Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/12/2019: Tin tức nổi bật những ngày cuối năm
25/12/2019 12:00:00 SA
1. Nhà thờ tại thị trấn Kitô giáo lớn nhất của Iraq sẽ được xây dựng lại vào năm 2020
Năm năm sau khi Nhà nước Hồi giáo cướp bóc và đốt cháy Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Al-Tahira vĩ đại ở Bakhdida vẫn còn những vết nám đen bên trong. Tuy nhiên, vào năm 2020, nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syria này sẽ được khôi phục khi cộng đồng Kitô giáo lớn nhất của Iraq cố gắng hết sức xây dựng lại và lấy lại những gì đã mất.
“Đây là một nhà thờ rất quan trọng bởi vì nó được xây dựng từ sự đóng góp của người dân, những nông dân quanh vùng.” Cha Georges Jahola, một linh mục chính xứ trong vùng Bakhdida, nói với thông tấn xã Công Giáo CNA.
Bakhdida, còn được gọi là Qaraqosh, nằm cách thành phố Mosul 32km về phía đông nam. Cha Jahola nói rằng các Kitô hữu địa phương hy vọng rằng trong tương lai thị trấn của họ sẽ được gọi là Bakhdida, thay vì Qaraqosh như hiện nay. Bakhdida là tên bằng tiếng Aramaic, ngôn ngữ chính Chúa Giêsu đã nói khi xuống thế làm người. Tên Bakhdida cũng mang tính lịch sử hơn danh xưng Qaraqosh, là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ mà Đế chế Ottoman dùng để gọi vùng này.
Cha Georges Jahola giải thích rằng các nhà thờ trong vùng bình nguyên Nineveh của Iraq đã được xây dựng trong khoảng từ 1932 đến 1948 nhờ sự dâng cúng quảng đại của nông dân Công Giáo từ hoa màu do họ thu hoạch được hàng năm. Đại thánh đường Al-Tahira phục vụ cộng đoàn Kitô hữu ngày càng tăng, cho đến khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm đóng và đốt phá ngôi nhà thờ trong thời gian từ 2014 đến 2016.
Sau khi Bakhdida được giải phóng khỏi tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS vào năm 2016, các thánh lễ được tiếp tục cử hành trong ngôi nhà thờ bị hư hỏng trong khi các Kitô hữu lần lượt trở về xây dựng lại cộng đồng của họ. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khôi phục hoàn toàn nội thất bị cháy đen của nhà thờ. Việc thi công đã được hoàn tấ trong những ngày cuối năm 2019.
Kitô giáo đã có mặt tại vùng đồng bằng Nineveh ở Iraq, tức là khu vực giữa Mosul và vùng tự trị Kurdistan của người Kurd, kể từ thế kỷ thứ nhất.
Cha Jahola cho biết: Việc xây dựng lại 6,936 ngôi nhà bị hư hại trong vùng Bakhdida đã bắt đầu từ tháng 5 năm 2017, và kể từ đó hơn một nửa đã được hoàn thành.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép cây thánh giá tưởng nhớ các nạn nhân chết đuối trên biển Địa Trung Hải
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người tị nạn mới đến từ đảo Lesbos của Hy Lạp và làm phép một cây thánh giá ở sân Bel Belereere tại Vatican để tưởng nhớ tới tất cả những người di cư và tị nạn đã phải đối diện với những mạo hiểm đầy gian truân nguy hiểm để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Hai chiếc áo phao nói lên những câu chuyện của người vượt biển: Chiếc áo đầu tiên được trao tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô mấy năm trước đây do một nhóm cứu hộ; đó là chiếc áo phao của một cô gái bị chết đuối ở Địa Trung Hải. Chiếc thứ hai, được chuyển đến cho Đức Thánh Cha Phanxicô do một nhóm nhân viên cứu hộ khác một vài ngày trước đây. Đó là chiếc áo phao của một người di cư bị mất tích trên biển vào tháng 7 năm ngoái. Không ai biết người đó là ai hoặc đến từ đâu.
Hôm thứ Năm 26 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với 33 người tị nạn mới đến từ đảo Lesbos của Hy Lạp qua sự giúp đỡ của một tổ chức nhân đạo rằng ngài đã được tặng chiếc áo phao đầu tiên do hai tổ chức giúp người di cư và tị nạn tặng cho Bộ Phục Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện.
Đức Thánh Cha cam kết Giáo hội luôn nâng đỡ những người di cư, chào đón, bảo vệ và giúp họ hòa nhập vào cuộc sống mới.
Phát biểu trước những người tập trung tại sân Belvedere trong Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chính sự bất công đã buộc nhiều người di cư rời khỏi quê cha đất tổ của họ, phải hứng chịu nhiều sự đau khổ chật vật trong các trại tỵ nạn. Thật là bất công khi bị từ chối khiến họ phải chết trên biển.
Theo truyền thống Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng thập giá là biểu tượng của đau khổ và hy sinh, nhưng cũng biểu tượng của ơn cứu rỗi. Đức Thánh Cha vén mở cái phao nhựa được đóng trên một cây thánh giá để gợi nhớ chúng ta phải mở to mắt mình ra, mở tim chúng ta ra và nhắc nhở mọi người trước những cam kết cứu nguy những người tỵ nạn, đây là một nghĩa vụ đạo đức của những người tin cũng như không tin.
Làm thế nào chúng ta có thể làm ngơ trước tiếng kêu thống thiết tuyệt vọng của nhiều anh chị em đang đối diện với bão táp ngoài biển khơi hay đang chết dần chết mòn trong các trại giam ở Libya, bị tra tấn và bắt làm nô lệ! Làm thế nào chúng ta có thể thờ ơ trước những lạm dụng và bạo lực trên những người tỵ nạn vô tội? Hoặc trước nạn buôn bán người vô nhân đạo? Làm thế nào chúng ta có thể đưa ra những hành vi nhân ái vượt lên trên lề luật của các thầy Tư tế hay Biệt phái Pharisêu trong ngụ ngôn Người Samaria nhân hậu, khiến chúng ta chia sẻ trách nhiệm trước những cái chết của họ. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta là một tội!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp không phải bằng cách ngăn chặn các tàu cứu hộ mà giải quyết được vấn đề mà là những nỗ lực giải quyết người tỵ nạn trong các trại ở Libya, đề ra các giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn nạn đói nghèo! Chúng ta phải tố giác những kẻ buôn bán người và lạm dụng người di cư. Lợi ích kinh tế phải được đặt sang một bên mà tập trung vào con người, vào cuộc sống vì phẩm giá của họ thì rất cao trọng đối với Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận chúng ta phải giúp đỡ và cứu chữa mọi người. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với tha nhân, những người hàng xóm láng riềng của chúng ta vì Chúa sẽ phán xét chúng ta trong ngày cánh chung
Sau diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô cây thập giá được hai người tị nạn mang tới được làm phép và treo trên một bức tường ở sân Belereere tại Vatican để tưởng nhớ tới tất cả những người di cư và tị nạn.
3. Dân biểu Loudermilk thanh minh về việc so sánh giữa tổng thống Trump và Chúa Giêsu Kitô
Dân biểu Loudermilk của đảng Cộng Hòa, đơn vị Georgia, đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi tại Hoa Kỳ khi tuyên bố hôm thứ Tư 18 tháng 12 rằng Chúa Giêsu Kitô đã được Philatô cho nhiều quyền hơn trong phiên tòa dẫn đến việc Ngài bị đóng đinh so với trường hợp Tổng thống Donald Trump bị đảng Dân Chủ luận tội.
“Trước khi các bạn bỏ phiếu trong ngày lịch sử, hôm nay, một tuần trước lễ Giáng sinh, tôi muốn các bạn ghi nhớ điều này: Khi Chúa Giêsu bị vu cáo là xúi dân làm loạn, Quan Phongxiô Philatô đã cho Chúa Giêsu có cơ hội đối mặt với những người tố cáo của Ngài”. Dân biểu Barry Loudermilk đưa ra nhận xét trên hôm thứ Tư tại diễn đàn Hạ Viện, khi Hạ Viện Hoa Kỳ tranh luận về một đề nghị buộc tội tổng thống Trump.
“Trong suốt phiên toà giả trá ấy, Quan Phongxiô Philatô đã dành cho Chúa Giêsu nhiều quyền hơn, so với đảng Dân chủ đã dành cho vị tổng thống của chúng ta trong tiến trình này,” ông nói thêm trước khi hết thời gian dành cho mình.
Brandon Cockerham, giám đốc truyền thông của Dân biểu Loudermilk, thanh minh với thông tấn xã Catholic News Agency như sau:
“Dân biểu Loudermilk chỉ đơn thuần muốn làm một so sánh về tiến trình này. Ông muốn nói là Quan Phongxiô Philatô để Chúa Giêsu được đối mặt với những kẻ tố cáo của Ngài, còn đảng Dân chủ đã từ chối cho phép tổng thống hay đảng Cộng hòa biết ai là người tố cáo là, đó là chưa kể đến quyền chất vấn các tố cáo này”
Chương thứ 23 của Phúc Âm Thánh Luca kể lại rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã bắt Chúa Giêsu, khi Ngài đang cầu nguyện ở Vườn Gethsemane ở Giêrusalem, và sau đó điệu đến nhà của Quan Phongxiô Philatô, lúc đó là tổng trấn xứ Giuđêa trong Đế quốc La Mã.
Các thượng tế nói với Quan Phongxiô Philatô rằng:
“Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, là Vua nữa.”
Ông Philatô hỏi Người: “Ông là Vua dân Do thái sao? “ Người trả lời: “Chính ngài nói đó.” Ông Philatô nói với các thượng tế và đám đông: “Ta xét thấy người này không có tội gì.” Nhưng họ cứ khăng khăng nói: “Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng dạy khắp vùng Giuđêa, bắt đầu từ Galilê cho đến đây.”
Trong bài phát biểu hôm 18 tháng 12 dân biểu Loudermilk cũng đã chất vấn Phát ngôn viên Hạ Viện Nancy Pelosi, là người đã nói vào tháng trước rằng nếu Trump có bằng chứng mình vô tội, thì “ông nên công khai hóa các bằng chứng ấy.” Theo dân biểu Loudermilk, tổng thống Trump đã nhiều lần bị từ chối quyền hiến định của mình trong suốt quá trình luận tội.
Ông Loudermilk nói:
“Hiến pháp bảo đảm rằng người bị cáo buộc có quyền yêu cầu các nhân chứng ra làm chứng cho họ. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa và tổng thống đã liên tục bị phủ nhận quyền này trong suốt tiến trình”
Hồi đầu năm nay, một người đã cáo buộc tổng thống lạm quyền của mình bằng cách thúc bách tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mở một cuộc điều tra cựu phó chủ tịch Joe Biden và con trai ông là Hunter, nếu không viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ bị giữ lại.
Người “tố cáo” này chưa được xác định, và vì thế, tổng thống Trump không thể chất vấn người ấy. Điều này, theo dân biểu Loudermilk, là vi phạm Tu Chính Án thứ sáu, trong đó tuyên bố rằng mọi người có quyền được xét xử công bằng và được đối diện với người tố cáo.
Quá trình luận tội chính thức bắt đầu ngày 24 tháng 9. Hai cáo buộc được đưa ra là tổng thống Trump “lạm dụng quyền lực” và “cản trở của Quốc hội”
Trong cuộc bỏ phiếu tối thứ Tư, Hạ viện do đảng Dân Chủ kiểm soát đã thông qua việc buộc tội tổng thống. Tuy nhiên, việc thông qua này hầu chắc là không đi tới đâu. Tại Thượng viện, do đảng Cộng Hòa kiểm soát phán quyết gần như chắc chắn sẽ bị đảo ngược.
4. 250 nhà báo bị cầm tù trên toàn thế giới, 24 nhà báo bị giết trong năm 2019
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố báo cáo năm 2019 về các nhà báo bị giam giữ trong các nhà tù của nhà nước. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách các quốc gia giam cầm các nhà báo chỉ trích chính phủ hoặc tố cáo tham nhũng và các vi phạm nhân quyền.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là một cơ quan độc lập có trụ sở tại New York. Cơ quan này được thành lập vào năm 1981 để thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ quyền của các chuyên gia thông tin công cộng trên toàn thế giới, cho dù phương tiện của họ là báo in, đài phát thanh, TV hoặc internet.
Theo khảo sát toàn cầu hàng năm, 250 nhà báo đã bị cầm tù trong năm qua. Hầu hết trong số họ bị bắt vì xuất bản các bài báo chỉ trích chính phủ, hoặc các đảng phái chính trị, hoặc vì tiết lộ các vi phạm nhân quyền.
Các quốc gia đứng đầu trong việc bắt bớ các nhà báo là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ với 48 và 47 ký giả bị bắt. Ả Rập Saudi và Ai Cập theo sau, kế đó là Eritrea, Việt Nam, Iran, Nga và Cameroon. Hai mươi trong số những người hiện đang bị giam giữ là phụ nữ. Hơn một nửa số nhà báo bị bắt là các phóng viên trực tuyến. Ba mươi người bị buộc tội phổ biến “tin giả”.
Các luật nghiêm ngặt nhằm kiềm chế tự do báo chí, cũng như chính sách đóng cửa các phương tiện truyền thông của các chính phủ, đã khiến hàng chục nhà báo bị mất việc, và buộc những người khác phải lưu vong. 98% các nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới là các nhà truyền thông địa phương, tức là những người đưa các tin tức về đất nước họ.
Kể từ khi bắt đầu theo dõi số lượng nhà báo bị bách hại từ năm 1992, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã ghi nhận cái chết của 1362 nhà báo. Riêng trong năm qua đã có 24 nhà truyền thông bị giết trong khi làm nhiệm vụ thông tin.
Nhờ các hoạt động giám sát và hỗ trợ pháp lý, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã góp phần giải phóng sớm cho 80 nhà báo.
5. Giáo hội Li Băng cùng đứng lên với dân chúng đòi công lý và minh bạch
Tình trạng bất ổn đã làm bộc phát các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Li Băng làm hàng chục người bị thương và nhiều người bị các lực lượng an ninh bắt giữ. Các cuộc biểu tình này đã bắt đầu từ 2 tháng trước, khi nổ ra tai tiếng tham ô của chính phủ, đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Giáo Hội Công Giáo Maronite ở nước này đã có lập trường mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ phải minh bạch hóa mọi chi thu kinh tế và chính trị cho dân chúng.
Lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Maronite ở Li Băng, là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros-Rai, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị Li Băng phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng và sự thất bại của chính quyền trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, phó giám đốc của ủy ban đối ngoại của Tòa Thượng phụ Antiochia, lưu ý rằng điểm son đáng chú ý là những người biểu tình rất đoàn kết không phân biệt tôn giáo.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah phát biểu: Tham nhũng đã hoành hành đất nước này trong một thời gian dài. Cùng với vấn nạn đó, thực tế chính phủ đã không hề lắng nghe dân chúng, chẳng nghe sự góp ý của các Thượng phụ hoặc những ai thiện tâm góp ý cho các nhà lãnh đạo chính trị về tình cảnh nhiễu nhương khốn khổ mà người dân đã trải qua trong một thời gian dài.
Ngài lưu ý rằng cảnh nghèo đói ở Li Băng đã gây ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế và dấy lên một làn sóng tị nạn khổng lồ trong cả nước.
Hai triệu người tị nạn trong một đất nước mà dân số chỉ có bốn triệu người! Thật là một tình cảnh thảm khốc! Đức Tổng Giám Mục còn cho biết thêm tỷ lệ thất nghiệp trên 30% và dân chúng bị bần cùng hóa nhanh chóng. Vì vậy, khi chính phủ đòi tăng thuế, thì dân chúng đòi hỏi chính phủ phải công bố mọi chi tiêu của chính phủ một cách minh bạch: từ đó đã bộc phát một phong trào biểu tình trong hai tháng qua.
Ngài cho hay những người biểu tình yêu cầu chính phủ hãy giải thể. Chính phủ đã đệ đơn từ chức khoảng 45 ngày trước đây, nhưng không có chính phủ mới nào được thành lập và tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Giáo hội đã tham gia ngay trong cuộc biểu tình đầu tiên, Đức Cha Sayah cho hay Đức Thượng phụ kêu gọi tất cả các giáo phái Kitô giáo ở Li Băng không phân biệt Công Giáo, Chính thống hay Tin lành hãy xuống đường. Sau khi tuyên bố này được đưa ra, các Giáo hội đã ủng hộ, các vị lãnh đạo cùng xuống đường và kêu gọi một cuộc xuống đường bất bạo động.
Đức Tổng Giám Mục Sayah nhận xét rằng các cuộc biểu tình đã tụ họp đoàn kết mọi người lại với nhau là một yếu tố quan trọng: Lần đầu tiên trong một thời gian dài, một phong trào rộng rãi đã vượt qua biên giới của các tôn giáo, liên kết các lực lượng chính trị lại với nhau, và tụ họp mọi người trên mọi nẻo đường đất nước đòi hỏi sự công bằng và sự minh bạch trong nền kinh tế của đất nước.
Năm năm sau khi Nhà nước Hồi giáo cướp bóc và đốt cháy Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Al-Tahira vĩ đại ở Bakhdida vẫn còn những vết nám đen bên trong. Tuy nhiên, vào năm 2020, nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syria này sẽ được khôi phục khi cộng đồng Kitô giáo lớn nhất của Iraq cố gắng hết sức xây dựng lại và lấy lại những gì đã mất.
“Đây là một nhà thờ rất quan trọng bởi vì nó được xây dựng từ sự đóng góp của người dân, những nông dân quanh vùng.” Cha Georges Jahola, một linh mục chính xứ trong vùng Bakhdida, nói với thông tấn xã Công Giáo CNA.
Bakhdida, còn được gọi là Qaraqosh, nằm cách thành phố Mosul 32km về phía đông nam. Cha Jahola nói rằng các Kitô hữu địa phương hy vọng rằng trong tương lai thị trấn của họ sẽ được gọi là Bakhdida, thay vì Qaraqosh như hiện nay. Bakhdida là tên bằng tiếng Aramaic, ngôn ngữ chính Chúa Giêsu đã nói khi xuống thế làm người. Tên Bakhdida cũng mang tính lịch sử hơn danh xưng Qaraqosh, là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ mà Đế chế Ottoman dùng để gọi vùng này.
Cha Georges Jahola giải thích rằng các nhà thờ trong vùng bình nguyên Nineveh của Iraq đã được xây dựng trong khoảng từ 1932 đến 1948 nhờ sự dâng cúng quảng đại của nông dân Công Giáo từ hoa màu do họ thu hoạch được hàng năm. Đại thánh đường Al-Tahira phục vụ cộng đoàn Kitô hữu ngày càng tăng, cho đến khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm đóng và đốt phá ngôi nhà thờ trong thời gian từ 2014 đến 2016.
Sau khi Bakhdida được giải phóng khỏi tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS vào năm 2016, các thánh lễ được tiếp tục cử hành trong ngôi nhà thờ bị hư hỏng trong khi các Kitô hữu lần lượt trở về xây dựng lại cộng đồng của họ. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khôi phục hoàn toàn nội thất bị cháy đen của nhà thờ. Việc thi công đã được hoàn tấ trong những ngày cuối năm 2019.
Kitô giáo đã có mặt tại vùng đồng bằng Nineveh ở Iraq, tức là khu vực giữa Mosul và vùng tự trị Kurdistan của người Kurd, kể từ thế kỷ thứ nhất.
Cha Jahola cho biết: Việc xây dựng lại 6,936 ngôi nhà bị hư hại trong vùng Bakhdida đã bắt đầu từ tháng 5 năm 2017, và kể từ đó hơn một nửa đã được hoàn thành.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép cây thánh giá tưởng nhớ các nạn nhân chết đuối trên biển Địa Trung Hải
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người tị nạn mới đến từ đảo Lesbos của Hy Lạp và làm phép một cây thánh giá ở sân Bel Belereere tại Vatican để tưởng nhớ tới tất cả những người di cư và tị nạn đã phải đối diện với những mạo hiểm đầy gian truân nguy hiểm để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Hai chiếc áo phao nói lên những câu chuyện của người vượt biển: Chiếc áo đầu tiên được trao tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô mấy năm trước đây do một nhóm cứu hộ; đó là chiếc áo phao của một cô gái bị chết đuối ở Địa Trung Hải. Chiếc thứ hai, được chuyển đến cho Đức Thánh Cha Phanxicô do một nhóm nhân viên cứu hộ khác một vài ngày trước đây. Đó là chiếc áo phao của một người di cư bị mất tích trên biển vào tháng 7 năm ngoái. Không ai biết người đó là ai hoặc đến từ đâu.
Hôm thứ Năm 26 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với 33 người tị nạn mới đến từ đảo Lesbos của Hy Lạp qua sự giúp đỡ của một tổ chức nhân đạo rằng ngài đã được tặng chiếc áo phao đầu tiên do hai tổ chức giúp người di cư và tị nạn tặng cho Bộ Phục Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện.
Đức Thánh Cha cam kết Giáo hội luôn nâng đỡ những người di cư, chào đón, bảo vệ và giúp họ hòa nhập vào cuộc sống mới.
Phát biểu trước những người tập trung tại sân Belvedere trong Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chính sự bất công đã buộc nhiều người di cư rời khỏi quê cha đất tổ của họ, phải hứng chịu nhiều sự đau khổ chật vật trong các trại tỵ nạn. Thật là bất công khi bị từ chối khiến họ phải chết trên biển.
Theo truyền thống Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng thập giá là biểu tượng của đau khổ và hy sinh, nhưng cũng biểu tượng của ơn cứu rỗi. Đức Thánh Cha vén mở cái phao nhựa được đóng trên một cây thánh giá để gợi nhớ chúng ta phải mở to mắt mình ra, mở tim chúng ta ra và nhắc nhở mọi người trước những cam kết cứu nguy những người tỵ nạn, đây là một nghĩa vụ đạo đức của những người tin cũng như không tin.
Làm thế nào chúng ta có thể làm ngơ trước tiếng kêu thống thiết tuyệt vọng của nhiều anh chị em đang đối diện với bão táp ngoài biển khơi hay đang chết dần chết mòn trong các trại giam ở Libya, bị tra tấn và bắt làm nô lệ! Làm thế nào chúng ta có thể thờ ơ trước những lạm dụng và bạo lực trên những người tỵ nạn vô tội? Hoặc trước nạn buôn bán người vô nhân đạo? Làm thế nào chúng ta có thể đưa ra những hành vi nhân ái vượt lên trên lề luật của các thầy Tư tế hay Biệt phái Pharisêu trong ngụ ngôn Người Samaria nhân hậu, khiến chúng ta chia sẻ trách nhiệm trước những cái chết của họ. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta là một tội!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp không phải bằng cách ngăn chặn các tàu cứu hộ mà giải quyết được vấn đề mà là những nỗ lực giải quyết người tỵ nạn trong các trại ở Libya, đề ra các giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn nạn đói nghèo! Chúng ta phải tố giác những kẻ buôn bán người và lạm dụng người di cư. Lợi ích kinh tế phải được đặt sang một bên mà tập trung vào con người, vào cuộc sống vì phẩm giá của họ thì rất cao trọng đối với Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận chúng ta phải giúp đỡ và cứu chữa mọi người. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với tha nhân, những người hàng xóm láng riềng của chúng ta vì Chúa sẽ phán xét chúng ta trong ngày cánh chung
Sau diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô cây thập giá được hai người tị nạn mang tới được làm phép và treo trên một bức tường ở sân Belereere tại Vatican để tưởng nhớ tới tất cả những người di cư và tị nạn.
3. Dân biểu Loudermilk thanh minh về việc so sánh giữa tổng thống Trump và Chúa Giêsu Kitô
Dân biểu Loudermilk của đảng Cộng Hòa, đơn vị Georgia, đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi tại Hoa Kỳ khi tuyên bố hôm thứ Tư 18 tháng 12 rằng Chúa Giêsu Kitô đã được Philatô cho nhiều quyền hơn trong phiên tòa dẫn đến việc Ngài bị đóng đinh so với trường hợp Tổng thống Donald Trump bị đảng Dân Chủ luận tội.
“Trước khi các bạn bỏ phiếu trong ngày lịch sử, hôm nay, một tuần trước lễ Giáng sinh, tôi muốn các bạn ghi nhớ điều này: Khi Chúa Giêsu bị vu cáo là xúi dân làm loạn, Quan Phongxiô Philatô đã cho Chúa Giêsu có cơ hội đối mặt với những người tố cáo của Ngài”. Dân biểu Barry Loudermilk đưa ra nhận xét trên hôm thứ Tư tại diễn đàn Hạ Viện, khi Hạ Viện Hoa Kỳ tranh luận về một đề nghị buộc tội tổng thống Trump.
“Trong suốt phiên toà giả trá ấy, Quan Phongxiô Philatô đã dành cho Chúa Giêsu nhiều quyền hơn, so với đảng Dân chủ đã dành cho vị tổng thống của chúng ta trong tiến trình này,” ông nói thêm trước khi hết thời gian dành cho mình.
Brandon Cockerham, giám đốc truyền thông của Dân biểu Loudermilk, thanh minh với thông tấn xã Catholic News Agency như sau:
“Dân biểu Loudermilk chỉ đơn thuần muốn làm một so sánh về tiến trình này. Ông muốn nói là Quan Phongxiô Philatô để Chúa Giêsu được đối mặt với những kẻ tố cáo của Ngài, còn đảng Dân chủ đã từ chối cho phép tổng thống hay đảng Cộng hòa biết ai là người tố cáo là, đó là chưa kể đến quyền chất vấn các tố cáo này”
Chương thứ 23 của Phúc Âm Thánh Luca kể lại rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã bắt Chúa Giêsu, khi Ngài đang cầu nguyện ở Vườn Gethsemane ở Giêrusalem, và sau đó điệu đến nhà của Quan Phongxiô Philatô, lúc đó là tổng trấn xứ Giuđêa trong Đế quốc La Mã.
Các thượng tế nói với Quan Phongxiô Philatô rằng:
“Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, là Vua nữa.”
Ông Philatô hỏi Người: “Ông là Vua dân Do thái sao? “ Người trả lời: “Chính ngài nói đó.” Ông Philatô nói với các thượng tế và đám đông: “Ta xét thấy người này không có tội gì.” Nhưng họ cứ khăng khăng nói: “Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng dạy khắp vùng Giuđêa, bắt đầu từ Galilê cho đến đây.”
Trong bài phát biểu hôm 18 tháng 12 dân biểu Loudermilk cũng đã chất vấn Phát ngôn viên Hạ Viện Nancy Pelosi, là người đã nói vào tháng trước rằng nếu Trump có bằng chứng mình vô tội, thì “ông nên công khai hóa các bằng chứng ấy.” Theo dân biểu Loudermilk, tổng thống Trump đã nhiều lần bị từ chối quyền hiến định của mình trong suốt quá trình luận tội.
Ông Loudermilk nói:
“Hiến pháp bảo đảm rằng người bị cáo buộc có quyền yêu cầu các nhân chứng ra làm chứng cho họ. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa và tổng thống đã liên tục bị phủ nhận quyền này trong suốt tiến trình”
Hồi đầu năm nay, một người đã cáo buộc tổng thống lạm quyền của mình bằng cách thúc bách tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mở một cuộc điều tra cựu phó chủ tịch Joe Biden và con trai ông là Hunter, nếu không viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ bị giữ lại.
Người “tố cáo” này chưa được xác định, và vì thế, tổng thống Trump không thể chất vấn người ấy. Điều này, theo dân biểu Loudermilk, là vi phạm Tu Chính Án thứ sáu, trong đó tuyên bố rằng mọi người có quyền được xét xử công bằng và được đối diện với người tố cáo.
Quá trình luận tội chính thức bắt đầu ngày 24 tháng 9. Hai cáo buộc được đưa ra là tổng thống Trump “lạm dụng quyền lực” và “cản trở của Quốc hội”
Trong cuộc bỏ phiếu tối thứ Tư, Hạ viện do đảng Dân Chủ kiểm soát đã thông qua việc buộc tội tổng thống. Tuy nhiên, việc thông qua này hầu chắc là không đi tới đâu. Tại Thượng viện, do đảng Cộng Hòa kiểm soát phán quyết gần như chắc chắn sẽ bị đảo ngược.
4. 250 nhà báo bị cầm tù trên toàn thế giới, 24 nhà báo bị giết trong năm 2019
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố báo cáo năm 2019 về các nhà báo bị giam giữ trong các nhà tù của nhà nước. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách các quốc gia giam cầm các nhà báo chỉ trích chính phủ hoặc tố cáo tham nhũng và các vi phạm nhân quyền.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là một cơ quan độc lập có trụ sở tại New York. Cơ quan này được thành lập vào năm 1981 để thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ quyền của các chuyên gia thông tin công cộng trên toàn thế giới, cho dù phương tiện của họ là báo in, đài phát thanh, TV hoặc internet.
Theo khảo sát toàn cầu hàng năm, 250 nhà báo đã bị cầm tù trong năm qua. Hầu hết trong số họ bị bắt vì xuất bản các bài báo chỉ trích chính phủ, hoặc các đảng phái chính trị, hoặc vì tiết lộ các vi phạm nhân quyền.
Các quốc gia đứng đầu trong việc bắt bớ các nhà báo là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ với 48 và 47 ký giả bị bắt. Ả Rập Saudi và Ai Cập theo sau, kế đó là Eritrea, Việt Nam, Iran, Nga và Cameroon. Hai mươi trong số những người hiện đang bị giam giữ là phụ nữ. Hơn một nửa số nhà báo bị bắt là các phóng viên trực tuyến. Ba mươi người bị buộc tội phổ biến “tin giả”.
Các luật nghiêm ngặt nhằm kiềm chế tự do báo chí, cũng như chính sách đóng cửa các phương tiện truyền thông của các chính phủ, đã khiến hàng chục nhà báo bị mất việc, và buộc những người khác phải lưu vong. 98% các nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới là các nhà truyền thông địa phương, tức là những người đưa các tin tức về đất nước họ.
Kể từ khi bắt đầu theo dõi số lượng nhà báo bị bách hại từ năm 1992, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã ghi nhận cái chết của 1362 nhà báo. Riêng trong năm qua đã có 24 nhà truyền thông bị giết trong khi làm nhiệm vụ thông tin.
Nhờ các hoạt động giám sát và hỗ trợ pháp lý, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã góp phần giải phóng sớm cho 80 nhà báo.
5. Giáo hội Li Băng cùng đứng lên với dân chúng đòi công lý và minh bạch
Tình trạng bất ổn đã làm bộc phát các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Li Băng làm hàng chục người bị thương và nhiều người bị các lực lượng an ninh bắt giữ. Các cuộc biểu tình này đã bắt đầu từ 2 tháng trước, khi nổ ra tai tiếng tham ô của chính phủ, đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Giáo Hội Công Giáo Maronite ở nước này đã có lập trường mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ phải minh bạch hóa mọi chi thu kinh tế và chính trị cho dân chúng.
Lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Maronite ở Li Băng, là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros-Rai, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị Li Băng phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng và sự thất bại của chính quyền trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, phó giám đốc của ủy ban đối ngoại của Tòa Thượng phụ Antiochia, lưu ý rằng điểm son đáng chú ý là những người biểu tình rất đoàn kết không phân biệt tôn giáo.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah phát biểu: Tham nhũng đã hoành hành đất nước này trong một thời gian dài. Cùng với vấn nạn đó, thực tế chính phủ đã không hề lắng nghe dân chúng, chẳng nghe sự góp ý của các Thượng phụ hoặc những ai thiện tâm góp ý cho các nhà lãnh đạo chính trị về tình cảnh nhiễu nhương khốn khổ mà người dân đã trải qua trong một thời gian dài.
Ngài lưu ý rằng cảnh nghèo đói ở Li Băng đã gây ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế và dấy lên một làn sóng tị nạn khổng lồ trong cả nước.
Hai triệu người tị nạn trong một đất nước mà dân số chỉ có bốn triệu người! Thật là một tình cảnh thảm khốc! Đức Tổng Giám Mục còn cho biết thêm tỷ lệ thất nghiệp trên 30% và dân chúng bị bần cùng hóa nhanh chóng. Vì vậy, khi chính phủ đòi tăng thuế, thì dân chúng đòi hỏi chính phủ phải công bố mọi chi tiêu của chính phủ một cách minh bạch: từ đó đã bộc phát một phong trào biểu tình trong hai tháng qua.
Ngài cho hay những người biểu tình yêu cầu chính phủ hãy giải thể. Chính phủ đã đệ đơn từ chức khoảng 45 ngày trước đây, nhưng không có chính phủ mới nào được thành lập và tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Giáo hội đã tham gia ngay trong cuộc biểu tình đầu tiên, Đức Cha Sayah cho hay Đức Thượng phụ kêu gọi tất cả các giáo phái Kitô giáo ở Li Băng không phân biệt Công Giáo, Chính thống hay Tin lành hãy xuống đường. Sau khi tuyên bố này được đưa ra, các Giáo hội đã ủng hộ, các vị lãnh đạo cùng xuống đường và kêu gọi một cuộc xuống đường bất bạo động.
Đức Tổng Giám Mục Sayah nhận xét rằng các cuộc biểu tình đã tụ họp đoàn kết mọi người lại với nhau là một yếu tố quan trọng: Lần đầu tiên trong một thời gian dài, một phong trào rộng rãi đã vượt qua biên giới của các tôn giáo, liên kết các lực lượng chính trị lại với nhau, và tụ họp mọi người trên mọi nẻo đường đất nước đòi hỏi sự công bằng và sự minh bạch trong nền kinh tế của đất nước.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN