Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Ngày Năm Thánh cho các linh mục – Bài giảng của ĐTC tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô</b>
06/06/2016 12:00:00 SA
Bản dịch của Vũ Văn An
Nhân dịp Năm Thánh Thương Xót dành cho các linh mục và chủng sinh, kéo dài 3 ngày từ ngày 1 tới ngày 3 tháng Sáu, với chủ đề “Người Chăn Chiên Nhân Lành: Linh Mục trong tư các Thừa Tác Viên của Thương Xót và Cảm Thương, Gần Gũi Dân Mình và Tôi Tớ Mọi Người”, Đức Thánh Cha đã đích thân lần lượt giảng cho các linh mục và chủng sinh ba bài giảng trong cùng ngày 2 tháng Sáu. Bài đầu tiên tại Vương Cung Thánh Đường Gioan Latêranô vào buổi sáng, bài thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả vào buổi trưa, và bài thứ ba tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành vào lúc 4 giờ chiều.
Bài thứ nhất: Từ ghẻ lạnh tới cử hành mừng vui
Như chúng ta vốn nói, nếu Tin Mừng trình bầy lòng thương xót như một sự dư tràn tình yêu Thiên Chúa, thì điều đầu tiên chúng ta phải làm là xem xem ở đâu trên thế giới ngày nay, và mọi người trong đó, cần đến thứ dư tràn tình yêu này nhất. Ta cần tự hỏi: lòng thương xót như thế phải được tiếp nhận ra sao. Dòng lũ con nước hằng sống này phải vọt lên trên mảnh đất cằn cỗi và nứt nẻ nào? Đâu là các vết thương cần thứ dầu qúy giá này? Cảm thức bị bỏ rơi nào đang van nài được yêu thương chăm sóc? Cảm thức ghẻ lạnh nào khao khát được ôm ấp và gặp gỡ?
Dụ ngôn mà bây giờ tôi sẽ đề nghị để anh em suy niệm là dụ ngôn về Người Cha đầy lòng thương xót (xem Lc 15: 11-31). Chúng ta thấy bản thân mình đứng trước mầu nhiệm của Người Cha. Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu với thời điểm khi người con trai hoang đàng đứng ở giữa chuồng heo, trong cái địa ngục của sự ích kỷ nơi, sau khi đã thực hiện tất cả mọi thứ anh ta muốn thực hiện, giờ đây, thay vì được tự do, anh ta cảm thấy mình trở thành nô lệ. Anh ta nhìn vào những con heo đang ăn bã vỏ của chúng ... và anh ta ganh tị với chúng. Anh ta cảm thấy nhớ nhà. Anh ta mong mẩu bánh mới nướng mà đầy tớ trong nhà anh, nhà của cha anh, thường ăn vào bữa ăn sáng. Nhớ nhà ..., hoài hương. Hoài hương là một cảm xúc mạnh mẽ. Giống như lòng thương xót, nó mở rộng tâm hồn. Nó làm chúng ta nghĩ đến trải nghiệm đầu tiên của chúng ta về sự tốt lành - quê hương từ đó chúng ta phát xuất - và nó đánh thức trong chúng ta hy vọng quay trở lại đó. Trước chân trời nhớ nhung bao la này, chàng tuổi trẻ - như Tin Mừng cho chúng ta biết - bỗng trở về với cảm thức của mình và nhận ra rằng anh quả đáng thương.
Không lưu lại ở niềm đáng thương của anh ta, chúng ta hãy chuyển sang thời điểm khác, lúc cha anh ôm lấy anh và hôn anh. Anh vẫn thấy mình còn bẩn thỉu, dù đã mặc quần áo dự tiệc. Anh xỏ vào ngón tay chiếc nhẫn anh đã được ban cho, giống như chiếc nhẫn của cha mình. Anh mang giầy mới ở đôi chân. Anh ngồi giữa buổi tiệc, giữa một đám đông người. Hơi giống chúng ta, nếu có bao giờ chúng ta đi xưng tội trước Thánh Lễ và rỗi bỗng thấy mình được mặc áo và ở giữa một nghi lễ.
Một phẩm giá ngượng ngùng
Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về “phẩm giá ngượng ngùng” của người con trai hoang đàng nhưng được yêu thương này. Nếu chúng ta có thể bình thản giữ cho trái tim của chúng ta được cân bằng giữa hai thái cực - phẩm giá và ngượng ngùng - mà không bỏ điều nào cả, có lẽ chúng ta sẽ cảm nhận được trái tim Người Cha của chúng ta sẽ rộn rã đập nhịp yêu thương như thế nào đối với chúng ta. Chúng ta có thể tưởng tượng: lòng thương xót trào dâng trong nó giống như máu trào dâng. Người đi ra để tìm kiếm chúng ta, những kẻ tội lỗi. Người kéo chúng ta vào lòng Người, thanh tẩy chúng ta và sai chúng ta đi, mới mẻ và đổi mới, tới mọi vùng ngoại vi, để mang lòng thương xót tới cho mọi người. Máu đó là máu của Chúa Kitô, máu của giao ước thương xót mới và vĩnh cửu, đổ ra cho chúng ta và cho tất cả, để được tha tội. Chúng ta suy ngắm máu ấy bằng cách ra vào trái tim Người và trái tim Chúa Cha. Đó là kho báu duy nhất của chúng ta, điều duy nhất chúng ta phải cung cấp cho thế giới: máu thanh tẩy và mang bình an tới cho mọi thực tại và mọi người. Máu của Chúa vốn tha thứ tội lỗi. Máu vốn là của uống thật, vì nó đánh thức và làm sống lại những gì đã chết vì tội lỗi.
Trong lời cầu nguyện thanh thản của chúng ta, lời cầu nguyện chập chờn giữa ngượng ngùng và phẩm giá, giữa phẩm giá và ngượng ngùng, chúng ta hãy xin cho được ơn biết cảm nhận lòng thương xót như đem lại ý nghĩa cho toàn bộ cuộc sống của chúng ta, ơn biết cảm thấy trái tim Chúa Cha cùng đập như một với trái tim ta ra sao. Nghĩ đến ơn này như một điều Thiên Chúa thỉnh thoảng mới ban cho chúng ta khi Người tha thứ một vài tội lỗi lớn lao của chúng ta, còn sau đó, những phần còn lại, chúng ta có thể phải tự làm lấy một mình.
Thánh Inhaxiô cho chúng ta một hình ảnh rút ra từ nền văn hóa cung đình của thời ngài, nhưng vì lòng trung thành giữa bạn bè là một giá trị trường cửu, nên nó cũng có thể giúp ích chúng ta. Ngài nói rằng, để cảm thấy “ngượng ngùng và xấu hổ” vì tội lỗi của mình (nhưng không quên lòng thương xót của Thiên Chúa), chúng ta có thể sử dụng ví dụ về “một hiệp sĩ đứng trước nhà vua và toàn bộ triều đình của vua, xấu hổ và ngượng ngùng vì đã làm sai cách nặng nề đối với nhà vua, sau khi đã nhận được từ ngài rất nhiều ơn phúc và ơn huệ” (Linh Thao, 74). Nhưng, giống như người con trai hoang đàng, thấy mình ở giữa bàn tiệc, chàng hiệp sĩ này, người nên cảm thấy xấu hổ trước mặt mọi người, đột nhiên thấy nhà vua nắm lấy tay chàng và phục hồi phẩm giá của chàng. Quả thật, không những nhà vua yêu cầu chàng theo ngài lâm trận, ngài còn đặt chàng đứng đầu các đồng nghiệp của chàng nữa. Chàng hiệp sĩ này sẽ phục vụ ngài với môt lòng khiêm cung và trung thành từ đó trở về sau xiết bao!
Bất kể chúng ta coi mình như người con trai hoang đàng ở giữa bàn tiệc, hay chàng hiệp sĩ trung thành được phục hồi và thăng thưởng, điều quan trọng là mỗi người chúng ta cảm nhận được sự căng thẳng có hiệu quả phát sinh từ lòng thương xót của Chúa: chúng ta cùng một lúc là những kẻ tội lỗi được ân xá và những kẻ tội lỗi được phục hồi phẩm giá.
Simon Phêrô đại diện khía cạnh thừa tác của sự căng thẳng lành mạnh này. Tại mỗi bước trên đường đi, Chúa đều huấn luyện ngài trở thành cả Simon lẫn Phêrô. Simon, người đàn ông bình thường với tất cả những lỗi lầm và bất nhất của mình, và Phêrô, người mang chìa khóa dẫn đầu những người khác. Khi Anrê đem Simon, mới từ lưới cá lên, tới với Chúa Kitô, Chúa ban cho ông tên Phêrô, nghĩa là Đá. Tuy nhiên, ngay sau khi ca ngợi lời tuyên xưng đức tin của Phêrô, một lời tuyên xưng vốn xuất phát từ Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc khiển trách ông vì đã bị cám dỗ nghe lời ma quỷ mà nói với Người chạy trốn khỏi thập giá. Chúa Giêsu sau đó, đã mời Phêrô đi trên nước; Người sẽ để ông chìm trong sợ hãi chỉ để sau đó dơ thẳng tay ra và kéo ông lên. Ngay sau khi Phêrô xưng thú rằng mình là một kẻ tội lỗi, Chúa đã biến ông thành một người đánh cá người. Người sẽ tra vấn Phêrô nhiều về tình yêu của ông, cố ý thấm nhiễm nơi ông niềm hối hận và xấu hổ vì sự bất trung thành và lòng hèn nhát của mình, nhưng Người cũng sẽ ba lần giao phó cho ông chăm sóc đoàn chiên của Người.
Đó là cách chúng ta phải thấy mình: thăng bằng giữa xấu hổ hoàn toàn và phẩm giá tuyệt vời của chúng ta. Dơ bẩn, không trong sạch, tầm thường và ích kỷ, nhưng đồng thời, với bàn chân đã rửa sạch, được gọi và được chọn để phân phối các ổ bánh hóa nhiều của Chúa, được chúc phúc bởi dân của chúng ta, được yêu thương và chăm sóc. Chỉ có lòng thương xót mới làm ta chịu đựng được tình thế đó. Không có nó, hoặc chúng ta tin vào sự công chính của chúng ta như những người Biệt Phái, hoặc chúng ta co rúm lại như những người cảm thấy bất xứng. Trong cả hai trường hợp, trái tim chúng ta đều trở nên chai đá.
Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn một chút vào điều này, và hỏi tại sao sự căng thẳng này lại có hiệu quả như thế. Vì, theo tôi, nó là kết quả của một quyết định tự do. Chúa hành động chủ yếu thông qua tự do của chúng ta, mặc dù sự giúp đỡ của Người không bao giờ rời xa chúng ta. Lòng thương xót là một vấn đề tự do. Như một cảm xúc, nó phát sinh một cách tự phát. Khi chúng ta nói rằng nó có tính bản năng, xem ra nó đồng nghĩa với “thú tính”. Nhưng thú vật không cảm nghiệm lòng thương xót “tinh thần”, mặc dù một số trong chúng có thể cảm nghiệm được một điều gì đó giống như lòng cảm thương, như con chó trung thành canh giữ bên cạnh người chủ ốm yếu của mình. Lòng thương xót là một cảm xúc theo bản năng nhưng nó cũng có thể là kết quả của một cái nhìn sâu sắc trí tuệ tinh tường – làm sửng sốt như một tia sét nhưng không kém phần phức tạp vì tính đơn giản của nó. Chúng ta trực giác được nhiều điều khi cảm nhận được lòng thương xót. Thí dụ như hiểu được rằng một người nào khác đang sa vào một tình trạng tuyệt vọng, một tình huống có giới hạn; một điều gì đó đang xảy ra lớn hơn tội lỗi và thiếu sót của mình. Chúng ta cũng nhận ra rằng người khác đó là người đồng trang đồng lứa với chúng ta, rằng chúng ta có thể đứng trong đôi giày của họ. Hoặc sự ác là một điều to lớn và nặng nề đến nỗi không thể chỉ đơn giản được được giải quyết bằng công lý mà thôi... Tận đáy lòng, chúng ta nhận ra rằng điều cần là một lòng thương xót vô hạn, giống như lòng thương xót của trái tim Chúa Kitô, mới sửa chữa được mọi điều ác và đau khổ chúng ta thấy trong cuộc sống của con người ... Bất cứ điều gì ít hơn thế đều không đủ. Chúng ta có thể hiểu rất nhiều điều chỉ bằng cách đơn giản nhìn thấy một người đi chân đất trên đường phố vào một buổi sáng lạnh lẽo, hoặc bằng cách suy ngắm Chúa bị đóng đinh trên thập giá - vì tôi!
Hơn nữa, lòng thương xót có thể được tự do chấp nhận và nuôi dưỡng, hoặc tự do từ chối. Nếu chúng ta chấp nhận nó, điều này sẽ dẫn đến điều kia. Nếu chúng ta chọn bỏ qua nó, trái tim của chúng ta sẽ trở nên lạnh lùng. Lòng thương xót làm chúng ta cảm nghiệm được sự tự do của chúng ta, và do đó, sự tự do của chính Thiên Chúa, Đấng, như Người đã nói với Môsê, “thương xót với những ai Người thương xót” (xem Đnl 5:10). Qua lòng thương xót của Người, Chúa đã nói lên tự do của Người. Và chúng ta, chúng ta nói lên tự do của chúng ta.
Chúng ta có thể “bất cần” lòng thương xót của Chúa trong một thời gian dài. Nói cách khác, chúng ta có thể sống trên đời mà không hề suy nghĩ về nó một cách có ý thức hay minh nhiên yêu cầu có nó. Rồi một ngày nào đó, chúng ta bỗng nhận ra “tất cả là lòng thương xót” và chúng ta khóc lóc thảm thiết vì đã không biết đến nó sớm hơn, khi chúng ta cần nó nhất!
Cảm giác trên là một loại khốn cùng tinh thần. Nó là một nhận thức hoàn toàn có tính bản thân khi hiểu ra rằng ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống của tôi, tôi đã quyết định đi một mình: Tôi đã thực hiện sự lựa chọn của tôi và tôi đã chọn nó một cách tệ hại. Đó là những vực thẳm mà chúng ta cần với tới để cảm thấy đau đớn vì tội lỗi chúng ta và sự ăn năn thật. Nếu không, chúng ta sẽ thiếu tự do để thấy rằng tội lỗi quả đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không nhận ra sự khốn cùng của chúng ta, và do đó chúng ta bỏ lỡ cơ hội thương xót, một cơ hội chỉ hành động với điều kiện đó. Người ta không tới một dược phòng và hỏi mua một viên aspirin để chữa lòng thương xót. Muốn chữa lòng thương xót, chúng ta phải mua morphine, cho người bị bệnh ở giai đoạn chót và đang bị hành hạ hết sức đau đớn.
Trái tim mà Thiên Chúa muốn nối kết với nỗi khốn cùng tinh thần này của chúng ta là trái tim của Chúa Kitô, Con yêu dấu của Người, một trái tim đập như một với trái tim của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đó là một trái tim đã chọn lộ trình nhanh nhất và đã đi lộ trình này. Lòng thương xót đã làm bàn tay mình ra vấy bẩn. Nó đụng chạm, nó can dự, nó cấu kết với những người khác, nó trở thành bản vị. Nó không tiếp cận “các trường hợp”, nhưng tiếp cận những con người và nỗi đau của họ. Lòng thương xót vượt quá công lý; nó mang lại kiến thức và lòng cảm thương; nó dẫn đến việc tham gia. Qua phẩm giá nó mang lại, lòng thương xót đã nâng người khác lên, người được người ta cúi xuống giúp đỡ. Người biểu lộ lòng thương xót và người được lòng thương xót biểu lộ trở thành bình đẳng.
Đó là lý do tại sao ta cần có Người Cha để cử hành, để mọi sự được phục hồi cùng một lúc, và để người con trai của ông có thể lấy lại phẩm giá đã mất của mình. Việc hiểu ra này làm ta có thể nhìn về tương lai theo một cách khác. Không phải lòng thương xót bỏ qua sự thiệt hại khách quan do điều ác mang lại. Đúng hơn, nó lấy đi sức mạnh của tà ác đối với tương lai. Nó lấy đi sức mạnh của tà ác đối với đời sống, một đời sống sau đó vẫn tiếp tục diễn tiến. Lòng thương xót là biểu thức chính hiệu của cuộc sống sẵn sàng chống lại sự chết, vốn là kết quả cay đắng của tội lỗi. Với tính cách ấy, nó hoàn toàn sáng suốt và không hề ngây thơ. Nó không hề bị mù đối với điều ác; đúng hơn, nó thấy cuộc sống vắn vỏi xiết bao và mọi điều tốt vẫn còn cần được thực hiện như thế nào. Đó là lý do tại sao điều rất quan trọng là tha thứ hoàn toàn, để nhiều người khác có thể nhìn về tương lai mà không lãng phí thời gian vào việc tự kết tội mình và tự thương hại vì các lỗi lầm quá khứ của mình. Khi bắt đầu biết quan tâm tới những người khác, chúng ta sẽ xét lương tâm của chúng ta, và theo mức độ giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ đền bù các sai sót chính chúng ta đã làm. Lòng thương xót luôn nhuốm màu hy vọng.
Để chúng ta được trái tim đang đập của Chúa Cha lôi cuốn và sai đi là tiếp tục ở lại trong sự căng thẳng lành mạnh giữa ngượng ngùng và phẩm gía này. Để chúng ta được lôi cuốn vào trái tim của Người, như máu đã vị vấy bẩn trên đường trao ban sự sống cho tứ chi, ngõ hầu Chúa có thể làm sạch chúng và rửa chân chúng ta. Để chúng ta được sai đi, đầy đủ lượng oxy của Chúa Thánh Thần, ngõ hầu làm sống lại toàn bộ cơ thể, đặc biệt là những chi thể ở xa nhất, yếu đuối và bị tổn thương.
Một linh mục đã từng nói với tôi về một người ở đường phố, kết cục phải sống trong một nhà tế bần. Ông đã bị tiêu hao bởi sự cay đắng và không tương tác với những người khác. Ông là một người có học vấn, như sau này họ phát hiện ra. Đôi khi sau đó, người đàn ông này đã phải nhập viện vì một căn bệnh đã đến hồi cuối cùng. Ông nói với vị linh mục rằng trong khi ông ở đó, cảm thấy trống rỗng và vỡ mộng, người đàn ông ở giường bên cạnh yêu cầu ông di chuyển chiếc bình cạnh giường của mình và đổ nó đi. Lời yêu cầu từ một người thực sự có nhu cầu này, một người đã trở nên tồi tệ hơn ông, đã mở mắt và trái tim ông đón nhận một cảm giác mạnh mẽ về tình người, một mong muốn được giúp đỡ một người khác và để chính mình được Thiên Chúa giúp đỡ. Một hành vi thương xót đơn giản đã đưa ông tới chỗ tiếp giáp với lòng thương xót vô hạn. Nó đã dẫn ông đến việc giúp đỡ người khác, và khi làm như vậy, chính ông đã được giúp đỡ. Ông qua đời sau khi xưng tội, và qua đời trong bình an.
Vì vậy, tôi để anh em ở lại với bài dụ ngôn về Người Cha thương xót, bây giờ là lúc chúng ta, chúng ta đã bước vào tình thế trong đó người con trai cảm thấy bẩn thỉu dù đã được mặc quần áo, một tội nhân có phẩm giá, xấu hổ vì mình, nhưng tự hào về cha mình. Dấu chỉ ta vừa bước vào là chính chúng ta muốn trở nên thương xót đối với mọi người. Đây là ngọn lửa Chúa Giêsu đã xuống thế để đem đến cho trần gian, một ngọn lửa thắp cháy mọi ngọn lửa khác. Nếu tia lửa không bắt, thì chính bởi vì một trong những tim đèn không bắt liên lạc. Hoặc vì quá xấu hổ, mà không chịu bóc trần dây điện và, thay vì tự do thú nhận: “Tôi đã làm điều này hay điều nọ”, vẫn cứ trùm bọc; hoặc vì quá trọng phẩm giá, nên chạm vào thứ gì cũng cần găng tay.
Dư tràn lòng thương xót
Cách duy nhất để chúng ta “dư tràn” trong việc đáp ứng lòng thương xót quá mức của Thiên Chúa là hoàn toàn mở lòng ra để tiếp nhận nó và chia sẻ nó với những người khác. Tin Mừng cho chúng ta nhiều ví dụ cảm động về những người đã đi đến dư tràn ngõ hầu nhận được lòng thương xót của Người. Người bại liệt chẳng hạn đã được bạn bè đưa anh từ mái nhà xuống chỗ Chúa đang rao giảng. Hoặc người phung cùi bỏ chín đồng bạn của mình để trở lại tôn vinh và lớn tiếng tạ ơn Thiên Chúa, bằng cách qùy mọp dưới chân Chúa. Hoặc người mù lòa Bartimêô mà tiếng kêu van kịch liệt đã làm Chúa Giêsu dừng lại trước mặt anh. Hoặc người phụ nữ bị xuất huyết, rụt rè đến gần Chúa và chạm vào áo choàng của Người; như Tin Mừng cho chúng ta biết, Chúa Giêsu cảm thấy một sức mạnh-một thứ dynamis (nhân điện?)- “xuất ra” khỏi Người ... Tất cả đều là những ví dụ về sự tiếp xúc có thể đốt sáng các ngọn lửa và giải phóng sức mạnh tích cực của lòng thương xót. Rồi chúng ta cũng có thể nghĩ đến người đàn bà tội lỗi, từng rửa chân Chúa bằng nước mắt và lau khô chúng bằng mái tóc của nàng; Chúa Giêsu nhìn thấy việc biểu lộ tình yêu dư tràn của nàng như một dấu chỉ cho thấy nàng đã nhận được một lòng thương xót lớn lao. Những người bình thường - những người tội lỗi, những người ốm yếu và những người bị quỷ ám- đều được Chúa nâng dậy ngay lập tức. Người làm họ từ loại trừ bước qua bao gồm trọn vẹn, từ ghẻ lạnh bước qua ôm ấp. Đó là cách nói lên rằng: lòng thương xót làm chúng ta bước “từ ghẻ lạnh qua cử hành mừng vui”. Và nó chỉ có thể hiểu được bằng chìa khóa hy vọng, bằng chìa khoá tông đồ, bằng chìa khóa nhận biết lòng thương xót và sau đó biểu lộ lòng thương xót.
Chúng ta hãy kết luận bằng cách đọc Kinh Ngợi Khen Lòng Thương Xót, tức Thánh Vịnh 51 của Vua Đavít, một Thánh Vịnh ta đọc mỗi Thứ Sáu vào giờ Kinh Ban Sáng. Đây là Kinh Ngợi Khen của “một trái tim khiêm nhường và thống hối” có khả năng thú nhận tội lỗi của mình trước Thiên Chúa, Đấng, trong lòng trung tín của Người, vốn lớn hơn bất cứ tội lỗi nào của chúng ta. Nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của người con trai hoang đàng, vào lúc, thay vì bị Cha quở trách, anh phát hiện Cha anh đang tổ chức một tiệc vui, chúng ta có thể tưởng tượng chắc hẳn anh ta sẽ đọc Thánh Vịnh 51. Chúng ta có thể đọc Thánh Vịnh này kiểu đáp ca với anh. Ta có thể nghe thấy anh đọc: “Xin thương xót con, ôi lạy Thiên Chúa, trong lòng nhân từ của Ngài; trong lòng cảm thương của Ngài, xin xóa hết hành vi tội lỗi của con “... Và chúng ta tiếp theo: “Các hành vi tội lỗi của con, con thật sự biết rõ chúng; tội lỗi của con luôn ở trước mặt con “. Và cùng thân thưa: “Lạy Cha, con đã phạm tội chống lại Cha, chống lại Cha, chỉ một mình Cha”.
Ước chi lời cầu nguyện của chúng ta nổi lên từ sự căng thẳng nội tâm vốn gợi lên lòng thương xót, sự căng thẳng giữa sự xấu hổ biết thân thưa: “Xin Ngài ngoảnh mặt khỏi tội lỗi của con, và xóa hết mọi tội lỗi của con”, và sự tự tin biết nói: “Ôi, xin thanh tẩy con, thì con sẽ được sạch sẽ; Ôi, xin rửa con, tì con sẽ được trắng hơn tuyết”. Một sự tự tin biết trở thành tông đồ: “Một lần nữa, hãy ban cho con niềm vui được Ngài giúp đỡ; hãy nâng đỡ con bằng tinh thần nhiệt thành, để con dạy cho kẻ phạm tội biết đường lối của Ngài, và những kẻ tội lỗi biết trở về với Ngài”.
Nhân dịp Năm Thánh Thương Xót dành cho các linh mục và chủng sinh, kéo dài 3 ngày từ ngày 1 tới ngày 3 tháng Sáu, với chủ đề “Người Chăn Chiên Nhân Lành: Linh Mục trong tư các Thừa Tác Viên của Thương Xót và Cảm Thương, Gần Gũi Dân Mình và Tôi Tớ Mọi Người”, Đức Thánh Cha đã đích thân lần lượt giảng cho các linh mục và chủng sinh ba bài giảng trong cùng ngày 2 tháng Sáu. Bài đầu tiên tại Vương Cung Thánh Đường Gioan Latêranô vào buổi sáng, bài thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả vào buổi trưa, và bài thứ ba tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành vào lúc 4 giờ chiều.
Bài thứ nhất: Từ ghẻ lạnh tới cử hành mừng vui
Như chúng ta vốn nói, nếu Tin Mừng trình bầy lòng thương xót như một sự dư tràn tình yêu Thiên Chúa, thì điều đầu tiên chúng ta phải làm là xem xem ở đâu trên thế giới ngày nay, và mọi người trong đó, cần đến thứ dư tràn tình yêu này nhất. Ta cần tự hỏi: lòng thương xót như thế phải được tiếp nhận ra sao. Dòng lũ con nước hằng sống này phải vọt lên trên mảnh đất cằn cỗi và nứt nẻ nào? Đâu là các vết thương cần thứ dầu qúy giá này? Cảm thức bị bỏ rơi nào đang van nài được yêu thương chăm sóc? Cảm thức ghẻ lạnh nào khao khát được ôm ấp và gặp gỡ?
Dụ ngôn mà bây giờ tôi sẽ đề nghị để anh em suy niệm là dụ ngôn về Người Cha đầy lòng thương xót (xem Lc 15: 11-31). Chúng ta thấy bản thân mình đứng trước mầu nhiệm của Người Cha. Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu với thời điểm khi người con trai hoang đàng đứng ở giữa chuồng heo, trong cái địa ngục của sự ích kỷ nơi, sau khi đã thực hiện tất cả mọi thứ anh ta muốn thực hiện, giờ đây, thay vì được tự do, anh ta cảm thấy mình trở thành nô lệ. Anh ta nhìn vào những con heo đang ăn bã vỏ của chúng ... và anh ta ganh tị với chúng. Anh ta cảm thấy nhớ nhà. Anh ta mong mẩu bánh mới nướng mà đầy tớ trong nhà anh, nhà của cha anh, thường ăn vào bữa ăn sáng. Nhớ nhà ..., hoài hương. Hoài hương là một cảm xúc mạnh mẽ. Giống như lòng thương xót, nó mở rộng tâm hồn. Nó làm chúng ta nghĩ đến trải nghiệm đầu tiên của chúng ta về sự tốt lành - quê hương từ đó chúng ta phát xuất - và nó đánh thức trong chúng ta hy vọng quay trở lại đó. Trước chân trời nhớ nhung bao la này, chàng tuổi trẻ - như Tin Mừng cho chúng ta biết - bỗng trở về với cảm thức của mình và nhận ra rằng anh quả đáng thương.
Không lưu lại ở niềm đáng thương của anh ta, chúng ta hãy chuyển sang thời điểm khác, lúc cha anh ôm lấy anh và hôn anh. Anh vẫn thấy mình còn bẩn thỉu, dù đã mặc quần áo dự tiệc. Anh xỏ vào ngón tay chiếc nhẫn anh đã được ban cho, giống như chiếc nhẫn của cha mình. Anh mang giầy mới ở đôi chân. Anh ngồi giữa buổi tiệc, giữa một đám đông người. Hơi giống chúng ta, nếu có bao giờ chúng ta đi xưng tội trước Thánh Lễ và rỗi bỗng thấy mình được mặc áo và ở giữa một nghi lễ.
Một phẩm giá ngượng ngùng
Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về “phẩm giá ngượng ngùng” của người con trai hoang đàng nhưng được yêu thương này. Nếu chúng ta có thể bình thản giữ cho trái tim của chúng ta được cân bằng giữa hai thái cực - phẩm giá và ngượng ngùng - mà không bỏ điều nào cả, có lẽ chúng ta sẽ cảm nhận được trái tim Người Cha của chúng ta sẽ rộn rã đập nhịp yêu thương như thế nào đối với chúng ta. Chúng ta có thể tưởng tượng: lòng thương xót trào dâng trong nó giống như máu trào dâng. Người đi ra để tìm kiếm chúng ta, những kẻ tội lỗi. Người kéo chúng ta vào lòng Người, thanh tẩy chúng ta và sai chúng ta đi, mới mẻ và đổi mới, tới mọi vùng ngoại vi, để mang lòng thương xót tới cho mọi người. Máu đó là máu của Chúa Kitô, máu của giao ước thương xót mới và vĩnh cửu, đổ ra cho chúng ta và cho tất cả, để được tha tội. Chúng ta suy ngắm máu ấy bằng cách ra vào trái tim Người và trái tim Chúa Cha. Đó là kho báu duy nhất của chúng ta, điều duy nhất chúng ta phải cung cấp cho thế giới: máu thanh tẩy và mang bình an tới cho mọi thực tại và mọi người. Máu của Chúa vốn tha thứ tội lỗi. Máu vốn là của uống thật, vì nó đánh thức và làm sống lại những gì đã chết vì tội lỗi.
Trong lời cầu nguyện thanh thản của chúng ta, lời cầu nguyện chập chờn giữa ngượng ngùng và phẩm giá, giữa phẩm giá và ngượng ngùng, chúng ta hãy xin cho được ơn biết cảm nhận lòng thương xót như đem lại ý nghĩa cho toàn bộ cuộc sống của chúng ta, ơn biết cảm thấy trái tim Chúa Cha cùng đập như một với trái tim ta ra sao. Nghĩ đến ơn này như một điều Thiên Chúa thỉnh thoảng mới ban cho chúng ta khi Người tha thứ một vài tội lỗi lớn lao của chúng ta, còn sau đó, những phần còn lại, chúng ta có thể phải tự làm lấy một mình.
Thánh Inhaxiô cho chúng ta một hình ảnh rút ra từ nền văn hóa cung đình của thời ngài, nhưng vì lòng trung thành giữa bạn bè là một giá trị trường cửu, nên nó cũng có thể giúp ích chúng ta. Ngài nói rằng, để cảm thấy “ngượng ngùng và xấu hổ” vì tội lỗi của mình (nhưng không quên lòng thương xót của Thiên Chúa), chúng ta có thể sử dụng ví dụ về “một hiệp sĩ đứng trước nhà vua và toàn bộ triều đình của vua, xấu hổ và ngượng ngùng vì đã làm sai cách nặng nề đối với nhà vua, sau khi đã nhận được từ ngài rất nhiều ơn phúc và ơn huệ” (Linh Thao, 74). Nhưng, giống như người con trai hoang đàng, thấy mình ở giữa bàn tiệc, chàng hiệp sĩ này, người nên cảm thấy xấu hổ trước mặt mọi người, đột nhiên thấy nhà vua nắm lấy tay chàng và phục hồi phẩm giá của chàng. Quả thật, không những nhà vua yêu cầu chàng theo ngài lâm trận, ngài còn đặt chàng đứng đầu các đồng nghiệp của chàng nữa. Chàng hiệp sĩ này sẽ phục vụ ngài với môt lòng khiêm cung và trung thành từ đó trở về sau xiết bao!
Bất kể chúng ta coi mình như người con trai hoang đàng ở giữa bàn tiệc, hay chàng hiệp sĩ trung thành được phục hồi và thăng thưởng, điều quan trọng là mỗi người chúng ta cảm nhận được sự căng thẳng có hiệu quả phát sinh từ lòng thương xót của Chúa: chúng ta cùng một lúc là những kẻ tội lỗi được ân xá và những kẻ tội lỗi được phục hồi phẩm giá.
Simon Phêrô đại diện khía cạnh thừa tác của sự căng thẳng lành mạnh này. Tại mỗi bước trên đường đi, Chúa đều huấn luyện ngài trở thành cả Simon lẫn Phêrô. Simon, người đàn ông bình thường với tất cả những lỗi lầm và bất nhất của mình, và Phêrô, người mang chìa khóa dẫn đầu những người khác. Khi Anrê đem Simon, mới từ lưới cá lên, tới với Chúa Kitô, Chúa ban cho ông tên Phêrô, nghĩa là Đá. Tuy nhiên, ngay sau khi ca ngợi lời tuyên xưng đức tin của Phêrô, một lời tuyên xưng vốn xuất phát từ Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc khiển trách ông vì đã bị cám dỗ nghe lời ma quỷ mà nói với Người chạy trốn khỏi thập giá. Chúa Giêsu sau đó, đã mời Phêrô đi trên nước; Người sẽ để ông chìm trong sợ hãi chỉ để sau đó dơ thẳng tay ra và kéo ông lên. Ngay sau khi Phêrô xưng thú rằng mình là một kẻ tội lỗi, Chúa đã biến ông thành một người đánh cá người. Người sẽ tra vấn Phêrô nhiều về tình yêu của ông, cố ý thấm nhiễm nơi ông niềm hối hận và xấu hổ vì sự bất trung thành và lòng hèn nhát của mình, nhưng Người cũng sẽ ba lần giao phó cho ông chăm sóc đoàn chiên của Người.
Đó là cách chúng ta phải thấy mình: thăng bằng giữa xấu hổ hoàn toàn và phẩm giá tuyệt vời của chúng ta. Dơ bẩn, không trong sạch, tầm thường và ích kỷ, nhưng đồng thời, với bàn chân đã rửa sạch, được gọi và được chọn để phân phối các ổ bánh hóa nhiều của Chúa, được chúc phúc bởi dân của chúng ta, được yêu thương và chăm sóc. Chỉ có lòng thương xót mới làm ta chịu đựng được tình thế đó. Không có nó, hoặc chúng ta tin vào sự công chính của chúng ta như những người Biệt Phái, hoặc chúng ta co rúm lại như những người cảm thấy bất xứng. Trong cả hai trường hợp, trái tim chúng ta đều trở nên chai đá.
Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn một chút vào điều này, và hỏi tại sao sự căng thẳng này lại có hiệu quả như thế. Vì, theo tôi, nó là kết quả của một quyết định tự do. Chúa hành động chủ yếu thông qua tự do của chúng ta, mặc dù sự giúp đỡ của Người không bao giờ rời xa chúng ta. Lòng thương xót là một vấn đề tự do. Như một cảm xúc, nó phát sinh một cách tự phát. Khi chúng ta nói rằng nó có tính bản năng, xem ra nó đồng nghĩa với “thú tính”. Nhưng thú vật không cảm nghiệm lòng thương xót “tinh thần”, mặc dù một số trong chúng có thể cảm nghiệm được một điều gì đó giống như lòng cảm thương, như con chó trung thành canh giữ bên cạnh người chủ ốm yếu của mình. Lòng thương xót là một cảm xúc theo bản năng nhưng nó cũng có thể là kết quả của một cái nhìn sâu sắc trí tuệ tinh tường – làm sửng sốt như một tia sét nhưng không kém phần phức tạp vì tính đơn giản của nó. Chúng ta trực giác được nhiều điều khi cảm nhận được lòng thương xót. Thí dụ như hiểu được rằng một người nào khác đang sa vào một tình trạng tuyệt vọng, một tình huống có giới hạn; một điều gì đó đang xảy ra lớn hơn tội lỗi và thiếu sót của mình. Chúng ta cũng nhận ra rằng người khác đó là người đồng trang đồng lứa với chúng ta, rằng chúng ta có thể đứng trong đôi giày của họ. Hoặc sự ác là một điều to lớn và nặng nề đến nỗi không thể chỉ đơn giản được được giải quyết bằng công lý mà thôi... Tận đáy lòng, chúng ta nhận ra rằng điều cần là một lòng thương xót vô hạn, giống như lòng thương xót của trái tim Chúa Kitô, mới sửa chữa được mọi điều ác và đau khổ chúng ta thấy trong cuộc sống của con người ... Bất cứ điều gì ít hơn thế đều không đủ. Chúng ta có thể hiểu rất nhiều điều chỉ bằng cách đơn giản nhìn thấy một người đi chân đất trên đường phố vào một buổi sáng lạnh lẽo, hoặc bằng cách suy ngắm Chúa bị đóng đinh trên thập giá - vì tôi!
Hơn nữa, lòng thương xót có thể được tự do chấp nhận và nuôi dưỡng, hoặc tự do từ chối. Nếu chúng ta chấp nhận nó, điều này sẽ dẫn đến điều kia. Nếu chúng ta chọn bỏ qua nó, trái tim của chúng ta sẽ trở nên lạnh lùng. Lòng thương xót làm chúng ta cảm nghiệm được sự tự do của chúng ta, và do đó, sự tự do của chính Thiên Chúa, Đấng, như Người đã nói với Môsê, “thương xót với những ai Người thương xót” (xem Đnl 5:10). Qua lòng thương xót của Người, Chúa đã nói lên tự do của Người. Và chúng ta, chúng ta nói lên tự do của chúng ta.
Chúng ta có thể “bất cần” lòng thương xót của Chúa trong một thời gian dài. Nói cách khác, chúng ta có thể sống trên đời mà không hề suy nghĩ về nó một cách có ý thức hay minh nhiên yêu cầu có nó. Rồi một ngày nào đó, chúng ta bỗng nhận ra “tất cả là lòng thương xót” và chúng ta khóc lóc thảm thiết vì đã không biết đến nó sớm hơn, khi chúng ta cần nó nhất!
Cảm giác trên là một loại khốn cùng tinh thần. Nó là một nhận thức hoàn toàn có tính bản thân khi hiểu ra rằng ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống của tôi, tôi đã quyết định đi một mình: Tôi đã thực hiện sự lựa chọn của tôi và tôi đã chọn nó một cách tệ hại. Đó là những vực thẳm mà chúng ta cần với tới để cảm thấy đau đớn vì tội lỗi chúng ta và sự ăn năn thật. Nếu không, chúng ta sẽ thiếu tự do để thấy rằng tội lỗi quả đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không nhận ra sự khốn cùng của chúng ta, và do đó chúng ta bỏ lỡ cơ hội thương xót, một cơ hội chỉ hành động với điều kiện đó. Người ta không tới một dược phòng và hỏi mua một viên aspirin để chữa lòng thương xót. Muốn chữa lòng thương xót, chúng ta phải mua morphine, cho người bị bệnh ở giai đoạn chót và đang bị hành hạ hết sức đau đớn.
Trái tim mà Thiên Chúa muốn nối kết với nỗi khốn cùng tinh thần này của chúng ta là trái tim của Chúa Kitô, Con yêu dấu của Người, một trái tim đập như một với trái tim của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đó là một trái tim đã chọn lộ trình nhanh nhất và đã đi lộ trình này. Lòng thương xót đã làm bàn tay mình ra vấy bẩn. Nó đụng chạm, nó can dự, nó cấu kết với những người khác, nó trở thành bản vị. Nó không tiếp cận “các trường hợp”, nhưng tiếp cận những con người và nỗi đau của họ. Lòng thương xót vượt quá công lý; nó mang lại kiến thức và lòng cảm thương; nó dẫn đến việc tham gia. Qua phẩm giá nó mang lại, lòng thương xót đã nâng người khác lên, người được người ta cúi xuống giúp đỡ. Người biểu lộ lòng thương xót và người được lòng thương xót biểu lộ trở thành bình đẳng.
Đó là lý do tại sao ta cần có Người Cha để cử hành, để mọi sự được phục hồi cùng một lúc, và để người con trai của ông có thể lấy lại phẩm giá đã mất của mình. Việc hiểu ra này làm ta có thể nhìn về tương lai theo một cách khác. Không phải lòng thương xót bỏ qua sự thiệt hại khách quan do điều ác mang lại. Đúng hơn, nó lấy đi sức mạnh của tà ác đối với tương lai. Nó lấy đi sức mạnh của tà ác đối với đời sống, một đời sống sau đó vẫn tiếp tục diễn tiến. Lòng thương xót là biểu thức chính hiệu của cuộc sống sẵn sàng chống lại sự chết, vốn là kết quả cay đắng của tội lỗi. Với tính cách ấy, nó hoàn toàn sáng suốt và không hề ngây thơ. Nó không hề bị mù đối với điều ác; đúng hơn, nó thấy cuộc sống vắn vỏi xiết bao và mọi điều tốt vẫn còn cần được thực hiện như thế nào. Đó là lý do tại sao điều rất quan trọng là tha thứ hoàn toàn, để nhiều người khác có thể nhìn về tương lai mà không lãng phí thời gian vào việc tự kết tội mình và tự thương hại vì các lỗi lầm quá khứ của mình. Khi bắt đầu biết quan tâm tới những người khác, chúng ta sẽ xét lương tâm của chúng ta, và theo mức độ giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ đền bù các sai sót chính chúng ta đã làm. Lòng thương xót luôn nhuốm màu hy vọng.
Để chúng ta được trái tim đang đập của Chúa Cha lôi cuốn và sai đi là tiếp tục ở lại trong sự căng thẳng lành mạnh giữa ngượng ngùng và phẩm gía này. Để chúng ta được lôi cuốn vào trái tim của Người, như máu đã vị vấy bẩn trên đường trao ban sự sống cho tứ chi, ngõ hầu Chúa có thể làm sạch chúng và rửa chân chúng ta. Để chúng ta được sai đi, đầy đủ lượng oxy của Chúa Thánh Thần, ngõ hầu làm sống lại toàn bộ cơ thể, đặc biệt là những chi thể ở xa nhất, yếu đuối và bị tổn thương.
Một linh mục đã từng nói với tôi về một người ở đường phố, kết cục phải sống trong một nhà tế bần. Ông đã bị tiêu hao bởi sự cay đắng và không tương tác với những người khác. Ông là một người có học vấn, như sau này họ phát hiện ra. Đôi khi sau đó, người đàn ông này đã phải nhập viện vì một căn bệnh đã đến hồi cuối cùng. Ông nói với vị linh mục rằng trong khi ông ở đó, cảm thấy trống rỗng và vỡ mộng, người đàn ông ở giường bên cạnh yêu cầu ông di chuyển chiếc bình cạnh giường của mình và đổ nó đi. Lời yêu cầu từ một người thực sự có nhu cầu này, một người đã trở nên tồi tệ hơn ông, đã mở mắt và trái tim ông đón nhận một cảm giác mạnh mẽ về tình người, một mong muốn được giúp đỡ một người khác và để chính mình được Thiên Chúa giúp đỡ. Một hành vi thương xót đơn giản đã đưa ông tới chỗ tiếp giáp với lòng thương xót vô hạn. Nó đã dẫn ông đến việc giúp đỡ người khác, và khi làm như vậy, chính ông đã được giúp đỡ. Ông qua đời sau khi xưng tội, và qua đời trong bình an.
Vì vậy, tôi để anh em ở lại với bài dụ ngôn về Người Cha thương xót, bây giờ là lúc chúng ta, chúng ta đã bước vào tình thế trong đó người con trai cảm thấy bẩn thỉu dù đã được mặc quần áo, một tội nhân có phẩm giá, xấu hổ vì mình, nhưng tự hào về cha mình. Dấu chỉ ta vừa bước vào là chính chúng ta muốn trở nên thương xót đối với mọi người. Đây là ngọn lửa Chúa Giêsu đã xuống thế để đem đến cho trần gian, một ngọn lửa thắp cháy mọi ngọn lửa khác. Nếu tia lửa không bắt, thì chính bởi vì một trong những tim đèn không bắt liên lạc. Hoặc vì quá xấu hổ, mà không chịu bóc trần dây điện và, thay vì tự do thú nhận: “Tôi đã làm điều này hay điều nọ”, vẫn cứ trùm bọc; hoặc vì quá trọng phẩm giá, nên chạm vào thứ gì cũng cần găng tay.
Dư tràn lòng thương xót
Cách duy nhất để chúng ta “dư tràn” trong việc đáp ứng lòng thương xót quá mức của Thiên Chúa là hoàn toàn mở lòng ra để tiếp nhận nó và chia sẻ nó với những người khác. Tin Mừng cho chúng ta nhiều ví dụ cảm động về những người đã đi đến dư tràn ngõ hầu nhận được lòng thương xót của Người. Người bại liệt chẳng hạn đã được bạn bè đưa anh từ mái nhà xuống chỗ Chúa đang rao giảng. Hoặc người phung cùi bỏ chín đồng bạn của mình để trở lại tôn vinh và lớn tiếng tạ ơn Thiên Chúa, bằng cách qùy mọp dưới chân Chúa. Hoặc người mù lòa Bartimêô mà tiếng kêu van kịch liệt đã làm Chúa Giêsu dừng lại trước mặt anh. Hoặc người phụ nữ bị xuất huyết, rụt rè đến gần Chúa và chạm vào áo choàng của Người; như Tin Mừng cho chúng ta biết, Chúa Giêsu cảm thấy một sức mạnh-một thứ dynamis (nhân điện?)- “xuất ra” khỏi Người ... Tất cả đều là những ví dụ về sự tiếp xúc có thể đốt sáng các ngọn lửa và giải phóng sức mạnh tích cực của lòng thương xót. Rồi chúng ta cũng có thể nghĩ đến người đàn bà tội lỗi, từng rửa chân Chúa bằng nước mắt và lau khô chúng bằng mái tóc của nàng; Chúa Giêsu nhìn thấy việc biểu lộ tình yêu dư tràn của nàng như một dấu chỉ cho thấy nàng đã nhận được một lòng thương xót lớn lao. Những người bình thường - những người tội lỗi, những người ốm yếu và những người bị quỷ ám- đều được Chúa nâng dậy ngay lập tức. Người làm họ từ loại trừ bước qua bao gồm trọn vẹn, từ ghẻ lạnh bước qua ôm ấp. Đó là cách nói lên rằng: lòng thương xót làm chúng ta bước “từ ghẻ lạnh qua cử hành mừng vui”. Và nó chỉ có thể hiểu được bằng chìa khóa hy vọng, bằng chìa khoá tông đồ, bằng chìa khóa nhận biết lòng thương xót và sau đó biểu lộ lòng thương xót.
Chúng ta hãy kết luận bằng cách đọc Kinh Ngợi Khen Lòng Thương Xót, tức Thánh Vịnh 51 của Vua Đavít, một Thánh Vịnh ta đọc mỗi Thứ Sáu vào giờ Kinh Ban Sáng. Đây là Kinh Ngợi Khen của “một trái tim khiêm nhường và thống hối” có khả năng thú nhận tội lỗi của mình trước Thiên Chúa, Đấng, trong lòng trung tín của Người, vốn lớn hơn bất cứ tội lỗi nào của chúng ta. Nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của người con trai hoang đàng, vào lúc, thay vì bị Cha quở trách, anh phát hiện Cha anh đang tổ chức một tiệc vui, chúng ta có thể tưởng tượng chắc hẳn anh ta sẽ đọc Thánh Vịnh 51. Chúng ta có thể đọc Thánh Vịnh này kiểu đáp ca với anh. Ta có thể nghe thấy anh đọc: “Xin thương xót con, ôi lạy Thiên Chúa, trong lòng nhân từ của Ngài; trong lòng cảm thương của Ngài, xin xóa hết hành vi tội lỗi của con “... Và chúng ta tiếp theo: “Các hành vi tội lỗi của con, con thật sự biết rõ chúng; tội lỗi của con luôn ở trước mặt con “. Và cùng thân thưa: “Lạy Cha, con đã phạm tội chống lại Cha, chống lại Cha, chỉ một mình Cha”.
Ước chi lời cầu nguyện của chúng ta nổi lên từ sự căng thẳng nội tâm vốn gợi lên lòng thương xót, sự căng thẳng giữa sự xấu hổ biết thân thưa: “Xin Ngài ngoảnh mặt khỏi tội lỗi của con, và xóa hết mọi tội lỗi của con”, và sự tự tin biết nói: “Ôi, xin thanh tẩy con, thì con sẽ được sạch sẽ; Ôi, xin rửa con, tì con sẽ được trắng hơn tuyết”. Một sự tự tin biết trở thành tông đồ: “Một lần nữa, hãy ban cho con niềm vui được Ngài giúp đỡ; hãy nâng đỡ con bằng tinh thần nhiệt thành, để con dạy cho kẻ phạm tội biết đường lối của Ngài, và những kẻ tội lỗi biết trở về với Ngài”.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN