Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Thánh Lễ tại tượng đài Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình Mauritius
09/09/2019 12:00:00 SA
Như chúng tôi đã đưa tin lúc 7:30 sáng, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng máy bay từ phi trường quốc tế Antananarivo để bay đến phi trường Port Louis. Sau 2 giờ 10’ bay, Đức Thánh Cha đã đến sân bay Port Louis vào lúc 10:40. Tại đây đã diễn ra nghi thức chào đón Đức Thánh Cha (Port Louis đi trước Antananarivo một giờ).
Lúc 12:15 trưa, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại tượng đài Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình
Giáo Hội tại Mauritius
Đạo Thánh Chúa đến với hòn đảo này cùng với người Pháp vào năm 1715. 22 năm sau đó, Giáo Hội chính thức có các định chế tại đây.
Với diện tích chỉ xấp xỉ, chưa bằng được Sàigòn, Mauritius có một giáo phận, là giáo phận Port Louis; và một miền Giám Quản Tông Tòa là Rodrigues.
Giáo phận Port Louis là một giáo phận trực thuộc thẳng Tòa Thánh. Ngày 6 tháng Sáu, 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 14 đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Mauritius và bổ nhiệm Đức Cha Edward Bede Slater dòng Salêsiêng làm Giám Mục tiên khởi. Đến ngày 7 tháng 12, năm 1847, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín đã nâng lên hàng giáo phận và đổi tên là giáo phận Port Louis như ngày nay. Vị cai quản giáo phận Port Louis hiện nay là Đức Hồng Y Maurice Evenor Piat.
Đức Hồng Y sinh ngày 19 tháng Bẩy năm 1941. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 8, 1970 và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phó Port Louis vào ngày 21 tháng Giêng, 1991. Khi Đức Hồng Y Jean Margéot về hưu, ngài thay thế ngài làm Giám Mục Port Louis vào ngày 15 tháng Hai, 1993.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào ngày 19 tháng Mười Một, 2016.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, Giáo phận Port Louis có 327,600 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1,260,000 dân, tức là chiếm tỷ lệ 26%. Anh chị em tín hữu sinh hoạt trong 36 giáo xứ, do 91 linh mục coi sóc, trong đó có 46 linh mục triều và 45 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 117 nữ tu và 70 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thảo Ly xin được nói thêm về Miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues
Ngày 31 tháng 10, 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues, được tách ra từ giáo phận Port Louis, và giao cho Đức Cha Alain Harel làm Giám Mục tiên khởi.
Lý do tách ra là vì Rodrigues là một hòn đảo về phía Đông Mauritius với diện tích 108km2, nơi dân số gần như toàn tòng Công Giáo.
Đức Cha Alain Harel sinh ngày 24 tháng Sáu, 1950. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Port Louis vào ngày 3 tháng Chín, 1978 và được bổ nhiệm Giám Mục vào ngày 31 tháng Mười, 2002.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues có 38,714 tín hữu Công Giáo trên tổng số 42,396 dân, tức là chiếm tỷ lệ 91.3%. Trên đảo Rodrigues hiện nay có 5 giáo xứ, do 4 linh mục triều và một linh mục dòng coi sóc, cùng với 12 nữ tu và 2 thầy chưa chịu chức linh mục.
Bài giảng Thánh Lễ
Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói:
Ở đây, trước bàn thờ dâng kính Đức Maria Nữ vương Hòa bình, trên ngọn núi này từ đó chúng ta có thể nhìn thấy thành phố và biển phía xa, chúng ta là một phần của đám đông lớn lao, một biển mặt người đến từ Mauritius và các hòn đảo khác của khu vực Ấn Độ Dương này để nghe Chúa Giêsu giảng về Bát Phúc. Chúng ta đã đến để nghe cùng một lời ban sự sống mà ngày nay, cũng như hai ngàn năm trước, có sức mạnh và ngọn lửa có khả năng sưởi ấm những trái tim lạnh giá nhất. Cùng nhau chúng ta có thể nói với Chúa: Chúng con tin vào Chúa, và với ánh sáng đức tin và từng nhịp đập của trái tim chúng con, chúng con biết sự thật trong các lời lẽ của tiên tri Isaia: Hãy công bố hòa bình và sự cứu rỗi, hãy mang tin mừng... rằng Thiên Chúa chúng ta đang trị vì.
Các Mối Phúc “giống như thẻ căn cước của Kitô hữu. Vì vậy, nếu có ai hỏi: ‘Người ta phải làm gì để trở thành một Kitô hữu tốt?’ câu trả lời đã rõ ràng. Chúng ta phải làm, mỗi người theo cách riêng của chúng ta, những gì Chúa Giêsu đã nói với chúng ta trong Bài giảng trên Núi. Trong Các Mối Phúc, chúng ta tìm thấy một bức chân dung của Thầy Chí Thánh, mà chúng ta được kêu gọi để phản ảnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta (Gaudete et Exsultate, 63). Với vị “tông đồ của người Mauritius”, Chân phước Jacques-Désiré Laval, người rất được tôn kính ở những vùng đất này, cũng thế. Tình yêu dành cho Chúa Kitô và người nghèo đã đánh dấu cuộc đời ngài đến nỗi ngài không thể quan niệm được một cách rao giảng Tin Mừng “xa cách và được khử trùng”. Ngài biết rằng việc truyền giảng Tin Mừng đòi hỏi phải trở thành mọi sự cho mọi người (x. 1Cr 9: 19-22), và vì vậy ngài đã học ngôn ngữ của những nô lệ vừa được giải phóng và dạy cho họ Tin mừng cứu rỗi bằng ngôn ngữ đơn giản. Ngài đã có thể tập hợp các tín hữu, đào tạo họ đảm nhiệm sứ mệnh và thiết lập các cộng đồng Kitô giáo nhỏ trong các khu phố, thị trấn và các làng mạc lân cận: các cộng đồng nhỏ, nhiều trong số đó đã phát sinh ra các giáo xứ ngày nay. Sự lo lắng mục vụ của ngài đã giành được sự tin tưởng của người nghèo và người bị ruồng bỏ, và làm họ trở thành những người đầu tiên đến với nhau và tìm giải pháp giải quyết các đau khổ của họ.
Qua việc vươn tay ra truyền giáo và tình yêu của mình, Cha Laval đã đem lại cho Giáo hội Mauritius một tuổi trẻ mới, một sự sống mới, mà hôm nay chúng ta được yêu cầu mang chúng tiến lên.
Chúng ta cần phát huy đà đẩy truyền giáo này, bởi vì, với tư cách là Giáo hội của Chúa Kitô, rất có thể xảy ra việc chúng ta sa cơn cám dỗ để mất nhiệt tình truyền giáo bằng cách nương tựa vào những an toàn thế gian vốn từ từ nhưng chắc chắn không chỉ tác động đến sứ mệnh mà còn thực sự cản trở nó và ngăn không cho nó lôi kéo mọi người lại với nhau (x. Evangelii Gaudium, 26). Đà đẩy truyền giáo luôn có khuôn mặt trẻ trung và tăng sức sống. Vì chính người trẻ, bằng sinh khí và sự đại lượng của họ, có thể mang đến cho nó vẻ đẹp và sự tươi mát của tuổi trẻ, khi họ thách thức cộng đồng Kitô giáo đổi mới và thúc giục chúng ta lao vút đi theo những hướng mới mẻ (x. Christus Vivit, 37).
Điều đó không luôn dễ dàng. Nó có nghĩa phải học cách thừa nhận sự hiện diện của người trẻ và dành chỗ cho họ trong cộng đồng và trong xã hội của chúng ta.
Đó là một điều khó nói, nhưng, bất chấp sự tăng trưởng kinh tế mà đất nước anh chị em từng biết trong những thập niên gần đây, chính người trẻ đang phải chịu đựng nhiều nhất. Họ phải chịu cảnh thất nghiệp, một điều không chỉ tạo ra sự không chắc chắn về tương lai mà còn ngăn họ tin rằng họ đóng một phần quan trọng trong lịch sử chung của anh chị em. Sự không chắc chắn về tương lai khiến họ cảm thấy họ đang ở bên lề xã hội; nó khiến họ dễ bị tổn thương và bất lực trước những hình thức nô lệ mới trong thế kỷ hai mươi mốt này. Những người trẻ của chúng ta là sứ mệnh quan trọng hàng đầu của chúng ta! Chúng ta phải mời họ tìm hạnh phúc của họ trong Chúa Giêsu; không phải bằng cách nói chuyện với họ một cách xa cách hay từ xa, mà bằng cách học cách dành chỗ cho họ, “học ngôn ngữ của họ”, lắng nghe các câu chuyện của họ, dành thời gian với họ và làm họ cảm thấy họ cũng được Chúa chúc phúc. Chúng ta đừng tự tước mất khuôn mặt trẻ trung của Giáo hội và của xã hội. Chúng ta đừng cho phép những kẻ buôn bán trong chết chóc cướp đi những thành quả đầu tiên của lãnh thổ này!
Cha Laval nói với những người trẻ của chúng ta, và tất cả những người, giống như họ, cảm thấy không có tiếng nói, chỉ đơn thuần sống qua ngày, hãy tiếp nhận lời tuyên bố của Isaia: Hỡi các ngươi, các hoang tàn của Giêrusalem, hãy cùng nhau cất lên lời ca; vì Chúa đã đang an ủi dân Người, Người đã đang cứu chuộc Giêrusalem!” (Is 52: 9). Cho dù chúng ta có thể cảm thấy choáng ngợp và bị mắc kẹt, nhưng niềm hy vọng của chúng ta vào Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tiến đến một niềm xác tín mới mẻ vào chiến thắng của Thiên Chúa, không chỉ ở bên kia lịch sử mà còn ở bên trong sợi chỉ giấu ẩn của mọi “lịch sử” nhỏ bé vốn đan xen và thuyết phục chúng ta về chiến thắng của Đấng đã ban vương quốc cho chúng ta.
Sống thông điệp Tin Mừng có nghĩa là chúng ta không thể tiếp tục hy vọng rằng mọi sự xung quanh chúng ta sẽ hoàn hảo, vì quá thường xuyên lòng thèm khát quyền lực và lợi ích trần tục luôn hoạt động chống lại chúng ta. Thánh Gioan Phaolô II nhận định rằng: Một xã hội bị tha hóa nếu các hình thức tổ chức xã hội, sản xuất và tiêu thụ của nó làm cho nó khó khăn hơn trong việc tự hiến bản thân và thiết lập tình liên đới giữa mọi người” (CentesimusAnnus, 41c). Trong một xã hội như vậy, việc sống các Mối Phúc trở nên khó khăn: mọi nỗ lực làm như vậy sẽ bị xem là tiêu cực, bị coi là nghi ngờ và gặp phải sự chế giễu (xem Gaudete et Exsultate, 91). Điều này đúng, nhưng chúng ta không được để mình nhường bước cho chán nản.
Dưới chân ngọn núi này, ngọn núi mà ngày nay tôi muốn trở thành Núi Bát Phúc, chúng ta cũng phải khám phá lại một lần nữa lời mời gọi của Chúa Kitô để được có phúc. Chỉ những Kitô hữu hân hoan mới thức tỉnh nơi người khác lòng mong muốn bước theo con đường này. Hạn từ “chúc phúc” có nghĩa là “hạnh phúc”. Nó trở thành một từ đồng nghĩa với “thánh thiện”, vì nó diễn tả sự kiện này: những người trung thành với Thiên Chúa và với lời của Người, bằng cách tự hiến, sẽ có được hạnh phúc thực sự (x. Ibid., 64).
Khi chúng ta nghe thấy sự chẩn đoán đầy đe dọa rằng “các con số của chúng ta đang giảm dần”, chúng ta nên quan tâm không quá nhiều đến sự suy giảm của phương thức tận hiến này hoặc phương thức tận hiến nọ trong Giáo hội, nhưng đến việc thiếu những người nam nữ muốn trải nghiệm hạnh phúc trên con đường thánh thiện. Chúng ta nên quan tâm đến việc thiếu những người nam nữ biết để trái tim mình bùng cháy với những thông điệp đẹp đẽ và giải thoát nhất. Thật vậy, “nếu có bất cứ điều gì làm phiền chúng ta cách chính đáng và gây rắc rối cho lương tâm của chúng ta, thì đó là sự kiện rất nhiều anh chị em của chúng ta đang sống mà không có sức mạnh, ánh sáng và niềm an ủi phát sinh từ tình bạn với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng đức tin để hỗ trợ họ, không có ý nghĩa và một mục tiêu trong cuộc sống” (Evangelii Gaudium, 49).
Khi những người trẻ tuổi thấy dự án cuộc sống Kitô hữu đang được thực hiện với niềm vui, điều này kích thích và khuyến khích họ. Họ cũng cảm thấy ý muốn được nói, bằng rất nhiều hạn từ: “Tôi cũng muốn leo Ngọn Núi Bát Phúc này; tôi cũng muốn gặp ánh mắt của Chúa Giêsu và học từ Người con đường dẫn đến niềm vui thật sự”.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho các cộng đồng của chúng ta, để họ có thể làm chứng cho niềm vui của đời sống Kitô hữu và thấy sự nở rộ của lời kêu gọi nên thánh trong nhiều hình thức sống đa dạng mà Chúa Thánh Thần vốn đề xuất cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Người cho giáo phận này và cho mọi người đã nỗ lực để đến đây ngày hôm nay. Chân phúc Laval, người có thánh tích mà chúng ta tôn kính, cũng trải qua những giây phút thất vọng và khó khăn với cộng đồng Kitô giáo, nhưng cuối cùng, Chúa đã chiến thắng trong lòng ngài. Vì ngài đã đặt niềm tín thác của ngài vào sức mạnh của Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện để cùng một sức mạnh đó có thể chạm đến trái tim của nhiều người nam nữ của lãnh thổ này, và cả trái tim của chúng ta nữa, để sự mới mẻ của nó luôn có khả năng làm mới cuộc sống của chúng ta và cộng đồng của chúng ta (x. Ibid., 11). Chúng ta đừng quên rằng Đấng kêu gọi một cách mạnh mẽ, Đấng xây dựng Giáo hội, là chính Chúa Thánh Thần.
Bức tượng Đức Mẹ, Người Mẹ bảo vệ và đồng hành với chúng ta, nhắc nhở chúng ta rằng chính Mẹ được gọi là “Đấng diễm phúc”. Chúng ta hãy xin ngài cho ta ơn biết cởi mở với Chúa Thánh Thần. Đức Mẹ đã trải qua một nỗi buồn đâm thấu trái tim ngài như một lưỡi gươm, và vượt qua ngưỡng cửa tang chế khi ngài chứng kiến cái chết của Con mình. Xin ngài lãnh nhận cho chúng ta niềm vui kiên trì không bao giờ chùn bước hoặc phai tàn. Niềm vui không ngừng dẫn chúng ta đến việc trải nghiệm và tuyên xưng rằng “Đấng tối cao đã làm những điều vĩ đại, và danh Người là thánh”.
Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục thành viên của Liên Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Dương.
Lúc 12:15 trưa, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại tượng đài Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình
Giáo Hội tại Mauritius
Đạo Thánh Chúa đến với hòn đảo này cùng với người Pháp vào năm 1715. 22 năm sau đó, Giáo Hội chính thức có các định chế tại đây.
Với diện tích chỉ xấp xỉ, chưa bằng được Sàigòn, Mauritius có một giáo phận, là giáo phận Port Louis; và một miền Giám Quản Tông Tòa là Rodrigues.
Giáo phận Port Louis là một giáo phận trực thuộc thẳng Tòa Thánh. Ngày 6 tháng Sáu, 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 14 đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Mauritius và bổ nhiệm Đức Cha Edward Bede Slater dòng Salêsiêng làm Giám Mục tiên khởi. Đến ngày 7 tháng 12, năm 1847, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín đã nâng lên hàng giáo phận và đổi tên là giáo phận Port Louis như ngày nay. Vị cai quản giáo phận Port Louis hiện nay là Đức Hồng Y Maurice Evenor Piat.
Đức Hồng Y sinh ngày 19 tháng Bẩy năm 1941. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 8, 1970 và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phó Port Louis vào ngày 21 tháng Giêng, 1991. Khi Đức Hồng Y Jean Margéot về hưu, ngài thay thế ngài làm Giám Mục Port Louis vào ngày 15 tháng Hai, 1993.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào ngày 19 tháng Mười Một, 2016.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, Giáo phận Port Louis có 327,600 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1,260,000 dân, tức là chiếm tỷ lệ 26%. Anh chị em tín hữu sinh hoạt trong 36 giáo xứ, do 91 linh mục coi sóc, trong đó có 46 linh mục triều và 45 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 117 nữ tu và 70 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thảo Ly xin được nói thêm về Miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues
Ngày 31 tháng 10, 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues, được tách ra từ giáo phận Port Louis, và giao cho Đức Cha Alain Harel làm Giám Mục tiên khởi.
Lý do tách ra là vì Rodrigues là một hòn đảo về phía Đông Mauritius với diện tích 108km2, nơi dân số gần như toàn tòng Công Giáo.
Đức Cha Alain Harel sinh ngày 24 tháng Sáu, 1950. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Port Louis vào ngày 3 tháng Chín, 1978 và được bổ nhiệm Giám Mục vào ngày 31 tháng Mười, 2002.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues có 38,714 tín hữu Công Giáo trên tổng số 42,396 dân, tức là chiếm tỷ lệ 91.3%. Trên đảo Rodrigues hiện nay có 5 giáo xứ, do 4 linh mục triều và một linh mục dòng coi sóc, cùng với 12 nữ tu và 2 thầy chưa chịu chức linh mục.
Bài giảng Thánh Lễ
Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói:
Ở đây, trước bàn thờ dâng kính Đức Maria Nữ vương Hòa bình, trên ngọn núi này từ đó chúng ta có thể nhìn thấy thành phố và biển phía xa, chúng ta là một phần của đám đông lớn lao, một biển mặt người đến từ Mauritius và các hòn đảo khác của khu vực Ấn Độ Dương này để nghe Chúa Giêsu giảng về Bát Phúc. Chúng ta đã đến để nghe cùng một lời ban sự sống mà ngày nay, cũng như hai ngàn năm trước, có sức mạnh và ngọn lửa có khả năng sưởi ấm những trái tim lạnh giá nhất. Cùng nhau chúng ta có thể nói với Chúa: Chúng con tin vào Chúa, và với ánh sáng đức tin và từng nhịp đập của trái tim chúng con, chúng con biết sự thật trong các lời lẽ của tiên tri Isaia: Hãy công bố hòa bình và sự cứu rỗi, hãy mang tin mừng... rằng Thiên Chúa chúng ta đang trị vì.
Các Mối Phúc “giống như thẻ căn cước của Kitô hữu. Vì vậy, nếu có ai hỏi: ‘Người ta phải làm gì để trở thành một Kitô hữu tốt?’ câu trả lời đã rõ ràng. Chúng ta phải làm, mỗi người theo cách riêng của chúng ta, những gì Chúa Giêsu đã nói với chúng ta trong Bài giảng trên Núi. Trong Các Mối Phúc, chúng ta tìm thấy một bức chân dung của Thầy Chí Thánh, mà chúng ta được kêu gọi để phản ảnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta (Gaudete et Exsultate, 63). Với vị “tông đồ của người Mauritius”, Chân phước Jacques-Désiré Laval, người rất được tôn kính ở những vùng đất này, cũng thế. Tình yêu dành cho Chúa Kitô và người nghèo đã đánh dấu cuộc đời ngài đến nỗi ngài không thể quan niệm được một cách rao giảng Tin Mừng “xa cách và được khử trùng”. Ngài biết rằng việc truyền giảng Tin Mừng đòi hỏi phải trở thành mọi sự cho mọi người (x. 1Cr 9: 19-22), và vì vậy ngài đã học ngôn ngữ của những nô lệ vừa được giải phóng và dạy cho họ Tin mừng cứu rỗi bằng ngôn ngữ đơn giản. Ngài đã có thể tập hợp các tín hữu, đào tạo họ đảm nhiệm sứ mệnh và thiết lập các cộng đồng Kitô giáo nhỏ trong các khu phố, thị trấn và các làng mạc lân cận: các cộng đồng nhỏ, nhiều trong số đó đã phát sinh ra các giáo xứ ngày nay. Sự lo lắng mục vụ của ngài đã giành được sự tin tưởng của người nghèo và người bị ruồng bỏ, và làm họ trở thành những người đầu tiên đến với nhau và tìm giải pháp giải quyết các đau khổ của họ.
Qua việc vươn tay ra truyền giáo và tình yêu của mình, Cha Laval đã đem lại cho Giáo hội Mauritius một tuổi trẻ mới, một sự sống mới, mà hôm nay chúng ta được yêu cầu mang chúng tiến lên.
Chúng ta cần phát huy đà đẩy truyền giáo này, bởi vì, với tư cách là Giáo hội của Chúa Kitô, rất có thể xảy ra việc chúng ta sa cơn cám dỗ để mất nhiệt tình truyền giáo bằng cách nương tựa vào những an toàn thế gian vốn từ từ nhưng chắc chắn không chỉ tác động đến sứ mệnh mà còn thực sự cản trở nó và ngăn không cho nó lôi kéo mọi người lại với nhau (x. Evangelii Gaudium, 26). Đà đẩy truyền giáo luôn có khuôn mặt trẻ trung và tăng sức sống. Vì chính người trẻ, bằng sinh khí và sự đại lượng của họ, có thể mang đến cho nó vẻ đẹp và sự tươi mát của tuổi trẻ, khi họ thách thức cộng đồng Kitô giáo đổi mới và thúc giục chúng ta lao vút đi theo những hướng mới mẻ (x. Christus Vivit, 37).
Điều đó không luôn dễ dàng. Nó có nghĩa phải học cách thừa nhận sự hiện diện của người trẻ và dành chỗ cho họ trong cộng đồng và trong xã hội của chúng ta.
Đó là một điều khó nói, nhưng, bất chấp sự tăng trưởng kinh tế mà đất nước anh chị em từng biết trong những thập niên gần đây, chính người trẻ đang phải chịu đựng nhiều nhất. Họ phải chịu cảnh thất nghiệp, một điều không chỉ tạo ra sự không chắc chắn về tương lai mà còn ngăn họ tin rằng họ đóng một phần quan trọng trong lịch sử chung của anh chị em. Sự không chắc chắn về tương lai khiến họ cảm thấy họ đang ở bên lề xã hội; nó khiến họ dễ bị tổn thương và bất lực trước những hình thức nô lệ mới trong thế kỷ hai mươi mốt này. Những người trẻ của chúng ta là sứ mệnh quan trọng hàng đầu của chúng ta! Chúng ta phải mời họ tìm hạnh phúc của họ trong Chúa Giêsu; không phải bằng cách nói chuyện với họ một cách xa cách hay từ xa, mà bằng cách học cách dành chỗ cho họ, “học ngôn ngữ của họ”, lắng nghe các câu chuyện của họ, dành thời gian với họ và làm họ cảm thấy họ cũng được Chúa chúc phúc. Chúng ta đừng tự tước mất khuôn mặt trẻ trung của Giáo hội và của xã hội. Chúng ta đừng cho phép những kẻ buôn bán trong chết chóc cướp đi những thành quả đầu tiên của lãnh thổ này!
Cha Laval nói với những người trẻ của chúng ta, và tất cả những người, giống như họ, cảm thấy không có tiếng nói, chỉ đơn thuần sống qua ngày, hãy tiếp nhận lời tuyên bố của Isaia: Hỡi các ngươi, các hoang tàn của Giêrusalem, hãy cùng nhau cất lên lời ca; vì Chúa đã đang an ủi dân Người, Người đã đang cứu chuộc Giêrusalem!” (Is 52: 9). Cho dù chúng ta có thể cảm thấy choáng ngợp và bị mắc kẹt, nhưng niềm hy vọng của chúng ta vào Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tiến đến một niềm xác tín mới mẻ vào chiến thắng của Thiên Chúa, không chỉ ở bên kia lịch sử mà còn ở bên trong sợi chỉ giấu ẩn của mọi “lịch sử” nhỏ bé vốn đan xen và thuyết phục chúng ta về chiến thắng của Đấng đã ban vương quốc cho chúng ta.
Sống thông điệp Tin Mừng có nghĩa là chúng ta không thể tiếp tục hy vọng rằng mọi sự xung quanh chúng ta sẽ hoàn hảo, vì quá thường xuyên lòng thèm khát quyền lực và lợi ích trần tục luôn hoạt động chống lại chúng ta. Thánh Gioan Phaolô II nhận định rằng: Một xã hội bị tha hóa nếu các hình thức tổ chức xã hội, sản xuất và tiêu thụ của nó làm cho nó khó khăn hơn trong việc tự hiến bản thân và thiết lập tình liên đới giữa mọi người” (CentesimusAnnus, 41c). Trong một xã hội như vậy, việc sống các Mối Phúc trở nên khó khăn: mọi nỗ lực làm như vậy sẽ bị xem là tiêu cực, bị coi là nghi ngờ và gặp phải sự chế giễu (xem Gaudete et Exsultate, 91). Điều này đúng, nhưng chúng ta không được để mình nhường bước cho chán nản.
Dưới chân ngọn núi này, ngọn núi mà ngày nay tôi muốn trở thành Núi Bát Phúc, chúng ta cũng phải khám phá lại một lần nữa lời mời gọi của Chúa Kitô để được có phúc. Chỉ những Kitô hữu hân hoan mới thức tỉnh nơi người khác lòng mong muốn bước theo con đường này. Hạn từ “chúc phúc” có nghĩa là “hạnh phúc”. Nó trở thành một từ đồng nghĩa với “thánh thiện”, vì nó diễn tả sự kiện này: những người trung thành với Thiên Chúa và với lời của Người, bằng cách tự hiến, sẽ có được hạnh phúc thực sự (x. Ibid., 64).
Khi chúng ta nghe thấy sự chẩn đoán đầy đe dọa rằng “các con số của chúng ta đang giảm dần”, chúng ta nên quan tâm không quá nhiều đến sự suy giảm của phương thức tận hiến này hoặc phương thức tận hiến nọ trong Giáo hội, nhưng đến việc thiếu những người nam nữ muốn trải nghiệm hạnh phúc trên con đường thánh thiện. Chúng ta nên quan tâm đến việc thiếu những người nam nữ biết để trái tim mình bùng cháy với những thông điệp đẹp đẽ và giải thoát nhất. Thật vậy, “nếu có bất cứ điều gì làm phiền chúng ta cách chính đáng và gây rắc rối cho lương tâm của chúng ta, thì đó là sự kiện rất nhiều anh chị em của chúng ta đang sống mà không có sức mạnh, ánh sáng và niềm an ủi phát sinh từ tình bạn với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng đức tin để hỗ trợ họ, không có ý nghĩa và một mục tiêu trong cuộc sống” (Evangelii Gaudium, 49).
Khi những người trẻ tuổi thấy dự án cuộc sống Kitô hữu đang được thực hiện với niềm vui, điều này kích thích và khuyến khích họ. Họ cũng cảm thấy ý muốn được nói, bằng rất nhiều hạn từ: “Tôi cũng muốn leo Ngọn Núi Bát Phúc này; tôi cũng muốn gặp ánh mắt của Chúa Giêsu và học từ Người con đường dẫn đến niềm vui thật sự”.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho các cộng đồng của chúng ta, để họ có thể làm chứng cho niềm vui của đời sống Kitô hữu và thấy sự nở rộ của lời kêu gọi nên thánh trong nhiều hình thức sống đa dạng mà Chúa Thánh Thần vốn đề xuất cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Người cho giáo phận này và cho mọi người đã nỗ lực để đến đây ngày hôm nay. Chân phúc Laval, người có thánh tích mà chúng ta tôn kính, cũng trải qua những giây phút thất vọng và khó khăn với cộng đồng Kitô giáo, nhưng cuối cùng, Chúa đã chiến thắng trong lòng ngài. Vì ngài đã đặt niềm tín thác của ngài vào sức mạnh của Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện để cùng một sức mạnh đó có thể chạm đến trái tim của nhiều người nam nữ của lãnh thổ này, và cả trái tim của chúng ta nữa, để sự mới mẻ của nó luôn có khả năng làm mới cuộc sống của chúng ta và cộng đồng của chúng ta (x. Ibid., 11). Chúng ta đừng quên rằng Đấng kêu gọi một cách mạnh mẽ, Đấng xây dựng Giáo hội, là chính Chúa Thánh Thần.
Bức tượng Đức Mẹ, Người Mẹ bảo vệ và đồng hành với chúng ta, nhắc nhở chúng ta rằng chính Mẹ được gọi là “Đấng diễm phúc”. Chúng ta hãy xin ngài cho ta ơn biết cởi mở với Chúa Thánh Thần. Đức Mẹ đã trải qua một nỗi buồn đâm thấu trái tim ngài như một lưỡi gươm, và vượt qua ngưỡng cửa tang chế khi ngài chứng kiến cái chết của Con mình. Xin ngài lãnh nhận cho chúng ta niềm vui kiên trì không bao giờ chùn bước hoặc phai tàn. Niềm vui không ngừng dẫn chúng ta đến việc trải nghiệm và tuyên xưng rằng “Đấng tối cao đã làm những điều vĩ đại, và danh Người là thánh”.
Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục thành viên của Liên Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Dương.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN