Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 04 – 10/08/2016: Sự thinh lặng hùng hồn</b>
10/08/2016 12:00:00 SA
1. Thế giới đang có chiến tranh này cần tình huynh đệ, sự gần gũi và tình bạn
Thế giới ngày nay được mời gọi trả lời cho thách đố của một cuộc chiến “từng mảnh” đang đe dọa nó. Thế giới cần có tình huynh đệ, cần có sự gần gũi, cần có đối thoại, cần có tình bằng hữu. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là dấu chỉ của niềm hy vọng vì nó là kinh nghiệm sống của tình huynh đệ vô biên giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 8,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư mùng 3 tháng 8. Buổi tiếp kiến đã được tổ chức bên trong đại thính đường vì trời hè Roma quá nóng. Tuy nhiên, cũng đã có hàng ngàn tín hữu khác theo dõi buổi gặp gỡ trên màn truyền hình ở quảng trường thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy bắt đầu với giới trẻ, là lý do đầu tiên của chuyến viếng thăm này. Một lần nữa họ đã đáp trả lại lời kêu mời: họ đã đến từ khắp nơi trên thế giới, vài người còn đang ở đây. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một lễ hội của mầu sắc, của các gương mặt, tiếng nói và lịch sử khác nhau. Tôi không biết họ làm thế nào: họ nói các thứ tiếng khác nhau, nhưng lại hiểu nhau! Bởi vì họ có ý chí cùng đi với nhau, làm các chiếc cầu, của tình huynh đệ. Họ cũng đã đến với các vết thương, các thắc mắc của họ, và nhất là với niềm vui gặp gỡ; và một lần nữa họ đã làm thành một bức khảm đá mầu của tình huynh đệ. Có thể nói tới một bức khảm đá mầu của tình huynh đệ.
Một hình ảnh biểu tượng của các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là rừng cờ muôn mầu mà người trẻ phất lên: thật thế, trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ các quốc kỳ trở thành xinh đẹp hơn, chúng như “được thanh tẩy”, và các các lá cờ của các quốc gia đang xung khắc cũng phất phới bên nhau. Và điều này thật là đẹp. Ở đây cũng có nhiều cờ. Xin anh chị em hãy cho mọi người trông thấy chúng.
Như thế, trong cuộc gặp gỡ năm thánh vĩ đại này của họ người trẻ thế giới đã tiếp nhận sứ điệp của Lòng Thương Xót, để mang nó tới khắp nơi với các việc làm tinh thần và thể xác. Tôi xin cám ơn tất cả mọi bạn trẻ đã tới Cracovia! Và tôi xin cám ơn các bạn trẻ từ khắp mọi miền trên trái đất đã hiệp nhất với chúng tôi. Bởi vì tại biết bao nhiêu quốc gia đã có các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ nối liền với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia. Ước chi món quà mà các bạn đã nhận lãnh trở thành câu trả lời thường ngày cho tiếng gọi của Thiên Chúa. Tôi xin gửi một kỷ niệm tràn đầy thương mến tới chị Susanna, một thiếu nữ thuộc giáo phận Roma đã qua đời tại Vienne sau khi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Xin Thiên Chúa, là Đấng chắc chắn đã đón nhận chị vào quê Trời, an ủi các thân nhân và bạn bè chị.
Tôi cũng xin cám ơn các bạn trẻ thiện nguyện, trong vòng hơn một năm trời đã làm việc cho biến cố này; cũng như giới truyền thông, những người làm việc trong ngành truyền thông: Xin hết lòng cám ơn anh chị em đã khiến cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được trông thấy trên toàn thế giới. Và ở đây tôi không thể quên chị Anna Maria Jacobini, một nhà bào Ý đã bất thình lình qua đời bên đó. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho chị: chị đã qua đời trong khi phục vụ.
2. Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 3h chiều ngày 4 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng để đến đến hành hương tại Porziuncola, là ngôi thánh đường nhỏ ở bên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ các Thiên Thần của các cha dòng Phanxicô gần Assisi.
Cuộc hành hương diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 800 năm ơn Tha Thứ tại Assisi. Năm 1216, trong một thị kiến, thánh Phanxicô được chính Chúa Giêsu ban ơn toàn xá. Ngài đã xin và được Đức Thánh Cha Ônôriô III phê chuẩn ơn toàn xá đặc biệt cho người dân vùng Assisi trong năm đó.
Lúc 3:40, Đức Thánh Cha đến Assisi và lúc quá 4h ngài đã trình bày diễn từ sau trước các Giám Mục miền Umbria và đông đảo các tín hữu.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, trước hết, tôi muốn nhắc nhớ lại những lời, mà theo một truyền thống cổ kính, Thánh Phanxicô đã nói ở chính nơi này trước sự hiện diện của tất cả các dân làng và các giám mục: “Tôi muốn gửi tất cả các bạn lên thiên đàng!”. Còn điều gì tốt hơn mà những người dân nghèo vùng Assisi có thể kêu xin, nếu không phải là ân sủng của sự cứu rỗi, sự sống đời đời và niềm vui bất tận, mà Chúa Giêsu đã giành được cho chúng ta qua cái chết và sự phục sinh của Ngài?
Bên cạnh đó, thiên đường là gì nếu không phải là mầu nhiệm tình yêu mãi mãi liên kết chúng ta với Thiên Chúa, để chiêm ngưỡng Ngài đến muôn đời? Giáo Hội luôn tuyên xưng điều này bằng cách thể hiện niềm tin của mình nơi sự hiệp thông với các thánh. Chúng ta không bao giờ cô đơn trong đời sống đức tin; chúng ta sống đức tin trong sự hiệp thông với tất cả các thánh và những người thân yêu của chúng ta đã thực hành niềm tin với niềm hân hoan đơn sơ và làm chứng cho niềm tin ấy qua cuộc sống của họ. Có một mối liên kết, tuy vô hình nhưng không vì thế mà kém phần hiện thực, làm cho chúng ta, qua phép rửa, trở nên “một thân thể” duy nhất được di chuyển bởi “một Thần Khí” (Eph 4: 4). Khi Thánh Phanxicô xin Đức Thánh Cha Honorius III ban ơn toàn xá cho tất cả những ai đến thăm Porziuncula, có lẽ ngài đang suy nghĩ đến những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14:2-3)
Sự tha thứ - ơn được thứ tha - chắc chắn là con đường trực tiếp của chúng ta để có một nơi ở trên trời. Ở đây, tại Porziuncola này, mọi thứ đều nói với chúng ta về sự tha thứ! Thật là một ân sủng tuyệt vời Chúa đã ban cho chúng ta khi Ngài dạy chúng ta tha thứ và qua đó chạm vào lòng thương xót của Cha! Chúng ta vừa nghe dụ ngôn Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ (x Mt 18: 21-35). Tại sao chúng ta phải tha thứ cho một người đã xúc phạm chúng ta? Bởi vì chúng ta đã được tha thứ trước tiên, và quá nhiều. Dụ ngôn nói chính xác điều này: như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng nên tha thứ cho những người làm hại chúng ta. Kinh Lạy Cha, mà Chúa Giêsu dạy chúng ta, cũng nói như thế: “Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6:12). Các khoản nợ là tội lỗi của chúng ta trước mặt Chúa, và những kẻ có nợ chúng ta là những người mà, về phần chúng ta, phải tha thứ cho họ.
Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành người tôi tớ trong dụ ngôn là người mắc nợ chủ quá nhiều đến mức vô phương có thể trả được nợ. Khi chúng ta quỳ trước linh mục giải tội, chúng ta làm chính xác những gì người tôi tớ ấy đã làm. Chúng ta nói, “Lạy Chúa, xin kiên nhẫn với con.” Chúng ta nhận thức ra nhiều lỗi lầm của chúng ta và cũng nhận thức được một thực tế là chúng ta thường rơi trở lại vào cùng những tội như trước. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi ban ơn tha thứ của Ngài mỗi lần chúng ta cầu xin. Sự thứ tha của Ngài là một sự tha thứ đầy đủ và hoàn chỉnh, bảo đảm với chúng ta rằng, thậm chí nếu chúng ta rơi trở lại vào cùng những tội lỗi như trước, Ngài luôn có lòng thương xót và không bao giờ ngừng yêu thương chúng ta. Giống như những người chủ trong dụ ngôn, Chúa cảm thấy trắc ẩn, một tổng hợp của lòng thương xót và tình yêu; đó là cách Tin Mừng mô tả lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta. Cha của chúng ta trắc ẩn bất cứ khi nào chúng ta sám hối, và Ngài đưa chúng ta về nhà với con tim thanh thản và bình an. Ngài nói với chúng ta rằng tất cả đều đã được đền bù và tha thứ. Sự tha thứ của Thiên Chúa không có giới hạn; lớn hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể tưởng tượng ra và được ban cho tất cả những ai nhận thức được trong trái tim họ là họ đã làm sai và mong muốn quay trở lại với Ngài. Thiên Chúa tìm kiếm những tâm hồn mong chờ ơn tha thứ.
Chẳng may là vấn đề xảy ra bất cứ khi nào chúng ta phải đối phó với một người anh em hay chị em đã xúc phạm đến chúng ta một chút. Phản ứng này được mô tả trong dụ ngôn một cách hoàn hảo: “Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’” (Mt 18:28). Ở đây chúng ta chứng kiến tất cả bi hài kịch trong các mối quan hệ của con người. Khi chúng ta đang mắc nợ người khác, chúng ta trông chờ lòng thương xót; nhưng khi những người khác mích lòng chúng ta, chúng ta kêu đòi công lý! Đây là một phản ứng không xứng đáng với các môn đệ của Chúa Kitô, cũng không phải là dấu chỉ của một phong cách Kitô trong cuộc sống. Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và phải làm như thế vô tận: “Thầy không nói phải tha thứ đến bảy lần, nhưng bảy mươi lần bảy” (câu 22).. Những gì Chúa Giêsu ban cho chúng ta là tình yêu của Chúa Cha, chứ không phải là công lý mà chúng ta kêu đòi. Chỉ tin tưởng vào công lý mà thôi thì không phải là dấu chỉ cho thấy chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô, là những người đã nhận được lòng thương xót dưới chân thập giá hoàn toàn nhờ vào tình yêu của Chúa Con với Chúa Cha. Chúng ta đừng quên câu nói nghiêm khắc vào cuối dụ ngôn: “Vì vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (câu 35)..
Anh chị em thân mến,
Sự tha thứ mà Thánh Phanxicô biến mình thành một “máng chuyển” ở đây, tại Porziuncola này, tiếp tục “mang lại thiên đường” cho chúng ta cả sau tám thế kỷ. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, điều trở thành rõ ràng hơn bao giờ hết là con đường của sự tha thứ đích thực có thể canh tân Giáo Hội và thế giới. Mang đến cho thế giới ngày nay những chứng tá của lòng thương xót là một nhiệm vụ không ai trong chúng ta có thể cảm thấy được miễn trừ. Thế giới cần sự tha thứ khi quá nhiều người đang bị lôi cuốn vào những bến bờ oán giận và hận thù, bởi vì họ không có khả năng thứ tha. Họ hủy hoại cuộc sống riêng của mình và cuộc sống của những xung quanh họ hơn là tìm kiếm niềm vui của sự thanh thản và bình an. Chúng ta hãy xin Thánh Phanxicô cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, để chúng ta có thể luôn luôn là dấu chỉ khiêm tốn của sự tha thứ và là máng chuyển của lòng thương xót.
3. Câu chuyện Món Quà Vô Giá
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Người Italia có một câu chuyện dân gian như sau:
Một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt nhiên, bà không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô đó là một thánh giá được bọc thạch cao.
Cô gái nhận lấy món quà nhưng lòng cô đầy cay đắng buồn phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.
Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay đắng, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường và ném tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh...
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà... Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa không bao giờ muốn điều dữ cho chúng ta. Tất cả mọi sự xảy đến cho chúng ta đều nhằm dẫn đưa chúng ta đến nguồn hạnh phúc cao cả hơn.
4. Cái nhìn của Đức Mẹ tại Częstochowa
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trình bày những cảm nhận của ngài về chuyến kính viếng đền thánh Đức Mẹ Częstochowa, Đức Thánh Cha nói: Trước ảnh Đức Mẹ, tôi đã nhận được món quà là cái nhìn của Mẹ, một cách đặc biệt là Mẹ của dân tộc Ba Lan, của quốc gia cao quý này là quốc gia đã đau khổ biết bao, nhưng đã luôn luôn đứng dậy với sức mạnh của đức tin và bàn tay hiền mẫu của Mẹ. Tôi đã chào vài tín hữu Ba Lan ở đây. Anh chị em giỏi lắm. Anh chị em thật giỏi!
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ : Ở đó dưới cái nhìn của Mẹ người ta hiểu được ý nghĩa tinh thần trong lịch sử của dân tộc này, một lịch sử gắn liền với với Thập Giá một cách bất khả phân ly. Ở đó người ta sờ mó được với đôi bàn tay đức tin của dân tộc thánh thiện trung thành với Thiên Chúa, và duy trì niềm hy vọng qua các thử thách và cũng giữ gìn được sự khôn ngoan là thế quân bình giữa truyền thống và việc canh tân, giữa ký ức và tương lai. Và Ba Lan ngày nay nhắc nhớ cho toàn Âu châu biết rằng không thể có tương lai cho lục địa này, nếu không có các giá trị xây nền của nó, là các giá trị có trọng tâm là quan niệm kitô về con người. Trong số các giá trị đó có lòng thương xót, mà có hai người con của đất nước Ba Lan là các tông đồ đặc biệt: đó là thánh nữ Faustina Kowalska và thánh Gioan Phaolô II.
5. Sự thinh lặng lớn lao có thể còn hùng hồn hơn mọi lời nói
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, sự thinh lặng lớn lao trong cuộc viếng thăm của ngài tại Auschwitz-Birkenau hùng hồn hơn mọi lời nói.
Đức Thánh Cha cho biết như sau:
Chuyến tông du Ba Lan của tôi trong tuần qua đã có một chân trời quốc tế, trong bối cảnh một thế giới được mời gọi trả lời cho thách đố của một cuộc chiến “từng mảnh” đe dọa nó. Và ở đây sự thinh lặng lớn lao của cuộc viếng thăm tại Auschwitz-Birkenau đã hùng hồn hơn mọi lời nói. Trong sự thinh lặng đó tôi đã lắng nghe, tôi đã cảm nhận được sự hiện diện của tất cả các linh hồn đã đi qua đây; tôi đã cảm nhận được sự cảm thương và lòng từ bi của Thiên Chúa, mà vài linh hồn thánh thiện đã biết đem vào cả trong vực thẳm chết chóc ấy.
Trong sự thinh lặng lớn lao ấy tôi đã cầu nguyện cho tất cả mọi nạn nhân của bạo lực và chiến tranh. Và tại đó, tôi đã hiểu hơn bao giờ hết giá trị của ký ức, không phải chỉ như là kỷ niệm các biến cố quá khứ, nhưng còn như là lời cảnh cáo và trách nhiệm cho ngày nay và ngày mai nữa, để cho hạt giống của thù hận và bạo lực không đâm rễ trong các luống cầy của lịch sử. Trong ký ức này của các cuộc chiến và biết bao nhiêu vết thương, biết bao nhiêu khổ đau đã sống, cũng có biết bao nhiêu người nam nữ ngày nay, đau khổ vì chiến tranh, biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta.
Khi nhìn vào sự tàn ác ấy, trong trại tập trung này tôi đã lập tức nghĩ tới sự tàn ác của ngày nay, chúng giống nhau: không tập trung vào một chỗ như thế, nhưng tại khắp nơi trên thế giới: thế giới này bị bệnh tàn ác, khổ đau, chiến tranh, thù hận, buồn sầu. Và chính vì vậy mà tôi luôn luôn xin anh chị em cầu nguyện: Xin Chúa ban hoà bình cho chúng ta!
6. Nguồn gốc Lễ Mẹ hồn xác lên trời
Thứ Hai 15 tháng 8 Giáo Hội mừng kính Lễ Mẹ hồn xác lên trời. Đây là lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức Mẹ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội. Toàn thể ở đây được hiểu như là bao trùm cả Giáo Hội Đông phương, Công Giáo lẫn Chính Thống giáo. Truyền thống của Giáo Hội Đông phương dành 15 ngày đầu tháng 8 để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn.
Trong những thế kỷ đầu, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được gọi là lễ Đức Mẹ an giấc. Ngày lễ đã được mặc cho tất cả sự trang trọng kể từ năm 1950 khi Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII định tín việc Đức Mẹ được cất nhắc về trời cả hồn lẫn xác. Với tín điều này, Giáo Hội chỉ công bố long trọng một chân lý vốn đã được các tín hữu Kitô tin từ ngàn xưa tôn kính. Chân lý đó là : “Thân xác của Người phụ nữ đã trao ban thể xác cho Con Thiên Chúa đã không phải chịu định luật của sự thối rữa”.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời không những là lễ cổ xưa nhất về Đức Mẹ. Nhưng ngày 15-8 hằng năm còn có một ý nghĩa rất đặc biệt. Đa số ngày tháng của các ngày lễ trong Kitô giáo đều bắt nguồn từ những ngày lễ ngoại giáo. Lễ Giáng sinh chẳng hạn, không gì khác hơn là lễ của thần mặt trời của đế quốc La-mã được rửa tội lại theo Kitô giáo mà thôi.
Đây không phải là trường hợp của Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đế quốc La-mã vốn dành ngày đầu tháng tám để tôn vinh hoàng đế. Trong khi đó lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được cử hành vào ngày 15-8. Như vậy lý do chọn ngày 15-8 để cử hành lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời không bắt nguồn từ đế quốc La-mã, mà từ chính Giêrusalem cổ.
Trước thời hoàng đế Constantinope, trong ngày này đã diễn ra một cuộc lễ trong nhà thờ trên núi cây dầu tại Jerusalem. Truyền thống đã gọi lễ này là lễ Đức Mẹ an giấc.
Trong đế quốc La-mã ngoại đạo, không có bất cứ nguồn gốc nào về ngày lễ này đã đành, mà kể từ đó về sau cũng chẳng có đế quốc nào xóa bỏ hay thay thế được lễ này. Những cố gắng vô ích của một hoàng đế Napoléon của Pháp là một bằng chứng.
Ngày 15-6-1769 tại Ajaccio đảo Corse chào đời một đứa bé mà cha mẹ đã đặt tên cho một tên thánh hiếm có là Napoléon. Nếu ngày 15-8-1637 vua Louis XIII đã ban hành một sắc lệnh để đặt toàn nước Pháp dưới sự che chở của Mẹ Maria thì nawm1806 sau khi đã đăng quang làm hoàng đế của nước Pháp và khắp Âu Châu. Napoléon tước đoạt mọi danh dự dành cho Mẹ Thiên Chúa, để biến thành một ngày lễ dành riêng cho ông.
Sinh trùng vào ngày 15-8, Napoléon bắt toàn dân nhớ đến ngày sinh của ông là điều dễ hiểu, là ngày được cha mẹ đặt tên cho là Napoléon. Ông đã cố lục lọi trong danh sách các thánh trong Giáo Hội tìm cho bằng được một vị thánh có tên là Napoléon.
Với sự đồng ý của một vị giám mục cung đình, ông đã tìm được mục danh sách các vị tử đạo Rôma, trong đó có một vị tên là Néopoli. Không rõ do những lèo lái như thế nào mà cuối cùng cả triều đình của ông đều đồng thanh nhận á thánh Néopoli với tên gọi Napoléon của ông. Vậy là ngày 15-8 không những là ngày sinh nhật của ông mà còn là ngày lễ bổn mạng của ông nữa.
Danh dự đã dành cho Mẹ Thiên Chúa được ông hoàng đế này đương nhiên chiếm đoạt. Tại Rooma, Đức Giáo Hoàng Piô VII tuyên bố rằng : “Việc quyền bính thế tục thay thế việc tôn kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời bằng việc tôn kính một vị thánh không có tên trong lịch Phụng vụ là điều không thể chấp nhận được”.
Đây là một hành động xen lấn không thể dung thứ và chấp nhận được, không thể lấy thế quyền thay cho thần quyền. Nhưng vì những hành động của bạo chúa Napoléon quá tàn nhẫn, cho nên bức kháng thư đã không được công bố. Tột cùng hành động ngang ngược của Napoléon là ra lệnh đưa Đức Giáo Hoàng về giam giữ tại Fontainebleau bên Pháp.
Dĩ nhiên, rồi cuối cùng Trái Tim Mẹ vẫn thắng, sự cáo chung của đế quốc do Napoléon dựng nên cũng chấm dứt việc chiếm đoạt danh dự dành cho Mẹ Maria. Vị thánh Napoléon được Napoléon tự phong cũng tự ý rút lui để trả ngày 15-8 lại cho Mẹ Thiên Chúa. Điều kỳ diệu mà Mẹ Maria đã thực hiện là việc tôn kính vị thánh Napoleon do những kẻ dua nịnh bịa đặt ra hơn là đòi hỏi của lịch sử đã để lại một hậu quả không lường được. Đó là kể từ ngày đó 15-8 hằng năm đã biến thành một ngày lễ buộc trên toàn nước Pháp.
Trên đây là một trong những vị dụ cho thấy những sự vụng về kỳ lạ của lịch sử, qua đó người ta thấy được sự hiện diện kín đáo nhưng vô cùng hữu hiệu của Mẹ Thiên Chúa. Kẻ quyền thế muốn tước đoạt danh dự của Mẹ Maria đã bị hạ xuống khỏi tòa cao, như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat.
Ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nước Pháp vẫn tiếp tục đóng cửa nghỉ ngày 15-8 để tôn vinh Mẹ Maria. Danh vọng hão huyền mà một hoàng đế Napoléon đeo đuổi bằng cách hạ bệ Mẹ Thiên Chúa đã không kéo dài quá tám năm. Kể từ tháng 3-1814 sau khi hoàng đế Napoléon thoái vị và bị đày ra đảo Sante Hélène để sống những ngày còn lại của ông. Trong ăn năn sám hối, tên tuổi của ông vẫn được tiếp tục nhắc đến như một thiên tài cũng có, mà như một kẻ ngông cuồng thì nhiều hơn.
Trong khi đó Mẹ Maria vẫn tiếp tục ngự trị trong lòng người dân Âu châu, mặc dù họ có muốn tục hóa đến đâu đi nữa, thì trong lịch sử hàng năm của họ vẫn còn những dấu ấn không bao giờ tàn phai của Mẹ Thiên Chúa. Mãi mãi như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat : “Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc”.
Thế giới ngày nay được mời gọi trả lời cho thách đố của một cuộc chiến “từng mảnh” đang đe dọa nó. Thế giới cần có tình huynh đệ, cần có sự gần gũi, cần có đối thoại, cần có tình bằng hữu. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là dấu chỉ của niềm hy vọng vì nó là kinh nghiệm sống của tình huynh đệ vô biên giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 8,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư mùng 3 tháng 8. Buổi tiếp kiến đã được tổ chức bên trong đại thính đường vì trời hè Roma quá nóng. Tuy nhiên, cũng đã có hàng ngàn tín hữu khác theo dõi buổi gặp gỡ trên màn truyền hình ở quảng trường thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy bắt đầu với giới trẻ, là lý do đầu tiên của chuyến viếng thăm này. Một lần nữa họ đã đáp trả lại lời kêu mời: họ đã đến từ khắp nơi trên thế giới, vài người còn đang ở đây. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một lễ hội của mầu sắc, của các gương mặt, tiếng nói và lịch sử khác nhau. Tôi không biết họ làm thế nào: họ nói các thứ tiếng khác nhau, nhưng lại hiểu nhau! Bởi vì họ có ý chí cùng đi với nhau, làm các chiếc cầu, của tình huynh đệ. Họ cũng đã đến với các vết thương, các thắc mắc của họ, và nhất là với niềm vui gặp gỡ; và một lần nữa họ đã làm thành một bức khảm đá mầu của tình huynh đệ. Có thể nói tới một bức khảm đá mầu của tình huynh đệ.
Một hình ảnh biểu tượng của các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là rừng cờ muôn mầu mà người trẻ phất lên: thật thế, trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ các quốc kỳ trở thành xinh đẹp hơn, chúng như “được thanh tẩy”, và các các lá cờ của các quốc gia đang xung khắc cũng phất phới bên nhau. Và điều này thật là đẹp. Ở đây cũng có nhiều cờ. Xin anh chị em hãy cho mọi người trông thấy chúng.
Như thế, trong cuộc gặp gỡ năm thánh vĩ đại này của họ người trẻ thế giới đã tiếp nhận sứ điệp của Lòng Thương Xót, để mang nó tới khắp nơi với các việc làm tinh thần và thể xác. Tôi xin cám ơn tất cả mọi bạn trẻ đã tới Cracovia! Và tôi xin cám ơn các bạn trẻ từ khắp mọi miền trên trái đất đã hiệp nhất với chúng tôi. Bởi vì tại biết bao nhiêu quốc gia đã có các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ nối liền với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia. Ước chi món quà mà các bạn đã nhận lãnh trở thành câu trả lời thường ngày cho tiếng gọi của Thiên Chúa. Tôi xin gửi một kỷ niệm tràn đầy thương mến tới chị Susanna, một thiếu nữ thuộc giáo phận Roma đã qua đời tại Vienne sau khi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Xin Thiên Chúa, là Đấng chắc chắn đã đón nhận chị vào quê Trời, an ủi các thân nhân và bạn bè chị.
Tôi cũng xin cám ơn các bạn trẻ thiện nguyện, trong vòng hơn một năm trời đã làm việc cho biến cố này; cũng như giới truyền thông, những người làm việc trong ngành truyền thông: Xin hết lòng cám ơn anh chị em đã khiến cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được trông thấy trên toàn thế giới. Và ở đây tôi không thể quên chị Anna Maria Jacobini, một nhà bào Ý đã bất thình lình qua đời bên đó. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho chị: chị đã qua đời trong khi phục vụ.
2. Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 3h chiều ngày 4 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng để đến đến hành hương tại Porziuncola, là ngôi thánh đường nhỏ ở bên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ các Thiên Thần của các cha dòng Phanxicô gần Assisi.
Cuộc hành hương diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 800 năm ơn Tha Thứ tại Assisi. Năm 1216, trong một thị kiến, thánh Phanxicô được chính Chúa Giêsu ban ơn toàn xá. Ngài đã xin và được Đức Thánh Cha Ônôriô III phê chuẩn ơn toàn xá đặc biệt cho người dân vùng Assisi trong năm đó.
Lúc 3:40, Đức Thánh Cha đến Assisi và lúc quá 4h ngài đã trình bày diễn từ sau trước các Giám Mục miền Umbria và đông đảo các tín hữu.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, trước hết, tôi muốn nhắc nhớ lại những lời, mà theo một truyền thống cổ kính, Thánh Phanxicô đã nói ở chính nơi này trước sự hiện diện của tất cả các dân làng và các giám mục: “Tôi muốn gửi tất cả các bạn lên thiên đàng!”. Còn điều gì tốt hơn mà những người dân nghèo vùng Assisi có thể kêu xin, nếu không phải là ân sủng của sự cứu rỗi, sự sống đời đời và niềm vui bất tận, mà Chúa Giêsu đã giành được cho chúng ta qua cái chết và sự phục sinh của Ngài?
Bên cạnh đó, thiên đường là gì nếu không phải là mầu nhiệm tình yêu mãi mãi liên kết chúng ta với Thiên Chúa, để chiêm ngưỡng Ngài đến muôn đời? Giáo Hội luôn tuyên xưng điều này bằng cách thể hiện niềm tin của mình nơi sự hiệp thông với các thánh. Chúng ta không bao giờ cô đơn trong đời sống đức tin; chúng ta sống đức tin trong sự hiệp thông với tất cả các thánh và những người thân yêu của chúng ta đã thực hành niềm tin với niềm hân hoan đơn sơ và làm chứng cho niềm tin ấy qua cuộc sống của họ. Có một mối liên kết, tuy vô hình nhưng không vì thế mà kém phần hiện thực, làm cho chúng ta, qua phép rửa, trở nên “một thân thể” duy nhất được di chuyển bởi “một Thần Khí” (Eph 4: 4). Khi Thánh Phanxicô xin Đức Thánh Cha Honorius III ban ơn toàn xá cho tất cả những ai đến thăm Porziuncula, có lẽ ngài đang suy nghĩ đến những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14:2-3)
Sự tha thứ - ơn được thứ tha - chắc chắn là con đường trực tiếp của chúng ta để có một nơi ở trên trời. Ở đây, tại Porziuncola này, mọi thứ đều nói với chúng ta về sự tha thứ! Thật là một ân sủng tuyệt vời Chúa đã ban cho chúng ta khi Ngài dạy chúng ta tha thứ và qua đó chạm vào lòng thương xót của Cha! Chúng ta vừa nghe dụ ngôn Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ (x Mt 18: 21-35). Tại sao chúng ta phải tha thứ cho một người đã xúc phạm chúng ta? Bởi vì chúng ta đã được tha thứ trước tiên, và quá nhiều. Dụ ngôn nói chính xác điều này: như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng nên tha thứ cho những người làm hại chúng ta. Kinh Lạy Cha, mà Chúa Giêsu dạy chúng ta, cũng nói như thế: “Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6:12). Các khoản nợ là tội lỗi của chúng ta trước mặt Chúa, và những kẻ có nợ chúng ta là những người mà, về phần chúng ta, phải tha thứ cho họ.
Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành người tôi tớ trong dụ ngôn là người mắc nợ chủ quá nhiều đến mức vô phương có thể trả được nợ. Khi chúng ta quỳ trước linh mục giải tội, chúng ta làm chính xác những gì người tôi tớ ấy đã làm. Chúng ta nói, “Lạy Chúa, xin kiên nhẫn với con.” Chúng ta nhận thức ra nhiều lỗi lầm của chúng ta và cũng nhận thức được một thực tế là chúng ta thường rơi trở lại vào cùng những tội như trước. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi ban ơn tha thứ của Ngài mỗi lần chúng ta cầu xin. Sự thứ tha của Ngài là một sự tha thứ đầy đủ và hoàn chỉnh, bảo đảm với chúng ta rằng, thậm chí nếu chúng ta rơi trở lại vào cùng những tội lỗi như trước, Ngài luôn có lòng thương xót và không bao giờ ngừng yêu thương chúng ta. Giống như những người chủ trong dụ ngôn, Chúa cảm thấy trắc ẩn, một tổng hợp của lòng thương xót và tình yêu; đó là cách Tin Mừng mô tả lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta. Cha của chúng ta trắc ẩn bất cứ khi nào chúng ta sám hối, và Ngài đưa chúng ta về nhà với con tim thanh thản và bình an. Ngài nói với chúng ta rằng tất cả đều đã được đền bù và tha thứ. Sự tha thứ của Thiên Chúa không có giới hạn; lớn hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể tưởng tượng ra và được ban cho tất cả những ai nhận thức được trong trái tim họ là họ đã làm sai và mong muốn quay trở lại với Ngài. Thiên Chúa tìm kiếm những tâm hồn mong chờ ơn tha thứ.
Chẳng may là vấn đề xảy ra bất cứ khi nào chúng ta phải đối phó với một người anh em hay chị em đã xúc phạm đến chúng ta một chút. Phản ứng này được mô tả trong dụ ngôn một cách hoàn hảo: “Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’” (Mt 18:28). Ở đây chúng ta chứng kiến tất cả bi hài kịch trong các mối quan hệ của con người. Khi chúng ta đang mắc nợ người khác, chúng ta trông chờ lòng thương xót; nhưng khi những người khác mích lòng chúng ta, chúng ta kêu đòi công lý! Đây là một phản ứng không xứng đáng với các môn đệ của Chúa Kitô, cũng không phải là dấu chỉ của một phong cách Kitô trong cuộc sống. Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và phải làm như thế vô tận: “Thầy không nói phải tha thứ đến bảy lần, nhưng bảy mươi lần bảy” (câu 22).. Những gì Chúa Giêsu ban cho chúng ta là tình yêu của Chúa Cha, chứ không phải là công lý mà chúng ta kêu đòi. Chỉ tin tưởng vào công lý mà thôi thì không phải là dấu chỉ cho thấy chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô, là những người đã nhận được lòng thương xót dưới chân thập giá hoàn toàn nhờ vào tình yêu của Chúa Con với Chúa Cha. Chúng ta đừng quên câu nói nghiêm khắc vào cuối dụ ngôn: “Vì vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (câu 35)..
Anh chị em thân mến,
Sự tha thứ mà Thánh Phanxicô biến mình thành một “máng chuyển” ở đây, tại Porziuncola này, tiếp tục “mang lại thiên đường” cho chúng ta cả sau tám thế kỷ. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, điều trở thành rõ ràng hơn bao giờ hết là con đường của sự tha thứ đích thực có thể canh tân Giáo Hội và thế giới. Mang đến cho thế giới ngày nay những chứng tá của lòng thương xót là một nhiệm vụ không ai trong chúng ta có thể cảm thấy được miễn trừ. Thế giới cần sự tha thứ khi quá nhiều người đang bị lôi cuốn vào những bến bờ oán giận và hận thù, bởi vì họ không có khả năng thứ tha. Họ hủy hoại cuộc sống riêng của mình và cuộc sống của những xung quanh họ hơn là tìm kiếm niềm vui của sự thanh thản và bình an. Chúng ta hãy xin Thánh Phanxicô cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, để chúng ta có thể luôn luôn là dấu chỉ khiêm tốn của sự tha thứ và là máng chuyển của lòng thương xót.
3. Câu chuyện Món Quà Vô Giá
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Người Italia có một câu chuyện dân gian như sau:
Một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt nhiên, bà không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô đó là một thánh giá được bọc thạch cao.
Cô gái nhận lấy món quà nhưng lòng cô đầy cay đắng buồn phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.
Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay đắng, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường và ném tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh...
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà... Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa không bao giờ muốn điều dữ cho chúng ta. Tất cả mọi sự xảy đến cho chúng ta đều nhằm dẫn đưa chúng ta đến nguồn hạnh phúc cao cả hơn.
4. Cái nhìn của Đức Mẹ tại Częstochowa
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trình bày những cảm nhận của ngài về chuyến kính viếng đền thánh Đức Mẹ Częstochowa, Đức Thánh Cha nói: Trước ảnh Đức Mẹ, tôi đã nhận được món quà là cái nhìn của Mẹ, một cách đặc biệt là Mẹ của dân tộc Ba Lan, của quốc gia cao quý này là quốc gia đã đau khổ biết bao, nhưng đã luôn luôn đứng dậy với sức mạnh của đức tin và bàn tay hiền mẫu của Mẹ. Tôi đã chào vài tín hữu Ba Lan ở đây. Anh chị em giỏi lắm. Anh chị em thật giỏi!
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ : Ở đó dưới cái nhìn của Mẹ người ta hiểu được ý nghĩa tinh thần trong lịch sử của dân tộc này, một lịch sử gắn liền với với Thập Giá một cách bất khả phân ly. Ở đó người ta sờ mó được với đôi bàn tay đức tin của dân tộc thánh thiện trung thành với Thiên Chúa, và duy trì niềm hy vọng qua các thử thách và cũng giữ gìn được sự khôn ngoan là thế quân bình giữa truyền thống và việc canh tân, giữa ký ức và tương lai. Và Ba Lan ngày nay nhắc nhớ cho toàn Âu châu biết rằng không thể có tương lai cho lục địa này, nếu không có các giá trị xây nền của nó, là các giá trị có trọng tâm là quan niệm kitô về con người. Trong số các giá trị đó có lòng thương xót, mà có hai người con của đất nước Ba Lan là các tông đồ đặc biệt: đó là thánh nữ Faustina Kowalska và thánh Gioan Phaolô II.
5. Sự thinh lặng lớn lao có thể còn hùng hồn hơn mọi lời nói
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, sự thinh lặng lớn lao trong cuộc viếng thăm của ngài tại Auschwitz-Birkenau hùng hồn hơn mọi lời nói.
Đức Thánh Cha cho biết như sau:
Chuyến tông du Ba Lan của tôi trong tuần qua đã có một chân trời quốc tế, trong bối cảnh một thế giới được mời gọi trả lời cho thách đố của một cuộc chiến “từng mảnh” đe dọa nó. Và ở đây sự thinh lặng lớn lao của cuộc viếng thăm tại Auschwitz-Birkenau đã hùng hồn hơn mọi lời nói. Trong sự thinh lặng đó tôi đã lắng nghe, tôi đã cảm nhận được sự hiện diện của tất cả các linh hồn đã đi qua đây; tôi đã cảm nhận được sự cảm thương và lòng từ bi của Thiên Chúa, mà vài linh hồn thánh thiện đã biết đem vào cả trong vực thẳm chết chóc ấy.
Trong sự thinh lặng lớn lao ấy tôi đã cầu nguyện cho tất cả mọi nạn nhân của bạo lực và chiến tranh. Và tại đó, tôi đã hiểu hơn bao giờ hết giá trị của ký ức, không phải chỉ như là kỷ niệm các biến cố quá khứ, nhưng còn như là lời cảnh cáo và trách nhiệm cho ngày nay và ngày mai nữa, để cho hạt giống của thù hận và bạo lực không đâm rễ trong các luống cầy của lịch sử. Trong ký ức này của các cuộc chiến và biết bao nhiêu vết thương, biết bao nhiêu khổ đau đã sống, cũng có biết bao nhiêu người nam nữ ngày nay, đau khổ vì chiến tranh, biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta.
Khi nhìn vào sự tàn ác ấy, trong trại tập trung này tôi đã lập tức nghĩ tới sự tàn ác của ngày nay, chúng giống nhau: không tập trung vào một chỗ như thế, nhưng tại khắp nơi trên thế giới: thế giới này bị bệnh tàn ác, khổ đau, chiến tranh, thù hận, buồn sầu. Và chính vì vậy mà tôi luôn luôn xin anh chị em cầu nguyện: Xin Chúa ban hoà bình cho chúng ta!
6. Nguồn gốc Lễ Mẹ hồn xác lên trời
Thứ Hai 15 tháng 8 Giáo Hội mừng kính Lễ Mẹ hồn xác lên trời. Đây là lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức Mẹ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội. Toàn thể ở đây được hiểu như là bao trùm cả Giáo Hội Đông phương, Công Giáo lẫn Chính Thống giáo. Truyền thống của Giáo Hội Đông phương dành 15 ngày đầu tháng 8 để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn.
Trong những thế kỷ đầu, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được gọi là lễ Đức Mẹ an giấc. Ngày lễ đã được mặc cho tất cả sự trang trọng kể từ năm 1950 khi Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII định tín việc Đức Mẹ được cất nhắc về trời cả hồn lẫn xác. Với tín điều này, Giáo Hội chỉ công bố long trọng một chân lý vốn đã được các tín hữu Kitô tin từ ngàn xưa tôn kính. Chân lý đó là : “Thân xác của Người phụ nữ đã trao ban thể xác cho Con Thiên Chúa đã không phải chịu định luật của sự thối rữa”.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời không những là lễ cổ xưa nhất về Đức Mẹ. Nhưng ngày 15-8 hằng năm còn có một ý nghĩa rất đặc biệt. Đa số ngày tháng của các ngày lễ trong Kitô giáo đều bắt nguồn từ những ngày lễ ngoại giáo. Lễ Giáng sinh chẳng hạn, không gì khác hơn là lễ của thần mặt trời của đế quốc La-mã được rửa tội lại theo Kitô giáo mà thôi.
Đây không phải là trường hợp của Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đế quốc La-mã vốn dành ngày đầu tháng tám để tôn vinh hoàng đế. Trong khi đó lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được cử hành vào ngày 15-8. Như vậy lý do chọn ngày 15-8 để cử hành lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời không bắt nguồn từ đế quốc La-mã, mà từ chính Giêrusalem cổ.
Trước thời hoàng đế Constantinope, trong ngày này đã diễn ra một cuộc lễ trong nhà thờ trên núi cây dầu tại Jerusalem. Truyền thống đã gọi lễ này là lễ Đức Mẹ an giấc.
Trong đế quốc La-mã ngoại đạo, không có bất cứ nguồn gốc nào về ngày lễ này đã đành, mà kể từ đó về sau cũng chẳng có đế quốc nào xóa bỏ hay thay thế được lễ này. Những cố gắng vô ích của một hoàng đế Napoléon của Pháp là một bằng chứng.
Ngày 15-6-1769 tại Ajaccio đảo Corse chào đời một đứa bé mà cha mẹ đã đặt tên cho một tên thánh hiếm có là Napoléon. Nếu ngày 15-8-1637 vua Louis XIII đã ban hành một sắc lệnh để đặt toàn nước Pháp dưới sự che chở của Mẹ Maria thì nawm1806 sau khi đã đăng quang làm hoàng đế của nước Pháp và khắp Âu Châu. Napoléon tước đoạt mọi danh dự dành cho Mẹ Thiên Chúa, để biến thành một ngày lễ dành riêng cho ông.
Sinh trùng vào ngày 15-8, Napoléon bắt toàn dân nhớ đến ngày sinh của ông là điều dễ hiểu, là ngày được cha mẹ đặt tên cho là Napoléon. Ông đã cố lục lọi trong danh sách các thánh trong Giáo Hội tìm cho bằng được một vị thánh có tên là Napoléon.
Với sự đồng ý của một vị giám mục cung đình, ông đã tìm được mục danh sách các vị tử đạo Rôma, trong đó có một vị tên là Néopoli. Không rõ do những lèo lái như thế nào mà cuối cùng cả triều đình của ông đều đồng thanh nhận á thánh Néopoli với tên gọi Napoléon của ông. Vậy là ngày 15-8 không những là ngày sinh nhật của ông mà còn là ngày lễ bổn mạng của ông nữa.
Danh dự đã dành cho Mẹ Thiên Chúa được ông hoàng đế này đương nhiên chiếm đoạt. Tại Rooma, Đức Giáo Hoàng Piô VII tuyên bố rằng : “Việc quyền bính thế tục thay thế việc tôn kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời bằng việc tôn kính một vị thánh không có tên trong lịch Phụng vụ là điều không thể chấp nhận được”.
Đây là một hành động xen lấn không thể dung thứ và chấp nhận được, không thể lấy thế quyền thay cho thần quyền. Nhưng vì những hành động của bạo chúa Napoléon quá tàn nhẫn, cho nên bức kháng thư đã không được công bố. Tột cùng hành động ngang ngược của Napoléon là ra lệnh đưa Đức Giáo Hoàng về giam giữ tại Fontainebleau bên Pháp.
Dĩ nhiên, rồi cuối cùng Trái Tim Mẹ vẫn thắng, sự cáo chung của đế quốc do Napoléon dựng nên cũng chấm dứt việc chiếm đoạt danh dự dành cho Mẹ Maria. Vị thánh Napoléon được Napoléon tự phong cũng tự ý rút lui để trả ngày 15-8 lại cho Mẹ Thiên Chúa. Điều kỳ diệu mà Mẹ Maria đã thực hiện là việc tôn kính vị thánh Napoleon do những kẻ dua nịnh bịa đặt ra hơn là đòi hỏi của lịch sử đã để lại một hậu quả không lường được. Đó là kể từ ngày đó 15-8 hằng năm đã biến thành một ngày lễ buộc trên toàn nước Pháp.
Trên đây là một trong những vị dụ cho thấy những sự vụng về kỳ lạ của lịch sử, qua đó người ta thấy được sự hiện diện kín đáo nhưng vô cùng hữu hiệu của Mẹ Thiên Chúa. Kẻ quyền thế muốn tước đoạt danh dự của Mẹ Maria đã bị hạ xuống khỏi tòa cao, như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat.
Ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nước Pháp vẫn tiếp tục đóng cửa nghỉ ngày 15-8 để tôn vinh Mẹ Maria. Danh vọng hão huyền mà một hoàng đế Napoléon đeo đuổi bằng cách hạ bệ Mẹ Thiên Chúa đã không kéo dài quá tám năm. Kể từ tháng 3-1814 sau khi hoàng đế Napoléon thoái vị và bị đày ra đảo Sante Hélène để sống những ngày còn lại của ông. Trong ăn năn sám hối, tên tuổi của ông vẫn được tiếp tục nhắc đến như một thiên tài cũng có, mà như một kẻ ngông cuồng thì nhiều hơn.
Trong khi đó Mẹ Maria vẫn tiếp tục ngự trị trong lòng người dân Âu châu, mặc dù họ có muốn tục hóa đến đâu đi nữa, thì trong lịch sử hàng năm của họ vẫn còn những dấu ấn không bao giờ tàn phai của Mẹ Thiên Chúa. Mãi mãi như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat : “Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc”.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN