Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an
17/02/2020 12:00:00 SA
Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu xin ơn biết sầu khổ vì tội lỗi của mình và mở tâm hồn đón nhận ơn chữa lành của Chúa Thánh Thần để chúng ta có thể an ủi người khác với cùng sự an ủi mà chính chúng ta đã lãnh nhận.
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 12 tháng 02 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về các Mối Phúc mà ngài đã bắt đầu hai tuần trước. Ngài diễn giải mối phúc thứ hai: Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Các Giáo phụ ẩn tu gọi đây là sự đau khổ thật sự, sự sầu khổ nội tâm, là điều có thể giúp chúng ta đi đến tương quan đích thực với Thiên Chúa và tha nhân. Kinh Thánh nói về hai sự sầu khổ: thứ nhất là khi đứng trước đau khổ hay sự qua đời của người thân và thứ hai là sầu khổ vì tội lỗi, như thánh Phêrô thống hối về sai lỗi của mình.
Mở đầu bài huấn đức, Ðức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta đã bắt đầu hành trình học hỏi các Mối Phúc và hôm nay chúng ta tập trung vào Mối Phúc thứ hai: Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Trong tiếng Hy Lạp mà Tin Mừng được viết, Mối Phúc này được diễn tả bằng một động từ không ở thể thụ động - thực tế, những người được chúc phúc không phải chịu đựng sự than khóc này - nhưng động từ ở thể chủ động: “họ than khóc”. Họ than khóc, nhưng trong lòng. Ðó là một thái độ đã trở thành trung tâm trong linh đạo Kitô giáo và các giáo phụ ẩn tu gọi là “penthos”, nghĩa là một nỗi đau nội tâm, nó mở ra một tương quan với Chúa và với tha nhân, một tương quan được canh tân với Chúa và với tha nhân.
Sự khóc lóc này, trong Kinh Thánh, có thể có hai khía cạnh: thứ nhất là vì cái chết hoặc đau khổ của ai đó. Thứ hai là nước mắt của tội lỗi, vì chính tội lỗi của mình, khi trái tim rỉ máu vì nỗi đau đã xúc phạm đến Chúa và người lân cận.
Do đó, chúng ta nói đến việc yêu thương người khác theo cách ràng buộc chúng ta với người đó đến mức chia sẻ nỗi đau của người đó. Có những người tiếp tục đứng xa, lùi lại một bước; đúng ra, điều quan trọng là đánh động tâm hồn chúng ta.
Tôi thường nói về món quà của nước mắt, và nó quý giá biết bao. Chúng ta có thể yêu một cách lạnh lùng không? Chúng ta có thể yêu vì chức năng, vì nghĩa vụ không? Có những người phiền muộn cần được an ủi, nhưng đôi khi cũng có những người đã được an ủi nhưng cần gây phiền muộn cho họ, cần thức tỉnh họ, những người có trái tim sắt đá và đã không học than khóc, và đánh thức những người không biết cảm động trước nỗi đau của người khác.
Tang chế là một con đường cay đắng, nhưng nó có thể hữu ích để mở mắt nhìn thấy cuộc sống và nhận ra giá trị thiêng liêng và không thể thay thế của mỗi người, và ngay lúc đó chúng ta nhận ra thời gian ngắn ngủi như thế nào.
Ðức Thánh Cha nói tiếp: Có một ý nghĩa thứ hai của mối phúc nghịch lý này: khóc vì tội lỗi.
Ở đây cần phân biệt: có những người tức giận vì họ đã phạm sai lầm. Nhưng đây là kiêu ngạo. Ngược lại, có những người than khóc vì điều xấu họ đã làm, vì những điều tốt đẹp bị bỏ qua và vì sự phản bội trong mối quan hệ với Thiên Chúa. Ðây là tiếng khóc vì đã không yêu thương, tuôn tràn từ việc quan tâm quý trọng cuộc sống của người khác. Ở đây chúng ta than khóc vì chúng ta không xứng với Chúa, Ðấng yêu thương chúng ta rất nhiều, và chúng ta rất buồn khi nghĩ về những điều tốt đẹp mình đã không thực hiện; đây là cảm xúc của tội lỗi. Người đó nói: “Tôi đã làm tổn thương người tôi yêu” và điều này khiến họ đau đớn phát khóc. Thiên Chúa được chúc tụng nếu chúng ta có những giọt nước mắt này!
Ðây là chủ đề của những sai lầm phải đối mặt, khó khăn nhưng quan trọng. Chúng ta hãy nghĩ đến việc thánh Phêrô khóc, điều sẽ đưa ngài đến một tình yêu mới và chân thật hơn. Ðó là sự than khóc thanh tẩy, canh tân. Thánh Phêrô nhìn Chúa Giêsu và ngài khóc. Trái tim ngài được đổi mới. Ngược lại, sự than khóc của Giuđa, người không chấp nhận mình đã sai lỗi, thật đáng thương, ông đã tự tử. Chỉ tự sức mình chúng ta không thể hiểu được tội lỗi. Ðó là một ơn mà chúng ta cần cầu xin. Lạy Chúa, xin cho con hiểu điều xấu con đã làm hay có thể làm. Ðây là một ơn lớn lao và sau khi đã hiểu điều này, người ta than khóc vì ăn năn hối hận.
Một trong những đan sĩ tiên khởi, Ephrem người Syria nói rằng một khuôn mặt được rửa sạch bởi nước mắt thì đẹp tuyệt vời (x. Discorso ascetico). Vẻ đẹp của thống hối, vẻ đẹp của nước mắt, vẻ đẹp của ăn năn. Cuộc sống Kitô hữu luôn luôn diễn tả tốt nhất trong lòng thương xót. Thật là khôn ngoan và có phúc người chấp nhận nỗi đau liên quan đến tình yêu, bởi vì họ sẽ nhận được sự an ủi của Chúa Thánh Thần, Ðấng là sự dịu dàng của Thiên Chúa, Ðấng tha thứ và sửa chữa.
Ðừng quên rằng Thiên Chúa luôn tha thứ. Chúng ta đừng quên điều này. Thiên Chúa luôn tha thứ, ngay cả những tội xấu xa nhất. Luôn luôn. Vấn đề là ở chúng ta, chúng ta mỏi mệt khi xin ngài tha thứ. Vấn đề là khi một người khép kín lòng mình và không xin tha thứ. Chúa luôn ở đó để tha thứ.
Nếu chúng ta luôn luôn nhớ rằng Thiên Chúa “không cứ tội ta mà xét xử và không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (Tv 103,10), chúng ta sống trong lòng thương xót và từ bi, và tình yêu xuất hiện trong chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta biết yêu thương thật nhiều, yêu thương với nụ cười, bằng sự gần gũi, qua việc phục vụ và với cả khóc lóc.
Kết thúc bài giáo lý, Ðức Thánh Cha đã chào các tín hữu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Ðức Thánh Cha mời gọi tất cả cầu nguyện cho nước Syria yêu dấu và thống khổ: Nhiều gia đình, nhiều người già, trẻ em, phải chạy trốn chiến tranh. Syria bị đẫm máu từ nhiều năm. Chúng ta cầu nguyện cho Syria.”
Ðức Thánh Cha cũng mời gọi cầu nguyện cho các anh chị em Trung Quốc đang đau khổ vì căn bệnh tàn khốc. Xin cho họ tìm được cách chữa lành sớm nhất có thể.
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 12 tháng 02 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về các Mối Phúc mà ngài đã bắt đầu hai tuần trước. Ngài diễn giải mối phúc thứ hai: Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Các Giáo phụ ẩn tu gọi đây là sự đau khổ thật sự, sự sầu khổ nội tâm, là điều có thể giúp chúng ta đi đến tương quan đích thực với Thiên Chúa và tha nhân. Kinh Thánh nói về hai sự sầu khổ: thứ nhất là khi đứng trước đau khổ hay sự qua đời của người thân và thứ hai là sầu khổ vì tội lỗi, như thánh Phêrô thống hối về sai lỗi của mình.
Mở đầu bài huấn đức, Ðức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta đã bắt đầu hành trình học hỏi các Mối Phúc và hôm nay chúng ta tập trung vào Mối Phúc thứ hai: Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Trong tiếng Hy Lạp mà Tin Mừng được viết, Mối Phúc này được diễn tả bằng một động từ không ở thể thụ động - thực tế, những người được chúc phúc không phải chịu đựng sự than khóc này - nhưng động từ ở thể chủ động: “họ than khóc”. Họ than khóc, nhưng trong lòng. Ðó là một thái độ đã trở thành trung tâm trong linh đạo Kitô giáo và các giáo phụ ẩn tu gọi là “penthos”, nghĩa là một nỗi đau nội tâm, nó mở ra một tương quan với Chúa và với tha nhân, một tương quan được canh tân với Chúa và với tha nhân.
Sự khóc lóc này, trong Kinh Thánh, có thể có hai khía cạnh: thứ nhất là vì cái chết hoặc đau khổ của ai đó. Thứ hai là nước mắt của tội lỗi, vì chính tội lỗi của mình, khi trái tim rỉ máu vì nỗi đau đã xúc phạm đến Chúa và người lân cận.
Do đó, chúng ta nói đến việc yêu thương người khác theo cách ràng buộc chúng ta với người đó đến mức chia sẻ nỗi đau của người đó. Có những người tiếp tục đứng xa, lùi lại một bước; đúng ra, điều quan trọng là đánh động tâm hồn chúng ta.
Tôi thường nói về món quà của nước mắt, và nó quý giá biết bao. Chúng ta có thể yêu một cách lạnh lùng không? Chúng ta có thể yêu vì chức năng, vì nghĩa vụ không? Có những người phiền muộn cần được an ủi, nhưng đôi khi cũng có những người đã được an ủi nhưng cần gây phiền muộn cho họ, cần thức tỉnh họ, những người có trái tim sắt đá và đã không học than khóc, và đánh thức những người không biết cảm động trước nỗi đau của người khác.
Tang chế là một con đường cay đắng, nhưng nó có thể hữu ích để mở mắt nhìn thấy cuộc sống và nhận ra giá trị thiêng liêng và không thể thay thế của mỗi người, và ngay lúc đó chúng ta nhận ra thời gian ngắn ngủi như thế nào.
Ðức Thánh Cha nói tiếp: Có một ý nghĩa thứ hai của mối phúc nghịch lý này: khóc vì tội lỗi.
Ở đây cần phân biệt: có những người tức giận vì họ đã phạm sai lầm. Nhưng đây là kiêu ngạo. Ngược lại, có những người than khóc vì điều xấu họ đã làm, vì những điều tốt đẹp bị bỏ qua và vì sự phản bội trong mối quan hệ với Thiên Chúa. Ðây là tiếng khóc vì đã không yêu thương, tuôn tràn từ việc quan tâm quý trọng cuộc sống của người khác. Ở đây chúng ta than khóc vì chúng ta không xứng với Chúa, Ðấng yêu thương chúng ta rất nhiều, và chúng ta rất buồn khi nghĩ về những điều tốt đẹp mình đã không thực hiện; đây là cảm xúc của tội lỗi. Người đó nói: “Tôi đã làm tổn thương người tôi yêu” và điều này khiến họ đau đớn phát khóc. Thiên Chúa được chúc tụng nếu chúng ta có những giọt nước mắt này!
Ðây là chủ đề của những sai lầm phải đối mặt, khó khăn nhưng quan trọng. Chúng ta hãy nghĩ đến việc thánh Phêrô khóc, điều sẽ đưa ngài đến một tình yêu mới và chân thật hơn. Ðó là sự than khóc thanh tẩy, canh tân. Thánh Phêrô nhìn Chúa Giêsu và ngài khóc. Trái tim ngài được đổi mới. Ngược lại, sự than khóc của Giuđa, người không chấp nhận mình đã sai lỗi, thật đáng thương, ông đã tự tử. Chỉ tự sức mình chúng ta không thể hiểu được tội lỗi. Ðó là một ơn mà chúng ta cần cầu xin. Lạy Chúa, xin cho con hiểu điều xấu con đã làm hay có thể làm. Ðây là một ơn lớn lao và sau khi đã hiểu điều này, người ta than khóc vì ăn năn hối hận.
Một trong những đan sĩ tiên khởi, Ephrem người Syria nói rằng một khuôn mặt được rửa sạch bởi nước mắt thì đẹp tuyệt vời (x. Discorso ascetico). Vẻ đẹp của thống hối, vẻ đẹp của nước mắt, vẻ đẹp của ăn năn. Cuộc sống Kitô hữu luôn luôn diễn tả tốt nhất trong lòng thương xót. Thật là khôn ngoan và có phúc người chấp nhận nỗi đau liên quan đến tình yêu, bởi vì họ sẽ nhận được sự an ủi của Chúa Thánh Thần, Ðấng là sự dịu dàng của Thiên Chúa, Ðấng tha thứ và sửa chữa.
Ðừng quên rằng Thiên Chúa luôn tha thứ. Chúng ta đừng quên điều này. Thiên Chúa luôn tha thứ, ngay cả những tội xấu xa nhất. Luôn luôn. Vấn đề là ở chúng ta, chúng ta mỏi mệt khi xin ngài tha thứ. Vấn đề là khi một người khép kín lòng mình và không xin tha thứ. Chúa luôn ở đó để tha thứ.
Nếu chúng ta luôn luôn nhớ rằng Thiên Chúa “không cứ tội ta mà xét xử và không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (Tv 103,10), chúng ta sống trong lòng thương xót và từ bi, và tình yêu xuất hiện trong chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta biết yêu thương thật nhiều, yêu thương với nụ cười, bằng sự gần gũi, qua việc phục vụ và với cả khóc lóc.
Kết thúc bài giáo lý, Ðức Thánh Cha đã chào các tín hữu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Ðức Thánh Cha mời gọi tất cả cầu nguyện cho nước Syria yêu dấu và thống khổ: Nhiều gia đình, nhiều người già, trẻ em, phải chạy trốn chiến tranh. Syria bị đẫm máu từ nhiều năm. Chúng ta cầu nguyện cho Syria.”
Ðức Thánh Cha cũng mời gọi cầu nguyện cho các anh chị em Trung Quốc đang đau khổ vì căn bệnh tàn khốc. Xin cho họ tìm được cách chữa lành sớm nhất có thể.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN