Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Triều Yết Đức Thánh Cha 13/04/2016: Chúa Giêsu không sợ hãi người tội lỗi, Ngài đến cứu vớt họ</b>
14/04/2016 12:00:00 SA
Giáo Hội không phải là một cộng đoàn gồm những người toàn thiện, nhưng gồm các môn đệ đang bước theo Chúa, vì họ nhận biết mình là kẻ tội lỗi cần tới ơn tha thứ của Ngài. Chúa Giêsu là một bác sĩ tài ba chữa lành và dưỡng nuôi tín hữu bằng hai loại thuốc là Lời Ngài và Thánh Thể.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 70,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý: “Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Giải thích trình thuật ơn gọi của thánh sử Mátthêu là một người thu thuế cho đế quốc Roma, và vì thế bị coi là kẻ tội lỗi công khai, Đức Thánh Cha nói:
Thế mà Chúa Giêsu lại gọi ông theo Ngài và trở thành môn đệ của Ngài. Họ nói: “Ông không đuợc đến nhà của loại người như thế!”. Thật ra, Chúa Giêsu không xa lánh các kẻ tội lỗi, nhưng giao du lui tới nhà họ và ngồi bên cạnh họ. Điều này có nghĩa là cả họ cũng có thể trở thành các môn đệ của Ngài. Sự kiện là kitô hữu không khiến cho chúng ra trở thành những người không thể chê trách vào đâu được. Giống như thánh Mátthêu từng người trong chúng ta tín thác nơi ơn thánh của Chúa, mặc dù các tội lỗi của chúng ta. Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, tất cả chúng ta đều có tội.
Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Khi kêu gọi Mátthêu, Chúa Giêsu cho các kẻ tội lỗi thấy rằng Ngài không nhìn qúa khứ, điều kiện xã hội, các thành kiến bề ngoài, nhưng rộng mở cho họ một tương lai mới. Có lần tôi đã nghe được một câu nói hay đẹp này: Không có vị thánh nào mà lại không có quá khứ, và không có kẻ tội lỗi nào mà lại không có tuơng lai”. Đây là điều Chúa Giêsu làm. Không có thánh không có quá khứ, và không có tội nhân không có tương lai. Chỉ cần đáp trả lại lời mời gọi của Chúa với con tim khiêm tốn và chân thành. Giáo Hội không phải là một cộng đoàn của những người toàn thiện, nhưng là cộng đoàn của các môn đệ bước theo Chúa, vì thừa nhận mình là các kẻ tội lỗi và cần đến ơn tha thứ của Ngài. Như thế cuộc sống kitô là trường dậy khiêm nhường, mở ra cho ơn thánh.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Một thái độ như thế không được hiểu bởi những người yêu sách tin rằng mình công chính và tốt lành hơn những người khác. Kiêu căng và hãnh diện không cho phép thừa nhận mình cần ơn cứu rỗi, trái lại, chúng ngăn cản chúng ta trông thấy gương mặt thương xót của Thiên Chúa và hành động với lòng thương xót. Chúng là một bức tường. Kiêu căng và hãnh diện là một bức tường ngăn cản tương quan với Thiên Chúa. Thế nhưng sứ mệnh của Chúa Giêsu chính là đó: đến tìm từng người trong chúng ta, để chữa lành các vết thương của chúng ta, và mời gọi chúng ta theo Ngài với tình yêu thương. Chúa nói rõ điều đó: “Không phải các người khỏe mạnh cần thầy thuốc, nhưng là các người đau yếu” (c. 12). Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như là một bác sĩ tài giỏi. Ngài loan báo Nước Thiên Chúa và các dấu chỉ biến cố Ngài đến hiển nhiên: Ngài chữa lành các tật bệnh, giải thoát khỏi sự sợ hãi, cái chết và mà quỷ. Trước Chúa Giêsu không có người tội lỗi nào bị loại trừ - không có người tội lỗi nào bị loại trừ - bởi vì quyền năng chữa lành của Thiên Chúa không biết tới tật bệnh nào mà không chữa được. Và điều này phải trao ban cho chúng ta sự tin tưởng, và rộng mở con tim của chúng ta ra cho Chúa để Chúa đến và chữa lành chúng ta.
Khi kêu gọi các người tội lỗi vào bàn ăn của Ngài, Chúa chữa lành họ bằng cách tái lập họ trong ơn gọi, mà họ tin là đã mất, và các người biệt phái đã quên đi: đó là ơn gọi của những người được mời vào dự tiệc của Thiên Chúa. Theo ngôn sứ Isaia: Ngày ấy, trên núi này, Giavê các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Ngày ấy, người ta sẽ nói: “Đây là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ. Chính Người là Chúa chúng ta từng đợi trông. Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ.” (Is 25,6-9).
Nếu các người biệt phái chỉ trông thấy nơi các người được mời những kẻ tội lỗi và từ chối ngồi chung với họ, thì Chúa Giêsu trái lại, nhắc nhớ rằng cả họ cũng là những người đồng bàn của Thiên Chúa. Trong cách thức đó ngồi vào bàn với Chúa Giêsu có nghĩa là được Ngài biến đổi và cứu rỗi. Chúa Giêsu không sợ hãi đối thoại với các người tội lỗi, các người thu thuế, các đĩ điếm. Không, Ngài không sợ hãi: Ngài yêu thương tất cả mọi người!
Trong cộng đoàn kitô bàn của Chúa Giêsu gồm hai nghĩa: bàn của Lời Chúa và bàn của bí tích Thánh Thể (x. Dei Verbum, 21) Chúng là hai phương dược mà Vị Bác Sĩ Thiên Linh dùng để chữa lành và dưỡng nuôi chúng ta. Với phương dược thứ nhất là Lời, Ngài vén mở cho thấy và mời gọi chúng ta bước vào cuộc đối thoại giữa các bạn hữu. Lời Chúa thấm vào chúng ta, và như là một con dao nó giải phẫu trong chiều sâu để cứu thoát chúng ta khỏi tật bệnh ăn sâu trong cuộc sống chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích hoạt động của Lời Chúa nơi con người như sau:
Đôi khi Lời này gây đau đớn bởi vì nó cắt mổ các giả hình, lột mặt nạ các viện cớ giả dối, phơi trần các sự thật dấu ẩn; nhưng đồng thời nó cũng soi sáng và thanh tẩy, trao ban sức mạnh và hy vọng, nó là một tái tạo quý báu trên con đường lòng tin của chúng ta. Về phần mình, bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi chúng ta với sự sống của chính Chúa Giêsu, và như một phương thuốc cực mạnh nó liên tục canh tân ơn thánh của bí tích Rửa Tội một cách nhiệm mầu. Khi đến gần bí tích Thánh Thể, chúng ta dưỡng nuôi mình bằng Mình và Máu Chúa Giêsu; và khi đến trong chúng ta, Chúa Giêsu kết hiệp chúng ta với Thân Mình của Ngài!
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Khi kết thúc cuộc đối thoại ấy với các người biệt phái, Chúa Giêsu nhắc nhớ họ lời của ngôn sứ Hosêa: “Hãy đi và học cho biết câu này có nghĩa gì: Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Khi nói với dân Israel, ngôn sứ quở trách họ vì các lời cầu ngyện họ dâng lên là các lời trống rỗng và không trung thực. Mặc dầu giao ước của Thiên Chúa và lòng thương xót dân thường sống với một tôn giáo bề ngoài, mà không sống trong chiều sâu giới răn của Chúa. Chính vì thế ngôn sứ nhấn mạnh: “Ta muốn lòng thương xót”, nghĩa là sự liêm chính của một con tim nhận biết các tội lỗi của mình, nhìn lại và trở về trung thành với giao ước của Thiên Chúa. “Chứ không muốn lễ tế”: không có con tim sám hối, mọi hành động tôn giáo không hữu hiệu! Chúa Giêsu áp dụng câu nói này của ngôn sứ cả cho các tương quan nhân loại: các người biệt phái ấy rất đạo đức trong hình thức, nhưng không sẵn sàng chia sẻ bàn với các người thu thuế và kẻ tội lỗi; họ không thừa nhận khả năng của một việc hồi tâm, và vì thế của một chữa lành; họ không để vào chỗ nhất lòng thương xót: tuy trung thành với Lề Luật, họ chứng minh cho thấy họ không hiểu con tim của Thiên Chúa! Nó giống như khi người ta tặng bạn một gói trong đó có một món quà, và bạn, thay vì tìm quà, thì lại chỉ đi nhìn giấy gói quà: chỉ nhìn cái bề ngoài, cái hình thức, mà không nhìn thấy cái nhân của ơn thánh, của món quà được tặng cho bạn.
Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều được mời gọi vào bàn tiệc của Chúa. Chúng ta hãy lấy làm của mình lời mời gọi ngồi bên cạnh Chúa cùng với các môn đệ của Ngài. Chúng ta hãy học biết nhìn với lòng thương xót và nhận ra nơi từng người trong họ một người ngồi cùng bàn với chúng ta. Chúng ta tất cả là môn đệ cần kinh nghiệm và sống lời ủi an của Chúa Giêsu. Chúng ta tất cả đều cần được dưỡng nuôi bằng lòng thương xót của Thiên Chúa, bởi vì chính từ suối nguồn đó nảy sinh ra ơn cứu độ.
Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha nói:
“Thứ bẩy tới đây tôi sẽ đến đảo Lesvos, là nơi chuyển tiếp trong những tháng qua của rất nhiều người tị nạn. Tôi đến đó cùng với những người anh em của tôi là Đức Thượng Phụ Bartolomaios của Chính Thống Constantinople và Đức Tổng Giám Mục Hieronymos của Giáo phận Chính Thống Athènes và toàn Hy Lạp, để bày tỏ sự gần gũi và liên đới với những người tị nạn cũng như với những người dân tại đảo Lesvos và toàn thể nhân dân Hy Lạp. Tôi xin Anh chị em tháp tùng tôi bằng lời cầu nguyện, khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Linh và sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
Đảo Lesvos rộng 1.632 cây số vuông trong biện Egeo cách Roma 1200 cây số đường chim bay và có 90.643 dân cư. Hàng ngàn người tị nạn đang sống tại đảo này trong tình trạng rất bấp bênh trước sự dửng dưng của dư luận Âu Châu. Dân tị nạn sống trong tuyệt vọng, chờ đợi trong sự sợ hãi.
Đức Giáo Hoàng đã nhận lời mời tham gia với Đức Thượng Phụ Chính thống Bartholomew I của Constantinople và Đức Tổng Giám Mục Ieronymos của Athens. Các vị sẽ cùng đến Lesvos để bày tỏ sự hỗ trợ cho những người tị nạn đang phải đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói rằng cử chỉ đại kết này thể hiện “tình liên đới Kitô giáo và sự gần gũi với những người tị nạn, và người di dân trước những thách đố chông gai mà họ phải đối diện”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 70,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý: “Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Giải thích trình thuật ơn gọi của thánh sử Mátthêu là một người thu thuế cho đế quốc Roma, và vì thế bị coi là kẻ tội lỗi công khai, Đức Thánh Cha nói:
Thế mà Chúa Giêsu lại gọi ông theo Ngài và trở thành môn đệ của Ngài. Họ nói: “Ông không đuợc đến nhà của loại người như thế!”. Thật ra, Chúa Giêsu không xa lánh các kẻ tội lỗi, nhưng giao du lui tới nhà họ và ngồi bên cạnh họ. Điều này có nghĩa là cả họ cũng có thể trở thành các môn đệ của Ngài. Sự kiện là kitô hữu không khiến cho chúng ra trở thành những người không thể chê trách vào đâu được. Giống như thánh Mátthêu từng người trong chúng ta tín thác nơi ơn thánh của Chúa, mặc dù các tội lỗi của chúng ta. Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, tất cả chúng ta đều có tội.
Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Khi kêu gọi Mátthêu, Chúa Giêsu cho các kẻ tội lỗi thấy rằng Ngài không nhìn qúa khứ, điều kiện xã hội, các thành kiến bề ngoài, nhưng rộng mở cho họ một tương lai mới. Có lần tôi đã nghe được một câu nói hay đẹp này: Không có vị thánh nào mà lại không có quá khứ, và không có kẻ tội lỗi nào mà lại không có tuơng lai”. Đây là điều Chúa Giêsu làm. Không có thánh không có quá khứ, và không có tội nhân không có tương lai. Chỉ cần đáp trả lại lời mời gọi của Chúa với con tim khiêm tốn và chân thành. Giáo Hội không phải là một cộng đoàn của những người toàn thiện, nhưng là cộng đoàn của các môn đệ bước theo Chúa, vì thừa nhận mình là các kẻ tội lỗi và cần đến ơn tha thứ của Ngài. Như thế cuộc sống kitô là trường dậy khiêm nhường, mở ra cho ơn thánh.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Một thái độ như thế không được hiểu bởi những người yêu sách tin rằng mình công chính và tốt lành hơn những người khác. Kiêu căng và hãnh diện không cho phép thừa nhận mình cần ơn cứu rỗi, trái lại, chúng ngăn cản chúng ta trông thấy gương mặt thương xót của Thiên Chúa và hành động với lòng thương xót. Chúng là một bức tường. Kiêu căng và hãnh diện là một bức tường ngăn cản tương quan với Thiên Chúa. Thế nhưng sứ mệnh của Chúa Giêsu chính là đó: đến tìm từng người trong chúng ta, để chữa lành các vết thương của chúng ta, và mời gọi chúng ta theo Ngài với tình yêu thương. Chúa nói rõ điều đó: “Không phải các người khỏe mạnh cần thầy thuốc, nhưng là các người đau yếu” (c. 12). Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như là một bác sĩ tài giỏi. Ngài loan báo Nước Thiên Chúa và các dấu chỉ biến cố Ngài đến hiển nhiên: Ngài chữa lành các tật bệnh, giải thoát khỏi sự sợ hãi, cái chết và mà quỷ. Trước Chúa Giêsu không có người tội lỗi nào bị loại trừ - không có người tội lỗi nào bị loại trừ - bởi vì quyền năng chữa lành của Thiên Chúa không biết tới tật bệnh nào mà không chữa được. Và điều này phải trao ban cho chúng ta sự tin tưởng, và rộng mở con tim của chúng ta ra cho Chúa để Chúa đến và chữa lành chúng ta.
Khi kêu gọi các người tội lỗi vào bàn ăn của Ngài, Chúa chữa lành họ bằng cách tái lập họ trong ơn gọi, mà họ tin là đã mất, và các người biệt phái đã quên đi: đó là ơn gọi của những người được mời vào dự tiệc của Thiên Chúa. Theo ngôn sứ Isaia: Ngày ấy, trên núi này, Giavê các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Ngày ấy, người ta sẽ nói: “Đây là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ. Chính Người là Chúa chúng ta từng đợi trông. Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ.” (Is 25,6-9).
Nếu các người biệt phái chỉ trông thấy nơi các người được mời những kẻ tội lỗi và từ chối ngồi chung với họ, thì Chúa Giêsu trái lại, nhắc nhớ rằng cả họ cũng là những người đồng bàn của Thiên Chúa. Trong cách thức đó ngồi vào bàn với Chúa Giêsu có nghĩa là được Ngài biến đổi và cứu rỗi. Chúa Giêsu không sợ hãi đối thoại với các người tội lỗi, các người thu thuế, các đĩ điếm. Không, Ngài không sợ hãi: Ngài yêu thương tất cả mọi người!
Trong cộng đoàn kitô bàn của Chúa Giêsu gồm hai nghĩa: bàn của Lời Chúa và bàn của bí tích Thánh Thể (x. Dei Verbum, 21) Chúng là hai phương dược mà Vị Bác Sĩ Thiên Linh dùng để chữa lành và dưỡng nuôi chúng ta. Với phương dược thứ nhất là Lời, Ngài vén mở cho thấy và mời gọi chúng ta bước vào cuộc đối thoại giữa các bạn hữu. Lời Chúa thấm vào chúng ta, và như là một con dao nó giải phẫu trong chiều sâu để cứu thoát chúng ta khỏi tật bệnh ăn sâu trong cuộc sống chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích hoạt động của Lời Chúa nơi con người như sau:
Đôi khi Lời này gây đau đớn bởi vì nó cắt mổ các giả hình, lột mặt nạ các viện cớ giả dối, phơi trần các sự thật dấu ẩn; nhưng đồng thời nó cũng soi sáng và thanh tẩy, trao ban sức mạnh và hy vọng, nó là một tái tạo quý báu trên con đường lòng tin của chúng ta. Về phần mình, bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi chúng ta với sự sống của chính Chúa Giêsu, và như một phương thuốc cực mạnh nó liên tục canh tân ơn thánh của bí tích Rửa Tội một cách nhiệm mầu. Khi đến gần bí tích Thánh Thể, chúng ta dưỡng nuôi mình bằng Mình và Máu Chúa Giêsu; và khi đến trong chúng ta, Chúa Giêsu kết hiệp chúng ta với Thân Mình của Ngài!
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Khi kết thúc cuộc đối thoại ấy với các người biệt phái, Chúa Giêsu nhắc nhớ họ lời của ngôn sứ Hosêa: “Hãy đi và học cho biết câu này có nghĩa gì: Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Khi nói với dân Israel, ngôn sứ quở trách họ vì các lời cầu ngyện họ dâng lên là các lời trống rỗng và không trung thực. Mặc dầu giao ước của Thiên Chúa và lòng thương xót dân thường sống với một tôn giáo bề ngoài, mà không sống trong chiều sâu giới răn của Chúa. Chính vì thế ngôn sứ nhấn mạnh: “Ta muốn lòng thương xót”, nghĩa là sự liêm chính của một con tim nhận biết các tội lỗi của mình, nhìn lại và trở về trung thành với giao ước của Thiên Chúa. “Chứ không muốn lễ tế”: không có con tim sám hối, mọi hành động tôn giáo không hữu hiệu! Chúa Giêsu áp dụng câu nói này của ngôn sứ cả cho các tương quan nhân loại: các người biệt phái ấy rất đạo đức trong hình thức, nhưng không sẵn sàng chia sẻ bàn với các người thu thuế và kẻ tội lỗi; họ không thừa nhận khả năng của một việc hồi tâm, và vì thế của một chữa lành; họ không để vào chỗ nhất lòng thương xót: tuy trung thành với Lề Luật, họ chứng minh cho thấy họ không hiểu con tim của Thiên Chúa! Nó giống như khi người ta tặng bạn một gói trong đó có một món quà, và bạn, thay vì tìm quà, thì lại chỉ đi nhìn giấy gói quà: chỉ nhìn cái bề ngoài, cái hình thức, mà không nhìn thấy cái nhân của ơn thánh, của món quà được tặng cho bạn.
Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều được mời gọi vào bàn tiệc của Chúa. Chúng ta hãy lấy làm của mình lời mời gọi ngồi bên cạnh Chúa cùng với các môn đệ của Ngài. Chúng ta hãy học biết nhìn với lòng thương xót và nhận ra nơi từng người trong họ một người ngồi cùng bàn với chúng ta. Chúng ta tất cả là môn đệ cần kinh nghiệm và sống lời ủi an của Chúa Giêsu. Chúng ta tất cả đều cần được dưỡng nuôi bằng lòng thương xót của Thiên Chúa, bởi vì chính từ suối nguồn đó nảy sinh ra ơn cứu độ.
Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha nói:
“Thứ bẩy tới đây tôi sẽ đến đảo Lesvos, là nơi chuyển tiếp trong những tháng qua của rất nhiều người tị nạn. Tôi đến đó cùng với những người anh em của tôi là Đức Thượng Phụ Bartolomaios của Chính Thống Constantinople và Đức Tổng Giám Mục Hieronymos của Giáo phận Chính Thống Athènes và toàn Hy Lạp, để bày tỏ sự gần gũi và liên đới với những người tị nạn cũng như với những người dân tại đảo Lesvos và toàn thể nhân dân Hy Lạp. Tôi xin Anh chị em tháp tùng tôi bằng lời cầu nguyện, khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Linh và sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
Đảo Lesvos rộng 1.632 cây số vuông trong biện Egeo cách Roma 1200 cây số đường chim bay và có 90.643 dân cư. Hàng ngàn người tị nạn đang sống tại đảo này trong tình trạng rất bấp bênh trước sự dửng dưng của dư luận Âu Châu. Dân tị nạn sống trong tuyệt vọng, chờ đợi trong sự sợ hãi.
Đức Giáo Hoàng đã nhận lời mời tham gia với Đức Thượng Phụ Chính thống Bartholomew I của Constantinople và Đức Tổng Giám Mục Ieronymos của Athens. Các vị sẽ cùng đến Lesvos để bày tỏ sự hỗ trợ cho những người tị nạn đang phải đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói rằng cử chỉ đại kết này thể hiện “tình liên đới Kitô giáo và sự gần gũi với những người tị nạn, và người di dân trước những thách đố chông gai mà họ phải đối diện”
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN