Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Nghi thức thống hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô</b>
08/03/2016 12:00:00 SA
Trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót, chiều thứ Sáu 4 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của 5 Hồng Y, và đông đảo các linh mục, tu sĩ và 6 ngàn giáo dân. Sau bài đọc trích từ sách ngôn sứ Isaia, và bài Tin Mừng về phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mù bẩm sinh Bácthôlômêô, Đức Thánh Cha đã giảng như sau:
“Tôi muốn lại được nhìn thấy một lần nữa” (Mc 10:51). Đây là những gì chúng ta khẩn cầu cùng Chúa hôm nay. Chúng ta xin được nhìn thấy một lần nữa, vì tội lỗi của chúng ta đã làm cho chúng ta hết còn thấy tất cả những gì là tốt lành, và đã cướp đi khỏi chúng ta vẻ đẹp trong ơn gọi của chúng ta, và dẫn dắt chúng ta xa dần đích điểm cuộc hành trình của mình.
Đoạn Tin Mừng này có giá trị biểu tượng tuyệt vời cho cuộc sống của chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều thấy mình trong tình trạng tương tự như người mù Bácthôlômêô. Sự mù lòa đã dẫn ông đến cảnh nghèo đói và phải sống ở ngoại ô thành phố, phụ thuộc vào người khác trong tất cả mọi thứ anh cần. Tội lỗi cũng có tác dụng này: nó bần cùng hóa chúng ta và cô lập chúng ta. Chính sự mù lòa về tinh thần ngăn cản chúng ta nhìn thấy những gì là quan trọng nhất, và khiến chúng ta không còn dán cái nhìn của chúng ta vào tình yêu mang lại cho chúng ta sự sống. Sự mù lòa này dẫn chúng ta từng bước một bám víu vào những gì là hời hợt, cho đến khi chúng ta lạnh nhạt với tha nhân và hờ hững với những điều lương hảo. Biết bao những cám dỗ có sức mạnh che mờ tầm nhìn của con tim và khiến nó ra thiển cận! Chúng ta thật dễ dàng bị lừa đảo để tin rằng cuộc sống chúng ta phụ thuộc vào những gì chúng ta có, vào những thành công của chúng ta và những khen tặng chúng ta nhận được. Chúng ta cũng thật dễ dàng bị lừa đảo để tin rằng để tin rằng nền kinh tế chỉ là vì lợi nhuận và tiêu dùng; và ham muốn cá nhân quan trọng hơn so với trách nhiệm xã hội! Khi chúng ta chỉ nhìn vào chính chúng ta, chúng ta trở nên mù quáng, thiếu sức sống và tự coi mình là trung tâm, để rồi không còn những niềm vui và sự tự do đích thực.
Nhưng Chúa Giêsu đi ngang qua; Ngài đi ngang qua, và Ngài dừng lại: Tin Mừng nói với chúng ta rằng “Ngài dừng lại” (câu 49). Con tim chúng ta bồi hồi, bởi vì chúng ta nhận ra rằng Ánh Sáng đang nhìn chằm chằm vào chúng ta, chính Ánh Sáng dịu dàng ấy mời gọi chúng ta bước ra khỏi sự mù tối của mình. Sự gần gũi của Chúa Giêsu khiến cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta đang ở xa Ngài thì có một cái gì đó quan trọng còn thiếu vắng trong đời sống của chúng ta. Sự hiện diện của Ngài làm cho chúng ta cảm thấy cần đến ơn cứu độ, và điều này bắt đầu chữa lành con tim chúng ta. Sau đó, khi mong muốn được chữa lành của chúng ta trở nên mãnh liệt hơn, nó dẫn chúng ta đến sự cầu nguyện, để gào lên xin được giúp đỡ một cách thống thiết và kiên trì như người mù Bácthôlômêô: “Lạy Chúa Giêsu, Con vua David, xin thương xót tôi!” (Câu 47).
Thật không may, như “nhiều” nhân vật trong Tin Mừng, luôn luôn có những kẻ không muốn dừng lại, luôn luôn có những kẻ không muốn bị phiền hà bởi người khác đang kêu gào vì đau đớn, luôn luôn có những kẻ thích sự im lặng và quở trách người cần đến sự giúp đỡ, xem họ chẳng qua chỉ là một mối phiền toái (x v. 48). Có một cám dỗ để làm lơ và đi tiếp như thể không có gì, nhưng khi đó chúng ta sẽ xa dần Chúa và chúng ta cũng sẽ ngăn những người khác không cho đến gần Chúa Giêsu. Cầu xin cho chúng ta có thể nhận ra rằng tất cả chúng ta đang van xin tình yêu của Thiên Chúa, và không cho phép mình bỏ lỡ cơ hội khi Chúa đi qua như Thánh Augustinô nói “Timeo transeuntem Dominum”. Chúng ta hãy bày tỏ mong muốn chân thật nhất của chúng ta: “Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được sáng mắt!” (Câu 51). Năm Thánh Lòng Thương Xót này là thời điểm thuận lợi để chào đón sự hiện diện của Thiên Chúa, để trải nghiệm tình yêu của Ngài và trở về với Ngài với tất cả con tim chúng ta. Giống như người mù Bácthôlômêô, chúng ta hãy cởi bỏ chiếc áo choàng của chúng ta và trỗi dậy trên đôi chân của mình (câu 50): Nghĩa là, chúng ta hãy gạt sang một bên tất cả những gì ngăn cản chúng ta chạy nhanh về phía Ngài, và đừng sợ phải bỏ lại đằng sau những gì đang cho chúng ta cảm giác an toàn, và khiến chúng ta bo thiết với chúng. Chúng ta đừng ngồi một chỗ nữa, nhưng chúng ta hãy đứng dậy và tìm lại giá trị tinh thần của chúng ta một lần nữa, tìm lại phẩm giá của chúng ta như những con trai, con gái đáng yêu trước mặt Chúa để chúng ta có thể nhìn thấy Ngài, được thứ tha và tái sinh.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta, những mục tử đặc biệt được mời gọi để nghe tiếng kêu xin, có lẽ trong âm thầm, của tất cả những người muốn gặp gỡ Chúa. Chúng ta cần phải xem xét lại những hành vi của chúng ta mà từng nơi từng lúc không giúp đỡ người khác đến gần Chúa Giêsu; xét lại những kế hoạch và chương trình không đáp ứng được nhu cầu thực sự của những người có thể chỉ đến với bí tích giải tội như những quy định của con người, nếu họ xem mình quan trọng hơn so với ước muốn được tha thứ. Sự thiếu linh hoạt của chúng ta có thể khiến cho nhiều người không đến được sự dịu dàng của Thiên Chúa. Chúng ta phải chắc chắn là không được bỏ qua các đòi buộc của Tin Mừng, nhưng chúng ta không thể gây ra nguy cơ làm nản lòng nơi những người phạm tội muốn được hòa giải với Cha. Điều Cha đang chờ đợi nhiều hơn bất cứ điều gì chính là những con trai và con gái của mình quay trở về nhà (xem Lc 15: 20-32).
Xin cho những lời của chúng ta là những lời của các môn đệ, là những người vang vọng lời Chúa Giêsu nói với Người mù Bácthôlômêô: “ Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!”(Mc 10:49). Chúng ta đã được gửi đến để kích thích lòng can đảm, để hỗ trợ và dẫn dắt người khác đến với Chúa Giêsu. Sứ vụ của chúng ta là một sứ vụ hỗ trợ để các cuộc gặp gỡ với Chúa có thể xảy ra cá vị và thân mật, và con tim có thể tự mở ra cho Đấng Cứu Thế trong sự thành thật và không sợ hãi. Cầu xin cho chúng ta đừng quên: chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng hoạt động trong mọi người. Trong Tin Mừng chính Ngài là người dừng lại và nói với người mù; chính Ngài là người ra lệnh đem người đàn ông tới cho Ngài, và chính Ngài là người lắng nghe và chữa lành anh ta. Chúng ta đã được chọn để đánh thức ước muốn hoán cải, để là công cụ tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ này, để giang tay ra và xá giải, và như thế làm cho lòng thương xót của Ngài được tỏ tường và có hiệu quả.
Kết luận của câu chuyện Tin Mừng rất có ý nghĩa: Người mù Bácthôlômêô “ngay lập tức thấy được và đi theo Người” (câu 52). Khi chúng ta đến gần Chúa Giêsu, chúng ta cũng thấy lại một lần nữa ánh sáng cho phép chúng ta nhìn về tương lai với sự tự tin. Chúng ta thấy một lần nữa sức mạnh và lòng can đảm để cất bước lên đường. “Những ai tin, thì được nhìn thấy” (Lumen Fidei, 1) và họ ra đi trong niềm hy vọng, bởi vì họ biết rằng Chúa đang hiện diện, rằng Ngài đang dưỡng nuôi và hướng dẫn họ. Chúng ta hãy đi theo Ngài, như những môn đệ trung thành, để chúng ta có thể dẫn tất cả những người chúng ta gặp gỡ đến chỗ trải nghiệm được niềm vui của tình yêu thương xót của Ngài.
Tiếp đến là phần xét mình riêng, rồi chính Đức Thánh Cha cũng đi xưng tội với một linh mục, trước khi ngài giải tội trong hơn một tiếng rưỡi cho các hối nhân, trong đó có một số bạn trẻ thuộc giáo phận Roma.
Trong lúc ấy 60 vị linh mục, phần lớn là các cha giải tội thường xuyên và ngoại thường tại 4 Đại vương cung thánh đường ở Roma cộng thêm với Đức Hồng Y Piacenza và các linh mục thuộc tòa ân giải tối cao đã giải tội riêng cho các tín hữu.
Buổi cử hành được kết thúc với kinh nguyện tạ ơn và phép lành của Đức Thánh Cha
“Tôi muốn lại được nhìn thấy một lần nữa” (Mc 10:51). Đây là những gì chúng ta khẩn cầu cùng Chúa hôm nay. Chúng ta xin được nhìn thấy một lần nữa, vì tội lỗi của chúng ta đã làm cho chúng ta hết còn thấy tất cả những gì là tốt lành, và đã cướp đi khỏi chúng ta vẻ đẹp trong ơn gọi của chúng ta, và dẫn dắt chúng ta xa dần đích điểm cuộc hành trình của mình.
Đoạn Tin Mừng này có giá trị biểu tượng tuyệt vời cho cuộc sống của chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều thấy mình trong tình trạng tương tự như người mù Bácthôlômêô. Sự mù lòa đã dẫn ông đến cảnh nghèo đói và phải sống ở ngoại ô thành phố, phụ thuộc vào người khác trong tất cả mọi thứ anh cần. Tội lỗi cũng có tác dụng này: nó bần cùng hóa chúng ta và cô lập chúng ta. Chính sự mù lòa về tinh thần ngăn cản chúng ta nhìn thấy những gì là quan trọng nhất, và khiến chúng ta không còn dán cái nhìn của chúng ta vào tình yêu mang lại cho chúng ta sự sống. Sự mù lòa này dẫn chúng ta từng bước một bám víu vào những gì là hời hợt, cho đến khi chúng ta lạnh nhạt với tha nhân và hờ hững với những điều lương hảo. Biết bao những cám dỗ có sức mạnh che mờ tầm nhìn của con tim và khiến nó ra thiển cận! Chúng ta thật dễ dàng bị lừa đảo để tin rằng cuộc sống chúng ta phụ thuộc vào những gì chúng ta có, vào những thành công của chúng ta và những khen tặng chúng ta nhận được. Chúng ta cũng thật dễ dàng bị lừa đảo để tin rằng để tin rằng nền kinh tế chỉ là vì lợi nhuận và tiêu dùng; và ham muốn cá nhân quan trọng hơn so với trách nhiệm xã hội! Khi chúng ta chỉ nhìn vào chính chúng ta, chúng ta trở nên mù quáng, thiếu sức sống và tự coi mình là trung tâm, để rồi không còn những niềm vui và sự tự do đích thực.
Nhưng Chúa Giêsu đi ngang qua; Ngài đi ngang qua, và Ngài dừng lại: Tin Mừng nói với chúng ta rằng “Ngài dừng lại” (câu 49). Con tim chúng ta bồi hồi, bởi vì chúng ta nhận ra rằng Ánh Sáng đang nhìn chằm chằm vào chúng ta, chính Ánh Sáng dịu dàng ấy mời gọi chúng ta bước ra khỏi sự mù tối của mình. Sự gần gũi của Chúa Giêsu khiến cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta đang ở xa Ngài thì có một cái gì đó quan trọng còn thiếu vắng trong đời sống của chúng ta. Sự hiện diện của Ngài làm cho chúng ta cảm thấy cần đến ơn cứu độ, và điều này bắt đầu chữa lành con tim chúng ta. Sau đó, khi mong muốn được chữa lành của chúng ta trở nên mãnh liệt hơn, nó dẫn chúng ta đến sự cầu nguyện, để gào lên xin được giúp đỡ một cách thống thiết và kiên trì như người mù Bácthôlômêô: “Lạy Chúa Giêsu, Con vua David, xin thương xót tôi!” (Câu 47).
Thật không may, như “nhiều” nhân vật trong Tin Mừng, luôn luôn có những kẻ không muốn dừng lại, luôn luôn có những kẻ không muốn bị phiền hà bởi người khác đang kêu gào vì đau đớn, luôn luôn có những kẻ thích sự im lặng và quở trách người cần đến sự giúp đỡ, xem họ chẳng qua chỉ là một mối phiền toái (x v. 48). Có một cám dỗ để làm lơ và đi tiếp như thể không có gì, nhưng khi đó chúng ta sẽ xa dần Chúa và chúng ta cũng sẽ ngăn những người khác không cho đến gần Chúa Giêsu. Cầu xin cho chúng ta có thể nhận ra rằng tất cả chúng ta đang van xin tình yêu của Thiên Chúa, và không cho phép mình bỏ lỡ cơ hội khi Chúa đi qua như Thánh Augustinô nói “Timeo transeuntem Dominum”. Chúng ta hãy bày tỏ mong muốn chân thật nhất của chúng ta: “Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được sáng mắt!” (Câu 51). Năm Thánh Lòng Thương Xót này là thời điểm thuận lợi để chào đón sự hiện diện của Thiên Chúa, để trải nghiệm tình yêu của Ngài và trở về với Ngài với tất cả con tim chúng ta. Giống như người mù Bácthôlômêô, chúng ta hãy cởi bỏ chiếc áo choàng của chúng ta và trỗi dậy trên đôi chân của mình (câu 50): Nghĩa là, chúng ta hãy gạt sang một bên tất cả những gì ngăn cản chúng ta chạy nhanh về phía Ngài, và đừng sợ phải bỏ lại đằng sau những gì đang cho chúng ta cảm giác an toàn, và khiến chúng ta bo thiết với chúng. Chúng ta đừng ngồi một chỗ nữa, nhưng chúng ta hãy đứng dậy và tìm lại giá trị tinh thần của chúng ta một lần nữa, tìm lại phẩm giá của chúng ta như những con trai, con gái đáng yêu trước mặt Chúa để chúng ta có thể nhìn thấy Ngài, được thứ tha và tái sinh.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta, những mục tử đặc biệt được mời gọi để nghe tiếng kêu xin, có lẽ trong âm thầm, của tất cả những người muốn gặp gỡ Chúa. Chúng ta cần phải xem xét lại những hành vi của chúng ta mà từng nơi từng lúc không giúp đỡ người khác đến gần Chúa Giêsu; xét lại những kế hoạch và chương trình không đáp ứng được nhu cầu thực sự của những người có thể chỉ đến với bí tích giải tội như những quy định của con người, nếu họ xem mình quan trọng hơn so với ước muốn được tha thứ. Sự thiếu linh hoạt của chúng ta có thể khiến cho nhiều người không đến được sự dịu dàng của Thiên Chúa. Chúng ta phải chắc chắn là không được bỏ qua các đòi buộc của Tin Mừng, nhưng chúng ta không thể gây ra nguy cơ làm nản lòng nơi những người phạm tội muốn được hòa giải với Cha. Điều Cha đang chờ đợi nhiều hơn bất cứ điều gì chính là những con trai và con gái của mình quay trở về nhà (xem Lc 15: 20-32).
Xin cho những lời của chúng ta là những lời của các môn đệ, là những người vang vọng lời Chúa Giêsu nói với Người mù Bácthôlômêô: “ Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!”(Mc 10:49). Chúng ta đã được gửi đến để kích thích lòng can đảm, để hỗ trợ và dẫn dắt người khác đến với Chúa Giêsu. Sứ vụ của chúng ta là một sứ vụ hỗ trợ để các cuộc gặp gỡ với Chúa có thể xảy ra cá vị và thân mật, và con tim có thể tự mở ra cho Đấng Cứu Thế trong sự thành thật và không sợ hãi. Cầu xin cho chúng ta đừng quên: chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng hoạt động trong mọi người. Trong Tin Mừng chính Ngài là người dừng lại và nói với người mù; chính Ngài là người ra lệnh đem người đàn ông tới cho Ngài, và chính Ngài là người lắng nghe và chữa lành anh ta. Chúng ta đã được chọn để đánh thức ước muốn hoán cải, để là công cụ tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ này, để giang tay ra và xá giải, và như thế làm cho lòng thương xót của Ngài được tỏ tường và có hiệu quả.
Kết luận của câu chuyện Tin Mừng rất có ý nghĩa: Người mù Bácthôlômêô “ngay lập tức thấy được và đi theo Người” (câu 52). Khi chúng ta đến gần Chúa Giêsu, chúng ta cũng thấy lại một lần nữa ánh sáng cho phép chúng ta nhìn về tương lai với sự tự tin. Chúng ta thấy một lần nữa sức mạnh và lòng can đảm để cất bước lên đường. “Những ai tin, thì được nhìn thấy” (Lumen Fidei, 1) và họ ra đi trong niềm hy vọng, bởi vì họ biết rằng Chúa đang hiện diện, rằng Ngài đang dưỡng nuôi và hướng dẫn họ. Chúng ta hãy đi theo Ngài, như những môn đệ trung thành, để chúng ta có thể dẫn tất cả những người chúng ta gặp gỡ đến chỗ trải nghiệm được niềm vui của tình yêu thương xót của Ngài.
Tiếp đến là phần xét mình riêng, rồi chính Đức Thánh Cha cũng đi xưng tội với một linh mục, trước khi ngài giải tội trong hơn một tiếng rưỡi cho các hối nhân, trong đó có một số bạn trẻ thuộc giáo phận Roma.
Trong lúc ấy 60 vị linh mục, phần lớn là các cha giải tội thường xuyên và ngoại thường tại 4 Đại vương cung thánh đường ở Roma cộng thêm với Đức Hồng Y Piacenza và các linh mục thuộc tòa ân giải tối cao đã giải tội riêng cho các tín hữu.
Buổi cử hành được kết thúc với kinh nguyện tạ ơn và phép lành của Đức Thánh Cha
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN