Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 25 – 31/08/2016: Án tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa</b>
31/08/2016 12:00:00 SA
1. Án tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chúa Nhật 4 tháng 9, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ tuyên phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Truyền thống của Giáo Hội đòi hỏi phải có một phép lạ hiển nhiên qua sự can thiệp của vị Chân phước. Phép lạ trong trường hợp tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa là gì?
Mẹ Têrêsa Calcutta tục danh là Agnès Gonxha Bojaxhiu, là vị sáng lập dòng các nữ tu thừa sai bác ái. Mẹ sinh ngày 26 tháng 8 năm 1910 tại Skopje.
Tiếng tăm thánh thiện của mẹ vang dội khắp thế giới. Năm 1979, Mẹ được giải thưởng Nobel về hòa bình. Ngày 5 tháng 9 năm 1997, Mẹ qua đời, thọ 87 tuổi.
Ðể tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ Têrêsa, Vị đại ân nhân, chính phủ Ấn Ðộ đã tổ chức Quốc táng cho Mẹ với sự tham dự của nhiều Vị Quốc trưởng, Thủ tướng và Phái đoàn ngoại giao. Thực là một biến cố chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội đối với một Nữ tu ưa thích đời sống âm thầm, khiêm tốn, nhưng lại được cả thế giới biết đến, kính mến và cảm phục, vì đã hiến tất cả cuộc đời cho nhân loại khổ đau.
Chưa đầy 2 năm sau khi Mẹ qua đời, cụ thể là vào ngày 01 tháng 3 năm 1999, do lời thỉnh cầu của nhiều Giám mục và tín hữu trên thế giới, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho phép khởi sự tiến trình xét Phong Chân phước cho Mẹ Têrêsa trên cấp bậc Giáo phận, trước thời hạn 5 năm do luật ấn định. Mẹ được phong chân phước ngày 19 tháng 10 năm 2003.
Hôm 15 tháng 12 năm 2015, Hội đồng các Hồng Y và Giám Mục thành viên Bộ Phong thánh đã đồng thanh bỏ phiếu nhìn nhận là phép lạ vụ khỏi bệnh của một kỹ sư người Brazil 35 tuổi được khỏi bệnh tức khắc một cách lạ lùng ngày 9 tháng 12 năm 2008 khi vợ ông khẩn cầu sự cứu giúp của Mẹ Têrêsa. Bệnh nhân lúc đó đang nằm trên bàn giải phẫu và hôn mê vì ung thư não bộ. Lúc đó vợ ông đến nhà xứ để cầu nguyện với Mẹ Têrêsa, xin cho chồng được khỏi bệnh.
Việc cứu xét vụ khỏi bệnh này đã được giáo phận Santos sở tại khởi sự hồi tháng 6 cùng năm 2008, và sau đó được ban giám định y khoa bộ Phong thánh, trong phiên họp ngày 10 tháng 9 năm 2015, đã đồng thanh nhìn nhận là không thể giải thích được về phương diện khoa học.
2. Đức Giáo Hoàng danh dự nói về quyết định thoái vị của ngài
Trong một cuộc phỏng vấn mới được xuất bản, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tiết lộ rằng “sự mệt mỏi kinh khủng” và nhận thức rằng ngài không đủ sức cho các chuyến tông du đã khiến ngài đi đến quyết định thoái vị vào ngày 11 tháng Hai năm 2013.
Trong một cuộc trao đổi với thần học gia Elio Guerriero, được tường thuật trên nhật báo La Repubblica, hôm 24 tháng 8, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói rằng ngài đã đi đến quyết định thoái vị sau chuyến tông du đến Mexico và Cuba vào năm 2012, khi ngài “cảm nghiệm một cách mạnh mẽ các giới hạn về sức chịu đựng thể lý của mình”.
Sau chuyến đi đó, hướng đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Rio De Janeiro, Đức Bênêđictô 16 cảm thấy mình không đủ sức để thực hiện một chuyến đi dài sang Brazil. Ngài nhận thức rằng truyền thống Đức Gioan-Phaolô II đã đặt ra cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đòi hỏi phải có sự hiện diện cụ thể của một vị giáo hoàng, một video hội thoại hay một cầu truyền hình là chuyện không thể chấp nhận được.
“Từ đó, tôi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn ngày về hưu của mình”, Đức Bênêđictô 16 nói.
Về quyết định tiếp tục đời sống chiêm niệm tại Vatican, ngài cho biết như sau:
“Tôi đã nhiều lần thăm đan viện Mater Ecclesiae (Mẹ Giáo Hội) kể từ ngày đầu thành lập. Tôi thường hay đến đây để dự các buổi kinh chiều, và để dâng thánh lễ cho các nữ tu ở đó”.
Trước đây căn nhà này là nơi ở của giám đốc đài Vatican. Đức Gioan Phaolô II đã có ý muốn nơi này sẽ là nơi chiêm niệm. “Nơi này là nơi tôi có thể chọn để tiếp tục cầu nguyện, như Đức Gioan Phaolô II đã có ý chỉ cho căn nhà này, đó là ý thức đến tự nhiên trong đầu tôi”.
Đức Bênêđictô 16 cho biết thêm về sự thanh thản trong quyết định thoái vị của mình như sau:
“Tôi thật sự sẽ âu lo nếu tôi không có niềm xác tín. Như tôi đã nói vào đầu giáo triều của mình, tôi chỉ là một người đơn sơ khiêm tốn, một người thợ làm việc trong vườn nho của Chúa. Ngay từ đầu, tôi đã ý thức các giới hạn của mình và tôi chấp nhận”.
Đức Bênêđictô 16 cho biết ngài luôn phó thác vào Chúa Giêsu, Đấng “tôi cảm nghiệm được một tình bằng hữu lâu dài và luôn luôn sâu đậm hơn.” Cùng với Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa và các thánh “là những người bạn đồng hành trên cuộc lữ hành trần thế của tôi: Thánh Augustinô, Thánh Bonaventura, là các vị thầy thiêng liêng của tôi, Thánh Bênêđictô và Thánh Phanxicô Assisi.”
Đức Bênêđictô 16 cũng nhắc quan hệ của mình với người kế nhiệm mình là Đức Phanxicô. “Sự vâng lời người kế nhiệm mình không bao giờ là chuyện tôi đặt vấn đề. Tôi có một cảm nhận sâu đậm về tình hiệp thông và tình huynh đệ với ngài.”
Đức Bênêđictô 16 cho biết thêm trước những chuyến đi dài, Đức Thánh Cha Phanxicô luôn đến thăm ngài.
3. Ðức Hồng Y Stella mời gọi các linh mục hãy là những con người của lòng thương xót.
Ðức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài thuyết trình tại đại hội về đề tài “Lòng thưong xót trong cuộc sống của linh mục”, tổ chức trong bối cảnh Năm Thánh của các Linh Mục tại Lộ Ðức trong tháng 8 năm 2016.
Ðức Hồng Y nói: Linh mục phải là “người của lòng thương xót”, được mời gọi đi gặp gỡ biết bao nhiêu nghèo khó gây khổ đau cho con người ngày nay. “Thương xót như Thiên Chúa Cha có nghĩa là cảm nhận được một niềm vui đặc biệt trong việc đi xuống các vùng thấp nhất của nhân loại để đem đến đó tình yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, yêu thương, tha thứ và ủi an”.
Ðức Hồng Y mời gọi các linh mục chú ý tới những người rốt cùng, yêu thương những người nghèo nhất và không chấp nhận các giàn xếp. Ðó là một ưu tiên mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn trong cuộc sống Giáo Hội.
Ngày nay linh mục phải đáp ứng các nhu cầu của sự nghèo khó vật chất, mà Chúa Giêsu để cập tới khi dậy phải cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, thăm viếng người đau yếu, kẻ tù tội. Linh Mục không được thờ ơ trước tất cả những gì xúc phạm đến phẩm giá con người. Mọi linh mục phải biết cảm thương các Ladarô nằm trước cửa nhà mình, mà không để cho mình bị cuốn hút vào “các nhiệm vụ trợ giúp xã hội”, nhưng tổ chức các sinh hoạt này cho các phó tế và giáo dân.
4. Đức Thánh Cha cử lính cứu hỏa và hiến binh đi trợ giúp nạn nhân động đất
Như một dấu chỉ cụ thể của sự gần gũi của ngài với các nạn nhân của trận động đất ở Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử một đội gồm sáu nhân viên cứu hỏa và sáu hiến binh Vatican đến Amatrice, một thành phố ở miền trung Italia nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất.
Một tuyên bố từ Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết các nhân viên cứu hỏa và hiến binh Vatican sẽ giúp các nhân viên bảo vệ dân sự Italia tìm kiếm những người sống sót vẫn còn dưới đống đổ nát và hỗ trợ những nạn nhân khác.
Những chấn động dữ dội tiếp tục diễn ra sau trận động đất đã bắt buộc các nhóm tìm kiếm người bị nạn phải tạm thời ngưng các nỗ lực của họ vì đá tiếp tục rơi xuống và các tòa nhà tiếp tục đổ.
Số người chết do trận động đất mạnh hôm thứ Tư 24 tháng 8 ở miền trung Italia đã lên đến 250 người, và chính quyền lo sợ nhiều thi thể vẫn còn bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Ít nhất tám người nước ngoài nằm trong số những người chết, các quan chức cho biết.
Ba công dân Anh bị giết chết – trong đó có một cậu bé 14 tuổi đến từ London.
Hai người Rumani nằm trong số những người chết, Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm thứ Năm. Bốn công dân khác bị thương và tám người khác được ghi nhận là mất tích.
Bộ trưởng Ngoại giao của Tây Ban Nha cho biết một người Tây Ban Nha đã chết. Canada và El Salvador cũng xác nhận mỗi nước có một người đã thiệt mạng trong trận động đất.
5. Tổng Giáo Phận Mexico City lên án những hoạt động gây hấn và quá khích của các nhóm đồng tính
Tổng Giáo Phận Mexico City đã lên án những hoạt động “gây hấn và quá khích” của các nhóm đồng tính luyến ái như phun sơn các khẩu hiệu lên các bức tường của tòa Tổng Giám Mục, và các nhà thờ; tiểu tiện bừa bãi vào các nơi thánh thiêng; tụ tập trước các thánh đường thực hiện các hành vi lăng mạ và đe doạ các tín hữu Công Giáo.
Trong thông báo đưa ra hôm 24 tháng 8, tổng giáo phận cho biết:
“Giáo Hội Công Giáo có một quan điểm rõ ràng về sự thánh thiêng của hôn nhân, và đã bày tỏ và bảo vệ quan điểm rõ ràng của mình một cách rõ ràng. Nhưng điều này không bao giờ được thực hiện bằng một thái độ vô lễ với người khác. Vì vậy, tổng giáo phận sẽ không xin lỗi vì quan điểm của mình.”
Tổng giáo phận khẳng định rằng: “Trong một xã hội tự do tất cả những tiếng nói cần được lắng nghe.”
Vì vậy, tổng giáo phận yêu cầu các nhà tranh đấu cho những người đồng tính “tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của Giáo Hội Công Giáo và tránh bất kỳ những hình thức gây hấn chống lại các nơi thờ phượng và các mục tử của Giáo Hội.”
Tuyên bố kết thúc bằng lời mời gọi các cơ quan dân sự điều tra về các hành vi phá hoại và trừng phạt những người chịu trách nhiệm “để những hành vi quá khích này không tái diễn nữa.”
6. Toà Thánh kêu gọi loại trừ các vũ khí tàn sát hàng loạt, kể cả các vũ khí quy ước
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc tại New York, đã lên tiếng yêu cầu loại trừ các vũ khí tàn sát hàng loạt, kể cả các vũ khí quy ước trong bài phát biểu tại phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về việc không gia tăng và phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt.
Trong bài phát biểu Đức Tổng Giám Mục Auza tái nêu bật lập trường liên tục của Toà Thánh chống lại việc sản xuất và sử dụng các vũ khí tàn phá hàng loạt. Mọi hành động, mọi vũ khí nhắm tàn phá các thành thị hay các vùng rộng lớn cùng với dân cư đều chống lại mọi luật nhân bản quốc tế, và đáng bị lên án lập tức và rõ ràng không hàm hồ.
Trong khi đã có các thoả hiệp và hoà ước đạt được nhằm loại trừ các vũ khí hoá học, sinh học, và phòng ngừa việc không gia tăng các vũ khí nguyên tử, hiện nay nhân loại vẫn tiếp tục chế tạo các vũ khí mới để huỷ hoại chính mình. Ngoài ra, các vũ khí quy ước đang ngày càng trở thành “ít quy ước” hơn, vì các tiến bộ kỹ thuật nâng cao sức mạnh tàn phá của chúng ngang mức độ của các vũ khí tàn phá hàng loạt.
Chính vì thế Toà Thánh yêu cầu các cuộc thảo luận về vũ khí tàn phá hàng loạt vượt quá các loại vũ khí nguyên tử, hoá học, sinh học và các vũ khí xạ học và bao gồm cả các vũ khí quy ước mạnh được dùng cho các tội phạm chiến tranh và các tội phạm chống lại nhân loại. Các lực lượng quân sự, phiến quân, khủng bố, và các nhóm quá khích ngày càng sử dụng các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh hơn, và cho thấy họ ít chú ý tới sự miễn nhiễm của thường dân, sự phân biệt hay tính cách cân xứng.
Tiếp tục bài phát biểu Đức Tổng Giám Mục Auza nói: Các tai ương nhân đạo tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta cho thấy các trường học, nhà thương và các cơ cấu hạ tầng dân sự khác bị nổ tung vì các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ. Hàng triệu người tỵ nạn và các người di tản gửi tới hội đồng sứ điệp quan trọng này: “Chúng tôi phải trốn chạy hay chết, khi các thành phố và cộng đoàn của chúng tôi hoàn toàn bị phá hủy, không phải bởi các vũ khí nguyên tử, hoá học hay sinh học, nhưng bởi các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ.” Các thảm cảnh này mời gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chỉnh thực thi mọi thoả hiệp hợp pháp bắt buộc, và các dụng cụ liên quan tới việc cấm gia tăng phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt, và cấp bách duyệt xét lại viêc xếp loại và định nghĩa các vũ khí giết nguời hàng loạt là gì.
Tại đây cũng như trong các diễn đàn khác Toà Thánh đã lập đi lập lại lời kêu gọi các quốc gia sản xuất vũ khí trên thế giới nghiêm chỉnh hạn chế và kiểm soát việc chế tạo và bán vũ khi cho các quốc gia và các vùng trên thế giới, nơi thực sự đang có việc sử dụng chúng một cách bất hợp pháp hay để cho chúng rơi vào tay các tác nhân không phải là người của chính quyền. Việc gia tăng phố biến vũ khí, bất kể là vũ khí quy ước hay vũ khí giết người hàng loạt, chỉ làm cho các tình trạng xung đột gia tăng và gây ra các hậu quả hao hụt nhân lực và vật chất, gây thiệt hại cho sự phát triển và tìm kiếm hoà bình lâu bền. Thât thế, việc không gia tăng phổ biến vũ khí, kiểm soát và giải trừ vũ khí làm nền tảng cho an ninh toàn cầu và phát triển có thể thực hiện được. Nếu không việc thành toàn chương trình phát triển có thể thực hiện được cho năm 2030 sẽ gặp nguy hiểm trầm trọng.
7. Cảnh sát Indonesia bắt giữ một tên khủng bố mưu toan giết chết một linh mục đang cử hành thánh lễ
Cảnh sát ở Sumatra, Indonesia đã bắt giữ một tên khủng bố mưu toan giết chết một linh mục đang cử hành thánh lễ tại một nhà thờ Công Giáo vào sáng Chúa Nhật 28 tháng 8.
Các nhân chứng tại nhà thờ Thánh Giuse Sumatra cho biết như sau: Khi vị linh mục đang đọc bài Tin Mừng, một tiếng nổ dữ dội phát ra từ một trong các hàng ghế bên trong thánh đường. Tên khủng bố bị cháy ở lưng, lao nhanh lên bục giảng, trên cánh tay có quấn chất nổ. Khi quả bom trên tay không nổ, y dùng búa chém vị linh mục.
Anh chị em giáo dân quật ngã tên khủng bố.Vị linh mục chỉ bị thương nhẹ vì va chạm.
Quân đội và cảnh sát đã được gửi nhà thờ để rà soát bom mìn và kiểm tra nghiêm ngặt người ra vào các thánh đường trong vùng để đề phòng một vụ tấn công tương tự.
Indonesia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới và trong những năm qua đã chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo.
8. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xin các tín hữu đọc Kinh Mân Côi cho các nạn nhân thiên tai tại Hoa Kỳ và Italia
Hôm 24 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, Kentucky, là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, mời tất cả người Công Giáo hiệp nhất trong lời cầu nguyện với Đức Thánh Cha Phanxicô cho các nạn nhân của trận động đất ở Ý và cho những người đang đau khổ vì lũ lụt tại Hoa Kỳ .
Toàn văn bản tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như sau:
Sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lần chuỗi Mân Côi mùa Thương với các tín hữu và khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô cho các nạn nhân của trận động đất tại Italia.
Trong khi biết quá rõ về các thiệt hại nhân mạng trong các thảm họa tự nhiên ở ngay trên đất nước Hoa Kỳ, chúng ta hãy hiệp cùng Đức Thánh Cha trong lời cầu nguyện cho tất cả mọi người đau khổ từ Louisiana đến miền trung Italia.
Chúng ta phó thác những người đã qua đời cho lòng từ ái của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong khi cầu nguyện ơn an ủi cho những ai chịu tang tóc và sức mạnh cho những người phải xây dựng lại cuộc sống. Giữa cuộc sống bận rộn của chúng ta, chúng ta hãy tạm dừng để đọc một kinh Mân Côi cho anh chị em chúng ta.
9. Quốc vương Marốc lên án các nhóm Hồi Giáo cuồng tín.
Quốc vương Marốc Mohammed VI mạnh mẽ kêu gọi các tín hữu Hồi giáo, Kitô và Do thái giáo phải cùng nhau chống lại khuynh hướng Hồi Giáo cực đoan, cuồng tín và thù hận đang phát triển mạnh trên thế giới.
Nhà vua đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong diễn văn đọc trên đài truyền hình quốc gia hôm Chúa Nhật vừa qua.
Quốc vương nói:
“Ðứng trước sự bành trướng của chính sách ngu dân phổ biến nhân danh tôn giáo, tất cả mọi người: các tín hữu Hồi giáo, Kitô và Do thái giáo phải cùng nhau đương đầu với khuynh hướng cuồng tín và thù hận trong tất cả mọi hình thức của nó”.
Quốc vương đã nhắc tới các vụ khủng bố đẫm máu do các nhóm hồi cuồng tín chủ mưu trong thời gian qua đó đây bên Âu Châu, nhất là vụ sát hại cha Jacques Hamel. Quốc vương định nghĩa đó là một hành động “điên rồ không thể tha thứ được”.
Quốc vương nói tiếp:
“Ai kích động chết chóc và tấn kích, ai đọc Kinh Coran và Sunna theo lợi lộc riêng tư là phổ biến dối trá nhân danh Thiên Chúa và ngôn sứ Mohammed. Các kẻ khủng bố hành động nhân danh Hồi giáo là những cá nhân lầm lạc, bị kết án xuống hoả ngục. Họ lèo lái vài người trẻ Hồi, đặc biệt những người trẻ sống tại Âu châu và họ khai thác sự kiện những người trẻ này không biết tiếng Ảrập và Hồi giáo đích thật, để chuyển tới họ các sứ điệp và các lời hứa sai lạc”.
10. Các Giám Mục Ibadan lên án bộ trưởng y tế Nigeria
Các giám mục thuộc giáo tỉnh Ibadan của Nigeria đã công khai chỉ trích các nỗ lực của bộ trưởng y tế nước này nhằm thúc đẩy việc phá thai và ngừa thai.
Tờ Vanguard, một tờ báo hàng đầu của Nigeria cho biết các giám mục nói rằng Bộ trưởng Y tế đã làm việc với “các cơ quan nước ngoài trong một âm mưu lôi kéo chính phủ liên bang vào việc tăng cường thứ văn hóa tránh thai và sau đó là cả phá thai trong đất nước chúng ta”.
Các giám mục cảnh báo rằng:
“Những nỗ lực này đang được thực hiện dưới chiêu bài cung cấp sức khỏe tốt hơn cho các bà mẹ và trao quyền lựa chọn cho người dân”.
Theo thống kê hồi tháng Bẩy năm 2015, Nigeria hiện có 181,562,000 dân với mức tăng dân số là 2.45%, đứng thứ 27 trên thế giới. Việt Nam có mức tăng dân số là 0.97%, đứng thứ 119 theo thống kê của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng Bẩy năm ngoái.
11. Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho Ukraine
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 24 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine.
Ngài nói:
“Trong các tuần vừa qua, các quan sát viên quốc tế đã bày tỏ những âu lo vì tình hình Ukraine càng ngày càng tồi tệ hơn. Hôm nay trong khi Ukraine yêu dấu mừng 25 năm độc lập, tôi muốn bảo đảm với anh chị em lời cầu nguyện của tôi cho hoà bình và tôi lặp lại lời kêu gọi tất cả mọi phe liên hệ cũng như các tổ chức quốc tế hãy gia tăng các sáng kiến giúp giải quyết cuộc xung đột, trả tự do cho các con tin và đáp ứng tình hình cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.”
Các con số thống kê cho thấy đến nay đã có ít nhất 2,008 thường dân bị thiệt mạng trong đó 304 người là người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Ukraine. Con số thương vong của quân đội Ukraine là khoảng 3,100 quân nhân. Phe nổi loạn theo Nga báo cáo là có 2,200 người thiệt mạng. Trong khi đó, khoảng 500 lính Nga đã chết trong các cuộc giao tranh.
12. Ðại Ayatollah Iran ca tụng các tuyên bố của Ðức Thánh Cha Phanxicô về Hồi giáo.
Ðại Yatollah Iran Naser Makarem Shirazi thành Qom đã ca ngợi các lời tuyên bố sáng suốt của Ðức Thánh Cha Phanxicô từ chối đồng hóa Hồi giáo với khủng bố.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho các nhà báo quốc tế trên chuyến bay từ Krakow về Roma ngày 31 tháng 7 năm 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định với các nhà báo rằng không thể đồng hoá Hồi giáo với bạo lực khủng bố, mà chỉ có các nhóm nhỏ tín hữu hồi quá khích bạo lực thôi.
Ðại Yatollah viết trong thư gửi cho Ðức Thánh Cha: “Các lời nói khôn ngoan và các nhận xét có luận lý của ngài tách rời tôn giáo khỏi các hành động vô nhân và các tàn bạo do các giáo phái gian ác như lực lượng DAESH chủ mưu, thật đáng ca ngợi.”
Lá thư đã được dịch ra tiếng Anh và đăng trên trang Web chính thức của Aytatollah Makarem Shirazi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng việc hàng lãnh đạo tôn giáo toàn thế giới đưa ra lập trường rõ ràng chống lại bạo lực và sự man rợ, nhất là khi các hành động man rợ này được thi hành nhân danh tôn giáo.
Ayatollah cũng cực lực lên án vụ sát hại cha Jacques Hamel ngày 26 tháng 7 năm 2016, khi cha đang cử hành thánh lễ trong nhà thờ giáo xứ Saint-Étienne-du- Rouvray. Vụ sát hại này cũng đã bị cộng đồng các nhà nghiên cứu Hồi và đại đa số tín hữu hồi lên án. Ayatollah khẳng định rằng các giáo phái như Daesh diễn tả cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của kỷ nguyên tân tiến, và chúng không thuộc Hồi giáo.
Ông viết tiếp trong bức thư gửi Ðức Thánh Cha Phanxicô: “Như ngài đã khẳng định một cách rõ ràng, các hành động mọi rợ ấy không dính dáng gì tới các tôn giáo, và các trường học tư tưởng khác nhau chỉ là hoa trái của một diễn tả duy vật của vài cường lực thối nát không tìm gì khác ngoài các giầu sang bất hợp pháp lớn hơn. Tuy nhiên, rất may là ý thức của dư luận công cộng gia tăng đối với các nhóm quá khích và khủng bố này, và chúng ta hy vọng rằng các hành động này một ngày kia sẽ chấm dứt.”
13. Đức Thánh Cha sẽ cử hành kinh chiều với Tổng Giám Mục Anh Giáo
Tổng giám mục Canterbury, Tiến sĩ Justin Welby, Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, sẽ gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 08 tháng 10 trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm Rôma trong hai ngày.
Nhà lãnh đạo khối hiệp thông Anh giáo sẽ cử hành kinh chiều với Đức Thánh Cha vào cùng ngày tại nhà thờ San Gregorio al Celio.
Cuộc gặp gỡ này có thể là một sự “đáp lễ” cho sự ủng hộ của Vatican dành cho ngài trong cuộc họp của 38 nhà lãnh đạo Anh giáo trong khối Hiệp Thông Anh Giáo vào tháng Giêng năm nay.
Khối Hiệp Thông Anh Giáo với 85 tín hữu trên thế giới đã rơi vào các cuộc khủng hoảng triền miên từ năm 2003 sau khi Giáo Hội Anh Giáo tại Hoa Kỳ tấn phong Giám Mục cho ông Gene Robinson là một người công khai sống đồng tính.
Trước khi cuộc họp thượng đỉnh được khai mạc, báo chí tại Anh dự đoán những bão tố sẽ diễn ra trong cuộc họp này đến mức Anh Giáo có thể sẽ rã ra từng mảnh sau cuộc họp này. Điều đó đã không xảy ra.
Cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng Giêng năm nay tại Canterbury đã tập trung vào việc chữa lành đặc biệt về vấn đề tính dục và cuộc sống gia đình. Điều này tương phản hoàn toàn với nhận định của các phương tiện truyền thông theo đó chủ đề chính trong cuộc họp là các kết hiệp đồng tính.
Trong thông điệp sau cuộc họp, Đức Tổng Giám mục Welby ghi nhận tầm quan trọng của các diễn từ được đưa ra tại cuộc họp của Jean Vanier, người sáng lập của Cộng đồng Arche, phái đoàn Phúc Âm truyền thống Augustinô và cha xứ nhà thờ San Gregorio al Celio mà ông mô tả là một “biểu tượng của sự đoàn kết đại kết” đáng chú ý.
14. Tuyên bố chung của các các Giám Mục Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Iran
Bốn giám mục Hoa Kỳ đã có một cuộc gặp gỡ tại Rome với năm nhà lãnh đạo Hồi Giáo Iran. Sau khi kết thúc cuộc họp, hôm 25 tháng 8, các vị đã ra một tuyên bố chung lên án chủ nghĩa khủng bố và các loại vũ khí giết người hàng loạt.
Đức Giám Mục Oscar Cantu, Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình quốc tế, và Đức Hồng Y Theodore McCarrick đã dẫn đầu đoàn đại biểu đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Giới thiệu bản tuyên bố với báo chí, Đức Cha Oscar Cantu cho biết:
“Chúng tôi coi việc phát triển và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và hành động khủng bố là các hành vi vô luân. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia từ chối việc mua sắm vũ khí và kêu gọi những ai sở hữu chúng hãy loại bỏ những thứ vũ khí giết người bừa bãi, bao gồm các vũ khí hóa học, sinh học, và hạt nhân.”
“Cũng vậy, chúng tôi phản đối tất cả các hành động khủng bố, đặc biệt khi chúng trực tiếp nhắm đến những người dân vô tội, cho dù thủ phạm là một nhà nước, một tổ chức phi chính phủ, hay một cá nhân. Chúng tôi cũng lên án các biện pháp trừng phạt một cách bừa bãi và các chính sách khác áp đặt khổ đau lên thường dân vô tội, đặc biệt là trên những người dễ bị tổn thương nhất.”
Những người ký tên cũng lên án “việc trục xuất bắt buộc con người khỏi quê hương của họ” và bày tỏ sự âu lo trước hiện trạng “lây lan các tư tưởng cực đoan, thường được thúc đẩy bởi việc đọc hời hợt và sai lầm của các văn bản tôn giáo, trong đó phủ nhận những giá trị vốn có và phẩm giá của mọi người, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo.”
15. Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô kêu gọi đối thoại tại Ethiopia.
Trong các ngày qua Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô đã cùng các Giám Mục Etiopia kêu gọi đối thoại giữa chính quyền và chủng tộc Oromo và ngưng mọi đàn áp.
Các xung khắc đã bắt đầu hồi năm 2015, vì chính quyền quyết định truất hữu đất đai của chủng tộc Oromo để lấy chỗ phát triển thủ đô Addis Abeba. Sau các vụ biểu tình ồ ạt chính quyền đã ngưng dự án này, nhưng người Oromo tiếp tục các cuộc biểu tình phản đối để tố cáo các bất công, kỳ thị và bị loại trừ mà họ phải gánh chịu từ bao thập niên qua. Trong các vụ biểu tình cách đây 10 ngày chính quyền đã thẳng tay đàn áp các đoàn người biểu tình khiến cho hơn 100 người chết.
Ðức Hồng Y Berhaneyesus Demerew Souraphiel, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Ethiopia Eritrea, đã ra thông cáo chia buồn với các nạn nhân và gia đình họ. Các Giám Mục kêu gọi mọi phiá đối thoại và cộng tác với nhau trong việc chung xây một xã hội không thù hận cho hiện tại và cho các thế hệ tương lai. Các Giám Mục Etiopia va Eritrea khẳng định rằng hỗn loạn và bạo lực không phải là câu trả lời cho các vấn đề, trái lại chúng là chướng ngại ngăn cản sự trưởng thành và phát triển mà đất nước đang cần có để ra khỏi tình trạng nghèo đói và chậm tiến. Thông cáo của Hội Ðồng Giám Mục nêu bật sự chung sống hoà bình và tôn trọng đã có dọc dài lịch sử quốc gia, là thực tại cần duy trì.
Các Giám Mục mời gọi tất cả mọi người thiện chí dấn thân trở thành các dụng cụ hòa bình. Các ngài khuyến khích các linh mục tu sĩ và giáo dân cầu nguyện cho hoà bình, đặc biệt trong ngày lễ Ðức Mẹ hồn xác lên trời. Ngỏ lời với giới trẻ các vị kêu gọi tinh thần yêu nước và mời gọi họ dấn thân chu toàn các nhiệm vụ và thi hành các quyền làm sao để có một quốc gia hoà bình, hy vọng và phát triển toàn vẹn.
Trong thông cáo công bố hôm 19 tháng 8 năm 2016, ông Peter Prove, chủ tịch ủy ban liên lạc quốc tế của Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, hiệp ý với các Giám Mục Etiopia và Eritrea chia buồn với các nạn nhân, và khích lệ mọi phiá đối thoại ôn hoà để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng căng thăng hiện nay. Ông đặc biệt yêu cầu các lực lượng an ninh của chính quyền hạn chế dùng bạo lực để tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại, và kêu gọi mọi kitô hữu cầu nguyện để mọi phe có thể bắt tay nhau chung xây một tương lại tốt đẹp hơn cho Etiopia dựa trên công bằng và phẩm giá con người.
16. Liên Hội Ðồng Giám Mục Đại Dương Châu kêu gọi bảo vệ môi sinh.
Ủy ban điều hành Liên Hội Ðồng Giám Mục vùng Ðại Dương Châu đang nhóm phiên họp thường niên tại Port Moresby bên Papua Tân Guinea để bàn về việc bảo vệ thiên nhiên trong nhãn quan một thế giới không bị xem như là một thị trường phổ quát, nhưng như một căn nhà chung.
Trong thông cáo công bố nhân dịp này, các Giám Mục thuộc Ðại Dương châu khẳng định rằng “sử dụng các tài nguyên thiên nhiên cách có ý thức trách nhiệm” là một bổn phận và một đòi buộc của tất cả mọi người. Các vị cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đề ra một chính sách phát triển có thể thực hiện được đối với các gia đình, trong lãnh vực du lịch, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Ðặc biệt trong ngành đánh cá, các Giám Mục kêu mời các chính quyền cấm những tổ chức nước ngoài thực hiện những hoạt động bất hợp pháp tại Ðại Dương Châu, vì biển cả là một kho báu của toàn nhân loại và không thể bị biến thành một món đồ chơi hay để cho một nhóm người lạm dụng. Một trong những điểm được các Giám Mục Ðại Dương Châu chú trọng là khát vọng độc lập của dân chúng vùng Tây Papua đang phải sống cảnh xung đột với nhà cầm quyền Indonesia từ nhiều năm nay.
Các vị viết: “Những người dân này chỉ tìm kiếm những điều mà mọi gia đình thuộc mọi nền văn hóa đều tìm kiếm: đó là sự tôn trọng phẩm giá con người và cộng đoàn của họ.”
Ðề cập đến thảm kịch của trại tỵ nạn Nauru, các Giám Mục Ðại Dương Châu tin tưởng là nhà cầm quyền Australia sẽ nhanh chóng thực hiện một kế hoạch nhân đạo để phục hồi phẩm giá cho người tỵ nạn nơi đây.
Mới đây, một cuộc điều tra của tờ báo Anh The Guardian cho thấy đã có nhiều lạm dụng và bạo lực xảy ra tại trại tỵ nạn Nauru và cuộc điều tra này đã gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chúa Nhật 4 tháng 9, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ tuyên phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Truyền thống của Giáo Hội đòi hỏi phải có một phép lạ hiển nhiên qua sự can thiệp của vị Chân phước. Phép lạ trong trường hợp tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa là gì?
Mẹ Têrêsa Calcutta tục danh là Agnès Gonxha Bojaxhiu, là vị sáng lập dòng các nữ tu thừa sai bác ái. Mẹ sinh ngày 26 tháng 8 năm 1910 tại Skopje.
Tiếng tăm thánh thiện của mẹ vang dội khắp thế giới. Năm 1979, Mẹ được giải thưởng Nobel về hòa bình. Ngày 5 tháng 9 năm 1997, Mẹ qua đời, thọ 87 tuổi.
Ðể tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ Têrêsa, Vị đại ân nhân, chính phủ Ấn Ðộ đã tổ chức Quốc táng cho Mẹ với sự tham dự của nhiều Vị Quốc trưởng, Thủ tướng và Phái đoàn ngoại giao. Thực là một biến cố chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội đối với một Nữ tu ưa thích đời sống âm thầm, khiêm tốn, nhưng lại được cả thế giới biết đến, kính mến và cảm phục, vì đã hiến tất cả cuộc đời cho nhân loại khổ đau.
Chưa đầy 2 năm sau khi Mẹ qua đời, cụ thể là vào ngày 01 tháng 3 năm 1999, do lời thỉnh cầu của nhiều Giám mục và tín hữu trên thế giới, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho phép khởi sự tiến trình xét Phong Chân phước cho Mẹ Têrêsa trên cấp bậc Giáo phận, trước thời hạn 5 năm do luật ấn định. Mẹ được phong chân phước ngày 19 tháng 10 năm 2003.
Hôm 15 tháng 12 năm 2015, Hội đồng các Hồng Y và Giám Mục thành viên Bộ Phong thánh đã đồng thanh bỏ phiếu nhìn nhận là phép lạ vụ khỏi bệnh của một kỹ sư người Brazil 35 tuổi được khỏi bệnh tức khắc một cách lạ lùng ngày 9 tháng 12 năm 2008 khi vợ ông khẩn cầu sự cứu giúp của Mẹ Têrêsa. Bệnh nhân lúc đó đang nằm trên bàn giải phẫu và hôn mê vì ung thư não bộ. Lúc đó vợ ông đến nhà xứ để cầu nguyện với Mẹ Têrêsa, xin cho chồng được khỏi bệnh.
Việc cứu xét vụ khỏi bệnh này đã được giáo phận Santos sở tại khởi sự hồi tháng 6 cùng năm 2008, và sau đó được ban giám định y khoa bộ Phong thánh, trong phiên họp ngày 10 tháng 9 năm 2015, đã đồng thanh nhìn nhận là không thể giải thích được về phương diện khoa học.
2. Đức Giáo Hoàng danh dự nói về quyết định thoái vị của ngài
Trong một cuộc phỏng vấn mới được xuất bản, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tiết lộ rằng “sự mệt mỏi kinh khủng” và nhận thức rằng ngài không đủ sức cho các chuyến tông du đã khiến ngài đi đến quyết định thoái vị vào ngày 11 tháng Hai năm 2013.
Trong một cuộc trao đổi với thần học gia Elio Guerriero, được tường thuật trên nhật báo La Repubblica, hôm 24 tháng 8, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói rằng ngài đã đi đến quyết định thoái vị sau chuyến tông du đến Mexico và Cuba vào năm 2012, khi ngài “cảm nghiệm một cách mạnh mẽ các giới hạn về sức chịu đựng thể lý của mình”.
Sau chuyến đi đó, hướng đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Rio De Janeiro, Đức Bênêđictô 16 cảm thấy mình không đủ sức để thực hiện một chuyến đi dài sang Brazil. Ngài nhận thức rằng truyền thống Đức Gioan-Phaolô II đã đặt ra cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đòi hỏi phải có sự hiện diện cụ thể của một vị giáo hoàng, một video hội thoại hay một cầu truyền hình là chuyện không thể chấp nhận được.
“Từ đó, tôi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn ngày về hưu của mình”, Đức Bênêđictô 16 nói.
Về quyết định tiếp tục đời sống chiêm niệm tại Vatican, ngài cho biết như sau:
“Tôi đã nhiều lần thăm đan viện Mater Ecclesiae (Mẹ Giáo Hội) kể từ ngày đầu thành lập. Tôi thường hay đến đây để dự các buổi kinh chiều, và để dâng thánh lễ cho các nữ tu ở đó”.
Trước đây căn nhà này là nơi ở của giám đốc đài Vatican. Đức Gioan Phaolô II đã có ý muốn nơi này sẽ là nơi chiêm niệm. “Nơi này là nơi tôi có thể chọn để tiếp tục cầu nguyện, như Đức Gioan Phaolô II đã có ý chỉ cho căn nhà này, đó là ý thức đến tự nhiên trong đầu tôi”.
Đức Bênêđictô 16 cho biết thêm về sự thanh thản trong quyết định thoái vị của mình như sau:
“Tôi thật sự sẽ âu lo nếu tôi không có niềm xác tín. Như tôi đã nói vào đầu giáo triều của mình, tôi chỉ là một người đơn sơ khiêm tốn, một người thợ làm việc trong vườn nho của Chúa. Ngay từ đầu, tôi đã ý thức các giới hạn của mình và tôi chấp nhận”.
Đức Bênêđictô 16 cho biết ngài luôn phó thác vào Chúa Giêsu, Đấng “tôi cảm nghiệm được một tình bằng hữu lâu dài và luôn luôn sâu đậm hơn.” Cùng với Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa và các thánh “là những người bạn đồng hành trên cuộc lữ hành trần thế của tôi: Thánh Augustinô, Thánh Bonaventura, là các vị thầy thiêng liêng của tôi, Thánh Bênêđictô và Thánh Phanxicô Assisi.”
Đức Bênêđictô 16 cũng nhắc quan hệ của mình với người kế nhiệm mình là Đức Phanxicô. “Sự vâng lời người kế nhiệm mình không bao giờ là chuyện tôi đặt vấn đề. Tôi có một cảm nhận sâu đậm về tình hiệp thông và tình huynh đệ với ngài.”
Đức Bênêđictô 16 cho biết thêm trước những chuyến đi dài, Đức Thánh Cha Phanxicô luôn đến thăm ngài.
3. Ðức Hồng Y Stella mời gọi các linh mục hãy là những con người của lòng thương xót.
Ðức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài thuyết trình tại đại hội về đề tài “Lòng thưong xót trong cuộc sống của linh mục”, tổ chức trong bối cảnh Năm Thánh của các Linh Mục tại Lộ Ðức trong tháng 8 năm 2016.
Ðức Hồng Y nói: Linh mục phải là “người của lòng thương xót”, được mời gọi đi gặp gỡ biết bao nhiêu nghèo khó gây khổ đau cho con người ngày nay. “Thương xót như Thiên Chúa Cha có nghĩa là cảm nhận được một niềm vui đặc biệt trong việc đi xuống các vùng thấp nhất của nhân loại để đem đến đó tình yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, yêu thương, tha thứ và ủi an”.
Ðức Hồng Y mời gọi các linh mục chú ý tới những người rốt cùng, yêu thương những người nghèo nhất và không chấp nhận các giàn xếp. Ðó là một ưu tiên mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn trong cuộc sống Giáo Hội.
Ngày nay linh mục phải đáp ứng các nhu cầu của sự nghèo khó vật chất, mà Chúa Giêsu để cập tới khi dậy phải cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, thăm viếng người đau yếu, kẻ tù tội. Linh Mục không được thờ ơ trước tất cả những gì xúc phạm đến phẩm giá con người. Mọi linh mục phải biết cảm thương các Ladarô nằm trước cửa nhà mình, mà không để cho mình bị cuốn hút vào “các nhiệm vụ trợ giúp xã hội”, nhưng tổ chức các sinh hoạt này cho các phó tế và giáo dân.
4. Đức Thánh Cha cử lính cứu hỏa và hiến binh đi trợ giúp nạn nhân động đất
Như một dấu chỉ cụ thể của sự gần gũi của ngài với các nạn nhân của trận động đất ở Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử một đội gồm sáu nhân viên cứu hỏa và sáu hiến binh Vatican đến Amatrice, một thành phố ở miền trung Italia nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất.
Một tuyên bố từ Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết các nhân viên cứu hỏa và hiến binh Vatican sẽ giúp các nhân viên bảo vệ dân sự Italia tìm kiếm những người sống sót vẫn còn dưới đống đổ nát và hỗ trợ những nạn nhân khác.
Những chấn động dữ dội tiếp tục diễn ra sau trận động đất đã bắt buộc các nhóm tìm kiếm người bị nạn phải tạm thời ngưng các nỗ lực của họ vì đá tiếp tục rơi xuống và các tòa nhà tiếp tục đổ.
Số người chết do trận động đất mạnh hôm thứ Tư 24 tháng 8 ở miền trung Italia đã lên đến 250 người, và chính quyền lo sợ nhiều thi thể vẫn còn bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Ít nhất tám người nước ngoài nằm trong số những người chết, các quan chức cho biết.
Ba công dân Anh bị giết chết – trong đó có một cậu bé 14 tuổi đến từ London.
Hai người Rumani nằm trong số những người chết, Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm thứ Năm. Bốn công dân khác bị thương và tám người khác được ghi nhận là mất tích.
Bộ trưởng Ngoại giao của Tây Ban Nha cho biết một người Tây Ban Nha đã chết. Canada và El Salvador cũng xác nhận mỗi nước có một người đã thiệt mạng trong trận động đất.
5. Tổng Giáo Phận Mexico City lên án những hoạt động gây hấn và quá khích của các nhóm đồng tính
Tổng Giáo Phận Mexico City đã lên án những hoạt động “gây hấn và quá khích” của các nhóm đồng tính luyến ái như phun sơn các khẩu hiệu lên các bức tường của tòa Tổng Giám Mục, và các nhà thờ; tiểu tiện bừa bãi vào các nơi thánh thiêng; tụ tập trước các thánh đường thực hiện các hành vi lăng mạ và đe doạ các tín hữu Công Giáo.
Trong thông báo đưa ra hôm 24 tháng 8, tổng giáo phận cho biết:
“Giáo Hội Công Giáo có một quan điểm rõ ràng về sự thánh thiêng của hôn nhân, và đã bày tỏ và bảo vệ quan điểm rõ ràng của mình một cách rõ ràng. Nhưng điều này không bao giờ được thực hiện bằng một thái độ vô lễ với người khác. Vì vậy, tổng giáo phận sẽ không xin lỗi vì quan điểm của mình.”
Tổng giáo phận khẳng định rằng: “Trong một xã hội tự do tất cả những tiếng nói cần được lắng nghe.”
Vì vậy, tổng giáo phận yêu cầu các nhà tranh đấu cho những người đồng tính “tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của Giáo Hội Công Giáo và tránh bất kỳ những hình thức gây hấn chống lại các nơi thờ phượng và các mục tử của Giáo Hội.”
Tuyên bố kết thúc bằng lời mời gọi các cơ quan dân sự điều tra về các hành vi phá hoại và trừng phạt những người chịu trách nhiệm “để những hành vi quá khích này không tái diễn nữa.”
6. Toà Thánh kêu gọi loại trừ các vũ khí tàn sát hàng loạt, kể cả các vũ khí quy ước
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc tại New York, đã lên tiếng yêu cầu loại trừ các vũ khí tàn sát hàng loạt, kể cả các vũ khí quy ước trong bài phát biểu tại phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về việc không gia tăng và phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt.
Trong bài phát biểu Đức Tổng Giám Mục Auza tái nêu bật lập trường liên tục của Toà Thánh chống lại việc sản xuất và sử dụng các vũ khí tàn phá hàng loạt. Mọi hành động, mọi vũ khí nhắm tàn phá các thành thị hay các vùng rộng lớn cùng với dân cư đều chống lại mọi luật nhân bản quốc tế, và đáng bị lên án lập tức và rõ ràng không hàm hồ.
Trong khi đã có các thoả hiệp và hoà ước đạt được nhằm loại trừ các vũ khí hoá học, sinh học, và phòng ngừa việc không gia tăng các vũ khí nguyên tử, hiện nay nhân loại vẫn tiếp tục chế tạo các vũ khí mới để huỷ hoại chính mình. Ngoài ra, các vũ khí quy ước đang ngày càng trở thành “ít quy ước” hơn, vì các tiến bộ kỹ thuật nâng cao sức mạnh tàn phá của chúng ngang mức độ của các vũ khí tàn phá hàng loạt.
Chính vì thế Toà Thánh yêu cầu các cuộc thảo luận về vũ khí tàn phá hàng loạt vượt quá các loại vũ khí nguyên tử, hoá học, sinh học và các vũ khí xạ học và bao gồm cả các vũ khí quy ước mạnh được dùng cho các tội phạm chiến tranh và các tội phạm chống lại nhân loại. Các lực lượng quân sự, phiến quân, khủng bố, và các nhóm quá khích ngày càng sử dụng các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh hơn, và cho thấy họ ít chú ý tới sự miễn nhiễm của thường dân, sự phân biệt hay tính cách cân xứng.
Tiếp tục bài phát biểu Đức Tổng Giám Mục Auza nói: Các tai ương nhân đạo tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta cho thấy các trường học, nhà thương và các cơ cấu hạ tầng dân sự khác bị nổ tung vì các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ. Hàng triệu người tỵ nạn và các người di tản gửi tới hội đồng sứ điệp quan trọng này: “Chúng tôi phải trốn chạy hay chết, khi các thành phố và cộng đoàn của chúng tôi hoàn toàn bị phá hủy, không phải bởi các vũ khí nguyên tử, hoá học hay sinh học, nhưng bởi các vũ khí quy ước có sức tàn phá mạnh mẽ.” Các thảm cảnh này mời gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chỉnh thực thi mọi thoả hiệp hợp pháp bắt buộc, và các dụng cụ liên quan tới việc cấm gia tăng phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt, và cấp bách duyệt xét lại viêc xếp loại và định nghĩa các vũ khí giết nguời hàng loạt là gì.
Tại đây cũng như trong các diễn đàn khác Toà Thánh đã lập đi lập lại lời kêu gọi các quốc gia sản xuất vũ khí trên thế giới nghiêm chỉnh hạn chế và kiểm soát việc chế tạo và bán vũ khi cho các quốc gia và các vùng trên thế giới, nơi thực sự đang có việc sử dụng chúng một cách bất hợp pháp hay để cho chúng rơi vào tay các tác nhân không phải là người của chính quyền. Việc gia tăng phố biến vũ khí, bất kể là vũ khí quy ước hay vũ khí giết người hàng loạt, chỉ làm cho các tình trạng xung đột gia tăng và gây ra các hậu quả hao hụt nhân lực và vật chất, gây thiệt hại cho sự phát triển và tìm kiếm hoà bình lâu bền. Thât thế, việc không gia tăng phổ biến vũ khí, kiểm soát và giải trừ vũ khí làm nền tảng cho an ninh toàn cầu và phát triển có thể thực hiện được. Nếu không việc thành toàn chương trình phát triển có thể thực hiện được cho năm 2030 sẽ gặp nguy hiểm trầm trọng.
7. Cảnh sát Indonesia bắt giữ một tên khủng bố mưu toan giết chết một linh mục đang cử hành thánh lễ
Cảnh sát ở Sumatra, Indonesia đã bắt giữ một tên khủng bố mưu toan giết chết một linh mục đang cử hành thánh lễ tại một nhà thờ Công Giáo vào sáng Chúa Nhật 28 tháng 8.
Các nhân chứng tại nhà thờ Thánh Giuse Sumatra cho biết như sau: Khi vị linh mục đang đọc bài Tin Mừng, một tiếng nổ dữ dội phát ra từ một trong các hàng ghế bên trong thánh đường. Tên khủng bố bị cháy ở lưng, lao nhanh lên bục giảng, trên cánh tay có quấn chất nổ. Khi quả bom trên tay không nổ, y dùng búa chém vị linh mục.
Anh chị em giáo dân quật ngã tên khủng bố.Vị linh mục chỉ bị thương nhẹ vì va chạm.
Quân đội và cảnh sát đã được gửi nhà thờ để rà soát bom mìn và kiểm tra nghiêm ngặt người ra vào các thánh đường trong vùng để đề phòng một vụ tấn công tương tự.
Indonesia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới và trong những năm qua đã chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo.
8. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xin các tín hữu đọc Kinh Mân Côi cho các nạn nhân thiên tai tại Hoa Kỳ và Italia
Hôm 24 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, Kentucky, là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, mời tất cả người Công Giáo hiệp nhất trong lời cầu nguyện với Đức Thánh Cha Phanxicô cho các nạn nhân của trận động đất ở Ý và cho những người đang đau khổ vì lũ lụt tại Hoa Kỳ .
Toàn văn bản tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như sau:
Sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lần chuỗi Mân Côi mùa Thương với các tín hữu và khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô cho các nạn nhân của trận động đất tại Italia.
Trong khi biết quá rõ về các thiệt hại nhân mạng trong các thảm họa tự nhiên ở ngay trên đất nước Hoa Kỳ, chúng ta hãy hiệp cùng Đức Thánh Cha trong lời cầu nguyện cho tất cả mọi người đau khổ từ Louisiana đến miền trung Italia.
Chúng ta phó thác những người đã qua đời cho lòng từ ái của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong khi cầu nguyện ơn an ủi cho những ai chịu tang tóc và sức mạnh cho những người phải xây dựng lại cuộc sống. Giữa cuộc sống bận rộn của chúng ta, chúng ta hãy tạm dừng để đọc một kinh Mân Côi cho anh chị em chúng ta.
9. Quốc vương Marốc lên án các nhóm Hồi Giáo cuồng tín.
Quốc vương Marốc Mohammed VI mạnh mẽ kêu gọi các tín hữu Hồi giáo, Kitô và Do thái giáo phải cùng nhau chống lại khuynh hướng Hồi Giáo cực đoan, cuồng tín và thù hận đang phát triển mạnh trên thế giới.
Nhà vua đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong diễn văn đọc trên đài truyền hình quốc gia hôm Chúa Nhật vừa qua.
Quốc vương nói:
“Ðứng trước sự bành trướng của chính sách ngu dân phổ biến nhân danh tôn giáo, tất cả mọi người: các tín hữu Hồi giáo, Kitô và Do thái giáo phải cùng nhau đương đầu với khuynh hướng cuồng tín và thù hận trong tất cả mọi hình thức của nó”.
Quốc vương đã nhắc tới các vụ khủng bố đẫm máu do các nhóm hồi cuồng tín chủ mưu trong thời gian qua đó đây bên Âu Châu, nhất là vụ sát hại cha Jacques Hamel. Quốc vương định nghĩa đó là một hành động “điên rồ không thể tha thứ được”.
Quốc vương nói tiếp:
“Ai kích động chết chóc và tấn kích, ai đọc Kinh Coran và Sunna theo lợi lộc riêng tư là phổ biến dối trá nhân danh Thiên Chúa và ngôn sứ Mohammed. Các kẻ khủng bố hành động nhân danh Hồi giáo là những cá nhân lầm lạc, bị kết án xuống hoả ngục. Họ lèo lái vài người trẻ Hồi, đặc biệt những người trẻ sống tại Âu châu và họ khai thác sự kiện những người trẻ này không biết tiếng Ảrập và Hồi giáo đích thật, để chuyển tới họ các sứ điệp và các lời hứa sai lạc”.
10. Các Giám Mục Ibadan lên án bộ trưởng y tế Nigeria
Các giám mục thuộc giáo tỉnh Ibadan của Nigeria đã công khai chỉ trích các nỗ lực của bộ trưởng y tế nước này nhằm thúc đẩy việc phá thai và ngừa thai.
Tờ Vanguard, một tờ báo hàng đầu của Nigeria cho biết các giám mục nói rằng Bộ trưởng Y tế đã làm việc với “các cơ quan nước ngoài trong một âm mưu lôi kéo chính phủ liên bang vào việc tăng cường thứ văn hóa tránh thai và sau đó là cả phá thai trong đất nước chúng ta”.
Các giám mục cảnh báo rằng:
“Những nỗ lực này đang được thực hiện dưới chiêu bài cung cấp sức khỏe tốt hơn cho các bà mẹ và trao quyền lựa chọn cho người dân”.
Theo thống kê hồi tháng Bẩy năm 2015, Nigeria hiện có 181,562,000 dân với mức tăng dân số là 2.45%, đứng thứ 27 trên thế giới. Việt Nam có mức tăng dân số là 0.97%, đứng thứ 119 theo thống kê của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng Bẩy năm ngoái.
11. Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho Ukraine
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 24 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine.
Ngài nói:
“Trong các tuần vừa qua, các quan sát viên quốc tế đã bày tỏ những âu lo vì tình hình Ukraine càng ngày càng tồi tệ hơn. Hôm nay trong khi Ukraine yêu dấu mừng 25 năm độc lập, tôi muốn bảo đảm với anh chị em lời cầu nguyện của tôi cho hoà bình và tôi lặp lại lời kêu gọi tất cả mọi phe liên hệ cũng như các tổ chức quốc tế hãy gia tăng các sáng kiến giúp giải quyết cuộc xung đột, trả tự do cho các con tin và đáp ứng tình hình cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.”
Các con số thống kê cho thấy đến nay đã có ít nhất 2,008 thường dân bị thiệt mạng trong đó 304 người là người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Ukraine. Con số thương vong của quân đội Ukraine là khoảng 3,100 quân nhân. Phe nổi loạn theo Nga báo cáo là có 2,200 người thiệt mạng. Trong khi đó, khoảng 500 lính Nga đã chết trong các cuộc giao tranh.
12. Ðại Ayatollah Iran ca tụng các tuyên bố của Ðức Thánh Cha Phanxicô về Hồi giáo.
Ðại Yatollah Iran Naser Makarem Shirazi thành Qom đã ca ngợi các lời tuyên bố sáng suốt của Ðức Thánh Cha Phanxicô từ chối đồng hóa Hồi giáo với khủng bố.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho các nhà báo quốc tế trên chuyến bay từ Krakow về Roma ngày 31 tháng 7 năm 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định với các nhà báo rằng không thể đồng hoá Hồi giáo với bạo lực khủng bố, mà chỉ có các nhóm nhỏ tín hữu hồi quá khích bạo lực thôi.
Ðại Yatollah viết trong thư gửi cho Ðức Thánh Cha: “Các lời nói khôn ngoan và các nhận xét có luận lý của ngài tách rời tôn giáo khỏi các hành động vô nhân và các tàn bạo do các giáo phái gian ác như lực lượng DAESH chủ mưu, thật đáng ca ngợi.”
Lá thư đã được dịch ra tiếng Anh và đăng trên trang Web chính thức của Aytatollah Makarem Shirazi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng việc hàng lãnh đạo tôn giáo toàn thế giới đưa ra lập trường rõ ràng chống lại bạo lực và sự man rợ, nhất là khi các hành động man rợ này được thi hành nhân danh tôn giáo.
Ayatollah cũng cực lực lên án vụ sát hại cha Jacques Hamel ngày 26 tháng 7 năm 2016, khi cha đang cử hành thánh lễ trong nhà thờ giáo xứ Saint-Étienne-du- Rouvray. Vụ sát hại này cũng đã bị cộng đồng các nhà nghiên cứu Hồi và đại đa số tín hữu hồi lên án. Ayatollah khẳng định rằng các giáo phái như Daesh diễn tả cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của kỷ nguyên tân tiến, và chúng không thuộc Hồi giáo.
Ông viết tiếp trong bức thư gửi Ðức Thánh Cha Phanxicô: “Như ngài đã khẳng định một cách rõ ràng, các hành động mọi rợ ấy không dính dáng gì tới các tôn giáo, và các trường học tư tưởng khác nhau chỉ là hoa trái của một diễn tả duy vật của vài cường lực thối nát không tìm gì khác ngoài các giầu sang bất hợp pháp lớn hơn. Tuy nhiên, rất may là ý thức của dư luận công cộng gia tăng đối với các nhóm quá khích và khủng bố này, và chúng ta hy vọng rằng các hành động này một ngày kia sẽ chấm dứt.”
13. Đức Thánh Cha sẽ cử hành kinh chiều với Tổng Giám Mục Anh Giáo
Tổng giám mục Canterbury, Tiến sĩ Justin Welby, Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, sẽ gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 08 tháng 10 trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm Rôma trong hai ngày.
Nhà lãnh đạo khối hiệp thông Anh giáo sẽ cử hành kinh chiều với Đức Thánh Cha vào cùng ngày tại nhà thờ San Gregorio al Celio.
Cuộc gặp gỡ này có thể là một sự “đáp lễ” cho sự ủng hộ của Vatican dành cho ngài trong cuộc họp của 38 nhà lãnh đạo Anh giáo trong khối Hiệp Thông Anh Giáo vào tháng Giêng năm nay.
Khối Hiệp Thông Anh Giáo với 85 tín hữu trên thế giới đã rơi vào các cuộc khủng hoảng triền miên từ năm 2003 sau khi Giáo Hội Anh Giáo tại Hoa Kỳ tấn phong Giám Mục cho ông Gene Robinson là một người công khai sống đồng tính.
Trước khi cuộc họp thượng đỉnh được khai mạc, báo chí tại Anh dự đoán những bão tố sẽ diễn ra trong cuộc họp này đến mức Anh Giáo có thể sẽ rã ra từng mảnh sau cuộc họp này. Điều đó đã không xảy ra.
Cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng Giêng năm nay tại Canterbury đã tập trung vào việc chữa lành đặc biệt về vấn đề tính dục và cuộc sống gia đình. Điều này tương phản hoàn toàn với nhận định của các phương tiện truyền thông theo đó chủ đề chính trong cuộc họp là các kết hiệp đồng tính.
Trong thông điệp sau cuộc họp, Đức Tổng Giám mục Welby ghi nhận tầm quan trọng của các diễn từ được đưa ra tại cuộc họp của Jean Vanier, người sáng lập của Cộng đồng Arche, phái đoàn Phúc Âm truyền thống Augustinô và cha xứ nhà thờ San Gregorio al Celio mà ông mô tả là một “biểu tượng của sự đoàn kết đại kết” đáng chú ý.
14. Tuyên bố chung của các các Giám Mục Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Iran
Bốn giám mục Hoa Kỳ đã có một cuộc gặp gỡ tại Rome với năm nhà lãnh đạo Hồi Giáo Iran. Sau khi kết thúc cuộc họp, hôm 25 tháng 8, các vị đã ra một tuyên bố chung lên án chủ nghĩa khủng bố và các loại vũ khí giết người hàng loạt.
Đức Giám Mục Oscar Cantu, Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình quốc tế, và Đức Hồng Y Theodore McCarrick đã dẫn đầu đoàn đại biểu đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Giới thiệu bản tuyên bố với báo chí, Đức Cha Oscar Cantu cho biết:
“Chúng tôi coi việc phát triển và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và hành động khủng bố là các hành vi vô luân. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia từ chối việc mua sắm vũ khí và kêu gọi những ai sở hữu chúng hãy loại bỏ những thứ vũ khí giết người bừa bãi, bao gồm các vũ khí hóa học, sinh học, và hạt nhân.”
“Cũng vậy, chúng tôi phản đối tất cả các hành động khủng bố, đặc biệt khi chúng trực tiếp nhắm đến những người dân vô tội, cho dù thủ phạm là một nhà nước, một tổ chức phi chính phủ, hay một cá nhân. Chúng tôi cũng lên án các biện pháp trừng phạt một cách bừa bãi và các chính sách khác áp đặt khổ đau lên thường dân vô tội, đặc biệt là trên những người dễ bị tổn thương nhất.”
Những người ký tên cũng lên án “việc trục xuất bắt buộc con người khỏi quê hương của họ” và bày tỏ sự âu lo trước hiện trạng “lây lan các tư tưởng cực đoan, thường được thúc đẩy bởi việc đọc hời hợt và sai lầm của các văn bản tôn giáo, trong đó phủ nhận những giá trị vốn có và phẩm giá của mọi người, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo.”
15. Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô kêu gọi đối thoại tại Ethiopia.
Trong các ngày qua Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô đã cùng các Giám Mục Etiopia kêu gọi đối thoại giữa chính quyền và chủng tộc Oromo và ngưng mọi đàn áp.
Các xung khắc đã bắt đầu hồi năm 2015, vì chính quyền quyết định truất hữu đất đai của chủng tộc Oromo để lấy chỗ phát triển thủ đô Addis Abeba. Sau các vụ biểu tình ồ ạt chính quyền đã ngưng dự án này, nhưng người Oromo tiếp tục các cuộc biểu tình phản đối để tố cáo các bất công, kỳ thị và bị loại trừ mà họ phải gánh chịu từ bao thập niên qua. Trong các vụ biểu tình cách đây 10 ngày chính quyền đã thẳng tay đàn áp các đoàn người biểu tình khiến cho hơn 100 người chết.
Ðức Hồng Y Berhaneyesus Demerew Souraphiel, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Ethiopia Eritrea, đã ra thông cáo chia buồn với các nạn nhân và gia đình họ. Các Giám Mục kêu gọi mọi phiá đối thoại và cộng tác với nhau trong việc chung xây một xã hội không thù hận cho hiện tại và cho các thế hệ tương lai. Các Giám Mục Etiopia va Eritrea khẳng định rằng hỗn loạn và bạo lực không phải là câu trả lời cho các vấn đề, trái lại chúng là chướng ngại ngăn cản sự trưởng thành và phát triển mà đất nước đang cần có để ra khỏi tình trạng nghèo đói và chậm tiến. Thông cáo của Hội Ðồng Giám Mục nêu bật sự chung sống hoà bình và tôn trọng đã có dọc dài lịch sử quốc gia, là thực tại cần duy trì.
Các Giám Mục mời gọi tất cả mọi người thiện chí dấn thân trở thành các dụng cụ hòa bình. Các ngài khuyến khích các linh mục tu sĩ và giáo dân cầu nguyện cho hoà bình, đặc biệt trong ngày lễ Ðức Mẹ hồn xác lên trời. Ngỏ lời với giới trẻ các vị kêu gọi tinh thần yêu nước và mời gọi họ dấn thân chu toàn các nhiệm vụ và thi hành các quyền làm sao để có một quốc gia hoà bình, hy vọng và phát triển toàn vẹn.
Trong thông cáo công bố hôm 19 tháng 8 năm 2016, ông Peter Prove, chủ tịch ủy ban liên lạc quốc tế của Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, hiệp ý với các Giám Mục Etiopia và Eritrea chia buồn với các nạn nhân, và khích lệ mọi phiá đối thoại ôn hoà để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng căng thăng hiện nay. Ông đặc biệt yêu cầu các lực lượng an ninh của chính quyền hạn chế dùng bạo lực để tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại, và kêu gọi mọi kitô hữu cầu nguyện để mọi phe có thể bắt tay nhau chung xây một tương lại tốt đẹp hơn cho Etiopia dựa trên công bằng và phẩm giá con người.
16. Liên Hội Ðồng Giám Mục Đại Dương Châu kêu gọi bảo vệ môi sinh.
Ủy ban điều hành Liên Hội Ðồng Giám Mục vùng Ðại Dương Châu đang nhóm phiên họp thường niên tại Port Moresby bên Papua Tân Guinea để bàn về việc bảo vệ thiên nhiên trong nhãn quan một thế giới không bị xem như là một thị trường phổ quát, nhưng như một căn nhà chung.
Trong thông cáo công bố nhân dịp này, các Giám Mục thuộc Ðại Dương châu khẳng định rằng “sử dụng các tài nguyên thiên nhiên cách có ý thức trách nhiệm” là một bổn phận và một đòi buộc của tất cả mọi người. Các vị cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đề ra một chính sách phát triển có thể thực hiện được đối với các gia đình, trong lãnh vực du lịch, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Ðặc biệt trong ngành đánh cá, các Giám Mục kêu mời các chính quyền cấm những tổ chức nước ngoài thực hiện những hoạt động bất hợp pháp tại Ðại Dương Châu, vì biển cả là một kho báu của toàn nhân loại và không thể bị biến thành một món đồ chơi hay để cho một nhóm người lạm dụng. Một trong những điểm được các Giám Mục Ðại Dương Châu chú trọng là khát vọng độc lập của dân chúng vùng Tây Papua đang phải sống cảnh xung đột với nhà cầm quyền Indonesia từ nhiều năm nay.
Các vị viết: “Những người dân này chỉ tìm kiếm những điều mà mọi gia đình thuộc mọi nền văn hóa đều tìm kiếm: đó là sự tôn trọng phẩm giá con người và cộng đoàn của họ.”
Ðề cập đến thảm kịch của trại tỵ nạn Nauru, các Giám Mục Ðại Dương Châu tin tưởng là nhà cầm quyền Australia sẽ nhanh chóng thực hiện một kế hoạch nhân đạo để phục hồi phẩm giá cho người tỵ nạn nơi đây.
Mới đây, một cuộc điều tra của tờ báo Anh The Guardian cho thấy đã có nhiều lạm dụng và bạo lực xảy ra tại trại tỵ nạn Nauru và cuộc điều tra này đã gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN