Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23 – 29/06/2016: Cảm tình người dân Armenia dành cho Đức Thánh Cha Phanxicô</b>
29/06/2016 12:00:00 SA
1. Lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô tại Vatican
Lúc 9h30 sáng thứ Tư 29 tháng 6, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và trao dây Palium cho 25 vị Tổng Giám Mục được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.
Trong bài giảng thánh lễ, sau khi diễn giải các bài đọc của ngày lễ và rút ra những bài học về lòng can đảm của các Tông đồ và cộng đồng Kitô tiên khởi đương đầu với những bách hại, sự chuyên chăm cầu nguyện, xác tín về sự gần gũi và nâng đỡ của Chúa trước những nghịch cảnh khó khăn, dấn thân làm chứng tá cho đến độ sẵn sàng đổ máu, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị Tổng Giám Mục chính tòa về ý nghĩa dây Pallium mà các vị lãnh nhận: đó là hình ảnh con chiên mà vị mục tử vác trên vai như Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành đã làm, đó là biểu hiệu sự hiệp thông giữa Tòa Thánh Phêrô, và người Kế Nhiệm với các vị TGM chính tòa, và qua các vị với các Giám Mục khác trên thế giới.
Dây Pallium màu trắng, có 6 hình thánh giá màu đen, vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh đeo ở cổ khi cử hành thánh lễ, biểu hiệu tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, và phẩm giá của vị Tổng Giám Mục chính tòa. Dây làm bằng lông chiên tượng trưng vị mục tử vác chiên lên vai.
Trong số 9 ngàn người hiện diện trong thánh lễ sáng thứ Tư 29 tháng Sáu, đặc biệt có phái đoàn 3 vị thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople ở vị trí danh dự trước bàn thờ chính do Đức TGM Metodio, Đồng Chủ tịch Ủy ban đối thoại giữa Chính Thống và Công Giáo tại Hoa Kỳ, hướng dẫn.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, ngoài 25 vị Tổng Giám Mục Chính tòa, còn có 40 Hồng Y, 50 Giám Mục và 400 Linh mục. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và Ca đoàn “Mẹ Giáo Hội” còn có ca đoàn Tân Đại Học Oxford của Anh giáo gồm 30 ca viên đảm trách.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm 2 tân Giám Mục phụ tá cho tổng giáo phận Sydney, Australia
Đức Cha Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney, đã lên tiếng chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức ông Anthony Randazzo và Cha Richard Umbers là hai vị Giám Mục phụ tá mới cho Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP của Sydney. Hai vị sẽ cùng với Đức Cha phụ tá Terry Brady quản trị và chăm sóc mục vụ cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Sydney.
Đức ông Randazzo, nguyên quán Sydney, hiện là một linh mục của Tổng Giáo Phận Brisbane, và là linh mục thuộc nhà thờ chính tòa nhưng trách nhiệm chủ yếu của ngài là Giám Đốc Đại Chủng Viện Queensland. Trong bảy năm phục vụ của ngài trong vai trò Giám đốc Ơn Gọi của tổng giáo phận, Brisbane đã chứng kiến một sự hồi sinh trong ơn gọi với 27 tân linh mục được thụ phong. Trước đó, ngài theo học một chương trình sau đại học về giáo luật, là cha sở giáo xứ Regina Coeli tại Coorparoo Heights, và sau đó làm việc trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.
Cha Umbers là một linh mục thuộc phong trào Opus Dei; đã từng được đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh; cũng như triết học và thần học. Ngài đã thực hiện các công tác mục vụ chuyên trách cho các gia đình trẻ, sinh viên và thanh niên, và các ứng sinh chức linh mục tại Sydney.
Đức ông Randazzo 49 tuổi và Cha Umbers 45 tuổi. Khi được tấn phong Giám Mục, hai vị sẽ là các vị Giám Mục trẻ nhất của Úc. Cùng với Đức Tổng Giám Mục Anthony, 56 tuổi, các vị đại diện cho sự “chuyển tiếp thế hệ” hiện đang diễn ra trong hàng lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Úc.
Đức Cha Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney, nói ngài rất vui mừng với các bổ nhiệm này và nhiệt liệt hoan nghênh cả hai linh mục dự phần trong các công việc của Tổng Giáo Phận.
“Cả hai vị là những người thông minh, năng động và nhạy cảm về mục vụ đang tham gia vào hàng ngũ các giám mục Úc và hàng lãnh đạo tại Sydney này, và các linh mục cũng như người dân Sydney sẽ đón chào các vị với vòng tay rộng mở. Các vị sẽ mang lại những ý tưởng mới và năng lượng cho cuộc sống của Tổng Giáo Phận và tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng hai món quà cho chúng ta.”
Lễ tấn phong giám mục cho Đức Ông Tony Randazzo và Cha Richard Umbers sẽ diễn ra tại nhà thờ Chính Tòa Đức Bà của Sydney vào ngày thứ Tư 24 Tháng Tám 2016.
3. Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc ở Á Căn Đình
Hôm 22/6/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp cá nhân đến Đức Tổng Giám Mục Jose Maria Arancedo là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình. Ngài đã chủ tọa Đại hội Thánh Thể ở nước này diễn ra từ 16 đến 19/6 vừa qua. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha viết Đại hội Thánh Thể là một nhu cầu “vì vào thời điểm này chúng ta cần phải xích lại gần với nhau, đừng sợ hãi để cho tình yêu của Thiên Chúa bao phủ.”
Đức Thánh Cha nói thêm:
“Tôi biết những khó khăn mà anh em đang trải qua, và Thiên Chúa có thể củng cố chúng ta trong đức tin, để chúng ta có thể đối đầu với những khó khăn và làm thăng tiến công bình bác ái giữa chúng ta và trên hết là phục vụ người nghèo và những người cô thế neo đơn.”
Đại hội Thánh Thể được diễn ra khi Á Căn Đình kỷ niệm 200 năm ngày độc lập khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và Đức Hồng Y Quốc vụ khanh của Tòa Thánh, Hồng Y Pietro Parolin, đã gửi một điện văn vào đầu tháng Sáu thay mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói lên sự hiện diện tinh thần của Đức Thánh Cha cùng với những người tham dự Đại Hội Thánh Thể này.
4. Tòa Thánh lên tiếng về vụ Đức Cha Mã Đạt Khâm
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ Đức Cha Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Thượng Hải.
Hôm 12-6-2016, Đức Cha Mã Đạt Khâm (Ma Daqin) đã viết trên blog tuyên bố rút lại quyết định ra khỏi Hội Công Giáo yêu nước mà ngài đưa ra vào cuối buổi lễ thụ phong Giám Mục. Hành động này đã gây hoang mang và xôn xao lớn nơi các tín hữu Công Giáo Trung Quốc.
Đức Cha năm nay 48 tuổi (1968), thụ phong Giám Mục ngày 7-7-2012. Sau khi tuyên bố rút khỏi Hội Công Giáo yêu nước, ngài bị nhà nước Trung Quốc quản thúc tại Đại chủng viện Xà Sơn, gần Thượng Hải và không được thi hành các nhiệm vụ Giám Mục.
Được yêu cầu lên tiếng về vụ này, hôm 23-6-2016, Cha Lombardi ra thông cáo nói rằng:
1. Về những lời tuyên bố gần đây nói là của Đức Cha Taddeo Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải, Tòa Thánh được biết điều này qua blog của Đức Cha và các hãng tin. Về vấn đề này, hiện nay Tòa Thánh không có tin tức trực tiếp.
2. Mọi giả thuyết về vai trò của Tòa Thánh trong vụ này đều là không đúng chỗ.
3. Sự việc bản thân và Giáo Hội của Đức Cha Mã Đạt Khâm, cũng như của tất cả các tín hữu Công Giáo Trung Quốc, được Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm và ân cần theo dõi, Ngài cầu nguyện hằng ngày cho họ.
5. Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức của Đức Thượng Phụ Fouad Twal
Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem, Fouad Twal. Tạm thời, ngài bổ nhiệm Cha Pierbattista Pizzaballa dòng Phanxicô làm Giám quản Tông Tòa tòa trống (sede vacante) đồng thời nâng cha lên hàng Tổng Giám Mục hiệu tòa Verbe.
Cha Pizzaballa người Italia, năm nay 51 tuổi (1965). Sau khi thụ phong linh mục năm 1990, cha theo học tại Học Viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Jerusalem từ năm 1993. Sau đó cha làm giáo sư dạy tiếng Do thái Kinh Thánh tại Phân khoa Kinh Thánh và Khảo cổ của dòng Jerusalem.
Từ năm 2004 đến 2016, cha làm Bề Trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa 3 nhiệm kỳ, cho đến tháng 4 năm nay, 2016.
Đức nguyên Thượng Phụ Fouad Twal người Giordani năm nay 76 tuổi (1940), nguyên là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, cho đến khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục giáo phận Tunis thủ đô Tunisie năm 1994. Tháng 9 năm 2005, ngài được bổ làm Tổng Giám Mục Phó của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, và 3 năm sau ngài kế vị Đức Thượng Phụ Michel Sabbah.
Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem cai quản các cộng đoàn Công Giáo la tinh ở Thánh Địa (Palestine, Israel, đảo Cypro, Giordanie) với 293 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 66 giáo xứ, 81 linh mục giáo phận và 383 linh mục dòng, 1.650 tu sĩ nam nữ, theo niên giám 2016 của Tòa Thánh.
6. Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi Armenia
“Tôi đến Armenia để hỗ trợ mọi nỗ lực hòa bình và chia sẻ với người dân nước này những bước tiến trên con đường hòa giải mang lại hy vọng.”
Đây là điều Đức Thánh Cha Phanxicô quả quyết trong sứ điệp Video gửi nhân dân Armenia, quốc gia ngài viếng thăm từ 24-6 đến hết Chúa Nhật 26-6. Ngài khẳng định rằng:
“Với ơn Chúa giúp, tôi đến giữa anh chị em để thực hiện “cuộc viếng thăm tại quốc gia Kitô đầu tiên”, như khẩu hiệu của chuyến viếng thăm này diễn tả. Tôi đến như một người lữ hành trong Năm Thánh này, kể kín múc sự khôn ngoan cổ kính của dân tộc anh chị em và để uống nơi những nguồn đức tin của anh chị em đức tin sắt đá, như những thánh giá thời gian được khắc trên đá.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với lịch sử dân tộc và đất nước Armenia. Ngài nói: “Lịch sử và những thăng trầm của dân tộc yêu quí của anh chị em gợi lên trong tôi lòng ngưỡng mộ và đau thương: ngưỡng mộ vì anh chị em đã tìm được nơi thập giá Chúa Kitô và trong năng khiếu của mình sức mạnh để luôn đứng dậy, kể cả từ những đau khổ thuộc hàng kinh khủng nhất mà nhân loại nhớ được; đau khổ vì những thảm kích mà cha ông anh chị em đã chịu trong thân xác của mình.
“Chúng ta đừng để cho những ký ức đau thương chiếm đoạt tâm hồn chúng ta; cả khi đứng trước những cuộc tấn công tái diễn của sự ác, chúng ta đừng đầu hàng. Đúng hơn, chúng ta hãy làm như ông Noe, sau trận hồng thủy, đã không mỏi mệt nhìn lên trời cao và nhiều lần thả chim câu,cho đến khi nó trở lại, mang theo cành lá non của cây ôliu (St 8,11).
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Như một người phục vụ Tin Mừng và sứ giả hòa bình, tôi đến giữa anh chị em, để hỗ trợ mọi nỗ lực trên con đường hòa bình và tôi chia sẻ những bước đường của anh chị em trên con đường hòa giải sinh ra hòa bình”
7. Đức Thánh Cha đề cao sứ mạng chung với Chính Thống
Trong buổi tiếp kiến sáng 28-6 dành cho phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao sứ mạng chung của tất cả các tín hữu Kitô là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa.
Phái đoàn do Đức TGM Metodio, Đồng Chủ tịch Ủy ban đối thoại giữa Chính Thống và Công Giáo tại Hoa Kỳ, hướng dẫn, về Roma dự lễ thánh Phêrô Phaolô bổn mạng của Giáo Hội Roma. Đức Thánh Cha nhận xét rằng “cả hai Thánh Tông đồ đều đã từng cảm nghiệm quyền năng lòng thương xót của Thiên Chúa: một vị đã chối Thầy và một vị đã bách hại Giáo Hội sơ khai. “Noi gương hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và các Tông Đồ khác, Giáo Hội gồm những người tội lỗi được cứu độ nhờ phép rửa, đã tiếp tục loan báo lòng thương xót của Chúa qua dòng lịch sử.
Đức Thánh Cha nói: “Vì thế, khi mừng lễ các thánh Tông Đồ, chúng ta hãy tái cảm nghiệm sự tha thứ và ơn thánh liên kết tất cả các tín hữu của Chúa Kitô với nhau.. Nhìn nhận kinh nghiệm về lòng thương xót của Chúa là mối giây liên kết chúng ta bao hàm điều này là chúng ta phải luôn luôn làm cho tiêu chuẩn từ bi thương xót ngày càng trở thành tiêu chuẩn những quan hệ của chúng ta với nhau. Nếu chúng ta, trong tư cách là Công Giáo và Chính Thống, muốn cùng nhau loan báo những kỳ công của lòng thương xót Chúa cho toàn thế giới, chúng ta không thể duy trì những tâm tình và thái độ cạnh tranh, nghi kỵ và oán hận giữa chúng ta với nhau. Chính lòng thương xót giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng của một quá khứ bị ghi đậm những cuộc xung đột và giúp chúng ta cởi mở đối với một tương lai mà Chúa Thánh Linh dẫn chúng ta tới”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến khóa họp vào tháng 9 tới đây của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống. Ngài nói: Nhiệm vụ của Ủy ban này rất quí giá, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho công việc của Ủy ban được tiếp tục một với nhiều thành quả.
Sau cùng, ngài cầu mong cho Công đồng liên Chính Thống giáo mới kết thúc tại đảo Creta được Chúa Thánh Linh cho nảy sinh từ đó những hoa trái dồi dào cho thiện ích của Giáo Hội.
8. Anh quốc rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu
Đài phát thanh Vatican ngày 24/6/2016 cho biết theo kết quả của cuộc phổ thông đầu phiếu tại Anh, nước này đã quyết định rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu. Kết quả chính thức cho thấy khoảng 52 phần trăm người Anh đã ủng hộ quyết định rút ra khỏi Liên minh Âu châu trong cuộc trưng cầu hôm thứ Năm vừa qua; chỉ có hơn 48 phần trăm bỏ phiếu để tiếp tục ở lại. Sự kiện này đã làm cho Thị trường Chứng khoán châu Âu tụt dốc thê thảm.
Với kết quả cuộc đầu phiếu này, nước Anh đã lao vào vùng biển thám hiểm... Nhật báo lớn nhất tại Anh là tờ “The Sun” (Mặt Trời) đã chạy một tít lớn: “Chào Tạm Biệt Liên Minh Âu Châu!” và tờ “Daily Mail” (Tin Hằng Ngày) la lên: “Chúng tôi quyết định rút tên” và tờ báo viết tiếp sau 43 năm bị Liên Minh Âu Châu kiềm kẹp, Nước Anh của chúng tôi đã được “giải thoát khỏi xiềng xích của Liên Minh Âu Châu”.
Khi kết quả vừa được công bố, nhiều người đã kéo xuống đường ăn mừng; còn Ông Nigel Farage, người lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc tuyên bố: “Thách đố về giấc mơ độc lập cho một Vương quốc Anh độc lập đã khởi đầu”.
“Đây là một chiến thắng thực sự cho dân chúng, một chiến thắng cho những người bình thường và một chiến thắng cho người khá giả... Ngày 23/6/2016 được đi vào lịch sử của đất nước chúng tôi như là một ngày độc lập của chúng tôi.”
Tuy nhiên, nhiều người âu lo rằng quyết định này có thể phá vỡ sự ổn định trong sự hiệp nhất lục địa châu Âu như là một giấc mơ của thời hậu thế chiến thứ hai với ước mơ không còn xung đột trong tương lai nữa.
Tại Đông Âu, các nhà lãnh đạo chính trị ở đây thật bàng hoàng khi hay tin kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này. Thủ tướng Hung gia lợi là Viktor Orbán, một trong những nhà lãnh đạo trong Liên hiệp Âu Châu, đã cho đăng tải những quảng cáo trên các tờ báo Anh khen ngợi quốc gia của ông đã đồng hành với nước Anh trong Liên Minh Âu Châu.
Tuy nhiên theo ý kiến của ông đã được các ký giả Hung Gia Lợi ghi lại là Liên Minh Âu Châu cần thay đổi căn tính của mình và học hỏi qua kinh nghiệm của cuộc trưng cầu này.
Ông Robert Fico, Thủ tướng của nước Slovakia, người sẽ tới phiên làm Chủ tịch Liên Minh Âu Châu vào ngày 1/7/2016 này cho hay sau cuộc trưng cầu này, châu Âu sẽ không bao giờ còn được như trong quá khứ vì số tiền hàng tỷ Euro do Anh quốc hỗ trợ cũng như tiền lương mà rất nhiều người tại Âu Châu nhận được vì công việc họ tại Anh Quốc.
Ở Tây Âu, Bà thủ tướng Angela Merkel của Đức, là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã bày tỏ mối quan tâm với lời cảnh báo rằng nước Anh sẽ bị coi là một quốc gia bên ngoài của Liên Minh Âu Châu.
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Anh quốc sẽ còn được đàm phán nhiều năm trong lãnh vực thương mại, kinh doanh và liên kết chính trị trong khối 27 quốc gia còn lại. Về bản chất kết quả của cuộc trưng cầu này là một bước khởi đầu chứ không phải là chung cuộc của một quá trình nhiều thập kỷ qua đã không đi tới kết luận.
Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu được công bố, đồng bảng Anh bị mất giá nặng nề chưa từng thấy nội trong một ngày, nó bị sụt giá hơn 10 phần trăm trong sáu giờ, đang từ khoảng 1.50 Mỹ Kim tụt xuống dưới 1.35 Mỹ Kim.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc Anh quốc rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu sẽ cắt đứt quan hệ với các thị trường chứng khoán toàn cầu để đứng riêng lẻ sẽ làm tổn thương nền kinh tế Anh quốc và làm suy yếu vị trí của London như là một trung tâm tài chánh toàn cầu của thế giới.
9. Vài nét về chuyến tông du Armenia của Đức Thánh Cha Phanxicô
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chuyến tông du Armenia là cuộc tông du thứ 14 bên ngoài nước Ý của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước đó, ngài đã viếng thăm
3 quốc gia Đông Âu là Albania, Bosnia và Herzegovina.
6 quốc gia Mỹ Châu Latinh là Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, và Mexico.
3 quốc gia Á Châu là Nam Hàn, Phi Luật Tân, và Sri Lanka.
3 quốc gia Phi Châu là Kenya, Uganda, và Cộng Hòa Trung Phi.
4 quốc gia Trung Đông là Do Thái, Palestine, Jordan, và Thổ Nhĩ Kỳ.
1 quốc gia Bắc Mỹ là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đức Phanxicô là vị giáo hoàng tin vào việc đề cao các địa điểm xưa nay thường bị quên lãng hơn cả, nhất là các địa điểm chịu nhiều tranh chấp hay một hình thức chấn thương nào đó.
Hiển nhiên, cuộc diệt chủng mà người Armenia phải chịu dưới bàn tay người Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20, với khoảng 1.5 triệu người bị tàn sát, đủ điều kiện của một cuộc chấn thương, đáng để một vị giáo hoàng phải thăm viếng.
Hơn nữa, Đức Phanxicô sẽ còn trở lại vùng này một lần nữa vào tháng Chín tới để viếng thăm Georgia và Azerbaijan, hai lân bang của Armenia. Thành thử, ngài quả là “Giáo Hoàng của các khu ngoại biên”.
Với dân số khoảng 3 triệu người, Armenia là quốc gia đại đa số theo Kitô Giáo. Thậm chí, còn là quốc gia đầu tiên thừa nhận Kitô Giáo là quốc giáo vào năm 301, trước cả Sắc Lệnh Milan năm 313 của Constantinô nhằm khoan thứ cho Kitô Giáo và trước Sắc Lệnh của Theodosius năm 380 công nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc Rôma. Hiện nay, gần 93 phần trăm dân số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia, trong hệ thống các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I, “Catholicos” hay vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II còn ký với Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin I, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
10. Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô
Hôm thứ Bẩy 25 tháng 6, trong cuộc họp báo dành cho các ký giả tại Giresun, một thành phố duyên hải của Biển Đen, phó thủ tướng Nurettin Canikli của Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng chỉ trích việc Đức Thánh Cha dùng từ “diệt chủng” để nói về vụ thảm sát bắt đầu từ năm 1915 và kéo dài suốt 3 năm sau đó trong 29 tỉnh của Armenia.
“Tuyên bố của Đức Giáo Hoàng là rất đáng tiếc,” Nurettin Canikli nói với các phóng viên. “Thật là chẳng may khi người ta có thể thấy những suy tư và và những dấu vết của não trạng thập tự quân trong các hành động của các triều Giáo Hoàng và của vị Giáo Hoàng này”.
Trong bài diễn văn được dọn sẵn của Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống, thuật ngữ “Metz Yeghern” của Armenia có nghĩa là “Đại ác” đã được dùng để đề cập đến tội ác tận diệt 1.5 triệu người Armenia của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915. Nhưng ngay sau đó, bỏ văn bản đã được soạn sẵn sang một bên, Đức Thánh Cha đã dùng từ “diệt chủng” để tham chiếu đến tội ác mà ngài gọi là “tội ác đầu tiên của hàng loạt các thảm họa tồi tệ của thế kỷ trước”.
Đức Thánh Cha nói:
“Đáng buồn, thảm kịch đó, cuộc diệt chủng đó, là thảm họa đầu tiên trong nhiều loạt thảm họa tồi tệ của thế kỷ qua, một thảm kịch xẩy ra được là do các mục tiêu sắc tộc, ý thức hệ hay tôn giáo bị bóp méo; các mục tiêu này làm tối đen tâm trí những kẻ hành hình thậm chí đến độ lên kế hoạch cho cuộc tận diệt toàn thể một dân tộc.”
“Càng đáng buồn là trong trường hợp này và trong cả hai trường hợp kia, các siêu cường quốc tế đã nhìn đi chỗ khác”.
Tất cả đã đứng lên vỗ tay vang dội. Trong diễn văn với Đức Giáo Hoàng, Tổng Thống Sargsyan nói: “Người ta không thể không tin vào chiến thắng của công lý khi 100 năm sau… sứ điệp công lý đã được chuyền tới nhân loại từ trung tâm thế giới Công Giáo”.
Tờ Hurriyet, một nhật báo hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, được thành lập từ năm 1948, và cho tới nay trong thời kỹ thuật số vẫn giữ được con số phát hành lên đến 400,000 bản mỗi ngày đăng tải một bài xã luận nhại lại quan điểm thường thấy của Thổ Nhĩ Kỳ trong đó tuy thừa nhận có một con số lớn các tín hữu Kitô Armenia sống trong Đế quốc Ottoman đã bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng Ottoman trong Thế chiến thứ nhất, nhưng không công nhận con số 1.5 triệu người bị giết, và phủ nhận việc giết người này được hoạch định có kế hoạch và vì vậy tờ báo cho rằng không thể coi đó là một cuộc diệt chủng. Theo tờ báo này, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo cũng bị thiệt mạng tại thời điểm đó.
Bài xã luận cũng trích thuật một nhận định của thủ tướng Nurettin Canikli:
“Đó không phải là một tuyên bố khách quan, và không phản ánh sự thật và ... cả thế giới biết điều này và cả người Armenia cũng thừa biết như vậy”.
Với những tuyên bố hàm hồ, nói cho qua chuyện của thủ tướng Nurettin Canikli, nhiều quan sát viên nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ không có những trả đũa ngoại giao như năm ngoái. Càng làm ầm ĩ vụ này lên, tội ác này của họ càng thu hút thêm sự chú ý của thế giới.
11. Đức Thánh Cha viếng thăm Đan viện Khor Virap của Armenia
Hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Armenia là cuộc viếng thăm Đan viện Khor Virap, một trong những nơi thánh quan trọng nhất của Giáo Hội Armenia.
Lúc gần 4 giờ chiều Chúa Nhật 26 tháng 6, tại Edchmiadzin, trụ sở của Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Đức Thánh Cha và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị đã gặp gỡ khoảng 100 người gồm các đại biểu và ân nhân của Giáo Hội này đã cộng tác vào việc chuẩn bị và tiến hành chuyến viếng thăm của ngài tại Armenia trong 3 ngày qua. Hai vị chào thăm từng người và chụp hình lưu niệm với họ, trước khi cùng lên đường đến Đan viện cổ kính Khor Virab cách đó 41 cây số. Đan viện tọa lạc trên một ngọn đồi giáp giới với Thổ nhĩ kỳ, và ở dưới chân ngọn núi Ararat, theo lưu truyền Con tàu của Ông Noe đã trôi tới núi trong trận hồng thủy.
Khor Virab có nghĩa là “Giếng Sâu”, bắt nguồn từ sự tích cái giếng sâu 40 mét nơi thánh Gregorio Vị Soi Sáng bị vua Tiridate III cầm tù trong 13 năm trời, trước khi thánh nhân chữa cho nhà vua lành bệnh và hoán cải Vua cùng toàn thể triều đình và quốc dân Armenia vào năm 301.
Đến thế kỷ thứ 5, một đan viện được xây trên nơi trước kia là nhà tù rồi một huynh đoàn cũng được thành lập tại đây. Trong thế kỷ 12 và 13, Đan viện trở thành một trung tâm nghiên cứu nổi tiếng và là nơi đào tạo những nhân vật nổi bật trong đời sống tôn giáo và văn hóa của Armenia. Nhà thờ được xây trên giếng thánh Gregorio sâu 6 mét rưỡi so với mặt đất và trở thành nơi hành hương thu hút tín hữu từ các nơi trong nước.
Năm 1679, một trận động đất dữ dội đã tàn phá Đan viện, nhưng rồi cơ sở này dần dần được tái thiết, rồi được thêm nhiều phần khác trong đó có tháp chuông.
Ngày nay Đan viện này thuộc chủ quyền của Tòa Tổng Thượng vụ Armenia tông truyền va cách đây gần 15 năm, Đức Gioan Phaolô 2 cũng đã tới đây hành hương ngày 27-9 năm 2001, vào cuối cuộc viếng thăm 3 ngày của ngài ở Armenia.
Khi đến đây vào lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị được vị Bề trên đan viện tiếp đón và hướng dẫn lên tới phòng gọi là “Giếng thánh Gregorio”. Tại đây hai vị cùng thắp lên một ngọn nến sáng, tượng trưng ánh sáng đức tin mà Thánh Gregorio đã rao giảng cho Armenia. Rồi hai vị đọc lời nguyện và Kinh Lạy Cha.
Sau khi ban phép lành cho mọi người hiện diện, hai vị Giáo Chủ tiến ra khuôn viên bên ngoài cho đến sân thượng hướng nhìn về núi Ararat và cùng thả hai con chim bồ câu trắng, tượng trưng cho hòa bình.
Liền đó, các vị ra phi trường quốc tế Zvartnots của thủ đô Yerevan cách đó gần 50 cây số. Tại đây, tổng thống Armenia cùng phu nhân và các quan chức chính phủ cũng như các vị lãnh đạo Giáo Hội đã có mặt để tiễn biệt.
12. Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Armenia về Rôma
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tội ác diệt chủng người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ, mối quan hệ của Giáo Hội với những người đồng tính, và việc người Anh biểu quyết rời khỏi Liên minh châu Âu vào cuối tuần qua, cũng như một loạt các chủ đề quan trọng khác trong một cuộc họp báo trên chuyến bay của ngài trở lại Rôma sau chuyến tông du đến Armenia.
Cuộc họp báo trong chuyến bay hôm Chúa Nhật 26 tháng 6 đã được bắt đầu với các vấn đề liên quan đến chuyến tông du của ngài đến Armenia. Khi được hỏi về thông điệp của ngài cho tương lai của Armenia, Đức Thánh Cha nói về những hy vọng và lời cầu nguyện cho công lý và hòa bình của ngài, và khuyến khích các nhà lãnh đạo làm việc với nhau nhằm hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Đức Giáo Hoàng sẽ đến Azerbaijan vào tháng 9 năm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến việc sử dụng từ ngữ “tội ác diệt chủng”. Đức Thánh Cha nói ngài “nhận thức được tầm mức nghiêm trọng về pháp lý” của thuật ngữ này, ngài không có ý khiêu khích Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ khi ở Buenos Aires, ngài đã dùng thuật ngữ này để đề cập đến việc giết hại người Armenia trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Ngài xác tín điều này và “sẽ rất là lạ lùng nếu tôi không dùng thuật ngữ ấy tại Armenia.”
Trong cuộc họp báo, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến một số vấn đề tôn giáo và đại kết. Phát biểu về những tranh cãi nảy sinh từ nhận xét của vị chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, trong một bài phát biểu đầu tháng này về một sự chia sẻ “Sứ Vụ Thánh Phêrô” với một vị Giáo Hoàng “hoạt động” và một vị Giáo Hoàng “chiêm niệm”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chỉ có một vị Giáo Hoàng, trong khi ca ngợi Đức Giáo Hoàng danh dự như là một “con người vĩ đại của Thiên Chúa.”
Về Công Đồng Liên Chính Thống Giáo, vừa kết thúc tại Crete, Đức Thánh Cha nói, “Một bước tiến đã được thực hiện . . Tôi nghĩ rằng kết quả của Công Đồng là tích cực”.
Đáp lại một câu hỏi về việc kỷ niệm 500 năm Tin Lành Cải cách sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “Tôi nghĩ rằng lẽ đây là thời điểm cho chúng ta không chỉ nhớ những vết thương trên cả hai bên, nhưng cũng là lúc để nhận biết những ân sủng của cuộc cải cách.” Theo Đức Thánh Cha, cầu nguyện và làm việc chung với nhau là điều quan trọng để dưỡng nuôi ước muốn hiệp nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trả lời một câu hỏi về vấn đề phụ nữ làm phó tế và quyết định của ngài hình thành một ủy ban để nghiên cứu vấn đề này. Đức Thánh Cha nói ngài ngạc nhiên và khó chịu khi nghe rằng nhận xét của ngài được diễn dịch theo nghĩa là Giáo Hội đã mở cửa cho việc phong chức linh mục cho nữ giới. “Điều này là không đúng sự thật khách quan”. Theo Đức Thánh Cha, “Suy nghĩ của phụ nữ cần phải được trân trọng vì họ tiếp cận vấn đề khác với những người đàn ông. Người ta không thể đưa ra quyết định tốt mà không lắng nghe những người phụ nữ.”
Khi được hỏi về sự kiện gần đây là nước Anh bỏ phiếu để rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Đức Thánh Cha nói ngài không có thời gian để nghiên cứu các lý do người dân Anh đã bỏ phiếu như thế. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha “Tình anh em là tốt hơn, và những cây cầu là tốt hơn so với các bức tường,”. Thừa nhận rằng có “những cách khác nhau của sự hiệp nhất”, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “sáng tạo và kết quả cụ thể là hai yếu tố thiết yếu cho Liên minh châu Âu khi phải đối mặt với những thách thức mới.”
Báo chí thế tục, bám vào những nhận xét của Đức Hồng Y Reinhard Marx nói rằng Giáo Hội phải xin lỗi những người đồng tính. Đáp lại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh một lần nữa rằng người đồng tính không nên bị phân biệt đối xử, nhưng ngài nói thêm, Giáo Hội cần phải cầu xin sự tha thứ của bất kỳ nhóm người nào bị tổn thương bởi các Kitô hữu không sống theo những đòi buộc của Tin Mừng. Sẽ luôn có những Kitô hữu tốt và những Kitô hữu xấu trong Giáo Hội. Trích dẫn dụ ngôn lúa và cỏ lùng của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều là thánh nhân, vì tất cả chúng ta có Chúa Thánh Thần. Nhưng chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, và tôi là người đầu tiên.”
Cuối cùng, trả lời một câu hỏi từ Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói lên những suy tư của ngài về chuyến viếng thăm Đài tưởng niệm Tzitzernakaberd, và cuộc hành trình sắp tới của mình đến Ba Lan, trong đó sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm trại tập trung Auschwitz. Đức Thánh Cha nói ở những nơi như vậy, ngài thích được suy tư âm thầm, “một mình”, cầu nguyện xin Chúa ban cho ngài “ân sủng để rơi lệ”.
Kết luận cho cuộc họp báo kéo dài gần một giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn các phóng viên vì công việc khó khăn của họ và cầu chúc họ mọi sự tốt lành.
Sau 4 giờ bay, chiếc Airbus A321 của hãng Alitalia chở Đức Thánh Cha, đoàn tùy tùng và 70 ký giả cùng đi, đã về đến phi trường Ciampino của thành phố Roma lúc quá 8 giờ rưỡi tối.
Trên đường về Vatican, như thông lệ, Đức Thánh Cha đã ghé lại Đền thờ Đức Bà Cả để dâng hoa cám ơn Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma đã phù hộ cho chuyến viếng thăm của ngài tại Armenia.
13. Đức Thánh Cha gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn Armenia
Trong buổi gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn, cũng như các giới chức xã hội và dân sự Armenia, Đức Thánh Cha ca ngợi niềm tin mạnh mẽ của dân tộc này và kêu gọi giới lãnh đạo bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo.
Lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày 24-6, Đức Thánh Cha đã đến phủ tổng thống Armenia cách dinh Tông Tòa 16 cây số để viếng thăm.
Tổng thống Sargsyan năm nay 62 tuổi (1954), đã từng làm bộ trưởng quốc phòng, rồi thủ tướng của Armenia, trước khi đảm nhận trách vụ hiện thời từ 8 năm nay (2008).
Hồi tháng 4 năm ngoái (2015), ông đã cùng với Đức Tổng thượng Phụ Karekin và các Giám Mục Armenia, Công Giáo và Tông truyền, đến Vatican để tham dự phụng vụ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc “tử đạo” của một triệu rưỡi người Armenia dưới bàn tay của quân Ottoman Thổ Nhĩ kỳ.
Sau khi hội kiến riêng với Tổng thống và chào thăm gia đình ông, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các giới chức chính quyền và xã hội dân sự và văn hóa của Armenia cũng như ngoại giao đoàn tại nước này, tổng cộng là 240 người, vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, cũng tại phủ Tổng Thống.
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn Tổng Thống, Đức Thánh Cha nhắc đến Đại Tai Ương hàng triệu người dân Armenia bị tàn sát và lễ tưởng niệm đã được cử hành hồi tháng 4 năm ngoái ở Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican. Ngài cũng ca ngợi dân tộc Armenia kiên vững trong thử thách và tìm được sức mạnh nơi thập giá của Chúa Kitô:
“Tôi ca ngợi dân tộc Armenia, được ánh sáng Tin Mừng soi chiếu, cả trong những lúc bi thảm nhất của lịch sử, vẫn luôn tìm thấy nơi Thập Giá và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, sức mạnh để trỗi dậy và tiếp tục hành trình trong phẩm giá. Điều này cho thấy cội rễ đức tin Kitô thật là sâu xa và kho tàng vô biên ơn an ủi và hy vọng chứa đựng trong đó. Nhớ đến những hậu quả đau buồn mà oán thù, thành kiến và ước muốn thống trị vô độ đưa tới trong thế kỷ vừa qua, tôi nồng nhiệt cầu chúc nhân loại biết rút ra từ kinh nghiệm bi thảm ấy bài học để hành động với tinh thần trách nhiệm va khôn ngoan để phòng ngừa, đừng để những điều kinh hoàng ấy tái diễn. Vì thế, từ mọi phía cần gia tăng nỗ lực để, trong những tranh chấp quốc tế, sự đối thoại luôn được trổi vượt, sự chân thần và liên lỷ tìm kiếm hòa bình, sự cộng tác giữa các quốc gia và sự chuyên cần dấn thân của các tổ chức quốc tế luôn chiếm ưu thế để kiến tạo một bầu không khí tín nhiệm, để đạt tới những hiệp định lâu bền.
Đức Thánh Cha cho biết: “Giáo Hội Công Giáo mong ước tích cực cộng tác với tất cả những người quan tâm đến số phận của nền văn minh và sự tôn trọng các quyền con người, để trên thế giới, các giá trị tinh thần được chiếm ưu thế, vạch mặt những người làm băng hoại ý nghĩa và vẻ đẹp của các giá trị ấy. Về vấn đề này, một điều tối quan trọng là tất cả nhưng người tuyên xưng niềm tin nơi Thiên Chúa hiệp lực với nhau để cô lập hóa những kẻ lạm dụng tôn giáo để thực hiện những dự án chiến tranh, chiếm đoạt, bách hại, lèo lái và lạm dụng danh thánh của Thiên Chúa.
“Đặc biệt ngày nay, các tín hữu Kitô, giống như và có thể là hơn cả thời các vị tử đạo đầu tiên, tại một số nơi họ bị kỳ thị và bách hại chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin của họ, trong khi quá nhiều xung đột ở nhiều miền trên thế giới vẫn chưa tìm được những giải pháp tích cực, tạo nên tang tóc, tàn phá và những cuộc cưỡng bách di cư toàn thể dân tộc. Vì thế điều tối cần thiết là các vị nắm giữ vận mệnh của các dân nước này can đảm và không chút trì hoãn đề ra và thực hiện những sáng kiến nhắm chấm dứt những đau khổ ấy, tìm kiếm hòa bình, bảo vệ và đón tiếp những người đang bị tấn công và bách hại, thăng tiến công lý và sự phát triển dài hạn như những mục tiêu hàng đầu. Nhân dân Armenia đã đích thân trải qua những tình trạng như thế; họ biết đau khổ và bách hại; họ bảo tồn trong ký ức không những các vết thương trong quá khứ, nhưng cả tinh thần giúp họ mỗi lần đầu bắt đầu lại. Theo ý nghĩa đó, tôi khích lệ anh chị em đừng quên sự đóng góp quí giá này cho cộng đồng quốc tế.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến một kỷ niệm quan trọng và nói rằng:
“Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm Armenia được độc lập. Đây là một dịp quí giá để vui mừng và nhớ đến những mục tiêu đã đạt được cũng như để đề ra những mục tiêu mới cần hướng tới. Những buổi lễ mừng độc lập càng có ý nghĩa nếu chúng trở thành cho mọi người Armenia ở quê hương cũng như ở hải ngoại một dịp đặc biệt để hồi niệm và phối hợp nghị lực, với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển đất nước về mặt dân sự và xã hội, công bằng và bao gồm mọi người. Vấn đề ở đây là liên tục kiểm chứng để không bao giờ lỗi những giới luật luân lý về công lý bình đẳng cho tất cả mọi người và về tình liên đới với nhưng người yếu thế và kém may mắn.
Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo, tuy chỉ hiện diện tại đất nước này với số người giới hạn, nhưng cũng vui mừng vì có thể góp phần làm tăng trưởng xã hội, đặc biệt trong những hoạt động nhắm giúp đỡ những người yếu thế và nghèo túng hơn, trong lãnh vực y tế và giáo dục, trong lãnh vực bác ái, như nhà thương Redemptoris Mater, Mẹ Giáo Hội, ở Ashotsk, từ 25 năm nay, hoạt động của trường học ở thủ đô Yerevan, các sáng kiến của Caritas Armenia và hoạt động của các dòng tu.
Xin Chúa chúc lành và bảo vệ Armenia, phần đất được soi sáng nhờ đức tin, lòng can đảm của các vị tử đạo, niềm hy vọng mạnh hơn mọi đau khổ”.
Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền, Đức Thánh Cha đã về dinh tông tòa ở Etchmiadzin của Giáo Hội Armenia Tông Truyền để hội kiến với Đức Tổng Thượng Phụ và chào thăm phái đoàn 45 Giám Mục của Giáo Hội này vào lúc 7 giờ rưỡi tối. Sau đó ngài đã dùng bữa tối và qua đêm cũng tại dinh này.
Lúc 9h30 sáng thứ Tư 29 tháng 6, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và trao dây Palium cho 25 vị Tổng Giám Mục được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.
Trong bài giảng thánh lễ, sau khi diễn giải các bài đọc của ngày lễ và rút ra những bài học về lòng can đảm của các Tông đồ và cộng đồng Kitô tiên khởi đương đầu với những bách hại, sự chuyên chăm cầu nguyện, xác tín về sự gần gũi và nâng đỡ của Chúa trước những nghịch cảnh khó khăn, dấn thân làm chứng tá cho đến độ sẵn sàng đổ máu, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị Tổng Giám Mục chính tòa về ý nghĩa dây Pallium mà các vị lãnh nhận: đó là hình ảnh con chiên mà vị mục tử vác trên vai như Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành đã làm, đó là biểu hiệu sự hiệp thông giữa Tòa Thánh Phêrô, và người Kế Nhiệm với các vị TGM chính tòa, và qua các vị với các Giám Mục khác trên thế giới.
Dây Pallium màu trắng, có 6 hình thánh giá màu đen, vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh đeo ở cổ khi cử hành thánh lễ, biểu hiệu tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, và phẩm giá của vị Tổng Giám Mục chính tòa. Dây làm bằng lông chiên tượng trưng vị mục tử vác chiên lên vai.
Trong số 9 ngàn người hiện diện trong thánh lễ sáng thứ Tư 29 tháng Sáu, đặc biệt có phái đoàn 3 vị thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople ở vị trí danh dự trước bàn thờ chính do Đức TGM Metodio, Đồng Chủ tịch Ủy ban đối thoại giữa Chính Thống và Công Giáo tại Hoa Kỳ, hướng dẫn.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, ngoài 25 vị Tổng Giám Mục Chính tòa, còn có 40 Hồng Y, 50 Giám Mục và 400 Linh mục. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và Ca đoàn “Mẹ Giáo Hội” còn có ca đoàn Tân Đại Học Oxford của Anh giáo gồm 30 ca viên đảm trách.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm 2 tân Giám Mục phụ tá cho tổng giáo phận Sydney, Australia
Đức Cha Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney, đã lên tiếng chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức ông Anthony Randazzo và Cha Richard Umbers là hai vị Giám Mục phụ tá mới cho Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP của Sydney. Hai vị sẽ cùng với Đức Cha phụ tá Terry Brady quản trị và chăm sóc mục vụ cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Sydney.
Đức ông Randazzo, nguyên quán Sydney, hiện là một linh mục của Tổng Giáo Phận Brisbane, và là linh mục thuộc nhà thờ chính tòa nhưng trách nhiệm chủ yếu của ngài là Giám Đốc Đại Chủng Viện Queensland. Trong bảy năm phục vụ của ngài trong vai trò Giám đốc Ơn Gọi của tổng giáo phận, Brisbane đã chứng kiến một sự hồi sinh trong ơn gọi với 27 tân linh mục được thụ phong. Trước đó, ngài theo học một chương trình sau đại học về giáo luật, là cha sở giáo xứ Regina Coeli tại Coorparoo Heights, và sau đó làm việc trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.
Cha Umbers là một linh mục thuộc phong trào Opus Dei; đã từng được đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh; cũng như triết học và thần học. Ngài đã thực hiện các công tác mục vụ chuyên trách cho các gia đình trẻ, sinh viên và thanh niên, và các ứng sinh chức linh mục tại Sydney.
Đức ông Randazzo 49 tuổi và Cha Umbers 45 tuổi. Khi được tấn phong Giám Mục, hai vị sẽ là các vị Giám Mục trẻ nhất của Úc. Cùng với Đức Tổng Giám Mục Anthony, 56 tuổi, các vị đại diện cho sự “chuyển tiếp thế hệ” hiện đang diễn ra trong hàng lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Úc.
Đức Cha Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney, nói ngài rất vui mừng với các bổ nhiệm này và nhiệt liệt hoan nghênh cả hai linh mục dự phần trong các công việc của Tổng Giáo Phận.
“Cả hai vị là những người thông minh, năng động và nhạy cảm về mục vụ đang tham gia vào hàng ngũ các giám mục Úc và hàng lãnh đạo tại Sydney này, và các linh mục cũng như người dân Sydney sẽ đón chào các vị với vòng tay rộng mở. Các vị sẽ mang lại những ý tưởng mới và năng lượng cho cuộc sống của Tổng Giáo Phận và tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng hai món quà cho chúng ta.”
Lễ tấn phong giám mục cho Đức Ông Tony Randazzo và Cha Richard Umbers sẽ diễn ra tại nhà thờ Chính Tòa Đức Bà của Sydney vào ngày thứ Tư 24 Tháng Tám 2016.
3. Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc ở Á Căn Đình
Hôm 22/6/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp cá nhân đến Đức Tổng Giám Mục Jose Maria Arancedo là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình. Ngài đã chủ tọa Đại hội Thánh Thể ở nước này diễn ra từ 16 đến 19/6 vừa qua. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha viết Đại hội Thánh Thể là một nhu cầu “vì vào thời điểm này chúng ta cần phải xích lại gần với nhau, đừng sợ hãi để cho tình yêu của Thiên Chúa bao phủ.”
Đức Thánh Cha nói thêm:
“Tôi biết những khó khăn mà anh em đang trải qua, và Thiên Chúa có thể củng cố chúng ta trong đức tin, để chúng ta có thể đối đầu với những khó khăn và làm thăng tiến công bình bác ái giữa chúng ta và trên hết là phục vụ người nghèo và những người cô thế neo đơn.”
Đại hội Thánh Thể được diễn ra khi Á Căn Đình kỷ niệm 200 năm ngày độc lập khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và Đức Hồng Y Quốc vụ khanh của Tòa Thánh, Hồng Y Pietro Parolin, đã gửi một điện văn vào đầu tháng Sáu thay mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói lên sự hiện diện tinh thần của Đức Thánh Cha cùng với những người tham dự Đại Hội Thánh Thể này.
4. Tòa Thánh lên tiếng về vụ Đức Cha Mã Đạt Khâm
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ Đức Cha Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Thượng Hải.
Hôm 12-6-2016, Đức Cha Mã Đạt Khâm (Ma Daqin) đã viết trên blog tuyên bố rút lại quyết định ra khỏi Hội Công Giáo yêu nước mà ngài đưa ra vào cuối buổi lễ thụ phong Giám Mục. Hành động này đã gây hoang mang và xôn xao lớn nơi các tín hữu Công Giáo Trung Quốc.
Đức Cha năm nay 48 tuổi (1968), thụ phong Giám Mục ngày 7-7-2012. Sau khi tuyên bố rút khỏi Hội Công Giáo yêu nước, ngài bị nhà nước Trung Quốc quản thúc tại Đại chủng viện Xà Sơn, gần Thượng Hải và không được thi hành các nhiệm vụ Giám Mục.
Được yêu cầu lên tiếng về vụ này, hôm 23-6-2016, Cha Lombardi ra thông cáo nói rằng:
1. Về những lời tuyên bố gần đây nói là của Đức Cha Taddeo Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải, Tòa Thánh được biết điều này qua blog của Đức Cha và các hãng tin. Về vấn đề này, hiện nay Tòa Thánh không có tin tức trực tiếp.
2. Mọi giả thuyết về vai trò của Tòa Thánh trong vụ này đều là không đúng chỗ.
3. Sự việc bản thân và Giáo Hội của Đức Cha Mã Đạt Khâm, cũng như của tất cả các tín hữu Công Giáo Trung Quốc, được Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm và ân cần theo dõi, Ngài cầu nguyện hằng ngày cho họ.
5. Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức của Đức Thượng Phụ Fouad Twal
Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem, Fouad Twal. Tạm thời, ngài bổ nhiệm Cha Pierbattista Pizzaballa dòng Phanxicô làm Giám quản Tông Tòa tòa trống (sede vacante) đồng thời nâng cha lên hàng Tổng Giám Mục hiệu tòa Verbe.
Cha Pizzaballa người Italia, năm nay 51 tuổi (1965). Sau khi thụ phong linh mục năm 1990, cha theo học tại Học Viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Jerusalem từ năm 1993. Sau đó cha làm giáo sư dạy tiếng Do thái Kinh Thánh tại Phân khoa Kinh Thánh và Khảo cổ của dòng Jerusalem.
Từ năm 2004 đến 2016, cha làm Bề Trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa 3 nhiệm kỳ, cho đến tháng 4 năm nay, 2016.
Đức nguyên Thượng Phụ Fouad Twal người Giordani năm nay 76 tuổi (1940), nguyên là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, cho đến khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục giáo phận Tunis thủ đô Tunisie năm 1994. Tháng 9 năm 2005, ngài được bổ làm Tổng Giám Mục Phó của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, và 3 năm sau ngài kế vị Đức Thượng Phụ Michel Sabbah.
Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem cai quản các cộng đoàn Công Giáo la tinh ở Thánh Địa (Palestine, Israel, đảo Cypro, Giordanie) với 293 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 66 giáo xứ, 81 linh mục giáo phận và 383 linh mục dòng, 1.650 tu sĩ nam nữ, theo niên giám 2016 của Tòa Thánh.
6. Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi Armenia
“Tôi đến Armenia để hỗ trợ mọi nỗ lực hòa bình và chia sẻ với người dân nước này những bước tiến trên con đường hòa giải mang lại hy vọng.”
Đây là điều Đức Thánh Cha Phanxicô quả quyết trong sứ điệp Video gửi nhân dân Armenia, quốc gia ngài viếng thăm từ 24-6 đến hết Chúa Nhật 26-6. Ngài khẳng định rằng:
“Với ơn Chúa giúp, tôi đến giữa anh chị em để thực hiện “cuộc viếng thăm tại quốc gia Kitô đầu tiên”, như khẩu hiệu của chuyến viếng thăm này diễn tả. Tôi đến như một người lữ hành trong Năm Thánh này, kể kín múc sự khôn ngoan cổ kính của dân tộc anh chị em và để uống nơi những nguồn đức tin của anh chị em đức tin sắt đá, như những thánh giá thời gian được khắc trên đá.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với lịch sử dân tộc và đất nước Armenia. Ngài nói: “Lịch sử và những thăng trầm của dân tộc yêu quí của anh chị em gợi lên trong tôi lòng ngưỡng mộ và đau thương: ngưỡng mộ vì anh chị em đã tìm được nơi thập giá Chúa Kitô và trong năng khiếu của mình sức mạnh để luôn đứng dậy, kể cả từ những đau khổ thuộc hàng kinh khủng nhất mà nhân loại nhớ được; đau khổ vì những thảm kích mà cha ông anh chị em đã chịu trong thân xác của mình.
“Chúng ta đừng để cho những ký ức đau thương chiếm đoạt tâm hồn chúng ta; cả khi đứng trước những cuộc tấn công tái diễn của sự ác, chúng ta đừng đầu hàng. Đúng hơn, chúng ta hãy làm như ông Noe, sau trận hồng thủy, đã không mỏi mệt nhìn lên trời cao và nhiều lần thả chim câu,cho đến khi nó trở lại, mang theo cành lá non của cây ôliu (St 8,11).
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Như một người phục vụ Tin Mừng và sứ giả hòa bình, tôi đến giữa anh chị em, để hỗ trợ mọi nỗ lực trên con đường hòa bình và tôi chia sẻ những bước đường của anh chị em trên con đường hòa giải sinh ra hòa bình”
7. Đức Thánh Cha đề cao sứ mạng chung với Chính Thống
Trong buổi tiếp kiến sáng 28-6 dành cho phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao sứ mạng chung của tất cả các tín hữu Kitô là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa.
Phái đoàn do Đức TGM Metodio, Đồng Chủ tịch Ủy ban đối thoại giữa Chính Thống và Công Giáo tại Hoa Kỳ, hướng dẫn, về Roma dự lễ thánh Phêrô Phaolô bổn mạng của Giáo Hội Roma. Đức Thánh Cha nhận xét rằng “cả hai Thánh Tông đồ đều đã từng cảm nghiệm quyền năng lòng thương xót của Thiên Chúa: một vị đã chối Thầy và một vị đã bách hại Giáo Hội sơ khai. “Noi gương hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và các Tông Đồ khác, Giáo Hội gồm những người tội lỗi được cứu độ nhờ phép rửa, đã tiếp tục loan báo lòng thương xót của Chúa qua dòng lịch sử.
Đức Thánh Cha nói: “Vì thế, khi mừng lễ các thánh Tông Đồ, chúng ta hãy tái cảm nghiệm sự tha thứ và ơn thánh liên kết tất cả các tín hữu của Chúa Kitô với nhau.. Nhìn nhận kinh nghiệm về lòng thương xót của Chúa là mối giây liên kết chúng ta bao hàm điều này là chúng ta phải luôn luôn làm cho tiêu chuẩn từ bi thương xót ngày càng trở thành tiêu chuẩn những quan hệ của chúng ta với nhau. Nếu chúng ta, trong tư cách là Công Giáo và Chính Thống, muốn cùng nhau loan báo những kỳ công của lòng thương xót Chúa cho toàn thế giới, chúng ta không thể duy trì những tâm tình và thái độ cạnh tranh, nghi kỵ và oán hận giữa chúng ta với nhau. Chính lòng thương xót giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng của một quá khứ bị ghi đậm những cuộc xung đột và giúp chúng ta cởi mở đối với một tương lai mà Chúa Thánh Linh dẫn chúng ta tới”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến khóa họp vào tháng 9 tới đây của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống. Ngài nói: Nhiệm vụ của Ủy ban này rất quí giá, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho công việc của Ủy ban được tiếp tục một với nhiều thành quả.
Sau cùng, ngài cầu mong cho Công đồng liên Chính Thống giáo mới kết thúc tại đảo Creta được Chúa Thánh Linh cho nảy sinh từ đó những hoa trái dồi dào cho thiện ích của Giáo Hội.
8. Anh quốc rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu
Đài phát thanh Vatican ngày 24/6/2016 cho biết theo kết quả của cuộc phổ thông đầu phiếu tại Anh, nước này đã quyết định rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu. Kết quả chính thức cho thấy khoảng 52 phần trăm người Anh đã ủng hộ quyết định rút ra khỏi Liên minh Âu châu trong cuộc trưng cầu hôm thứ Năm vừa qua; chỉ có hơn 48 phần trăm bỏ phiếu để tiếp tục ở lại. Sự kiện này đã làm cho Thị trường Chứng khoán châu Âu tụt dốc thê thảm.
Với kết quả cuộc đầu phiếu này, nước Anh đã lao vào vùng biển thám hiểm... Nhật báo lớn nhất tại Anh là tờ “The Sun” (Mặt Trời) đã chạy một tít lớn: “Chào Tạm Biệt Liên Minh Âu Châu!” và tờ “Daily Mail” (Tin Hằng Ngày) la lên: “Chúng tôi quyết định rút tên” và tờ báo viết tiếp sau 43 năm bị Liên Minh Âu Châu kiềm kẹp, Nước Anh của chúng tôi đã được “giải thoát khỏi xiềng xích của Liên Minh Âu Châu”.
Khi kết quả vừa được công bố, nhiều người đã kéo xuống đường ăn mừng; còn Ông Nigel Farage, người lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc tuyên bố: “Thách đố về giấc mơ độc lập cho một Vương quốc Anh độc lập đã khởi đầu”.
“Đây là một chiến thắng thực sự cho dân chúng, một chiến thắng cho những người bình thường và một chiến thắng cho người khá giả... Ngày 23/6/2016 được đi vào lịch sử của đất nước chúng tôi như là một ngày độc lập của chúng tôi.”
Tuy nhiên, nhiều người âu lo rằng quyết định này có thể phá vỡ sự ổn định trong sự hiệp nhất lục địa châu Âu như là một giấc mơ của thời hậu thế chiến thứ hai với ước mơ không còn xung đột trong tương lai nữa.
Tại Đông Âu, các nhà lãnh đạo chính trị ở đây thật bàng hoàng khi hay tin kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này. Thủ tướng Hung gia lợi là Viktor Orbán, một trong những nhà lãnh đạo trong Liên hiệp Âu Châu, đã cho đăng tải những quảng cáo trên các tờ báo Anh khen ngợi quốc gia của ông đã đồng hành với nước Anh trong Liên Minh Âu Châu.
Tuy nhiên theo ý kiến của ông đã được các ký giả Hung Gia Lợi ghi lại là Liên Minh Âu Châu cần thay đổi căn tính của mình và học hỏi qua kinh nghiệm của cuộc trưng cầu này.
Ông Robert Fico, Thủ tướng của nước Slovakia, người sẽ tới phiên làm Chủ tịch Liên Minh Âu Châu vào ngày 1/7/2016 này cho hay sau cuộc trưng cầu này, châu Âu sẽ không bao giờ còn được như trong quá khứ vì số tiền hàng tỷ Euro do Anh quốc hỗ trợ cũng như tiền lương mà rất nhiều người tại Âu Châu nhận được vì công việc họ tại Anh Quốc.
Ở Tây Âu, Bà thủ tướng Angela Merkel của Đức, là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã bày tỏ mối quan tâm với lời cảnh báo rằng nước Anh sẽ bị coi là một quốc gia bên ngoài của Liên Minh Âu Châu.
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Anh quốc sẽ còn được đàm phán nhiều năm trong lãnh vực thương mại, kinh doanh và liên kết chính trị trong khối 27 quốc gia còn lại. Về bản chất kết quả của cuộc trưng cầu này là một bước khởi đầu chứ không phải là chung cuộc của một quá trình nhiều thập kỷ qua đã không đi tới kết luận.
Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu được công bố, đồng bảng Anh bị mất giá nặng nề chưa từng thấy nội trong một ngày, nó bị sụt giá hơn 10 phần trăm trong sáu giờ, đang từ khoảng 1.50 Mỹ Kim tụt xuống dưới 1.35 Mỹ Kim.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc Anh quốc rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu sẽ cắt đứt quan hệ với các thị trường chứng khoán toàn cầu để đứng riêng lẻ sẽ làm tổn thương nền kinh tế Anh quốc và làm suy yếu vị trí của London như là một trung tâm tài chánh toàn cầu của thế giới.
9. Vài nét về chuyến tông du Armenia của Đức Thánh Cha Phanxicô
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chuyến tông du Armenia là cuộc tông du thứ 14 bên ngoài nước Ý của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước đó, ngài đã viếng thăm
3 quốc gia Đông Âu là Albania, Bosnia và Herzegovina.
6 quốc gia Mỹ Châu Latinh là Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, và Mexico.
3 quốc gia Á Châu là Nam Hàn, Phi Luật Tân, và Sri Lanka.
3 quốc gia Phi Châu là Kenya, Uganda, và Cộng Hòa Trung Phi.
4 quốc gia Trung Đông là Do Thái, Palestine, Jordan, và Thổ Nhĩ Kỳ.
1 quốc gia Bắc Mỹ là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đức Phanxicô là vị giáo hoàng tin vào việc đề cao các địa điểm xưa nay thường bị quên lãng hơn cả, nhất là các địa điểm chịu nhiều tranh chấp hay một hình thức chấn thương nào đó.
Hiển nhiên, cuộc diệt chủng mà người Armenia phải chịu dưới bàn tay người Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20, với khoảng 1.5 triệu người bị tàn sát, đủ điều kiện của một cuộc chấn thương, đáng để một vị giáo hoàng phải thăm viếng.
Hơn nữa, Đức Phanxicô sẽ còn trở lại vùng này một lần nữa vào tháng Chín tới để viếng thăm Georgia và Azerbaijan, hai lân bang của Armenia. Thành thử, ngài quả là “Giáo Hoàng của các khu ngoại biên”.
Với dân số khoảng 3 triệu người, Armenia là quốc gia đại đa số theo Kitô Giáo. Thậm chí, còn là quốc gia đầu tiên thừa nhận Kitô Giáo là quốc giáo vào năm 301, trước cả Sắc Lệnh Milan năm 313 của Constantinô nhằm khoan thứ cho Kitô Giáo và trước Sắc Lệnh của Theodosius năm 380 công nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc Rôma. Hiện nay, gần 93 phần trăm dân số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia, trong hệ thống các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I, “Catholicos” hay vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II còn ký với Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin I, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
10. Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô
Hôm thứ Bẩy 25 tháng 6, trong cuộc họp báo dành cho các ký giả tại Giresun, một thành phố duyên hải của Biển Đen, phó thủ tướng Nurettin Canikli của Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng chỉ trích việc Đức Thánh Cha dùng từ “diệt chủng” để nói về vụ thảm sát bắt đầu từ năm 1915 và kéo dài suốt 3 năm sau đó trong 29 tỉnh của Armenia.
“Tuyên bố của Đức Giáo Hoàng là rất đáng tiếc,” Nurettin Canikli nói với các phóng viên. “Thật là chẳng may khi người ta có thể thấy những suy tư và và những dấu vết của não trạng thập tự quân trong các hành động của các triều Giáo Hoàng và của vị Giáo Hoàng này”.
Trong bài diễn văn được dọn sẵn của Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống, thuật ngữ “Metz Yeghern” của Armenia có nghĩa là “Đại ác” đã được dùng để đề cập đến tội ác tận diệt 1.5 triệu người Armenia của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915. Nhưng ngay sau đó, bỏ văn bản đã được soạn sẵn sang một bên, Đức Thánh Cha đã dùng từ “diệt chủng” để tham chiếu đến tội ác mà ngài gọi là “tội ác đầu tiên của hàng loạt các thảm họa tồi tệ của thế kỷ trước”.
Đức Thánh Cha nói:
“Đáng buồn, thảm kịch đó, cuộc diệt chủng đó, là thảm họa đầu tiên trong nhiều loạt thảm họa tồi tệ của thế kỷ qua, một thảm kịch xẩy ra được là do các mục tiêu sắc tộc, ý thức hệ hay tôn giáo bị bóp méo; các mục tiêu này làm tối đen tâm trí những kẻ hành hình thậm chí đến độ lên kế hoạch cho cuộc tận diệt toàn thể một dân tộc.”
“Càng đáng buồn là trong trường hợp này và trong cả hai trường hợp kia, các siêu cường quốc tế đã nhìn đi chỗ khác”.
Tất cả đã đứng lên vỗ tay vang dội. Trong diễn văn với Đức Giáo Hoàng, Tổng Thống Sargsyan nói: “Người ta không thể không tin vào chiến thắng của công lý khi 100 năm sau… sứ điệp công lý đã được chuyền tới nhân loại từ trung tâm thế giới Công Giáo”.
Tờ Hurriyet, một nhật báo hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, được thành lập từ năm 1948, và cho tới nay trong thời kỹ thuật số vẫn giữ được con số phát hành lên đến 400,000 bản mỗi ngày đăng tải một bài xã luận nhại lại quan điểm thường thấy của Thổ Nhĩ Kỳ trong đó tuy thừa nhận có một con số lớn các tín hữu Kitô Armenia sống trong Đế quốc Ottoman đã bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng Ottoman trong Thế chiến thứ nhất, nhưng không công nhận con số 1.5 triệu người bị giết, và phủ nhận việc giết người này được hoạch định có kế hoạch và vì vậy tờ báo cho rằng không thể coi đó là một cuộc diệt chủng. Theo tờ báo này, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo cũng bị thiệt mạng tại thời điểm đó.
Bài xã luận cũng trích thuật một nhận định của thủ tướng Nurettin Canikli:
“Đó không phải là một tuyên bố khách quan, và không phản ánh sự thật và ... cả thế giới biết điều này và cả người Armenia cũng thừa biết như vậy”.
Với những tuyên bố hàm hồ, nói cho qua chuyện của thủ tướng Nurettin Canikli, nhiều quan sát viên nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ không có những trả đũa ngoại giao như năm ngoái. Càng làm ầm ĩ vụ này lên, tội ác này của họ càng thu hút thêm sự chú ý của thế giới.
11. Đức Thánh Cha viếng thăm Đan viện Khor Virap của Armenia
Hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Armenia là cuộc viếng thăm Đan viện Khor Virap, một trong những nơi thánh quan trọng nhất của Giáo Hội Armenia.
Lúc gần 4 giờ chiều Chúa Nhật 26 tháng 6, tại Edchmiadzin, trụ sở của Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Đức Thánh Cha và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị đã gặp gỡ khoảng 100 người gồm các đại biểu và ân nhân của Giáo Hội này đã cộng tác vào việc chuẩn bị và tiến hành chuyến viếng thăm của ngài tại Armenia trong 3 ngày qua. Hai vị chào thăm từng người và chụp hình lưu niệm với họ, trước khi cùng lên đường đến Đan viện cổ kính Khor Virab cách đó 41 cây số. Đan viện tọa lạc trên một ngọn đồi giáp giới với Thổ nhĩ kỳ, và ở dưới chân ngọn núi Ararat, theo lưu truyền Con tàu của Ông Noe đã trôi tới núi trong trận hồng thủy.
Khor Virab có nghĩa là “Giếng Sâu”, bắt nguồn từ sự tích cái giếng sâu 40 mét nơi thánh Gregorio Vị Soi Sáng bị vua Tiridate III cầm tù trong 13 năm trời, trước khi thánh nhân chữa cho nhà vua lành bệnh và hoán cải Vua cùng toàn thể triều đình và quốc dân Armenia vào năm 301.
Đến thế kỷ thứ 5, một đan viện được xây trên nơi trước kia là nhà tù rồi một huynh đoàn cũng được thành lập tại đây. Trong thế kỷ 12 và 13, Đan viện trở thành một trung tâm nghiên cứu nổi tiếng và là nơi đào tạo những nhân vật nổi bật trong đời sống tôn giáo và văn hóa của Armenia. Nhà thờ được xây trên giếng thánh Gregorio sâu 6 mét rưỡi so với mặt đất và trở thành nơi hành hương thu hút tín hữu từ các nơi trong nước.
Năm 1679, một trận động đất dữ dội đã tàn phá Đan viện, nhưng rồi cơ sở này dần dần được tái thiết, rồi được thêm nhiều phần khác trong đó có tháp chuông.
Ngày nay Đan viện này thuộc chủ quyền của Tòa Tổng Thượng vụ Armenia tông truyền va cách đây gần 15 năm, Đức Gioan Phaolô 2 cũng đã tới đây hành hương ngày 27-9 năm 2001, vào cuối cuộc viếng thăm 3 ngày của ngài ở Armenia.
Khi đến đây vào lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị được vị Bề trên đan viện tiếp đón và hướng dẫn lên tới phòng gọi là “Giếng thánh Gregorio”. Tại đây hai vị cùng thắp lên một ngọn nến sáng, tượng trưng ánh sáng đức tin mà Thánh Gregorio đã rao giảng cho Armenia. Rồi hai vị đọc lời nguyện và Kinh Lạy Cha.
Sau khi ban phép lành cho mọi người hiện diện, hai vị Giáo Chủ tiến ra khuôn viên bên ngoài cho đến sân thượng hướng nhìn về núi Ararat và cùng thả hai con chim bồ câu trắng, tượng trưng cho hòa bình.
Liền đó, các vị ra phi trường quốc tế Zvartnots của thủ đô Yerevan cách đó gần 50 cây số. Tại đây, tổng thống Armenia cùng phu nhân và các quan chức chính phủ cũng như các vị lãnh đạo Giáo Hội đã có mặt để tiễn biệt.
12. Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Armenia về Rôma
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tội ác diệt chủng người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ, mối quan hệ của Giáo Hội với những người đồng tính, và việc người Anh biểu quyết rời khỏi Liên minh châu Âu vào cuối tuần qua, cũng như một loạt các chủ đề quan trọng khác trong một cuộc họp báo trên chuyến bay của ngài trở lại Rôma sau chuyến tông du đến Armenia.
Cuộc họp báo trong chuyến bay hôm Chúa Nhật 26 tháng 6 đã được bắt đầu với các vấn đề liên quan đến chuyến tông du của ngài đến Armenia. Khi được hỏi về thông điệp của ngài cho tương lai của Armenia, Đức Thánh Cha nói về những hy vọng và lời cầu nguyện cho công lý và hòa bình của ngài, và khuyến khích các nhà lãnh đạo làm việc với nhau nhằm hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Đức Giáo Hoàng sẽ đến Azerbaijan vào tháng 9 năm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến việc sử dụng từ ngữ “tội ác diệt chủng”. Đức Thánh Cha nói ngài “nhận thức được tầm mức nghiêm trọng về pháp lý” của thuật ngữ này, ngài không có ý khiêu khích Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ khi ở Buenos Aires, ngài đã dùng thuật ngữ này để đề cập đến việc giết hại người Armenia trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Ngài xác tín điều này và “sẽ rất là lạ lùng nếu tôi không dùng thuật ngữ ấy tại Armenia.”
Trong cuộc họp báo, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến một số vấn đề tôn giáo và đại kết. Phát biểu về những tranh cãi nảy sinh từ nhận xét của vị chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, trong một bài phát biểu đầu tháng này về một sự chia sẻ “Sứ Vụ Thánh Phêrô” với một vị Giáo Hoàng “hoạt động” và một vị Giáo Hoàng “chiêm niệm”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chỉ có một vị Giáo Hoàng, trong khi ca ngợi Đức Giáo Hoàng danh dự như là một “con người vĩ đại của Thiên Chúa.”
Về Công Đồng Liên Chính Thống Giáo, vừa kết thúc tại Crete, Đức Thánh Cha nói, “Một bước tiến đã được thực hiện . . Tôi nghĩ rằng kết quả của Công Đồng là tích cực”.
Đáp lại một câu hỏi về việc kỷ niệm 500 năm Tin Lành Cải cách sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “Tôi nghĩ rằng lẽ đây là thời điểm cho chúng ta không chỉ nhớ những vết thương trên cả hai bên, nhưng cũng là lúc để nhận biết những ân sủng của cuộc cải cách.” Theo Đức Thánh Cha, cầu nguyện và làm việc chung với nhau là điều quan trọng để dưỡng nuôi ước muốn hiệp nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trả lời một câu hỏi về vấn đề phụ nữ làm phó tế và quyết định của ngài hình thành một ủy ban để nghiên cứu vấn đề này. Đức Thánh Cha nói ngài ngạc nhiên và khó chịu khi nghe rằng nhận xét của ngài được diễn dịch theo nghĩa là Giáo Hội đã mở cửa cho việc phong chức linh mục cho nữ giới. “Điều này là không đúng sự thật khách quan”. Theo Đức Thánh Cha, “Suy nghĩ của phụ nữ cần phải được trân trọng vì họ tiếp cận vấn đề khác với những người đàn ông. Người ta không thể đưa ra quyết định tốt mà không lắng nghe những người phụ nữ.”
Khi được hỏi về sự kiện gần đây là nước Anh bỏ phiếu để rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Đức Thánh Cha nói ngài không có thời gian để nghiên cứu các lý do người dân Anh đã bỏ phiếu như thế. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha “Tình anh em là tốt hơn, và những cây cầu là tốt hơn so với các bức tường,”. Thừa nhận rằng có “những cách khác nhau của sự hiệp nhất”, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “sáng tạo và kết quả cụ thể là hai yếu tố thiết yếu cho Liên minh châu Âu khi phải đối mặt với những thách thức mới.”
Báo chí thế tục, bám vào những nhận xét của Đức Hồng Y Reinhard Marx nói rằng Giáo Hội phải xin lỗi những người đồng tính. Đáp lại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh một lần nữa rằng người đồng tính không nên bị phân biệt đối xử, nhưng ngài nói thêm, Giáo Hội cần phải cầu xin sự tha thứ của bất kỳ nhóm người nào bị tổn thương bởi các Kitô hữu không sống theo những đòi buộc của Tin Mừng. Sẽ luôn có những Kitô hữu tốt và những Kitô hữu xấu trong Giáo Hội. Trích dẫn dụ ngôn lúa và cỏ lùng của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều là thánh nhân, vì tất cả chúng ta có Chúa Thánh Thần. Nhưng chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, và tôi là người đầu tiên.”
Cuối cùng, trả lời một câu hỏi từ Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói lên những suy tư của ngài về chuyến viếng thăm Đài tưởng niệm Tzitzernakaberd, và cuộc hành trình sắp tới của mình đến Ba Lan, trong đó sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm trại tập trung Auschwitz. Đức Thánh Cha nói ở những nơi như vậy, ngài thích được suy tư âm thầm, “một mình”, cầu nguyện xin Chúa ban cho ngài “ân sủng để rơi lệ”.
Kết luận cho cuộc họp báo kéo dài gần một giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn các phóng viên vì công việc khó khăn của họ và cầu chúc họ mọi sự tốt lành.
Sau 4 giờ bay, chiếc Airbus A321 của hãng Alitalia chở Đức Thánh Cha, đoàn tùy tùng và 70 ký giả cùng đi, đã về đến phi trường Ciampino của thành phố Roma lúc quá 8 giờ rưỡi tối.
Trên đường về Vatican, như thông lệ, Đức Thánh Cha đã ghé lại Đền thờ Đức Bà Cả để dâng hoa cám ơn Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma đã phù hộ cho chuyến viếng thăm của ngài tại Armenia.
13. Đức Thánh Cha gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn Armenia
Trong buổi gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn, cũng như các giới chức xã hội và dân sự Armenia, Đức Thánh Cha ca ngợi niềm tin mạnh mẽ của dân tộc này và kêu gọi giới lãnh đạo bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo.
Lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày 24-6, Đức Thánh Cha đã đến phủ tổng thống Armenia cách dinh Tông Tòa 16 cây số để viếng thăm.
Tổng thống Sargsyan năm nay 62 tuổi (1954), đã từng làm bộ trưởng quốc phòng, rồi thủ tướng của Armenia, trước khi đảm nhận trách vụ hiện thời từ 8 năm nay (2008).
Hồi tháng 4 năm ngoái (2015), ông đã cùng với Đức Tổng thượng Phụ Karekin và các Giám Mục Armenia, Công Giáo và Tông truyền, đến Vatican để tham dự phụng vụ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc “tử đạo” của một triệu rưỡi người Armenia dưới bàn tay của quân Ottoman Thổ Nhĩ kỳ.
Sau khi hội kiến riêng với Tổng thống và chào thăm gia đình ông, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các giới chức chính quyền và xã hội dân sự và văn hóa của Armenia cũng như ngoại giao đoàn tại nước này, tổng cộng là 240 người, vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, cũng tại phủ Tổng Thống.
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn Tổng Thống, Đức Thánh Cha nhắc đến Đại Tai Ương hàng triệu người dân Armenia bị tàn sát và lễ tưởng niệm đã được cử hành hồi tháng 4 năm ngoái ở Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican. Ngài cũng ca ngợi dân tộc Armenia kiên vững trong thử thách và tìm được sức mạnh nơi thập giá của Chúa Kitô:
“Tôi ca ngợi dân tộc Armenia, được ánh sáng Tin Mừng soi chiếu, cả trong những lúc bi thảm nhất của lịch sử, vẫn luôn tìm thấy nơi Thập Giá và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, sức mạnh để trỗi dậy và tiếp tục hành trình trong phẩm giá. Điều này cho thấy cội rễ đức tin Kitô thật là sâu xa và kho tàng vô biên ơn an ủi và hy vọng chứa đựng trong đó. Nhớ đến những hậu quả đau buồn mà oán thù, thành kiến và ước muốn thống trị vô độ đưa tới trong thế kỷ vừa qua, tôi nồng nhiệt cầu chúc nhân loại biết rút ra từ kinh nghiệm bi thảm ấy bài học để hành động với tinh thần trách nhiệm va khôn ngoan để phòng ngừa, đừng để những điều kinh hoàng ấy tái diễn. Vì thế, từ mọi phía cần gia tăng nỗ lực để, trong những tranh chấp quốc tế, sự đối thoại luôn được trổi vượt, sự chân thần và liên lỷ tìm kiếm hòa bình, sự cộng tác giữa các quốc gia và sự chuyên cần dấn thân của các tổ chức quốc tế luôn chiếm ưu thế để kiến tạo một bầu không khí tín nhiệm, để đạt tới những hiệp định lâu bền.
Đức Thánh Cha cho biết: “Giáo Hội Công Giáo mong ước tích cực cộng tác với tất cả những người quan tâm đến số phận của nền văn minh và sự tôn trọng các quyền con người, để trên thế giới, các giá trị tinh thần được chiếm ưu thế, vạch mặt những người làm băng hoại ý nghĩa và vẻ đẹp của các giá trị ấy. Về vấn đề này, một điều tối quan trọng là tất cả nhưng người tuyên xưng niềm tin nơi Thiên Chúa hiệp lực với nhau để cô lập hóa những kẻ lạm dụng tôn giáo để thực hiện những dự án chiến tranh, chiếm đoạt, bách hại, lèo lái và lạm dụng danh thánh của Thiên Chúa.
“Đặc biệt ngày nay, các tín hữu Kitô, giống như và có thể là hơn cả thời các vị tử đạo đầu tiên, tại một số nơi họ bị kỳ thị và bách hại chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin của họ, trong khi quá nhiều xung đột ở nhiều miền trên thế giới vẫn chưa tìm được những giải pháp tích cực, tạo nên tang tóc, tàn phá và những cuộc cưỡng bách di cư toàn thể dân tộc. Vì thế điều tối cần thiết là các vị nắm giữ vận mệnh của các dân nước này can đảm và không chút trì hoãn đề ra và thực hiện những sáng kiến nhắm chấm dứt những đau khổ ấy, tìm kiếm hòa bình, bảo vệ và đón tiếp những người đang bị tấn công và bách hại, thăng tiến công lý và sự phát triển dài hạn như những mục tiêu hàng đầu. Nhân dân Armenia đã đích thân trải qua những tình trạng như thế; họ biết đau khổ và bách hại; họ bảo tồn trong ký ức không những các vết thương trong quá khứ, nhưng cả tinh thần giúp họ mỗi lần đầu bắt đầu lại. Theo ý nghĩa đó, tôi khích lệ anh chị em đừng quên sự đóng góp quí giá này cho cộng đồng quốc tế.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến một kỷ niệm quan trọng và nói rằng:
“Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm Armenia được độc lập. Đây là một dịp quí giá để vui mừng và nhớ đến những mục tiêu đã đạt được cũng như để đề ra những mục tiêu mới cần hướng tới. Những buổi lễ mừng độc lập càng có ý nghĩa nếu chúng trở thành cho mọi người Armenia ở quê hương cũng như ở hải ngoại một dịp đặc biệt để hồi niệm và phối hợp nghị lực, với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển đất nước về mặt dân sự và xã hội, công bằng và bao gồm mọi người. Vấn đề ở đây là liên tục kiểm chứng để không bao giờ lỗi những giới luật luân lý về công lý bình đẳng cho tất cả mọi người và về tình liên đới với nhưng người yếu thế và kém may mắn.
Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo, tuy chỉ hiện diện tại đất nước này với số người giới hạn, nhưng cũng vui mừng vì có thể góp phần làm tăng trưởng xã hội, đặc biệt trong những hoạt động nhắm giúp đỡ những người yếu thế và nghèo túng hơn, trong lãnh vực y tế và giáo dục, trong lãnh vực bác ái, như nhà thương Redemptoris Mater, Mẹ Giáo Hội, ở Ashotsk, từ 25 năm nay, hoạt động của trường học ở thủ đô Yerevan, các sáng kiến của Caritas Armenia và hoạt động của các dòng tu.
Xin Chúa chúc lành và bảo vệ Armenia, phần đất được soi sáng nhờ đức tin, lòng can đảm của các vị tử đạo, niềm hy vọng mạnh hơn mọi đau khổ”.
Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền, Đức Thánh Cha đã về dinh tông tòa ở Etchmiadzin của Giáo Hội Armenia Tông Truyền để hội kiến với Đức Tổng Thượng Phụ và chào thăm phái đoàn 45 Giám Mục của Giáo Hội này vào lúc 7 giờ rưỡi tối. Sau đó ngài đã dùng bữa tối và qua đêm cũng tại dinh này.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN