Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 04 – 10/08/2016: Tai ương khủng bố Hồi Giáo – Cả một thế hệ luật sư bị giết</b>
10/08/2016 12:00:00 SA
1. Cả một thế hệ các luật sư bị giết trong một vụ tấn công khủng bố
Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án vụ tấn công khủng bố dã man tại nhà thương Quetta, bên Pakistan làm cho ít nhất 70 người chết và hơn 120 người bị thương. Một vụ tấn công giết chết cả một thế hệ các luật sư của thành phố này.
Sáng thứ Hai 8 tháng 8, ông Bilal Anwar Kasi, Chủ tịch luật sư đoàn tỉnh Balochistan bị 2 người lạ mặt võ trang bắn trên đường tới tòa án.
Khi thi hài ông được đưa đến bệnh viện Baluchistan, bọn khủng bố đã cho nổ bom tự sát ngay tại cổng vào khu cấp cứu của nhà thương nơi tập trung các luật gia trong thành phố và các ký giả.
Tờ Washington Post cho biết cả một thế hệ các luật sư của thành phố này đã bị giết chết trong vụ tấn công. Đức Thánh Cha Phanxicô, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-Moon và nhiều nhân vật trên thế giới đã đồng thanh lên án hành động dã man này.
Trong điện văn gửi Đức Cha Victor Gnanapragasam, là Giám Quản Tông Tòa Quetta, được công bố hôm thứ Ba 9-8, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin quá nhiều người bị thiệt mạng sau vụ tấn công tại nhà thương Baluchistan ở Quetta. Ngài chân thành gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân những người quá cố, với chính quyền và toàn thể quốc gia, đồng thời ngài cầu nguyện cho nhiều bị thương là những nạn nhân của một hành vi bạo lực vô nghĩa và tàn ác. Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban ơn an ủi và can đảm cho những người đang khóc thương và những người bị tổn thương vì thảm trạng này”.
Đức Cha Joseph Arshad, Giám Mục giáo phận Faisalabad, Chủ tịch Ủy ban Công lý và hòa bình Pakistan, cũng ra một thông báo lên án vụ khủng bố đẫm máu tại Quetta. Thông cáo có đoạn viết: “Giết người vô tội là một hành vi vô nhân đạo và hoàn toàn không thể chấp nhận được. Ủy ban và Giáo Hội Công Giáo cương quyết đứng cạnh nhân dân tỉnh Balochistan trong giờ phút này, đồng thời kêu gọi chính phủ đưa những kẻ phạm tội ác đáng kinh tởm này ra trước công lý”.
Thủ tướng Nawaz Sharif bày tỏ đau buồn và lo âu về vụ khủng bố này. Trong khi đó, các luật sư và ký giả đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối tại nhiều thành phố ở Pakistan.
2. Pháp đóng cửa 20 đền thờ Hồi giáo trong nỗ lực ngăn ngừa Hồi giáo cực đoan
Các quan chức Pháp đã đóng cửa 20 đền thờ Hồi giáo trong một chiến dịch nhằm loại bỏ sự lây lan của Hồi giáo cực đoan.
“Không có nơi nào ở Pháp cho những kẻ kêu gọi và kích động hận thù trong các nơi cầu nguyện và trong các đền thờ Hồi giáo,” Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve tuyên bố như trên. Ông cũng tiết lộ rằng khoảng 80 người đã bị trục xuất khỏi Pháp, và một con số đông hơn nhiều sẽ bị trục xuất trong nay mai.
Có khoảng 2,500 đền thờ Hồi giáo và hội trường cầu nguyện tại Pháp, trong đó ước lượng có đến 120 cái bị nghi ngờ khuyến khích khủng bố.
3. Những lời sau cùng của cha Jacques Hamel: “Satan hãy xéo đi”
Đúng một tuần lễ sau ngày cha Jacques Hamel bị quân khủng bố hồi giáo cắt cổ ngay khi ngài đang dâng thánh lễ tại Saint-Étienne-de-Rouvray, chiều thứ Sáu 02/08, Đức Cha Dominique Lebrun, Tổng Giám Mục Rouen, đã cử hành trọng thể thánh lễ tiễn biệt vị linh mục tử vì đạo. Khoảng 3,500 đến 4,000 tín hữu dầm mưa dự thánh lễ ngoài trời.
Hai tên khủng bố Hồi giáo 19 tuổi đã giết chết vị linh mục 85 tuổi khi ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ Saint-Étienne-du-Rouvray vào ngày 26 tháng 7.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Dominque Lebrun đã đề cập đến những lời cuối cùng của vị linh mục được các nhân chứng thuật lại.
Đức Cha cho biết: “Sau khi bị tấn công bằng dao, cha đã cố gắng chống trả những kẻ tấn công mình với đôi chân và nói: ‘Satan, hãy xéo đi’ và không ngừng lặp lại ‘Satan, hãy xéo đi’”
4. Pháp ngưng cuộc điều tra Đức Hồng Y Philippe Barbarin về cáo buộc bao che lạm dụng tính dục trong tổng giáo phận Lyon
Một công tố viên Pháp đã đóng lại hồ sơ một cuộc điều tra nhắm vào Đức Hồng Y Philippe Barbarin của tổng giáo phận Lyon. Đức Hồng Y đã bị cáo buộc không báo cáo các vụ lạm dụng trẻ em do một vài linh mục trong giáo phận của ngài gây ra.
Công tố viên kết luận rằng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Đức Hồng Y đã che giấu những bằng chứng về sự lạm dụng. Đức Hồng Y Barbarin luôn nói rằng ngài đã có hành động ngay lập tức đối với một linh mục lạm dụng ngay khi ngài nhận được khiếu nại.
Từ năm 1986 đến năm 1991, linh mục Bernard Preynat lạm dụng một số trẻ hướng đạo sinh tại một giáo xứ gần Lyon. Năm 1990, khi giáo phận nhận được các tố cáo, linh mục Preynat đã bị trục xuất khỏi giáo xứ nhưng linh mục này không bị huyền chức.
Năm 2014 một cựu hướng đạo sinh, 40 tuổi, nhận thấy Preynat vẫn được phép tiếp xúc với trẻ em, nên đã viết thư cho Đức Hồng Y Barbarin. Ngài đã trở thành tổng giám mục Lyon vào năm 2002 sau khi vụ việc xảy ra hơn 10 năm. Đức Hồng Y Barbarin đã mở một cuộc điều tra, và đình chỉ linh mục Preynat khỏi các thừa tác vụ, và cấm ông không được làm việc mục vụ như một linh mục, vào tháng Tám năm 2015.
Năm 1989, một linh mục khác của giáo phận có một mối quan hệ tình dục với một cậu bé 14 tuổi. Khi câu chuyện bị vỡ lở, vị linh mục này bị huyền chức ngay lập tức và một vụ án dân sự được khởi tố.
Trong cùng một giáo xứ đó, một linh mục thứ ba, Jérôme Billioud, đã bị buộc tội lạm dụng một cậu bé 16 tuổi tên là Pierre, bây giờ là một công chức cao cấp ở Paris.
Hai trường hợp đầu tiên xảy ra 20 năm trước khi Đức Hồng Y trở thành tổng giám mục Lyon. Vụ thứ ba, liên quan đến linh mục Billioud làm cho tất cả mọi người bao gồm các thành viên trong giáo xứ địa phương sững sờ.
Báo chí quyết liệt muốn loại trừ Đức Hồng Y Philippe Barbarin nhưng các cuộc điều tra cho thấy Đức Hồng Y Barbarin luôn có hành động thẳng thắn ngay lập tức ngay khi ngài nhận được các khiếu nại.
5. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Syriac lên án thái độ thờ ơ của phương Tây trước làn sóng bách hại các Kitô hữu ở Trung Đông
Kitô hữu là một “loài có nguy cơ tuyệt chủng” ở Trung Đông ngày nay, Đức Thượng Phụ Ignatius III Younan của Công Giáo nghi lễ Syriac cho biết như trên trong một diễn từ hôm 02 tháng Tám trong hội nghị của các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố nhóm tại Toronto, Canada.
Đức Thượng Phụ cảnh báo rằng:
“Sự tồn tại của các Giáo Hội Đông Phương, là những Giáo Hội có từ thời các thánh tông đồ, đang bị đe dọa, nguy hiểm”. Ngài nói rằng xâm lược Hồi giáo đe dọa sự tồn tại của đức tin trong khu vực, và lên án sự thờ ơ của các nhà lãnh đạo phương Tây.
Đức Thượng Phụ chỉ trích các quốc gia đã thành lập liên minh với các quốc gia Hồi giáo bất chấp hiện trạng là các quốc gia này không tôn trọng các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. “Thật là không trung thực hay chân thành khi liên minh với các chế độ như thế, rồi tuyên bố rằng chúng tôi có một báo cáo thường niên về tự do tôn giáo.”
Đây là ám chỉ rõ ràng của ngài đến chính sách ngoại giao hai mặt của Mỹ.
6. Người Công Giáo phải ngừng bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai
Người Công Giáo phải thôi bỏ phiếu cho những chính trị gia ủng hộ phá thai; đó là lời tuyên bố của hiệp sĩ Carl Anderson, Thủ lãnh Hội hiệp sĩ Columbus, một hội dành cho nam giới Công Giáo, trong kỳ đại hội vào ngày 2 tháng 8.
Ông Anderson nói: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quan tâm tham dự vào tiến trình chính trị của người Công Giáo.
Chúng ta cần chấm dứt việc thao túng chính trị của những người ủng hộ phá thai qua chính lá phiếu của người Công Giáo. Đây là lúc cần kết thúc sự can dự của người Công Giáo vào việc giết người qua phá thai, là lúc ngăn chặn việc bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai.” Ông nói thêm: “Phá thai là giết người vô tội trên quy mô lớn”.
Theo ông, các chính trị gia không phải là những đại biểu của đảng phái, nhưng phải là những người đại diện cho lợi ích chung, cho luân lý và các giá trị tôn giáo và là những nhân tố khiến cho các định chế dân chủ tự do có thể hoạt động được. Quan trọng nhất trong số các giá trị và định chế này là “phẩm giá bình đẳng của mỗi cuộc sống con người và quyền tự do thực hành tôn giáo của mỗi công dân. Chúng ta không thể thành công trong việc xây dựng một nền văn hóa sự sống nếu chúng ta tiếp tục bầu cho các chính trị gia ủng hộ nền văn hóa chết chóc”.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ chỉ trích ý thức hệ chuyển giới
Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và các giám mục Ba Lan diễn ra trong khuôn khổ chuyến tông du của Đức Thánh Cha nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Tư 27 tháng 7, sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha đã hội kiến với tổng thống Ba lan là ông Andrzej Duda. Hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề trong đó nổi bật lên là những căng thẳng trong khu vực, những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Ba Lan trong thời ký hồi sinh từ sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản, và vai trò của Ba Lan trong Liên Hiệp Âu Châu.
Sau cuộc hội đàm với tổng thống, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Giám Mục Công Giáo Ba Lan tại nhà thờ chính tòa Wawel, nơi đã từng diễn ra các buổi lễ đăng quang và an táng của các hoàng đế Ba Lan.
Trong cuộc nói chuyện này, giữa những thảo luận khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ chỉ trích việc giảng dạy ý thức hệ chuyển đổi giới tính cho trẻ em.
“Ở châu Âu, châu Mỹ, châu Mỹ Latinh, châu Phi và một số nước châu Á, chúng ta đang chứng kiến một số hình thái thực dân thực sự về ý thức hệ. Và một trong những điều, mà tôi thẳng thừng điểm mặt là vấn đề giới tính.”
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Ngày nay, trẻ em đang được dạy ở trường là chúng có thể chọn giới tính của mình. Tại sao họ đã dạy điều này? Bởi vì những cuốn sách được cung cấp bởi những người và các tổ chức tài trợ cho họ. Đây là những hình thái thực dân về ý thức hệ được hỗ trợ bởi các nước giàu đang muốn tạo một ảnh hưởng lớn trên các nước nghèo. Và điều này thật là khủng khiếp.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:
“Khi tôi nói chuyện với Đức Bênêđíctô thứ 16, ngài rất mạnh khoẻ là sáng suốt, ngài bảo tôi tôi: ‘Đây là một thời đại tội lỗi chống lại Đấng Tạo Hóa’. Ngài thật là thông minh! Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; Thiên Chúa tạo ra thế giới như thế, và con người đang làm ngược lại.”
8. Quan ngại của các vị Hồng Y Hương Cảng trong các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Trung quốc
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán và người tiền nhiệm của mình, là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đồng ý rằng quan điểm của Giáo Hội Công Giáo đối với Trung quốc vẫn còn tuân thủ các nguyên tắc được đặt ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trong thư gửi cho Giáo Hội tại Hoa Lục ngày 27 tháng Năm năm 2007.
Hai vị Hồng Y cũng đồng ý về sự cần thiết phải tiếp tục đối thoại với Bắc Kinh, mặc dù hai vị thể hiện những mức độ quan tâm khác nhau về tình trạng hiện tại của cuộc đối thoại này.
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhằm bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc và tái lập sự hiệp nhất trong Giáo Hội tại Hoa Lục. Tòa Thánh, theo Đức Hồng Y, đã “đáp trả bằng sự khiêm nhường dai dẳng và kiên nhẫn hơn là những lời thù địch, nhằm tránh né đương đầu, trong một nỗ lực nhằm trấn an các quan chức Trung Quốc rằng Vatican không quan tâm đến việc dính líu vào các vấn đề chính trị của Trung quốc.” Tuy nhiên, Đức Hồng Y nói, rằng Tòa Thánh vẫn kiên trì đòi hỏi sự độc lập của Giáo Hội, và không thể công nhận thẩm quyền của Hiệp hội Yêu nước do chính phủ kiểm soát.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám mục về hưu của Hương Cảng, là người đã thẳng thắn chỉ trích các chính sách của chế độ Bắc Kinh, đã phản ứng mạnh mẽ trước cáo buộc cho rằng ngài có những xung khắc trong quan điểm về Trung quốc với Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài khẳng định ngài vẫn hoàn toàn trung thành với Tòa Thánh, và nhận xét rằng chính sách chính thức Vatican vẫn tuân thủ những nguyên tắc đề ra trong thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân lên tiếng quan ngại sâu xa về các cuộc đàm phán lặng lẽ giữa các quan chức Vatican và các đối tác Trung Quốc. Ngài nói rằng người Công Giáo Trung Quốc đã không được thông tin về nội dung của những cuộc đàm phán. Ngay cả một ủy ban được thành lập bởi Vatican, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Saviô Hàn Đại Huy, để giám sát các cuộc đàm phán với Trung Quốc cũng không được biết.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói rằng mặc dù tuổi cao và sức khỏe suy giảm, ngài không thể im lặng nhưng sẽ là một “tiếng nói cho những người không có tiếng nói” trong việc bảo vệ tự do của người Công Giáo Trung Quốc.
9. Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn trước cái chết của một thiếu nữ Ý sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 3 tháng 8, Đức Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn của ngài trước cái chết của Susanna Rufi, một thiếu nữ 19 tuổi của giáo phận Rôma đã chết khi trên đường trở về từ Krakow sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi xin gửi một kỷ niệm tràn đầy thương mến tới chị Susanna, một thiếu nữ thuộc giáo phận Roma đã qua đời tại Vienna sau khi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Xin Thiên Chúa, là Đấng chắc chắn đã đón nhận chị vào quê Trời, an ủi các thân nhân và bạn bè chị.”
Susanna đã dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trong phái đoàn của một giáo xứ ở Rôma. Cô đã chết ở Vienna hôm thứ Hai 1 tháng 8. Theo thông tấn xã Ansa, có thể cô đã nhiễm bệnh sưng màng óc khi ghé Toscane, ở miền Trung Ý, chỉ một ngày trước ngày khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trên Web site Hội Đồng Giám Mục Ý, lời phân ưu đến thân nhân của cô được đi kèm với một thông báo khuyên các bạn trẻ Ý uống thuốc ngừa để tránh bị lây. Trong khi đó, các nhà chức trách y tế ở Áo đã khuyên các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới phải đến bệnh viện ngay nếu thấy mình bị sốt.
Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Rôma đã cử hành thánh lễ an táng cho cô Sussana hôm thứ Năm 04 tháng 8 tại nhà thờ San Policarpo của Rôma.
10. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị dòng Đa Minh
Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ dòng Đa Minh trở thành những chứng nhân về sự âu yếm dịu dàng của Thiên Chúa và sống kết hợp với Chúa để lời giảng có hiệu năng.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây sáng ngày 4-8 trong buổi tiếp kiến dành cho cha Bề trên Tổng quyền Bruno Cadoré, và 70 thành viên Tổng tu nghị của dòng, kết thúc ban chiều cùng ngày, sau 3 tuần nhóm tại Bologna, cạnh mộ của Thánh Đa Minh (cách Roma 400 cây số). Trong số các tham dự viên có 3 vị người Việt Nam: Cha Vinh Sơn Hà Viễn Lự, Tổng phụ tá Bề trên Cả đặc trách vùng Á châu Thái Bình Dương, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Đức Hòa và Cha Phêrô Phạm Văn Hương, Bề trên Phụ Tỉnh Đa Minh Việt Nam ở Bắc Mỹ.
Trong bài huấn dụ bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha cám ơn sự đóng góp của dòng Đa Minh cho Giáo Hội trong 800 năm qua và ngài nhắn nhủ các tu sĩ của dòng sống kết hiệp với Chúa, nghiên cứu học hỏi nghiêm túc, rao giảng Lời Chúa và làm chứng nhân về tình yêu thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói:
“Anh chị em thân mến,
Tôi chào anh chị em và cám ơn lời chào mừng mà Cha Bruno Cadoré, Bề trên Tổng Quyền của dòng, gửi đến tôi nhân danh bản thân và tất cả những người hiện diện nơi đây, nhân dịp Tổng tu nghị của Dòng tại Bologna sắp kết thúc, qua đó anh chị em muốn làm cho căn cội của dòng tái sinh động bên cạnh mộ Thánh Sáng Lập.
Năm nay có một ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình dòng anh chị em: kỷ niệm 800 năm từ khi Đức Giáo Hoàng Honorio III châu phê Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Nhân dịp Năm Vui Mừng này, tôi hiệp với anh chị em cảm tạ Chúa vì những hồng ân dồi dào đã nhận lãnh trong thời gian ấy. Ngoài ra tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Dòng vì sự đóng góp quan trọng dành cho Giáo Hội và vì sự cộng tác với Tòa Thánh, trong tinh thần trung thành phục vụ, mà Dòng đã duy trì từ khởi đầu cho đến ngày nay.
Dịp kỷ niệm 800 năm làm chúng ta nhớ đến những người nam nữ đức tin và học giả, chiêm niệm và thừa sai, tử đạo và tông đồ bác ái, đã mang sự âu yếm và dịu dàng của Thiên Chúa đến mọi nơi, làm cho Giáo Hội được phong phú và chứng tỏ có những cơ may mới để thể hiện Tin Mừng qua sự giảng thuyết, làm chứng tá và bác ái: đó là ba cột trụ nâng đỡ tương lai của Dòng, giữ cho đoàn sủng của Đấng Sáng Lập được tươi mát.
Thiên Chúa đã thúc đẩy thánh Đa Minh lập một “Dòng Anh Em Giảng Thuyết”, vì giảng thuyết là sứ mạng mà Chúa Giêsu ủy thác cho các Tông Đồ. Chính Lời Chúa nung nấu từ bên trong và thúc đẩy đi ra ngoài để rao giảng Chúa Giêsu Kitô cho mọi dân tộc (Xc Mt 28, 19-20). Cha Sáng Lập đã nói: “Trước tiên là chiêm niệm, rồi sau đó giảng dạy”. Được Thiên Chúa giảng dạy Tin Mừng, để loan báo Tin Mừng. Nếu không có sự kết hiệp nồng nhiệt với Chúa, thì việc giảng thuyết có thể là rất hoàn hảo và hợp lý, và đáng ngưỡng mộ, nhưng sẽ không đánh động tâm hồn là điều phải thay đổi. Một điều thiết yếu nữa, đó là việc nghiên cứu nghiêm túc và chăm chỉ về các vấn đề thần học, cũng như tất cả những gì giúp chúng ta đến gần thực tại và lắng nghe Dân Chúa. Nhà giảng thuyết là một người chiêm niệm Lời Chúa và cũng có thái độ như vậy đối với Dân Chúa, đang mong đợi được hiểu (Xc Evangelii Gaudium, 154).
Việc thông truyền hữu hiệu Lời Chúa đòi phải có cuộc sống chứng tá: phải là những thầy dạy trung thành với chân lý và là những chứng nhân can đảm của Tin Mừng. Chứng nhân thể hiện giáo huấn, làm cho nó trở nên cụ thể, thu hút, và không dửng dưng đối với một ai; mang lại cho chân lý niềm vui của Tin Mừng, niềm vui được biết Chúa yêu thương chúng ta và có lòng thương xót vô biên đối với chúng ta.
Thánh Đa Minh nói với các môn đệ Ngài: “Với đôi chân không, chúng ta ra đi rao giảng”. Điều này gợi lại cho chúng ta đoạn nói về bụi gai cháy đỏ, khi Chúa bảo Ông Môisê: “Hãy cởi dép khỏi chân ngươi, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh” (Xh 3,5). Nhà giảng thuyết tốt ý thức rằng mình đang đi trên đất thánh, vì Lời Chúa mà nhà giảng thuyết mang theo là thánh, và những người nghe giảng cũng là thánh. Các tín hữu không những cần đón nhận Lời Chúa trọn vẹn, nhưng còn cần cảm nghiệm chứng tá cuộc sống của người rao giảng (Xc Evangelii gaudium, 171). Các thánh đã đạt được thành quả dồi dào, vì qua cuộc sống và sứ mạng, các vị nói bằng ngôn ngữ con tim, thứ ngôn ngữ không bị các hàng rào cản trở, và mọi người có thể hiểu được.
Sau cùng, nhà giảng thuyết và chứng nhân cũng phải hành động trong đức bác ái. Nếu không có bác ái, thì họ sẽ là những người đáng bị tranh luận và khả nghi. Thánh Đa Minh đã đứng trước một tình trạng khó xử vào lúc ban đầu, và ảnh hưởng tới trọn cuộc sống của Ngài: “Làm sao tôi có thể học với những mảnh da chết, khi mà thân mình của Chúa Kitô đang chịu đau khổ”. Chính thân mình của Chúa Kitô sống động và chịu đau khổ, đang kêu vị giảng thuyết và không để vị ấy yên hàn. Tiếng kêu của những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề, và làm cho nhà giảng thuyết hiểu sự cảm thông của Chúa Giêsu đối với dân chúng (Mt 15,32).
Khi nhìn chung quanh chúng ta, chúng ta cảm thấy rằng con người nam nữ ngày nay đang khao khát Thiên Chúa. Họ là thân mình sống động của Chúa Kitô, đang kêu lên “Tôi khát” bằng một tiếng kêu chân thực và có sức giải thoát, họ đang khao khát một cử chỉ huynh đệ và dịu dàng. Tiếng kêu này đang gọi hỏi chúng ta và phải là cột sống của sứ mạng và mang lại sức sống cho các cơ cấu và chương trình mục vụ.
Anh chị em hãy nghĩ đến điều này khi suy tư về sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Dòng để phân định về câu trả lời cần mang lại cho tiếng kêu ấy của Thiên Chúa. Hễ ta càng ra đi để thỏa mãn cái khát của tha nhân, thì chúng ta càng trở thành những nhà rao giảng chân lý, chân lý được loan báo bằng tình yêu và lòng thương xót, mà thánh nữ Catarina Siena đã nói (Xc Libro della Divina Dottrina, 35). Trong cuộc gặp gỡ với thân mình sinh động của Chúa Kitô chúng ta được loan báo Tin Mừng và tìm được lòng hăng say để trở thành nhà giảng thuyết và chứng nhân về tình yêu của Chúa.
Anh chị em thân mến! Với tâm tình biết ơn vì những thiện ích Chúa đã ban cho dòng của anh chị em và cho Giáo Hội, tôi khích lệ anh chị em hãy vui mừng theo đuổi đoàn sủng của Thánh Đa Minh và đã được bao nhiêu vị thánh nam nữ của gia đình dòng Đa Minh sống với nhiều sắc thái khác nhau. Tấm gương của Thánh Nhân là động lực để đương đầu với tương lai trong niềm hy vọng, vì biết rằng Thiên Chúa luôn đổi mới mọi sự .. và không làm chúng ta thất vọng. Xin Đức Trinh Nữ Mân Côi, Mẹ của chung ta, chuyển cầu và bảo vệ anh chị em, để anh chị em là những nhà rao giảng và chứng nhân can đảm về tình yêu Thiên Chúa.”
11. Đại diện của Vatican tại Liên Hiệp Quốc lên án bạo lực đối với trẻ em trong chiến tranh
Trong một cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh và là Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã chỉ trích bạo lực đối với trẻ em trong chiến tranh.
Ngài nói:
“Trong thời gian gần đây, hơn bao giờ hết, đã có rất nhiều trẻ em phải chịu những hình thức bạo lực tàn bạo: trẻ em được sử dụng như những người lính, như những kẻ đánh bom tự sát, nô lệ tình dục, và thu lượm tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự nguy hiểm nhất. Việc phá hủy có chủ ý các trường học và bệnh viện trong một loạt các vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế đã trở thành một chiến lược trong chiến tranh. Những tội ác này phải bị lên án với các điều khoản mạnh nhất có thể.”
Đức Tổng Giám Mục kết luận rằng:
“Nghĩa vụ chấm dứt những hành vi dã man đối với các trẻ em bị bắt trong cuộc xung đột vũ trang là phận sự của mỗi người chúng ta. Cách riêng, đó là phận sự của Hội đồng này, vì nó phải kêu gọi tất cả các nước đưa ra và thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, và Hội Đồng này phải bảo đảm rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ tất cả các luật lệ và các biện pháp trong vấn đề này.”
12. Thái độ thù địch của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương
Trong một cố gắng nhằm đẩy mạnh thái độ thù địch chống lại Giáo Hội Công Giáo Ukraine, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã lên tiếng đòi hỏi rằng các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo toàn thế giới tiếp theo phải đưa ra thảo luận tình trạng của các Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thánh. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi đó là điều kiện tiên quyết, miễn bàn cãi, nếu muốn tòa này tham dự các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, trong một phản ứng ngược lại, Tòa Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinople đã đưa ra một tuyên bố rất thân thiện đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine, và cám ơn vì sự hỗ trợ cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo gần đây ở Crete.
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã phàn nàn rằng trong nhiều năm qua từ sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Đông Âu, Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Ukraine, đã tăng gấp đôi dân số. Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa cáo buộc rằng Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk đã dùng tình cảm dân tộc và thái độ bài Nga để kích động tâm tình thù địch đối với Chính Thống Giáo Hội Ukraine liên minh với Mạc Tư Khoa.
Tuyên bố từ Mạc Tư Khoa ám chỉ một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói rằng “Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thường được sử dụng như một công cụ trong tay của kẻ xâm lược”. Đức Tổng Giám Mục thường lên án sự hỗ trợ mà Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa dành cho cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng thái độ thù địch của Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã tạo ra một tình trạng “khẩn cấp” mà cuộc họp tiếp theo của các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo trên thế giới nhất thiết phải đưa ra thảo luận.
Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô của Constantinople đã gửi một thông điệp cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Shevchuk vì sự hỗ trợ của ngài cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo hồi tháng Sáu vừa qua ở Crete
Đáng chú ý, là tuyên bố từ Constantinople được gởi cho “Đức Thượng Phụ” Shevchuk, một danh xưng mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thẳng thừng bác bỏ và chính Tòa Thánh cũng không dám gọi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bằng danh xưng ấy. Danh xưng chính thức Tòa Thánh dùng là Major Archbishop, nghĩa là, “Đức Tổng Giám Mục Trưởng”.
Trong thông điệp của ngài, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô hứa cầu nguyện cho “hòa bình và ổn định tại Ukraine.” Ngài cũng mạnh mẽ nêu rõ rằng sự thù địch mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa dành cho Giáo Hội Công Giáo Ukraine không được chia sẻ bởi các Giáo Hội chính thống khác.
Đức Thượng Phụ Đại kết viết:
“Chúng tôi có thể bảo đảm với Đức Thượng Phụ rằng lập trường đối thoại với các Giáo Hội chị em của chúng tôi đã được hỗ trợ áp đảo trong các phiên họp công đồng và được ghi nhận trong các tài liệu chính thức. Điều này, theo ý kiến của chúng tôi, chắc chắn là rất quan trọng cho những chứng tá đáng tin cậy và nhất quán cho Tin Mừng trong một thế giới và một thời đại gặp quá nhiều khó khăn của chúng ta.”
13. Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân dịp Thế vận Olimpic ở Rio De Janeiro
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu chúc cho thế vận Olimpic khai diễn ngày 5 tháng 8 tại Rio, góp phần kiến tạo một nền văn minh trong đó trổi vượt tinh thần liên đới giữa mọi người với nhau.
Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, 4 tháng 8, Đức Thánh Cha nói:
“Giờ đây tôi muốn gửi lời chào thân ái đến nhân dân Brazil, đặc biệt là dân thành Rio de Janeiro, đang đón tiếp các vận động viên và những người hâm mộ đến từ các nơi trên thế giới, nhân dịp thế vận hội Olimpic. Trong một thế giới khao khát hòa bình, bao dung và hòa giải, tôi cầu mong tinh thần các cuộc tranh tài thế vận Olimpic có thể gợi hứng cho tất cả mọi người, các tham dự viên cũng như các khán giả, chiến đấu “một cuộc chiến tốt đẹp” và cùng nhau hết thúc cuộc chạy đua (Xc 2 Tm 4,7-8), mong ước đạt được một phần thưởng, không phải là một huy chương, nhưng là một cái gì quí giá hơn nhiều: đó là thực hiện một nền văn minh trong đó có tình liên đới hiển trị, dựa trên sự nhìn nhận rằng tất cả chúng ta là thành phần của một gia đình nhân loại duy nhất, bất luận những khác biệt về văn hóa, màu da hoặc tôn giáo. Và đối với nhân dân Brazil, đang tổ chức lễ hội thể thao này trong tinh thần vui tươi và lòng hiếu khách đặc thù, tôi cầu chúc cho lễ hội này là một cơ hội để vượt tháng những thời điểm khó khăn và dấn thân trong “hoạt động đồng đội” để xây dựng một đất nước công bằng và an ninh hơn, nhắm đến một tương lai đầy hy vọng và vui tươi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em!”.
Thế vận hội Olimpic mùa hè lần thứ 31 được tiến hành từ ngày 5 đến 21-8 này ở Rio de Janeiro, thành phố 12 triệu dân cư, với sự tham dự của các vận động viên đến từ các nước hoàn cầu và gồm 28 bộ môn thể thao và 48 bộ môn thể dục.
14. Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho biết Vatican và Trung Quốc đã gần đạt được “thỏa thuận chung” về việc bổ nhiệm giám mục
Trong một lá thư mục vụ đưa ra hôm 4 tháng 8, Đức Hồng Y Gioan Thanh Hán đã làm sáng tỏ cuộc tranh cãi kéo dài trong nhiều thập kỷ giữa Vatican và Trung Quốc. Theo nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hương Cảng, các quan chức Trung Quốc hiện nay sẵn sàng mưu tìm “sự hiểu biết” với Vatican về vấn đề bổ nhiệm các giám mục địa phương.
Trong một lá thư mục vụ, đề ngày 4 tháng 8, được công bố trên trang web của giáo phận Hương Cảng, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nói mặc dù vẫn còn những khác biệt và khó khăn như đã từng thấy trong những năm qua, “Giáo Hội Công Giáo đã dần dần giành được sự xem xét lại của các quan chức Trung Quốc, khiến họ sẵn sàng để đạt được một sự hiểu biết với Tòa Thánh về các câu hỏi liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và tìm kiếm một kế hoạch hai bên có thể đồng thuận.”
Những lời bình luận của Đức Hồng Y đến trong bối cảnh có những suy đoán theo đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm việc đằng sau hậu trường để làm tan băng quan hệ giữa hai quốc gia. Đức Thánh Cha gửi lời chúc tốt đẹp đến chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc nhân dịp năm mới vào tháng Hai vừa qua, một động thái, vào thời điểm đó, được nhiều người xem là một nhánh ô liu cố ý tặng cho một chính quyền đang lúng túng về nhiều mặt.
Người Công Giáo ở Trung Quốc – theo một ước tính có thể lên đến 12 triệu - được chia thành Giáo Hội thầm lặng trung thành với Tòa Thánh và Giáo Hội được nhà nước phê chuẩn 'chính thức'. Bắc Kinh luôn khẳng định quyền bổ nhiệm giám mục của mình và thường phủ quyết các quyết định bổ nhiệm Giám Mục Trung quốc của các vị Giáo Hoàng.
Người tiền nhiệm của Đức Hồng Y Thang Hán, là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, từ lâu đã là một đối thủ quyết liệt chống lại bất kỳ một thứ thỏa hiệp nào trong cuộc đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề quyền tối thượng của Tòa Thánh trên các vấn đề của Giáo Hội Hoa Lục. Phát biểu nặc danh với hãng tin Reuters, các thành viên của Giáo Hội thầm lặng cũng bày tỏ thái độ hoài nghi sâu sắc về bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc, xét vì những thành tích nhân quyền bất hảo của nhà cầm quyền cộng sản.
China Aid, một nhóm có trụ sở tại Texas, trong báo cáo thường niên năm 2015 dựa trên các theo dõi về cách đối xử của nhà nước Trung quốc với các giáo phái Kitô ở Trung Quốc, cho biết là việc đàn áp của nhà nước Trung Quốc không hề suy giảm nhưng trái lại đã leo thang, với việc đóng cửa các nhà thờ, tạm giữ số lượng lớn các nhà lãnh đạo Giáo Hội và tịch thu tài sản Giáo Hội.”
Ít nhất ba giám mục và một số linh mục thuộc Giáo Hội thầm lặng đang bị cầm tù hoặc bị quản thúc ở Trung Quốc.
Trong thư Đức Hồng Y Gioan Thang Hán thừa nhận rằng có một mức độ nhất định cảm giác khó chịu và hoài nghi của một số người Công Giáo đối với các “đồng thuận”, nhưng ngài nói ngài tin là Đức Thánh Cha Phanxicô “sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào làm tổn hại đến tính toàn vẹn đức tin của Giáo Hội phổ quát hay sự hiệp thông giữa các Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và Giáo Hội phổ quát”. Ngài nói thêm: “Nhiều người nói rằng có vẻ như Tòa Thánh đã từ bỏ một số giá trị mà Tòa Thánh đã hằng ủng hộ. Kiểu chỉ trích này là không công bằng.”
Bàn về vấn đề các giám mục “thầm lặng” không được nhà nước công nhận, Đức Hồng Y nói rằng “Hội Đồng các giám mục trong tương lai ở Trung Quốc sẽ phải bao gồm tất cả các giám mục hợp pháp của Giáo Hội công khai cũng như các giám mục bí mật, là một phần không thể thiếu của Giáo Hội Trung Quốc ... Tòa Thánh cũng nên tiến hành một cuộc đối thoại để các giám mục này được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc”
Đức Hồng Y thừa nhận là “những điều kiện cụ thể” của các thỏa thuận “chưa được công bố” và không đưa ra dấu chỉ nào cho thấy khi nào điều ấy có thể xảy ra.
Tòa Thánh đã không có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1951 vì vậy bất kỳ thỏa thuận chính thức nào cũng sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ Trung quốc -Vatican.
15. Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng và khích lệ đoàn vận động viên tị nạn tham dự thế vận Olimpic ở Rio de Janeiro.
Đoàn này gồm 2 tay bơi lội người Syria, 2 võ sĩ Judo từ Cộng hòa dân chủ Congo, và 6 người chạy đua từ Etiopiaa và Nam Sudan. Tất cả đều là những người tị nạn trốn chạy bạo lực và bách hại tại quê hương của họ và đã tìm nơi nương náu ở các nơi như Bỉ, Đức, Luxembourg, Kenua và Brazil.
Sáng kiến gửi một đoàn tị nạn tham dự thế vận hội Olimpic là điều chưa từng có trước đây và gửi một sứ điệp nâng đỡ và hy vọng cho những người tị nạn trên thế giới.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha chào đích danh 10 vận động viên tị nạn và ngài cầu mong rằng: “Ước gì lòng can đảm và sức mạnh mà anh chị em mang trong người có thể biểu lộ qua các bộ môn thế vận tiếng kêu huynh đệ và hòa bình. Ước gì qua anh chị em, nhân loại hiểu rằng hòa bình là điều có thể, và với hòa bình, người ta có thể đạt được tất cả, trái lại với chiến tranh tất cả đều có thể bị mất”.
“Tôi mong ước rằng chứng tá của anh chị em mang lại thiện ích cho tất cả mọi người. Tôi cầu nguyện cho anh chị em và cũng xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em”.
Ông Alto Grandi, Cao ủy tị nạn LHQ, tuyên bố rằng: “Chúng tôi rất được khích lệ vì đoàn vận động viên tị nạn tham dự thế vận Olimpic. Họ là những vận động viên có trình độ cao, nhưng đã phải ngưng sự nghiệp thể thao để ra đi tị nạn. Nay họ có cơ hội theo đuổi giấc mơ của họ. Sự tham gia của họ vào các cuộc tranh tài thế vẫn là một sự ca ngợi lòng can đảm và kiên trì của tất cả những người tị nạn trong sự vượt thắng nghịch cảnh và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ. Cao Ủy tị nạn LHQ đứng về phía họ và mọi người tị nạn”.
Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án vụ tấn công khủng bố dã man tại nhà thương Quetta, bên Pakistan làm cho ít nhất 70 người chết và hơn 120 người bị thương. Một vụ tấn công giết chết cả một thế hệ các luật sư của thành phố này.
Sáng thứ Hai 8 tháng 8, ông Bilal Anwar Kasi, Chủ tịch luật sư đoàn tỉnh Balochistan bị 2 người lạ mặt võ trang bắn trên đường tới tòa án.
Khi thi hài ông được đưa đến bệnh viện Baluchistan, bọn khủng bố đã cho nổ bom tự sát ngay tại cổng vào khu cấp cứu của nhà thương nơi tập trung các luật gia trong thành phố và các ký giả.
Tờ Washington Post cho biết cả một thế hệ các luật sư của thành phố này đã bị giết chết trong vụ tấn công. Đức Thánh Cha Phanxicô, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-Moon và nhiều nhân vật trên thế giới đã đồng thanh lên án hành động dã man này.
Trong điện văn gửi Đức Cha Victor Gnanapragasam, là Giám Quản Tông Tòa Quetta, được công bố hôm thứ Ba 9-8, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin quá nhiều người bị thiệt mạng sau vụ tấn công tại nhà thương Baluchistan ở Quetta. Ngài chân thành gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân những người quá cố, với chính quyền và toàn thể quốc gia, đồng thời ngài cầu nguyện cho nhiều bị thương là những nạn nhân của một hành vi bạo lực vô nghĩa và tàn ác. Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban ơn an ủi và can đảm cho những người đang khóc thương và những người bị tổn thương vì thảm trạng này”.
Đức Cha Joseph Arshad, Giám Mục giáo phận Faisalabad, Chủ tịch Ủy ban Công lý và hòa bình Pakistan, cũng ra một thông báo lên án vụ khủng bố đẫm máu tại Quetta. Thông cáo có đoạn viết: “Giết người vô tội là một hành vi vô nhân đạo và hoàn toàn không thể chấp nhận được. Ủy ban và Giáo Hội Công Giáo cương quyết đứng cạnh nhân dân tỉnh Balochistan trong giờ phút này, đồng thời kêu gọi chính phủ đưa những kẻ phạm tội ác đáng kinh tởm này ra trước công lý”.
Thủ tướng Nawaz Sharif bày tỏ đau buồn và lo âu về vụ khủng bố này. Trong khi đó, các luật sư và ký giả đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối tại nhiều thành phố ở Pakistan.
2. Pháp đóng cửa 20 đền thờ Hồi giáo trong nỗ lực ngăn ngừa Hồi giáo cực đoan
Các quan chức Pháp đã đóng cửa 20 đền thờ Hồi giáo trong một chiến dịch nhằm loại bỏ sự lây lan của Hồi giáo cực đoan.
“Không có nơi nào ở Pháp cho những kẻ kêu gọi và kích động hận thù trong các nơi cầu nguyện và trong các đền thờ Hồi giáo,” Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve tuyên bố như trên. Ông cũng tiết lộ rằng khoảng 80 người đã bị trục xuất khỏi Pháp, và một con số đông hơn nhiều sẽ bị trục xuất trong nay mai.
Có khoảng 2,500 đền thờ Hồi giáo và hội trường cầu nguyện tại Pháp, trong đó ước lượng có đến 120 cái bị nghi ngờ khuyến khích khủng bố.
3. Những lời sau cùng của cha Jacques Hamel: “Satan hãy xéo đi”
Đúng một tuần lễ sau ngày cha Jacques Hamel bị quân khủng bố hồi giáo cắt cổ ngay khi ngài đang dâng thánh lễ tại Saint-Étienne-de-Rouvray, chiều thứ Sáu 02/08, Đức Cha Dominique Lebrun, Tổng Giám Mục Rouen, đã cử hành trọng thể thánh lễ tiễn biệt vị linh mục tử vì đạo. Khoảng 3,500 đến 4,000 tín hữu dầm mưa dự thánh lễ ngoài trời.
Hai tên khủng bố Hồi giáo 19 tuổi đã giết chết vị linh mục 85 tuổi khi ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ Saint-Étienne-du-Rouvray vào ngày 26 tháng 7.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Dominque Lebrun đã đề cập đến những lời cuối cùng của vị linh mục được các nhân chứng thuật lại.
Đức Cha cho biết: “Sau khi bị tấn công bằng dao, cha đã cố gắng chống trả những kẻ tấn công mình với đôi chân và nói: ‘Satan, hãy xéo đi’ và không ngừng lặp lại ‘Satan, hãy xéo đi’”
4. Pháp ngưng cuộc điều tra Đức Hồng Y Philippe Barbarin về cáo buộc bao che lạm dụng tính dục trong tổng giáo phận Lyon
Một công tố viên Pháp đã đóng lại hồ sơ một cuộc điều tra nhắm vào Đức Hồng Y Philippe Barbarin của tổng giáo phận Lyon. Đức Hồng Y đã bị cáo buộc không báo cáo các vụ lạm dụng trẻ em do một vài linh mục trong giáo phận của ngài gây ra.
Công tố viên kết luận rằng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Đức Hồng Y đã che giấu những bằng chứng về sự lạm dụng. Đức Hồng Y Barbarin luôn nói rằng ngài đã có hành động ngay lập tức đối với một linh mục lạm dụng ngay khi ngài nhận được khiếu nại.
Từ năm 1986 đến năm 1991, linh mục Bernard Preynat lạm dụng một số trẻ hướng đạo sinh tại một giáo xứ gần Lyon. Năm 1990, khi giáo phận nhận được các tố cáo, linh mục Preynat đã bị trục xuất khỏi giáo xứ nhưng linh mục này không bị huyền chức.
Năm 2014 một cựu hướng đạo sinh, 40 tuổi, nhận thấy Preynat vẫn được phép tiếp xúc với trẻ em, nên đã viết thư cho Đức Hồng Y Barbarin. Ngài đã trở thành tổng giám mục Lyon vào năm 2002 sau khi vụ việc xảy ra hơn 10 năm. Đức Hồng Y Barbarin đã mở một cuộc điều tra, và đình chỉ linh mục Preynat khỏi các thừa tác vụ, và cấm ông không được làm việc mục vụ như một linh mục, vào tháng Tám năm 2015.
Năm 1989, một linh mục khác của giáo phận có một mối quan hệ tình dục với một cậu bé 14 tuổi. Khi câu chuyện bị vỡ lở, vị linh mục này bị huyền chức ngay lập tức và một vụ án dân sự được khởi tố.
Trong cùng một giáo xứ đó, một linh mục thứ ba, Jérôme Billioud, đã bị buộc tội lạm dụng một cậu bé 16 tuổi tên là Pierre, bây giờ là một công chức cao cấp ở Paris.
Hai trường hợp đầu tiên xảy ra 20 năm trước khi Đức Hồng Y trở thành tổng giám mục Lyon. Vụ thứ ba, liên quan đến linh mục Billioud làm cho tất cả mọi người bao gồm các thành viên trong giáo xứ địa phương sững sờ.
Báo chí quyết liệt muốn loại trừ Đức Hồng Y Philippe Barbarin nhưng các cuộc điều tra cho thấy Đức Hồng Y Barbarin luôn có hành động thẳng thắn ngay lập tức ngay khi ngài nhận được các khiếu nại.
5. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Syriac lên án thái độ thờ ơ của phương Tây trước làn sóng bách hại các Kitô hữu ở Trung Đông
Kitô hữu là một “loài có nguy cơ tuyệt chủng” ở Trung Đông ngày nay, Đức Thượng Phụ Ignatius III Younan của Công Giáo nghi lễ Syriac cho biết như trên trong một diễn từ hôm 02 tháng Tám trong hội nghị của các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố nhóm tại Toronto, Canada.
Đức Thượng Phụ cảnh báo rằng:
“Sự tồn tại của các Giáo Hội Đông Phương, là những Giáo Hội có từ thời các thánh tông đồ, đang bị đe dọa, nguy hiểm”. Ngài nói rằng xâm lược Hồi giáo đe dọa sự tồn tại của đức tin trong khu vực, và lên án sự thờ ơ của các nhà lãnh đạo phương Tây.
Đức Thượng Phụ chỉ trích các quốc gia đã thành lập liên minh với các quốc gia Hồi giáo bất chấp hiện trạng là các quốc gia này không tôn trọng các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. “Thật là không trung thực hay chân thành khi liên minh với các chế độ như thế, rồi tuyên bố rằng chúng tôi có một báo cáo thường niên về tự do tôn giáo.”
Đây là ám chỉ rõ ràng của ngài đến chính sách ngoại giao hai mặt của Mỹ.
6. Người Công Giáo phải ngừng bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai
Người Công Giáo phải thôi bỏ phiếu cho những chính trị gia ủng hộ phá thai; đó là lời tuyên bố của hiệp sĩ Carl Anderson, Thủ lãnh Hội hiệp sĩ Columbus, một hội dành cho nam giới Công Giáo, trong kỳ đại hội vào ngày 2 tháng 8.
Ông Anderson nói: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quan tâm tham dự vào tiến trình chính trị của người Công Giáo.
Chúng ta cần chấm dứt việc thao túng chính trị của những người ủng hộ phá thai qua chính lá phiếu của người Công Giáo. Đây là lúc cần kết thúc sự can dự của người Công Giáo vào việc giết người qua phá thai, là lúc ngăn chặn việc bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai.” Ông nói thêm: “Phá thai là giết người vô tội trên quy mô lớn”.
Theo ông, các chính trị gia không phải là những đại biểu của đảng phái, nhưng phải là những người đại diện cho lợi ích chung, cho luân lý và các giá trị tôn giáo và là những nhân tố khiến cho các định chế dân chủ tự do có thể hoạt động được. Quan trọng nhất trong số các giá trị và định chế này là “phẩm giá bình đẳng của mỗi cuộc sống con người và quyền tự do thực hành tôn giáo của mỗi công dân. Chúng ta không thể thành công trong việc xây dựng một nền văn hóa sự sống nếu chúng ta tiếp tục bầu cho các chính trị gia ủng hộ nền văn hóa chết chóc”.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ chỉ trích ý thức hệ chuyển giới
Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và các giám mục Ba Lan diễn ra trong khuôn khổ chuyến tông du của Đức Thánh Cha nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Tư 27 tháng 7, sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha đã hội kiến với tổng thống Ba lan là ông Andrzej Duda. Hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề trong đó nổi bật lên là những căng thẳng trong khu vực, những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Ba Lan trong thời ký hồi sinh từ sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản, và vai trò của Ba Lan trong Liên Hiệp Âu Châu.
Sau cuộc hội đàm với tổng thống, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Giám Mục Công Giáo Ba Lan tại nhà thờ chính tòa Wawel, nơi đã từng diễn ra các buổi lễ đăng quang và an táng của các hoàng đế Ba Lan.
Trong cuộc nói chuyện này, giữa những thảo luận khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ chỉ trích việc giảng dạy ý thức hệ chuyển đổi giới tính cho trẻ em.
“Ở châu Âu, châu Mỹ, châu Mỹ Latinh, châu Phi và một số nước châu Á, chúng ta đang chứng kiến một số hình thái thực dân thực sự về ý thức hệ. Và một trong những điều, mà tôi thẳng thừng điểm mặt là vấn đề giới tính.”
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Ngày nay, trẻ em đang được dạy ở trường là chúng có thể chọn giới tính của mình. Tại sao họ đã dạy điều này? Bởi vì những cuốn sách được cung cấp bởi những người và các tổ chức tài trợ cho họ. Đây là những hình thái thực dân về ý thức hệ được hỗ trợ bởi các nước giàu đang muốn tạo một ảnh hưởng lớn trên các nước nghèo. Và điều này thật là khủng khiếp.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:
“Khi tôi nói chuyện với Đức Bênêđíctô thứ 16, ngài rất mạnh khoẻ là sáng suốt, ngài bảo tôi tôi: ‘Đây là một thời đại tội lỗi chống lại Đấng Tạo Hóa’. Ngài thật là thông minh! Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; Thiên Chúa tạo ra thế giới như thế, và con người đang làm ngược lại.”
8. Quan ngại của các vị Hồng Y Hương Cảng trong các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Trung quốc
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán và người tiền nhiệm của mình, là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đồng ý rằng quan điểm của Giáo Hội Công Giáo đối với Trung quốc vẫn còn tuân thủ các nguyên tắc được đặt ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trong thư gửi cho Giáo Hội tại Hoa Lục ngày 27 tháng Năm năm 2007.
Hai vị Hồng Y cũng đồng ý về sự cần thiết phải tiếp tục đối thoại với Bắc Kinh, mặc dù hai vị thể hiện những mức độ quan tâm khác nhau về tình trạng hiện tại của cuộc đối thoại này.
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhằm bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc và tái lập sự hiệp nhất trong Giáo Hội tại Hoa Lục. Tòa Thánh, theo Đức Hồng Y, đã “đáp trả bằng sự khiêm nhường dai dẳng và kiên nhẫn hơn là những lời thù địch, nhằm tránh né đương đầu, trong một nỗ lực nhằm trấn an các quan chức Trung Quốc rằng Vatican không quan tâm đến việc dính líu vào các vấn đề chính trị của Trung quốc.” Tuy nhiên, Đức Hồng Y nói, rằng Tòa Thánh vẫn kiên trì đòi hỏi sự độc lập của Giáo Hội, và không thể công nhận thẩm quyền của Hiệp hội Yêu nước do chính phủ kiểm soát.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám mục về hưu của Hương Cảng, là người đã thẳng thắn chỉ trích các chính sách của chế độ Bắc Kinh, đã phản ứng mạnh mẽ trước cáo buộc cho rằng ngài có những xung khắc trong quan điểm về Trung quốc với Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài khẳng định ngài vẫn hoàn toàn trung thành với Tòa Thánh, và nhận xét rằng chính sách chính thức Vatican vẫn tuân thủ những nguyên tắc đề ra trong thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân lên tiếng quan ngại sâu xa về các cuộc đàm phán lặng lẽ giữa các quan chức Vatican và các đối tác Trung Quốc. Ngài nói rằng người Công Giáo Trung Quốc đã không được thông tin về nội dung của những cuộc đàm phán. Ngay cả một ủy ban được thành lập bởi Vatican, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Saviô Hàn Đại Huy, để giám sát các cuộc đàm phán với Trung Quốc cũng không được biết.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói rằng mặc dù tuổi cao và sức khỏe suy giảm, ngài không thể im lặng nhưng sẽ là một “tiếng nói cho những người không có tiếng nói” trong việc bảo vệ tự do của người Công Giáo Trung Quốc.
9. Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn trước cái chết của một thiếu nữ Ý sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 3 tháng 8, Đức Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn của ngài trước cái chết của Susanna Rufi, một thiếu nữ 19 tuổi của giáo phận Rôma đã chết khi trên đường trở về từ Krakow sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi xin gửi một kỷ niệm tràn đầy thương mến tới chị Susanna, một thiếu nữ thuộc giáo phận Roma đã qua đời tại Vienna sau khi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Xin Thiên Chúa, là Đấng chắc chắn đã đón nhận chị vào quê Trời, an ủi các thân nhân và bạn bè chị.”
Susanna đã dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trong phái đoàn của một giáo xứ ở Rôma. Cô đã chết ở Vienna hôm thứ Hai 1 tháng 8. Theo thông tấn xã Ansa, có thể cô đã nhiễm bệnh sưng màng óc khi ghé Toscane, ở miền Trung Ý, chỉ một ngày trước ngày khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trên Web site Hội Đồng Giám Mục Ý, lời phân ưu đến thân nhân của cô được đi kèm với một thông báo khuyên các bạn trẻ Ý uống thuốc ngừa để tránh bị lây. Trong khi đó, các nhà chức trách y tế ở Áo đã khuyên các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới phải đến bệnh viện ngay nếu thấy mình bị sốt.
Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Rôma đã cử hành thánh lễ an táng cho cô Sussana hôm thứ Năm 04 tháng 8 tại nhà thờ San Policarpo của Rôma.
10. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị dòng Đa Minh
Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ dòng Đa Minh trở thành những chứng nhân về sự âu yếm dịu dàng của Thiên Chúa và sống kết hợp với Chúa để lời giảng có hiệu năng.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây sáng ngày 4-8 trong buổi tiếp kiến dành cho cha Bề trên Tổng quyền Bruno Cadoré, và 70 thành viên Tổng tu nghị của dòng, kết thúc ban chiều cùng ngày, sau 3 tuần nhóm tại Bologna, cạnh mộ của Thánh Đa Minh (cách Roma 400 cây số). Trong số các tham dự viên có 3 vị người Việt Nam: Cha Vinh Sơn Hà Viễn Lự, Tổng phụ tá Bề trên Cả đặc trách vùng Á châu Thái Bình Dương, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Đức Hòa và Cha Phêrô Phạm Văn Hương, Bề trên Phụ Tỉnh Đa Minh Việt Nam ở Bắc Mỹ.
Trong bài huấn dụ bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha cám ơn sự đóng góp của dòng Đa Minh cho Giáo Hội trong 800 năm qua và ngài nhắn nhủ các tu sĩ của dòng sống kết hiệp với Chúa, nghiên cứu học hỏi nghiêm túc, rao giảng Lời Chúa và làm chứng nhân về tình yêu thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói:
“Anh chị em thân mến,
Tôi chào anh chị em và cám ơn lời chào mừng mà Cha Bruno Cadoré, Bề trên Tổng Quyền của dòng, gửi đến tôi nhân danh bản thân và tất cả những người hiện diện nơi đây, nhân dịp Tổng tu nghị của Dòng tại Bologna sắp kết thúc, qua đó anh chị em muốn làm cho căn cội của dòng tái sinh động bên cạnh mộ Thánh Sáng Lập.
Năm nay có một ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình dòng anh chị em: kỷ niệm 800 năm từ khi Đức Giáo Hoàng Honorio III châu phê Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Nhân dịp Năm Vui Mừng này, tôi hiệp với anh chị em cảm tạ Chúa vì những hồng ân dồi dào đã nhận lãnh trong thời gian ấy. Ngoài ra tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Dòng vì sự đóng góp quan trọng dành cho Giáo Hội và vì sự cộng tác với Tòa Thánh, trong tinh thần trung thành phục vụ, mà Dòng đã duy trì từ khởi đầu cho đến ngày nay.
Dịp kỷ niệm 800 năm làm chúng ta nhớ đến những người nam nữ đức tin và học giả, chiêm niệm và thừa sai, tử đạo và tông đồ bác ái, đã mang sự âu yếm và dịu dàng của Thiên Chúa đến mọi nơi, làm cho Giáo Hội được phong phú và chứng tỏ có những cơ may mới để thể hiện Tin Mừng qua sự giảng thuyết, làm chứng tá và bác ái: đó là ba cột trụ nâng đỡ tương lai của Dòng, giữ cho đoàn sủng của Đấng Sáng Lập được tươi mát.
Thiên Chúa đã thúc đẩy thánh Đa Minh lập một “Dòng Anh Em Giảng Thuyết”, vì giảng thuyết là sứ mạng mà Chúa Giêsu ủy thác cho các Tông Đồ. Chính Lời Chúa nung nấu từ bên trong và thúc đẩy đi ra ngoài để rao giảng Chúa Giêsu Kitô cho mọi dân tộc (Xc Mt 28, 19-20). Cha Sáng Lập đã nói: “Trước tiên là chiêm niệm, rồi sau đó giảng dạy”. Được Thiên Chúa giảng dạy Tin Mừng, để loan báo Tin Mừng. Nếu không có sự kết hiệp nồng nhiệt với Chúa, thì việc giảng thuyết có thể là rất hoàn hảo và hợp lý, và đáng ngưỡng mộ, nhưng sẽ không đánh động tâm hồn là điều phải thay đổi. Một điều thiết yếu nữa, đó là việc nghiên cứu nghiêm túc và chăm chỉ về các vấn đề thần học, cũng như tất cả những gì giúp chúng ta đến gần thực tại và lắng nghe Dân Chúa. Nhà giảng thuyết là một người chiêm niệm Lời Chúa và cũng có thái độ như vậy đối với Dân Chúa, đang mong đợi được hiểu (Xc Evangelii Gaudium, 154).
Việc thông truyền hữu hiệu Lời Chúa đòi phải có cuộc sống chứng tá: phải là những thầy dạy trung thành với chân lý và là những chứng nhân can đảm của Tin Mừng. Chứng nhân thể hiện giáo huấn, làm cho nó trở nên cụ thể, thu hút, và không dửng dưng đối với một ai; mang lại cho chân lý niềm vui của Tin Mừng, niềm vui được biết Chúa yêu thương chúng ta và có lòng thương xót vô biên đối với chúng ta.
Thánh Đa Minh nói với các môn đệ Ngài: “Với đôi chân không, chúng ta ra đi rao giảng”. Điều này gợi lại cho chúng ta đoạn nói về bụi gai cháy đỏ, khi Chúa bảo Ông Môisê: “Hãy cởi dép khỏi chân ngươi, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh” (Xh 3,5). Nhà giảng thuyết tốt ý thức rằng mình đang đi trên đất thánh, vì Lời Chúa mà nhà giảng thuyết mang theo là thánh, và những người nghe giảng cũng là thánh. Các tín hữu không những cần đón nhận Lời Chúa trọn vẹn, nhưng còn cần cảm nghiệm chứng tá cuộc sống của người rao giảng (Xc Evangelii gaudium, 171). Các thánh đã đạt được thành quả dồi dào, vì qua cuộc sống và sứ mạng, các vị nói bằng ngôn ngữ con tim, thứ ngôn ngữ không bị các hàng rào cản trở, và mọi người có thể hiểu được.
Sau cùng, nhà giảng thuyết và chứng nhân cũng phải hành động trong đức bác ái. Nếu không có bác ái, thì họ sẽ là những người đáng bị tranh luận và khả nghi. Thánh Đa Minh đã đứng trước một tình trạng khó xử vào lúc ban đầu, và ảnh hưởng tới trọn cuộc sống của Ngài: “Làm sao tôi có thể học với những mảnh da chết, khi mà thân mình của Chúa Kitô đang chịu đau khổ”. Chính thân mình của Chúa Kitô sống động và chịu đau khổ, đang kêu vị giảng thuyết và không để vị ấy yên hàn. Tiếng kêu của những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề, và làm cho nhà giảng thuyết hiểu sự cảm thông của Chúa Giêsu đối với dân chúng (Mt 15,32).
Khi nhìn chung quanh chúng ta, chúng ta cảm thấy rằng con người nam nữ ngày nay đang khao khát Thiên Chúa. Họ là thân mình sống động của Chúa Kitô, đang kêu lên “Tôi khát” bằng một tiếng kêu chân thực và có sức giải thoát, họ đang khao khát một cử chỉ huynh đệ và dịu dàng. Tiếng kêu này đang gọi hỏi chúng ta và phải là cột sống của sứ mạng và mang lại sức sống cho các cơ cấu và chương trình mục vụ.
Anh chị em hãy nghĩ đến điều này khi suy tư về sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Dòng để phân định về câu trả lời cần mang lại cho tiếng kêu ấy của Thiên Chúa. Hễ ta càng ra đi để thỏa mãn cái khát của tha nhân, thì chúng ta càng trở thành những nhà rao giảng chân lý, chân lý được loan báo bằng tình yêu và lòng thương xót, mà thánh nữ Catarina Siena đã nói (Xc Libro della Divina Dottrina, 35). Trong cuộc gặp gỡ với thân mình sinh động của Chúa Kitô chúng ta được loan báo Tin Mừng và tìm được lòng hăng say để trở thành nhà giảng thuyết và chứng nhân về tình yêu của Chúa.
Anh chị em thân mến! Với tâm tình biết ơn vì những thiện ích Chúa đã ban cho dòng của anh chị em và cho Giáo Hội, tôi khích lệ anh chị em hãy vui mừng theo đuổi đoàn sủng của Thánh Đa Minh và đã được bao nhiêu vị thánh nam nữ của gia đình dòng Đa Minh sống với nhiều sắc thái khác nhau. Tấm gương của Thánh Nhân là động lực để đương đầu với tương lai trong niềm hy vọng, vì biết rằng Thiên Chúa luôn đổi mới mọi sự .. và không làm chúng ta thất vọng. Xin Đức Trinh Nữ Mân Côi, Mẹ của chung ta, chuyển cầu và bảo vệ anh chị em, để anh chị em là những nhà rao giảng và chứng nhân can đảm về tình yêu Thiên Chúa.”
11. Đại diện của Vatican tại Liên Hiệp Quốc lên án bạo lực đối với trẻ em trong chiến tranh
Trong một cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh và là Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã chỉ trích bạo lực đối với trẻ em trong chiến tranh.
Ngài nói:
“Trong thời gian gần đây, hơn bao giờ hết, đã có rất nhiều trẻ em phải chịu những hình thức bạo lực tàn bạo: trẻ em được sử dụng như những người lính, như những kẻ đánh bom tự sát, nô lệ tình dục, và thu lượm tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự nguy hiểm nhất. Việc phá hủy có chủ ý các trường học và bệnh viện trong một loạt các vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế đã trở thành một chiến lược trong chiến tranh. Những tội ác này phải bị lên án với các điều khoản mạnh nhất có thể.”
Đức Tổng Giám Mục kết luận rằng:
“Nghĩa vụ chấm dứt những hành vi dã man đối với các trẻ em bị bắt trong cuộc xung đột vũ trang là phận sự của mỗi người chúng ta. Cách riêng, đó là phận sự của Hội đồng này, vì nó phải kêu gọi tất cả các nước đưa ra và thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, và Hội Đồng này phải bảo đảm rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ tất cả các luật lệ và các biện pháp trong vấn đề này.”
12. Thái độ thù địch của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương
Trong một cố gắng nhằm đẩy mạnh thái độ thù địch chống lại Giáo Hội Công Giáo Ukraine, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã lên tiếng đòi hỏi rằng các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo toàn thế giới tiếp theo phải đưa ra thảo luận tình trạng của các Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thánh. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi đó là điều kiện tiên quyết, miễn bàn cãi, nếu muốn tòa này tham dự các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, trong một phản ứng ngược lại, Tòa Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinople đã đưa ra một tuyên bố rất thân thiện đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine, và cám ơn vì sự hỗ trợ cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo gần đây ở Crete.
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã phàn nàn rằng trong nhiều năm qua từ sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Đông Âu, Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Ukraine, đã tăng gấp đôi dân số. Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa cáo buộc rằng Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk đã dùng tình cảm dân tộc và thái độ bài Nga để kích động tâm tình thù địch đối với Chính Thống Giáo Hội Ukraine liên minh với Mạc Tư Khoa.
Tuyên bố từ Mạc Tư Khoa ám chỉ một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói rằng “Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thường được sử dụng như một công cụ trong tay của kẻ xâm lược”. Đức Tổng Giám Mục thường lên án sự hỗ trợ mà Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa dành cho cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng thái độ thù địch của Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã tạo ra một tình trạng “khẩn cấp” mà cuộc họp tiếp theo của các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo trên thế giới nhất thiết phải đưa ra thảo luận.
Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô của Constantinople đã gửi một thông điệp cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Shevchuk vì sự hỗ trợ của ngài cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo hồi tháng Sáu vừa qua ở Crete
Đáng chú ý, là tuyên bố từ Constantinople được gởi cho “Đức Thượng Phụ” Shevchuk, một danh xưng mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thẳng thừng bác bỏ và chính Tòa Thánh cũng không dám gọi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bằng danh xưng ấy. Danh xưng chính thức Tòa Thánh dùng là Major Archbishop, nghĩa là, “Đức Tổng Giám Mục Trưởng”.
Trong thông điệp của ngài, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô hứa cầu nguyện cho “hòa bình và ổn định tại Ukraine.” Ngài cũng mạnh mẽ nêu rõ rằng sự thù địch mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa dành cho Giáo Hội Công Giáo Ukraine không được chia sẻ bởi các Giáo Hội chính thống khác.
Đức Thượng Phụ Đại kết viết:
“Chúng tôi có thể bảo đảm với Đức Thượng Phụ rằng lập trường đối thoại với các Giáo Hội chị em của chúng tôi đã được hỗ trợ áp đảo trong các phiên họp công đồng và được ghi nhận trong các tài liệu chính thức. Điều này, theo ý kiến của chúng tôi, chắc chắn là rất quan trọng cho những chứng tá đáng tin cậy và nhất quán cho Tin Mừng trong một thế giới và một thời đại gặp quá nhiều khó khăn của chúng ta.”
13. Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân dịp Thế vận Olimpic ở Rio De Janeiro
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu chúc cho thế vận Olimpic khai diễn ngày 5 tháng 8 tại Rio, góp phần kiến tạo một nền văn minh trong đó trổi vượt tinh thần liên đới giữa mọi người với nhau.
Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, 4 tháng 8, Đức Thánh Cha nói:
“Giờ đây tôi muốn gửi lời chào thân ái đến nhân dân Brazil, đặc biệt là dân thành Rio de Janeiro, đang đón tiếp các vận động viên và những người hâm mộ đến từ các nơi trên thế giới, nhân dịp thế vận hội Olimpic. Trong một thế giới khao khát hòa bình, bao dung và hòa giải, tôi cầu mong tinh thần các cuộc tranh tài thế vận Olimpic có thể gợi hứng cho tất cả mọi người, các tham dự viên cũng như các khán giả, chiến đấu “một cuộc chiến tốt đẹp” và cùng nhau hết thúc cuộc chạy đua (Xc 2 Tm 4,7-8), mong ước đạt được một phần thưởng, không phải là một huy chương, nhưng là một cái gì quí giá hơn nhiều: đó là thực hiện một nền văn minh trong đó có tình liên đới hiển trị, dựa trên sự nhìn nhận rằng tất cả chúng ta là thành phần của một gia đình nhân loại duy nhất, bất luận những khác biệt về văn hóa, màu da hoặc tôn giáo. Và đối với nhân dân Brazil, đang tổ chức lễ hội thể thao này trong tinh thần vui tươi và lòng hiếu khách đặc thù, tôi cầu chúc cho lễ hội này là một cơ hội để vượt tháng những thời điểm khó khăn và dấn thân trong “hoạt động đồng đội” để xây dựng một đất nước công bằng và an ninh hơn, nhắm đến một tương lai đầy hy vọng và vui tươi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em!”.
Thế vận hội Olimpic mùa hè lần thứ 31 được tiến hành từ ngày 5 đến 21-8 này ở Rio de Janeiro, thành phố 12 triệu dân cư, với sự tham dự của các vận động viên đến từ các nước hoàn cầu và gồm 28 bộ môn thể thao và 48 bộ môn thể dục.
14. Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho biết Vatican và Trung Quốc đã gần đạt được “thỏa thuận chung” về việc bổ nhiệm giám mục
Trong một lá thư mục vụ đưa ra hôm 4 tháng 8, Đức Hồng Y Gioan Thanh Hán đã làm sáng tỏ cuộc tranh cãi kéo dài trong nhiều thập kỷ giữa Vatican và Trung Quốc. Theo nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hương Cảng, các quan chức Trung Quốc hiện nay sẵn sàng mưu tìm “sự hiểu biết” với Vatican về vấn đề bổ nhiệm các giám mục địa phương.
Trong một lá thư mục vụ, đề ngày 4 tháng 8, được công bố trên trang web của giáo phận Hương Cảng, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nói mặc dù vẫn còn những khác biệt và khó khăn như đã từng thấy trong những năm qua, “Giáo Hội Công Giáo đã dần dần giành được sự xem xét lại của các quan chức Trung Quốc, khiến họ sẵn sàng để đạt được một sự hiểu biết với Tòa Thánh về các câu hỏi liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và tìm kiếm một kế hoạch hai bên có thể đồng thuận.”
Những lời bình luận của Đức Hồng Y đến trong bối cảnh có những suy đoán theo đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm việc đằng sau hậu trường để làm tan băng quan hệ giữa hai quốc gia. Đức Thánh Cha gửi lời chúc tốt đẹp đến chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc nhân dịp năm mới vào tháng Hai vừa qua, một động thái, vào thời điểm đó, được nhiều người xem là một nhánh ô liu cố ý tặng cho một chính quyền đang lúng túng về nhiều mặt.
Người Công Giáo ở Trung Quốc – theo một ước tính có thể lên đến 12 triệu - được chia thành Giáo Hội thầm lặng trung thành với Tòa Thánh và Giáo Hội được nhà nước phê chuẩn 'chính thức'. Bắc Kinh luôn khẳng định quyền bổ nhiệm giám mục của mình và thường phủ quyết các quyết định bổ nhiệm Giám Mục Trung quốc của các vị Giáo Hoàng.
Người tiền nhiệm của Đức Hồng Y Thang Hán, là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, từ lâu đã là một đối thủ quyết liệt chống lại bất kỳ một thứ thỏa hiệp nào trong cuộc đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề quyền tối thượng của Tòa Thánh trên các vấn đề của Giáo Hội Hoa Lục. Phát biểu nặc danh với hãng tin Reuters, các thành viên của Giáo Hội thầm lặng cũng bày tỏ thái độ hoài nghi sâu sắc về bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc, xét vì những thành tích nhân quyền bất hảo của nhà cầm quyền cộng sản.
China Aid, một nhóm có trụ sở tại Texas, trong báo cáo thường niên năm 2015 dựa trên các theo dõi về cách đối xử của nhà nước Trung quốc với các giáo phái Kitô ở Trung Quốc, cho biết là việc đàn áp của nhà nước Trung Quốc không hề suy giảm nhưng trái lại đã leo thang, với việc đóng cửa các nhà thờ, tạm giữ số lượng lớn các nhà lãnh đạo Giáo Hội và tịch thu tài sản Giáo Hội.”
Ít nhất ba giám mục và một số linh mục thuộc Giáo Hội thầm lặng đang bị cầm tù hoặc bị quản thúc ở Trung Quốc.
Trong thư Đức Hồng Y Gioan Thang Hán thừa nhận rằng có một mức độ nhất định cảm giác khó chịu và hoài nghi của một số người Công Giáo đối với các “đồng thuận”, nhưng ngài nói ngài tin là Đức Thánh Cha Phanxicô “sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào làm tổn hại đến tính toàn vẹn đức tin của Giáo Hội phổ quát hay sự hiệp thông giữa các Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và Giáo Hội phổ quát”. Ngài nói thêm: “Nhiều người nói rằng có vẻ như Tòa Thánh đã từ bỏ một số giá trị mà Tòa Thánh đã hằng ủng hộ. Kiểu chỉ trích này là không công bằng.”
Bàn về vấn đề các giám mục “thầm lặng” không được nhà nước công nhận, Đức Hồng Y nói rằng “Hội Đồng các giám mục trong tương lai ở Trung Quốc sẽ phải bao gồm tất cả các giám mục hợp pháp của Giáo Hội công khai cũng như các giám mục bí mật, là một phần không thể thiếu của Giáo Hội Trung Quốc ... Tòa Thánh cũng nên tiến hành một cuộc đối thoại để các giám mục này được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc”
Đức Hồng Y thừa nhận là “những điều kiện cụ thể” của các thỏa thuận “chưa được công bố” và không đưa ra dấu chỉ nào cho thấy khi nào điều ấy có thể xảy ra.
Tòa Thánh đã không có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1951 vì vậy bất kỳ thỏa thuận chính thức nào cũng sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ Trung quốc -Vatican.
15. Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng và khích lệ đoàn vận động viên tị nạn tham dự thế vận Olimpic ở Rio de Janeiro.
Đoàn này gồm 2 tay bơi lội người Syria, 2 võ sĩ Judo từ Cộng hòa dân chủ Congo, và 6 người chạy đua từ Etiopiaa và Nam Sudan. Tất cả đều là những người tị nạn trốn chạy bạo lực và bách hại tại quê hương của họ và đã tìm nơi nương náu ở các nơi như Bỉ, Đức, Luxembourg, Kenua và Brazil.
Sáng kiến gửi một đoàn tị nạn tham dự thế vận hội Olimpic là điều chưa từng có trước đây và gửi một sứ điệp nâng đỡ và hy vọng cho những người tị nạn trên thế giới.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha chào đích danh 10 vận động viên tị nạn và ngài cầu mong rằng: “Ước gì lòng can đảm và sức mạnh mà anh chị em mang trong người có thể biểu lộ qua các bộ môn thế vận tiếng kêu huynh đệ và hòa bình. Ước gì qua anh chị em, nhân loại hiểu rằng hòa bình là điều có thể, và với hòa bình, người ta có thể đạt được tất cả, trái lại với chiến tranh tất cả đều có thể bị mất”.
“Tôi mong ước rằng chứng tá của anh chị em mang lại thiện ích cho tất cả mọi người. Tôi cầu nguyện cho anh chị em và cũng xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em”.
Ông Alto Grandi, Cao ủy tị nạn LHQ, tuyên bố rằng: “Chúng tôi rất được khích lệ vì đoàn vận động viên tị nạn tham dự thế vận Olimpic. Họ là những vận động viên có trình độ cao, nhưng đã phải ngưng sự nghiệp thể thao để ra đi tị nạn. Nay họ có cơ hội theo đuổi giấc mơ của họ. Sự tham gia của họ vào các cuộc tranh tài thế vẫn là một sự ca ngợi lòng can đảm và kiên trì của tất cả những người tị nạn trong sự vượt thắng nghịch cảnh và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ. Cao Ủy tị nạn LHQ đứng về phía họ và mọi người tị nạn”.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN