Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Cuộc họp báo của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về Rôma từ trại tị nạn Lesbos</b>
18/04/2016 12:00:00 SA
Trong chương trình phóng sự đặc biệt này, chúng tôi xin giới thiệu cuộc họp báo của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về Rôma từ trại tị nạn Lesbos.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành ra 30 phút cho một cuộc họp báo trên chuyến bay trở về Rôma từ đảo Lesbos. Ngài chia sẻ những suy nghĩ về một loạt các chủ đề bao gồm cả ý kiến của ngài về thỏa thuận giữa Liên Hiệp Âu Châu và Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc họp với ông Bernie Sanders, việc đóng cửa biên giới châu Âu và Tông Huấn Amoris Laetitia.
Đức Thánh Cha bắt đầu cuộc họp báo với các ký giả với lời tâm sự rằng chuyến thăm Lesbos đã tạo ra một cảm xúc rất mạnh đối với ngài.
Một ký giả đã hỏi ngài nghĩ thế nào về các thỏa thuận gần đây giữa Brussels và Ankara. Trả lời cho câu hỏi này, trước hết, Đức Thánh Cha minh định rằng chuyến thăm của ngài tới Lesbos đã được thực hiện trong tinh thần thuần túy nhân đạo. Và thực tế là ngài đã mang 3 gia đình tị nạn về Rôma với ngài. Ngài cho biết quyết định này là kết quả của một cảm hứng vào “phút cuối” cuả một trong những cộng sự viên của ngài một tuần trước đây.
Đức Thánh Cha cho biết thêm: “Tất cả mọi thứ đã được sắp xếp theo đúng các quy tắc. Họ có giấy tờ hẳn hoi. Tòa Thánh, chính phủ Hy Lạp và chính phủ Ý đã kiểm tra tất cả mọi thứ. Họ đã được chào đón bởi Vatican và với sự cộng tác của cộng đồng Thánh Egidio, họ sẽ tìm kiếm được công ăn việc làm”.
Khi được hỏi về một cuộc gặp gỡ vào sáng thứ Bảy 16 tháng Tư tại Vatican với ứng cử viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders mà một số phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cho rằng Đức Thánh Cha đang dính líu vào nội tình chính trị Mỹ, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận có cuộc gặp gỡ như thế, nhưng xác định rằng cuộc gặp gỡ đó hoàn toàn là theo phép 'lịch sự'.
Đức Thánh Cha nói:
“Sáng nay khi tôi ra đi thì Thượng nghị sĩ Sanders đã có ở đó. Ông đến tham dự Hội nghị 'Centesimus Annus'. Ông biết lúc đó tôi sắp đi và chào xã giao tôi. Tôi chào ông, bà vợ và một cặp nữa cư trú tại Santa Martha. Khi tôi đi xuống, tôi chào ông, bắt tay ông, chỉ có như thế thôi. Cái này gọi là lịch sự và chẳng có gì gọi là dính líu vào chính trị. Nếu ai đó nghĩ rằng chào một người như thế là dính líu vào chính trị thì tôi khuyên người ấy đi tìm tâm lý gia là vừa”.
Một nhà báo khác hỏi tại sao ba gia đình gồm 12 người tị nạn được lựa chọn để được đưa về Vatican đều là người Hồi giáo. Đức Thánh Cha nói sự lựa chọn không phải là giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo; và những người được lựa chọn đều có giấy tờ hợp lệ và theo trình tự.
Một nhà báo hỏi Đức Thánh Cha là ngài có nghĩ rằng việc đóng cửa biên giới châu Âu đánh dấu sự kết thúc giấc mơ châu Âu của nhiều người tị nạn. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng trong khi ngài thông cảm những lo sợ của một số chính phủ và người dân các nước Âu Châu, ngài tin rằng chúng ta có trách nhiệm chào đón những người tị nạn.
“Tôi luôn luôn nói rằng, xây dựng những bức tường không phải là một giải pháp. Chúng ta đã nhìn thấy những bức tường trong suốt thế kỷ qua và chúng đã không giải quyết bất cứ điều gì. Chúng ta phải xây dựng những nhịp cầu. Đó là những nhịp cầu được xây dựng với trí thông minh, với đối thoại, và với hội nhập”.
Đức Thánh Cha bày tỏ tin tưởng rằng châu Âu phải thực hiện gấp rút chính sách chào đón mọi người, hội nhập họ vào lực lượng lao động, tạo ra các chính sách lường trước được sự tăng trưởng và thúc đẩy một cuộc cải cách nền kinh tế.
“Tất cả những điều này là những cây cầu”, và ngài nhấn mạnh những đau khổ và đau đớn ngài chứng kiến trong chuyến thăm Lesbos.
Đức Thánh Cha cho biết những đứa trẻ ở đó đã cho ngài những bức tranh vẽ trong đó các em khẩn cầu hòa bình và bày tỏ sự đau đớn và sợ hãi sau khi đã nhìn thấy những điều khủng khiếp như các trẻ em khác bị chết đuối.
Khi được hỏi liệu châu Âu có thể mở rộng vòng tay của mình cho tất cả những đau khổ trên thế giới hay không. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khả năng tích cực là loại trừ mầm mống của những đau khổ này hơn là tiêu cực xem xét các chỉ tiêu nhân đạo. Ngài đã trình bày các suy tư của ngài về nhiều khuôn mặt đau khổ của con người như chiến tranh và đói khát, và các hiệu ứng của việc khai thác bừa bãi hành tinh này. Đức Thánh Cha đã nói về nạn phá rừng và buôn bán vũ khí và cách thế mà các phe phái lâm chiến ở Syria đã được trang bị bởi những người khác.
“Tôi sẽ mời các nhà sản xuất vũ khí trải qua một ngày trong trại Lesbos: Tôi tin rằng đó sẽ là một điều tốt”.
Quay sang Tông Huấn Amoris Laetitia vừa được công bố, một nhà báo nhận xét rằng liên quan đến khả thể cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ, hiện nay đang có một cuộc tranh luận sôi nổi vẫn đang diễn ra. Một bên, chẳng hạn như Đức Hồng Y Walter Kaster tuyên bố rằng “mọi thứ đã thay đổi”. Trong khi, nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội khác lại cho rằng không có gì thay đổi về vấn đề này.
Để trả lời, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng ngài kêu gọi các nhà báo hãy đọc kỹ bài thuyết trình được thực hiện bởi Đức Hồng Y Schonborn. Đức Thánh Cha mô tả vị Hồng Y người Áo như là một nhà thần học vĩ đại, vừa là Tổng Giám Mục thủ đô Vienna, vừa là Thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Đức Thánh Cha nói Đức Hồng Y có kiến thức toàn diện về đức tin.
“Câu trả lời cho câu hỏi của bạn được chứa đựng trong bài thuyết trình này,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận rằng ngài cảm thấy khó chịu và buồn vì sự tập chú của giới truyền thông trong và sau Thượng Hội Đồng về một vấn đề duy nhất là liệu những người ly dị và tái hôn có được rước lễ hay không.
Ngài cho biết các phương tiện truyền thông đã không nhận ra rằng đây không phải là câu hỏi quan trọng và họ không nhận thấy rằng các đơn vị gia đình, nền tảng của xã hội chúng ta trên toàn thế giới, đang trong tình trạng khủng hoảng.
“Họ không nhận ra là người trẻ ngày nay không muốn kết hôn, rằng sinh suất đang giảm mạnh ở châu Âu lẽ ra phải làm cho chúng ta bật khóc. Họ không nhận ra tình trạng thiếu công ăn việc làm, có những ông bố và bà mẹ phải làm hai công việc và trẻ em đang lớn lên một mình mà không có cha mẹ của chúng ở xung quanh”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành ra 30 phút cho một cuộc họp báo trên chuyến bay trở về Rôma từ đảo Lesbos. Ngài chia sẻ những suy nghĩ về một loạt các chủ đề bao gồm cả ý kiến của ngài về thỏa thuận giữa Liên Hiệp Âu Châu và Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc họp với ông Bernie Sanders, việc đóng cửa biên giới châu Âu và Tông Huấn Amoris Laetitia.
Đức Thánh Cha bắt đầu cuộc họp báo với các ký giả với lời tâm sự rằng chuyến thăm Lesbos đã tạo ra một cảm xúc rất mạnh đối với ngài.
Một ký giả đã hỏi ngài nghĩ thế nào về các thỏa thuận gần đây giữa Brussels và Ankara. Trả lời cho câu hỏi này, trước hết, Đức Thánh Cha minh định rằng chuyến thăm của ngài tới Lesbos đã được thực hiện trong tinh thần thuần túy nhân đạo. Và thực tế là ngài đã mang 3 gia đình tị nạn về Rôma với ngài. Ngài cho biết quyết định này là kết quả của một cảm hứng vào “phút cuối” cuả một trong những cộng sự viên của ngài một tuần trước đây.
Đức Thánh Cha cho biết thêm: “Tất cả mọi thứ đã được sắp xếp theo đúng các quy tắc. Họ có giấy tờ hẳn hoi. Tòa Thánh, chính phủ Hy Lạp và chính phủ Ý đã kiểm tra tất cả mọi thứ. Họ đã được chào đón bởi Vatican và với sự cộng tác của cộng đồng Thánh Egidio, họ sẽ tìm kiếm được công ăn việc làm”.
Khi được hỏi về một cuộc gặp gỡ vào sáng thứ Bảy 16 tháng Tư tại Vatican với ứng cử viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders mà một số phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cho rằng Đức Thánh Cha đang dính líu vào nội tình chính trị Mỹ, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận có cuộc gặp gỡ như thế, nhưng xác định rằng cuộc gặp gỡ đó hoàn toàn là theo phép 'lịch sự'.
Đức Thánh Cha nói:
“Sáng nay khi tôi ra đi thì Thượng nghị sĩ Sanders đã có ở đó. Ông đến tham dự Hội nghị 'Centesimus Annus'. Ông biết lúc đó tôi sắp đi và chào xã giao tôi. Tôi chào ông, bà vợ và một cặp nữa cư trú tại Santa Martha. Khi tôi đi xuống, tôi chào ông, bắt tay ông, chỉ có như thế thôi. Cái này gọi là lịch sự và chẳng có gì gọi là dính líu vào chính trị. Nếu ai đó nghĩ rằng chào một người như thế là dính líu vào chính trị thì tôi khuyên người ấy đi tìm tâm lý gia là vừa”.
Một nhà báo khác hỏi tại sao ba gia đình gồm 12 người tị nạn được lựa chọn để được đưa về Vatican đều là người Hồi giáo. Đức Thánh Cha nói sự lựa chọn không phải là giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo; và những người được lựa chọn đều có giấy tờ hợp lệ và theo trình tự.
Một nhà báo hỏi Đức Thánh Cha là ngài có nghĩ rằng việc đóng cửa biên giới châu Âu đánh dấu sự kết thúc giấc mơ châu Âu của nhiều người tị nạn. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng trong khi ngài thông cảm những lo sợ của một số chính phủ và người dân các nước Âu Châu, ngài tin rằng chúng ta có trách nhiệm chào đón những người tị nạn.
“Tôi luôn luôn nói rằng, xây dựng những bức tường không phải là một giải pháp. Chúng ta đã nhìn thấy những bức tường trong suốt thế kỷ qua và chúng đã không giải quyết bất cứ điều gì. Chúng ta phải xây dựng những nhịp cầu. Đó là những nhịp cầu được xây dựng với trí thông minh, với đối thoại, và với hội nhập”.
Đức Thánh Cha bày tỏ tin tưởng rằng châu Âu phải thực hiện gấp rút chính sách chào đón mọi người, hội nhập họ vào lực lượng lao động, tạo ra các chính sách lường trước được sự tăng trưởng và thúc đẩy một cuộc cải cách nền kinh tế.
“Tất cả những điều này là những cây cầu”, và ngài nhấn mạnh những đau khổ và đau đớn ngài chứng kiến trong chuyến thăm Lesbos.
Đức Thánh Cha cho biết những đứa trẻ ở đó đã cho ngài những bức tranh vẽ trong đó các em khẩn cầu hòa bình và bày tỏ sự đau đớn và sợ hãi sau khi đã nhìn thấy những điều khủng khiếp như các trẻ em khác bị chết đuối.
Khi được hỏi liệu châu Âu có thể mở rộng vòng tay của mình cho tất cả những đau khổ trên thế giới hay không. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khả năng tích cực là loại trừ mầm mống của những đau khổ này hơn là tiêu cực xem xét các chỉ tiêu nhân đạo. Ngài đã trình bày các suy tư của ngài về nhiều khuôn mặt đau khổ của con người như chiến tranh và đói khát, và các hiệu ứng của việc khai thác bừa bãi hành tinh này. Đức Thánh Cha đã nói về nạn phá rừng và buôn bán vũ khí và cách thế mà các phe phái lâm chiến ở Syria đã được trang bị bởi những người khác.
“Tôi sẽ mời các nhà sản xuất vũ khí trải qua một ngày trong trại Lesbos: Tôi tin rằng đó sẽ là một điều tốt”.
Quay sang Tông Huấn Amoris Laetitia vừa được công bố, một nhà báo nhận xét rằng liên quan đến khả thể cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ, hiện nay đang có một cuộc tranh luận sôi nổi vẫn đang diễn ra. Một bên, chẳng hạn như Đức Hồng Y Walter Kaster tuyên bố rằng “mọi thứ đã thay đổi”. Trong khi, nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội khác lại cho rằng không có gì thay đổi về vấn đề này.
Để trả lời, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng ngài kêu gọi các nhà báo hãy đọc kỹ bài thuyết trình được thực hiện bởi Đức Hồng Y Schonborn. Đức Thánh Cha mô tả vị Hồng Y người Áo như là một nhà thần học vĩ đại, vừa là Tổng Giám Mục thủ đô Vienna, vừa là Thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Đức Thánh Cha nói Đức Hồng Y có kiến thức toàn diện về đức tin.
“Câu trả lời cho câu hỏi của bạn được chứa đựng trong bài thuyết trình này,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận rằng ngài cảm thấy khó chịu và buồn vì sự tập chú của giới truyền thông trong và sau Thượng Hội Đồng về một vấn đề duy nhất là liệu những người ly dị và tái hôn có được rước lễ hay không.
Ngài cho biết các phương tiện truyền thông đã không nhận ra rằng đây không phải là câu hỏi quan trọng và họ không nhận thấy rằng các đơn vị gia đình, nền tảng của xã hội chúng ta trên toàn thế giới, đang trong tình trạng khủng hoảng.
“Họ không nhận ra là người trẻ ngày nay không muốn kết hôn, rằng sinh suất đang giảm mạnh ở châu Âu lẽ ra phải làm cho chúng ta bật khóc. Họ không nhận ra tình trạng thiếu công ăn việc làm, có những ông bố và bà mẹ phải làm hai công việc và trẻ em đang lớn lên một mình mà không có cha mẹ của chúng ở xung quanh”.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN