Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Diễn biến nguy hiểm: Tầu chuẩn bị chiến tranh. Mỹ chưa hết dịch bệnh lại gánh thêm tai họa khác.
06/05/2020 12:00:00 SA



1. Tài liệu Trung Quốc nêu bật nhu cầu chuẩn bị cho cuộc tấn công vũ trang trả thù cho dịch bệnh

Trong một kịch bản được chuẩn bị rất công phu, ngay khi đại dịch coronavirus vẫn đang hoàng hành kinh hoàng tại nước này, Trung Quốc đã gởi một phái đoàn các nhân viên y tế sang giúp Ý chống trả dịch bệnh; đã gởi các que thử COVID-19 sang Tây Ban Nha, mặc dù chỉ phát hiện được 30% các trường hợp nhiễm bệnh; và đã gởi hàng triệu khẩu trang y tế sang Pháp các nước khác.

Tuy nhiên, theo thông tấn xã Reuters, một báo cáo nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhìn nhận rằng kế hoạch quảng cáo cho một nước Trung Hoa cứu nhân độ thế xứng đáng với ngôi vị bá chủ thế giới đã thất bại. Không những thế, sự căm ghét của thế giới đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng rõ nét đến mức Trung Quốc cần chuẩn bị cho cuộc tấn công vũ trang trả thù cho dịch bệnh kinh hoàng này.

Nguyên bản tiếng Anh báo cáo của Reuters có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Exclusive: Internal Chinese report warns Beijing faces Tiananmen-like global backlash over virus

Peter Hirschberg


Độc quyền: Phúc trình nội bộ của Trung Cộng cảnh báo rằng Bắc Kinh phải đối mặt với các phản ứng chống đối toàn cầu tầm cỡ vụ Thiên An Môn vì chuyện coronavirus

Một phúc trình nội bộ của Trung Quốc cảnh báo rằng Bắc Kinh hiện đang phải đối mặt với làn sóng thù địch đang trên đà gia tăng từ vụ bùng phát coronavirus đã khiến mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ nghiêng về phía đối đầu, những người quen thuộc với bản phúc trình này đã nói với Reuters như thế.

Bản phúc trình, được Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc trình lên giới lãnh đạo chóp bu của Bắc Kinh trong đó có cả Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu tháng trước, kết luận rằng ác cảm đối với Trung Quốc trên toàn thế giới đang ở mức cao nhất kể từ sau vụ đàn áp Thiên An Môn vào năm 1989.

Vì thế, Bắc Kinh hiện phải đối mặt với làn sóng bài Trung Quốc do Hoa Kỳ dẫn đầu sau trận đại dịch, và cần phải chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất là một cuộc đối đầu vũ trang giữa hai cường quốc toàn cầu. Những người quen thuộc với nội dung phúc trình cho Reuters biết như trên nhưng không muốn được nêu danh tính do tính nhạy cảm của vấn đề.

Bản phúc trình được soạn thảo bởi Viện Quan hệ Quốc Tế Đương Đại Trung Quốc, gọi tắt là CICIR, là nhóm cố vấn chiến lược có liên hệ với Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc, cơ quan tình báo hàng đầu của cộng sản Bắc Kinh.

Reuters chưa nhìn thấy bản tóm tắt, nhưng được những người có kiến thức trực tiếp về bản phúc trình này cho biết nội dung của nó.

Khi trả lời các câu hỏi của Reuters về bản phúc trình này, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc trả lời: “Tôi không có thông tin liên quan”.

Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc không cho biết các chi tiết liên lạc công khai và cũng không thể gặp được để nghe họ bình luận.

CICIR là nhóm cố vấn chiến lược có tầm ảnh hưởng lớn mà cho đến năm 1980 vẫn trực thuộc Bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc, và đóng vai trò cố vấn cho nhà cầm quyền Trung Quốc về các chính sách đối ngoại và an ninh. Họ đã không phúc đáp các yêu cầu đưa ra bình luận của chúng tôi.

Reuters không thể xác định được phần đánh giá thẳng thừng được mô tả trong bản phúc trình phản ảnh tới mức nào lập trường của các nhà lãnh đạo nhà nước Trung Quốc, và nếu có thì nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách của họ tới mức độ nào. Nhưng việc đưa ra phúc trình này cho thấy Bắc Kinh đánh giá một cách nghiêm trọng mối đe dọa về việc hình thành nên các phản ứng chống đối có thể đe dọa đến những gì Trung Quốc cho là những đầu tư chiến lược của họ ở nước ngoài và quan điểm an ninh của họ.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được nhiều người cho là đang ở vào thời điểm tồi tệ nhất trong mấy thập niên qua, với những xích mích và bất tín nhiệm sâu sắc từ những cáo buộc của Hoa Kỳ về việc trao đổi mậu dịch và các thực hành kỹ thuật, cho đến những tranh cãi liên quan đến vấn đề Hương Cảng, Đài Loan và các vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp ở vùng biển phía Nam Trung Hoa.

Trong những ngày gần đây, khi đối mặt với chiến dịch tái tranh cử gặp khó khăn hơn vì dịch bệnh coronavirus đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng Mỹ và tàn phá nền kinh tế Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tăng cường những chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh và đe dọa mức thuế quan mới đối với Trung Quốc. Đồng thời, các giới chức cho biết chính quyền của ông cũng xem xét các biện pháp trả đũa Trung Quốc về sự bùng phát dịch bệnh.

Nhiều người ở Bắc Kinh tin rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy, một Trung Quốc đang trở nên quyết liệt hơn trên bình diện toàn cầu khi nền kinh tế của họ phát triển.

Bản phúc trình kết luận rằng Washington coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh quốc gia và kinh tế, là thách thức đối với những quốc gia dân chủ phương Tây. Bản phúc trình cũng nói Hoa Kỳ đang nhắm đến việc hạ bệ đảng cầm quyền Cộng sản bằng cách làm suy yếu niềm tin của công chúng.

Các giới chức Trung Quốc có “trách nhiệm đặc biệt” trong việc thông báo cho người dân của họ và cho thế giới về mối đe dọa do nạn coronavirus gây ra “vì họ là người đầu tiên biết về nó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus đã nói thế khi trả lời câu hỏi của Reuters.

Tuy không trực tiếp nhắc đến phần đánh giá trong bản phúc trình của Trung Quốc, cô Ortagus còn nói thêm: “Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm im tiếng các khoa học gia, nhà báo và công dân cũng như việc truyền bá thông tin sai lạc đã làm trầm trọng thêm mối nguy hiểm của cuộc khủng hoảng y tế này.”

Phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ từ chối đưa ra những lời bình luận.

NHỮNG TÁC ĐỘNG NGƯỢC TRỞ LẠI

Bản phúc trình được mô tả cho Reuters cảnh báo rằng ác cảm đối với Trung Quốc được nhóm lên bởi dịch bệnh coronavirus có thể tiếp sức cho sự chống đối lại dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Trung Quốc, và Washington có thể tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho các đồng minh trong khu vực, khiến tình hình an ninh ở Á châu trở nên bất ổn hơn.

Ba thập niên trước đây, sau vụ Thiên An Môn, Hoa Kỳ và nhiều chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc bao gồm lệnh cấm hoặc hạn chế việc bán vũ khí và chuyển giao kỹ thuật.

Trung Quốc ngày nay hùng mạnh hơn nhiều.

Tập Cận Bình đã cải tổ chiến lược quân sự của Trung Quốc để tạo ra một lực lượng chiến đấu được trang bị để chiến thắng trong chiến tranh hiện đại. Ông ta đang mở rộng phạm vi có thể vươn tới của không và hải quân Trung Quốc trong một thách thức đối với hơn 70 năm thống trị của quân đội Hoa Kỳ ở Á châu.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại kêu gọi sự hợp tác, nói rằng “sự phát triển ổn định và vững chắc của quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ” phục vụ lợi ích của cả hai nước và cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố nói thêm: “bất kỳ lời nói hoặc hành động nào liên quan đến mục đích bêu xấu hoặc khuynh đảo về chính trị mượn cớ của đại dịch, bao gồm cả việc tạo cơ hội để gieo mầm bất hòa giữa các quốc gia, đều không có lợi cho sự hợp tác quốc tế chống lại đại dịch.”

DƯ ÂM CỦA CHIẾN TRANH LẠNH

Một trong những người có kiến thức về bản phúc trình cho biết, nó đã được một số người trong cộng đồng tình báo Trung Quốc xem là phiên bản Trung Quốc của “Novikov Telegram” hay điện tín Novikov. Nikolai Novikov từng là Đại sứ Liên Xô tại Washington. Năm 1946, ông ta đánh đi một công văn nhằm nhấn mạnh những nguy hiểm trong tham vọng quân sự và kinh tế Mỹ sau Thế chiến thứ hai.

Công văn của Novikov là phản ứng của nhà ngoại giao này đối với “Long Telegram” của nhà ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan từ Mạc Tư Khoa gởi về Mỹ, nói rằng Liên Xô không thấy khả năng chung sống hòa bình với phương Tây, và coi việc cô lập là chiến lược dài hạn tốt nhất.

Hai tài liệu trên đã giúp tạo tiền đề cho tư duy chiến lược, xác định bởi cả hai phía trong cuộc Chiến Tranh Lạnh.

Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ cáo buộc ngăn chận thông tin ban đầu về coronavirus, lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố trung tâm Vũ Hán, và đã hạ thấp nguy cơ của nó.

Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận việc họ che đậy mức độ hoặc sự nghiêm trọng của dịch bệnh này.

Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn sự lây lan của virus trong nước và đã cố gắng khẳng định vai trò dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19. Điều này bao gồm một chiến dịch tuyên truyền thúc đẩy quyên góp và bán tiếp liệu y tế cho Hoa Kỳ và các quốc gia khác cũng như chia sẻ kiến thức chuyên môn.

Nhưng Trung Quốc phải đối mặt với những phản ứng chống đối ngày càng gia tăng từ những chỉ trích của những người kêu gọi buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong đại dịch kinh hoàng hiện nay.

Tổng thống Trump đã nói rằng ông sẽ cắt tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, là tổ chức mà ông gọi là “rất sùng bái Trung Quốc”, là điều mà các giới chức WHO cho đến nay đều chối cãi.

Chính phủ Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra mang tầm vóc quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của coronavirus.

Tháng trước, Pháp đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối một ấn phẩm trên trang mạng của đại sứ quán Trung Quốc với ý hướng chỉ trích việc xử lý coronavirus của phương Tây.

Theo một thống kê của Reuters, vi khuẩn này đã lây nhiễm hơn 3 triệu người trên toàn cầu và gây ra cái chết của hơn 200,000 người.


Source:Reuters


2. Chưa hết đại dịch coronavirus kinh hoàng, Hoa Kỳ lại gánh chịu thêm đại họa ong Tầu giết người

Theo thông tấn xã Reuters, các quan chức Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa lên tiếng báo động về một loại ong Tầu rất hung hăng, thuộc loại côn trùng ăn thịt tên khoa học là “Vespa mandarinia”, tên thường gọi là “ong bắp cày giết người”. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ âu lo là loài ong kinh khủng này đang là mối đe dọa mạng sống con người và kỹ nghệ nuôi ong tại Mỹ.

Vespa mandarinia có thể có chiều dài lên tới 6.4 cm và có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, hay Đông Nam Á. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Blaine, Washington, vào tháng 12 bởi một người chủ nhà. Theo Sven-Erik Spichiger, nhà quản lý côn trùng học tại Bộ Nông nghiệp tiểu bang Washington, hiện nay lực lượng ong bắp cày giết người này đã tăng một cách đáng kể trong một thời gian ngắn.

Đoạn video quý vị và anh chị em đang theo dõi cho thấy một con ong bắp cày giết người có thể giết chết một con chuột lớn hơn nó nhiều lần như thế nào.

Spichiger nói với Reuters rằng:

“Một con ong bắp cày khổng lồ châu Á có thể chích bạn nhiều lần và tiêm vào người bạn một liều nọc độc rất lớn vì kích thước của chúng. Nọc độc này rất độc và tạo ra một vùng hoại tử xung quanh vết thương, do đó bạn sẽ thấy da thịt tan ra xung quanh vết thương”.

“Theo các tài liệu chúng tôi có trong tay, một người bị con ong này đốt một hay hai đốt thì có thể sống. Nhưng nếu bạn bị nhiều đốt, chẳng hạn như khi bị nhiều con ong quỷ quái này tập kích cùng một lúc, hoại tử và nọc độc sẽ thực sự bắt đầu đi vào máu của bạn và sẽ bắt đầu phá hoại các cơ quan của bạn. Và vì thế nhiều vết chích như thế thực sự có thể gây tử vong.”

Bộ Nông nghiệp bang Washington cho biết đến nay đã nhận được hàng trăm báo cáo, và hai trường hợp đã được xác nhận tại tiểu bang Washington.

Karla Salp, một chuyên gia truyền thông của Bộ Nông nghiệp tiểu bang Washington cho biết.

“Phần lớn các báo cáo chúng tôi nhận được hoặc là liên quan đến những loài khác hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi để có thể xác nhận là chính xác”

Spichiger cho biết, bên cạnh mối nguy hiểm đối với con người, loài ong bắp cày giết người còn gây nguy hiểm cho nông nghiệp và ngành công nghiệp nuôi ong, vì loài côn trùng này thường tấn công ong mật. Một con ong bắp cày giết người có khả năng quét sạch toàn bộ tổ ong chỉ trong vài giờ.

“Các ong bắp cày giết người thường tấn công các tổ ong với ‘giai đoạn tàn sát’ trong đó chúng giết những con ong khác bằng cách chặt đầu chúng. Sau đó, con ong bắp cày giết người này bảo vệ tổ ong như là của riêng mình, và lấy mật ong để nuôi con.”

“Ngành công nghiệp nuôi ong thụ phấn để lấy mật là một phần rất lớn trong hệ thống nông nghiệp của chúng ta tại Hoa Kỳ. Và nếu tình hình này bắt đầu lan rộng, nó rất là nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp Hoa Kỳ,” ông Spichiger nói.

Các nhà khoa học không biết chắc làm thế nào ong bắp cày giết người từ Trung Quốc hay Đài Loan có thể đến được Blaine. Các nhà điều tra cho rằng rất có thể là nó đã được dấu trên một tàu container cập cảng tại một trong các hải cảng của Washington.

“Sau khi phát hiện ra con ong bắp cày đầu tiên, một trang web do các quan chức nông nghiệp bang Washington lập ra để báo cáo về việc nhìn thấy thêm về loài côn trùng này đã nhận được hàng trăm báo cáo,” ông Spichiger cho biết.

Ông cảnh báo rằng:

“Bất cứ ai vô tình đi qua một tổ ong này nên cảnh giác, và ngay lập tức báo cho chúng tôi. Mặc dù những con ong bắp cày thường không nhắm mục tiêu vào người hoặc thú nuôi, chúng có thể tấn công khi bị đe dọa. Chúng tôi thực sự không muốn bất kỳ công dân nào tin rằng mình có thể khống chế được một tổ ong bắp cày khổng lồ Á châu. Các trang phục nuôi ong thường dùng cho đến nay sẽ không bảo vệ được các bạn. Các mũi chích của loại côn trùng quỷ quái này có chiều dài đến sáu mili mét và sẽ dễ dàng xuyên thủng qua hầu hết các loại quần áo.”


Source:Reuters
Discovery of 'Murder Hornet' in


Source:Reuters


Pháp: Hầu chắc là các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự sẽ được tái tục vào ngày 29 tháng Năm

Thủ tướng Pháp có thể sửa đổi các kế hoạch trước đó, và nói rằng việc thờ phượng có công chúng tham dự có thể tiếp tục sớm nhất là vào ngày 29 tháng 5

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói rằng ông “sẵn sàng nghiên cứu khả năng các cử hành tôn giáo có công chúng tham dự có thể tiếp tục vào ngày 29 tháng Năm.” Đó là một trong những “kiến nghị” các nhà lãnh đạo tôn giáo đã thực hiện trong những ngày gần đây.

Philippe đã đưa ra thông báo vào chiều thứ Hai trước Quốc hội Pháp, cho biết có khả năng ông sẽ sửa đổi một số mốc thời gian mà ông đã trình bày trước đó một tuần tại thượng viện quốc hội.

Vào thời điểm đó, ông nói rằng lệnh cấm các cử hành tôn giáo có công chúng tham dự sẽ tiếp tục cho đến ngày 2 tháng Sáu, ba tuần sau khi các biện pháp cô lập được nới lỏng cho một số hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.

Ngoại lệ duy nhất là cho đám tang, giới hạn từ 20 người trở xuống.

Mặc dù hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Pháp đã chấp nhận quyết định trước đó, nhưng nhiều người không hài lòng về điều này. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo Công Giáo tỏ ra bất bình.

“Tôi hiểu sự thiếu kiên nhẫn của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Tôi biết rằng có những ngày lễ quan trọng và các sự kiện khác trên lịch tôn giáo giữa ngày 29 Tháng Năm và ngày 2 tháng Sáu,” Thủ tướng Chính phủ phát biểu trước Thượng viện để biện minh cho sự thay đổi có thể xảy ra của mình so với kế hoạch ban đầu.

Thời điểm mới để tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự sẽ cho phép các Kitô hữu ở Pháp tổ chức Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày cuối tuần 31 tháng 5, đánh dấu sự kết thúc của mùa Phục sinh.

Nhưng ông Phillipe cảnh báo rằng mọi người phải thực hiện cảnh giác để “tình hình sức khỏe không xấu đi trong những tuần đầu tiên của việc nới lỏng lệnh cô lập”.

“Tôi nghe thấy nỗi buồn của các tín hữu đang bị tước đoạt các cuộc tụ họp và các lễ kỷ niệm. Tôi hiểu được sự thiếu kiên nhẫn của các thừa tác viên thuộc mọi tôn giáo, nhưng tôi thúc giục họ phải chờ đợi với lương tâm tốt lành để chúng ta không hối tiếc một quyết định vội vàng,” ông cảnh báo.

“Chúng tôi rất vui mừng với những tin tức, mà chúng tôi biết được ở giữa cuộc họp của chúng tôi,” Đức Tổng Giám Mục Eric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, gọi tắt là CEF, cho biết.

110 giám mục, thành viên của CEF, đã gặp gỡ nhau trong hội nghị video vào chiều thứ Hai khi Thủ tướng Pháp công bố khung thời gian mới có thể.

“Chúng tôi đang chờ đợi các tiêu chí chính xác, nhưng chúng ta đều đã sẵn sàng để lập kế hoạch cho Giáo Hội tôn trọng khoảng cách và báo cáo cho các nhà chức trách,” Đức Tổng Giám Mục chủ tịch CEF nói với tờ La Croix.

“Cũng như nơi làm việc, không gian tối thiểu 4 mét vuông cho mỗi tín đồ có thể được áp đặt. Chúng tôi sẽ trang bị thêm nội thất cho các nơi thờ phượng nếu cần thiết, và nếu cần thiết hơn nữa, chúng tôi sẽ tăng số lượng các Thánh lễ,” Đức Tổng Giám Mục nói.

“Chúng tôi không đòi hỏi ưu đãi đặc biệt nào nhưng chỉ muốn được mở cửa trở lại như các hoạt động khác, với các thỏa thuận cần thiết,” ngài khẳng định.

“Chúng tôi sẽ cử hành Thánh Lễ trong giới hạn được yêu cầu, cả về mặt khoảng cách xã hội giữa những người tham dự và số lượng tối đa trong các Thánh lễ.”

Đức Cha Xavier Malle của giáo phận Gap cũng bày tỏ sự hài lòng với thông báo của Thủ tướng Philippe.

Kitô hữu không phải là những tín hữu duy nhất hài lòng với ngày khởi đầu sớm hơn cho các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.

Người Do Thái sẽ ăn mừng lễ Chavuot từ 28 đến 30 tháng Năm. Đó là năm mươi ngày sau đêm thứ hai của Lễ Vượt qua và kỷ niệm Torah được mặc khải.

Theo thông lệ, tất cả người Do Thái sẽ đến hội đường trong dịp này để lắng nghe việc đọc Mười Điều Răn.

“Đây là một tin tốt, nhưng chúng tôi sẽ thận trọng,” Rabbi Mendel Samama Strasbourg nói.

“Sẽ là một điều đáng tiếc nếu chúng ta đặt mạng sống trong tình trạng nguy hiểm sau rất nhiều nỗ lực và hy sinh.”


Source:La Croix

Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/256209.htm

CÁC TIN KHÁC: