Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Giáo Hội Năm Châu 01 – 07/03/2016: Ước vọng hòa bình cho Syria</b>
06/03/2016 12:00:00 SA
1. Cuốn sách đầu tiên của Đức Thánh Cha dành cho trẻ em được chào đón nồng nhiệt tại Ý
Hôm 26 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm trẻ em tại Vatican. Đó là những trẻ em đã giúp ngài viết cuốn sách đầu tiên của mình cho thiếu nhi. Cuốn sách có hình vẽ và những câu hỏi khó của trẻ em từ khắp nơi trên thế giới, đã được xuất bản và chào đón nồng nhiệt tại Ý.
Lần lượt Đức Thánh Cha đã công bố những thông điệp quan trọng cho Giáo Hội như Laudato Si, Lumen Fidei. Giờ đây, ngài bắt đầu một công việc không kém phần khó khăn là một cuốn sách dành cho trẻ em có tựa đề “Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Cuốn sách là một đứa con tinh thần của Cha Antonio Spadaro, một linh mục và biên tập viên của tạp chí Dòng Tên Civiltà Cattolica, là người đầu tiên phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013.
Cha Spadaro trình lên Đức Giáo Hoàng 31 bản vẽ và những câu hỏi của trẻ em trên khắp thế giới và Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra những câu trả lời của mình bằng ngôn ngữ đơn giản nhất.
Một trong những câu hỏi được đặt ra là: “Thiên Chúa đã làm gì trước khi tạo thành trời đất?” Câu hỏi này được đặt ra cho Đức Thánh Cha bởi cậu bé 8 tuổi Ryan K., ở Canada.
Giống như các câu hỏi khác trong cuốn sách, câu hỏi này cũng đã được vẽ nguệch ngoạc bởi Ryan trong đó mô tả Thiên Chúa có râu xồm xoàm đứng trên một quả cầu bao quanh bởi những ngôi sao vàng. Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng, được viết trong một vài câu ở trang đối diện, là Thiên Chúa tạo nên “thời gian”, nhưng trên hết tất cả mọi sự “Ngài yêu mến”.
Trong cuộc gặp gỡ tại Vatican, một cậu bé hỏi “làm Giáo Hoàng” có dễ không? Đức Thánh Cha nói: “Thật dễ dàng và thật khó. Cũng giống như cuộc đời của bất kỳ người nào. Thật dễ dàng vì có nhiều người giúp đỡ cha. Ví dụ, là tất cả các con đang giúp cha bây giờ. Khi trái tim cha tràn đầy hạnh phúc, cha sẽ có thể làm những việc khó khăn hơn và làm nhiều thứ hơn. Và cũng có những khoảnh khắc khó khăn vì công việc nào cũng có những khó khăn”.
2. Những người di cư vào châu Âu đang đối mặt với sự tắc nghẽn, và chờ đợi rất lâu
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là những người di dân đang phải trải qua những ngày dài trong các khu rừng hẻo lánh dọc theo bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ là những người di cư Syria đã đi thuyền đến đảo Lesbos của Hy Lạp.
Số lượng những người di cư Syria tràn vào Hy Lạp đang tăng mạnh so với thời điểm này năm ngoái, do đó Hy Lạp đã phải đưa ra mọi biện pháp cần thiết như cấm người di cư không được đi đến biên giới với Macedonia. Tại cảng chính thương mại Piraeus này 2,000 người di cư đang bị mắc kẹt trong điều kiện sinh sống bẩn thỉu. Ahmed Mazen, một người tị nạn chạy từ Damascus tới đây nói: “Sự chờ đợi hết ngày này sang ngày khác thật là khó khăn với chúng tôi. Chúng tôi mong được rời khỏi chỗ này .... Chúng tôi có trẻ em và phụ nữ. Những người di dân chúng tôi không có hy vọng gì ở đây..”
Hôm thứ Sáu 26 tháng 2, Macedonia và các quốc gia vùng Balkan khác đã đồng ý hạn chế dòng người di cư xuống con số mấy hàng trăm người một ngày thôi. 22,000 người di cư do đó bị mắc kẹt ở Hy Lạp trong tình trạng lấp lửng.
Anh Yousef, một người tị nạn chạy từ Aleppo Syria, đang sống chen chúc cùng hàng ngàn người khác trong trại Idomeni gần biên giới Macedonia nói: “Có 7,000 trong danh sách trước tôi, tôi phải chờ đợi 7,000 người này được cứu xét xong rồi tôi mới được đi. Thực sự cuộc sống rất thê thảm ở đây.”
Tại Idomeni, sự chờ đợi, và điều kiện sống, đã trở nên quá tồi tệ. Hàng trăm người di cư vào ngày Chúa Nhật 28 tháng 2, đã đứng trên các đường ray xe lửa để phản đối. Không biết cuộc biểu tình của họ có gây được chú ý nào hay không.
Vào ngày thứ Bảy, 27 tháng Hai, 310 người được phép vào Macedonia. Trong khi đó, hai mươi hai ngàn người đang chờ đợi, và nhiều ngàn người khác đang trên đường kéo tới.
3. Ái Nhĩ Lan rơi vào tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử bất phân thắng bại
Gerry Adams có lý do để mỉm cười. Đảng Sinn Fein của Ái Nhĩ Lan đã giành được nhiều ghế trong quốc hội. Kết quả bước đầu cho thấy đảng Fine Gael của Thủ tướng Enda Kenny, người đã và đang đẩy Ái Nhĩ Lan theo những trào lưu cấp tiến như công nhận “hôn nhân đồng tính”, an tử và trợ tử, nới rộng luật cho phép phá thai ..chỉ được 26 phần trăm số phiếu - và đảng Lao động là đối tác liên minh quan trọng của ông ta, chỉ được một con số ít ỏi là 7 phần trăm. Điều đó có nghĩa Sinn Fein, với ít nhất là 16 phần trăm số phiếu cho đến nay, có khả năng có thể trở thành đảng đối lập chính. Gerry Adams, lãnh tụ đảng Sinn Fein nói: “Đảng Sinn Fein của chúng tôi, các đảng độc lập và các đảng cánh hữu khác đã thực sự rất thành công trong kỳ bầu cử này. Cần có thời gian để thực hiện thay đổi và chúng ta phải tiếp tục.”
Cuộc bỏ phiếu lần này có hiệu quả trong thực tế là đã lật đổ liên minh cầm quyền của Ái Nhĩ Lan. Dù trong thời gian qua Ái Nhĩ Lan là nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Âu, nhiều cử tri tỏ ra tức giận vì các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong nhiều năm qua và việc phục hồi kinh tế không đồng đều cho mọi thành phần dân chúng; cũng như các trào lưu duy đời cực đoan của thủ tướng Enda Kenny, một người tự nhận là người Công Giáo nhưng chống lại hầu hết các lập trường truyền thống của Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân, gia đình, và an tử.
4. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây tang tóc trên đường phố Baghdad
Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ đánh bom Baghdad giết chết ít nhất 31 người vào sáng Chúa Nhật 28 tháng Hai.
Trên mạng Youtube, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho biết hai tên cảm tử quân đã nổ bom tự sát tại khu phố Shi'ite Sadr nơi có đông các tín hữu Kitô. Xe cộ bị cháy, các mảnh vụn từ vụ nổ và máu để lại những dấu vết kinh hoàng cho cộng đoàn các tín hữu Kitô Công Giáo Chanđê bé nhỏ còn sót lại tại thủ đô Iraq.
Hàng chục người bị thương trong vụ này.
5. Lệnh ngừng bắn tại Syria: Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công các thị trấn người Kurd gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Quân khủng bố Hồi giáo đã bất ngờ mở một cuộc tấn công vào các thị trấn do người Kurd kiểm soát ở biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vào mờ sáng ngày thứ Bẩy 27 tháng Hai. Máy bay liên quân do Mỹ dẫn đầu đã lập tức mở các cuộc không kích dữ dội nhằm cứu cho các thị trấn này khỏi bị quân khủng bố Hồi Giáo IS tràn ngập.
Lợi dụng căng thẳng giữa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng vũ trang người Kurd, sáng sớm ngày thứ Bẩy 27 tháng Hai, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tấn công vào thị trấn Tel Abyad, dưới quyền kiểm soát của các lực lượng dân quân người Kurd YPG Syria, và thị trấn gần Suluk. Các cuộc tấn công xảy ra chỉ vài giờ sau lệnh ngừng bắn tại Syria do Mỹ và Nga bảo trợ bắt đầu có hiệu lực.
Tưởng cũng nên biết thêm, lệnh ngừng bắn tại Syria không áp dụng cho quân khủng bố Hồi Giáo IS. Cuộc chiến chống quân khủng bố Hồi Giáo IS vẫn tiếp tục.
Các máy bay của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đã tiến hành ít nhất 10 cuộc không kích trong cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công. Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ ước lượng khoảng 45 chiến binh khủng bố Hồi Giáo và 20 dân quân người Kurd bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công.
Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận 14 máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã không can dự vào cuộc chiến tại Tel Abyad.
6. Hàng ngàn người diễu hành ở Mạc Tư Khoa để vinh danh nhà đối lập bị giết Nemtsov
“Chết cho chính nghĩa Tự do.” Đó là nội dung của hàng ngàn băng rôn người dân Mạc Tư Khoa cầm trong lễ kỷ niệm đầu tiên một năm sau ngày lãnh tụ đối lập Boris Nemtsov bị giết chết.
Chính trị gia đối lập Ilya Yashin nói trong cuộc biểu tình: “Giết Nemtsov là một hành động khủng bố, đó là một vụ giết người được chỉ thị nhằm mục đích gieo rắc sợ hãi trong xã hội Nga, nơi một phần dân chúng không đồng ý với Putin về mặt chính trị.”
Nhà lãnh đạo đối lập 55 tuổi đã bị bắn chết gần bức tường Kremlin một năm trước đây. Các nhà điều tra đã buộc tội một nhóm người Chechnya giết ông, nhưng những người ủng hộ ông Boris Nemtsov nói rằng những hung thủ đã được trả tiền để giết anh ta.
Những người biểu tình muốn biết ai đã ra lệnh giết Boris Nemtsov. Cảnh sát ước tính số lượng người tham dự cuộc biểu tình lên đến 7,500 người, nhưng các nhà đối lập cho biết có tới 100,000 đã tham gia.
Irina Drozdova, một người tham gia biểu tình nói: “Đối với tôi Boris Nemtsov Yefimovich là một người đàn ông tuyệt vời và thực tế là ông không còn sống với chúng ta là một mất mát lớn.”
Người biểu tình đã bị cấm không được đi qua chỗ Nemtsov đã bị giết chết ... nhưng nhiều người cách nào đó đã đặt được hoa tại đài tưởng niệm của ông. Các sứ quán phương Tây cũng đặt hoa tưởng niệm tại đây.
7. Ngày đầu thi hành lệnh ngừng bắn tại Syria
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Syria bày tỏ hy vọng rất nhiều nơi lệnh ngừng bắn tại Syria và hài lòng ghi nhận rằng nói chung lệnh ngừng bắn được thực hiện tại nhiều nơi ở quốc gia đã quá tang thương này.
Tuy nhiên, các video nghiệp dư quay được ở Aleppo hôm thứ Bảy 27 tháng 2 là ngày đầu thi hành lệnh ngừng bắn lại cho thấy một cảnh tượng khác. Video này cho thấy một máy bay không rõ của nước nào và một làn khói dâng lên trên đường chân trời, như thể máy bay này vừa thực hiện một cuộc không kích.
Phó Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria Nagham al-Ghadri cáo buộc rằng Nga và chính phủ Syria vẫn đang thực hiện các cuộc không kích như thế.
Ông Nagham al-Ghadri nói: “Các cuộc tấn công của không quân Nga và chế độ Bashar al-Assad cũng như các cuộc pháo kích vẫn không ngừng Và tất nhiên chúng tôi gọi Liên Hiệp Quốc và chúng tôi thông báo cho họ về những khu vực đang bị oanh kích. Chúng tôi biết ngay từ đầu, chế độ này, và cả Nga, sẽ không thực hiện nghiêm chỉnh cam kết ngừng bắn này”
Ghadri nói các vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn đã diễn ra tại Latakia, Aleppo, Hama và Damascus.
Trong khi đó, Nga cho biết đã tạm ngừng tất cả các chuyến bay trên không phận Syria trong ngày đầu tiên để đảm bảo không oanh kích nhầm vào các mục tiêu.
Tưởng cũng nên biết thêm, lệnh ngừng bắn tại Syria không áp dụng cho quân khủng bố Hồi Giáo IS. Cuộc chiến chống quân khủng bố Hồi Giáo IS vẫn tiếp tục. Do đó, Nga và liên quân do Mỹ dẫn đầu vẫn tiếp tục các cuộc tấn công vào các địa điểm của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Tại Geneva, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc tại Syria, là ông Staffan de Mistura, cho biết “Liên Hiệp Quốc đang làm việc ngày và đêm, giám sát tất cả các vụ vi phạm được báo cáo, để xem cái nào là thực sự và làm thế nào chúng ta có thể khống chế chúng.”
Nếu thỏa thuận này được thực hiện, ông Mistura sẽ bắt đầu một vòng đàm phán hòa bình mới trong một nỗ lực nhằm chấm dứt một cuộc chiến đã giết chết hơn 250,000 người.
8. Giáo Hội ủng hộ quyết tâm của chính quyền Nam Dương bài trừ nạn mãi dâm
Bất chấp những chỉ trích cho rằng kế hoạch của chính quyền Indonesia nhằm bài trừ nạn mãi dâm tại quốc gia này trước năm 2019 là không khả thi; Giáo Hội tại đây sẵn sàng hợp tác với chính quyền qua một loạt những chương trình huấn nghệ dành cho các phụ nữ hành nghề mãi dâm.
Người phụ nữ đứng bên phải trong video này đang học cách chăm sóc móng tay trong một trung tâm dạy nghề tại Jakarta do Caritas Indonesia tổ chức. Trước đây, cô là gái mãi dâm, và cũng như nhiều phụ nữ cùng hoàn cảnh, cô đang cố học một nghề mưu sinh.
Các lớp học nghề do Caritas Indonesia tổ chức là một phần đóng góp của Giáo Hội địa phương trong một kế hoạch toàn quốc của chính quyền nhằm đóng cửa tất cả các cơ sở mại dâm tại nước này trước năm 2019.
Không như các nước Hồi Giáo khác nơi mại dâm bị cấm triệt để, Indonesia trong một thời gian dài đã lờ đi không quyết liệt với tệ nạn xã hội này. Tuy nhiên, tình hình gần đây đã có những chuyển biến. Một số phá dỡ đã bắt đầu. Tại huyện Kalijodo, chẳng hạn, các bảng quảng cáo bia đang bị loại bỏ trong khi 3,000 sống các khu “đèn đỏ” đã được cho thời hạn bảy ngày để dọn đồ đạc ra đi.
Mặc dù có những nỗ lực cao quý của chính phủ để diệt trừ nghề lâu đời nhất trên thế giới, giám đốc của chương trình dạy nghề do Caritas Indonesia bảo trợ cho biết khoảng 60 phần trăm những người phụ nữ đến đây học cuối cùng cũng sẽ trở lại công việc cũ của họ.
9. Phụ huynh của 43 học sinh đã bị mất tích ở Mễ Tây Cơ tiếp tục các cuộc biểu tình
Như chúng tôi đã đưa tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho báo chí cuộc họp báo dài trên chuyến bay từ Mễ Tây Cơ về Rôma vào hôm thứ Năm 18 tháng Hai. Ngài chia sẻ về nhiều đề tài trong đó có trường hợp “những người đã bị giết” tại Mễ Tây Cơ.
Khi được hỏi là tại sao Đức Giáo Hoàng đã không tiếp thân nhân của 43 sinh viên sư phạm bị mất tích ở tiểu bang Guerrero vào năm 2014. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài đã nói chuyện nhiều về những vấn nạn liên quan đến những vụ ám sát bởi các băng nhóm tội phạm và buôn ma túy. Đức Thánh Cha lưu ý rằng ngài rất muốn gặp các thân nhân nhưng có nhiều nhóm đại diện cho “ những nạn nhân” và cũng có những tranh chấp nội bộ giữa các nhóm này.
Trong những ngày này, phụ huynh của 43 học sinh đã bị mất tích ở Mễ Tây Cơ vẫn tiếp tục dẫn đầu các cuộc biểu tình yêu cầu chính phủ trả lại con cái cho họ.
Một trong những người tham gia biểu tình là Ông Alfonso Rodriguez, có con trai tên là Christian, là một trong số 43 sinh viên người Mễ Tây Cơ đã mất tích sau khi đụng độ với cảnh sát hồi tháng Chín năm ngoái.
Ông cho biết: “Ước muốn duy nhất của con trai tôi là thoát được cảnh nghèo. Bạn có thể nhìn thấy căn nhà tôi quá là nghèo nàn. Chúng tôi là người nghèo và mong muốn của con trai tôi là có một nghề, để giúp chị em mình”.
Nhà cầm quyền cho rằng các sinh viên này có lẽ đã chết. Các nhà điều tra tin rằng họ đã bị giết bởi các cán bộ tham nhũng và các thành viên trong các băng đảng ma túy ăn chia với các cán bộ này.
Hôm 26 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm trẻ em tại Vatican. Đó là những trẻ em đã giúp ngài viết cuốn sách đầu tiên của mình cho thiếu nhi. Cuốn sách có hình vẽ và những câu hỏi khó của trẻ em từ khắp nơi trên thế giới, đã được xuất bản và chào đón nồng nhiệt tại Ý.
Lần lượt Đức Thánh Cha đã công bố những thông điệp quan trọng cho Giáo Hội như Laudato Si, Lumen Fidei. Giờ đây, ngài bắt đầu một công việc không kém phần khó khăn là một cuốn sách dành cho trẻ em có tựa đề “Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Cuốn sách là một đứa con tinh thần của Cha Antonio Spadaro, một linh mục và biên tập viên của tạp chí Dòng Tên Civiltà Cattolica, là người đầu tiên phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013.
Cha Spadaro trình lên Đức Giáo Hoàng 31 bản vẽ và những câu hỏi của trẻ em trên khắp thế giới và Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra những câu trả lời của mình bằng ngôn ngữ đơn giản nhất.
Một trong những câu hỏi được đặt ra là: “Thiên Chúa đã làm gì trước khi tạo thành trời đất?” Câu hỏi này được đặt ra cho Đức Thánh Cha bởi cậu bé 8 tuổi Ryan K., ở Canada.
Giống như các câu hỏi khác trong cuốn sách, câu hỏi này cũng đã được vẽ nguệch ngoạc bởi Ryan trong đó mô tả Thiên Chúa có râu xồm xoàm đứng trên một quả cầu bao quanh bởi những ngôi sao vàng. Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng, được viết trong một vài câu ở trang đối diện, là Thiên Chúa tạo nên “thời gian”, nhưng trên hết tất cả mọi sự “Ngài yêu mến”.
Trong cuộc gặp gỡ tại Vatican, một cậu bé hỏi “làm Giáo Hoàng” có dễ không? Đức Thánh Cha nói: “Thật dễ dàng và thật khó. Cũng giống như cuộc đời của bất kỳ người nào. Thật dễ dàng vì có nhiều người giúp đỡ cha. Ví dụ, là tất cả các con đang giúp cha bây giờ. Khi trái tim cha tràn đầy hạnh phúc, cha sẽ có thể làm những việc khó khăn hơn và làm nhiều thứ hơn. Và cũng có những khoảnh khắc khó khăn vì công việc nào cũng có những khó khăn”.
2. Những người di cư vào châu Âu đang đối mặt với sự tắc nghẽn, và chờ đợi rất lâu
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là những người di dân đang phải trải qua những ngày dài trong các khu rừng hẻo lánh dọc theo bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ là những người di cư Syria đã đi thuyền đến đảo Lesbos của Hy Lạp.
Số lượng những người di cư Syria tràn vào Hy Lạp đang tăng mạnh so với thời điểm này năm ngoái, do đó Hy Lạp đã phải đưa ra mọi biện pháp cần thiết như cấm người di cư không được đi đến biên giới với Macedonia. Tại cảng chính thương mại Piraeus này 2,000 người di cư đang bị mắc kẹt trong điều kiện sinh sống bẩn thỉu. Ahmed Mazen, một người tị nạn chạy từ Damascus tới đây nói: “Sự chờ đợi hết ngày này sang ngày khác thật là khó khăn với chúng tôi. Chúng tôi mong được rời khỏi chỗ này .... Chúng tôi có trẻ em và phụ nữ. Những người di dân chúng tôi không có hy vọng gì ở đây..”
Hôm thứ Sáu 26 tháng 2, Macedonia và các quốc gia vùng Balkan khác đã đồng ý hạn chế dòng người di cư xuống con số mấy hàng trăm người một ngày thôi. 22,000 người di cư do đó bị mắc kẹt ở Hy Lạp trong tình trạng lấp lửng.
Anh Yousef, một người tị nạn chạy từ Aleppo Syria, đang sống chen chúc cùng hàng ngàn người khác trong trại Idomeni gần biên giới Macedonia nói: “Có 7,000 trong danh sách trước tôi, tôi phải chờ đợi 7,000 người này được cứu xét xong rồi tôi mới được đi. Thực sự cuộc sống rất thê thảm ở đây.”
Tại Idomeni, sự chờ đợi, và điều kiện sống, đã trở nên quá tồi tệ. Hàng trăm người di cư vào ngày Chúa Nhật 28 tháng 2, đã đứng trên các đường ray xe lửa để phản đối. Không biết cuộc biểu tình của họ có gây được chú ý nào hay không.
Vào ngày thứ Bảy, 27 tháng Hai, 310 người được phép vào Macedonia. Trong khi đó, hai mươi hai ngàn người đang chờ đợi, và nhiều ngàn người khác đang trên đường kéo tới.
3. Ái Nhĩ Lan rơi vào tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử bất phân thắng bại
Gerry Adams có lý do để mỉm cười. Đảng Sinn Fein của Ái Nhĩ Lan đã giành được nhiều ghế trong quốc hội. Kết quả bước đầu cho thấy đảng Fine Gael của Thủ tướng Enda Kenny, người đã và đang đẩy Ái Nhĩ Lan theo những trào lưu cấp tiến như công nhận “hôn nhân đồng tính”, an tử và trợ tử, nới rộng luật cho phép phá thai ..chỉ được 26 phần trăm số phiếu - và đảng Lao động là đối tác liên minh quan trọng của ông ta, chỉ được một con số ít ỏi là 7 phần trăm. Điều đó có nghĩa Sinn Fein, với ít nhất là 16 phần trăm số phiếu cho đến nay, có khả năng có thể trở thành đảng đối lập chính. Gerry Adams, lãnh tụ đảng Sinn Fein nói: “Đảng Sinn Fein của chúng tôi, các đảng độc lập và các đảng cánh hữu khác đã thực sự rất thành công trong kỳ bầu cử này. Cần có thời gian để thực hiện thay đổi và chúng ta phải tiếp tục.”
Cuộc bỏ phiếu lần này có hiệu quả trong thực tế là đã lật đổ liên minh cầm quyền của Ái Nhĩ Lan. Dù trong thời gian qua Ái Nhĩ Lan là nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Âu, nhiều cử tri tỏ ra tức giận vì các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong nhiều năm qua và việc phục hồi kinh tế không đồng đều cho mọi thành phần dân chúng; cũng như các trào lưu duy đời cực đoan của thủ tướng Enda Kenny, một người tự nhận là người Công Giáo nhưng chống lại hầu hết các lập trường truyền thống của Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân, gia đình, và an tử.
4. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây tang tóc trên đường phố Baghdad
Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ đánh bom Baghdad giết chết ít nhất 31 người vào sáng Chúa Nhật 28 tháng Hai.
Trên mạng Youtube, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho biết hai tên cảm tử quân đã nổ bom tự sát tại khu phố Shi'ite Sadr nơi có đông các tín hữu Kitô. Xe cộ bị cháy, các mảnh vụn từ vụ nổ và máu để lại những dấu vết kinh hoàng cho cộng đoàn các tín hữu Kitô Công Giáo Chanđê bé nhỏ còn sót lại tại thủ đô Iraq.
Hàng chục người bị thương trong vụ này.
5. Lệnh ngừng bắn tại Syria: Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công các thị trấn người Kurd gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Quân khủng bố Hồi giáo đã bất ngờ mở một cuộc tấn công vào các thị trấn do người Kurd kiểm soát ở biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vào mờ sáng ngày thứ Bẩy 27 tháng Hai. Máy bay liên quân do Mỹ dẫn đầu đã lập tức mở các cuộc không kích dữ dội nhằm cứu cho các thị trấn này khỏi bị quân khủng bố Hồi Giáo IS tràn ngập.
Lợi dụng căng thẳng giữa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng vũ trang người Kurd, sáng sớm ngày thứ Bẩy 27 tháng Hai, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tấn công vào thị trấn Tel Abyad, dưới quyền kiểm soát của các lực lượng dân quân người Kurd YPG Syria, và thị trấn gần Suluk. Các cuộc tấn công xảy ra chỉ vài giờ sau lệnh ngừng bắn tại Syria do Mỹ và Nga bảo trợ bắt đầu có hiệu lực.
Tưởng cũng nên biết thêm, lệnh ngừng bắn tại Syria không áp dụng cho quân khủng bố Hồi Giáo IS. Cuộc chiến chống quân khủng bố Hồi Giáo IS vẫn tiếp tục.
Các máy bay của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đã tiến hành ít nhất 10 cuộc không kích trong cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công. Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ ước lượng khoảng 45 chiến binh khủng bố Hồi Giáo và 20 dân quân người Kurd bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công.
Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận 14 máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã không can dự vào cuộc chiến tại Tel Abyad.
6. Hàng ngàn người diễu hành ở Mạc Tư Khoa để vinh danh nhà đối lập bị giết Nemtsov
“Chết cho chính nghĩa Tự do.” Đó là nội dung của hàng ngàn băng rôn người dân Mạc Tư Khoa cầm trong lễ kỷ niệm đầu tiên một năm sau ngày lãnh tụ đối lập Boris Nemtsov bị giết chết.
Chính trị gia đối lập Ilya Yashin nói trong cuộc biểu tình: “Giết Nemtsov là một hành động khủng bố, đó là một vụ giết người được chỉ thị nhằm mục đích gieo rắc sợ hãi trong xã hội Nga, nơi một phần dân chúng không đồng ý với Putin về mặt chính trị.”
Nhà lãnh đạo đối lập 55 tuổi đã bị bắn chết gần bức tường Kremlin một năm trước đây. Các nhà điều tra đã buộc tội một nhóm người Chechnya giết ông, nhưng những người ủng hộ ông Boris Nemtsov nói rằng những hung thủ đã được trả tiền để giết anh ta.
Những người biểu tình muốn biết ai đã ra lệnh giết Boris Nemtsov. Cảnh sát ước tính số lượng người tham dự cuộc biểu tình lên đến 7,500 người, nhưng các nhà đối lập cho biết có tới 100,000 đã tham gia.
Irina Drozdova, một người tham gia biểu tình nói: “Đối với tôi Boris Nemtsov Yefimovich là một người đàn ông tuyệt vời và thực tế là ông không còn sống với chúng ta là một mất mát lớn.”
Người biểu tình đã bị cấm không được đi qua chỗ Nemtsov đã bị giết chết ... nhưng nhiều người cách nào đó đã đặt được hoa tại đài tưởng niệm của ông. Các sứ quán phương Tây cũng đặt hoa tưởng niệm tại đây.
7. Ngày đầu thi hành lệnh ngừng bắn tại Syria
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Syria bày tỏ hy vọng rất nhiều nơi lệnh ngừng bắn tại Syria và hài lòng ghi nhận rằng nói chung lệnh ngừng bắn được thực hiện tại nhiều nơi ở quốc gia đã quá tang thương này.
Tuy nhiên, các video nghiệp dư quay được ở Aleppo hôm thứ Bảy 27 tháng 2 là ngày đầu thi hành lệnh ngừng bắn lại cho thấy một cảnh tượng khác. Video này cho thấy một máy bay không rõ của nước nào và một làn khói dâng lên trên đường chân trời, như thể máy bay này vừa thực hiện một cuộc không kích.
Phó Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria Nagham al-Ghadri cáo buộc rằng Nga và chính phủ Syria vẫn đang thực hiện các cuộc không kích như thế.
Ông Nagham al-Ghadri nói: “Các cuộc tấn công của không quân Nga và chế độ Bashar al-Assad cũng như các cuộc pháo kích vẫn không ngừng Và tất nhiên chúng tôi gọi Liên Hiệp Quốc và chúng tôi thông báo cho họ về những khu vực đang bị oanh kích. Chúng tôi biết ngay từ đầu, chế độ này, và cả Nga, sẽ không thực hiện nghiêm chỉnh cam kết ngừng bắn này”
Ghadri nói các vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn đã diễn ra tại Latakia, Aleppo, Hama và Damascus.
Trong khi đó, Nga cho biết đã tạm ngừng tất cả các chuyến bay trên không phận Syria trong ngày đầu tiên để đảm bảo không oanh kích nhầm vào các mục tiêu.
Tưởng cũng nên biết thêm, lệnh ngừng bắn tại Syria không áp dụng cho quân khủng bố Hồi Giáo IS. Cuộc chiến chống quân khủng bố Hồi Giáo IS vẫn tiếp tục. Do đó, Nga và liên quân do Mỹ dẫn đầu vẫn tiếp tục các cuộc tấn công vào các địa điểm của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Tại Geneva, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc tại Syria, là ông Staffan de Mistura, cho biết “Liên Hiệp Quốc đang làm việc ngày và đêm, giám sát tất cả các vụ vi phạm được báo cáo, để xem cái nào là thực sự và làm thế nào chúng ta có thể khống chế chúng.”
Nếu thỏa thuận này được thực hiện, ông Mistura sẽ bắt đầu một vòng đàm phán hòa bình mới trong một nỗ lực nhằm chấm dứt một cuộc chiến đã giết chết hơn 250,000 người.
8. Giáo Hội ủng hộ quyết tâm của chính quyền Nam Dương bài trừ nạn mãi dâm
Bất chấp những chỉ trích cho rằng kế hoạch của chính quyền Indonesia nhằm bài trừ nạn mãi dâm tại quốc gia này trước năm 2019 là không khả thi; Giáo Hội tại đây sẵn sàng hợp tác với chính quyền qua một loạt những chương trình huấn nghệ dành cho các phụ nữ hành nghề mãi dâm.
Người phụ nữ đứng bên phải trong video này đang học cách chăm sóc móng tay trong một trung tâm dạy nghề tại Jakarta do Caritas Indonesia tổ chức. Trước đây, cô là gái mãi dâm, và cũng như nhiều phụ nữ cùng hoàn cảnh, cô đang cố học một nghề mưu sinh.
Các lớp học nghề do Caritas Indonesia tổ chức là một phần đóng góp của Giáo Hội địa phương trong một kế hoạch toàn quốc của chính quyền nhằm đóng cửa tất cả các cơ sở mại dâm tại nước này trước năm 2019.
Không như các nước Hồi Giáo khác nơi mại dâm bị cấm triệt để, Indonesia trong một thời gian dài đã lờ đi không quyết liệt với tệ nạn xã hội này. Tuy nhiên, tình hình gần đây đã có những chuyển biến. Một số phá dỡ đã bắt đầu. Tại huyện Kalijodo, chẳng hạn, các bảng quảng cáo bia đang bị loại bỏ trong khi 3,000 sống các khu “đèn đỏ” đã được cho thời hạn bảy ngày để dọn đồ đạc ra đi.
Mặc dù có những nỗ lực cao quý của chính phủ để diệt trừ nghề lâu đời nhất trên thế giới, giám đốc của chương trình dạy nghề do Caritas Indonesia bảo trợ cho biết khoảng 60 phần trăm những người phụ nữ đến đây học cuối cùng cũng sẽ trở lại công việc cũ của họ.
9. Phụ huynh của 43 học sinh đã bị mất tích ở Mễ Tây Cơ tiếp tục các cuộc biểu tình
Như chúng tôi đã đưa tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho báo chí cuộc họp báo dài trên chuyến bay từ Mễ Tây Cơ về Rôma vào hôm thứ Năm 18 tháng Hai. Ngài chia sẻ về nhiều đề tài trong đó có trường hợp “những người đã bị giết” tại Mễ Tây Cơ.
Khi được hỏi là tại sao Đức Giáo Hoàng đã không tiếp thân nhân của 43 sinh viên sư phạm bị mất tích ở tiểu bang Guerrero vào năm 2014. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài đã nói chuyện nhiều về những vấn nạn liên quan đến những vụ ám sát bởi các băng nhóm tội phạm và buôn ma túy. Đức Thánh Cha lưu ý rằng ngài rất muốn gặp các thân nhân nhưng có nhiều nhóm đại diện cho “ những nạn nhân” và cũng có những tranh chấp nội bộ giữa các nhóm này.
Trong những ngày này, phụ huynh của 43 học sinh đã bị mất tích ở Mễ Tây Cơ vẫn tiếp tục dẫn đầu các cuộc biểu tình yêu cầu chính phủ trả lại con cái cho họ.
Một trong những người tham gia biểu tình là Ông Alfonso Rodriguez, có con trai tên là Christian, là một trong số 43 sinh viên người Mễ Tây Cơ đã mất tích sau khi đụng độ với cảnh sát hồi tháng Chín năm ngoái.
Ông cho biết: “Ước muốn duy nhất của con trai tôi là thoát được cảnh nghèo. Bạn có thể nhìn thấy căn nhà tôi quá là nghèo nàn. Chúng tôi là người nghèo và mong muốn của con trai tôi là có một nghề, để giúp chị em mình”.
Nhà cầm quyền cho rằng các sinh viên này có lẽ đã chết. Các nhà điều tra tin rằng họ đã bị giết bởi các cán bộ tham nhũng và các thành viên trong các băng đảng ma túy ăn chia với các cán bộ này.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN