Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô còn sống người ta đã vội làm phim bôi bác triều Giáo Hoàng của ngài đầy bất công và vu cáo
24/12/2019 12:00:00 SA
Cuốn phim “The Two Popes” đề cao Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhưng đưa ra các nhận xét bất công và sai sự thật về triều Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Nhiều người Công Giáo cảm thấy không hài lòng vì ngay khi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vẫn còn sống, đã có những cố gắng nhằm phỉ báng triều Giáo Hoàng của ngài với những vu cáo quá sai sự thật và những nhận xét bất công.
Điều đó có thể thấy rõ trong một bộ phim mới của Netflix, có tựa đề “The Two Popes” (Hai Giáo Hoàng). Bộ phim đã tưởng tượng ra những cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Đức Hồng Y Jorge Bergoglio trong giai đoạn 8 năm, giữa hai mật nghị bầu Giáo Hoàng, năm 2005 bầu Đức Bênêđíctô 16 và năm 2013 bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Nhân vật Đức Bênêđíctô XVI do Anthony Hopkins thủ vai, và nhân vật Hồng Y Bergoglio, vị Giáo hoàng tương lai, được Jonathan Pryce đóng.
Mặc dù hãng phim nói rằng bộ phim là một tác phẩm hư cấu, nhưng vị đạo diễn lại cho rằng nó thể hiện nhiều giá trị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo như sự hiểu biết của ông. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình đã nhấn mạnh rằng bộ phim không mô tả chính xác hai vị Giáo hoàng và thêm vào đó lại phản ánh một cách thiển cận quan điểm của cả hai vị.
“Những nét hời hợt mô tả Đức Giáo Hoàng Benedict XVI như là một người chỉ biết phản ứng cứng nhắc và về Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một nhà cách mạng cải cách, thì không mấy liên quan đến thực tế của hai vị đó.” Đó là nhận xét của Phó Tế Steven Greydanus, một nhà phê bình phim ảnh và là người sáng lập ra trang webfilms.com.
Bộ phim “The Two Popes” cho rằng “Đức Bênêđíctô 16 đại diện cho tất cả những gì sai trái của Giáo hội trong quá khứ, còn Đức Phanxicô là tất cả những gì chúng ta cần cho một Giáo hội tương lai. Đức Bênêđíctô 16 là vị giáo hoàng vô vọng, đầy tham vọng bị Thiên Chúa bỏ rơi, trong khi Đức Phanxicô là một mục tử có căn cơ, trổi vượt, đã được Chúa chọn để dẫn dắt chúng ta đến tương lai.”
Thày Greydanus lưu ý rằng “Đặt hai vị Giáo Hoàng như là biểu tượng của hai phe đối lập, mỗi phe chống lại mọi thứ của phe khác, thì không chỉ là bất công cho cả hai vị giáo hoàng, mà còn duy trì một mô hình phân cực, giáng cấp các hoạt động của Giáo hội vào những cuộc xung đột, và cuối cùng giảm giá trị của chính Giáo hội,”.
Chính vị đạo diễn của bộ phim, ông Fernando Meirelles cũng nói rằng ông cố ý tạo ra một sự phân cực giữa Đức Giáo Hoàng Benedict và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
“Ngay từ lần đầu tôi đọc kịch bản, thì đối với tôi, điều đó là rất rõ ràng: tôi có một vị giáo hoàng tốt và một vị giáo hoàng tồi tệ,” ông đạo diễn nói.
Nhưng ông thừa nhận rằng: “Tôi rất tương ý với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đặc biệt tôi không biết gì nhiều về Đức Bênêđíctô.”
Nhưng nhiều nhà phê bình và học giả cho rằng bộ phim, qua cái nhìn của người đạo diễn, đã quá bất công và không thực tế trên các nghị trình của Đức Bênêđíctô 16.
Giáo sư Jorge Milan, dạy môn thông tin thính thị tại Đại học Giáo hoàng ở Rome, nói rằng bộ phim cho thấy Đức Hồng Y Ratzinger là bảo thủ: đôi khi trông rất nhàm chán, luôn luôn rất nghiêm túc thậm chí có vẻ tức giận, trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đánh bóng là một nhân vật tiến bộ và thông cảm.
Cũng thế, Giáo sư Enrique Fuster, giảng dạy về truyền thông tại Đại học Giáo hoàng, nói rằng rõ ràng Đức Phanxicô được cho là vị giáo hoàng tốt bụng, trong khi Đức Bênêđíctô là một người không tốt.
Giáo sư Fuster nói: “Vẽ vời ra như vậy là bất công đối với Đức Bênêđíctô”.
Bộ phim đã đưa ra một nhận xét quá xa sự thật về Đức Bênêđíctô, GS Fuster nói, nhất là cho rằng đường lối của Đức Bênêđíctô trong cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trong Giáo hội là quá yếu ớt và hời hợt.
Một cảnh ngắn ngủi trong phim đã cho thấy như vậy, đó là cảnh Đức Bênêđíctô XVI có vẻ như thú nhận với Đức Hồng Y Bergoglio là ngài đã biết chuyện vị linh mục sáng lập ra Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, là Marcial Maciel Degollado, đã lạm dụng tình dục, nhưng lại không hành động ngay hoặc chờ đợi quá lâu.
“Đây vừa là sai lầm mà vừa là bất công,” Giáo sư Fuster nói.
Trên thực tế, với tư cách là Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã khởi xướng cuộc điều tra theo giáo luật về linh mục Maciel, và với tư cách là Giáo hoàng, ngài đã loại bỏ Maciel khỏi hàng giáo sĩ vào năm 2006. Ngoài ra, còn có nhiều hành động chống lạm dụng nữa của Đức Bênêđíctô trước và trong thời gian làm giáo hoàng.
Thày Greydanus nhận xét rằng bộ phim này tuy dựa trên những người có thật, đã rất coi thường sự thật.
Toà Thánh Vatican vẫn chưa công khai bình luận về nó.
“The Two Popes” đã phát hình trên Netflix từ ngày 20/12.
Nhiều người Công Giáo cảm thấy không hài lòng vì ngay khi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vẫn còn sống, đã có những cố gắng nhằm phỉ báng triều Giáo Hoàng của ngài với những vu cáo quá sai sự thật và những nhận xét bất công.
Điều đó có thể thấy rõ trong một bộ phim mới của Netflix, có tựa đề “The Two Popes” (Hai Giáo Hoàng). Bộ phim đã tưởng tượng ra những cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Đức Hồng Y Jorge Bergoglio trong giai đoạn 8 năm, giữa hai mật nghị bầu Giáo Hoàng, năm 2005 bầu Đức Bênêđíctô 16 và năm 2013 bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Nhân vật Đức Bênêđíctô XVI do Anthony Hopkins thủ vai, và nhân vật Hồng Y Bergoglio, vị Giáo hoàng tương lai, được Jonathan Pryce đóng.
Mặc dù hãng phim nói rằng bộ phim là một tác phẩm hư cấu, nhưng vị đạo diễn lại cho rằng nó thể hiện nhiều giá trị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo như sự hiểu biết của ông. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình đã nhấn mạnh rằng bộ phim không mô tả chính xác hai vị Giáo hoàng và thêm vào đó lại phản ánh một cách thiển cận quan điểm của cả hai vị.
“Những nét hời hợt mô tả Đức Giáo Hoàng Benedict XVI như là một người chỉ biết phản ứng cứng nhắc và về Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một nhà cách mạng cải cách, thì không mấy liên quan đến thực tế của hai vị đó.” Đó là nhận xét của Phó Tế Steven Greydanus, một nhà phê bình phim ảnh và là người sáng lập ra trang webfilms.com.
Bộ phim “The Two Popes” cho rằng “Đức Bênêđíctô 16 đại diện cho tất cả những gì sai trái của Giáo hội trong quá khứ, còn Đức Phanxicô là tất cả những gì chúng ta cần cho một Giáo hội tương lai. Đức Bênêđíctô 16 là vị giáo hoàng vô vọng, đầy tham vọng bị Thiên Chúa bỏ rơi, trong khi Đức Phanxicô là một mục tử có căn cơ, trổi vượt, đã được Chúa chọn để dẫn dắt chúng ta đến tương lai.”
Thày Greydanus lưu ý rằng “Đặt hai vị Giáo Hoàng như là biểu tượng của hai phe đối lập, mỗi phe chống lại mọi thứ của phe khác, thì không chỉ là bất công cho cả hai vị giáo hoàng, mà còn duy trì một mô hình phân cực, giáng cấp các hoạt động của Giáo hội vào những cuộc xung đột, và cuối cùng giảm giá trị của chính Giáo hội,”.
Chính vị đạo diễn của bộ phim, ông Fernando Meirelles cũng nói rằng ông cố ý tạo ra một sự phân cực giữa Đức Giáo Hoàng Benedict và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
“Ngay từ lần đầu tôi đọc kịch bản, thì đối với tôi, điều đó là rất rõ ràng: tôi có một vị giáo hoàng tốt và một vị giáo hoàng tồi tệ,” ông đạo diễn nói.
Nhưng ông thừa nhận rằng: “Tôi rất tương ý với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đặc biệt tôi không biết gì nhiều về Đức Bênêđíctô.”
Nhưng nhiều nhà phê bình và học giả cho rằng bộ phim, qua cái nhìn của người đạo diễn, đã quá bất công và không thực tế trên các nghị trình của Đức Bênêđíctô 16.
Giáo sư Jorge Milan, dạy môn thông tin thính thị tại Đại học Giáo hoàng ở Rome, nói rằng bộ phim cho thấy Đức Hồng Y Ratzinger là bảo thủ: đôi khi trông rất nhàm chán, luôn luôn rất nghiêm túc thậm chí có vẻ tức giận, trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đánh bóng là một nhân vật tiến bộ và thông cảm.
Cũng thế, Giáo sư Enrique Fuster, giảng dạy về truyền thông tại Đại học Giáo hoàng, nói rằng rõ ràng Đức Phanxicô được cho là vị giáo hoàng tốt bụng, trong khi Đức Bênêđíctô là một người không tốt.
Giáo sư Fuster nói: “Vẽ vời ra như vậy là bất công đối với Đức Bênêđíctô”.
Bộ phim đã đưa ra một nhận xét quá xa sự thật về Đức Bênêđíctô, GS Fuster nói, nhất là cho rằng đường lối của Đức Bênêđíctô trong cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trong Giáo hội là quá yếu ớt và hời hợt.
Một cảnh ngắn ngủi trong phim đã cho thấy như vậy, đó là cảnh Đức Bênêđíctô XVI có vẻ như thú nhận với Đức Hồng Y Bergoglio là ngài đã biết chuyện vị linh mục sáng lập ra Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, là Marcial Maciel Degollado, đã lạm dụng tình dục, nhưng lại không hành động ngay hoặc chờ đợi quá lâu.
“Đây vừa là sai lầm mà vừa là bất công,” Giáo sư Fuster nói.
Trên thực tế, với tư cách là Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã khởi xướng cuộc điều tra theo giáo luật về linh mục Maciel, và với tư cách là Giáo hoàng, ngài đã loại bỏ Maciel khỏi hàng giáo sĩ vào năm 2006. Ngoài ra, còn có nhiều hành động chống lạm dụng nữa của Đức Bênêđíctô trước và trong thời gian làm giáo hoàng.
Thày Greydanus nhận xét rằng bộ phim này tuy dựa trên những người có thật, đã rất coi thường sự thật.
Toà Thánh Vatican vẫn chưa công khai bình luận về nó.
“The Two Popes” đã phát hình trên Netflix từ ngày 20/12.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN