Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Giáo Hội Năm Châu 23/02 – 29/02/2016: Cưỡng ép kết hôn và cải sang đạo Hồi tại Pakistan
28/02/2016 12:00:00 SA
1. Đức Hồng Y Sandri nói Quốc đảo Síp là cầu nối giữa các dân tộc
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương, đã đến thăm cộng đồng Công Giáo Maronite nhỏ bé trên đảo Síp, nơi dân số chủ yếu theo Chính Thống Giáo Hy Lạp.
Trong lễ trọng kính Thánh Maron, Đức Hồng Y nói về những mong muốn của cộng đồng Maronite muốn được công nhận là một quốc gia có thể là trong một liên bang hiệp nhất, chứ không chỉ là một nhóm tôn giáo, hay một dân tộc thiểu số. Hòn đảo này đang bị phân chia một phần cho Thổ Nhĩ Kỳ.
“Để có thể là một cầu nối giữa các dân tộc, Síp không thể cho phép bản thân mình duy trì những bức tường, những hàng rào, và những chia cắt”
Đức Hồng Y Sandri cũng nhấn mạnh rằng “Điều cần thiết trên tất cả, như Đức Thánh Cha Phanxicô thường lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, là sự giải giáp khỏi trái tim con người những vũ khí và dìm mình trong ánh sáng của sự tha thứ và hòa giải.”
Ngài cũng nói về tình hình ở Li Băng, nơi đã không có tổng thống kể từ tháng 5 năm 2014 đến nay.
“Đây là một cái gì đó mà mọi người đã chờ đợi quá lâu, một cái gì đó mà cần thiết cho sự cân bằng trong khu vực”.
2. Nhà lãnh đạo Anh giáo nói ông được Vatican hỗ trợ trong cuộc họp các Giám Mục khối Hiệp Thông Anh Giáo
Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby, nói về tầm quan trọng của cuộc họp của các nhà lãnh đạo Anh giáo trong khối Hiệp Thông Anh Giáo vào tháng trước, và ghi nhận sự hỗ trợ của Vatican cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh quan trọng.
Trong Thông Điệp nhìn lại cuộc họp thượng đỉnh trong tháng qua tại Canterbury, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby nói cuộc họp đã tập trung vào việc chữa lành đặc biệt về vấn đề tính dục và cuộc sống gia đình. Điều này tương phản hoàn toàn với nhận định của các phương tiện truyền thông theo đó chủ đề chính trong cuộc họp là các kết hiệp đồng tính
Đức Tổng Giám mục Welby ghi nhận sự can thiệp quan trọng tại cuộc họp của Jean Vanier, người sáng lập của Cộng đồng Arche, cũng như sự hiện diện phái Augustine Phúc Âm truyền thống và người đứng đầu của Giáo Hội Roma San Gregorio al Celio mà ông mô tả là một “biểu tượng của sự đoàn kết đại kết” đáng chú ý.
3. Cảnh sát Pakistan đã bị buộc phải điều tra vụ bắt cóc thiếu nữ Công Giáo cưỡng ép kết hôn và cải sang đạo Hồi
Một đại gia Pakistan trang bị súng AK cùng với ba người hầu đã xông vào công ty gia đình của một cô gái Công Giáo 22 tuổi tên là Nabila Bibi tại tỉnh Pattoki, bang Punjab. Tên này bắt cóc cô trước mặt gia đình sau đó bắt cô cải sang đạo Hồi và phải kết hôn với y.
Cảnh sát đã cố tình lờ đi vụ này. Sardar Mushtaq Gill, một luật sư người Công Giáo nói với UCANNEWS là anh bị nhiều người hăm giết vì lên tiếng buộc cảnh sát phải điều tra và giải thoát cho cô gái.
Ngày 18 tháng Hai, sau nhiều tháng giằng co, một tòa án tại Pakistan đã truyền cho cảnh sát phải điều tra vụ này.
Theo một báo cáo của Aurat Foundation, tại Pakistan, khoảng 1,000 cô gái các tôn giáo khác bị buộc phải cải sang đạo Hồi mỗi năm.
4. Đức Hồng Y Ortega nói “Chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp phát triển đất nước Cuba”
Đức Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục thủ đô Havana, hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Cuba vào tháng Ba. Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, Obama tuyên bố ông sẽ thăm hòn đảo này trong hai ngày 21 và 22 tháng Ba. Ông là tổng thống Mỹ tại chức đầu tiên thăm Cuba kể từ năm 1928.
Đức Hồng Y Ortega, người từng là “sứ giả đặc biệt” trong tiến trình Vatican giúp làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Cuba, nói với hãng tin Reuters rằng “chuyến thăm của Obama là một cái gì đó quan trọng cho đất nước chúng tôi. Nó có một tầm quan trọng thực tế bởi vì nó sẽ giúp ích cho sự phát triển của đất nước, cho người dân”.
5. Năng lượng mặt trời được sử dụng trong các trường học thuộc Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem
Các trường học của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện. Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem cho biết tiến trình này đang được thực hiện tại các trường học ở thành phố Wasiyeh, Madaba và Karak của Jordan và tại Beit Jala, Beit Sahour và Ramallah của Palestine
Sự ra đời của hệ thống năng lượng mặt trời làn nhằm giảm hóa đơn tiền điện và cho phép tái sử dụng tiền tiết kiệm được trong các hoạt động đào tạo.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo tại Israel đang phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng toàn diện”, vì áp lực tài chính và áp lực mới từ các quan chức chính quyền địa phương. Đức Cha tổng đại diện tòa thượng phụ Giêrusalem đã nói như trên với thông tấn xã AsiaNews.
Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo nói rằng một số quan chức địa phương đang gây áp lực buộc các nhà thờ Công Giáo phải nộp thuế, là điều mà trước đây các nhà cầm quyền vùng này dưới thời đế quốc Ottoman không bao giờ hỏi nơi các nhà thờ. Ngài cho biết, một số quan chức thành phố, thậm chí, đã phong tỏa các tài khoản của các nhà thờ Công Giáo và các dòng tu. Ngài lưu ý rằng họ “trích các khoản thuế trực tiếp từ tài khoản ngân hàng đang bị phong tỏa, vì thế chúng tôi có nguy cơ cuối cùng là thấy mình chẳng còn một cắc nào, thậm chí không còn tiền trả tiền điện, nước và khí đốt ... không còn thứ gì hết cả.
Đức Cha Marcuzzo nói hoàn cảnh của Giáo Hội tại Thánh Địa trở nên tồi tệ từ năm 2015 với sự sụt giảm mạnh số lượng khách hành hương đến thăm vùng này; mỗi năm giảm gần 30% so với năm trước.
Sự sụt giảm số khách hành hương khiến các Giáo Hội địa phương không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ nguồn thu đáng kể này. Thứ hai, các Kitô hữu sống ở Đất Thánh bị mất nguồn lợi kinh doanh, “gần 30% của các Kitô hữu làm việc trong lĩnh vực du lịch và hành hương giờ đây phải bươn chải kiếm miếng ăn” Thứ ba, sự sụt giảm về số lượng du khách đang kéo theo sự sự suy giảm những hỗ trợ cho các Kitô hữu Thánh Địa.
Đức Giám Mục Marcuzzo kêu gọi Kitô hữu trong thế giới phương Tây hãy đến thăm Đất Thánh. Ngài nói rằng họ không nên sợ hãi các cuộc xung đột. “Người Do Thái và người Hồi giáo luôn xem các khách hành hương là những người tìm kiếm Thiên Chúa và họ tôn trọng những người ấy”.
6. Nga phủ nhận đã tạo ra làn sóng khổng lồ những người tị nạn Syria
Nga đã phủ nhận rằng các phi cơ của nước này đã dội bom vào các mục tiêu dân sự ở Syria trong bối cảnh những cáo buộc mới theo đó sự can thiệp quân sự của Mạc Tư Khoa tại Syria kể từ tháng Chín năm 2015 đã khiến hơn nửa triệu người Syria phải di tản.
Nhiều phương tiện truyền thông tố cáo Nga cố tình làm cho cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu trong năm 2016 thêm tồi tệ vì nhiều người Syria sẽ tràn ngập châu Âu đông hơn so với con số kỷ lục trong năm ngoái.
Một số nhân vật cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã cáo buộc Nga sử dụng những người tị nạn từ Syria như một công cụ địa chính trị để làm suy yếu thêm sự ổn định ở Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu, và liên minh quân sự NATO.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cáo buộc Nga “cư xử như một tổ chức khủng bố và buộc người dân phải chạy trốn” bằng cách thực hiện các cuộc không kích “mà không cần bất kỳ sự phân biệt nào giữa dân thường và binh sĩ, giữa trẻ em và người già.”
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain tỏ đồng ý với ý kiến này. Ông tin sự hỗ trợ của Tổng thống Nga Vladimir Putin dành cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang cố tình tạo ra một dòng người tị nạn mới nhằm áp đảo Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại của châu Âu.
7. Thông điệp video của Đức Thánh Cha gởi Dòng tên tại Mễ Tây Cơ
Dòng Tên ở Mễ Tây Cơ đã công bố một thông điệp video ngắn của Đức Giáo Hoàng gửi đến cộng đồng Dòng Tên tại nước này.
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi anh em Dòng Tên của mình tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của tất cả mọi người. Ngài nói: “Hãy tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của những người nam nữ Mễ Tây Cơ. Hãy tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của Chúa Giêsu, là Đấng đang khi còn trên Thánh Giá vẫn tiếp tục hoạt động cho những kẻ đóng đinh Ngài.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tuổi trẻ của Mễ Tây Cơ, Ngài nói rằng, “Mễ Tây Cơ có một khuôn mặt trẻ trung.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Mễ Tây Cơ đang phải chịu đựng nhiều. Nhưng, ngài nói Mễ Tây Cơ là một đất nước vĩ đại, giàu có tuyệt vời. Ngài nhìn nhận Mễ Tây Cơ có một lịch sử độc đáo trong số các nước Mỹ Latinh.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cầu nguyện cho anh em Dòng Tên, và xin họ cầu nguyện cho ngài và phó thác các vị cho sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Guadalupe.
8. Người Công Giáo không nên mừng lễ kỉ niệm 500 năm phong trào cải cách của Martin Luther
Tín hữu Lutheran và Công Giáo bên Đức đang có kế hoạch kỷ niệm 500 năm phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther vào năm 2017 sắp tới. Người Công Giáo đã không nhận thức rằng mình bị xúc phạm khi Giáo Hội Tin Lành Đức đã không công nhận một quan điểm giáo lý mang tính đại kết được đề xuất gần đây, đó là một trong những điều gây chia rẽ lớn giữa hai Giáo Hội.
Công Giáo và Lutheran có chung nhiều quan điểm đức tin và một số thực hành phụng vụ nhưng sự thật vẫn vậy, đối với người Công Giáo, năm 1517 là một con số không mấy tốt đẹp gì. Vào năm đó, mang trong tay 95 luận điệu của mình đến trước cửa nhà thờ Wittenberg Castle, Martin Luther đã bắt đầu một quá trình lôi kéo hàng triệu người tách ra khỏi sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô. Tuy Luther đã đúng khi chỉ trích sự lạm dụng của Giáo Hội ở thời Trung cổ, mặc dù nhiều người Công Giáo khác, như Erasmus, cũng đã làm như vậy; nhưng Luther đã tổng kết bằng cách quy chụp Đức Giáo Hoàng là phản Kitô giáo; đạp đổ các giáo lý về Thánh Thể, ông thiết lập một tiền lệ để cho các nhà cải cách cực đoan mổ xẻ các bí tích.
Mặc dù Giáo Hội Công Giáo đã nhìn nhận lại phong trào cải cách của Luther trong ánh sáng của các học thuyết hiện đại và tạo quan hệ nồng ấm hơn với phía Tin Lành; đồng thời cũng đã thừa nhận những sai lầm đau thương của mình và vai trò trong các cuộc chiến tranh tôn giáo bi thảm trong thế kỷ 16 và 17. Nhưng sẽ là sai lạc khi chúng ta “ăn mừng” những vết thương mà Luther đã gây ra trong thân thể Chúa Kitô.
9. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovic người Slovenia giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại văn phòng trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva. Đây là bổ nhiệm đáng được chú ý vì những kinh nghiệm ngoại giao của ngài trong những năm vừa qua.
Đức Tổng Giám Mục Jurkovic đã từng giữ chức Sứ thần Tòa Thánh ở Nga và Uzbekistan kể từ năm 2011. Thông báo bổ nhiệm được công bố vào ngày 13 tháng 2 - chỉ một ngày sau cuộc hội kiến đầu tiên trong lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống giáo Nga tại Cuba. Giới phân tích cho rằng, kinh nghiệm ngoại giao của Đức Tổng Giám Mục Jurkovic được dày dặn thêm bởi việc ngài đã tác động tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.
Ngoài chức vụ quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, ngài cũng sẽ giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đức Tổng Giám Mục Jurkovic sinh tại Kocevje, Slovenia. Ngài từng làm việc mục vụ ở Ljubljana trong 24 năm trước khi bắt đầu sự nghiệp ngoại giao. Ngài đại diện Tòa Thánh tại Mạc Tư Khoa từ năm 1992 đến 1996. Sau đó vào năm 2001, ngài được tấn phong tổng giám mục để làm Sứ thần Tòa Thánh ở Belarus (Bạch Nga). Chỉ ba năm sau, vào năm 2004, ngài được bổ nhiệm làm Sứ thần ở Ukraine, kế vị Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini. Đức Tổng Giám Mục Mennini là cựu sứ thần ở Ukraine, hiện ngài là Sứ thần tại Vương quốc Anh; ngài vốn là nhân vật xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Tòa Thánh, để trở thành quan hệ ngoại giao đầy đủ như hiện nay.
Đức Tổng Giám Jurkovic giữ chức sứ thần Tòa Thánh ở Nga và Uzbekistan từ sau chuyến thăm của cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev hội kiến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 hồi tháng 2 năm 2011. Trong vai trò Sứ thần ở Nga, Đức Tổng Giám Jurkovic đã tham gia vào trong tất cả các bước phát triển với phía Nga, mà cao điểm là cuộc gặp gỡ lịch sử hôm 12 tháng 2 năm 2016 giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill. Hai nhà lãnh đạo Kitô giáo đã ký một tuyên bố chung tại sự kiện này.
Đức Tổng Giám Mục Jurkovich giờ đây sẽ kế vị Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi Maria, người sẽ nghỉ hưu trong năm nay khi ngài bước sang tuổi 75. Đức Tổng Giám Mục Tomasi giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva trong hơn 10 năm qua.
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương, đã đến thăm cộng đồng Công Giáo Maronite nhỏ bé trên đảo Síp, nơi dân số chủ yếu theo Chính Thống Giáo Hy Lạp.
Trong lễ trọng kính Thánh Maron, Đức Hồng Y nói về những mong muốn của cộng đồng Maronite muốn được công nhận là một quốc gia có thể là trong một liên bang hiệp nhất, chứ không chỉ là một nhóm tôn giáo, hay một dân tộc thiểu số. Hòn đảo này đang bị phân chia một phần cho Thổ Nhĩ Kỳ.
“Để có thể là một cầu nối giữa các dân tộc, Síp không thể cho phép bản thân mình duy trì những bức tường, những hàng rào, và những chia cắt”
Đức Hồng Y Sandri cũng nhấn mạnh rằng “Điều cần thiết trên tất cả, như Đức Thánh Cha Phanxicô thường lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, là sự giải giáp khỏi trái tim con người những vũ khí và dìm mình trong ánh sáng của sự tha thứ và hòa giải.”
Ngài cũng nói về tình hình ở Li Băng, nơi đã không có tổng thống kể từ tháng 5 năm 2014 đến nay.
“Đây là một cái gì đó mà mọi người đã chờ đợi quá lâu, một cái gì đó mà cần thiết cho sự cân bằng trong khu vực”.
2. Nhà lãnh đạo Anh giáo nói ông được Vatican hỗ trợ trong cuộc họp các Giám Mục khối Hiệp Thông Anh Giáo
Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby, nói về tầm quan trọng của cuộc họp của các nhà lãnh đạo Anh giáo trong khối Hiệp Thông Anh Giáo vào tháng trước, và ghi nhận sự hỗ trợ của Vatican cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh quan trọng.
Trong Thông Điệp nhìn lại cuộc họp thượng đỉnh trong tháng qua tại Canterbury, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby nói cuộc họp đã tập trung vào việc chữa lành đặc biệt về vấn đề tính dục và cuộc sống gia đình. Điều này tương phản hoàn toàn với nhận định của các phương tiện truyền thông theo đó chủ đề chính trong cuộc họp là các kết hiệp đồng tính
Đức Tổng Giám mục Welby ghi nhận sự can thiệp quan trọng tại cuộc họp của Jean Vanier, người sáng lập của Cộng đồng Arche, cũng như sự hiện diện phái Augustine Phúc Âm truyền thống và người đứng đầu của Giáo Hội Roma San Gregorio al Celio mà ông mô tả là một “biểu tượng của sự đoàn kết đại kết” đáng chú ý.
3. Cảnh sát Pakistan đã bị buộc phải điều tra vụ bắt cóc thiếu nữ Công Giáo cưỡng ép kết hôn và cải sang đạo Hồi
Một đại gia Pakistan trang bị súng AK cùng với ba người hầu đã xông vào công ty gia đình của một cô gái Công Giáo 22 tuổi tên là Nabila Bibi tại tỉnh Pattoki, bang Punjab. Tên này bắt cóc cô trước mặt gia đình sau đó bắt cô cải sang đạo Hồi và phải kết hôn với y.
Cảnh sát đã cố tình lờ đi vụ này. Sardar Mushtaq Gill, một luật sư người Công Giáo nói với UCANNEWS là anh bị nhiều người hăm giết vì lên tiếng buộc cảnh sát phải điều tra và giải thoát cho cô gái.
Ngày 18 tháng Hai, sau nhiều tháng giằng co, một tòa án tại Pakistan đã truyền cho cảnh sát phải điều tra vụ này.
Theo một báo cáo của Aurat Foundation, tại Pakistan, khoảng 1,000 cô gái các tôn giáo khác bị buộc phải cải sang đạo Hồi mỗi năm.
4. Đức Hồng Y Ortega nói “Chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp phát triển đất nước Cuba”
Đức Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục thủ đô Havana, hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Cuba vào tháng Ba. Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, Obama tuyên bố ông sẽ thăm hòn đảo này trong hai ngày 21 và 22 tháng Ba. Ông là tổng thống Mỹ tại chức đầu tiên thăm Cuba kể từ năm 1928.
Đức Hồng Y Ortega, người từng là “sứ giả đặc biệt” trong tiến trình Vatican giúp làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Cuba, nói với hãng tin Reuters rằng “chuyến thăm của Obama là một cái gì đó quan trọng cho đất nước chúng tôi. Nó có một tầm quan trọng thực tế bởi vì nó sẽ giúp ích cho sự phát triển của đất nước, cho người dân”.
5. Năng lượng mặt trời được sử dụng trong các trường học thuộc Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem
Các trường học của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện. Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem cho biết tiến trình này đang được thực hiện tại các trường học ở thành phố Wasiyeh, Madaba và Karak của Jordan và tại Beit Jala, Beit Sahour và Ramallah của Palestine
Sự ra đời của hệ thống năng lượng mặt trời làn nhằm giảm hóa đơn tiền điện và cho phép tái sử dụng tiền tiết kiệm được trong các hoạt động đào tạo.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo tại Israel đang phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng toàn diện”, vì áp lực tài chính và áp lực mới từ các quan chức chính quyền địa phương. Đức Cha tổng đại diện tòa thượng phụ Giêrusalem đã nói như trên với thông tấn xã AsiaNews.
Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo nói rằng một số quan chức địa phương đang gây áp lực buộc các nhà thờ Công Giáo phải nộp thuế, là điều mà trước đây các nhà cầm quyền vùng này dưới thời đế quốc Ottoman không bao giờ hỏi nơi các nhà thờ. Ngài cho biết, một số quan chức thành phố, thậm chí, đã phong tỏa các tài khoản của các nhà thờ Công Giáo và các dòng tu. Ngài lưu ý rằng họ “trích các khoản thuế trực tiếp từ tài khoản ngân hàng đang bị phong tỏa, vì thế chúng tôi có nguy cơ cuối cùng là thấy mình chẳng còn một cắc nào, thậm chí không còn tiền trả tiền điện, nước và khí đốt ... không còn thứ gì hết cả.
Đức Cha Marcuzzo nói hoàn cảnh của Giáo Hội tại Thánh Địa trở nên tồi tệ từ năm 2015 với sự sụt giảm mạnh số lượng khách hành hương đến thăm vùng này; mỗi năm giảm gần 30% so với năm trước.
Sự sụt giảm số khách hành hương khiến các Giáo Hội địa phương không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ nguồn thu đáng kể này. Thứ hai, các Kitô hữu sống ở Đất Thánh bị mất nguồn lợi kinh doanh, “gần 30% của các Kitô hữu làm việc trong lĩnh vực du lịch và hành hương giờ đây phải bươn chải kiếm miếng ăn” Thứ ba, sự sụt giảm về số lượng du khách đang kéo theo sự sự suy giảm những hỗ trợ cho các Kitô hữu Thánh Địa.
Đức Giám Mục Marcuzzo kêu gọi Kitô hữu trong thế giới phương Tây hãy đến thăm Đất Thánh. Ngài nói rằng họ không nên sợ hãi các cuộc xung đột. “Người Do Thái và người Hồi giáo luôn xem các khách hành hương là những người tìm kiếm Thiên Chúa và họ tôn trọng những người ấy”.
6. Nga phủ nhận đã tạo ra làn sóng khổng lồ những người tị nạn Syria
Nga đã phủ nhận rằng các phi cơ của nước này đã dội bom vào các mục tiêu dân sự ở Syria trong bối cảnh những cáo buộc mới theo đó sự can thiệp quân sự của Mạc Tư Khoa tại Syria kể từ tháng Chín năm 2015 đã khiến hơn nửa triệu người Syria phải di tản.
Nhiều phương tiện truyền thông tố cáo Nga cố tình làm cho cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu trong năm 2016 thêm tồi tệ vì nhiều người Syria sẽ tràn ngập châu Âu đông hơn so với con số kỷ lục trong năm ngoái.
Một số nhân vật cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã cáo buộc Nga sử dụng những người tị nạn từ Syria như một công cụ địa chính trị để làm suy yếu thêm sự ổn định ở Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu, và liên minh quân sự NATO.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cáo buộc Nga “cư xử như một tổ chức khủng bố và buộc người dân phải chạy trốn” bằng cách thực hiện các cuộc không kích “mà không cần bất kỳ sự phân biệt nào giữa dân thường và binh sĩ, giữa trẻ em và người già.”
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain tỏ đồng ý với ý kiến này. Ông tin sự hỗ trợ của Tổng thống Nga Vladimir Putin dành cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang cố tình tạo ra một dòng người tị nạn mới nhằm áp đảo Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại của châu Âu.
7. Thông điệp video của Đức Thánh Cha gởi Dòng tên tại Mễ Tây Cơ
Dòng Tên ở Mễ Tây Cơ đã công bố một thông điệp video ngắn của Đức Giáo Hoàng gửi đến cộng đồng Dòng Tên tại nước này.
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi anh em Dòng Tên của mình tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của tất cả mọi người. Ngài nói: “Hãy tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của những người nam nữ Mễ Tây Cơ. Hãy tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của Chúa Giêsu, là Đấng đang khi còn trên Thánh Giá vẫn tiếp tục hoạt động cho những kẻ đóng đinh Ngài.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tuổi trẻ của Mễ Tây Cơ, Ngài nói rằng, “Mễ Tây Cơ có một khuôn mặt trẻ trung.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Mễ Tây Cơ đang phải chịu đựng nhiều. Nhưng, ngài nói Mễ Tây Cơ là một đất nước vĩ đại, giàu có tuyệt vời. Ngài nhìn nhận Mễ Tây Cơ có một lịch sử độc đáo trong số các nước Mỹ Latinh.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cầu nguyện cho anh em Dòng Tên, và xin họ cầu nguyện cho ngài và phó thác các vị cho sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Guadalupe.
8. Người Công Giáo không nên mừng lễ kỉ niệm 500 năm phong trào cải cách của Martin Luther
Tín hữu Lutheran và Công Giáo bên Đức đang có kế hoạch kỷ niệm 500 năm phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther vào năm 2017 sắp tới. Người Công Giáo đã không nhận thức rằng mình bị xúc phạm khi Giáo Hội Tin Lành Đức đã không công nhận một quan điểm giáo lý mang tính đại kết được đề xuất gần đây, đó là một trong những điều gây chia rẽ lớn giữa hai Giáo Hội.
Công Giáo và Lutheran có chung nhiều quan điểm đức tin và một số thực hành phụng vụ nhưng sự thật vẫn vậy, đối với người Công Giáo, năm 1517 là một con số không mấy tốt đẹp gì. Vào năm đó, mang trong tay 95 luận điệu của mình đến trước cửa nhà thờ Wittenberg Castle, Martin Luther đã bắt đầu một quá trình lôi kéo hàng triệu người tách ra khỏi sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô. Tuy Luther đã đúng khi chỉ trích sự lạm dụng của Giáo Hội ở thời Trung cổ, mặc dù nhiều người Công Giáo khác, như Erasmus, cũng đã làm như vậy; nhưng Luther đã tổng kết bằng cách quy chụp Đức Giáo Hoàng là phản Kitô giáo; đạp đổ các giáo lý về Thánh Thể, ông thiết lập một tiền lệ để cho các nhà cải cách cực đoan mổ xẻ các bí tích.
Mặc dù Giáo Hội Công Giáo đã nhìn nhận lại phong trào cải cách của Luther trong ánh sáng của các học thuyết hiện đại và tạo quan hệ nồng ấm hơn với phía Tin Lành; đồng thời cũng đã thừa nhận những sai lầm đau thương của mình và vai trò trong các cuộc chiến tranh tôn giáo bi thảm trong thế kỷ 16 và 17. Nhưng sẽ là sai lạc khi chúng ta “ăn mừng” những vết thương mà Luther đã gây ra trong thân thể Chúa Kitô.
9. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovic người Slovenia giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại văn phòng trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva. Đây là bổ nhiệm đáng được chú ý vì những kinh nghiệm ngoại giao của ngài trong những năm vừa qua.
Đức Tổng Giám Mục Jurkovic đã từng giữ chức Sứ thần Tòa Thánh ở Nga và Uzbekistan kể từ năm 2011. Thông báo bổ nhiệm được công bố vào ngày 13 tháng 2 - chỉ một ngày sau cuộc hội kiến đầu tiên trong lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống giáo Nga tại Cuba. Giới phân tích cho rằng, kinh nghiệm ngoại giao của Đức Tổng Giám Mục Jurkovic được dày dặn thêm bởi việc ngài đã tác động tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.
Ngoài chức vụ quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, ngài cũng sẽ giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đức Tổng Giám Mục Jurkovic sinh tại Kocevje, Slovenia. Ngài từng làm việc mục vụ ở Ljubljana trong 24 năm trước khi bắt đầu sự nghiệp ngoại giao. Ngài đại diện Tòa Thánh tại Mạc Tư Khoa từ năm 1992 đến 1996. Sau đó vào năm 2001, ngài được tấn phong tổng giám mục để làm Sứ thần Tòa Thánh ở Belarus (Bạch Nga). Chỉ ba năm sau, vào năm 2004, ngài được bổ nhiệm làm Sứ thần ở Ukraine, kế vị Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini. Đức Tổng Giám Mục Mennini là cựu sứ thần ở Ukraine, hiện ngài là Sứ thần tại Vương quốc Anh; ngài vốn là nhân vật xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Tòa Thánh, để trở thành quan hệ ngoại giao đầy đủ như hiện nay.
Đức Tổng Giám Jurkovic giữ chức sứ thần Tòa Thánh ở Nga và Uzbekistan từ sau chuyến thăm của cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev hội kiến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 hồi tháng 2 năm 2011. Trong vai trò Sứ thần ở Nga, Đức Tổng Giám Jurkovic đã tham gia vào trong tất cả các bước phát triển với phía Nga, mà cao điểm là cuộc gặp gỡ lịch sử hôm 12 tháng 2 năm 2016 giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill. Hai nhà lãnh đạo Kitô giáo đã ký một tuyên bố chung tại sự kiện này.
Đức Tổng Giám Mục Jurkovich giờ đây sẽ kế vị Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi Maria, người sẽ nghỉ hưu trong năm nay khi ngài bước sang tuổi 75. Đức Tổng Giám Mục Tomasi giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva trong hơn 10 năm qua.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN