: là “cho đi” : “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (c. 38). Thiên Chúa cho vượt ngoài các công nghiệp của chúng ta, nhưng Ngài sẽ còn quảng đại hơn với tất cả những ai đã sống quảng đại trên trái đất này. Chúa Giêsu không nói điều sẽ xảy ra cho những người không cho, nhưng hình ảnh “cái đấu” là một lời cảnh cáo: với mức độ tình yêu mà chúng ta cho đi, chính chúng ta là những người quyết định chúng tra sẽ bị phán xử như thế nào, đuợc yêu thương như thế nào. Nếu nhìn kỹ, chúng ta thấy có một luận lý trung thực: trong mức độ chúng ta nhận được từ Thiên Chúa, chúng ta cho người anh em, và trong mức độ chúng ta cho người anh em chúng ta nhận được từ Thiên Chúa” .
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Vì thế tình yêu thương xót là con đường duy nhất phải theo. Chúng ta tất cả đều cần sống thương xót hơn một chút biết bao, không nói xấu tha nhân, không xét đoán, không “vặt lông” kẻ khác với các lời chỉ trích của chúng ta, với các ghen tương tỵ hiềm. Không! Tha thứ, thương xót, sống cuộc đời mình trong tình yêu và cho đi. Lòng bác ái và tình yêu thương này cho phép các môn đệ của Chúa Giêsu không đánh mất đi căn tính đã nhận được từ Ngài và được thừa nhận như là con cái của chính Thiên Chúa Cha. Nơi tình yêu mà họ - nghĩa là chúng ta - thực thi trong cuộc sống, vang vọng lên Lòng Thương Xót không bao giờ cùng ấy của Thiên Chúa (x. 1 Cr 13,1-12). Nhưng chúng ta đừng quên điều này: lòng thương xót và việc cho đi; tha thứ và cho đi. Như thế con tim nở rộng, nở rộng trong tình yêu. Trái lại, sự ích kỷ, tức giận, khiến cho con tim nhỏ lại, nhỏ lại, nhỏ lại và cứng như một cục đá. Anh chị em thích điều nào? Một con tim bằng đá hay sao? Tôi xin hỏi anh chị em đó. Hãy trả lời? Tín hữu trả lời “không!”. ĐTC nói: Tôi không nghe rõ. Tín hữu trả lời “không!” Một con tim tràn đầy tình yêu? Tín hữu trả lời “có!” Nếu anh chị em thích một con tim tràn đầy tình yêu, thì hãy sống thương xót! Xin cám ơn anh chị em.
ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau, Trước khi ra quảng trưởng ngài đã chào các bệnh nhân tụ tập trong đại thính đuờng Phaolô VI để tránh mưa. ĐTC đã cùng mọi người đọc Kính Mùng và ngài đã ban phép lành cho họ.
Ngài đã chào các nhóm nói tiếng Pháp trong đó có các tín hữu giáo phận Angoulême, do ĐGM sở tại hướng dẫn, các đoàn hành hương đến từ Bỉ, Camerun, Hy Lạp, Côte d’ Ivoire và Canada. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Anh, Êcốt, Ailen, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Malyaysia, Việt Nam, Philippines, Nam Phi, Australia và Hoa Kỳ, cũng như các đoàn hành hương Đức, Thuỵ Sĩ, Áo, Ba Lan, Slovac và các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đặc biệt các tín hữu Brasil. Trong số các đoàn hành hương Slovac có các quân nhân do ĐC Frantisek Rabek hướng dẫn. Cũng có một nhóm tín hữu Thổ Nhĩ Kỳ giáo phận Smirne, do ĐC Lorenzo Piretto hướng dẫn.
Trong số các đoàn hành hương Italia có tín hữu các giáo phận Acqui, Grosetto, Nola, Sessa Aurunca, Tortona; các đại chủng sinh liên giáo phận Udine, Trieste và Gorizia, do ĐTGM Mazzocato hướng dẫn; các tham dự viên khóa hội học do Đại Học Thánh Giá tổ chức; các vị giám đốc các nhà Chúa Quan Phòng Italia, các thừa sai dòng Monfortani mừng 300 năm ngày sinh của thánh lập dòng Luigi Maria Grignion de Monfort. Ngài cũng chào các bạn trẻ các bệnh nhân và các đôi tân hôn. ĐTC cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố đức tin và đức mến của mọi người, và việc bước qua Cửa Thánh ban ơn toàn xá cho họ và các thân nhân của họ đã qua đời. Ước chi thánh sử Mátthêu mà Giáo Hội mừng kính soi sáng cho họ trên con đường theo Chúa.
Sau cùng ĐTC cũng nhắc tới Ngày quốc tế bệnh Alzheimer lần thứ 23 với đề tài “Xin hãy nhớ đến tôi” cử hành hôm qua. Ngài xin mọi người cầu nguyện cho những người sống gần các bệnh nhân biết đáp ứng các nhu cầu của họ với con mắt đầy tình yêu thương.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 40 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua.
Trong bài huấn dụ ngài đã giải thích ý nghĩa đoạn trích chương 6 Phúc Âm thánh Luca: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy." (Lc 6,36-38).
ĐTC nói: Chúng ta vừa nghe đoạn Phúc Âm thánh Gioan từ đó đuợc rút ra khẩu hiệu của Năm Thánh ngoại thường này: “Hãy thương xót như Thiên Chúa Cha”. Câu đầy đủ là: “Các con hãy thương xót như Cha các con là Đấng xót thương” (c. 36). Đây không phải là một khẩu hiệu quảng cáo nhằm gây hiệu quả, nhưng là một dấn thân của cuộc sống. Để hiểu rõ kiểu nói này chúng ta phải đối chiếu với kiểu nói song song trong Phúc Âm thánh Mátthêu, trong đó Chúa Giêsu nói: “Vì vậy các con hãy toàn thiện như Cha các con ở trên Trời là Đấng toàn thiện” (Mt 5,48). Trong bài giảng trên núi, mở đầu với các Mối Phúc Thật, Chúa dậy chúng ta rằng sự hoàn thiện hệ tại tình yêu, là việc thành toàn mọi điều khoản của Luật Lệ. Trong viễn tượng này thánh sử Luca nói rõ rằng sự toàn thiện là tình yêu thương xót: là hoàn thiện có nghĩa là thương xót. Một người không thương xót có toàn thiện không? Không! Một người không thương xót có tốt không? Không! Lòng tốt và sự toàn thiện đâm rễ nơi lòng thương xót. Dĩ nhiên, Thiên Chúa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu chúng ta coi Ngài như thế, thì đối với con người sẽ không thể nào hướng tới sự hoàn thiện tuyệt đối ấy được. Trái lại, có Thiên Chúa trước mắt như Đấng thương xót cho phép chúng ta hiểu tốt hơn sự hoàn thiện của Thiên Chúa hệ tại điều gì và thúc đẩy chúng ta sống tràn đầy tình yêu, sự thương cảm và lòng thương xót giống như Ngài. Nhưng tôi tự hỏi: các lời của Chúa Giêsu có thực tế không? Có đúng thật là có thể yêu như Thiên Chúa yêu và thương xót như Ngài không? ĐTC trả lời:
Nếu chúng ta nhìn lịch sử cứu độ, chúng ta thấy rằng tất cả sự mạc khải của Thiên Chúa là một tình yêu liên lỉ không mệt mỏi đối với con người; Thiên Chúa như một người cha và như một người mẹ yêu thương bằng một tình yêu không dò thấu được, và Ngài đổ tràn tình yêu ấy trên mọi thụ tạo. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là tột đỉnh lịch sử tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Một tình yêu lớn lao tới độ chỉ Thiên Chúa mới có thể thực hiện được thôi. Đương nhiên là so sánh với tình yêu vô bờ này, tình yêu của chúng tá sẽ luôn luôn thiếu sót. Nhưng khi Chúa Giêsu xin chúng ta thương xót như Thiên Chúa Cha, Ngài không nghĩ tới số lượng đâu! Ngài xin các môn đệ Ngài trở thành dấu chỉ, các con kênh, các chứng nhân lòng thương xót của Ngài.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Và Giáo Hội chỉ có thể là bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa trong thế giới, trong mọi thời đại và đối với toàn nhân loại. Vì thế mỗi kitô hữu được mời gọi là chứng nhân lòng thương xót, và điều này xảy ra trên con đường nên thánh. Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao nhiêu vị thánh nam nữ đã trở thành những người thương xót, bởi vì các vị đã để cho con tim của mình tràn đầy lòng thương xót. Các vị đã cho tình yêu của Thiên Chúa thân xác, bằng cách đổ tràn đầy nó trong biết bao nhiêu nhu cầu của nhân loại khổ đau. Trong việc nở hoa của biết bao nhiêu hình thức bác ái có thể nhận ra các phản ánh của gương mặt xót thương của Chúa Kitô.
Chúng ta hãy hỏi: đối với các môn đệ thương xót có nghĩa là gì? Điều này đã được Chúa Giêsu giải thích với hai động từ “tha thứ” (c. 37) và “cho đi” (c. 38). ĐTC giải thích như sau:
Trước hết lòng thương xót được diễn tả trong sự tha thứ: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha”. Chúa Giêsu không có ý lật đổ công lý của con người, nhưng Ngài nhắc cho các môn đệ biết rằng để có các tương quan huynh đệ cần ngưng các phán xử và kết án. Thật ra sự tha thứ là cột trụ chống đỡ cuộc sống của cộng đoàn kitô, bởi vì trong đó được cho thấy sự nhưng không của tình yêu thương qua đó Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước.
ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Kitô hữu phải tha thứ! Tại sao vậy? Bởi vì họ đã được thứ tha. Tất cả chúng ta ở đây hôm nay, tại quảng trường này, tất cả chúng ta, chúng ta đã dược tha thứ. Không có ai trong chúng ta, trong cuộc sống của mình, đã không cần sự tha thứ của Thiên Chúa. Và bởi vì chúng ta đã được thứ tha, nên chúng ta phải tha thứ. Chúng ta đọc Kinh Lậy Cha mỗi ngày: Xin tha tội chúng con. Xin tha tội chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” Nghĩa là tha thứ biết bao xúc phạm, biết bao tội lỗi. Và như thế tha thứ thì dễ dàng: Nếu Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi, tại sao tôi lại không phải tha thứ cho người khác? Tôi cao cả hơn Thiên Chứa sao? Anh chị em hiểu rõ điều này chưa? Cột trụ của sự tha thứ này cho chúng ta thấy sự nhưng không của tình yêu Thiên Chúa, là Đấng đã yêu chúng ta trước.
Phán xét và kết án ngưòi anh em phạm tội là sai lầm. Không phải bởi vì chúng ta không muốn thừa nhận tội lỗi, nhưng bởi vì lên án người có tội là bẻ gẫy mối dây huynh đệ với họ, và khinh rẻ lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng, trái lại, không muốn từ bỏ ai trong các con cái của Ngài.
Chúng ta không có quyền lên án ngưòi anh em lầm lỗi: Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha, chúng ta không ở bên trên họ: trái lại chúng ta có bổn phận phục hồi cho họ phẩm giá là con Thiên Chúa Cha, và đồng hành với họ trên con đường hoán cải.
Chúa Giêsu cũng chỉ cho Giáo Hội Ngài môt cột trụ thứ hai: là “cho đi” : “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (c. 38). Thiên Chúa cho vượt ngoài các công nghiệp của chúng ta, nhưng Ngài sẽ còn quảng đại hơn với tất cả những ai đã sống quảng đại trên trái đất này. Chúa Giêsu không nói điều sẽ xảy ra cho những người không cho, nhưng hình ảnh “cái đấu” là một lời cảnh cáo: với mức độ tình yêu mà chúng ta cho đi, chính chúng ta là những người quyết định chúng tra sẽ bị phán xử như thế nào, đuợc yêu thương như thế nào. Nếu nhìn kỹ, chúng ta thấy có một luận lý trung thực: trong mức độ chúng ta nhận được từ Thiên Chúa, chúng ta cho người anh em, và trong mức độ chúng ta cho người anh em chúng ta nhận được từ Thiên Chúa” .
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Vì thế tình yêu thương xót là con đường duy nhất phải theo. Chúng ta tất cả đều cần sống thương xót hơn một chút biết bao, không nói xấu tha nhân, không xét đoán, không “vặt lông” kẻ khác với các lời chỉ trích của chúng ta, với các ghen tương tỵ hiềm. Không! Tha thứ, thương xót, sống cuộc đời mình trong tình yêu và cho đi. Lòng bác ái và tình yêu thương này cho phép các môn đệ của Chúa Giêsu không đánh mất đi căn tính đã nhận được từ Ngài và được thừa nhận như là con cái của chính Thiên Chúa Cha. Nơi tình yêu mà họ - nghĩa là chúng ta - thực thi trong cuộc sống, vang vọng lên Lòng Thương Xót không bao giờ cùng ấy của Thiên Chúa (x. 1 Cr 13,1-12). Nhưng chúng ta đừng quên điều này: lòng thương xót và việc cho đi; tha thứ và cho đi. Như thế con tim nở rộng, nở rộng trong tình yêu. Trái lại, sự ích kỷ, tức giận, khiến cho con tim nhỏ lại, nhỏ lại, nhỏ lại và cứng như một cục đá. Anh chị em thích điều nào? Một con tim bằng đá hay sao? Tôi xin hỏi anh chị em đó. Hãy trả lời? Tín hữu trả lời “không!”. ĐTC nói: Tôi không nghe rõ. Tín hữu trả lời “không!” Một con tim tràn đầy tình yêu? Tín hữu trả lời “có!” Nếu anh chị em thích một con tim tràn đầy tình yêu, thì hãy sống thương xót! Xin cám ơn anh chị em.
ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau, Trước khi ra quảng trưởng ngài đã chào các bệnh nhân tụ tập trong đại thính đuờng Phaolô VI để tránh mưa. ĐTC đã cùng mọi người đọc Kính Mùng và ngài đã ban phép lành cho họ.
Ngài đã chào các nhóm nói tiếng Pháp trong đó có các tín hữu giáo phận Angoulême, do ĐGM sở tại hướng dẫn, các đoàn hành hương đến từ Bỉ, Camerun, Hy Lạp, Côte d’ Ivoire và Canada. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Anh, Êcốt, Ailen, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Malyaysia, Việt Nam, Philippines, Nam Phi, Australia và Hoa Kỳ, cũng như các đoàn hành hương Đức, Thuỵ Sĩ, Áo, Ba Lan, Slovac và các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đặc biệt các tín hữu Brasil. Trong số các đoàn hành hương Slovac có các quân nhân do ĐC Frantisek Rabek hướng dẫn. Cũng có một nhóm tín hữu Thổ Nhĩ Kỳ giáo phận Smirne, do ĐC Lorenzo Piretto hướng dẫn.
Trong số các đoàn hành hương Italia có tín hữu các giáo phận Acqui, Grosetto, Nola, Sessa Aurunca, Tortona; các đại chủng sinh liên giáo phận Udine, Trieste và Gorizia, do ĐTGM Mazzocato hướng dẫn; các tham dự viên khóa hội học do Đại Học Thánh Giá tổ chức; các vị giám đốc các nhà Chúa Quan Phòng Italia, các thừa sai dòng Monfortani mừng 300 năm ngày sinh của thánh lập dòng Luigi Maria Grignion de Monfort. Ngài cũng chào các bạn trẻ các bệnh nhân và các đôi tân hôn. ĐTC cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố đức tin và đức mến của mọi người, và việc bước qua Cửa Thánh ban ơn toàn xá cho họ và các thân nhân của họ đã qua đời. Ước chi thánh sử Mátthêu mà Giáo Hội mừng kính soi sáng cho họ trên con đường theo Chúa.
Sau cùng ĐTC cũng nhắc tới Ngày quốc tế bệnh Alzheimer lần thứ 23 với đề tài “Xin hãy nhớ đến tôi” cử hành hôm qua. Ngài xin mọi người cầu nguyện cho những người sống gần các bệnh nhân biết đáp ứng các nhu cầu của họ với con mắt đầy tình yêu thương.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN