Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Đàng Thánh Giá Colosseum 2019 – Ngậm ngùi cho những kiếp nghèo và những mảnh đời bất hạnh
21/04/2019 12:00:00 SA
Lúc 9 giờ 15 phút tối thứ Sáu Tuần thánh, 19 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.
Nghi thức này được hàng chục đài truyền hình trên thế giới truyền đi trên hệ thống Mondovisione. Có khoảng 20 ngàn tín hữu đã đến tham dự nghi thức này.
Truyền thống đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo đã được người Công Giáo Rôma thực hành trong nhiều thế kỷ bắt đầu từ thế kỷ 18 dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 14, và được hồi sinh vào năm 1964 bởi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.
Từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo cũng trở thành một sự kiện được truyền hình trên toàn thế giới.
Ban đầu, chính Đức Giáo Hoàng tự mình vác thập tự giá từ chặng này sang chặng khác, nhưng trong những năm cuối đời ngài, khi tuổi tác và bệnh tật hạn chế sức khoẻ của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã chủ sự buổi lễ từ một khán đài trên đồi Palatine. Chỉ vài ngày trước khi qua đời vào năm 2005, Đức Gioan Phaolô II đã theo dõi buổi đi đàng Thánh Giá từ nhà nguyện riêng của ngài trong khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin chủ sự toàn bộ buổi lễ.
Truyền thống viết các bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colosseum khác với những bài nguyện ngắm như trong các kinh bổn thường đọc đã được bắt đầu với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1991. Văn bản các chặng Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Colosseum phản ảnh cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo trước thực trạng văn hóa, xã hội và luân lý trong xã hội đương đại. Nó cũng nêu bật tình trạng bị bách hại của các Kitô hữu trên toàn thế giới, tình trạng bất công, những khổ đau của người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Nhiều bài suy niệm đã đi vào lịch sử như những áng văn chương tuyệt tác như bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colosseum vào năm 2007 của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Sản Văn Hoá của Giáo Hội.
Nội dung Đàng Thánh Giá năm nay, 2019 - theo bản dịch của Vũ Văn An
Dẫn Nhập
Bốn mươi ngày đã trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay với việc xức tro. Hôm nay chúng ta sống lại những giờ cuối cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, cho đến lúc, từ thập giá, Người kêu lên “Consummatum est”, “đã hoàn tất”. Chúng ta tập trung tại nơi này, nơi hàng ngàn người đã từng chịu tử đạo vì lòng trung thành với Chúa Kitô. Chúng ta muốn đi con đường đau khổ này trong tình hợp nhất với người nghèo, người bị các xã hội chúng ta ruồng bỏ và tất cả những ai ngay giờ này đang chịu đựng sự đóng đinh như là nạn nhân của tâm trí hẹp hòi, các định chế và luật pháp của chúng ta, sự mù quáng và ích kỷ của chúng ta, nhưng đặc biệt sự thờ ơ và cứng lòng của chúng ta. Các Kitô hữu chúng ta cũng bị chứng bệnh đó. Xin Thánh giá Chúa Kitô, một phương tiện của sự chết nhưng cũng là phương thế của sự sống mới, bảo bọc trời và đất, bắc và nam, đông và tây, soi sáng lương tâm của các công dân, của Giáo hội, của các nhà lập pháp và của tất cả những ai tự xưng là môn đệ của Chúa Kitô, để Tin mừng cứu chuộc của chúng ta có thể được mọi người biết đến.
Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình
"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7:21).
Suy niệm:
Lạy Chúa, ai có thể là môn đệ của Chúa tốt hơn Đức Maria, Mẹ Chúa? Ngài đã chấp nhận thánh ý Chúa Cha ngay ở giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời ngài, và ngài đã đứng bên cạnh Chúa, tan nát cõi lòng. Ngài đã thụ thai và mang thai Chúa trong lòng dạ ngài; Ngài ôm Chúa trong vòng tay, ngài tuôn đổ tình yêu của ngài lên Chúa, và ngài đã đồng hành cùng Chúa trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa. Làm thế nào ngài có thể không theo Chúa trên đường Calvariô và chia sẻ khoảnh khắc bi thảm và đau đớn nhất của cuộc đời Chúa và của chính ngài?
Cầu nguyện
:
Lạy Chúa, có bao nhiêu bà mẹ ngay hôm nay đang chia sẻ cảm nghiệm của Mẹ Chúa, khi họ khóc cho số phận của con gái và con trai của họ? Có bao nhiêu người thụ thai và sinh con, chỉ để thấy chúng đau khổ và chết vì bệnh tật, suy dinh dưỡng và thiếu nước, chăm sóc y tế và hy vọng cho tương lai? Chúng con cầu nguyện cho những người nắm giữ các chức vụ có trách nhiệm, để họ có thể lưu ý đến tiếng khóc than của những người nghèo đang kêu lên tới Chúa từ mọi nơi trên thế giới của chúng con. Lời khẩn nài của tất cả những cuộc đời trẻ bị kết án tử nhiều cách khác nhau bởi sự thờ ơ phát sinh do các chính sách chính trị ích kỷ và kỳ thị. Xin Chúa ban ơn để không một ai trong số con cái Chúa thiếu công ăn việc làm và tất cả những gì cần thiết cho một cuộc sống lương thiện và xứng đáng.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực thi thánh ý Chúa”: trong những lúc khó khăn và tuyệt vọng; trong những lúc đau khổ về thể xác và tinh thần; trong những lúc tối tăm và cô đơn.
Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác Thánh giá
"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi” (Lc 9:23)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, thật dễ dàng đeo tượng chịu nạn trên dây chuyền quanh cổ chúng con hoặc sử dụng nó để trang trí các bức tường của nhà thờ hoặc căn nhà đẹp đẽ của chúng con. Gặp gỡ và thừa nhận những người mới bị đóng đinh ngày nay thì không dễ dàng bằng: họ là người vô gia cư; người trẻ bị tước mất hy vọng, không có công ăn việc làm và không có triển vọng; những di dân bị loại bỏ nơi các khu ổ chuột ở ngoài rìa xã hội của chúng con sau khi chịu đựng những đau khổ không kể xiết. Đáng buồn thay, những trại này, vốn không an toàn và không an ninh, đang bị san bằng cùng với những giấc mơ và hy vọng của hàng ngàn đàn bà và đàn ông bị hắt hủi, bóc lột và lãng quên. Có biết bao trẻ em cũng phải chịu sự kỳ thị dựa trên nguồn gốc, màu da hoặc địa vị xã hội của chúng? Có biết bao bà mẹ phải chịu đựng sự sỉ nhục khi thấy con cái mình bị chế giễu và tước mất các cơ hội mà các bạn học và những trẻ khác bằng tuổi chúng vốn có?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì bằng chính cuộc sống của Chúa, Chúa đã dạy chúng con cách biểu lộ tình yêu chân chính và vị tha cho người khác, nhất là cho kẻ thù của chúng con hoặc đơn giản là những người khác với chúng con. Lạy Chúa Giêsu, đã bao nhiêu lần chúng con, các môn đệ của Chúa, sẵn sàng để được nhận diện là môn đệ của Chúa khi Chúa thực hiện các việc chữa bệnh và những điều kỳ diệu, khi Chúa nuôi dưỡng đám đông và tha thứ tội lỗi. Thế nhưng, chúng con thấy không dễ như vậy khi Chúa nói về việc phục vụ và tha thứ cho người khác, về việc tự hy sinh và chịu đau khổ. Xin ban ơn để chúng con luôn đem cuộc sống của chúng con ra phục vụ người khác.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con hy vọng”: khi chúng con cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn; khi không dễ theo bước chân của Chúa; khi việc phục vụ người khác trở nên khó khăn.
Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
“Chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53: 4)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, trên con đường dốc dẫn đến Đồi Cavariô, Chúa đã chọn trải nghiệm sự yếu ớt và yếu đuối của con người chúng con. Giáo hội sẽ ở đâu hôm nay nếu không có sự hiện diện và lòng quảng đại của rất nhiều tình nguyện viên, những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba? Một đêm tháng Giêng lạnh lẽo, trên một con phố ở ngoại ô Rôma, ba phụ nữ trẻ châu Phi, chỉ lớn hơn các bé gái một chút, mặc đồ nghèo nàn, đã co cụm vào gần một lò than để giữ cho ấm. Một số người trẻ đi qua trong một chiếc xe hơi, chỉ để mua vui, đã ném vật liệu dễ cháy vào lửa, khiến họ bị phỏng nặng. Vào chính lúc đó, một trong nhiều đơn vị tình nguyện ngoài đường phố đi qua và đến trợ giúp họ. Đơn vị này đưa họ đến bệnh viện và sau đó chào đón họ vào ngôi nhà có gia đình. Cần bao nhiêu thời gian để những phụ nữ trẻ đó được chữa lành không những khỏi các vết phỏng đau đớn mà còn khỏi cả nỗi đau khổ và sự sỉ nhục khi thấy cơ thể của họ bị cắt xén và biến dạng mãi mãi?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì tất cả những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba, những người, cả ngày nay, cũng có thể thấy trên đường phố của chúng con, cúi xuống một cách đầy yêu thương và trắc ẩn trên các vết thương thể xác và tinh thần của những người sống mỗi đêm trong sợ hãi và khiếp đảm của bóng tối, cô đơn và thờ ơ. Đáng buồn thay, lạy Chúa, ngày nay chúng con thường không còn khả năng nhìn thấy những người túng thiếu, những người bị tổn thương và bị sỉ nhục. Chúng con nhanh chóng yêu cầu người ta tôn trọng quyền và lợi ích của chúng con, nhưng chúng con quên quyền và lợi ích của người nghèo và người cuối cùng đứng xếp hàng. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn thánh để vượt qua sự mù quáng của chúng con trước những giọt nước mắt của họ, những đau khổ của họ và tiếng khóc than đau đớn của họ, để qua họ chúng con có thể gặp Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu thương:
khi được thử thách trở thành người Samaritanô; khi chúng con thấy khó tha thứ; khi chúng con không muốn nhìn thấy sự đau khổ của người khác.
Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
“Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà để những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ được tiết lộ” (Lc 2:35)
Suy niệm:
Lạy Mẹ Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu hài đồng trong Đền thờ để lãnh nghi thức thanh tẩy, Ông già Simeon tiên đoán một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim Mẹ. Bây giờ là lúc làm mới lại lời xin vâng của Mẹ; sự chấp nhận của Mẹ đối với thánh ý Chúa Cha, mặc dù việc cảm nghiệm đồng hành với con Mẹ, bị coi như phạm nhân, cho đến khi bị Người bị xử tử, khiến Mẹ đau xé lòng. Lạy Chúa, xin thương xót nhiều, quá nhiều, những người mẹ đã để những đứa con nhỏ của họ rời nhà đi châu Âu với hy vọng giúp đỡ các gia đình nghèo khó của chúng, chỉ để gặp phải sự sỉ nhục, khinh miệt và đôi khi cả chết chóc nữa. Giống như cô Tina, chỉ mới hai mươi tuổi, bị giết chết một cách dã man trên đường phố, bỏ lại đứa con chỉ một vài tháng tuổi.
Cầu nguyện:
Lạy Mẹ Maria, ngay lúc này, Mẹ trải qua cùng một bi kịch như tất cả những người mẹ đau khổ vì con cái họ lên đường tới các quốc gia khác với hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình chúng, nhưng buồn thay chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt, bạo lực, thờ ơ , cô đơn và thậm chí cái chết. Xin ban cho họ sức mạnh và lòng can đảm.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin ban ơn để chúng con luôn hỗ trợ và an ủi, và có mặt để sẵn sàng giúp đỡ”: những người mẹ khóc cho số phận con cái họ; những người đã mất hết hy vọng trong cuộc sống; những người hàng ngày trải nghiệm bạo lực và khinh miệt.
Chặng thứ năm: Ông Simong vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu
“Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế thi hành trọn vẹn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6: 2)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, trên đường đến Đồi Canvariô, Chúa đã bị đè bẹp bởi sức nặng của việc vác cây thánh giá bằng gỗ thô ráp đó. Chúa hy vọng vô ích có được một dấu hiệu giúp đỡ từ một người bạn, từ một trong những môn đệ của Chúa, từ một trong nhiều người được Chúa xoa dịu đau khổ. Đáng buồn thay, chỉ có một người lạ, Ông Simong quê ở Cyrene, không có nghĩa vụ gì, đã đến giúp đỡ Chúa. Các ông Simong mới của thiên niên kỷ thứ ba đang ở đâu? Hôm nay, chúng con tìm thấy họ ở đâu? Con nghĩ đến trải nghiệm của một nhóm nữ tu thuộc các quốc tịch, các nơi phát xuất và cộng đồng khác nhau, trong hơn mười bảy năm nay, mỗi thứ bảy, chúng con ghé thăm một trung tâm dành cho phụ nữ nhập cư không có giấy hộ thân. Các phụ nữ, thường còn trẻ, nóng lòng chờ đợi để biết số phận của mình, cho dù đó là trục xuất hay cơ hội được ở lại. Chúng con thấy bao nhiêu đau khổ, nhưng đồng thời cũng có bao nhiêu niềm vui khi những người phụ nữ này tìm thấy các Nữ Tu phát xuất từ chính đất nước của họ, nói ngôn ngữ của họ, lau khô nước mắt cho họ, chia sẻ những giây phút cầu nguyện và cử hành, và làm cho những tháng ngày dài đằng sau những thanh sắt và trên vỉa hè xi măng trở nên dễ dàng hơn.
Cầu nguyện:
Cho tất cả những Ông Simong trong lịch sử của chúng con, để họ không bao giờ chùn bước trong ước nguyện được chào đón Chúa trong số những người nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng con, vì biết rằng khi chào đón những thành viên nghèo khổ nhất trong xã hội của chúng con, chúng con chào đón Chúa. Xin cho những người Samaritanô này lên tiếng cho những người không có tiếng nói.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang thánh giá của chúng con": khi chúng con mệt mỏi và chán nản; khi chúng con cảm thấy gánh nặng các yếu đuối của chúng con; khi Chúa yêu cầu chúng con chia sẻ những đau khổ của người khác.
Chặng thứ sáu: Bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu
“Vì mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40)
Suy niệm:
Chúng ta hãy nghĩ về tất cả những đứa trẻ ở nhiều nơi trên thế giới không thể đến trường mà thay vào đó bị khai thác trong các hầm mỏ, cánh đồng và cơ sở đánh cá, bị mua và bán bởi những kẻ buôn người để lấy nội tạng, bị sử dụng và lạm dụng trên đường phố của chúng ta bởi nhiều người, kể cả các Kitô hữu, những người đã đánh mất ý thức về sự thánh thiêng của chính họ và của người khác. Giống như cô gái trẻ với thân hình mảnh khảnh, chúng con đã gặp một buổi tối ở Rôma trong khi những người đàn ông trong những chiếc xe sang trọng xếp hàng để khai thác cô. Cô có thể chỉ bằng tuổi con cái họ. Bạo lực này có thể tạo ra sự mất cân bằng nào trong cuộc sống của tất cả những phụ nữ trẻ, những người chỉ cảm nghiệm được sự áp bức, cao ngạo và thờ ơ của những người, ngày đêm, tìm kiếm họ, sử dụng và khai thác họ, chỉ để sau đó vứt họ trở lại đường phố, làm con mồi cho tên lái buôn cuộc sống con người tiếp theo?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, hãy rửa sạch đôi mắt để chúng con nhìn thấy khuôn mặt của Chúa nơi anh chị em của chúng con, nhất là nơi tất cả những đứa trẻ, ở nhiều nơi trên thế giới, đang sống trong nghèo đói và bẩn thỉu. Các trẻ em bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc, học hành và hồn nhiên. Những em nhỏ bị sử dụng như hàng hóa rẻ tiền, mua và bán mặc ý. Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương xót và cảm thương thế giới bệnh hoạn này. Hãy giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp của phẩm giá chúng con và của những người khác, như những con người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy”: khuôn mặt của những đứa trẻ vô tội đang xin chúng con giúp đỡ; các bất công xã hội; phẩm giá cố hữu của con người đang bị vi phạm.
Chặng thứ bảy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
“Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2:23)
Suy niệm:
Xung quanh ta, ta thấy người ta khát mong trả thù xiết bao! Xã hội của chúng ta ngày nay đã đánh mất giá trị tha thứ vĩ đại, một hồng phúc không gì sánh kịp, một phương thuốc chữa lành các vết thương, nền tảng của hòa bình và chung sống của con người. Trong một xã hội nơi sự tha thứ bị coi là yếu đuối, Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con không dừng lại ở vẻ bề ngoài. Không bằng lời nói, mà bằng gương sáng của Chúa. Đối với những người đã hành hạ Chúa, Chúa hỏi: Tại sao các ông lại bách hại tôi?” Vì Chúa biết rất rõ rằng công lý chân thực không bao giờ có thể dựa trên sự thù hận và trả thù. Xin giúp chúng con có khả năng xin, và ban sự tha thứ.
Cầu nguyện:
“Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Lạy Chúa, Chúa cũng mang gánh nặng bị kết án, từ chối, bỏ rơi và đau khổ do những người đã gặp Chúa, lắng nghe Chúa và theo Chúa. Khi biết chắc chắn rằng Chúa Cha không bỏ rơi Chúa, Chúa đã tìm thấy sức mạnh để chấp nhận thánh ý của Người bằng cách ban phát sự tha thứ, tình yêu và hy vọng cho những người ngày nay, giống như Chúa, đang bước đi cùng một nẻo đường bị chế giễu, khinh bỉ, nhạo báng, từ bỏ, phản bội và cô đơn .
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con an ủi”: những người cảm thấy bị xúc phạm và bị nhục mạ; những người cảm thấy bị phản bội và sỉ nhục; những người cảm thấy bị phán xét và lên án.
Chặng thứ tám: Chúa Giêsu gặp gỡ các phụ nữ
"Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28)
Suy niệm:
Tình hình xã hội, kinh tế và chính trị của di dân và nạn nhân của nạn buôn người thách thức và làm chúng ta bối rối. Chúng ta phải có lòng can đảm, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô kiên quyết chủ trương, để tố cáo nạn buôn người như tội ác chống lại loài người. Tất cả chúng ta, và các Kitô hữu nói riêng, phải nhận ra rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, và tất cả chúng ta có thể và phải là một phần của giải pháp. Tất cả chúng ta, nhưng trước hết các phụ nữ, đang được thách thức trở nên can đảm. Can đảm trong việc biết cách nhìn và hành động, như các cá nhân và như một cộng đồng. Chỉ bằng cách hợp nhất trong nghèo đói, chúng ta mới có thể biến nó thành một kho báu vĩ đại, có khả năng thay đổi cách tiếp cận của người ta và giảm bớt các đau khổ của nhân loại. Người nghèo, người nước ngoài, người khác, không nên bị coi như kẻ thù để bác bỏ và chống lại, mà là anh chị em cần được chào đón và giúp đỡ. Họ không phải là vấn đề, nhưng là một nguồn tài nguyên quý giá cho các kinh thành kiên cố của chúng ta, nơi thịnh vượng và tiêu thụ không làm giảm bớt sự kiệt lực và mệt mỏi ngày càng gia tăng của chúng ta.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin dạy chúng con nhìn bằng đôi mắt của Chúa, bằng ánh mắt chào đón và thương xót mà Chúa vốn dùng để nhìn các hạn chế và nỗi sợ hãi của chúng con. Xin giúp chúng con bắt chước Chúa trong cách chúng con xem xét các ý tưởng, hành vi và quan điểm khác nhau. Xin giúp chúng con nhận ra rằng chúng con là thành phần của cùng một gia đình nhân loại, và tìm các cách táo bạo mới mẻ để chấp nhận sự đa dạng và cùng nhau làm việc để xây dựng các cộng đồng, gia đình, giáo xứ và xã hội dân sự.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Xin giúp chúng con chia sẻ nỗi đau khổ của người khác": những người đau buồn về cái chết của những người thân yêu; những người cảm thấy khó khăn trong việc yêu cầu giúp đỡ và an ủi; những người đã kinh qua áp bức và bạo lực.
Chặng thứ chín: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
“Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt” (Is 53: 7)
Suy niệm:
Lạy Chúa, Chúa ngã xuống đất lần thứ ba, kiệt sức và bị làm nhục, dưới sức nặng của thập giá. Giống như tất cả những cô gái bị ép buộc sống trên đường phố bởi các nhóm buôn người trong chế độ nô lệ của con người. Giống như Chúa, họ không thể chịu nổi sự kiệt sức và tủi nhục khi nhìn thấy các thân thể trẻ của họ bị thao túng, lạm dụng và hủy hoại, cùng với niềm hy vọng và các ước mơ của họ. Các phụ nữ trẻ đó cảm thấy bị phân làm hai: bị lùng sục và bị sử dụng, đồng thời bị bác bỏ và lên án bởi một xã hội làm lơ một cách thuận tiện loại khai thác này, thành quả của nền văn hóa vứt bỏ của nó. Vào một trong nhiều đêm trên đường phố Rôma, con đi tìm một người phụ nữ trẻ mới đến Ý. Không thấy cô trong nhóm của cô, con liên tục gọi tên cô: "Mercy!" Trong bóng tối, con bắt gặp cảnh cô bé cuộn tròn và nửa ngủ nửa tỉnh bên hè phố. Khi nghe con gọi, cô tỉnh dậy và nói rằng cô không thể tiếp tục chịu đựng được nữa. "Tôi không thể chịu đựng được nữa", cô tiếp tục lặp lại. Con nghĩ tới mẹ cô. Nếu bà biết chuyện gì đã xảy ra với con gái bà, hẳn bà sẽ bật khóc.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, đã bao lần Chúa hỏi chúng con câu hỏi gây bối rối này: "Em trai của con đang ở đâu? Em gái của con đang ở đâu?" Đã bao nhiêu lần Chúa nhắc nhở chúng con rằng tiếng khóc xé lòng của họ đã thấu tới Chúa? Xin giúp chúng con chia sẻ nỗi khổ của tất cả những người bị coi là đồ bỏ. Thật quá dễ dàng lên án người ta và những tình huống khó khăn xúc phạm đến cảm thức tao nhã giả tạo của chúng con. Nhưng chấp nhận trách nhiệm của chúng con trong tư cách cá nhân, chính phủ và cộng đồng Kitô giáo là điều không dễ dàng bằng.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sức mạnh và lòng can đảm để từ bỏ": sự bóc lột và sỉ nhục mà nhiều bạn trẻ phải đối diện; sự thờ ơ và im lặng của nhiều Kitô hữu; các luật lệ bất công thiếu nhân tính và liên đới.
Chặng thứ mười: Chúa Giêsu bị lột áo quần
“Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Cl 3:12)
Suy niệm:
Tiền bạc, tiện nghi, quyền lực. Đây là những ngẫu thần của mọi thời đại. Nhất là thời của chúng ta, một thời có thể huênh hoang về sự tiến bộ to lớn trong việc thừa nhận các quyền cá nhân. Mọi sự đều có thể được mua, kể cả thân thể của các vị thành niên, bị lột mất phẩm giá của họ và hy vọng cho tương lai. Chúng ta đã quên mất tính trung tâm của con người nhân bản, phẩm giá, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi người nam nữ. Dù trong khi thế giới đang xây dựng những bức tường và rào cản, chúng ta muốn nhìn nhận và cảm ơn tất cả những ai bằng nhiều cách khác nhau trong những ngày tháng này đã liều mạng sống của họ, nhất là ở Địa Trung Hải, để cứu sống nhiều gia đình đi tìm sự an toàn và cơ hội. Các con người nhân bản chạy trốn nghèo đói, độc tài, thối nát và nô dịch.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp và sự phong phú nơi mọi người và nơi mọi dân tộc như một hồng phúc độc đáo của Chúa, đặt chúng để phục vụ toàn bộ xã hội chứ không bị sử dụng cho lợi nhuận hoặc lợi ích cá nhân của chúng con. Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn để gương sáng và lời dạy của Chúa về lòng thương xót và tha thứ, về sự khiêm nhường và kiên nhẫn, làm chúng con trở thành nhân bản hơn, và nhờ đó, trở thành Kitô hữu hơn.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những tấm lòng thương xót": khi phải đối diện với lòng ham muốn hưởng lạc, quyền lực và tiền bạc; khi phải đối diện với những bất công giáng xuống người nghèo và người yếu thế; khi phải đối diện với những ảo tưởng phát sinh từ lợi ích bản thân.
Chặng thứ mười một: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập giá
“Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm "(Lc 23:34)
Suy niệm:
Xã hội của chúng ta tuyên bố bình đẳng về quyền lợi và phẩm giá cho mọi con người nhân bản. Tuy nhiên, nó thực hành và dung dúng sự bất bình đẳng. Nó thậm chí chấp nhận các hình thức bất bình đẳng cực đoan. Đàn ông, đàn bà và trẻ em bị mua bán bởi những lái buôn người mới. Các nạn nhân của nạn buôn người sau đó bị người khác lợi dụng. Và cuối cùng, họ bị vứt bỏ, bị loại bỏ như những hàng hóa vô giá trị. Có bao nhiêu người đang trở nên giàu có hơn bằng cách nuốt chửng máu thịt của người nghèo?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, có bao nhiêu người đàn ông và đàn bà ngay ngày hôm nay đang bị đóng đinh, các nạn nhân của sự bóc lột tàn bạo, lột hết phẩm giá, tự do và hy vọng cho tương lai! Tiếng kêu cứu của họ thách thức chúng con như các cá nhân, chính phủ, xã hội và Giáo hội. Làm thế nào chúng con lại có thể tiếp tục đóng đinh Chúa bằng sự đồng lõa của chúng con trong việc buôn bán người? Xin ban cho chúng con đôi mắt để nhìn và một trái tim để cảm nhận sự đau khổ của tất cả những ai ngày nay cũng đang bị đóng đinh bởi các hệ thống sống và tiêu thụ của chúng con.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin thương xót": những người mới bị đóng đinh trên khắp thế giới ngày nay; những người trong xã hội ban hành luật pháp và thực thi quyền lực; những người không thể tha thứ và không thể yêu thương.
Chặng thứ mười hai: Chúa Giêsu chết trên Thập giá
"Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa lại từ bỏ con?" (Mc 15, 34)
Suy niệm:
Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa cũng mang sức nặng của sự khinh miệt, nhạo báng, lăng mạ, bạo lực, bỏ rơi và thờ ơ. Chỉ có Mẹ Maria, Mẹ của Chúa và một vài phụ nữ khác ở lại với Chúa như là nhân chứng cho sự đau khổ và cái chết của Chúa. Xin cho tấm gương của họ gợi hứng cho chúng con biết cam kết sát cánh với tất cả những người chết ngày hôm nay trên các đồi Canvariô khắp thế giới: trong các trại chuyển tiếp, trên những con thuyền bị từ chối vào cảng an toàn, tại các nơi tạm trú, những điểm nóng và căn trại cho các công nhân thời vụ, giữa các cuộc đàm phán kéo dài về điểm đến cuối cùng của họ.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa: xin giúp chúng con trở thành những người hàng xóm thực sự cho những người mới bị đóng đinh và tuyệt vọng trong thế giới ngày nay. Xin dạy chúng con lau nước mắt cho họ, an ủi họ, thậm chí như Chúa được an ủi bởi sự hiện diện của Mẹ Maria và các người phụ nữ khác ở dưới chân thập giá của Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con tự do hiến thân": cho tất cả những ai đau khổ vì bất công, thù hận và báo thù; cho tất cả những ai bị vu khống và kết án một cách bất công; cho tất cả những ai cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và bị sỉ nhục.
Chặng thứ mười ba: Chúa Giêsu được đưa xuống khỏi thập giá
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác"(Ga 12,24)
Suy niệm:
Trong thời đại tin tức chớp nhoáng này, ai còn nhớ hai mươi sáu phụ nữ trẻ Nigeria bị chết đuối và đám tang của họ được tổ chức ở Salerno? Đồi Canvariô của họ thật dài và khó khăn. Đầu tiên là băng qua sa mạc Sahara, chen chúc trong những chiếc xe buýt xiêu vẹo. Sau đó, họ bị buộc phải ở trong các trại giam đáng sợ ở Libya. Cuối cùng là nhảy xuống biển, nơi họ chết ngay ngoài cổng "miền đất hứa". Hai trong số họ đang mang trong mình hồng phúc sự sống mới, những đứa con sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cái chết của họ, giống như cái chết của Chúa Giêsu lúc được đưa xuống khỏi Thập giá, không phải là vô ích. Chúng ta giao phó tất cả các mạng sống này cho lòng thương xót của Thiên Chúa, Cha chúng ta và Cha của tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ, tuyệt vọng và bị hạ phẩm giá.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, vào giờ này, chúng con nghe thấy lời kêu than của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Lampedusa, địa điểm của cuộc tông du đầu tiên của ngài: "Có ai khóc chưa?" Và bây giờ sau vô số vụ đắm tàu, chúng con tiếp tục kêu than: "Có ai khóc chưa?" Chúng con tự hỏi, có ai khóc trước hai mươi sáu quan tài xếp hàng và phủ đầy hoa hồng trắng đó? Chỉ có năm trong số những người phụ nữ này đã được nhận diện. Không tên hay không, tất cả bọn họ đều là con gái và em gái của chúng con. Tất cả đều đáng được tôn trọng và tưởng nhớ. Họ kêu gọi chúng con - các tổ chức của chúng con, chính quyền của chúng con và mỗi chúng con nhận trách nhiệm vì đã im lặng và thờ ơ.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin cho chúng con cùng khóc": trước đau khổ của người khác; trước mọi quan tài không tên đó; trước nước mắt của rất nhiều bà mẹ.
Chặng thứ mười bốn: Chúa Giêsu được táng trong mộ
"Thế là đã hoàn tất!" (Ga 19:30)
Suy niệm:
Sa mạc và biển cả đã trở thành nghĩa trang mới của thế giới chúng ta. Những cái chết khiến chúng ta không nói nên lời. Tuy nhiên, trách nhiệm phải được lãnh nhận. Người ta để anh chị em của họ chết: đàn ông, đàn bà, trẻ em mà chúng ta không thể, hoặc không chịu cứu. Trong khi các chính phủ, tự giam mình trong các cung điện quyền lực của họ, tranh luận, thì sa mạc Sahara chứa đầy xương của những người đàn ông và đàn bà không thể sống thoát sự suy kiệt, đói và khát. Biết bao nỗi đau liên quan đến những cuộc xuất hành mới này! Biết bao sự tàn nhẫn đã gây ra cho những người chạy trốn khỏi quê hương của họ: trong những chuyến đi tuyệt vọng của họ, trong sự tống tiền và tra tấn mà họ chịu đựng, trên biển khơi đã trở thành mộ huyệt nước.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra rằng tất cả chúng con đều là con cái của một Cha. Xin cho cái chết của Con Chúa là Chúa Giêsu ban cho các nhà lãnh đạo và các nhà lập pháp của các quốc gia ý thức được vai trò họ phải đóng trong việc bảo vệ mọi người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.
KẾT THÚC:
Chúng ta muốn kể lại câu chuyện của Favour, một bé thơ mới chín tháng, rời Nigeria với cha mẹ còn trẻ của em, những người đi tìm một tương lai tốt hơn ở châu Âu. Trong cuộc hành trình lâu dài và nguy hiểm ở Địa Trung Hải, cha và mẹ em đã chết cùng với hàng trăm người khác từng dựa vào những tên buôn người vô đạo đức để đến vùng đất hứa. Chỉ một mình Favour sống sót; giống như Môsê, em đã được vớt khỏi biển nước. Ước gì đời em trở thành ánh sáng hy vọng trên nẻo đường hướng tới một nhân loại huynh đệ hơn.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, khi kết thúc đường thập giá của Chúa, chúng con xin Chúa dạy chúng con tỉnh táo, cùng với Mẹ của Chúa và các người phụ nữ đứng cạnh Chúa trên Đồi Canvariô, chờ đợi sự phục sinh của Chúa. Xin cho nó trở thành ngọn hải đăng hy vọng, hân hoan, sự sống mới, tình huynh đệ, sự chấp nhận và hiệp thông giữa các dân tộc, tôn giáo và hệ thống luật pháp. Ngõ hầu, mọi con trai và con gái của loài người sẽ thực sự được công nhận trong phẩm giá làm con trai và con gái của Thiên Chúa, và không bao giờ bị đối xử như các nô lệ nữa.
Nghi thức này được hàng chục đài truyền hình trên thế giới truyền đi trên hệ thống Mondovisione. Có khoảng 20 ngàn tín hữu đã đến tham dự nghi thức này.
Truyền thống đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo đã được người Công Giáo Rôma thực hành trong nhiều thế kỷ bắt đầu từ thế kỷ 18 dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 14, và được hồi sinh vào năm 1964 bởi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.
Từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo cũng trở thành một sự kiện được truyền hình trên toàn thế giới.
Ban đầu, chính Đức Giáo Hoàng tự mình vác thập tự giá từ chặng này sang chặng khác, nhưng trong những năm cuối đời ngài, khi tuổi tác và bệnh tật hạn chế sức khoẻ của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã chủ sự buổi lễ từ một khán đài trên đồi Palatine. Chỉ vài ngày trước khi qua đời vào năm 2005, Đức Gioan Phaolô II đã theo dõi buổi đi đàng Thánh Giá từ nhà nguyện riêng của ngài trong khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin chủ sự toàn bộ buổi lễ.
Truyền thống viết các bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colosseum khác với những bài nguyện ngắm như trong các kinh bổn thường đọc đã được bắt đầu với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1991. Văn bản các chặng Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Colosseum phản ảnh cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo trước thực trạng văn hóa, xã hội và luân lý trong xã hội đương đại. Nó cũng nêu bật tình trạng bị bách hại của các Kitô hữu trên toàn thế giới, tình trạng bất công, những khổ đau của người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Nhiều bài suy niệm đã đi vào lịch sử như những áng văn chương tuyệt tác như bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colosseum vào năm 2007 của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Sản Văn Hoá của Giáo Hội.
Nội dung Đàng Thánh Giá năm nay, 2019 - theo bản dịch của Vũ Văn An
Dẫn Nhập
Bốn mươi ngày đã trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay với việc xức tro. Hôm nay chúng ta sống lại những giờ cuối cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, cho đến lúc, từ thập giá, Người kêu lên “Consummatum est”, “đã hoàn tất”. Chúng ta tập trung tại nơi này, nơi hàng ngàn người đã từng chịu tử đạo vì lòng trung thành với Chúa Kitô. Chúng ta muốn đi con đường đau khổ này trong tình hợp nhất với người nghèo, người bị các xã hội chúng ta ruồng bỏ và tất cả những ai ngay giờ này đang chịu đựng sự đóng đinh như là nạn nhân của tâm trí hẹp hòi, các định chế và luật pháp của chúng ta, sự mù quáng và ích kỷ của chúng ta, nhưng đặc biệt sự thờ ơ và cứng lòng của chúng ta. Các Kitô hữu chúng ta cũng bị chứng bệnh đó. Xin Thánh giá Chúa Kitô, một phương tiện của sự chết nhưng cũng là phương thế của sự sống mới, bảo bọc trời và đất, bắc và nam, đông và tây, soi sáng lương tâm của các công dân, của Giáo hội, của các nhà lập pháp và của tất cả những ai tự xưng là môn đệ của Chúa Kitô, để Tin mừng cứu chuộc của chúng ta có thể được mọi người biết đến.
Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình
"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7:21).
Suy niệm:
Lạy Chúa, ai có thể là môn đệ của Chúa tốt hơn Đức Maria, Mẹ Chúa? Ngài đã chấp nhận thánh ý Chúa Cha ngay ở giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời ngài, và ngài đã đứng bên cạnh Chúa, tan nát cõi lòng. Ngài đã thụ thai và mang thai Chúa trong lòng dạ ngài; Ngài ôm Chúa trong vòng tay, ngài tuôn đổ tình yêu của ngài lên Chúa, và ngài đã đồng hành cùng Chúa trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa. Làm thế nào ngài có thể không theo Chúa trên đường Calvariô và chia sẻ khoảnh khắc bi thảm và đau đớn nhất của cuộc đời Chúa và của chính ngài?
Cầu nguyện
:
Lạy Chúa, có bao nhiêu bà mẹ ngay hôm nay đang chia sẻ cảm nghiệm của Mẹ Chúa, khi họ khóc cho số phận của con gái và con trai của họ? Có bao nhiêu người thụ thai và sinh con, chỉ để thấy chúng đau khổ và chết vì bệnh tật, suy dinh dưỡng và thiếu nước, chăm sóc y tế và hy vọng cho tương lai? Chúng con cầu nguyện cho những người nắm giữ các chức vụ có trách nhiệm, để họ có thể lưu ý đến tiếng khóc than của những người nghèo đang kêu lên tới Chúa từ mọi nơi trên thế giới của chúng con. Lời khẩn nài của tất cả những cuộc đời trẻ bị kết án tử nhiều cách khác nhau bởi sự thờ ơ phát sinh do các chính sách chính trị ích kỷ và kỳ thị. Xin Chúa ban ơn để không một ai trong số con cái Chúa thiếu công ăn việc làm và tất cả những gì cần thiết cho một cuộc sống lương thiện và xứng đáng.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực thi thánh ý Chúa”: trong những lúc khó khăn và tuyệt vọng; trong những lúc đau khổ về thể xác và tinh thần; trong những lúc tối tăm và cô đơn.
Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác Thánh giá
"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi” (Lc 9:23)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, thật dễ dàng đeo tượng chịu nạn trên dây chuyền quanh cổ chúng con hoặc sử dụng nó để trang trí các bức tường của nhà thờ hoặc căn nhà đẹp đẽ của chúng con. Gặp gỡ và thừa nhận những người mới bị đóng đinh ngày nay thì không dễ dàng bằng: họ là người vô gia cư; người trẻ bị tước mất hy vọng, không có công ăn việc làm và không có triển vọng; những di dân bị loại bỏ nơi các khu ổ chuột ở ngoài rìa xã hội của chúng con sau khi chịu đựng những đau khổ không kể xiết. Đáng buồn thay, những trại này, vốn không an toàn và không an ninh, đang bị san bằng cùng với những giấc mơ và hy vọng của hàng ngàn đàn bà và đàn ông bị hắt hủi, bóc lột và lãng quên. Có biết bao trẻ em cũng phải chịu sự kỳ thị dựa trên nguồn gốc, màu da hoặc địa vị xã hội của chúng? Có biết bao bà mẹ phải chịu đựng sự sỉ nhục khi thấy con cái mình bị chế giễu và tước mất các cơ hội mà các bạn học và những trẻ khác bằng tuổi chúng vốn có?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì bằng chính cuộc sống của Chúa, Chúa đã dạy chúng con cách biểu lộ tình yêu chân chính và vị tha cho người khác, nhất là cho kẻ thù của chúng con hoặc đơn giản là những người khác với chúng con. Lạy Chúa Giêsu, đã bao nhiêu lần chúng con, các môn đệ của Chúa, sẵn sàng để được nhận diện là môn đệ của Chúa khi Chúa thực hiện các việc chữa bệnh và những điều kỳ diệu, khi Chúa nuôi dưỡng đám đông và tha thứ tội lỗi. Thế nhưng, chúng con thấy không dễ như vậy khi Chúa nói về việc phục vụ và tha thứ cho người khác, về việc tự hy sinh và chịu đau khổ. Xin ban ơn để chúng con luôn đem cuộc sống của chúng con ra phục vụ người khác.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con hy vọng”: khi chúng con cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn; khi không dễ theo bước chân của Chúa; khi việc phục vụ người khác trở nên khó khăn.
Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
“Chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53: 4)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, trên con đường dốc dẫn đến Đồi Cavariô, Chúa đã chọn trải nghiệm sự yếu ớt và yếu đuối của con người chúng con. Giáo hội sẽ ở đâu hôm nay nếu không có sự hiện diện và lòng quảng đại của rất nhiều tình nguyện viên, những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba? Một đêm tháng Giêng lạnh lẽo, trên một con phố ở ngoại ô Rôma, ba phụ nữ trẻ châu Phi, chỉ lớn hơn các bé gái một chút, mặc đồ nghèo nàn, đã co cụm vào gần một lò than để giữ cho ấm. Một số người trẻ đi qua trong một chiếc xe hơi, chỉ để mua vui, đã ném vật liệu dễ cháy vào lửa, khiến họ bị phỏng nặng. Vào chính lúc đó, một trong nhiều đơn vị tình nguyện ngoài đường phố đi qua và đến trợ giúp họ. Đơn vị này đưa họ đến bệnh viện và sau đó chào đón họ vào ngôi nhà có gia đình. Cần bao nhiêu thời gian để những phụ nữ trẻ đó được chữa lành không những khỏi các vết phỏng đau đớn mà còn khỏi cả nỗi đau khổ và sự sỉ nhục khi thấy cơ thể của họ bị cắt xén và biến dạng mãi mãi?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì tất cả những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba, những người, cả ngày nay, cũng có thể thấy trên đường phố của chúng con, cúi xuống một cách đầy yêu thương và trắc ẩn trên các vết thương thể xác và tinh thần của những người sống mỗi đêm trong sợ hãi và khiếp đảm của bóng tối, cô đơn và thờ ơ. Đáng buồn thay, lạy Chúa, ngày nay chúng con thường không còn khả năng nhìn thấy những người túng thiếu, những người bị tổn thương và bị sỉ nhục. Chúng con nhanh chóng yêu cầu người ta tôn trọng quyền và lợi ích của chúng con, nhưng chúng con quên quyền và lợi ích của người nghèo và người cuối cùng đứng xếp hàng. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn thánh để vượt qua sự mù quáng của chúng con trước những giọt nước mắt của họ, những đau khổ của họ và tiếng khóc than đau đớn của họ, để qua họ chúng con có thể gặp Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu thương:
khi được thử thách trở thành người Samaritanô; khi chúng con thấy khó tha thứ; khi chúng con không muốn nhìn thấy sự đau khổ của người khác.
Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
“Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà để những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ được tiết lộ” (Lc 2:35)
Suy niệm:
Lạy Mẹ Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu hài đồng trong Đền thờ để lãnh nghi thức thanh tẩy, Ông già Simeon tiên đoán một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim Mẹ. Bây giờ là lúc làm mới lại lời xin vâng của Mẹ; sự chấp nhận của Mẹ đối với thánh ý Chúa Cha, mặc dù việc cảm nghiệm đồng hành với con Mẹ, bị coi như phạm nhân, cho đến khi bị Người bị xử tử, khiến Mẹ đau xé lòng. Lạy Chúa, xin thương xót nhiều, quá nhiều, những người mẹ đã để những đứa con nhỏ của họ rời nhà đi châu Âu với hy vọng giúp đỡ các gia đình nghèo khó của chúng, chỉ để gặp phải sự sỉ nhục, khinh miệt và đôi khi cả chết chóc nữa. Giống như cô Tina, chỉ mới hai mươi tuổi, bị giết chết một cách dã man trên đường phố, bỏ lại đứa con chỉ một vài tháng tuổi.
Cầu nguyện:
Lạy Mẹ Maria, ngay lúc này, Mẹ trải qua cùng một bi kịch như tất cả những người mẹ đau khổ vì con cái họ lên đường tới các quốc gia khác với hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình chúng, nhưng buồn thay chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt, bạo lực, thờ ơ , cô đơn và thậm chí cái chết. Xin ban cho họ sức mạnh và lòng can đảm.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin ban ơn để chúng con luôn hỗ trợ và an ủi, và có mặt để sẵn sàng giúp đỡ”: những người mẹ khóc cho số phận con cái họ; những người đã mất hết hy vọng trong cuộc sống; những người hàng ngày trải nghiệm bạo lực và khinh miệt.
Chặng thứ năm: Ông Simong vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu
“Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế thi hành trọn vẹn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6: 2)
Suy niệm:
Lạy Chúa Giêsu, trên đường đến Đồi Canvariô, Chúa đã bị đè bẹp bởi sức nặng của việc vác cây thánh giá bằng gỗ thô ráp đó. Chúa hy vọng vô ích có được một dấu hiệu giúp đỡ từ một người bạn, từ một trong những môn đệ của Chúa, từ một trong nhiều người được Chúa xoa dịu đau khổ. Đáng buồn thay, chỉ có một người lạ, Ông Simong quê ở Cyrene, không có nghĩa vụ gì, đã đến giúp đỡ Chúa. Các ông Simong mới của thiên niên kỷ thứ ba đang ở đâu? Hôm nay, chúng con tìm thấy họ ở đâu? Con nghĩ đến trải nghiệm của một nhóm nữ tu thuộc các quốc tịch, các nơi phát xuất và cộng đồng khác nhau, trong hơn mười bảy năm nay, mỗi thứ bảy, chúng con ghé thăm một trung tâm dành cho phụ nữ nhập cư không có giấy hộ thân. Các phụ nữ, thường còn trẻ, nóng lòng chờ đợi để biết số phận của mình, cho dù đó là trục xuất hay cơ hội được ở lại. Chúng con thấy bao nhiêu đau khổ, nhưng đồng thời cũng có bao nhiêu niềm vui khi những người phụ nữ này tìm thấy các Nữ Tu phát xuất từ chính đất nước của họ, nói ngôn ngữ của họ, lau khô nước mắt cho họ, chia sẻ những giây phút cầu nguyện và cử hành, và làm cho những tháng ngày dài đằng sau những thanh sắt và trên vỉa hè xi măng trở nên dễ dàng hơn.
Cầu nguyện:
Cho tất cả những Ông Simong trong lịch sử của chúng con, để họ không bao giờ chùn bước trong ước nguyện được chào đón Chúa trong số những người nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng con, vì biết rằng khi chào đón những thành viên nghèo khổ nhất trong xã hội của chúng con, chúng con chào đón Chúa. Xin cho những người Samaritanô này lên tiếng cho những người không có tiếng nói.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang thánh giá của chúng con": khi chúng con mệt mỏi và chán nản; khi chúng con cảm thấy gánh nặng các yếu đuối của chúng con; khi Chúa yêu cầu chúng con chia sẻ những đau khổ của người khác.
Chặng thứ sáu: Bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu
“Vì mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40)
Suy niệm:
Chúng ta hãy nghĩ về tất cả những đứa trẻ ở nhiều nơi trên thế giới không thể đến trường mà thay vào đó bị khai thác trong các hầm mỏ, cánh đồng và cơ sở đánh cá, bị mua và bán bởi những kẻ buôn người để lấy nội tạng, bị sử dụng và lạm dụng trên đường phố của chúng ta bởi nhiều người, kể cả các Kitô hữu, những người đã đánh mất ý thức về sự thánh thiêng của chính họ và của người khác. Giống như cô gái trẻ với thân hình mảnh khảnh, chúng con đã gặp một buổi tối ở Rôma trong khi những người đàn ông trong những chiếc xe sang trọng xếp hàng để khai thác cô. Cô có thể chỉ bằng tuổi con cái họ. Bạo lực này có thể tạo ra sự mất cân bằng nào trong cuộc sống của tất cả những phụ nữ trẻ, những người chỉ cảm nghiệm được sự áp bức, cao ngạo và thờ ơ của những người, ngày đêm, tìm kiếm họ, sử dụng và khai thác họ, chỉ để sau đó vứt họ trở lại đường phố, làm con mồi cho tên lái buôn cuộc sống con người tiếp theo?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, hãy rửa sạch đôi mắt để chúng con nhìn thấy khuôn mặt của Chúa nơi anh chị em của chúng con, nhất là nơi tất cả những đứa trẻ, ở nhiều nơi trên thế giới, đang sống trong nghèo đói và bẩn thỉu. Các trẻ em bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc, học hành và hồn nhiên. Những em nhỏ bị sử dụng như hàng hóa rẻ tiền, mua và bán mặc ý. Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương xót và cảm thương thế giới bệnh hoạn này. Hãy giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp của phẩm giá chúng con và của những người khác, như những con người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy”: khuôn mặt của những đứa trẻ vô tội đang xin chúng con giúp đỡ; các bất công xã hội; phẩm giá cố hữu của con người đang bị vi phạm.
Chặng thứ bảy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
“Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2:23)
Suy niệm:
Xung quanh ta, ta thấy người ta khát mong trả thù xiết bao! Xã hội của chúng ta ngày nay đã đánh mất giá trị tha thứ vĩ đại, một hồng phúc không gì sánh kịp, một phương thuốc chữa lành các vết thương, nền tảng của hòa bình và chung sống của con người. Trong một xã hội nơi sự tha thứ bị coi là yếu đuối, Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con không dừng lại ở vẻ bề ngoài. Không bằng lời nói, mà bằng gương sáng của Chúa. Đối với những người đã hành hạ Chúa, Chúa hỏi: Tại sao các ông lại bách hại tôi?” Vì Chúa biết rất rõ rằng công lý chân thực không bao giờ có thể dựa trên sự thù hận và trả thù. Xin giúp chúng con có khả năng xin, và ban sự tha thứ.
Cầu nguyện:
“Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Lạy Chúa, Chúa cũng mang gánh nặng bị kết án, từ chối, bỏ rơi và đau khổ do những người đã gặp Chúa, lắng nghe Chúa và theo Chúa. Khi biết chắc chắn rằng Chúa Cha không bỏ rơi Chúa, Chúa đã tìm thấy sức mạnh để chấp nhận thánh ý của Người bằng cách ban phát sự tha thứ, tình yêu và hy vọng cho những người ngày nay, giống như Chúa, đang bước đi cùng một nẻo đường bị chế giễu, khinh bỉ, nhạo báng, từ bỏ, phản bội và cô đơn .
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con an ủi”: những người cảm thấy bị xúc phạm và bị nhục mạ; những người cảm thấy bị phản bội và sỉ nhục; những người cảm thấy bị phán xét và lên án.
Chặng thứ tám: Chúa Giêsu gặp gỡ các phụ nữ
"Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28)
Suy niệm:
Tình hình xã hội, kinh tế và chính trị của di dân và nạn nhân của nạn buôn người thách thức và làm chúng ta bối rối. Chúng ta phải có lòng can đảm, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô kiên quyết chủ trương, để tố cáo nạn buôn người như tội ác chống lại loài người. Tất cả chúng ta, và các Kitô hữu nói riêng, phải nhận ra rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, và tất cả chúng ta có thể và phải là một phần của giải pháp. Tất cả chúng ta, nhưng trước hết các phụ nữ, đang được thách thức trở nên can đảm. Can đảm trong việc biết cách nhìn và hành động, như các cá nhân và như một cộng đồng. Chỉ bằng cách hợp nhất trong nghèo đói, chúng ta mới có thể biến nó thành một kho báu vĩ đại, có khả năng thay đổi cách tiếp cận của người ta và giảm bớt các đau khổ của nhân loại. Người nghèo, người nước ngoài, người khác, không nên bị coi như kẻ thù để bác bỏ và chống lại, mà là anh chị em cần được chào đón và giúp đỡ. Họ không phải là vấn đề, nhưng là một nguồn tài nguyên quý giá cho các kinh thành kiên cố của chúng ta, nơi thịnh vượng và tiêu thụ không làm giảm bớt sự kiệt lực và mệt mỏi ngày càng gia tăng của chúng ta.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin dạy chúng con nhìn bằng đôi mắt của Chúa, bằng ánh mắt chào đón và thương xót mà Chúa vốn dùng để nhìn các hạn chế và nỗi sợ hãi của chúng con. Xin giúp chúng con bắt chước Chúa trong cách chúng con xem xét các ý tưởng, hành vi và quan điểm khác nhau. Xin giúp chúng con nhận ra rằng chúng con là thành phần của cùng một gia đình nhân loại, và tìm các cách táo bạo mới mẻ để chấp nhận sự đa dạng và cùng nhau làm việc để xây dựng các cộng đồng, gia đình, giáo xứ và xã hội dân sự.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Xin giúp chúng con chia sẻ nỗi đau khổ của người khác": những người đau buồn về cái chết của những người thân yêu; những người cảm thấy khó khăn trong việc yêu cầu giúp đỡ và an ủi; những người đã kinh qua áp bức và bạo lực.
Chặng thứ chín: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
“Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt” (Is 53: 7)
Suy niệm:
Lạy Chúa, Chúa ngã xuống đất lần thứ ba, kiệt sức và bị làm nhục, dưới sức nặng của thập giá. Giống như tất cả những cô gái bị ép buộc sống trên đường phố bởi các nhóm buôn người trong chế độ nô lệ của con người. Giống như Chúa, họ không thể chịu nổi sự kiệt sức và tủi nhục khi nhìn thấy các thân thể trẻ của họ bị thao túng, lạm dụng và hủy hoại, cùng với niềm hy vọng và các ước mơ của họ. Các phụ nữ trẻ đó cảm thấy bị phân làm hai: bị lùng sục và bị sử dụng, đồng thời bị bác bỏ và lên án bởi một xã hội làm lơ một cách thuận tiện loại khai thác này, thành quả của nền văn hóa vứt bỏ của nó. Vào một trong nhiều đêm trên đường phố Rôma, con đi tìm một người phụ nữ trẻ mới đến Ý. Không thấy cô trong nhóm của cô, con liên tục gọi tên cô: "Mercy!" Trong bóng tối, con bắt gặp cảnh cô bé cuộn tròn và nửa ngủ nửa tỉnh bên hè phố. Khi nghe con gọi, cô tỉnh dậy và nói rằng cô không thể tiếp tục chịu đựng được nữa. "Tôi không thể chịu đựng được nữa", cô tiếp tục lặp lại. Con nghĩ tới mẹ cô. Nếu bà biết chuyện gì đã xảy ra với con gái bà, hẳn bà sẽ bật khóc.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, đã bao lần Chúa hỏi chúng con câu hỏi gây bối rối này: "Em trai của con đang ở đâu? Em gái của con đang ở đâu?" Đã bao nhiêu lần Chúa nhắc nhở chúng con rằng tiếng khóc xé lòng của họ đã thấu tới Chúa? Xin giúp chúng con chia sẻ nỗi khổ của tất cả những người bị coi là đồ bỏ. Thật quá dễ dàng lên án người ta và những tình huống khó khăn xúc phạm đến cảm thức tao nhã giả tạo của chúng con. Nhưng chấp nhận trách nhiệm của chúng con trong tư cách cá nhân, chính phủ và cộng đồng Kitô giáo là điều không dễ dàng bằng.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sức mạnh và lòng can đảm để từ bỏ": sự bóc lột và sỉ nhục mà nhiều bạn trẻ phải đối diện; sự thờ ơ và im lặng của nhiều Kitô hữu; các luật lệ bất công thiếu nhân tính và liên đới.
Chặng thứ mười: Chúa Giêsu bị lột áo quần
“Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Cl 3:12)
Suy niệm:
Tiền bạc, tiện nghi, quyền lực. Đây là những ngẫu thần của mọi thời đại. Nhất là thời của chúng ta, một thời có thể huênh hoang về sự tiến bộ to lớn trong việc thừa nhận các quyền cá nhân. Mọi sự đều có thể được mua, kể cả thân thể của các vị thành niên, bị lột mất phẩm giá của họ và hy vọng cho tương lai. Chúng ta đã quên mất tính trung tâm của con người nhân bản, phẩm giá, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi người nam nữ. Dù trong khi thế giới đang xây dựng những bức tường và rào cản, chúng ta muốn nhìn nhận và cảm ơn tất cả những ai bằng nhiều cách khác nhau trong những ngày tháng này đã liều mạng sống của họ, nhất là ở Địa Trung Hải, để cứu sống nhiều gia đình đi tìm sự an toàn và cơ hội. Các con người nhân bản chạy trốn nghèo đói, độc tài, thối nát và nô dịch.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp và sự phong phú nơi mọi người và nơi mọi dân tộc như một hồng phúc độc đáo của Chúa, đặt chúng để phục vụ toàn bộ xã hội chứ không bị sử dụng cho lợi nhuận hoặc lợi ích cá nhân của chúng con. Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn để gương sáng và lời dạy của Chúa về lòng thương xót và tha thứ, về sự khiêm nhường và kiên nhẫn, làm chúng con trở thành nhân bản hơn, và nhờ đó, trở thành Kitô hữu hơn.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những tấm lòng thương xót": khi phải đối diện với lòng ham muốn hưởng lạc, quyền lực và tiền bạc; khi phải đối diện với những bất công giáng xuống người nghèo và người yếu thế; khi phải đối diện với những ảo tưởng phát sinh từ lợi ích bản thân.
Chặng thứ mười một: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập giá
“Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm "(Lc 23:34)
Suy niệm:
Xã hội của chúng ta tuyên bố bình đẳng về quyền lợi và phẩm giá cho mọi con người nhân bản. Tuy nhiên, nó thực hành và dung dúng sự bất bình đẳng. Nó thậm chí chấp nhận các hình thức bất bình đẳng cực đoan. Đàn ông, đàn bà và trẻ em bị mua bán bởi những lái buôn người mới. Các nạn nhân của nạn buôn người sau đó bị người khác lợi dụng. Và cuối cùng, họ bị vứt bỏ, bị loại bỏ như những hàng hóa vô giá trị. Có bao nhiêu người đang trở nên giàu có hơn bằng cách nuốt chửng máu thịt của người nghèo?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, có bao nhiêu người đàn ông và đàn bà ngay ngày hôm nay đang bị đóng đinh, các nạn nhân của sự bóc lột tàn bạo, lột hết phẩm giá, tự do và hy vọng cho tương lai! Tiếng kêu cứu của họ thách thức chúng con như các cá nhân, chính phủ, xã hội và Giáo hội. Làm thế nào chúng con lại có thể tiếp tục đóng đinh Chúa bằng sự đồng lõa của chúng con trong việc buôn bán người? Xin ban cho chúng con đôi mắt để nhìn và một trái tim để cảm nhận sự đau khổ của tất cả những ai ngày nay cũng đang bị đóng đinh bởi các hệ thống sống và tiêu thụ của chúng con.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin thương xót": những người mới bị đóng đinh trên khắp thế giới ngày nay; những người trong xã hội ban hành luật pháp và thực thi quyền lực; những người không thể tha thứ và không thể yêu thương.
Chặng thứ mười hai: Chúa Giêsu chết trên Thập giá
"Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa lại từ bỏ con?" (Mc 15, 34)
Suy niệm:
Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa cũng mang sức nặng của sự khinh miệt, nhạo báng, lăng mạ, bạo lực, bỏ rơi và thờ ơ. Chỉ có Mẹ Maria, Mẹ của Chúa và một vài phụ nữ khác ở lại với Chúa như là nhân chứng cho sự đau khổ và cái chết của Chúa. Xin cho tấm gương của họ gợi hứng cho chúng con biết cam kết sát cánh với tất cả những người chết ngày hôm nay trên các đồi Canvariô khắp thế giới: trong các trại chuyển tiếp, trên những con thuyền bị từ chối vào cảng an toàn, tại các nơi tạm trú, những điểm nóng và căn trại cho các công nhân thời vụ, giữa các cuộc đàm phán kéo dài về điểm đến cuối cùng của họ.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa: xin giúp chúng con trở thành những người hàng xóm thực sự cho những người mới bị đóng đinh và tuyệt vọng trong thế giới ngày nay. Xin dạy chúng con lau nước mắt cho họ, an ủi họ, thậm chí như Chúa được an ủi bởi sự hiện diện của Mẹ Maria và các người phụ nữ khác ở dưới chân thập giá của Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con tự do hiến thân": cho tất cả những ai đau khổ vì bất công, thù hận và báo thù; cho tất cả những ai bị vu khống và kết án một cách bất công; cho tất cả những ai cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và bị sỉ nhục.
Chặng thứ mười ba: Chúa Giêsu được đưa xuống khỏi thập giá
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác"(Ga 12,24)
Suy niệm:
Trong thời đại tin tức chớp nhoáng này, ai còn nhớ hai mươi sáu phụ nữ trẻ Nigeria bị chết đuối và đám tang của họ được tổ chức ở Salerno? Đồi Canvariô của họ thật dài và khó khăn. Đầu tiên là băng qua sa mạc Sahara, chen chúc trong những chiếc xe buýt xiêu vẹo. Sau đó, họ bị buộc phải ở trong các trại giam đáng sợ ở Libya. Cuối cùng là nhảy xuống biển, nơi họ chết ngay ngoài cổng "miền đất hứa". Hai trong số họ đang mang trong mình hồng phúc sự sống mới, những đứa con sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cái chết của họ, giống như cái chết của Chúa Giêsu lúc được đưa xuống khỏi Thập giá, không phải là vô ích. Chúng ta giao phó tất cả các mạng sống này cho lòng thương xót của Thiên Chúa, Cha chúng ta và Cha của tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ, tuyệt vọng và bị hạ phẩm giá.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, vào giờ này, chúng con nghe thấy lời kêu than của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Lampedusa, địa điểm của cuộc tông du đầu tiên của ngài: "Có ai khóc chưa?" Và bây giờ sau vô số vụ đắm tàu, chúng con tiếp tục kêu than: "Có ai khóc chưa?" Chúng con tự hỏi, có ai khóc trước hai mươi sáu quan tài xếp hàng và phủ đầy hoa hồng trắng đó? Chỉ có năm trong số những người phụ nữ này đã được nhận diện. Không tên hay không, tất cả bọn họ đều là con gái và em gái của chúng con. Tất cả đều đáng được tôn trọng và tưởng nhớ. Họ kêu gọi chúng con - các tổ chức của chúng con, chính quyền của chúng con và mỗi chúng con nhận trách nhiệm vì đã im lặng và thờ ơ.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin cho chúng con cùng khóc": trước đau khổ của người khác; trước mọi quan tài không tên đó; trước nước mắt của rất nhiều bà mẹ.
Chặng thứ mười bốn: Chúa Giêsu được táng trong mộ
"Thế là đã hoàn tất!" (Ga 19:30)
Suy niệm:
Sa mạc và biển cả đã trở thành nghĩa trang mới của thế giới chúng ta. Những cái chết khiến chúng ta không nói nên lời. Tuy nhiên, trách nhiệm phải được lãnh nhận. Người ta để anh chị em của họ chết: đàn ông, đàn bà, trẻ em mà chúng ta không thể, hoặc không chịu cứu. Trong khi các chính phủ, tự giam mình trong các cung điện quyền lực của họ, tranh luận, thì sa mạc Sahara chứa đầy xương của những người đàn ông và đàn bà không thể sống thoát sự suy kiệt, đói và khát. Biết bao nỗi đau liên quan đến những cuộc xuất hành mới này! Biết bao sự tàn nhẫn đã gây ra cho những người chạy trốn khỏi quê hương của họ: trong những chuyến đi tuyệt vọng của họ, trong sự tống tiền và tra tấn mà họ chịu đựng, trên biển khơi đã trở thành mộ huyệt nước.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra rằng tất cả chúng con đều là con cái của một Cha. Xin cho cái chết của Con Chúa là Chúa Giêsu ban cho các nhà lãnh đạo và các nhà lập pháp của các quốc gia ý thức được vai trò họ phải đóng trong việc bảo vệ mọi người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.
KẾT THÚC:
Chúng ta muốn kể lại câu chuyện của Favour, một bé thơ mới chín tháng, rời Nigeria với cha mẹ còn trẻ của em, những người đi tìm một tương lai tốt hơn ở châu Âu. Trong cuộc hành trình lâu dài và nguy hiểm ở Địa Trung Hải, cha và mẹ em đã chết cùng với hàng trăm người khác từng dựa vào những tên buôn người vô đạo đức để đến vùng đất hứa. Chỉ một mình Favour sống sót; giống như Môsê, em đã được vớt khỏi biển nước. Ước gì đời em trở thành ánh sáng hy vọng trên nẻo đường hướng tới một nhân loại huynh đệ hơn.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, khi kết thúc đường thập giá của Chúa, chúng con xin Chúa dạy chúng con tỉnh táo, cùng với Mẹ của Chúa và các người phụ nữ đứng cạnh Chúa trên Đồi Canvariô, chờ đợi sự phục sinh của Chúa. Xin cho nó trở thành ngọn hải đăng hy vọng, hân hoan, sự sống mới, tình huynh đệ, sự chấp nhận và hiệp thông giữa các dân tộc, tôn giáo và hệ thống luật pháp. Ngõ hầu, mọi con trai và con gái của loài người sẽ thực sự được công nhận trong phẩm giá làm con trai và con gái của Thiên Chúa, và không bao giờ bị đối xử như các nô lệ nữa.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN