Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Giáo Hội Năm Châu 29/12/2015 – 04/01/2016: Một triệu người tị nạn tràn vào Âu Châu năm 2016
04/01/2016 10:49:00 SA

1. Thái Lan tưởng nhớ những nạn nhân sóng thần 2004
Hàng trăm cư dân làng Baan Nam Khem thuộc tỉnh Phang-nga đã tụ tập hôm thứ Bảy 26 tháng 12 để kỷ niệm biến cố sóng thần năm 2004 trên bờ Ấn Độ Dương. Hơn 1,400 người ở Baan Nam Khem đã thiệt mạng trong thảm họa 11 năm trước đây. Ngôi làng này chịu ảnh hưởng nặng nhất trong số sáu tỉnh dọc bờ biển phía Tây của Thái Lan bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong những năm tiếp theo thiên tai sóng thần này, người dân vẫn sống trong nỗi sợ hãi với những cơn sóng chết người trong quá khứ.
Lãnh đạo địa phương là ông Thongchai Hanchor cố gắng trấn an người dân rằng một thảm kịch như vậy không bao giờ có thể xảy ra một lần nữa. Ông nói: “Bây giờ chúng ta rất mạnh, chúng ta có chuẩn bị, chúng ta đã học hỏi và thích nghi trước bất kỳ thảm họa tự nhiên nào”.
Dân làng đã thắp nến trên bãi biển để tưởng nhớ những người đã chết trong biến cố 2004, gây ra bởi một trận động đất lớn ngoài khơi bờ biển của Indonesia, giết chết 226,000 người tại 14 quốc gia.

2. Giao tranh giữa Do Thái và Palestine vẫn ác liệt bất kể Giáng Sinh

Những người Palestine này đang chôn cất hai người của họ bị giết bởi lực lượng Israel trong hai biến cố riêng biệt.

Hàng trăm người đã dự đám tang của một phụ nữ Palestine mà cảnh sát Israel nói là đã cố gắng tông xe vào các sĩ quan biên giới đang đứng gác tại khu vực Silwad thuộc Tây Ngạn. Cảnh sát nói rằng các sĩ quan đã tránh qua một bên và bắn vào chiếc xe của chị.

Tại thành phố Gaza, người dân thương tiếc một người Palestine bị bắn chết ở hàng rào biên giới. Quân đội Israel cho biết một đám đông của người Palestine đã gây náo loạn tại hàng rào và lính Do Thái đã bắn vào kẻ chủ mưu chính để ngăn chặn dân chúng tràn qua biên giới.

Hai người chết kể trên là những nạn nhân mới nhất trong ba tháng bạo lực chết người giữa các lực lượng Israel và các thường dân người Palestine.

Trong một diễn biến mới nhất, cảnh sát nói một người Palestine đã bị bắn chết sau khi cố gắng đâm một sĩ quan tại khu vực cổ thành Giêrusalem.

Hơn 145 người đã bị thiệt mạng trong ba tháng bạo lực. Những bất ổn đã bắt đầu với một cuộc tranh cãi về một địa điểm tại Giêrusalem được tôn kính bởi cả người Palestine và người Do Thái là khu vực núi đền. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là sự thất vọng của người Palestine sau gần 50 năm dài bị Israel chiếm đóng.

3. Hơn một triệu người tràn vào Âu Châu trong năm 2015

Số lượng người tị nạn và người di cư đến Liên minh châu Âu bằng đường bộ và đường biển trong năm 2015 đã vượt qua con số một triệu người, với hơn 3,600 người chết hoặc mất tích, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết như trên hôm thứ Ba 22 tháng 12. Con số này là gấp 4 lần số lượng người đã đến châu Âu trong năm 2014.

Tổng giám đốc IOM là ông William Lacy Swing nói:

“Chúng tôi vừa công bố con số hơn một triệu người tị nạn và di cư tràn vào châu Âu, chủ yếu là từ Syria, nhưng các miền khác cũng có. Điều đáng buồn là có đến 3,600 người phải thiệt mạng chủ yếu là ở Địa Trung Hải, và một con số ít hơn là tại Aegean và dọc theo các tuyến đường sắt ở vùng Balkans.”

Ông nói thêm:

“Con số này tiêu biểu cho sự gia tăng đến 4 lần so với con số những người di cư và tị nạn đến Âu Châu trong năm 2014, và con số những người chết cũng vượt xa con số những người phải thiệt mạng trong năm ngoái”

Theo thống kê của IOM, một nửa trong số những người di cư và tị nạn đến Âu Châu trong năm 2015 là những người Syria chạy trốn chiến tranh, 20 phần trăm là người Afghanistan, và bảy phần trăm là người Iraq.

Trong tổng số 1,005,504 người đến Hy Lạp, Bulgaria, Ý, Tây Ban Nha, Malta và Síp trước ngày 21 tháng 12, đại đa số, cụ thể là 816.752 người đến bằng đường biển qua ngã Hy Lạp.

Trừ khi các cuộc đàm phán về Syria thành công trong việc mang lại hòa bình, các quốc gia trong Liên minh châu Âu phải ngồi lại với nhau để đề xuất các giải pháp, cho phép điều kiện sống ở các nước láng giềng của Syria được cải thiện, nếu không con số người tràn vào Âu Châu sẽ gia tăng trong năm 2016.

4. Ánh đèn Giáng Sinh giúp người dân Paris quên đi nỗi sợ khủng bố

Đường phố tại Paris lấp lánh ánh đèn của mùa Giáng sinh đã khiến dân chúng phần nào quên đi nỗi ám ảnh bị khủng bố. Mặc dù các cuộc tấn công chết người hồi tháng 11 đã giết chết 130 người và làm bị thương hàng trăm người khác, Paris vẫn rực sáng với không khí lễ hội Giáng Sinh. Các cửa hàng nhộn nhịp và các chợ địa phương vẫn tưng bừng chào đón du khách và người dân địa phương như không có chuyện gì xảy ra. Và dưới tháp Eiffel, các gia đình vẫn dành thời gian cho trượt băng.

Suman Matra, một du khác nói: “Cảm giác ấm áp của mùa Giáng sinh vẫn bao trùm không khí xung quanh, và người ta yên hưởng không khí này. Các vụ nổ và tất cả mọi thứ đã xảy ra, thật là những điều rất xấu, nhưng tôi đoán người dân Paris hướng nhìn về phía trước và bỏ lại những chuyện buồn sau lưng họ”

Deva, một cư dân nói: “Vâng, tôi thực sự hạnh phúc vì đây là một thời điểm khi tất cả mọi người cảm thấy hạnh phúc, khi bạn nhận được quà, khi bạn ăn những thực phẩm tốt với gia đình của bạn, bất kể sang hèn.”

5. Giáng Sinh tại Chilê được đánh dấu bằng những vụ đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát

Sinh viên biểu tình đã đụng độ dữ dội với cảnh sát ở Chile về vấn đề cải cách giáo dục. Bạo động diễn ra sau khi Tổng thống Michelle Bachelet thúc đẩy việc thông qua những cải cách để cải thiện lương bổng giáo viên, và do đó bắt sinh viên các trường đại học phải đóng học phí.

Bà tổng thống Michelle Bachelet đã dành được sự ủng hộ rộng rãi của quốc hội và giới sinh viên khi gom các trường đại học do cấp tỉnh quản lý thành các trường đại học quốc gia và cải thiện chế độ tuyển sinh vào đại học. Tuy nhiên, khi đề ra chính sách buộc sinh viên phải đóng học phí, bà vấp phải những chống đối ngày càng lan rộng.

Những người biểu tình đã yêu cầu Chile phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hệ thống thuế khóa để tài trợ học phí cho sinh viên, là những người đang thường gánh các khoản tín dụng nặng lãi để có tiền theo học đại học.

6. Những nhà tạo mẫu cây thông Giáng Sinh Rumani bán những thiết kế của mình để tài trợ cho các cơ quan từ thiện

Đây không phải là cây thông Giáng Sinh truyền thống như chúng ta thường thấy. Cây này, chẳng hạn, được làm từ những quả bóng nhiều màu. Còn đây là hình ảnh một ngôi làng mùa đông. Đó là những loại cây Giáng sinh được chế tác bởi những nhà thiết kế hàng đầu của Rumani.

Các cây này được đưa ra đấu giá ở Bucharest để quyên tiền cho tổ chức Save the Children - một tổ chức sức khỏe toàn cầu phi lợi nhuận nhằm mục đích nhân đạo.

Tiền của cây bán được giá cao nhất sẽ được dùng để giúp thân nhân các nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy một hộp đêm hồi tháng Mười vừa qua.

Omid Ghannadi, một nhà thiết kế người Rumani nói: “Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để nhớ đến các nạn nhân của đám cháy ở Bucharest”

Cuộc đấu giá này hy vọng có thể kiếm được khoảng 250 ngàn euro cho tổ chức từ thiện của trẻ em.

7. Giáng Sinh tại Afghanistan được đánh dấu bởi những thắng lợi vang dội của quân khủng bố Taliban

Các lực lượng an ninh Afghanistan đang cố gắng để có thể giữ được thị trấn Lashkargah tại tỉnh Helmand. Nhưng quân Taliban đang tiến gần hơn mỗi ngày. Người lính Afghanistan này nói rằng tình hình là rất xấu, và rất nhiều người đang chạy trốn khỏi cuộc chiến.

Akmal Khan, một người dân, cho biết các bức tường của nhà mình đã bị trúng đạn nhiều lần. Lực lượng Taliban đã đạt được những thắng lợi vang dội trong những tháng gần đây.

Thống đốc Helmand cho biết thủ phủ tỉnh Sangin đang bị bao vây và có nguy cơ rơi vào tay các chiến binh Hồi giáo.

Quân đội Anh và Mỹ phải vật lộn trong nhiều năm qua để kiểm soát tỉnh này trước khi bàn giao cho quân đội Afghanistan. Bây giờ, cả hai nước đang gửi cố vấn quân sự đến khu vực này, với hy vọng sẽ chận lại được đà tiến của Taliban.

8. Lạm phát và tiền mất giá nghiêm trọng tại quê hương Á Căn Đình của Đức Giáo Hoàng

Hàng ngàn người đã biểu tình tuần hành tại khu vực trung tâm của thủ đô Buenos Aires để yêu cầu được trả một khoản tiền thưởng Giáng sinh trước ngày lễ vì sự mất giá của đồng peso Á Căn Đình và tình trạng lạm phát tràn lan.

Cuộc biểu tình đã nổ ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống mới của đảng bảo thủ là ông Mauricio Macri công bố việc mở rộng tiền thưởng, phúc lợi cho quốc gia trong mùa lễ Giáng Sinh.

Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết những người biểu tình là những người ủng hộ viên của cựu Tổng thống Cristina Fernandez. Nhưng người đứng đầu đoàn biểu tình là Claudio Della Carbonara, nói với báo chí rằng phong trào của ông đang phản đối các chính sách của cả Fernandez lẫn Macri.

Ông nói: “Chúng tôi đang ở đây trong quảng trường này ngày hôm nay để tiếp tục chiến đấu, chúng tôi đã chống lại các biện pháp của chính phủ trước đây của cựu Tổng thống Cristina Fernandez, và bây giờ, tiếp tục chống đối chính sách của Tổng thống Mauricio Macri ... Chúng tôi yêu cầu một khoản tiền thưởng cho tất cả công nhân; những người đang có việc làm, những người thất nghiệp và những người đã nghỉ hưu, để giúp chống lại sự mất giá mà chính phủ đã thực hiện trên tiền lương của chúng tôi”.

Đầu tuần này Macri tuyên bố ông sẽ kêu gọi các công nhân và những nhà đầu tư ngồi lại với nhau và với chính phủ để bàn về một kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.

9. Tình trạng trái đất nóng nên có thể thấy rõ trong Mùa Giáng Sinh này tại Đức

Mùa Giáng Sinh với tuyết trắng đã không đến với thủ đô nước Đức. Trong khi ở những ngọn núi cao nhất nước Đức, người ta vẫ còn mong đợi có tuyết, phần còn lại của đất nước hoàn toàn không có chút tuyết nào, ngay cả trong các khu vực thường được bảo đảm là thế nào cũng có một mùa Giáng sinh tuyết trắng.

“White Christmas chỉ còn trên các áp phích, hay trên các bưu thiếp” một người qua đường ở Berlin nói.

Thời tiết ấm áp đã bao phủ thành phố với cái gì hoàn toàn khác, không phải là màu trắng. Dân chúng kinh ngạc thấy những cây anh đào đâm chồi nở hoa như đang giữa mùa hè.

Trong khi điều này thực sự làm cho nhiều người thất vọng, các tài xế lại tỏ ra phấn khởi vì sáng sớm họ không phải xúc tuyết và có thể lái xe dưới một bầu trời quang đãng.

Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/172509.htm

CÁC TIN KHÁC: