Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Buổi cầu nguyện đại kết cho hoà bình của Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tông Truyền Amernia</b>
27/06/2016 12:00:00 SA
Thứ Bẩy 25 tháng 6 là ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ tại Armenia. Ban sáng Đức Thánh Cha có ba sinh hoạt chính là viếng thăm Đài tưởng niệm cuộc diệt chủng người Armenia tại Etchmiadzin, chủ sự thánh lễ tại Gyumri, và thăm tu viện Đức Bà Armenia. Vào ban chiều sau khi viếng thăm nhà thờ chính toà Armenia Tông truyền và nhà thờ chính toà Công Giáo Armenia tại Gyumri, Đức Thánh Cha đáp máy bay trở về Yerevan để tham dự buổi gặp gỡ đại kết cầu nguyện cho hoà bình tại quảng trường Cộng Hoà.
Quảng trường Cộng Hòa tọa lạc trước Dinh chính quyền, các Bộ và Viện bảo tàng quốc gia. Buổi phụng vụ lời Chúa cầu nguyện cho hoà bình được cử hành bằng tiếng Ý và Armenia.
Dàn nhạc đại hòa tấu quốc gia Amernia đang trình tấu những bài thánh ca khẩn xin hòa bình trước một con số đông đảo hơn 50,000 người trong đó đa số là những người trẻ.
Armenia là một quốc gia bé nhỏ chỉ rộng gần 30 ngàn cây số vuông, với hơn 2 triệu 900 ngàn dân cư, trong đó 90% là tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia tông truyền, và khoảng 10% tức là 280 ngàn tín hữu Công Giáo Armeni, với 3 giáo phận do 3 Giám Mục coi sóc và 40 giáo xứ được 30 linh mục triều và dòng phụ trách. Ngoài ra có 50 ngàn tín hữu Công Giáo la tinh sinh sống tại nước này.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Thượng Phụ Karekin Đệ Nhất, cũng gọi là “Catholicos”, tức là vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị còn ký với Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin Đệ Nhất, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Theo chân các vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô hoàn toàn dấn thân trong việc đẩy mạnh sự hợp nhất Kitô Giáo, một chính nghĩa có khuynh hướng khởi đầu với Chính Thống Giáo vì sự phân ly Đông Tây hơn một nghìn năm trước là ly giáo nguyên khởi của Kitô Giáo.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Từ trong một chiếc lều được dựng giữa quảng trường, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị đã tiến ra trong tiếng vỗ tay hoan hô của cộng đoàn và trong tiếng nhạc của bài ca Nhập Lễ do dàn nhạc đại hòa tấu quốc gia Amernia thực hiện.
Buổi cầu nguyện đại kết cho hòa bình được thực hiện dưới hình thức một buổi Phụng Vụ Lời Chúa xen lẫn với các lời nguyện và các bài thánh ca.
Bên cạnh dàn nhạc đại hòa tấu quốc gia Amernia, còn có một ca đoàn hùng hậu của Giáo Hội Tông Truyền Armenia và một ca đoàn nhỏ hơn của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La tinh.
Trên khán đài, Đức Thánh Cha và phái đoàn Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Armenia đứng phía bên trái khán đài, trong khi Đức Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị và các vị thuộc Giáo Hội Tông Truyền đứng bên phía tay phải khán đài.
Về phía Giáo Hội Công Giáo chúng tôi ghi nhận bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông Phương, Đức Tổng Giám Mục Giovanni Angelo Becciu, Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tòa Thánh và Đức Thượng Phụ Công Giáo Grégoire Pierre cùng một số Giám Mục Công Giáo Armenia.
Một Đức Ông của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La tinh tại Armenia đã đọc bài trích thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Philíphê chương 2 từ câu 1 đến câu 11.
Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giêsu.
Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
“Đức Giêsu Ki-tô là Chúa”.
Sau những bài thánh ca, một vị Giám Mục Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã đọc bài Phúc Âm theo Thánh Gioan chương 14 từ câu 15 đến câu 30.
Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Ông Giu-đa, không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian? “Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.
Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.”
Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!”
Trong bài chia sẻ của mình, Đức Thượng Phụ Karaken Đệ Nhị nói:
Kính thưa Đức Thánh Cha, người anh em thân mến trong Chúa Kitô,
Kính Thưa Tổng Thống Cộng Hòa Armenia,
Kính thưa anh em thiêng liêng đầy ơn thánh và các tín hữu thân mến
Với lời ca ngợi thánh danh Thiên Chúa Tối Cao trên môi miệng, hôm nay, tại trung tâm thủ đô Yerevan này, dưới cái nhìn diễm phúc của Núi Ararat có ý nghĩa thánh kinh, chúng ta đã tụ họp nhau để cầu nguyện chung. Từ lãnh thổ của Nôê mà từ đó Thiên Chúa đã cho mọc lên cầu vồng hòa bình, chúng ta cất cao lời khẩn nguyện của chúng ta lên trời cùng với người anh em thân yêu của chúng ta trong Chúa Kitô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cầu cho việc thiết lập hòa bình trên thế giới và cho cuộc sống an ninh và thịnh vượng. Chúng ta xúc động khi thấy cầu nguyện với chúng ta tại công viên này còn có các nạn nhân chiến tranh, nạn nhân khủng bố, và nạn nhân bạo lực vốn là người tị nạn từ Azerbaijan cũng như từ Syria, và Iraq. Với niềm hy vọng vào Thiên Chúa, họ đang chờ những ngày hòa bình để có thể trở về quê cha đất tổ của họ.
Thực vậy, một thập niên rưỡi trước đây, chúng ta đã chào mừng thiên niên kỷ thứ ba với niềm hy vọng rằng nó sẽ khởi đầu cho việc sống chung trong tình liên đới giữa các dân tộc và sự hợp tác tốt đẹp giữa các quốc gia để tạo ra một thế giới hòa bình và công lý. Ây thế mà, ngày nào, ta cũng nghe thấy các tin tức gây bối rối về các cuộc chiến tranh gia tăng, các hành vi khủng bố, các đau đớn khôn tả, các mất mát không thể nào thay thế được. Trẻ em, thiếu niên, phụ nữ, và người già tại nhiều nơi trên thế giới, thuộc các quốc tịch, các tôn giáo và tuyên tín khác nhau, đang trở thành nạn nhân của vũ khí giết người và bạo lực dã man, hoặc buộc phải chọn con đường tị nạn, vượt qua các khó khăn không thể nào giải thích được, mong tìm được nơi trú ẩn an toàn.
Đúng một thế kỷ trước đây, quốc gia chúng ta cũng đã phải bước cùng một con đường đó, cũng rơi vào một tình thế nguy kịch, trong đó, do cuộc Diệt Chủng Người Armenia, quốc gia chúng ta đã mất đa số lãnh thổ quê hương và sau khi chịu con số 1 triệu rưỡi tử đạo, đã chiến đấu đòi quyền hiện hữu. Cả hôm nay nữa, quốc gia chúng ta lại phải sống trong tình thế khó khăn của một cuộc chiến tranh không tuyên chiến, phải bảo vệ hoà bình ngay trong biên giới quê hương mình với một giá cao và quyền của người dân Nagorno-Karabakh được sống tự do trong nôi mẹ của mình. Các làng mạc Armenia từng bị đánh bom và tàn phá, binh sĩ bảo vệ hòa bình cũng như trẻ em đang độ đến trường bị giết và bị thương, các dân thường yêu hòa bình và không vũ trang từng bị tra tấn.
Khi đương đầu với các khó khăn này, nhân dân chúng ta vẫn có lòng tương cảm, đối với các đổ nát và mất mát đang liên tiếp diễn ra tại Cận Đông, đối với các hành vi khủng bố đã và đang diễn ra tại các thành phố lớn của Âu Châu, tại Nga, tại Hiệp Chúng Quốc, tại Á Châu và Phi Châu, và đối với các di sản tôn giáo và văn hóa đang bị phá hoại cách tàn nhẫn trong các vùng có tranh chấp. Biết bao địa điểm thánh thiêng đã bị xúc phạm và biết bao nghệ phẩm giá trị bị tiêu hủy tại Syria, Iraq, và tại các quốc gia Đông Phương và Phi Châu? Biết bao cây thập giá bằng đá đã bị tiêu hủy ở Azerbaijan? Vùi sâu dưới những hoang tàn, đau đớn vì mất mát và thiếu thốn ấy, là những giá trị và xúc cảm của linh hồn con người.
Trong những tình huống như thế, sứ mệnh của các Giáo Hội Kitô và của các nhà lãnh đạo tôn giáo không thể chỉ tự giới hạn vào việc giúp đỡ các nạn nhân, an ủi họ, và chăm sóc mục vụ cho họ. Các biện pháp thực tế hơn cần được sử dụng trên đường tìm kiếm hòa bình bằng cách củng cố các cố gắng của chúng ta nhằm ngăn chặn sự ác, bằng cách phát huy tinh thần yêu thương, liên đới và hợp tác trong các xã hội qua cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, phù hợp với mệnh lệnh của Thiên Chúa, “phúc cho những người kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa” (Mt 5:9).
Kính thưa Đức Thánh Cha, hiển nhiên, việc phục vụ của ngài quả đang phản ảnh sự tận tụy hết lòng của ngài đối với mệnh lệnh của Thiên Chúa về hòa bình trên thế giới và hòa giải giữa các dân tộc. Một trong các chứng từ về điều này là Thánh Lễ long trọng của ngài, cử hành năm ngoái tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, nhân dịp một trăm năm Cuộc Diệt Chủng Armenia để tưởng niệm các nạn nhân vô tội của chúng tôi, khi, trong sứ điệp của ngài, ngài đã nói lên sự cấp thiết phải lập lại công lý và ngài đã quả quyết “Che đậy và bác bỏ tội ác là như để một vết thương cứ tiếp tục chẩy máu mà không chịu băng bó nó!”.
Năm ngoái, được hướng dẫn bởi cùng nguyên tắc trên, nhiều quốc gia và tổ chức mới, một lần dứt khoát, đã kết án cuộc Diệt Chủng Armenia, trong đó có Đức Quốc vốn là đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ thời Thế Chiến I; nước này trong những ngày gần đây đã nhìn nhận cuộc Diệt Chủng chống lại người Armenia.
Nhân dân chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha và mọi người bênh vực và bảo vệ công lý, và kỳ vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ, nghe theo sứ điệp của ngài và lời kêu gọi của nhiều nước cũng như nhiều định chế quốc tế, sẽ chứng tỏ đủ can đảm để giáp mặt với lịch sử, chấm dứt việc phong tỏa Armenia một cách phi pháp và ngưng hẳn việc hỗ trợ các vụ khiêu khích quân phiệt của Azerbaijan nhắm chống lại quyền của người Nagorno-Karabakh được sống trong tự do và hòa bình.
Quả thực, hoà bình sẽ không thể nào thực hiện được nếu không có công lý, mạng sống con người không thể trở thành đề tài cho các suy đoán và không thể bị làm ngơ. Như Thánh Tông Đồ nói, “Thiên Chúa không tỏ đầu óc phe phái, nhưng ở mọi quốc gia, bất cứ ai kính sợ Người và làm điều đúng đều được Người chấp nhận” (Cv 10:34-35). Chỉ có thứ công lý biết bám rễ trong việc bảo vệ các quyền lợi của các cá nhân và của các dân tộc, mới có thể trở thành nền tảng vững chắc để ngăn ngừa tội ác chống nhân loại mà thôi, và mới là con đường thành công nhất dẫn đến một giải pháp toàn diện cho cuộc tranh chấp.
Với một trái tim tha thiết, chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa để mục tiêu trên được thực hiện, ngõ hầu Người nghe thấy lời cầu nguyện của chúng ta và khi hậu hĩnh đổ tràn các ơn của Chúa Thánh Thần xuống, Người sẽ đội triều thiên cho tình thương huynh đệ và sự hợp tác của các Giáo Hội bằng nhiều thành quả phong phú. Xin Chúa hay thương xót của chúng ta tẩy rửa thế giới khỏi các thảm kịch sự ác và ban hoà bình và che chở, và như lời tiên tri từng quả quyết, người ta sẽ rèn gươm của họ thành lưỡi cày, giáo của họ thành lưỡi liềm, nước này sẽ không tuốt gươm chống lại nước kia, cả hai không còn học chiến tranh nữa (Is 2:4).
Với những trái tim tràn đầy niềm vui thiêng liêng của cuộc gặp gỡ giữa chúng ta, vốn do Chúa nhân lành ban cho chúng ta, chúng tôi van nài Chúa Cứu Thế của chúng ta ban ơn thánh và bằng an của Người cho mọi người chúng ta, và xin kính mời ngài, người anh em thân yêu của chúng tôi trong Chúa Kitô, ban sứ điệp của ngài và ban phúc lành dư tràn của ngài cho hàng ngàn tín hữu đang tụ họp tại đây.
Trong bài chia sẻ của mình tiếp sau bài chia sẻ của Đức Thượng Phụ Karaken Đệ Nhị, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Để thực hiện sự hiệp nhất cần có lời cầu nguyện của tất cả mọi người, và cần gia tăng tình yêu thương nhau, vì chỉ có lòng bác ái mới có thể chữa lành ký ức và các vết thương của quá khứ: chỉ có tình yêu thương mới xóa bỏ được các thành kiến và cho phép thừa nhận rằng việc cởi mở với người anh em thanh tẩy và cải tiến các xác tín của mình. Chúng ta được mời gọi can đảm từ bỏ các xác tín cứng nhắc và các lợi lộc riêng, nhân danh tình yêu tự hạ và trao ban, nhân danh tình yêu khiêm nhường.
Ngài đã nói lên ước muốn của ngài được viếng thăm Armenia, là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã lãnh nhận đức tin kitô. Các thánh giá bằng đá “khatchkar” kể lại một lịch sử duy nhất bao gồm đức tin sắt đá và khổ đau vô biên, một lịch sử giầu các chứng nhân tuyệt vời của Tin Mừng, mà anh chị em là những người thừa kế. Tôi đến như người hành hương từ Roma để gặp gỡ anh chị em và bầy tỏ tâm tình yêu thương quý mến và vòng tay ôm huynh đệ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, yêu mến anh chị em và gần gũi với anh chị em.
Trong các năm qua các cuộc gặp gỡ giữa hai Giáo Hội đã được củng cố, luôn thân tình và đáng ghi nhớ. Và tôi cám ơn anh chị em vì lòng trung thành với Tin Mừng thường rất anh hùng, và là một món quà vô giá cho mọi kitô hữu. Chúng ta vui mừng chia sẻ biết bao bước tiến trên con đường chung, và tin tưởng hướng nhìn về một ngày, trong đó với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta sẽ hiệp nhất gần bàn thờ hiến tế của Chúa Kitô trong sự hiệp thông thánh thể tràn đầy.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt nhắc đến biết bao vị tử đạo đã đóng ấn niềm tin chung nơi Chúa Kitô với máu của các vị. Các vị là những vì sao chiếu sáng và chỉ đường cho chúng ta trên con đường còn lại phải đi. Trong số các vị thánh đó nổi bật là thánh Catholicos Nerses Shnorhali, rất yêu thương dân tộc và các truyền thống, và hướng tới các Giáo Hội khác. Sự hiệp nhất thực ra không phải là một lợi thế chiến thuật cần tìm kiếm cho lợi ích của nhau, nhưng là lợi thế mà Chúa Giêsu xin chúng ta, và là điều chúng ta phải chu toàn với thiện chí và tất cả sức lực của mình, để thực hiện sứ mệnh của chúng ta là trao ban Tin Mừng cho thế giới với sự trung thực. Theo thánh Nerses để thực hiện sự hiệp nhất cần thiết thiện chí của một ai đó trong Giáo Hội thì không đủ: cần phải có lời cầu nguyện của tất cả mọi người. Chính vì thế chiều nay tôi đến đây để xin anh chị em món quà của lời cầu nguyện. Thánh Nerses cũng ghi nhận là cần gia tăng tình yêu thương nhau, vì chỉ có lòng bác ái mới có thể chữa lành ký ức và các vết thương của quá khứ: chỉ có tình yêu thương mới xóa bỏ được các thành kiến và cho phép thừa nhận rằng việc cởi mở với người anh em thanh tẩy và cải tiến các xác tín của mình. Noi gương thánh nhân chúng ta được mời gọi can đảm từ bỏ các xác tín cứng nhắc và các lợi lộc riêng, nhân danh tình yêu tự hạ và trao ban, nhân danh tình yêu khiêm nhường: nó là dầu được chúc lành của cuộc sống kitô, là dầu thơm thiêng liêng quý báu chữa lành, củng cố và thánh hóa. Thánh nhân nói “Chúng ta hãy bổ túc các thiếu sót với lòng bác ái đồng nhất”… Không phải các tính toán, và các lợi thế, nhưng là tình yêu thương khiêm nhường và quảng đại lôi kéo lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, phước lành của Chúa Kitô và sự phong phú của Chúa Thánh Thần.
Sự bình an mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta thế giới này vất vả tìm kiếm. Ngày nay các chướng ngại trên con đường hoà bình lớn biết bao, và các hậu quả của chiến tranh thê thảm biết bao! Tôi nghĩ tới các dân tộc bị bó buộc phải bỏ tất cả, đặc biệt là bên vùng Trung Đông, nơi biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta đau khổ vì bạo lực và bách hại, vì thù hận và các xung khắc luôn luôn được dưỡng nuôi bởi tệ nạn phổ biến và buôn bán khí giới, bởi cám dỗ dùng võ lực và thiếu tôn trọng đối với con người, đặc biệt là đối với những người yếu đuối, nghèo nàn và đối với tất cả những ai chỉ xin có một cuộc sống xứng đáng.
Tiếp tục bài giảng trong buổi cầu nguyện đại kết cho hoà bình, Đức Thánh Cha nói: Tôi không thể không nghĩ tới các thử thách kinh khủng mà dân tộc anh chị em đã phải sống: một thế kỷ đã qua, kể từ khi “Sự dữ lớn lao” đổ ập trên anh chị em. Cuộc tàn sát to lớn và điên loạn, mầu nhiệm thê thảm này của sự gian ác mà dân tộc anh chị em đã sống trong thịt xác, ghi đậm dấu trong ký ức và nung nấu con tim. Tôi muốn nhấn mạnh rằng các khổ đau của anh chị em cũng là các khổ đau của chúng tôi: chúng là các khổ đau của Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Nhớ lại chúng không chỉ là điều thích đáng mà là một bổn phận: Ước chi chúng là lời cảnh cáo cho mọi thời đại, để thế giới đừng bao giờ rơi vào lốc xoáy của những kinh hoàng như thế!
Đức Thánh Cha đã ca ngợi đức tin kitô của Giáo Hội Armenia cả trong những lúc thê thảm nhất của lịch sử đã là sức đẩy khai mào cuộc tái sinh của dân tộc bị thử thách. Nó chính là sức mạnh đích thực cho phép anh chị em rộng mở cho con đường nhiệm mầu và cứu rỗi của Phục Sinh: các vết thương còn mở và bị gây ra bởi thù hận tàn bạo và vô nghĩa có thể trong một cách thế nào đó đồng hình dạng với các vết thương của Chúa Kitô phục sinh, với các vết thương đã bị mở ra và Ngài còn mang trên thịt xác ngày hôm nay... Các vết thương kinh khủng ấy được tình yêu biến đổi đã trở thành suối nguồn của tha thứ và hoà bình… Thật thế, ký ức được tình yêu đi ngang qua có khả năng bước đi trên các con đường mới gây kinh ngạc, nơi các đan dệt của thù hận biến thành các dự án hoà giải, trong đó có thể hy vọng nơi một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người.
Hướng tới các bạn trẻ Đức Thánh Cha nói: Các người trẻ thân mến, tương lai này tuỳ thuộc các con: khi làm cho sự khôn ngoan của cha ông các con thành kho tàng, các con hãy ước muốn trở thành những người xây dựng hòa bình, không phải các chưởng khế của tình trạng ngưng đọng, nhưng là những người tích cực thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ và hoà giải.
Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi người noi gương thánh Gregorio thành Narek mà ngài đã tuyên bố là Tiến sĩ Hội Thánh và có thể gọi thánh nhân là “Tiến sĩ hòa bình”. Cuốn sách ngài viết có thể là hiến pháp tinh thần của nhân dân Armenia, trong đó có lời cầu này: “Lậy Chúa, xin nhớ tới những người trong dòng giống nhân loại là các kẻ thù của chúng con, nhưng vì thiện ích của họ, xin thực thi nơi họ sư tha thứ và lòng thương xót” Nhu thánh nhân chúng ta cũng phải là người dâng lời cầu nguyên cho toàn thế giới. Đức Thánh Cha gửi lời chào mọi người dân Armenia sống rải rác đó đây trên thế giới, và cầu chúc họ trở thành các sứ giả của sự hiệp thông và hòa bình.
Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị đã ôm hôn trao ban bình an cho nhau, rồi ban phép lành cho tín hữu.
Từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã đi xe về dinh Tông toà Etchmiadzin cách đó 12 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm, kết thúc ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm Armenia ba ngày.
Quảng trường Cộng Hòa tọa lạc trước Dinh chính quyền, các Bộ và Viện bảo tàng quốc gia. Buổi phụng vụ lời Chúa cầu nguyện cho hoà bình được cử hành bằng tiếng Ý và Armenia.
Dàn nhạc đại hòa tấu quốc gia Amernia đang trình tấu những bài thánh ca khẩn xin hòa bình trước một con số đông đảo hơn 50,000 người trong đó đa số là những người trẻ.
Armenia là một quốc gia bé nhỏ chỉ rộng gần 30 ngàn cây số vuông, với hơn 2 triệu 900 ngàn dân cư, trong đó 90% là tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia tông truyền, và khoảng 10% tức là 280 ngàn tín hữu Công Giáo Armeni, với 3 giáo phận do 3 Giám Mục coi sóc và 40 giáo xứ được 30 linh mục triều và dòng phụ trách. Ngoài ra có 50 ngàn tín hữu Công Giáo la tinh sinh sống tại nước này.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Thượng Phụ Karekin Đệ Nhất, cũng gọi là “Catholicos”, tức là vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị còn ký với Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin Đệ Nhất, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Theo chân các vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô hoàn toàn dấn thân trong việc đẩy mạnh sự hợp nhất Kitô Giáo, một chính nghĩa có khuynh hướng khởi đầu với Chính Thống Giáo vì sự phân ly Đông Tây hơn một nghìn năm trước là ly giáo nguyên khởi của Kitô Giáo.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Từ trong một chiếc lều được dựng giữa quảng trường, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị đã tiến ra trong tiếng vỗ tay hoan hô của cộng đoàn và trong tiếng nhạc của bài ca Nhập Lễ do dàn nhạc đại hòa tấu quốc gia Amernia thực hiện.
Buổi cầu nguyện đại kết cho hòa bình được thực hiện dưới hình thức một buổi Phụng Vụ Lời Chúa xen lẫn với các lời nguyện và các bài thánh ca.
Bên cạnh dàn nhạc đại hòa tấu quốc gia Amernia, còn có một ca đoàn hùng hậu của Giáo Hội Tông Truyền Armenia và một ca đoàn nhỏ hơn của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La tinh.
Trên khán đài, Đức Thánh Cha và phái đoàn Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Armenia đứng phía bên trái khán đài, trong khi Đức Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị và các vị thuộc Giáo Hội Tông Truyền đứng bên phía tay phải khán đài.
Về phía Giáo Hội Công Giáo chúng tôi ghi nhận bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông Phương, Đức Tổng Giám Mục Giovanni Angelo Becciu, Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tòa Thánh và Đức Thượng Phụ Công Giáo Grégoire Pierre cùng một số Giám Mục Công Giáo Armenia.
Một Đức Ông của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La tinh tại Armenia đã đọc bài trích thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Philíphê chương 2 từ câu 1 đến câu 11.
Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giêsu.
Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
“Đức Giêsu Ki-tô là Chúa”.
Sau những bài thánh ca, một vị Giám Mục Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã đọc bài Phúc Âm theo Thánh Gioan chương 14 từ câu 15 đến câu 30.
Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Ông Giu-đa, không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian? “Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.
Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.”
Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!”
Trong bài chia sẻ của mình, Đức Thượng Phụ Karaken Đệ Nhị nói:
Kính thưa Đức Thánh Cha, người anh em thân mến trong Chúa Kitô,
Kính Thưa Tổng Thống Cộng Hòa Armenia,
Kính thưa anh em thiêng liêng đầy ơn thánh và các tín hữu thân mến
Với lời ca ngợi thánh danh Thiên Chúa Tối Cao trên môi miệng, hôm nay, tại trung tâm thủ đô Yerevan này, dưới cái nhìn diễm phúc của Núi Ararat có ý nghĩa thánh kinh, chúng ta đã tụ họp nhau để cầu nguyện chung. Từ lãnh thổ của Nôê mà từ đó Thiên Chúa đã cho mọc lên cầu vồng hòa bình, chúng ta cất cao lời khẩn nguyện của chúng ta lên trời cùng với người anh em thân yêu của chúng ta trong Chúa Kitô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cầu cho việc thiết lập hòa bình trên thế giới và cho cuộc sống an ninh và thịnh vượng. Chúng ta xúc động khi thấy cầu nguyện với chúng ta tại công viên này còn có các nạn nhân chiến tranh, nạn nhân khủng bố, và nạn nhân bạo lực vốn là người tị nạn từ Azerbaijan cũng như từ Syria, và Iraq. Với niềm hy vọng vào Thiên Chúa, họ đang chờ những ngày hòa bình để có thể trở về quê cha đất tổ của họ.
Thực vậy, một thập niên rưỡi trước đây, chúng ta đã chào mừng thiên niên kỷ thứ ba với niềm hy vọng rằng nó sẽ khởi đầu cho việc sống chung trong tình liên đới giữa các dân tộc và sự hợp tác tốt đẹp giữa các quốc gia để tạo ra một thế giới hòa bình và công lý. Ây thế mà, ngày nào, ta cũng nghe thấy các tin tức gây bối rối về các cuộc chiến tranh gia tăng, các hành vi khủng bố, các đau đớn khôn tả, các mất mát không thể nào thay thế được. Trẻ em, thiếu niên, phụ nữ, và người già tại nhiều nơi trên thế giới, thuộc các quốc tịch, các tôn giáo và tuyên tín khác nhau, đang trở thành nạn nhân của vũ khí giết người và bạo lực dã man, hoặc buộc phải chọn con đường tị nạn, vượt qua các khó khăn không thể nào giải thích được, mong tìm được nơi trú ẩn an toàn.
Đúng một thế kỷ trước đây, quốc gia chúng ta cũng đã phải bước cùng một con đường đó, cũng rơi vào một tình thế nguy kịch, trong đó, do cuộc Diệt Chủng Người Armenia, quốc gia chúng ta đã mất đa số lãnh thổ quê hương và sau khi chịu con số 1 triệu rưỡi tử đạo, đã chiến đấu đòi quyền hiện hữu. Cả hôm nay nữa, quốc gia chúng ta lại phải sống trong tình thế khó khăn của một cuộc chiến tranh không tuyên chiến, phải bảo vệ hoà bình ngay trong biên giới quê hương mình với một giá cao và quyền của người dân Nagorno-Karabakh được sống tự do trong nôi mẹ của mình. Các làng mạc Armenia từng bị đánh bom và tàn phá, binh sĩ bảo vệ hòa bình cũng như trẻ em đang độ đến trường bị giết và bị thương, các dân thường yêu hòa bình và không vũ trang từng bị tra tấn.
Khi đương đầu với các khó khăn này, nhân dân chúng ta vẫn có lòng tương cảm, đối với các đổ nát và mất mát đang liên tiếp diễn ra tại Cận Đông, đối với các hành vi khủng bố đã và đang diễn ra tại các thành phố lớn của Âu Châu, tại Nga, tại Hiệp Chúng Quốc, tại Á Châu và Phi Châu, và đối với các di sản tôn giáo và văn hóa đang bị phá hoại cách tàn nhẫn trong các vùng có tranh chấp. Biết bao địa điểm thánh thiêng đã bị xúc phạm và biết bao nghệ phẩm giá trị bị tiêu hủy tại Syria, Iraq, và tại các quốc gia Đông Phương và Phi Châu? Biết bao cây thập giá bằng đá đã bị tiêu hủy ở Azerbaijan? Vùi sâu dưới những hoang tàn, đau đớn vì mất mát và thiếu thốn ấy, là những giá trị và xúc cảm của linh hồn con người.
Trong những tình huống như thế, sứ mệnh của các Giáo Hội Kitô và của các nhà lãnh đạo tôn giáo không thể chỉ tự giới hạn vào việc giúp đỡ các nạn nhân, an ủi họ, và chăm sóc mục vụ cho họ. Các biện pháp thực tế hơn cần được sử dụng trên đường tìm kiếm hòa bình bằng cách củng cố các cố gắng của chúng ta nhằm ngăn chặn sự ác, bằng cách phát huy tinh thần yêu thương, liên đới và hợp tác trong các xã hội qua cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, phù hợp với mệnh lệnh của Thiên Chúa, “phúc cho những người kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa” (Mt 5:9).
Kính thưa Đức Thánh Cha, hiển nhiên, việc phục vụ của ngài quả đang phản ảnh sự tận tụy hết lòng của ngài đối với mệnh lệnh của Thiên Chúa về hòa bình trên thế giới và hòa giải giữa các dân tộc. Một trong các chứng từ về điều này là Thánh Lễ long trọng của ngài, cử hành năm ngoái tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, nhân dịp một trăm năm Cuộc Diệt Chủng Armenia để tưởng niệm các nạn nhân vô tội của chúng tôi, khi, trong sứ điệp của ngài, ngài đã nói lên sự cấp thiết phải lập lại công lý và ngài đã quả quyết “Che đậy và bác bỏ tội ác là như để một vết thương cứ tiếp tục chẩy máu mà không chịu băng bó nó!”.
Năm ngoái, được hướng dẫn bởi cùng nguyên tắc trên, nhiều quốc gia và tổ chức mới, một lần dứt khoát, đã kết án cuộc Diệt Chủng Armenia, trong đó có Đức Quốc vốn là đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ thời Thế Chiến I; nước này trong những ngày gần đây đã nhìn nhận cuộc Diệt Chủng chống lại người Armenia.
Nhân dân chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha và mọi người bênh vực và bảo vệ công lý, và kỳ vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ, nghe theo sứ điệp của ngài và lời kêu gọi của nhiều nước cũng như nhiều định chế quốc tế, sẽ chứng tỏ đủ can đảm để giáp mặt với lịch sử, chấm dứt việc phong tỏa Armenia một cách phi pháp và ngưng hẳn việc hỗ trợ các vụ khiêu khích quân phiệt của Azerbaijan nhắm chống lại quyền của người Nagorno-Karabakh được sống trong tự do và hòa bình.
Quả thực, hoà bình sẽ không thể nào thực hiện được nếu không có công lý, mạng sống con người không thể trở thành đề tài cho các suy đoán và không thể bị làm ngơ. Như Thánh Tông Đồ nói, “Thiên Chúa không tỏ đầu óc phe phái, nhưng ở mọi quốc gia, bất cứ ai kính sợ Người và làm điều đúng đều được Người chấp nhận” (Cv 10:34-35). Chỉ có thứ công lý biết bám rễ trong việc bảo vệ các quyền lợi của các cá nhân và của các dân tộc, mới có thể trở thành nền tảng vững chắc để ngăn ngừa tội ác chống nhân loại mà thôi, và mới là con đường thành công nhất dẫn đến một giải pháp toàn diện cho cuộc tranh chấp.
Với một trái tim tha thiết, chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa để mục tiêu trên được thực hiện, ngõ hầu Người nghe thấy lời cầu nguyện của chúng ta và khi hậu hĩnh đổ tràn các ơn của Chúa Thánh Thần xuống, Người sẽ đội triều thiên cho tình thương huynh đệ và sự hợp tác của các Giáo Hội bằng nhiều thành quả phong phú. Xin Chúa hay thương xót của chúng ta tẩy rửa thế giới khỏi các thảm kịch sự ác và ban hoà bình và che chở, và như lời tiên tri từng quả quyết, người ta sẽ rèn gươm của họ thành lưỡi cày, giáo của họ thành lưỡi liềm, nước này sẽ không tuốt gươm chống lại nước kia, cả hai không còn học chiến tranh nữa (Is 2:4).
Với những trái tim tràn đầy niềm vui thiêng liêng của cuộc gặp gỡ giữa chúng ta, vốn do Chúa nhân lành ban cho chúng ta, chúng tôi van nài Chúa Cứu Thế của chúng ta ban ơn thánh và bằng an của Người cho mọi người chúng ta, và xin kính mời ngài, người anh em thân yêu của chúng tôi trong Chúa Kitô, ban sứ điệp của ngài và ban phúc lành dư tràn của ngài cho hàng ngàn tín hữu đang tụ họp tại đây.
Trong bài chia sẻ của mình tiếp sau bài chia sẻ của Đức Thượng Phụ Karaken Đệ Nhị, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Để thực hiện sự hiệp nhất cần có lời cầu nguyện của tất cả mọi người, và cần gia tăng tình yêu thương nhau, vì chỉ có lòng bác ái mới có thể chữa lành ký ức và các vết thương của quá khứ: chỉ có tình yêu thương mới xóa bỏ được các thành kiến và cho phép thừa nhận rằng việc cởi mở với người anh em thanh tẩy và cải tiến các xác tín của mình. Chúng ta được mời gọi can đảm từ bỏ các xác tín cứng nhắc và các lợi lộc riêng, nhân danh tình yêu tự hạ và trao ban, nhân danh tình yêu khiêm nhường.
Ngài đã nói lên ước muốn của ngài được viếng thăm Armenia, là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã lãnh nhận đức tin kitô. Các thánh giá bằng đá “khatchkar” kể lại một lịch sử duy nhất bao gồm đức tin sắt đá và khổ đau vô biên, một lịch sử giầu các chứng nhân tuyệt vời của Tin Mừng, mà anh chị em là những người thừa kế. Tôi đến như người hành hương từ Roma để gặp gỡ anh chị em và bầy tỏ tâm tình yêu thương quý mến và vòng tay ôm huynh đệ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, yêu mến anh chị em và gần gũi với anh chị em.
Trong các năm qua các cuộc gặp gỡ giữa hai Giáo Hội đã được củng cố, luôn thân tình và đáng ghi nhớ. Và tôi cám ơn anh chị em vì lòng trung thành với Tin Mừng thường rất anh hùng, và là một món quà vô giá cho mọi kitô hữu. Chúng ta vui mừng chia sẻ biết bao bước tiến trên con đường chung, và tin tưởng hướng nhìn về một ngày, trong đó với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta sẽ hiệp nhất gần bàn thờ hiến tế của Chúa Kitô trong sự hiệp thông thánh thể tràn đầy.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt nhắc đến biết bao vị tử đạo đã đóng ấn niềm tin chung nơi Chúa Kitô với máu của các vị. Các vị là những vì sao chiếu sáng và chỉ đường cho chúng ta trên con đường còn lại phải đi. Trong số các vị thánh đó nổi bật là thánh Catholicos Nerses Shnorhali, rất yêu thương dân tộc và các truyền thống, và hướng tới các Giáo Hội khác. Sự hiệp nhất thực ra không phải là một lợi thế chiến thuật cần tìm kiếm cho lợi ích của nhau, nhưng là lợi thế mà Chúa Giêsu xin chúng ta, và là điều chúng ta phải chu toàn với thiện chí và tất cả sức lực của mình, để thực hiện sứ mệnh của chúng ta là trao ban Tin Mừng cho thế giới với sự trung thực. Theo thánh Nerses để thực hiện sự hiệp nhất cần thiết thiện chí của một ai đó trong Giáo Hội thì không đủ: cần phải có lời cầu nguyện của tất cả mọi người. Chính vì thế chiều nay tôi đến đây để xin anh chị em món quà của lời cầu nguyện. Thánh Nerses cũng ghi nhận là cần gia tăng tình yêu thương nhau, vì chỉ có lòng bác ái mới có thể chữa lành ký ức và các vết thương của quá khứ: chỉ có tình yêu thương mới xóa bỏ được các thành kiến và cho phép thừa nhận rằng việc cởi mở với người anh em thanh tẩy và cải tiến các xác tín của mình. Noi gương thánh nhân chúng ta được mời gọi can đảm từ bỏ các xác tín cứng nhắc và các lợi lộc riêng, nhân danh tình yêu tự hạ và trao ban, nhân danh tình yêu khiêm nhường: nó là dầu được chúc lành của cuộc sống kitô, là dầu thơm thiêng liêng quý báu chữa lành, củng cố và thánh hóa. Thánh nhân nói “Chúng ta hãy bổ túc các thiếu sót với lòng bác ái đồng nhất”… Không phải các tính toán, và các lợi thế, nhưng là tình yêu thương khiêm nhường và quảng đại lôi kéo lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, phước lành của Chúa Kitô và sự phong phú của Chúa Thánh Thần.
Sự bình an mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta thế giới này vất vả tìm kiếm. Ngày nay các chướng ngại trên con đường hoà bình lớn biết bao, và các hậu quả của chiến tranh thê thảm biết bao! Tôi nghĩ tới các dân tộc bị bó buộc phải bỏ tất cả, đặc biệt là bên vùng Trung Đông, nơi biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta đau khổ vì bạo lực và bách hại, vì thù hận và các xung khắc luôn luôn được dưỡng nuôi bởi tệ nạn phổ biến và buôn bán khí giới, bởi cám dỗ dùng võ lực và thiếu tôn trọng đối với con người, đặc biệt là đối với những người yếu đuối, nghèo nàn và đối với tất cả những ai chỉ xin có một cuộc sống xứng đáng.
Tiếp tục bài giảng trong buổi cầu nguyện đại kết cho hoà bình, Đức Thánh Cha nói: Tôi không thể không nghĩ tới các thử thách kinh khủng mà dân tộc anh chị em đã phải sống: một thế kỷ đã qua, kể từ khi “Sự dữ lớn lao” đổ ập trên anh chị em. Cuộc tàn sát to lớn và điên loạn, mầu nhiệm thê thảm này của sự gian ác mà dân tộc anh chị em đã sống trong thịt xác, ghi đậm dấu trong ký ức và nung nấu con tim. Tôi muốn nhấn mạnh rằng các khổ đau của anh chị em cũng là các khổ đau của chúng tôi: chúng là các khổ đau của Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Nhớ lại chúng không chỉ là điều thích đáng mà là một bổn phận: Ước chi chúng là lời cảnh cáo cho mọi thời đại, để thế giới đừng bao giờ rơi vào lốc xoáy của những kinh hoàng như thế!
Đức Thánh Cha đã ca ngợi đức tin kitô của Giáo Hội Armenia cả trong những lúc thê thảm nhất của lịch sử đã là sức đẩy khai mào cuộc tái sinh của dân tộc bị thử thách. Nó chính là sức mạnh đích thực cho phép anh chị em rộng mở cho con đường nhiệm mầu và cứu rỗi của Phục Sinh: các vết thương còn mở và bị gây ra bởi thù hận tàn bạo và vô nghĩa có thể trong một cách thế nào đó đồng hình dạng với các vết thương của Chúa Kitô phục sinh, với các vết thương đã bị mở ra và Ngài còn mang trên thịt xác ngày hôm nay... Các vết thương kinh khủng ấy được tình yêu biến đổi đã trở thành suối nguồn của tha thứ và hoà bình… Thật thế, ký ức được tình yêu đi ngang qua có khả năng bước đi trên các con đường mới gây kinh ngạc, nơi các đan dệt của thù hận biến thành các dự án hoà giải, trong đó có thể hy vọng nơi một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người.
Hướng tới các bạn trẻ Đức Thánh Cha nói: Các người trẻ thân mến, tương lai này tuỳ thuộc các con: khi làm cho sự khôn ngoan của cha ông các con thành kho tàng, các con hãy ước muốn trở thành những người xây dựng hòa bình, không phải các chưởng khế của tình trạng ngưng đọng, nhưng là những người tích cực thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ và hoà giải.
Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi người noi gương thánh Gregorio thành Narek mà ngài đã tuyên bố là Tiến sĩ Hội Thánh và có thể gọi thánh nhân là “Tiến sĩ hòa bình”. Cuốn sách ngài viết có thể là hiến pháp tinh thần của nhân dân Armenia, trong đó có lời cầu này: “Lậy Chúa, xin nhớ tới những người trong dòng giống nhân loại là các kẻ thù của chúng con, nhưng vì thiện ích của họ, xin thực thi nơi họ sư tha thứ và lòng thương xót” Nhu thánh nhân chúng ta cũng phải là người dâng lời cầu nguyên cho toàn thế giới. Đức Thánh Cha gửi lời chào mọi người dân Armenia sống rải rác đó đây trên thế giới, và cầu chúc họ trở thành các sứ giả của sự hiệp thông và hòa bình.
Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị đã ôm hôn trao ban bình an cho nhau, rồi ban phép lành cho tín hữu.
Từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã đi xe về dinh Tông toà Etchmiadzin cách đó 12 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm, kết thúc ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm Armenia ba ngày.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN