Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 11 – 17/08/2016: Những cáo buộc hoang tưởng sau vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ</b>
17/08/2016 12:00:00 SA
1. Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa nói: Không có mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học
Không có mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học, Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa nhận xét như trên trong một cuộc nói chuyện gần đây với các nhà khoa học Nga.
Theo hãng tin Interfax, phát biểu tại trung tâm nghiên cứu hạt nhân Sarov, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga nói rằng “khoa học, tôn giáo và nghệ thuật là những cách khác nhau con người dùng để tìm hiểu thế giới và loài người”.
Đức Thượng Phụ nhận xét rằng:
“Khoa học tìm hiểu ‘làm cách nào và tại sao như thế’, trong khi tôn giáo giải quyết các câu hỏi ‘để làm gì.’
Thật là ngây thơ để đọc Sáng Thế Ký như một cuốn sách giáo khoa về nhân chủng học. Đồng thời, thật là phản tác dụng khi tìm kiếm một câu trả lời về ý nghĩa của cuộc sống trong các sách giáo khoa về sinh học và vật lý.”
2. Fides quan ngại về những vu cáo liên quan đến Giáo Hội Công Giáo trong vụ đảo chính hụt tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc bày tỏ quan ngại rằng các ký giả Thổ Nhĩ Kỳ đã đi quá xa khi vu cáo Giáo Hội Công Giáo với những vai trò đầy huyền thoại trong cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7 vừa qua.
Những vu cáo này thể hiện một tâm tình bài Công Giáo sâu đậm trong giới Truyền Thông Thổ Nhĩ Kỳ.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 15 tháng 7 vừa qua cái gọi là “Hội Đồng Quân Nhân Vì Hòa Bình Quê Hương” đã tổ chức một cuộc đảo chánh với sự tham gia của các quân nhân trong Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân Đoàn 3, một số đơn vị không quân, hải quân và quân cảnh. Quân đảo chánh đã dội bom vào tòa nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và pháo kích vào dinh tổng thống. Cuộc đảo chánh đã thất bại sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi dân chúng xuống đường bảo vệ chính quyền và huy động các lực lượng trung thành trấn áp cuộc nội loạn. Trong cuộc đảo chánh này, 300 người đã bị giết 2,100 người bị thương. Toà nhà Quốc hội và dinh tổng thống bị hư hại nặng. 6,000 người bị bắt trong đó có 2,839 quân nhân và 2,745 thẩm phán. 15,000 nhân viên giáo dục bị mất bằng và 21,000 thầy giáo tại các trường học tư bị cấm không được hành nghề.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen là kẻ chủ mưu vụ đảo chánh này. Giáo sĩ Fethullah Gulen là một Imam và là một nhà giảng thuyết đạo Hồi. Ông cũng là một nhà văn và một nhà chính trị.
Fethullah Gulen đề cao Hồi Giáo ôn hòa, tin tưởng nơi những giá trị của sự khoan dung, sống chung hòa bình, đại kết với các tôn giáo, và việc cần thiết phải tách rời nhà nước khỏi Hồi Giáo.
Fethullah Gulen từng là một đồng minh chiến lược của tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cho đến khi xảy ra cuộc điều tra vụ tham nhũng vào tháng 12 năm 2013. Ngày 17 tháng 12 năm 2013, 52 viên chức trong chính quyền của Erdoğan (lúc đó là thủ tướng) đã bị bắt.
Lợi dụng một kẽ hở trong nghị quyết cấm vận Iran của Liên Hiệp Quốc, các viên chức trong đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất cảng 13 tỷ Mỹ Kim vàng sang Iran để đổi lấy dầu thô về bán kiếm lời. Thủ tướng Erdoğan được cho là vô can vì đang ở nước ngoài thăm Pakistan. Các cuộc điều tra sau đó đã đưa tổng cộng 91 người vào tù.
Khi về nước, Erdoğan cho rằng Fethullah Gulen là kẻ chủ mưu trong cuộc điều tra này. Fethullah Gulen đã phải lánh nạn tại Hoa Kỳ.
Sau cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7 vừa qua, các phương tiện truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ thi nhau bày tỏ lòng trung thành với tổng thống Erdoğan và đưa ra nhiều cáo buộc chống lại Fethullah Gulen, kể cả các cáo buộc hoang tưởng nhất.
Tờ Cumhuriyet, trong số ra ngày 7 tháng 8, đã nhắc đến cuộc gặp gỡ vào tháng Hai năm 1998 giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và ông Fethullah Gulen. Ký giả Mine Kirikkanat của tờ này nói rằng ông Fethullah Gulen là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Hoa Kỳ phải dẫn độ ông Fethullah Gulen về nước để xét xử về âm mưu lật đổ chính quyền. Về phần mình ông Fethullah Gulen cho rằng vụ đảo chánh hôm 15 tháng 7 là một vụ đảo chánh giả do chính tổng thống Erdoğan dàn dựng với mục đích thanh trừng nội bộ và kiếm cớ để ban cho mình nhiều quyền hành.
3. Lễ Đức Mẹ Lên Trời tại Lộ Đức diễn ra giữa các lo ngại khủng bố
Sau hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Pháp, an ninh đã được tăng cường tại linh địa Lộ Đức (Lourdes) trong ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời hôm 15 tháng 8.
Bà Beatrice Lagarde - Tỉnh trưởng vùng Pyrénées cho biết rằng, nhà chức trách ban đầu đã tính đến việc hủy bỏ Thánh Lễ và cuộc rước kiệu thường có khoảng 25,000 người tham dự.
Hầu hết các lối đi vào linh địa đã bị đóng, người tham dự phải đi qua cổng an ninh để kiểm tra các túi xách của họ. Một số sự kiện đã được điều chỉnh: cuộc rước kiệu được bắt đầu tại ngay khu vực linh địa, chứ không phải là từ trung tâm thị trấn Lộ Đức như thường lệ.
250 nhân viên an ninh túc trực tại khu vực này, bao gồm cả cảnh sát, quân đội và một đội rà phá bom mìn. Các con đường xung quanh linh địa Lộ Đức bị cấm giao thông, và các loại thùng rác được thay thế bằng các túi nhựa trong suốt.
Bà Lagarde nói: “Các tín hữu đều có quyền đi vào linh địa. Nhưng tất cả mọi thứ được thực hiện như vậy là nhằm làm cho linh địa được an toàn”.
Việc thận trọng này là hệ quả sau vụ Cha Jacques Hamel bị hai người Hồi giáo ở Normandy giết hại hồi tháng trước, cũng như các cuộc tấn công vào Paris và Nice khiến nhiều người bị thiệt mạng.
Lễ Đức Mẹ Lên Trời là ngày lễ cấp quốc gia ở Pháp. Hầu hết các ngân hàng, doanh nghiệp đều nghỉ việc, còn nhiều thị trấn và ngôi làng thì tổ chức như là một ngày lễ hội.
Bác sĩ Michael Moran - một thành viên của Ủy ban Y khoa Quốc tế của Lộ Đức và là Trưởng phòng y tế cho khách hành hương của Giáo phận Down-Connor nói rằng, mặc dù “thật buồn” khi nhìn thấy các rào chắn trên những ngả đường quanh linh địa này, nhưng đó là điều mà hiện nay phải chấp nhận ở Âu Châu - đặc biệt là ở Pháp - vì một cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra.
Bác sĩ Moran nói thêm: “Tôi đã ở Lộ Đức ngay tại thời điểm mà cuộc tấn công khủng bố thảm khốc xảy ra ở Nice vào ngày Lễ Độc Lập. Trong khi rước nến tại linh địa, đang được chứng kiến những tấm lòng nhân bản xung quanh mình thì những tin tức khủng khiếp về những gì đã xảy ra ở Nice bắt đầu loan truyền đến đây. Cái ác tồn tại trong thế giới của chúng ta, và chúng ta không hy vọng còn nơi nào có thể tránh được các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố”.
“Tuy nhiên, tinh thần của Lộ Đức và đức tin đích thật sẽ không bị chủ nghĩa khủng bố đe dọa, cho dù chúng ta đang sống trong thời kỳ khủng hoảng nhưng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.”
4. Bộ Ngoại giao Mỹ phàn nàn về luật báng bổ ở các quốc gia Hồi Giáo
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một báo cáo thường niên về tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới và nhấn mạnh mối quan hệ giữa luật báng bổ và những vi phạm nhân quyền trong các “xã hội Hồi giáo bảo thủ sâu sắc.”
Báo cáo nhận xét rằng “Sự cuồng nhiệt của xã hội đối với luật phạm thượng – chính sự cuồng nhiệt đó tự nó đã là một vấn đề - lại được tiếp tay bởi một bộ luật với những hình phạt nghiêm trọng dành cho những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Những lời vu cáo, thường được đưa ra xuất phát từ sự theo đuổi những lợi ích cá nhân hoặc cho các mục đích cá nhân của người tố cáo, không phải là hiếm. Bạo lực dữ dội nổ ra ngay sau những lời buộc tội như thế là rất đáng lo ngại”.
Báo cáo nói tiếp rằng “Ngoài các nguy cơ bạo lực của đám đông phát sinh ra bởi những lời buộc tội báng bổ, tòa án ở nhiều nước vẫn tiếp tục đưa ra các bản án khắc nghiệt đối với những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Đây được coi là một sách lược nhằm hạn chế nghiêm trọng tự do tôn giáo của dân chúng.”
David Saperstein, Đại sứ thiện chí cho tự do tôn giáo quốc tế, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 10 tháng 8 rằng “76% các quốc gia trên thế giới cung cấp các điều kiện cơ bản để mọi người tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, éo le là có đến gần ba phần tư dân số thế giới sống trong 24% các nước còn lại nơi mà tự do tôn giáo bị hạn chế nghiêm trọng.”
5. Đức Hồng Y Oswald Gracias nói Cha Hamel là mẫu gương cho hàng giáo sĩ
Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai, Ấn Độ đã khích lệ các linh mục noi gương Cha Jacques Hamel, và thể hiện quyết tâm để trung thành “đến cùng.”
Tại một cuộc họp hàng năm dành cho các linh mục, Đức Hồng Y Gracias nói rằng thay vì than khóc cái chết kinh hoàng của Cha Hamel dưới tay của những kẻ khủng bố Hồi giáo, các linh mục phải xem ngài là một ví dụ về sự dâng hiến. “Cái chết của linh mục người Pháp nên có tác động trong việc mục vụ của các linh mục ngày nay.”
6. Chủ bút tạp chí Công Giáo tại Bangladesh xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ vì bị dọa giết
Chủ bút một tờ tạp chí Công Giáo tại Bangladesh đã phải rời bỏ quê hương để xin tị nạn tại Hoa Kỳ sau khi bị dọa giết.
Roseline Costar là chủ nhiệm của tờ tạp chí “Hotline Bangladesh” cho biết tờ báo của chị chuyên tường thuật về những bạo lực chống lại các tôn giáo thiểu số tại các nước trong khu vực Á Châu.
Gần đây chị nhận được nhiều báo cáo dọa giết. Chị đã báo cáo với cảnh sát. Tuy nhiên cảnh sát tỏ ra không hề quan tâm tới những yêu cầu của chị vì thế chị đã phải bỏ quê hương để xin tị nạn tại Hoa Kỳ.
Hiện nay chị điều hành một tạp chí online từ New York.
7. Lord David Alton nói “Phải chăng chúng ta sợ bị khủng bố chặt đầu, cắt cổ?”
Vào tháng 11 tới đây nhà thờ Chánh Tòa tại Westminster, bên Anh Quốc sẽ được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ trong suốt một tháng để gây ý thức về sự bách hại nhắm vào các Kitô Hữu trên toàn thế giới
Lord David Alton là người chủ xướng chương trình này nói:
“Nếu mỗi giáo xứ trong quốc gia chúng ta cũng làm như thế chúng ta sẽ có thể đánh thức tầng lớp chính trị của quốc gia này về quy mô của sự bách hại”
Ông nhận xét rằng “Phải chăng chúng ta đã quá sợ bị chặt đầu, bị khủng bố đến mức đâu hết rồi những cuộc biểu tình? Tại sao chúng ta có ngập ngừng không dám nói ra? Đâu là những cuộc biểu tình khổng lồ, những đêm canh thức, những cuộc tụ họp của các liên đoàn sinh viên? Đâu rồi những lá thư được ký bởi hàng ngàn người này gửi lên Thủ tướng, các dân biểu. nghị sĩ, các nhà lãnh đạo chính trị để thúc giục họ phải làm nhiều hơn nữa. Đâu rồi những chiến dịch được mở ra nhằm chấm dứt tất cả mọi hình thức áp bức và bất công?”
8. Miến Điện dự định triệt hạ các tu viện Phật giáo xây cất trái phép
Chính phủ Miến Điện đã công bố các kế hoạch nhằm san bằng các nơi thờ tự đã được xây cất mà không có phép của chính quyền.
“Mọi tôn giáo tại Miến Điện đều phải tuân thủ các luật lệ và các quy tắc của quốc gia” Bộ trưởng văn hóa và tôn giáo Miến Điện là ông U Myint Win Zaq cho biết như trên. Ông nói thêm là những tòa nhà tôn giáo nào đã được xây cất mà không có phép sẽ bị phá hủy. Quyết định này của chính quyền Miến Điện nhắm chủ yếu vào các cơ sở Phật giáo. Ước lượng có đến 250 tu viện Phật giáo sẽ bị san bằng.
Trong thời gian vừa qua một số nhóm Phật giáo quá khích đã xây các ngôi chùa ngay trong khuôn viên các nhà thờ tại thủ đô Yangoon và các vùng phụ cận. Quyết định này của Miến Điện có lẽ nhằm chấm dứt tình trạng này.
9. Đức Hồng Y Bagnasco nói rằng châu Âu muốn gạt Kitô hữu ra ngoài lề xã hội vì sợ hãi
“Các Kitô hữu ngày nay là các vị tử đạo,” Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nhận xét như trên hôm 10 tháng Tám.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco của tổng giáo phận Genoa, đã cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Laurensô vào ngày Giáo Hội kính nhớ vị tử đạo. Ngài nói trong bài giảng rằng đối với các Kitô hữu ngày nay, tử đạo diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những hình thức tử đạo đẫm máu, nhưng cũng có những hình thức yên ắng hơn, có những hình thức “tinh tế, nhưng không kém phần độc ác; hợp pháp nhưng không kém phần bất công”
Đức Hồng Y nhận xét rằng tại châu Âu, có một thế giới thế tục đang tìm cách gạt ra ngoài lề xã hội các Kitô hữu, nhằm tạo ra một “trật tự thế giới không có Thiên Chúa.” Nỗ lực đó chung cuộc sẽ thất bại, bởi vì mặc dù các tín hữu Kitô có thể bị áp bức, họ không bao giờ bị tận diệt.
Ngài nói thêm:
“Các nỗ lực để loại các tín hữu Kitô ra khỏi đời sống công cộng không phải là một dấu chỉ của sự thông minh, nhưng là biểu hiện của sự sợ hãi. Trong nỗi sợ đó, người ta quyết liệt muốn loại bỏ các niềm tin tôn giáo.”
10. 21 người tị nạn Syria dùng bữa trưa với Đức Thánh Cha
Trưa ngày 11 tháng 8, 21 người tị nạn Syria đã được mời dùng bữa với Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà trọ Thánh Marta ở Vatican.
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết những người Syria tị nạn này hiện sống tại Roma và được Cộng đồng thánh Egidio giúp đỡ. Đây là những gia đình được đến Italia sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại trại tị nạn ở đảo Lesvos thuộc Hy Lạp. Nhóm đầu tiên đi chung chuyến máy bay với Đức Thánh Cha về Roma ngày 16 tháng Tư; nhóm thứ hai đến đây vào trung tuần tháng 6.
Những người lớn cũng như trẻ em tị nạn đã có dịp nói với Đức Thánh Cha về khởi đầu cuộc sống của họ ở Italia. Các trẻ em đã tặng ngài những bức họa do các em vẽ và ngài tặng các em các đồ chơi và những món quà khác.
Hiện diện cùng với Đức Thánh Cha trong buổi tiếp những người tị nạn Syria có Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, giáo sư Andrea Riccardi, Sáng lập Cộng đồng thánh Egidio, và Ông Domenico Giani, chỉ huy trưởng đoàn Hiến binh Vatican và 2 hiến binh đã cộng tác vào việc đưa các gia đình Syria tị nạn từ đảo Lesvos về Italia.
11. Singapore: Lòng thương xót làm cho một quốc gia trở nên cao thượng
Trong thông điệp gửi đến đồng bào nhân dịp kỉ niệm 51 năm độc lập khỏi Malaysia từ ngày 9 tháng 8 năm 1965, Đức Cha William Goh - Tổng Giám Mục của Singapore viết rằng: “Mặc dù có sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, công nghệ và đời sống xã hội ở Singapore trong suốt 51 năm qua, người dân của đảo quốc này sẽ không thể gọi mình là “một quốc gia thành công, khôn ngoan và cao thượng nếu chúng ta không thể hiện mình là những người có lòng từ bi và biết thương xót”.
Sau lời tạ ơn Chúa vì đã làm cho các quốc gia này trở nên “tốt đẹp, có vị thế, có những nhà lãnh đạo tài năng với giá trị đạo đức thanh liêm và kiên cường”, Đức Cha Goh nhấn mạnh rằng: “Trong thành công đó, chúng ta đừng bao giờ lãng quên những người nghèo khổ và thiệt thòi ở nước ta và trên thế giới, đặc biệt là những nước Á Châu. Trong Năm Thánh Lòng thương xót này, chúng ta được thôi thúc thoát ly khỏi chính mình mà chú ý đến tha nhân, những người cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng ta”.
12. Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ thăm hai tu viện nữ ở Rieti và Aquila
Hôm 9 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ dành vài giờ của thời gian hè đến thăm hai dòng nữ thuộc miền Lazio và Abruzzo.
Đức Thánh Cha được Đức Cha Domenico Pompili, Gíam mục Rieti, và nữ tu Angela Severino, nguyên là phát ngôn viên và phó thư ký của Hội đồng Giám mục Italia, và hiện đang là thư ký của Đức Cha Rieti tháp tùng.
Đầu tiên Đức Thánh Cha đến thăm tu viện Biển đức của các nữ tu Đền tạ Thánh nhan ở Carsoli thuộc tỉnh Aquila. Dòng này được cha Ildebrando Gregori sáng lập và hiện có mặt tai các nước Italia, Ba Lan và Ấn độ. Sau đó ngài cũng ghé lại đan viện thánh Filippa Mareri tại Borgo San Pietro, cạnh nhà thờ giáo xứ, thuộc tỉnh Rieti, và thăm các nữ tu dòng thánh Phanxicô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thăm Giáo phận Rieti vào tháng Giêng vừa qua trong ngày Hội Giới trẻ ở Greccio.
13. Lễ Đen thờ phượng Satan được tổ chức tại Oklahoma vào ngày 15 tháng 8 để báng bổ Đức Mẹ
Trong một thông cáo đưa ra hôm 12 tháng 8, Đức Tổng Giám mục Paul Coakley của tổng giáo phận Oklahoma kêu gọi các tín hữu cầu nguyện vì một nhóm thờ Satan lại vừa được các quan chức của thành phố Oklahoma cấp giấy phép cho tổ chức một Lễ Đen tại Trung Tâm Hành Chính của thành phố vào đúng ngày 15 tháng 8.
Lễ Đen thờ quỷ Satan này đã được cố tình dàn xếp đúng vào ngày người Công Giáo mừng kính Đức Mẹ Lên Trời được quảng cáo là sẽ bao gồm những lời lăng mạ Đức Trinh Nữ Maria cũng như sự nhạo báng các nghi lễ phụng vụ Công Giáo. Buổi lễ sẽ được tên Dastur Adams Daniels cử hành. Daniels là kẻ có hồ sơ cảnh sát từng hiếp dâm các phụ nữ nhưng luôn bào chữa cho các hành động tội phạm của mình với lời ngụy biện rằng hắn ta đang “làm công việc của ma quỷ.”
Tưởng cũng nên nhắc lại là gần 2 năm trước đây, bất chấp những phản đối của hơn 100,000 người trong một bản kiến nghị trực tuyến, các quan chức Mỹ ở thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen thờ Satan hôm 21 tháng 9 năm 2014 tại Trung tâm hành chính của thành phố.
Hơn 3000 người Công Giáo đã tham gia vào cuộc rước kiệu Thánh Thể qua các đường phố Oklahoma City, Oklahoma, vào ngày 21 do Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley dẫn đầu, và 1600 người đã tham dự buổi chầu Thánh Thể ở nhà thờ chính toà Tulsa cùng ngày.
Lễ Đen thờ phượng Satan đã được thực hiện tại một hội trường nhỏ ở tầng hầm trung tâm hành chính của thành phố Oklahoma trước sự bảo vệ của một lực lượng cảnh sát đông đảo.
Catholic World News tiết lộ rằng chỉ một ngày sau đó, các viên chức làm việc tại Trung tâm hành chính của thành phố đã thỉnh cầu Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City đến trừ tà cho họ vì các nhân viên làm việc tại đây cảm thấy khó chịu và không an tâm khi làm việc tại tòa nhà này.
Đức Tổng Giám Mục đã nhận lời thực hiện nghi lễ trừ tà cùng với một linh mục. Phát ngôn viên của Trung tâm hành chính thành phố nói rằng ban quản trị trung tâm này đã mừng rỡ khi thấy Đức Tổng Giám Mục đến giúp họ.
Lễ Đen là một hình thức tôn thờ Satan, một cố gắng để đảo ngược hành động và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể để châm biếm sự hy sinh của Chúa Kitô và tôn thờ Satan thông qua một nghi lễ truy hoan trụy lạc và bệnh họan.
Đức Cha Paul Stagg Coakley nói:
“Nó công kích tất cả mọi thứ mà chúng ta cho là thiêng liêng và mang lại ơn cứu chuộc; và đưa ra những mối nguy hiểm tinh thần cho mọi người.”
Ngài đã nhiều lần thỉnh cầu chính quyền thành phố đừng lấy tiền đóng thuế của dân để tổ chức một hành động báng bổ tôn giáo như thế, tuy nhiên bất chấp ý nguyện chính đáng của ngài và đông đảo những người ký tên trong kiến nghị, các quan chức tại thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen này.
14. Đức Thánh Cha viếng thăm các phụ nữ mại dâm được giải thoát
Chiều thứ Sáu 12 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm 20 phụ nữ được giải thoát khỏi nạn mại dâm.
Các phụ nữ này trú ngụ tại một nhà ở Roma thuộc “Cộng Đoàn Đức Giáo Hoàng Gioan 23” do cha Oreste Benzi sáng lập, chuyên giải thoát và giúp đỡ các phụ nữ ra khỏi nạn mại dâm.
20 phụ nữ gặp Đức Thánh Cha ở lứa tuổi trung bình là 30 và đã từng bị bạo hành nặng nề về thể lý. Trong số họ có 6 người từ Rumani, 4 từ Albani, 7 từ Nigeria, 3 người Tunisi, còn lại từ Italia và Ucraina.
Đây là lần thứ 7 Đức Thánh Cha thực hiện những cuộc viếng thăm thuộc loại này trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha một lời kêu gọi các lương tâm chiến đấu bài trừ nạn buôn người, một tệ nạn nhiều lần được định nghĩa là “tội ác chống lại nhân loại” và là “một vết thương trong thân mình nhân loại ngày nay”, “một vết thương trong thân mình Chúa Kitô”.
Trong số những người hiện diện tại cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha có vị Tổng phụ trách Cộng đoàn Đức Giáo Hoàng Gioan 23 là Ông Giovanni Paolo Ramonda, 2 nhân viên đường phố, bà phụ trách căn hộ và cha Aldo Bonaiuto, tuyên úy của Cộng đoàn.
Các phụ nữ rất ngạc nhiên và xúc động vì được Đức Thánh Cha đến thăm, gặp gỡ và nghe họ kể lại tình cảnh đau thương họ đã trải qua: những lường gạt, đấm đá, và những vấn đề tâm lý trầm trọng. Vài người trong họ đã cho ngài thấy những vết thương trên thân thể họ đã chịu; có người đã bị xẻo tai.
Đức Thánh Cha đã an ủi, khích lệ và đã nhân danh tất cả các tín hữu Kitô để xin lỗi vì tất cả những bạo hành và sự ác mà các phụ nữ ấy đã phải chịu
Không có mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học, Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa nhận xét như trên trong một cuộc nói chuyện gần đây với các nhà khoa học Nga.
Theo hãng tin Interfax, phát biểu tại trung tâm nghiên cứu hạt nhân Sarov, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga nói rằng “khoa học, tôn giáo và nghệ thuật là những cách khác nhau con người dùng để tìm hiểu thế giới và loài người”.
Đức Thượng Phụ nhận xét rằng:
“Khoa học tìm hiểu ‘làm cách nào và tại sao như thế’, trong khi tôn giáo giải quyết các câu hỏi ‘để làm gì.’
Thật là ngây thơ để đọc Sáng Thế Ký như một cuốn sách giáo khoa về nhân chủng học. Đồng thời, thật là phản tác dụng khi tìm kiếm một câu trả lời về ý nghĩa của cuộc sống trong các sách giáo khoa về sinh học và vật lý.”
2. Fides quan ngại về những vu cáo liên quan đến Giáo Hội Công Giáo trong vụ đảo chính hụt tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc bày tỏ quan ngại rằng các ký giả Thổ Nhĩ Kỳ đã đi quá xa khi vu cáo Giáo Hội Công Giáo với những vai trò đầy huyền thoại trong cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7 vừa qua.
Những vu cáo này thể hiện một tâm tình bài Công Giáo sâu đậm trong giới Truyền Thông Thổ Nhĩ Kỳ.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 15 tháng 7 vừa qua cái gọi là “Hội Đồng Quân Nhân Vì Hòa Bình Quê Hương” đã tổ chức một cuộc đảo chánh với sự tham gia của các quân nhân trong Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân Đoàn 3, một số đơn vị không quân, hải quân và quân cảnh. Quân đảo chánh đã dội bom vào tòa nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và pháo kích vào dinh tổng thống. Cuộc đảo chánh đã thất bại sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi dân chúng xuống đường bảo vệ chính quyền và huy động các lực lượng trung thành trấn áp cuộc nội loạn. Trong cuộc đảo chánh này, 300 người đã bị giết 2,100 người bị thương. Toà nhà Quốc hội và dinh tổng thống bị hư hại nặng. 6,000 người bị bắt trong đó có 2,839 quân nhân và 2,745 thẩm phán. 15,000 nhân viên giáo dục bị mất bằng và 21,000 thầy giáo tại các trường học tư bị cấm không được hành nghề.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen là kẻ chủ mưu vụ đảo chánh này. Giáo sĩ Fethullah Gulen là một Imam và là một nhà giảng thuyết đạo Hồi. Ông cũng là một nhà văn và một nhà chính trị.
Fethullah Gulen đề cao Hồi Giáo ôn hòa, tin tưởng nơi những giá trị của sự khoan dung, sống chung hòa bình, đại kết với các tôn giáo, và việc cần thiết phải tách rời nhà nước khỏi Hồi Giáo.
Fethullah Gulen từng là một đồng minh chiến lược của tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cho đến khi xảy ra cuộc điều tra vụ tham nhũng vào tháng 12 năm 2013. Ngày 17 tháng 12 năm 2013, 52 viên chức trong chính quyền của Erdoğan (lúc đó là thủ tướng) đã bị bắt.
Lợi dụng một kẽ hở trong nghị quyết cấm vận Iran của Liên Hiệp Quốc, các viên chức trong đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất cảng 13 tỷ Mỹ Kim vàng sang Iran để đổi lấy dầu thô về bán kiếm lời. Thủ tướng Erdoğan được cho là vô can vì đang ở nước ngoài thăm Pakistan. Các cuộc điều tra sau đó đã đưa tổng cộng 91 người vào tù.
Khi về nước, Erdoğan cho rằng Fethullah Gulen là kẻ chủ mưu trong cuộc điều tra này. Fethullah Gulen đã phải lánh nạn tại Hoa Kỳ.
Sau cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7 vừa qua, các phương tiện truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ thi nhau bày tỏ lòng trung thành với tổng thống Erdoğan và đưa ra nhiều cáo buộc chống lại Fethullah Gulen, kể cả các cáo buộc hoang tưởng nhất.
Tờ Cumhuriyet, trong số ra ngày 7 tháng 8, đã nhắc đến cuộc gặp gỡ vào tháng Hai năm 1998 giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và ông Fethullah Gulen. Ký giả Mine Kirikkanat của tờ này nói rằng ông Fethullah Gulen là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Hoa Kỳ phải dẫn độ ông Fethullah Gulen về nước để xét xử về âm mưu lật đổ chính quyền. Về phần mình ông Fethullah Gulen cho rằng vụ đảo chánh hôm 15 tháng 7 là một vụ đảo chánh giả do chính tổng thống Erdoğan dàn dựng với mục đích thanh trừng nội bộ và kiếm cớ để ban cho mình nhiều quyền hành.
3. Lễ Đức Mẹ Lên Trời tại Lộ Đức diễn ra giữa các lo ngại khủng bố
Sau hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Pháp, an ninh đã được tăng cường tại linh địa Lộ Đức (Lourdes) trong ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời hôm 15 tháng 8.
Bà Beatrice Lagarde - Tỉnh trưởng vùng Pyrénées cho biết rằng, nhà chức trách ban đầu đã tính đến việc hủy bỏ Thánh Lễ và cuộc rước kiệu thường có khoảng 25,000 người tham dự.
Hầu hết các lối đi vào linh địa đã bị đóng, người tham dự phải đi qua cổng an ninh để kiểm tra các túi xách của họ. Một số sự kiện đã được điều chỉnh: cuộc rước kiệu được bắt đầu tại ngay khu vực linh địa, chứ không phải là từ trung tâm thị trấn Lộ Đức như thường lệ.
250 nhân viên an ninh túc trực tại khu vực này, bao gồm cả cảnh sát, quân đội và một đội rà phá bom mìn. Các con đường xung quanh linh địa Lộ Đức bị cấm giao thông, và các loại thùng rác được thay thế bằng các túi nhựa trong suốt.
Bà Lagarde nói: “Các tín hữu đều có quyền đi vào linh địa. Nhưng tất cả mọi thứ được thực hiện như vậy là nhằm làm cho linh địa được an toàn”.
Việc thận trọng này là hệ quả sau vụ Cha Jacques Hamel bị hai người Hồi giáo ở Normandy giết hại hồi tháng trước, cũng như các cuộc tấn công vào Paris và Nice khiến nhiều người bị thiệt mạng.
Lễ Đức Mẹ Lên Trời là ngày lễ cấp quốc gia ở Pháp. Hầu hết các ngân hàng, doanh nghiệp đều nghỉ việc, còn nhiều thị trấn và ngôi làng thì tổ chức như là một ngày lễ hội.
Bác sĩ Michael Moran - một thành viên của Ủy ban Y khoa Quốc tế của Lộ Đức và là Trưởng phòng y tế cho khách hành hương của Giáo phận Down-Connor nói rằng, mặc dù “thật buồn” khi nhìn thấy các rào chắn trên những ngả đường quanh linh địa này, nhưng đó là điều mà hiện nay phải chấp nhận ở Âu Châu - đặc biệt là ở Pháp - vì một cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra.
Bác sĩ Moran nói thêm: “Tôi đã ở Lộ Đức ngay tại thời điểm mà cuộc tấn công khủng bố thảm khốc xảy ra ở Nice vào ngày Lễ Độc Lập. Trong khi rước nến tại linh địa, đang được chứng kiến những tấm lòng nhân bản xung quanh mình thì những tin tức khủng khiếp về những gì đã xảy ra ở Nice bắt đầu loan truyền đến đây. Cái ác tồn tại trong thế giới của chúng ta, và chúng ta không hy vọng còn nơi nào có thể tránh được các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố”.
“Tuy nhiên, tinh thần của Lộ Đức và đức tin đích thật sẽ không bị chủ nghĩa khủng bố đe dọa, cho dù chúng ta đang sống trong thời kỳ khủng hoảng nhưng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.”
4. Bộ Ngoại giao Mỹ phàn nàn về luật báng bổ ở các quốc gia Hồi Giáo
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một báo cáo thường niên về tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới và nhấn mạnh mối quan hệ giữa luật báng bổ và những vi phạm nhân quyền trong các “xã hội Hồi giáo bảo thủ sâu sắc.”
Báo cáo nhận xét rằng “Sự cuồng nhiệt của xã hội đối với luật phạm thượng – chính sự cuồng nhiệt đó tự nó đã là một vấn đề - lại được tiếp tay bởi một bộ luật với những hình phạt nghiêm trọng dành cho những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Những lời vu cáo, thường được đưa ra xuất phát từ sự theo đuổi những lợi ích cá nhân hoặc cho các mục đích cá nhân của người tố cáo, không phải là hiếm. Bạo lực dữ dội nổ ra ngay sau những lời buộc tội như thế là rất đáng lo ngại”.
Báo cáo nói tiếp rằng “Ngoài các nguy cơ bạo lực của đám đông phát sinh ra bởi những lời buộc tội báng bổ, tòa án ở nhiều nước vẫn tiếp tục đưa ra các bản án khắc nghiệt đối với những người bị cáo buộc là phạm thượng và bỏ đạo. Đây được coi là một sách lược nhằm hạn chế nghiêm trọng tự do tôn giáo của dân chúng.”
David Saperstein, Đại sứ thiện chí cho tự do tôn giáo quốc tế, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 10 tháng 8 rằng “76% các quốc gia trên thế giới cung cấp các điều kiện cơ bản để mọi người tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, éo le là có đến gần ba phần tư dân số thế giới sống trong 24% các nước còn lại nơi mà tự do tôn giáo bị hạn chế nghiêm trọng.”
5. Đức Hồng Y Oswald Gracias nói Cha Hamel là mẫu gương cho hàng giáo sĩ
Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai, Ấn Độ đã khích lệ các linh mục noi gương Cha Jacques Hamel, và thể hiện quyết tâm để trung thành “đến cùng.”
Tại một cuộc họp hàng năm dành cho các linh mục, Đức Hồng Y Gracias nói rằng thay vì than khóc cái chết kinh hoàng của Cha Hamel dưới tay của những kẻ khủng bố Hồi giáo, các linh mục phải xem ngài là một ví dụ về sự dâng hiến. “Cái chết của linh mục người Pháp nên có tác động trong việc mục vụ của các linh mục ngày nay.”
6. Chủ bút tạp chí Công Giáo tại Bangladesh xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ vì bị dọa giết
Chủ bút một tờ tạp chí Công Giáo tại Bangladesh đã phải rời bỏ quê hương để xin tị nạn tại Hoa Kỳ sau khi bị dọa giết.
Roseline Costar là chủ nhiệm của tờ tạp chí “Hotline Bangladesh” cho biết tờ báo của chị chuyên tường thuật về những bạo lực chống lại các tôn giáo thiểu số tại các nước trong khu vực Á Châu.
Gần đây chị nhận được nhiều báo cáo dọa giết. Chị đã báo cáo với cảnh sát. Tuy nhiên cảnh sát tỏ ra không hề quan tâm tới những yêu cầu của chị vì thế chị đã phải bỏ quê hương để xin tị nạn tại Hoa Kỳ.
Hiện nay chị điều hành một tạp chí online từ New York.
7. Lord David Alton nói “Phải chăng chúng ta sợ bị khủng bố chặt đầu, cắt cổ?”
Vào tháng 11 tới đây nhà thờ Chánh Tòa tại Westminster, bên Anh Quốc sẽ được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ trong suốt một tháng để gây ý thức về sự bách hại nhắm vào các Kitô Hữu trên toàn thế giới
Lord David Alton là người chủ xướng chương trình này nói:
“Nếu mỗi giáo xứ trong quốc gia chúng ta cũng làm như thế chúng ta sẽ có thể đánh thức tầng lớp chính trị của quốc gia này về quy mô của sự bách hại”
Ông nhận xét rằng “Phải chăng chúng ta đã quá sợ bị chặt đầu, bị khủng bố đến mức đâu hết rồi những cuộc biểu tình? Tại sao chúng ta có ngập ngừng không dám nói ra? Đâu là những cuộc biểu tình khổng lồ, những đêm canh thức, những cuộc tụ họp của các liên đoàn sinh viên? Đâu rồi những lá thư được ký bởi hàng ngàn người này gửi lên Thủ tướng, các dân biểu. nghị sĩ, các nhà lãnh đạo chính trị để thúc giục họ phải làm nhiều hơn nữa. Đâu rồi những chiến dịch được mở ra nhằm chấm dứt tất cả mọi hình thức áp bức và bất công?”
8. Miến Điện dự định triệt hạ các tu viện Phật giáo xây cất trái phép
Chính phủ Miến Điện đã công bố các kế hoạch nhằm san bằng các nơi thờ tự đã được xây cất mà không có phép của chính quyền.
“Mọi tôn giáo tại Miến Điện đều phải tuân thủ các luật lệ và các quy tắc của quốc gia” Bộ trưởng văn hóa và tôn giáo Miến Điện là ông U Myint Win Zaq cho biết như trên. Ông nói thêm là những tòa nhà tôn giáo nào đã được xây cất mà không có phép sẽ bị phá hủy. Quyết định này của chính quyền Miến Điện nhắm chủ yếu vào các cơ sở Phật giáo. Ước lượng có đến 250 tu viện Phật giáo sẽ bị san bằng.
Trong thời gian vừa qua một số nhóm Phật giáo quá khích đã xây các ngôi chùa ngay trong khuôn viên các nhà thờ tại thủ đô Yangoon và các vùng phụ cận. Quyết định này của Miến Điện có lẽ nhằm chấm dứt tình trạng này.
9. Đức Hồng Y Bagnasco nói rằng châu Âu muốn gạt Kitô hữu ra ngoài lề xã hội vì sợ hãi
“Các Kitô hữu ngày nay là các vị tử đạo,” Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nhận xét như trên hôm 10 tháng Tám.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco của tổng giáo phận Genoa, đã cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Laurensô vào ngày Giáo Hội kính nhớ vị tử đạo. Ngài nói trong bài giảng rằng đối với các Kitô hữu ngày nay, tử đạo diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những hình thức tử đạo đẫm máu, nhưng cũng có những hình thức yên ắng hơn, có những hình thức “tinh tế, nhưng không kém phần độc ác; hợp pháp nhưng không kém phần bất công”
Đức Hồng Y nhận xét rằng tại châu Âu, có một thế giới thế tục đang tìm cách gạt ra ngoài lề xã hội các Kitô hữu, nhằm tạo ra một “trật tự thế giới không có Thiên Chúa.” Nỗ lực đó chung cuộc sẽ thất bại, bởi vì mặc dù các tín hữu Kitô có thể bị áp bức, họ không bao giờ bị tận diệt.
Ngài nói thêm:
“Các nỗ lực để loại các tín hữu Kitô ra khỏi đời sống công cộng không phải là một dấu chỉ của sự thông minh, nhưng là biểu hiện của sự sợ hãi. Trong nỗi sợ đó, người ta quyết liệt muốn loại bỏ các niềm tin tôn giáo.”
10. 21 người tị nạn Syria dùng bữa trưa với Đức Thánh Cha
Trưa ngày 11 tháng 8, 21 người tị nạn Syria đã được mời dùng bữa với Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà trọ Thánh Marta ở Vatican.
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết những người Syria tị nạn này hiện sống tại Roma và được Cộng đồng thánh Egidio giúp đỡ. Đây là những gia đình được đến Italia sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại trại tị nạn ở đảo Lesvos thuộc Hy Lạp. Nhóm đầu tiên đi chung chuyến máy bay với Đức Thánh Cha về Roma ngày 16 tháng Tư; nhóm thứ hai đến đây vào trung tuần tháng 6.
Những người lớn cũng như trẻ em tị nạn đã có dịp nói với Đức Thánh Cha về khởi đầu cuộc sống của họ ở Italia. Các trẻ em đã tặng ngài những bức họa do các em vẽ và ngài tặng các em các đồ chơi và những món quà khác.
Hiện diện cùng với Đức Thánh Cha trong buổi tiếp những người tị nạn Syria có Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, giáo sư Andrea Riccardi, Sáng lập Cộng đồng thánh Egidio, và Ông Domenico Giani, chỉ huy trưởng đoàn Hiến binh Vatican và 2 hiến binh đã cộng tác vào việc đưa các gia đình Syria tị nạn từ đảo Lesvos về Italia.
11. Singapore: Lòng thương xót làm cho một quốc gia trở nên cao thượng
Trong thông điệp gửi đến đồng bào nhân dịp kỉ niệm 51 năm độc lập khỏi Malaysia từ ngày 9 tháng 8 năm 1965, Đức Cha William Goh - Tổng Giám Mục của Singapore viết rằng: “Mặc dù có sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, công nghệ và đời sống xã hội ở Singapore trong suốt 51 năm qua, người dân của đảo quốc này sẽ không thể gọi mình là “một quốc gia thành công, khôn ngoan và cao thượng nếu chúng ta không thể hiện mình là những người có lòng từ bi và biết thương xót”.
Sau lời tạ ơn Chúa vì đã làm cho các quốc gia này trở nên “tốt đẹp, có vị thế, có những nhà lãnh đạo tài năng với giá trị đạo đức thanh liêm và kiên cường”, Đức Cha Goh nhấn mạnh rằng: “Trong thành công đó, chúng ta đừng bao giờ lãng quên những người nghèo khổ và thiệt thòi ở nước ta và trên thế giới, đặc biệt là những nước Á Châu. Trong Năm Thánh Lòng thương xót này, chúng ta được thôi thúc thoát ly khỏi chính mình mà chú ý đến tha nhân, những người cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng ta”.
12. Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ thăm hai tu viện nữ ở Rieti và Aquila
Hôm 9 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ dành vài giờ của thời gian hè đến thăm hai dòng nữ thuộc miền Lazio và Abruzzo.
Đức Thánh Cha được Đức Cha Domenico Pompili, Gíam mục Rieti, và nữ tu Angela Severino, nguyên là phát ngôn viên và phó thư ký của Hội đồng Giám mục Italia, và hiện đang là thư ký của Đức Cha Rieti tháp tùng.
Đầu tiên Đức Thánh Cha đến thăm tu viện Biển đức của các nữ tu Đền tạ Thánh nhan ở Carsoli thuộc tỉnh Aquila. Dòng này được cha Ildebrando Gregori sáng lập và hiện có mặt tai các nước Italia, Ba Lan và Ấn độ. Sau đó ngài cũng ghé lại đan viện thánh Filippa Mareri tại Borgo San Pietro, cạnh nhà thờ giáo xứ, thuộc tỉnh Rieti, và thăm các nữ tu dòng thánh Phanxicô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thăm Giáo phận Rieti vào tháng Giêng vừa qua trong ngày Hội Giới trẻ ở Greccio.
13. Lễ Đen thờ phượng Satan được tổ chức tại Oklahoma vào ngày 15 tháng 8 để báng bổ Đức Mẹ
Trong một thông cáo đưa ra hôm 12 tháng 8, Đức Tổng Giám mục Paul Coakley của tổng giáo phận Oklahoma kêu gọi các tín hữu cầu nguyện vì một nhóm thờ Satan lại vừa được các quan chức của thành phố Oklahoma cấp giấy phép cho tổ chức một Lễ Đen tại Trung Tâm Hành Chính của thành phố vào đúng ngày 15 tháng 8.
Lễ Đen thờ quỷ Satan này đã được cố tình dàn xếp đúng vào ngày người Công Giáo mừng kính Đức Mẹ Lên Trời được quảng cáo là sẽ bao gồm những lời lăng mạ Đức Trinh Nữ Maria cũng như sự nhạo báng các nghi lễ phụng vụ Công Giáo. Buổi lễ sẽ được tên Dastur Adams Daniels cử hành. Daniels là kẻ có hồ sơ cảnh sát từng hiếp dâm các phụ nữ nhưng luôn bào chữa cho các hành động tội phạm của mình với lời ngụy biện rằng hắn ta đang “làm công việc của ma quỷ.”
Tưởng cũng nên nhắc lại là gần 2 năm trước đây, bất chấp những phản đối của hơn 100,000 người trong một bản kiến nghị trực tuyến, các quan chức Mỹ ở thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen thờ Satan hôm 21 tháng 9 năm 2014 tại Trung tâm hành chính của thành phố.
Hơn 3000 người Công Giáo đã tham gia vào cuộc rước kiệu Thánh Thể qua các đường phố Oklahoma City, Oklahoma, vào ngày 21 do Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley dẫn đầu, và 1600 người đã tham dự buổi chầu Thánh Thể ở nhà thờ chính toà Tulsa cùng ngày.
Lễ Đen thờ phượng Satan đã được thực hiện tại một hội trường nhỏ ở tầng hầm trung tâm hành chính của thành phố Oklahoma trước sự bảo vệ của một lực lượng cảnh sát đông đảo.
Catholic World News tiết lộ rằng chỉ một ngày sau đó, các viên chức làm việc tại Trung tâm hành chính của thành phố đã thỉnh cầu Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City đến trừ tà cho họ vì các nhân viên làm việc tại đây cảm thấy khó chịu và không an tâm khi làm việc tại tòa nhà này.
Đức Tổng Giám Mục đã nhận lời thực hiện nghi lễ trừ tà cùng với một linh mục. Phát ngôn viên của Trung tâm hành chính thành phố nói rằng ban quản trị trung tâm này đã mừng rỡ khi thấy Đức Tổng Giám Mục đến giúp họ.
Lễ Đen là một hình thức tôn thờ Satan, một cố gắng để đảo ngược hành động và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể để châm biếm sự hy sinh của Chúa Kitô và tôn thờ Satan thông qua một nghi lễ truy hoan trụy lạc và bệnh họan.
Đức Cha Paul Stagg Coakley nói:
“Nó công kích tất cả mọi thứ mà chúng ta cho là thiêng liêng và mang lại ơn cứu chuộc; và đưa ra những mối nguy hiểm tinh thần cho mọi người.”
Ngài đã nhiều lần thỉnh cầu chính quyền thành phố đừng lấy tiền đóng thuế của dân để tổ chức một hành động báng bổ tôn giáo như thế, tuy nhiên bất chấp ý nguyện chính đáng của ngài và đông đảo những người ký tên trong kiến nghị, các quan chức tại thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen này.
14. Đức Thánh Cha viếng thăm các phụ nữ mại dâm được giải thoát
Chiều thứ Sáu 12 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm 20 phụ nữ được giải thoát khỏi nạn mại dâm.
Các phụ nữ này trú ngụ tại một nhà ở Roma thuộc “Cộng Đoàn Đức Giáo Hoàng Gioan 23” do cha Oreste Benzi sáng lập, chuyên giải thoát và giúp đỡ các phụ nữ ra khỏi nạn mại dâm.
20 phụ nữ gặp Đức Thánh Cha ở lứa tuổi trung bình là 30 và đã từng bị bạo hành nặng nề về thể lý. Trong số họ có 6 người từ Rumani, 4 từ Albani, 7 từ Nigeria, 3 người Tunisi, còn lại từ Italia và Ucraina.
Đây là lần thứ 7 Đức Thánh Cha thực hiện những cuộc viếng thăm thuộc loại này trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha một lời kêu gọi các lương tâm chiến đấu bài trừ nạn buôn người, một tệ nạn nhiều lần được định nghĩa là “tội ác chống lại nhân loại” và là “một vết thương trong thân mình nhân loại ngày nay”, “một vết thương trong thân mình Chúa Kitô”.
Trong số những người hiện diện tại cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha có vị Tổng phụ trách Cộng đoàn Đức Giáo Hoàng Gioan 23 là Ông Giovanni Paolo Ramonda, 2 nhân viên đường phố, bà phụ trách căn hộ và cha Aldo Bonaiuto, tuyên úy của Cộng đoàn.
Các phụ nữ rất ngạc nhiên và xúc động vì được Đức Thánh Cha đến thăm, gặp gỡ và nghe họ kể lại tình cảnh đau thương họ đã trải qua: những lường gạt, đấm đá, và những vấn đề tâm lý trầm trọng. Vài người trong họ đã cho ngài thấy những vết thương trên thân thể họ đã chịu; có người đã bị xẻo tai.
Đức Thánh Cha đã an ủi, khích lệ và đã nhân danh tất cả các tín hữu Kitô để xin lỗi vì tất cả những bạo hành và sự ác mà các phụ nữ ấy đã phải chịu
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN