Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 27/07– 03/08/2016: Chứng tá của Natalia về Lòng Thương Xót Chúa</b>
03/08/2016 12:00:00 SA
1. Sự ác không kết thúc ở Auschwitz
Chiều tối thứ Sáu 29/7, Đức Thánh Cha đã xuất hiện ở cửa sổ của Tòa Tổng Giám mục Krakow để chào các tín hữu đang tụ họp trong quảng trường đối diện. Ngài đã chia sẻ các hoạt động của ngài trong ngày.
Đức Thánh Cha gọi ngày thứ sáu là ngày của đau thương, ngài nói: “Thứ sáu, là ngày chúng ta ghi nhớ sự chết của Chúa Giêsu và chúng ta đã cùng với các bạn trẻ ngắm Đàng Thánh giá - đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu cho tất cả chúng ta”. Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ: “Chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu đau khổ, nhưng không chỉ với Chúa Giêsu của 2000 năm trước đây, nhưng của ngày hôm nay. Có rất nhiều, rất nhiều người đang đau khổ: các bịnh nhân, những người sống trong chiến tranh, những người không nhà không cửa, người đói khát, những người nghi ngờ trong cuộc sống, người không cảm thấy hạnh phúc hay đang chịu gáng nặng của tội lỗi…”
Đức Phanxicô cũng kể về cuộc viếng thăm tại bịnh viện nhi đồng và chia sẻ là Chúa Giêsu cũng đang đau khổ trong các trẻ em đau bịnh này. Câu hỏi “tại sao các trẻ nhỏ phải đau khổ” luôn chất vấn ngài. Ngài nói: “Đó là một mầu nhiệm và không có câu trả lời cho những câu hỏi như thế…”. Nhắc lại các cuộc thăm viếng trại tập trung Auschwitz-Birkenau vào ban sáng, ngài nói có quá nhiều đau thương, tàn ác; làm sao mà chúng ta, những con người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa, có thể làm những điều như thế?
Đức Thánh Cha khẳng định: Sự ác không kết thúc ở Auschwitz, ở Birkenau. Ngay cả hôm nay, khi chúng ta hành hạ con người, những tù nhân bị tra tấn ngay lập tức để họ phải cung khai. Thật là khủng khiếp! Ngày nay vẫn còn sự độc ác này. Chúng ta nói, vâng, ở đó chúng tôi đã thấy sự độc ác của cách đây hơn 70 năm. Họ đạ bị bắn, bị treo cổ, bị chết ngạt… thế nào. Nhưng hôm nay nhiều nơi trên thế giới, những nơi đang chiến tranh, cũng xảy ra giống như vậy!
Đức Thánh Cha tiếp tục chia sẻ: Trong thực tế này, Chúa Giêsu đã đến mang chúng ta trên đôi vai của Ngài. Ngài xin chúng ta cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những Giêsu của ngày nay trên thế giới: người đói khát, người nghi ngờ, người bịnh tật cô đơn, những người mang gánh nặng của nghi ngờ và tội lỗi, những người đang rất đau khổ… Chúng ta hãy cầu nguyện cho rất nhiều trẻ em đau bịnh, những người vô tội phải mang vác Thánh giá ngày từ khi còn thơ bé. Và chúng ta cầu cho rất nhiều người nam nữ ngày nay bị hành hạ tra tấn tại các quốc gia trên thế giới, cầu cho các tù nhân đang sống chồng chất trong các nhà tù như các con vật.
Đức Thánh Cha kết luận: “Mỗi người ở đây là một tội nhân. Tất cả chúng ta đều có gánh nặng của tội lỗi chúng ta.
Đức Thánh Cha hỏi: Ở đây, ai là người không có tội, xin giơ tay lên!
Nhưng Thiên Chúa yêu chúng ta: Người yêu chúng ta! Hãy cùng nhau cầu nguyện cho những người này, những người ngày nay đang đau khổ trên thế giới có quá nhiều, quá nhiều sự xấu. Và khi có nước mắt, em bé tìm kiếm mẹ của mình. Ngay cả chúng ta các tội nhân, chúng ta là những em bé, chúng ta tìm đến mẹ của chúng ta và cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ của chúng ta, mỗi người bằng ngôn ngữ của mình”.
Mọi người đọc kinh Kính mừng bằng tiếng của mình và Đức Thánh Cha ban phép lành cho tất cả. Sau cùng, Đức Thánh Cha chúc mọi người ngủ ngon, xin cầu nguyện cho ngài và hẹn tiếp tục một ngày Giới trẻ tốt đẹp ngày mai. Ngài cám ơn mọi người.
2. Chứng tá của Natalia về Lòng Thương Xót Chúa
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong buổi canh thức tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Krakow, Ba Lan, sau khi theo dõi các vũ điệu Ba Lê với 5 tiểu đề: niềm tin cho người nghi ngờ, niềm hy vọng cho người nản chí, tình yêu cho người dửng dưng lãnh đạm, sự tha thứ cho người đã làm sự ác, niềm vui cho những người sầu muộn; các bạn trẻ thế giới đã nghe ba chứng từ.
Trong phần sau, Như Ý xin giới thiệu chứng từ thứ nhất của cô Natalia, người Ba Lan.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hồi năm 2012, cô Natalia là chủ bút của một tạp chí về thời trang ở Lodz, thành phố lớn thứ 3 của Ba Lan. Cô thành công trong nghề nghiệp, quen biết nhiều bạn đẹp trai, trải qua hết lễ này đến lễ khác, ăn chơi thoải mái và coi đó như ý nghĩa cuộc đời. Cho đến một hôm ngày 15-4-2012, cô tỉnh dậy với nỗi lo lắng băn khoăn vì lối sống của mình không có gì là tốt đẹp. Natalia kể: Con hiểu rằng mình cần phải đi xưng tội ngay trong ngày hôm đó. Con không biết rõ phải xưng tội phải phép như thế nào. Con tìm trong trang mạng google từ “confessione, xưng tội”. Trong một bài, con đọc được câu này: Thiên Chúa đã chết vì yêu thương chúng ta. Con hiểu rõ hoàn toàn ý nghĩa câu đó.. Chúa đã chết vì tình yêu đối với con, Chúa muốn ban cho con sự sống trọn vẹn, trong khi con khép mình trong sự dửng dưng. Con vào bếp và hút một điếu thuốc.
Con thấy rõ tình trạng của con trong lúc đó và con bật khóc. Con lấy một tờ giấy và bắt đầu liệt kê các tội của con. Các tội ấy thật là rõ ràng trước mắt con, và con thấy mình đã phạm chống lại tất cả 10 giới răn. Con cảm thấy nhu cầu cấp thiết cần nói với một linh mục ngay. Con tìm trên Internet và thấy lúc 3 giờ chiều có giải tội ở Nhà thờ chính tòa. Con chạy lại đó, tâm hồn rất sợ sẽ bị linh mục nói với con rằng: Tội của con quá nặng, cha không thể làm gì cho con”. Dầu vậy, con cũng tìm được can đảm và đến xưng tội. Khi con vừa chấm dứt, vì linh mục nói: Đây thật là một sự xưng tội thật đẹp!. Con không hiểu vị linh mục muốn ám chỉ điều gì, trong những điều con xưng thú chẳng có gì là đẹp cả!
Cha giải tội hỏi con: “Con có biết hôm nay là ngày gì không? Là Chúa Nhật lòng thương xót. Con có biết mấy giờ rồi không? Là đúng 3 giờ chiều, giờ của lòng thương xót. Con có biết con đang ở đâu không? Ở nhà thờ chính tòa, nơi mà thánh nữ Faustina Kowalska vẫn cầu nguyện hằng ngày khi người sống tại thành phố Lodz này. Bấy giờ Chúa hiện ra với thánh nữ và nói là Ngài muốn tha thứ trong ngày ấy tất cả các tội lỗi, dù nặng nề đến đây đi nữa. Các tội của con đã được tha, con đừng để chúng trở lại trong đầu óc con nữa. Hãy bứng chúng khỏi đầu con”. Đó là những lời thật mạnh mẽ. Con đi xưng tội tưởng là mình sẽ đánh mất sự sống đời đời... Con bước ra khỏi nhà thờ như từ một bãi chiến trường trở về: rất mệt nhưng đồng thời con hết sức vui mừng, với một tâm tình chiến thắng và xác tín rằng chính Chúa Giêsu đang trở về nhà cùng với con”.
3. Ba từ ngữ quan trọng trong đời sống hôn nhân gia đình
Trong buổi nói chuyện với các bạn trẻ từ cửa sổ của Tòa Tổng Giám mục Krakow tối ngày 28 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắn nhủ các đôi vợ chồng trẻ hãy tế nhị, lịch sử với nhau, cám ơn và xin lỗi nhau.
Ngài nói bằng tiếng Tây Ban Nha: “Người ta nói với tôi là có nhiều người trong các bạn hiểu tiếng Tây Ban Nha, nên tôi sẽ nói bằng tiếng này. Họ cũng nói rằng hôm nay có một nhóm đông đảo ở quảng trường này là những đôi tân hôn, những đôi vợ chồng trẻ. Khi tôi gặp một người trẻ mới kết hôn, nam hay nữ, tôi nói với họ: “Đây là những người có can đảm!” lý do vì không dễ lập một gia đình, không dễ dấn thân cam kết trọn đời, cần phải có can đảm. Và tôi chúc mừng họ vì họ có can đảm như vậy.
Nhiều khi họ hỏi tôi làm sao để gia đình luôn tiến bước và vượt qua các khó khăn. Tôi gợi ý cho họ luôn sử dụng 3 từ, 3 lời diễn tả 3 thái độ, có thể giúp các bạn sống đời sống hôn nhân, vì trong đời sống này có những khó khăn. Hôn nhân là cái gì thật đẹp, thật là huy hoàng mà chúng ta cần phải bảo tồn. 3 từ đó là: xin vui lòng, cám ơn, xin lỗi.
- Xin vui lòng. Hãy luôn hỏi người bạn đường của mình - vợ hỏi chồng và chồng hỏi vợ: “Anh (em) nghĩ sao? Chúng ta là như thế nhé?”. Đừng bao giờ quên nói: xin vui lòng nhé!
- Lời thứ hai là cám ơn. Bao nhiêu lần người chồng phải nói với vợ: Cám ơn em! và bao nhiêu lần người vợ phải nói với chồng: “Cám ơn anh!” Clam ơn nhau, vì bí tích hôn phối được cả hai ban cho nhau. Và tương quan bí tích này được duy trì nhờ tâm tình biết ơn: “Cám ơn”.
- Lời thứ ba: xin lỗi! Đó là một lời rất khó nói lên. Trong hôn nhân - giữa vợ và chồng - luôn luôn có vài điều thông cảm thông, không hiểu nhau. Biết nhìn nhận điều đó và xin lỗi. Xin lỗi mưu ích nhiều.
Có nhiều gia đình trẻ, nhiều đôi vợ chồng mới cưới, những người khác sắp sửa cưới; các bạn hãy nhớ ba từ ấy, đã giúp đỡ rất nhiều trong đời sống hôn nhân: xin làm ơn, cám ơn, xin lỗi. Nào tất cả cùng nói to: xin làm ơn, cám ơn, xin lỗi.
Tốt lắm, tất cả những điều này rất đẹp! Thật là đẹp nói điều đó trong đời sống hôn nhân. Nhưng trong đời sống vợ chồng luôn có những vấn đề hoặc những tranh luận. Thường xảy ra là vợ chồng tranh luận với nhau, to tiếng, cãi lẫy và nhiều khi đĩa bay! Nhưng các bạn đừng sợ khi xảy ra như vậy. Tôi cho các bạn một lời khuyên: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Các bạn biết tại sao không? Vì chiến tranh lạnh ngày hôm sau rất nguy hiểm. Có thể có người nào trong các bạn hỏi: “Nhưng thưa cha, làm sao con có thể làm hòa được?”. Không cần phải nói, chỉ cần một cử chỉ [...] và an bình được tái lập. Khi có tình yêu thì một cử chỉ cũng dàn xếp được mọi sự.
Trước khi ban phép lành, tôi mời gọi các bạn hãy cầu nguyện cho tất cả các gia đình hiện diện nơi đây, cầu cho các đôi tân hôn, cho những người đã kết hôn từ lâu và biết điều mà tôi vừa nói với các bạn, và cầu cho những người sắp kết hôn. Chúng ta cùng nhau đọc một kinh Kính Mừng, mỗi người trong tiếng của mình.
Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha còn nói: “Các bạn hãy cầu nguyện cho tôi, thực vậy, hãy cầu nguyện cho tôi! Chúc các bạn ngủ ngon và nghỉ ngơi!
4. Đức Thánh Cha kính viếng Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Sáng thứ Bẩy, 30 tháng Bẩy, trong lúc các bạn trẻ Ba Lan và quốc tế đi bộ khoảng 15 cây số từ Krakow đến Cánh đồng Lòng Thương Xót, thì Đức Thánh Cha tiếp tục cuộc viếng thăm của ngài, bắt đầu là cuộc kính viếng Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Đức Thánh Cha đến nhà nguyện Thánh Nữ Faustina Kowalska, ở Lagiewniki, một khu vực của thành Krakow, cách tòa Tổng Giám Mục 6 cây số. Tại đây có tu viện của các nữ tu dòng Đức Mẹ Maria Thương Xót, nơi thánh nữ Faustina đã sống 5 năm quan trọng nhất với những mạc khải thần bí thánh nữ nhận được. Thánh Gioan Phaolô 2 đã 3 lần viếng thăm nơi này và Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đến đây một lần vào năm 2006.
Bên cạnh nhà nguyện cũ, một ngôi nhà thờ lớn hơn được xây dựng từ năm 1999 và được hoàn tất vào năm 2002, nằm ở quận Lagiewniki trên đường Faustyny. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ ba đến thăm đền thờ này. Mỗi năm hàng triệu khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới tấp nập đến kính viếng đền thánh này.
Tháng 3 năm 1981, trong khi cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Faustina tại nhà thờ này, bà Maureen Digan ở Massachusetts cho biết đã được lành bệnh. Digan đã bị chứng phù bạch huyết hàng mấy chục năm nay, và đã trải qua 10 lần giải phẩu và bị cắt cụt một chân. Digan nói rằng khi đang cầu nguyện tại ngôi mộ của sơ Faustina cơn đau liên tục của cô đã khỏi hẳn.
Khi trở về Mỹ, năm bác sĩ ở Boston nói rằng cô đã được chữa lành mà không thể giải thích được về mặt y khoa. Việc lành bệnh của Digan đã được Tòa Thánh tuyên bố là phép lạ vào năm 1992 và mở đường cho việc phong chân phước cho sơ Faustina Kowalska.
Ngày 17 Tháng Sáu 1997 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm và cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Faustina. Ngài công bố rằng đền thánh này là thủ đô kính Lòng Thương Xót Chúa.
Khi đến khu vực gần tu viện của các nữ tu dòng Đức Mẹ Thương Xót ở Lagienewki, Đức Thánh Cha đã được Nữ tu Bề trên Tổng quyền, cũng như Bề trên tu viện tiếp đón tại cửa nhà nguyện, trước sự hiện diện của 300 người trong đó có 80 trẻ nữ được nhà dòng trợ giúp. Tiến vào bên trong nhà nguyện Thánh Nữ Faustina, trước sự hiện diện của 150 nữ tu, Đức Thánh Cha cầu nguyện trước bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót và bên dưới bàn thờ tại đó mộ của thánh nữ Faustina. Bức ảnh được vẽ theo chính lời Chúa Giêsu yêu cầu thánh nữ trong lần hiện ra vào năm 1931 trong phòng của thánh nữ ở thành phố Plock. Do sự chỉ dẫn của thánh nữ Faustina, họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski ở Vilnius đã họa bức ảnh này lần đầu tiên vào năm 1934 bên dưới có ghi hàng chữ 'Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa'. Về sau nhiều bức ảnh khác cũng được vẽ ra theo bức ảnh này.
Từ nhà nguyện thánh nữ Faustina, Đức Thánh Cha tiến ra Đền Thánh mới kính Lòng Thương Xót của, chỉ cách đó 200 mét. Ngài đứng ở sân thượng trước thánh đường, chào thăm và chúc lành cho hàng ngàn tín hữu chờ đợi bên dưới, rồi chào thăm một số gia đình với những người con nhỏ bị bệnh tật, trước khi Bước qua Cửa Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Liền đó, Đức Thánh Cha đã ngồi giải tội cho 8 bạn trẻ được chọn theo 3 ngôn ngữ: Italia, Tây Ban Nha và Pháp.
Sau khi giải tội và quì cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, và chào thăm hàng ngàn tín hữu hiện diện trong thánh đường. Ngài cũng nhắn nhủ rằng: “Ngày hôm nay, Chúa muốn cho chúng ta cảm thấy sâu đậm hơn nữa lòng thương xót bao la của Ngài. Chúng ta đừng bao giờ lìa xa Chúa Giêsu! Cho dù chúng ta nghĩ tội lỗi và thiếu sót của chúng ta lớn lao nặng nề.. Chúng ta hãy lợi dụng ngày này để lãnh nhận lòng thương xót Chúa. Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ từ bi thương xót”.
5. Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cho 2 ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh Ba Lan.
Giã từ Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót lúc gần 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha đến Đền Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, chỉ cách đó 1 cây số. Đền thánh thứ hai này được Đức Hồng Y Dziwisz cựu bí thư của Đức Cố Giáo Hoàng cho khởi công xây cất trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2015. Ngoài thánh đường còn có Bảo Tàng viện Gioan Phaolô 2, một tháp quan sát, một trung tâm diễn thuyết và hội nghị, một nhà trọ cho các khách hành hương, và một trung tâm chỉnh hình.
Khu vực Đền Thánh cũng có liên hệ tới Đức Gioan Phaolo 2: nơi này trước kia có hãng hóa học “Solvay”: khi còn là một sinh viên trong thời thế chiến thứ hai, Karol Wojtila, vị Giáo Hoàng tương lai, đã làm việc tại đây như công nhân, cho đến tháng 9 năm 1940 thì làm việc trong mỏ đá ở địa phương, năm sau đó, Người được chuyển đến làm việc trong xưởng lọc nước bẩn.
Đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz khởi công xây cất từ năm 2008 và được chính thức khánh thành vào tháng 6 năm 2013. Đền thánh có tên là “Đừng sợ” lấy từ một câu nói thời danh của vị Giáo Hoàng Ba Lan. Bên cạnh đền thánh cón có các công trình phụ như Trung Tâm Văn Hóa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để trưng bày những di sản của vị Giáo Hoàng đã lãnh đạo Giáo Hội vào thiên niên kỷ thứ ba. Các công trình xây dựng ngày càng được mở rộng và phát triển nên du khách đến thăm trong những ngày này vẫn thấy nhiều công trường xây dựng bận rộn. Dù vậy, địa điểm này đã thu hút rất nhiều khách hành hương từ mấy năm qua.
Đền thánh có hai tầng: phần trên là Nhà thờ chính với 6 nhà nguyện quanh gian chính. Phần dưới là Nhà thờ có hình bát giác, gồm nhiều nhà nguyện nhỏ, chứa đựng các thánh tích liên quan đến thánh Gioan Phaolô 2, nhất là một ống đựng máu của vị thánh Giáo Hoàng, do các bác sĩ ở bệnh viện Gemelli trao lại cho Đức Hồng Y Dziwisz bấy giờ còn là bí thư riêng của Đức Gioan Phaolô 2. Thánh tích này được đặt tại bàn thờ bằng cẩm thạch ở trung tâm Nhà thờ các thánh tích.
Trong thánh đường, ngoài các linh mục, tu sĩ và chủng sinh cũng có hàng chục Giám Mục Ba Lan đồng tế với Đức Thánh Cha. Hàng ngàn người khác tham dự thánh lễ từ quảng trường bên ngoài.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan đoạn 20 kể lại biến cố 8 ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, cửa nhà đóng kín. Chúa đứng giữa họ và chúc lành, trao ban bình an và Thánh Thần, cùng với ơn tha thứ tội lỗi cho họ, nghĩa là lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng sai các môn đệ: “Như Cha đã sai thầy, Thầy cũng sai các con đi” (v.21). Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục tu sĩ hãy ra khỏi mình, đừng khép kín, trái lại hăng say ra đi; và hãy tiếp tục viết lên những trang Tin Mừng bằng cách hành động từ bi bác ái. Đức Thánh Cha nói:
“Chúa Giêsu sai đi. Ngay từ đầu Chúa muốn Giáo Hội đi ra ngoài, đi tới thế giới. Chúa muốn Giáo Hội cũng làm như Ngài đã làm, như Ngài đã được Chúa Cha sai đến trần thế: không phải như một kẻ hùng mạnh, nhưng trong thân phận người tôi tớ (Xc Pl 2,7), không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ (Mc 10,45) và để mang Tin Vui (Xc Lc 4,18). Những người được Chúa sai đi trong mọi thời đại cũng phải như vậy. Chúng ta thấy một điều trái nghịch này: trong khi các môn đệ đóng kín cửa nhà vì sợ hãi, thì Chúa Giêsu sai họ ra đi thi hành sứ mạng; Chúa muốn các cánh cửa mở toang và các môn đệ đi ra ngoài để phổ biến ơn tha thứ và an bình của Thiên Chúa, với sức mạnh của Chúa Thánh Linh.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng:
“Lời kêu gọi này cũng được dành cho chúng ta. Làm sao không nghe thấy vang vọng lời mời gọi long trọng của thánh Gioan Phaolô 2: “Hãy mở cửa!”?. Nhưng trong đời sống linh mục và thánh hiến của chúng ta có thể thường xảy ra cám dỗ muốn phần nào khép kín trong chính mình hoặc trong các môi trường của mình, vì sợ hãi hoặc vì thoải mái, tiện lợi. Nhưng hướng đi mà Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta chỉ có một chiều mà thôi: đó là ra khỏi chính mình. Đó là một cuộc xuất hành không có vé trở về. Đây là thực hiện một cuộc xuất hành ra khỏi cái tôi của mình, mất mạng sống vì Chua (Xc Mc 8,35), đi theo con đường hiến thân.
“Đàng khác, Chúa Giêsu không thích những con đường được đi nửa chừng, những cánh cửa để hé mở, những lối sống nước đôi. Ngài yêu cầu hãy lên đường nhẹ nhàng, ra đi, từ bỏ những an ninh của mình, và chỉ tìm chắc chắn nơi một mình Chúa mà thôi.
“Nói khác đi, cuộc sống của các môn đệ thân thiết nhất như chúng ta được kêu gọi trở thành, được dệt bằng tình yêu cụ thể, nghĩa là phục vụ và sẵn sàng; một cuộc sống không có những không gian khép kín và tư sản để sống thoải mái. Ai đã chọn làm cho cuộc sống của mình hoàn toàn phù hợp với cuộc sống của Chúa Giêsu thì không chọn nơi riêng tư, nhưng đi tới nơi nào mình được sai đến; sẵn sàng đáp lại vị kêu gọi mình, và cũng chẳng chọn thời giờ riêng. Nhà mà họ ở không thuộc về họ, vì Giáo Hội và thế giới là những nơi mở rộng cho sứ mạng của họ. Kho tàng của họ là đặt Chúa ở trung tâm cuộc sống, không tìm kiếm sự gì khác cho mình. Họ xa tránh những hoàn cảnh lợi lộc, đặt họ ở vị trí trung tâm, họ không đứng lên những bục cao lung lay của quyền lực trần thế, không tìm cuộc sống tiện nghi làm suy yếu việc loan báo Tin Mừng, không phí phạm thời gian để đề ra những dự phóng tương lai vững chắc và nhiều lợi nhuận, để khỏi bị nguy cơ trở nên cô lập và u tối, khép kín mình trong những bức tường chật hẹp của sự ích kỷ vô vọng và thiếu niềm vui. Hài lòng trong Chúa, họ không mãn nguyện với cuộc sống tầm thương, nhưng nồng nhiệt khát khao làm chứng ta và đi đến người khác; họ thích rủi ro và ra ngoài, không bị bó buộc phải theo những lộ trình đã vạch sẵn, nhưng cởi mở và trung thành với những lộ trình được Chúa Thánh Linh chỉ dẫn: họ không chấp nhận sống vất vưởng, nhưng vui tươi loan báo Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh sự gắn bó của môn đệ đối với Chúa Giêsu và khẳng định rằng:
“Đối với chúng ta là môn đệ Chúa, điều rất quan trọng là đặt nhân tính của chúng ta tiếp xúc với thân mình của Chúa, nghĩa là mang trọn con người của chúng ta đến với Chúa, với lòng tín thác và hoàn toàn chân thành, cho đến tận cùng. Như Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ Faustina, Ngài hài lòng khi chúng ta nói tất cả với Chúa, Chúa không mệt mỏi vì cuộc sống của chúng ta mà Ngài đã biết, Chúa đợi chúng ta chia sẻ, thậm chí kể lại cuộc sống hằng ngày của chúng ta cho Chúa (Xc Nhật ký, 6-9-1937). Như thế chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa, trong một kinh nguyện trong sáng, và không quên phó thác những lầm than, cơ cực và cả những chống cự của chúng ta. Trái tim Chúa Giêsu bị chinh phục bằng sự cởi mở chân thành, do những tâm hồn biết nhìn nhận và khóc lóc vì những yếu đuối của mình, tín thác rằng chính tại đó mà lòng thương xót của Chúa sẽ hành động.
Trong phần cuối của bài giảng, Đức Thánh Cha nói về câu cuối cùng của Tin Mừng theo thánh Gioan theo đó có nhiều dấu lạ khác được Chúa Giêsu thực hiện (v.30) những không được ghi chép trong sách này. Sau phép lạ vĩ đại về lòng thương xót của Chúa, chúng ta có thể nghĩ là không cần phải thêm điều lạ nào khác. Tuy nhiên, vẫn còn một thách đố, một khoảng trống cho các dấu chỉ được chúng ta thực hiện, chúng ta là những người đã lãnh nhận Thánh Thần Tình Yêu và chúng ta được kêu gọi phổ biến lòng thương xót. Ta có thể nói rằng Tin Mừng, cuốn sách sinh động về lòng thương xót của Chúa, cần phải được đọc đi đọc lại liên tục, sách nào có những trang chưa viết ở cuối: đó là cuốn sách vẫn còn bỏ trống, chúng ta được kêu gọi viết lên với cùng một lối sống, nghĩa là thực hiện những công việc từ bi bác ái. Tôi hỏi anh chị em: những trang sách của mỗi người chúng ta như thế nào? Chúng có được viết hằng ngày không? Hay là chúng ta để trắng các trang sách ấy?
Xin Mẹ Maria giúp chúng ta trong công tác này! Mẹ là Đấng đã hoàn toàn đón nhận Lời Chúa trong cuộc sống (Xc Lc 8,20-21), xin Mẹ ban cho chúng ta ơn trở thành những văn sĩ sống động của Tin Mừng; xin Mẹ Từ Bi Thương Xót dạy chúng ta chăm sóc cụ thể những vết thương cảu Chúa Giêsu nơi các anh chị em chúng ta đang ở trong tình trạng túng thiếu, những người xa gần, người bệnh cũng như người di dân, vì chính khi phục vụ người đau khổ chúng ta tôn kính thần mình của Chúa Kitô.
Cuối thánh lễ, Đức Hồng Y Dzwisz, Tổng Giám Mục sở tại và cũng là vị đặc trách về giáo sĩ thuộc Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn Đức Thánh Cha.
Sau phép lành, Đức Thánh Cha đã trở về tòa Tổng Giám Mục Krakow, để dùng bữa trưa tới 12 bạn trẻ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau: mỗi châu lục có 1 người nam và một người nữ đại diện, cộng thêm với 2 bạn trẻ nam nữ người Ba Lan.
Chiều tối thứ Sáu 29/7, Đức Thánh Cha đã xuất hiện ở cửa sổ của Tòa Tổng Giám mục Krakow để chào các tín hữu đang tụ họp trong quảng trường đối diện. Ngài đã chia sẻ các hoạt động của ngài trong ngày.
Đức Thánh Cha gọi ngày thứ sáu là ngày của đau thương, ngài nói: “Thứ sáu, là ngày chúng ta ghi nhớ sự chết của Chúa Giêsu và chúng ta đã cùng với các bạn trẻ ngắm Đàng Thánh giá - đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu cho tất cả chúng ta”. Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ: “Chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu đau khổ, nhưng không chỉ với Chúa Giêsu của 2000 năm trước đây, nhưng của ngày hôm nay. Có rất nhiều, rất nhiều người đang đau khổ: các bịnh nhân, những người sống trong chiến tranh, những người không nhà không cửa, người đói khát, những người nghi ngờ trong cuộc sống, người không cảm thấy hạnh phúc hay đang chịu gáng nặng của tội lỗi…”
Đức Phanxicô cũng kể về cuộc viếng thăm tại bịnh viện nhi đồng và chia sẻ là Chúa Giêsu cũng đang đau khổ trong các trẻ em đau bịnh này. Câu hỏi “tại sao các trẻ nhỏ phải đau khổ” luôn chất vấn ngài. Ngài nói: “Đó là một mầu nhiệm và không có câu trả lời cho những câu hỏi như thế…”. Nhắc lại các cuộc thăm viếng trại tập trung Auschwitz-Birkenau vào ban sáng, ngài nói có quá nhiều đau thương, tàn ác; làm sao mà chúng ta, những con người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa, có thể làm những điều như thế?
Đức Thánh Cha khẳng định: Sự ác không kết thúc ở Auschwitz, ở Birkenau. Ngay cả hôm nay, khi chúng ta hành hạ con người, những tù nhân bị tra tấn ngay lập tức để họ phải cung khai. Thật là khủng khiếp! Ngày nay vẫn còn sự độc ác này. Chúng ta nói, vâng, ở đó chúng tôi đã thấy sự độc ác của cách đây hơn 70 năm. Họ đạ bị bắn, bị treo cổ, bị chết ngạt… thế nào. Nhưng hôm nay nhiều nơi trên thế giới, những nơi đang chiến tranh, cũng xảy ra giống như vậy!
Đức Thánh Cha tiếp tục chia sẻ: Trong thực tế này, Chúa Giêsu đã đến mang chúng ta trên đôi vai của Ngài. Ngài xin chúng ta cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những Giêsu của ngày nay trên thế giới: người đói khát, người nghi ngờ, người bịnh tật cô đơn, những người mang gánh nặng của nghi ngờ và tội lỗi, những người đang rất đau khổ… Chúng ta hãy cầu nguyện cho rất nhiều trẻ em đau bịnh, những người vô tội phải mang vác Thánh giá ngày từ khi còn thơ bé. Và chúng ta cầu cho rất nhiều người nam nữ ngày nay bị hành hạ tra tấn tại các quốc gia trên thế giới, cầu cho các tù nhân đang sống chồng chất trong các nhà tù như các con vật.
Đức Thánh Cha kết luận: “Mỗi người ở đây là một tội nhân. Tất cả chúng ta đều có gánh nặng của tội lỗi chúng ta.
Đức Thánh Cha hỏi: Ở đây, ai là người không có tội, xin giơ tay lên!
Nhưng Thiên Chúa yêu chúng ta: Người yêu chúng ta! Hãy cùng nhau cầu nguyện cho những người này, những người ngày nay đang đau khổ trên thế giới có quá nhiều, quá nhiều sự xấu. Và khi có nước mắt, em bé tìm kiếm mẹ của mình. Ngay cả chúng ta các tội nhân, chúng ta là những em bé, chúng ta tìm đến mẹ của chúng ta và cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ của chúng ta, mỗi người bằng ngôn ngữ của mình”.
Mọi người đọc kinh Kính mừng bằng tiếng của mình và Đức Thánh Cha ban phép lành cho tất cả. Sau cùng, Đức Thánh Cha chúc mọi người ngủ ngon, xin cầu nguyện cho ngài và hẹn tiếp tục một ngày Giới trẻ tốt đẹp ngày mai. Ngài cám ơn mọi người.
2. Chứng tá của Natalia về Lòng Thương Xót Chúa
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong buổi canh thức tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Krakow, Ba Lan, sau khi theo dõi các vũ điệu Ba Lê với 5 tiểu đề: niềm tin cho người nghi ngờ, niềm hy vọng cho người nản chí, tình yêu cho người dửng dưng lãnh đạm, sự tha thứ cho người đã làm sự ác, niềm vui cho những người sầu muộn; các bạn trẻ thế giới đã nghe ba chứng từ.
Trong phần sau, Như Ý xin giới thiệu chứng từ thứ nhất của cô Natalia, người Ba Lan.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hồi năm 2012, cô Natalia là chủ bút của một tạp chí về thời trang ở Lodz, thành phố lớn thứ 3 của Ba Lan. Cô thành công trong nghề nghiệp, quen biết nhiều bạn đẹp trai, trải qua hết lễ này đến lễ khác, ăn chơi thoải mái và coi đó như ý nghĩa cuộc đời. Cho đến một hôm ngày 15-4-2012, cô tỉnh dậy với nỗi lo lắng băn khoăn vì lối sống của mình không có gì là tốt đẹp. Natalia kể: Con hiểu rằng mình cần phải đi xưng tội ngay trong ngày hôm đó. Con không biết rõ phải xưng tội phải phép như thế nào. Con tìm trong trang mạng google từ “confessione, xưng tội”. Trong một bài, con đọc được câu này: Thiên Chúa đã chết vì yêu thương chúng ta. Con hiểu rõ hoàn toàn ý nghĩa câu đó.. Chúa đã chết vì tình yêu đối với con, Chúa muốn ban cho con sự sống trọn vẹn, trong khi con khép mình trong sự dửng dưng. Con vào bếp và hút một điếu thuốc.
Con thấy rõ tình trạng của con trong lúc đó và con bật khóc. Con lấy một tờ giấy và bắt đầu liệt kê các tội của con. Các tội ấy thật là rõ ràng trước mắt con, và con thấy mình đã phạm chống lại tất cả 10 giới răn. Con cảm thấy nhu cầu cấp thiết cần nói với một linh mục ngay. Con tìm trên Internet và thấy lúc 3 giờ chiều có giải tội ở Nhà thờ chính tòa. Con chạy lại đó, tâm hồn rất sợ sẽ bị linh mục nói với con rằng: Tội của con quá nặng, cha không thể làm gì cho con”. Dầu vậy, con cũng tìm được can đảm và đến xưng tội. Khi con vừa chấm dứt, vì linh mục nói: Đây thật là một sự xưng tội thật đẹp!. Con không hiểu vị linh mục muốn ám chỉ điều gì, trong những điều con xưng thú chẳng có gì là đẹp cả!
Cha giải tội hỏi con: “Con có biết hôm nay là ngày gì không? Là Chúa Nhật lòng thương xót. Con có biết mấy giờ rồi không? Là đúng 3 giờ chiều, giờ của lòng thương xót. Con có biết con đang ở đâu không? Ở nhà thờ chính tòa, nơi mà thánh nữ Faustina Kowalska vẫn cầu nguyện hằng ngày khi người sống tại thành phố Lodz này. Bấy giờ Chúa hiện ra với thánh nữ và nói là Ngài muốn tha thứ trong ngày ấy tất cả các tội lỗi, dù nặng nề đến đây đi nữa. Các tội của con đã được tha, con đừng để chúng trở lại trong đầu óc con nữa. Hãy bứng chúng khỏi đầu con”. Đó là những lời thật mạnh mẽ. Con đi xưng tội tưởng là mình sẽ đánh mất sự sống đời đời... Con bước ra khỏi nhà thờ như từ một bãi chiến trường trở về: rất mệt nhưng đồng thời con hết sức vui mừng, với một tâm tình chiến thắng và xác tín rằng chính Chúa Giêsu đang trở về nhà cùng với con”.
3. Ba từ ngữ quan trọng trong đời sống hôn nhân gia đình
Trong buổi nói chuyện với các bạn trẻ từ cửa sổ của Tòa Tổng Giám mục Krakow tối ngày 28 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắn nhủ các đôi vợ chồng trẻ hãy tế nhị, lịch sử với nhau, cám ơn và xin lỗi nhau.
Ngài nói bằng tiếng Tây Ban Nha: “Người ta nói với tôi là có nhiều người trong các bạn hiểu tiếng Tây Ban Nha, nên tôi sẽ nói bằng tiếng này. Họ cũng nói rằng hôm nay có một nhóm đông đảo ở quảng trường này là những đôi tân hôn, những đôi vợ chồng trẻ. Khi tôi gặp một người trẻ mới kết hôn, nam hay nữ, tôi nói với họ: “Đây là những người có can đảm!” lý do vì không dễ lập một gia đình, không dễ dấn thân cam kết trọn đời, cần phải có can đảm. Và tôi chúc mừng họ vì họ có can đảm như vậy.
Nhiều khi họ hỏi tôi làm sao để gia đình luôn tiến bước và vượt qua các khó khăn. Tôi gợi ý cho họ luôn sử dụng 3 từ, 3 lời diễn tả 3 thái độ, có thể giúp các bạn sống đời sống hôn nhân, vì trong đời sống này có những khó khăn. Hôn nhân là cái gì thật đẹp, thật là huy hoàng mà chúng ta cần phải bảo tồn. 3 từ đó là: xin vui lòng, cám ơn, xin lỗi.
- Xin vui lòng. Hãy luôn hỏi người bạn đường của mình - vợ hỏi chồng và chồng hỏi vợ: “Anh (em) nghĩ sao? Chúng ta là như thế nhé?”. Đừng bao giờ quên nói: xin vui lòng nhé!
- Lời thứ hai là cám ơn. Bao nhiêu lần người chồng phải nói với vợ: Cám ơn em! và bao nhiêu lần người vợ phải nói với chồng: “Cám ơn anh!” Clam ơn nhau, vì bí tích hôn phối được cả hai ban cho nhau. Và tương quan bí tích này được duy trì nhờ tâm tình biết ơn: “Cám ơn”.
- Lời thứ ba: xin lỗi! Đó là một lời rất khó nói lên. Trong hôn nhân - giữa vợ và chồng - luôn luôn có vài điều thông cảm thông, không hiểu nhau. Biết nhìn nhận điều đó và xin lỗi. Xin lỗi mưu ích nhiều.
Có nhiều gia đình trẻ, nhiều đôi vợ chồng mới cưới, những người khác sắp sửa cưới; các bạn hãy nhớ ba từ ấy, đã giúp đỡ rất nhiều trong đời sống hôn nhân: xin làm ơn, cám ơn, xin lỗi. Nào tất cả cùng nói to: xin làm ơn, cám ơn, xin lỗi.
Tốt lắm, tất cả những điều này rất đẹp! Thật là đẹp nói điều đó trong đời sống hôn nhân. Nhưng trong đời sống vợ chồng luôn có những vấn đề hoặc những tranh luận. Thường xảy ra là vợ chồng tranh luận với nhau, to tiếng, cãi lẫy và nhiều khi đĩa bay! Nhưng các bạn đừng sợ khi xảy ra như vậy. Tôi cho các bạn một lời khuyên: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Các bạn biết tại sao không? Vì chiến tranh lạnh ngày hôm sau rất nguy hiểm. Có thể có người nào trong các bạn hỏi: “Nhưng thưa cha, làm sao con có thể làm hòa được?”. Không cần phải nói, chỉ cần một cử chỉ [...] và an bình được tái lập. Khi có tình yêu thì một cử chỉ cũng dàn xếp được mọi sự.
Trước khi ban phép lành, tôi mời gọi các bạn hãy cầu nguyện cho tất cả các gia đình hiện diện nơi đây, cầu cho các đôi tân hôn, cho những người đã kết hôn từ lâu và biết điều mà tôi vừa nói với các bạn, và cầu cho những người sắp kết hôn. Chúng ta cùng nhau đọc một kinh Kính Mừng, mỗi người trong tiếng của mình.
Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha còn nói: “Các bạn hãy cầu nguyện cho tôi, thực vậy, hãy cầu nguyện cho tôi! Chúc các bạn ngủ ngon và nghỉ ngơi!
4. Đức Thánh Cha kính viếng Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Sáng thứ Bẩy, 30 tháng Bẩy, trong lúc các bạn trẻ Ba Lan và quốc tế đi bộ khoảng 15 cây số từ Krakow đến Cánh đồng Lòng Thương Xót, thì Đức Thánh Cha tiếp tục cuộc viếng thăm của ngài, bắt đầu là cuộc kính viếng Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Đức Thánh Cha đến nhà nguyện Thánh Nữ Faustina Kowalska, ở Lagiewniki, một khu vực của thành Krakow, cách tòa Tổng Giám Mục 6 cây số. Tại đây có tu viện của các nữ tu dòng Đức Mẹ Maria Thương Xót, nơi thánh nữ Faustina đã sống 5 năm quan trọng nhất với những mạc khải thần bí thánh nữ nhận được. Thánh Gioan Phaolô 2 đã 3 lần viếng thăm nơi này và Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đến đây một lần vào năm 2006.
Bên cạnh nhà nguyện cũ, một ngôi nhà thờ lớn hơn được xây dựng từ năm 1999 và được hoàn tất vào năm 2002, nằm ở quận Lagiewniki trên đường Faustyny. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ ba đến thăm đền thờ này. Mỗi năm hàng triệu khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới tấp nập đến kính viếng đền thánh này.
Tháng 3 năm 1981, trong khi cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Faustina tại nhà thờ này, bà Maureen Digan ở Massachusetts cho biết đã được lành bệnh. Digan đã bị chứng phù bạch huyết hàng mấy chục năm nay, và đã trải qua 10 lần giải phẩu và bị cắt cụt một chân. Digan nói rằng khi đang cầu nguyện tại ngôi mộ của sơ Faustina cơn đau liên tục của cô đã khỏi hẳn.
Khi trở về Mỹ, năm bác sĩ ở Boston nói rằng cô đã được chữa lành mà không thể giải thích được về mặt y khoa. Việc lành bệnh của Digan đã được Tòa Thánh tuyên bố là phép lạ vào năm 1992 và mở đường cho việc phong chân phước cho sơ Faustina Kowalska.
Ngày 17 Tháng Sáu 1997 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm và cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Faustina. Ngài công bố rằng đền thánh này là thủ đô kính Lòng Thương Xót Chúa.
Khi đến khu vực gần tu viện của các nữ tu dòng Đức Mẹ Thương Xót ở Lagienewki, Đức Thánh Cha đã được Nữ tu Bề trên Tổng quyền, cũng như Bề trên tu viện tiếp đón tại cửa nhà nguyện, trước sự hiện diện của 300 người trong đó có 80 trẻ nữ được nhà dòng trợ giúp. Tiến vào bên trong nhà nguyện Thánh Nữ Faustina, trước sự hiện diện của 150 nữ tu, Đức Thánh Cha cầu nguyện trước bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót và bên dưới bàn thờ tại đó mộ của thánh nữ Faustina. Bức ảnh được vẽ theo chính lời Chúa Giêsu yêu cầu thánh nữ trong lần hiện ra vào năm 1931 trong phòng của thánh nữ ở thành phố Plock. Do sự chỉ dẫn của thánh nữ Faustina, họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski ở Vilnius đã họa bức ảnh này lần đầu tiên vào năm 1934 bên dưới có ghi hàng chữ 'Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa'. Về sau nhiều bức ảnh khác cũng được vẽ ra theo bức ảnh này.
Từ nhà nguyện thánh nữ Faustina, Đức Thánh Cha tiến ra Đền Thánh mới kính Lòng Thương Xót của, chỉ cách đó 200 mét. Ngài đứng ở sân thượng trước thánh đường, chào thăm và chúc lành cho hàng ngàn tín hữu chờ đợi bên dưới, rồi chào thăm một số gia đình với những người con nhỏ bị bệnh tật, trước khi Bước qua Cửa Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Liền đó, Đức Thánh Cha đã ngồi giải tội cho 8 bạn trẻ được chọn theo 3 ngôn ngữ: Italia, Tây Ban Nha và Pháp.
Sau khi giải tội và quì cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, và chào thăm hàng ngàn tín hữu hiện diện trong thánh đường. Ngài cũng nhắn nhủ rằng: “Ngày hôm nay, Chúa muốn cho chúng ta cảm thấy sâu đậm hơn nữa lòng thương xót bao la của Ngài. Chúng ta đừng bao giờ lìa xa Chúa Giêsu! Cho dù chúng ta nghĩ tội lỗi và thiếu sót của chúng ta lớn lao nặng nề.. Chúng ta hãy lợi dụng ngày này để lãnh nhận lòng thương xót Chúa. Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ từ bi thương xót”.
5. Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cho 2 ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh Ba Lan.
Giã từ Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót lúc gần 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha đến Đền Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, chỉ cách đó 1 cây số. Đền thánh thứ hai này được Đức Hồng Y Dziwisz cựu bí thư của Đức Cố Giáo Hoàng cho khởi công xây cất trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2015. Ngoài thánh đường còn có Bảo Tàng viện Gioan Phaolô 2, một tháp quan sát, một trung tâm diễn thuyết và hội nghị, một nhà trọ cho các khách hành hương, và một trung tâm chỉnh hình.
Khu vực Đền Thánh cũng có liên hệ tới Đức Gioan Phaolo 2: nơi này trước kia có hãng hóa học “Solvay”: khi còn là một sinh viên trong thời thế chiến thứ hai, Karol Wojtila, vị Giáo Hoàng tương lai, đã làm việc tại đây như công nhân, cho đến tháng 9 năm 1940 thì làm việc trong mỏ đá ở địa phương, năm sau đó, Người được chuyển đến làm việc trong xưởng lọc nước bẩn.
Đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz khởi công xây cất từ năm 2008 và được chính thức khánh thành vào tháng 6 năm 2013. Đền thánh có tên là “Đừng sợ” lấy từ một câu nói thời danh của vị Giáo Hoàng Ba Lan. Bên cạnh đền thánh cón có các công trình phụ như Trung Tâm Văn Hóa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để trưng bày những di sản của vị Giáo Hoàng đã lãnh đạo Giáo Hội vào thiên niên kỷ thứ ba. Các công trình xây dựng ngày càng được mở rộng và phát triển nên du khách đến thăm trong những ngày này vẫn thấy nhiều công trường xây dựng bận rộn. Dù vậy, địa điểm này đã thu hút rất nhiều khách hành hương từ mấy năm qua.
Đền thánh có hai tầng: phần trên là Nhà thờ chính với 6 nhà nguyện quanh gian chính. Phần dưới là Nhà thờ có hình bát giác, gồm nhiều nhà nguyện nhỏ, chứa đựng các thánh tích liên quan đến thánh Gioan Phaolô 2, nhất là một ống đựng máu của vị thánh Giáo Hoàng, do các bác sĩ ở bệnh viện Gemelli trao lại cho Đức Hồng Y Dziwisz bấy giờ còn là bí thư riêng của Đức Gioan Phaolô 2. Thánh tích này được đặt tại bàn thờ bằng cẩm thạch ở trung tâm Nhà thờ các thánh tích.
Trong thánh đường, ngoài các linh mục, tu sĩ và chủng sinh cũng có hàng chục Giám Mục Ba Lan đồng tế với Đức Thánh Cha. Hàng ngàn người khác tham dự thánh lễ từ quảng trường bên ngoài.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan đoạn 20 kể lại biến cố 8 ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, cửa nhà đóng kín. Chúa đứng giữa họ và chúc lành, trao ban bình an và Thánh Thần, cùng với ơn tha thứ tội lỗi cho họ, nghĩa là lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng sai các môn đệ: “Như Cha đã sai thầy, Thầy cũng sai các con đi” (v.21). Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục tu sĩ hãy ra khỏi mình, đừng khép kín, trái lại hăng say ra đi; và hãy tiếp tục viết lên những trang Tin Mừng bằng cách hành động từ bi bác ái. Đức Thánh Cha nói:
“Chúa Giêsu sai đi. Ngay từ đầu Chúa muốn Giáo Hội đi ra ngoài, đi tới thế giới. Chúa muốn Giáo Hội cũng làm như Ngài đã làm, như Ngài đã được Chúa Cha sai đến trần thế: không phải như một kẻ hùng mạnh, nhưng trong thân phận người tôi tớ (Xc Pl 2,7), không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ (Mc 10,45) và để mang Tin Vui (Xc Lc 4,18). Những người được Chúa sai đi trong mọi thời đại cũng phải như vậy. Chúng ta thấy một điều trái nghịch này: trong khi các môn đệ đóng kín cửa nhà vì sợ hãi, thì Chúa Giêsu sai họ ra đi thi hành sứ mạng; Chúa muốn các cánh cửa mở toang và các môn đệ đi ra ngoài để phổ biến ơn tha thứ và an bình của Thiên Chúa, với sức mạnh của Chúa Thánh Linh.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng:
“Lời kêu gọi này cũng được dành cho chúng ta. Làm sao không nghe thấy vang vọng lời mời gọi long trọng của thánh Gioan Phaolô 2: “Hãy mở cửa!”?. Nhưng trong đời sống linh mục và thánh hiến của chúng ta có thể thường xảy ra cám dỗ muốn phần nào khép kín trong chính mình hoặc trong các môi trường của mình, vì sợ hãi hoặc vì thoải mái, tiện lợi. Nhưng hướng đi mà Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta chỉ có một chiều mà thôi: đó là ra khỏi chính mình. Đó là một cuộc xuất hành không có vé trở về. Đây là thực hiện một cuộc xuất hành ra khỏi cái tôi của mình, mất mạng sống vì Chua (Xc Mc 8,35), đi theo con đường hiến thân.
“Đàng khác, Chúa Giêsu không thích những con đường được đi nửa chừng, những cánh cửa để hé mở, những lối sống nước đôi. Ngài yêu cầu hãy lên đường nhẹ nhàng, ra đi, từ bỏ những an ninh của mình, và chỉ tìm chắc chắn nơi một mình Chúa mà thôi.
“Nói khác đi, cuộc sống của các môn đệ thân thiết nhất như chúng ta được kêu gọi trở thành, được dệt bằng tình yêu cụ thể, nghĩa là phục vụ và sẵn sàng; một cuộc sống không có những không gian khép kín và tư sản để sống thoải mái. Ai đã chọn làm cho cuộc sống của mình hoàn toàn phù hợp với cuộc sống của Chúa Giêsu thì không chọn nơi riêng tư, nhưng đi tới nơi nào mình được sai đến; sẵn sàng đáp lại vị kêu gọi mình, và cũng chẳng chọn thời giờ riêng. Nhà mà họ ở không thuộc về họ, vì Giáo Hội và thế giới là những nơi mở rộng cho sứ mạng của họ. Kho tàng của họ là đặt Chúa ở trung tâm cuộc sống, không tìm kiếm sự gì khác cho mình. Họ xa tránh những hoàn cảnh lợi lộc, đặt họ ở vị trí trung tâm, họ không đứng lên những bục cao lung lay của quyền lực trần thế, không tìm cuộc sống tiện nghi làm suy yếu việc loan báo Tin Mừng, không phí phạm thời gian để đề ra những dự phóng tương lai vững chắc và nhiều lợi nhuận, để khỏi bị nguy cơ trở nên cô lập và u tối, khép kín mình trong những bức tường chật hẹp của sự ích kỷ vô vọng và thiếu niềm vui. Hài lòng trong Chúa, họ không mãn nguyện với cuộc sống tầm thương, nhưng nồng nhiệt khát khao làm chứng ta và đi đến người khác; họ thích rủi ro và ra ngoài, không bị bó buộc phải theo những lộ trình đã vạch sẵn, nhưng cởi mở và trung thành với những lộ trình được Chúa Thánh Linh chỉ dẫn: họ không chấp nhận sống vất vưởng, nhưng vui tươi loan báo Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh sự gắn bó của môn đệ đối với Chúa Giêsu và khẳng định rằng:
“Đối với chúng ta là môn đệ Chúa, điều rất quan trọng là đặt nhân tính của chúng ta tiếp xúc với thân mình của Chúa, nghĩa là mang trọn con người của chúng ta đến với Chúa, với lòng tín thác và hoàn toàn chân thành, cho đến tận cùng. Như Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ Faustina, Ngài hài lòng khi chúng ta nói tất cả với Chúa, Chúa không mệt mỏi vì cuộc sống của chúng ta mà Ngài đã biết, Chúa đợi chúng ta chia sẻ, thậm chí kể lại cuộc sống hằng ngày của chúng ta cho Chúa (Xc Nhật ký, 6-9-1937). Như thế chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa, trong một kinh nguyện trong sáng, và không quên phó thác những lầm than, cơ cực và cả những chống cự của chúng ta. Trái tim Chúa Giêsu bị chinh phục bằng sự cởi mở chân thành, do những tâm hồn biết nhìn nhận và khóc lóc vì những yếu đuối của mình, tín thác rằng chính tại đó mà lòng thương xót của Chúa sẽ hành động.
Trong phần cuối của bài giảng, Đức Thánh Cha nói về câu cuối cùng của Tin Mừng theo thánh Gioan theo đó có nhiều dấu lạ khác được Chúa Giêsu thực hiện (v.30) những không được ghi chép trong sách này. Sau phép lạ vĩ đại về lòng thương xót của Chúa, chúng ta có thể nghĩ là không cần phải thêm điều lạ nào khác. Tuy nhiên, vẫn còn một thách đố, một khoảng trống cho các dấu chỉ được chúng ta thực hiện, chúng ta là những người đã lãnh nhận Thánh Thần Tình Yêu và chúng ta được kêu gọi phổ biến lòng thương xót. Ta có thể nói rằng Tin Mừng, cuốn sách sinh động về lòng thương xót của Chúa, cần phải được đọc đi đọc lại liên tục, sách nào có những trang chưa viết ở cuối: đó là cuốn sách vẫn còn bỏ trống, chúng ta được kêu gọi viết lên với cùng một lối sống, nghĩa là thực hiện những công việc từ bi bác ái. Tôi hỏi anh chị em: những trang sách của mỗi người chúng ta như thế nào? Chúng có được viết hằng ngày không? Hay là chúng ta để trắng các trang sách ấy?
Xin Mẹ Maria giúp chúng ta trong công tác này! Mẹ là Đấng đã hoàn toàn đón nhận Lời Chúa trong cuộc sống (Xc Lc 8,20-21), xin Mẹ ban cho chúng ta ơn trở thành những văn sĩ sống động của Tin Mừng; xin Mẹ Từ Bi Thương Xót dạy chúng ta chăm sóc cụ thể những vết thương cảu Chúa Giêsu nơi các anh chị em chúng ta đang ở trong tình trạng túng thiếu, những người xa gần, người bệnh cũng như người di dân, vì chính khi phục vụ người đau khổ chúng ta tôn kính thần mình của Chúa Kitô.
Cuối thánh lễ, Đức Hồng Y Dzwisz, Tổng Giám Mục sở tại và cũng là vị đặc trách về giáo sĩ thuộc Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn Đức Thánh Cha.
Sau phép lành, Đức Thánh Cha đã trở về tòa Tổng Giám Mục Krakow, để dùng bữa trưa tới 12 bạn trẻ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau: mỗi châu lục có 1 người nam và một người nữ đại diện, cộng thêm với 2 bạn trẻ nam nữ người Ba Lan.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN