Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Đức Thánh Cha thăm những người tị nạn và di dân tại đảo Lesbos, Hy Lạp</b>
16/04/2016 12:00:00 SA
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về chuyến viếng thăm những người tị nạn và di dân của Đức Thánh Cha Phanxicô tại đảo Lesbos của Hy Lạp vào ngày thứ Bẩy 16 tháng Tư.
Đức Thánh Cha đã rời Roma lúc 7 giờ sáng để bay đến phi trường Mytilene của đảo Lesbos. Trên chuyến bay, ngài nói với các ký giả rằng chuyến bay này được đánh dấu bởi sự buồn phiền.
Ra đón Đức Thánh Cha ngay tại chân thang máy bay chúng tôi thấy có thủ tướng Alexis Tsipra, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, Đức Tổng Giám Mục Hieronimus Giáo Chủ Chính Thống Hy Lạp, Đức Tổng Giám Mục Fragkiskos Papamanolis, dòng Capuchino, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Hy Lạp.
Đức Thánh Cha bước xuống thang máy bay với sắc mặt buồn bã. Ngài trao đổi với Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô cái hôn huynh đệ.
Tuy là chuyến viếng thăm không chính thức nhưng chúng tôi thấy vẫn có hàng quân danh dự và ban quân nhạc của Hy Lạp đang trỗi quốc thiều Vatican.
Sau khi hội kiến riêng với thủ tướng Hy lạp, lúc gần 11 giờ, Đức Thánh Cha cùng với Đức Thượng Phụ và 2 vị Tổng Giám Mục Chính Thống và Công Giáo đi xe minibus đến thăm trại tị nạn ở Moria cách đó 16 cây số. Trại này có khoảng 2,500 người đang xin quy chế tị nạn. Có 150 trẻ vị thành niên tại đây cũng được chào Đức Thánh Cha khi ngài đi gần. Các vị tiến qua sân dành cho việc đăng ký người xin tị nạn và tới ngôi lều lớn, chào từng người trong số 250 người tị nạn hiện diện.
Cha Lombardi nhấn mạnh rằng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha chỉ là một sứ vụ nhân đạo và đại kết chứ không nhắm khía cạnh chính trị nào.
Bất chấp những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và những người tranh đấu cho quyền tị nạn tại Âu Châu, nhiều người tị nạn tại Lesbos đã bị trả lại Thổ Nhĩ Kỳ theo một sau thỏa thuận của Liên Hiệp Âu Châu bắt đầu có hiệu quả từ thứ Hai 4 Tháng 4.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha ghi nhận "sự hy sinh lớn lao" những người trong trại đã thực hiện, và nói rằng ngài muốn "gây sự chú ý của thế giới với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng này ".
Ngài nói với các cư dân của trại: "Đừng đánh mất niềm hy vọng Món quà lớn nhất chúng ta có thể trao cho nhau là tình yêu."
Theo tin giờ chót mà chúng tôi nhận được, Đức Thánh Cha công bố rằng Tòa Thánh sẽ đón nhận một số người tị nạn đến cư trú tại Vatican.
Một người đàn bà tị nạn đã khóc trước mặt Đức Thánh Cha khiến ngài và các vị trong đoàn rất xúc động.
Đức Thánh Cha đã rời Roma lúc 7 giờ sáng để bay đến phi trường Mytilene của đảo Lesbos. Trên chuyến bay, ngài nói với các ký giả rằng chuyến bay này được đánh dấu bởi sự buồn phiền.
Ra đón Đức Thánh Cha ngay tại chân thang máy bay chúng tôi thấy có thủ tướng Alexis Tsipra, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, Đức Tổng Giám Mục Hieronimus Giáo Chủ Chính Thống Hy Lạp, Đức Tổng Giám Mục Fragkiskos Papamanolis, dòng Capuchino, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Hy Lạp.
Đức Thánh Cha bước xuống thang máy bay với sắc mặt buồn bã. Ngài trao đổi với Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô cái hôn huynh đệ.
Tuy là chuyến viếng thăm không chính thức nhưng chúng tôi thấy vẫn có hàng quân danh dự và ban quân nhạc của Hy Lạp đang trỗi quốc thiều Vatican.
Sau khi hội kiến riêng với thủ tướng Hy lạp, lúc gần 11 giờ, Đức Thánh Cha cùng với Đức Thượng Phụ và 2 vị Tổng Giám Mục Chính Thống và Công Giáo đi xe minibus đến thăm trại tị nạn ở Moria cách đó 16 cây số. Trại này có khoảng 2,500 người đang xin quy chế tị nạn. Có 150 trẻ vị thành niên tại đây cũng được chào Đức Thánh Cha khi ngài đi gần. Các vị tiến qua sân dành cho việc đăng ký người xin tị nạn và tới ngôi lều lớn, chào từng người trong số 250 người tị nạn hiện diện.
Cha Lombardi nhấn mạnh rằng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha chỉ là một sứ vụ nhân đạo và đại kết chứ không nhắm khía cạnh chính trị nào.
Bất chấp những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và những người tranh đấu cho quyền tị nạn tại Âu Châu, nhiều người tị nạn tại Lesbos đã bị trả lại Thổ Nhĩ Kỳ theo một sau thỏa thuận của Liên Hiệp Âu Châu bắt đầu có hiệu quả từ thứ Hai 4 Tháng 4.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha ghi nhận "sự hy sinh lớn lao" những người trong trại đã thực hiện, và nói rằng ngài muốn "gây sự chú ý của thế giới với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng này ".
Ngài nói với các cư dân của trại: "Đừng đánh mất niềm hy vọng Món quà lớn nhất chúng ta có thể trao cho nhau là tình yêu."
Theo tin giờ chót mà chúng tôi nhận được, Đức Thánh Cha công bố rằng Tòa Thánh sẽ đón nhận một số người tị nạn đến cư trú tại Vatican.
Một người đàn bà tị nạn đã khóc trước mặt Đức Thánh Cha khiến ngài và các vị trong đoàn rất xúc động.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN