Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Suy Niệm 24/02/2020: Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
24/02/2020 12:00:00 SA
Ðức Thánh Cha Phanxicô nhắc rằng sự giận dữ hủy hoại phá hủy nhiều thứ; ngược lại, sự hiền lành đạt được nhiều điều. Người hiền lành thu phục nhân tâm, cứu vãn tình bạn, bảo vệ tương quan với Thiên Chúa. Ðức Thánh Cha mời gọi các tín hữu học theo gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu.
Sáng thứ Tư 19 tháng 02 năm 2020, Ðức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến chung dành cho gần 8,000 tín hữu hiện diện trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục. Mở đầu buổi tiếp kiến, các tín hữu đã nghe đoạn Kinh Thánh trích từ Thánh vịnh 37 từ câu 3 đến câu 11:
“Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ. Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xáo trá. Dừng cơn phẫn nộ và chớ mãi nổi xung, đừng nổi giận kẻo sinh ra tội lỗi, vì bọn gian ác sẽ bị diệt trừ, còn người trông đợi Chúa, sẽ được đất hứa làm gia nghiệp. Ít lâu nữa ác nhân sẽ chẳng còn, đến chỗ xưa cũng không tìm thấy hắn. Còn kẻ nghèo hèn được đất hứa làm gia nghiệp và vui hưởng cảnh an lạc chan hoà.”
Với đoạn Thánh vịnh trên, Ðức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý giải thích về Mối Phúc thứ ba: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” (Mt,5,5).
Mở đầu bài giáo lý, Ðức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta đề cập đến phần thứ ba trong số tám mối phúc thật theo Tin mừng Thánh Matthêu: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5: 5).
Thuật ngữ “hiền lành” được sử dụng ở đây có nghĩa đen là ngọt ngào, dịu dàng, lịch sự, không có bạo lực. Sự hiền dịu được thể hiện trong những khoảnh khắc xung đột, nó được nhìn thấy qua cách người ta phản ứng trước một tình huống thù địch. Bất cứ ai cũng có vẻ ôn hòa khi mọi thứ đều thanh bình, nhưng người ta phản ứng thế nào khi ở “dưới áp lực”, nếu bị tấn công, bị xúc phạm, bị xâm hại?
Trong đoạn thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nhắc lại “sự nhân từ và khoan dung của Chúa Kitô” (2 Cr 10,1). Còn thánh Phêrô thì nhắc lại thái độ của Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó: Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Ðấng xét xử công bằng” (1 Pr 2,23). Sự hiền lành của Chúa Giêsu được chứng tỏ rõ ràng trong cuộc Thương Khó.
Ðức Thánh Cha nhận xét: trong Kinh Thánh, từ “hiền lành” cũng nói đến người không có sản nghiệp đất đai; và do đó điều khiến chúng ta ngạc nhiên là Mối Phúc thứ ba nói rõ rằng những người hiền lành “sẽ được đất làm sản nghiệp.”
Trong thực tế, Mối Phúc này trưng dẫn Thánh vịnh 37 mà chúng ta nghe khi bắt đầu bài giáo lý. Ngay cả Thánh vịnh đó cũng cho thấy tương quan giữa sự hiền lành và sở hữu đất đai. Hai điều này, khi chúng ta suy nghĩ về nó, dường như không tương thích. Thực tế là, sở hữu đất đai là môi trường xung đột điển hình: người ta thường chiến đấu vì một lãnh thổ, để giành quyền bá chủ trên một khu vực nhất định. Trong các cuộc chiến, người mạnh nhất chiếm ưu thế và chinh phục các vùng đất khác.
Tiếp tục bài giáo lý, Ðức Thánh Cha nói: Nhưng chúng ta hãy xem xét kỹ động từ được sử dụng để chỉ sự sở hữu của những người hiền lành: họ không chinh phục đất đai, nhưng “thừa hưởng” nó. Trong Kinh Thánh, động từ “thừa hưởng” có nghĩa sâu hơn. dân Chúa xem vùng đất của Israel, Ðất Hứa, là tài sản thừa kế. Miền đất đó là một lời hứa và một món quà dành cho Dân của Thiên Chúa, và trở thành dấu chỉ của một điều lớn lao và sâu sắc hơn là một lãnh thổ đơn giản. Có một “miền đất” - theo cách chơi chữ - là Nước Trời, là miền đất mà chúng ta hành trình hướng về đó: trời mới và đất mới chúng ta đang đi đến (x. Is 65,17; 66,22; 2 Pr 3,13; Kh 21,1).
Do đó, người hiền lành là người “thừa hưởng” điều lớn lao nhất của các lãnh thổ. Họ không phải là kẻ hèn nhát, “kẻ yếu đuối”, người tìm thấy một đạo đức thu mình lại để tránh xa rắc rối. Hoàn toàn khác hẳn! Họ là người đã nhận được một gia tài và không muốn phân tán nó. Người hiền lành là môn đệ của Chúa Kitô, người đã học cách bảo vệ một miền đất khác. Họ bảo vệ sự bình an của mình, bảo vệ mối quan hệ của mình với Thiên Chúa và bảo vệ những ơn sủng của Ngài, giữ gìn lòng thương xót, tình huynh đệ, niềm tin, hy vọng. Bởi vì những người hiền lành là những người có lòng thương xót, có tình huynh đệ, tin tưởng và là những người có niềm hy vọng.
Nhắc đến tội tức giận, Ðức Thánh Cha nói: Ở đây chúng ta phải đề cập đến tội tức giận, một phong trào bạo lực mà tất cả chúng ta đều biết động lực của nó. Ai không có đôi lần tức giận? Tất cả đều có. Chúng ta phải đảo ngược Mối Phúc và tự hỏi mình một câu hỏi: với sự tức giận, chúng ta đã phá hủy bao nhiêu thứ? Chúng ta đã mất bao nhiêu thứ? Một khoảnh khắc tức giận có thể phá hủy nhiều thứ; bạn mất kiểm soát và không đánh giá điều gì thực sự quan trọng và bạn có thể phá hỏng mối quan hệ với một người anh em, đôi khi không thể chữa lành được. Vì giận dữ, nhiều anh em không nói chuyện với nhau nữa, họ xa cách nhau. Sự hiền lành quy tụ, còn giận dữ chia cách.
Ngược lại, người hiền lành chinh phục nhiều thứ. Sự hiền lành có khả năng chiến thắng trái tim, cứu vãn tình bạn và nhiều hơn thế nữa, bởi vì những người tức giận nhưng sau đó bình tĩnh lại, suy nghĩ lại và hối hận, và như thế, với sự hiện lành, nó có thể được xây dựng lại.
“Vùng đất” cần chinh phục với sự hiền lành chính là ơn cứu độ của người anh em mà Tin Mừng thánh Mátthêu nói đến: “Nếu người anh em của bạn lắng nghe bạn, bạn sẽ có được người anh em của mình” (Mt 18,15). Không có vùng đất nào đẹp hơn trái tim của người khác; không có lãnh thổ nào đẹp hơn cần thu được được hơn là sự bình yên tìm thấy với một người anh em. Ðó là mảnh đất cần thừa kế với sự hiền lành!
Sáng thứ Tư 19 tháng 02 năm 2020, Ðức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến chung dành cho gần 8,000 tín hữu hiện diện trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục. Mở đầu buổi tiếp kiến, các tín hữu đã nghe đoạn Kinh Thánh trích từ Thánh vịnh 37 từ câu 3 đến câu 11:
“Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ. Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xáo trá. Dừng cơn phẫn nộ và chớ mãi nổi xung, đừng nổi giận kẻo sinh ra tội lỗi, vì bọn gian ác sẽ bị diệt trừ, còn người trông đợi Chúa, sẽ được đất hứa làm gia nghiệp. Ít lâu nữa ác nhân sẽ chẳng còn, đến chỗ xưa cũng không tìm thấy hắn. Còn kẻ nghèo hèn được đất hứa làm gia nghiệp và vui hưởng cảnh an lạc chan hoà.”
Với đoạn Thánh vịnh trên, Ðức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý giải thích về Mối Phúc thứ ba: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” (Mt,5,5).
Mở đầu bài giáo lý, Ðức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta đề cập đến phần thứ ba trong số tám mối phúc thật theo Tin mừng Thánh Matthêu: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5: 5).
Thuật ngữ “hiền lành” được sử dụng ở đây có nghĩa đen là ngọt ngào, dịu dàng, lịch sự, không có bạo lực. Sự hiền dịu được thể hiện trong những khoảnh khắc xung đột, nó được nhìn thấy qua cách người ta phản ứng trước một tình huống thù địch. Bất cứ ai cũng có vẻ ôn hòa khi mọi thứ đều thanh bình, nhưng người ta phản ứng thế nào khi ở “dưới áp lực”, nếu bị tấn công, bị xúc phạm, bị xâm hại?
Trong đoạn thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nhắc lại “sự nhân từ và khoan dung của Chúa Kitô” (2 Cr 10,1). Còn thánh Phêrô thì nhắc lại thái độ của Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó: Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Ðấng xét xử công bằng” (1 Pr 2,23). Sự hiền lành của Chúa Giêsu được chứng tỏ rõ ràng trong cuộc Thương Khó.
Ðức Thánh Cha nhận xét: trong Kinh Thánh, từ “hiền lành” cũng nói đến người không có sản nghiệp đất đai; và do đó điều khiến chúng ta ngạc nhiên là Mối Phúc thứ ba nói rõ rằng những người hiền lành “sẽ được đất làm sản nghiệp.”
Trong thực tế, Mối Phúc này trưng dẫn Thánh vịnh 37 mà chúng ta nghe khi bắt đầu bài giáo lý. Ngay cả Thánh vịnh đó cũng cho thấy tương quan giữa sự hiền lành và sở hữu đất đai. Hai điều này, khi chúng ta suy nghĩ về nó, dường như không tương thích. Thực tế là, sở hữu đất đai là môi trường xung đột điển hình: người ta thường chiến đấu vì một lãnh thổ, để giành quyền bá chủ trên một khu vực nhất định. Trong các cuộc chiến, người mạnh nhất chiếm ưu thế và chinh phục các vùng đất khác.
Tiếp tục bài giáo lý, Ðức Thánh Cha nói: Nhưng chúng ta hãy xem xét kỹ động từ được sử dụng để chỉ sự sở hữu của những người hiền lành: họ không chinh phục đất đai, nhưng “thừa hưởng” nó. Trong Kinh Thánh, động từ “thừa hưởng” có nghĩa sâu hơn. dân Chúa xem vùng đất của Israel, Ðất Hứa, là tài sản thừa kế. Miền đất đó là một lời hứa và một món quà dành cho Dân của Thiên Chúa, và trở thành dấu chỉ của một điều lớn lao và sâu sắc hơn là một lãnh thổ đơn giản. Có một “miền đất” - theo cách chơi chữ - là Nước Trời, là miền đất mà chúng ta hành trình hướng về đó: trời mới và đất mới chúng ta đang đi đến (x. Is 65,17; 66,22; 2 Pr 3,13; Kh 21,1).
Do đó, người hiền lành là người “thừa hưởng” điều lớn lao nhất của các lãnh thổ. Họ không phải là kẻ hèn nhát, “kẻ yếu đuối”, người tìm thấy một đạo đức thu mình lại để tránh xa rắc rối. Hoàn toàn khác hẳn! Họ là người đã nhận được một gia tài và không muốn phân tán nó. Người hiền lành là môn đệ của Chúa Kitô, người đã học cách bảo vệ một miền đất khác. Họ bảo vệ sự bình an của mình, bảo vệ mối quan hệ của mình với Thiên Chúa và bảo vệ những ơn sủng của Ngài, giữ gìn lòng thương xót, tình huynh đệ, niềm tin, hy vọng. Bởi vì những người hiền lành là những người có lòng thương xót, có tình huynh đệ, tin tưởng và là những người có niềm hy vọng.
Nhắc đến tội tức giận, Ðức Thánh Cha nói: Ở đây chúng ta phải đề cập đến tội tức giận, một phong trào bạo lực mà tất cả chúng ta đều biết động lực của nó. Ai không có đôi lần tức giận? Tất cả đều có. Chúng ta phải đảo ngược Mối Phúc và tự hỏi mình một câu hỏi: với sự tức giận, chúng ta đã phá hủy bao nhiêu thứ? Chúng ta đã mất bao nhiêu thứ? Một khoảnh khắc tức giận có thể phá hủy nhiều thứ; bạn mất kiểm soát và không đánh giá điều gì thực sự quan trọng và bạn có thể phá hỏng mối quan hệ với một người anh em, đôi khi không thể chữa lành được. Vì giận dữ, nhiều anh em không nói chuyện với nhau nữa, họ xa cách nhau. Sự hiền lành quy tụ, còn giận dữ chia cách.
Ngược lại, người hiền lành chinh phục nhiều thứ. Sự hiền lành có khả năng chiến thắng trái tim, cứu vãn tình bạn và nhiều hơn thế nữa, bởi vì những người tức giận nhưng sau đó bình tĩnh lại, suy nghĩ lại và hối hận, và như thế, với sự hiện lành, nó có thể được xây dựng lại.
“Vùng đất” cần chinh phục với sự hiền lành chính là ơn cứu độ của người anh em mà Tin Mừng thánh Mátthêu nói đến: “Nếu người anh em của bạn lắng nghe bạn, bạn sẽ có được người anh em của mình” (Mt 18,15). Không có vùng đất nào đẹp hơn trái tim của người khác; không có lãnh thổ nào đẹp hơn cần thu được được hơn là sự bình yên tìm thấy với một người anh em. Ðó là mảnh đất cần thừa kế với sự hiền lành!
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN