Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 08/04/2019: Ai phát minh ra việc Đi đàng Thánh Giá
08/04/2019 12:00:00 SA
1. Câu chuyện: Ai phát minh ra việc Đi đàng Thánh Giá
Đi đàng Thánh Giá là một cử hành Phụng Vụ không thể thiếu được trong suốt năm, đặc biệt là trong Mùa Chay ở bất cứ nơi nào trên thế giới có sự hiện diện của Giáo Hội. Có cả những cuộc đi đàng Thánh Giá được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới như buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là ai đã là người phát minh ra việc Đi đàng Thánh Giá. Tờ Aleteia số ra ngày 8 tháng Ba vừa qua có câu trả lời cho câu hỏi thú vị này. Xin quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Như Ý.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, một trong những hình thức thể hiện lòng đạo đức bình dân phổ biến nhất đã vượt qua thử thách của thời gian là việc Đi đàng Thánh Giá (tiếng Latin là Via Crucis /vjaˈ - kɾu.sis/). Đàng Thánh Giá bao gồm một số “chặng”, dọc theo đó ta có thể lần theo trong tâm hồn mình những bước chân của Chúa Giêsu Kitô trong Cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
Theo một truyền thống có từ ngàn xưa, sau khi Chúa chịu khổ hình, hàng ngày Đức Mẹ đã lang thang qua các địa điểm nơi Chúa Giêsu, Con Mẹ, đã phải chịu nhục hình, vác thánh giá, chịu chết và phục sinh vinh hiển. Nhiều truyền thống khác cũng cả quyết rằng hàng ngày Đức Maria đều đi hết con đường Chúa Giêsu đã đi lên Núi Sọ.
Tuy nhiên, tin tưởng truyền thống này vẫn chưa tạo ra một lòng sùng kính phổ biến trong toàn Giáo Hội với những lời cầu nguyện và các “chặng” cụ thể như ta thấy ngày nay. Khi thực hiện điều này, Đức Mẹ chỉ đơn giản là cố gắng làm sống lại những sự kiện mạnh mẽ trong cuộc thương khó Chúa Giêsu và giữ những hoài niệm này trong lòng Mẹ, cũng như suy đi nghĩ lại về những biến cố đã xảy ra với Mẹ từ khi Thiên thần truyền tin cho đến khi Mẹ phải đứng dưới chân thánh giá chứng kiến cái chết của Con Mẹ.
Theo Bách khoa toàn thư Công Giáo, mãi đến vài thế kỷ sau đó, vào đầu thế kỷ thứ năm, Thánh Petronius, Giám mục thành Bologna bên Ý, đã cho xây dựng các nhà nguyện được kết nối với nhau tiêu biểu cho các đền thờ quan trọng hơn tại Giêrusalem, là nơi mà không phải các tín hữu nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện các chuyến hành hương thăm viếng. Ngài gọi các nhà nguyện này là các “stazione” / stá-zi-ố-nề/ hay các “chặng”. Đây có lẽ được coi là mầm mống mà các “chặng” được phát triển sau đó, mặc dù có thể chắc chắn rằng trước thế kỷ thứ 15 không có gì có thể được gọi là Đàng Thánh Giá theo nghĩa chúng ta hiểu hiện nay.
Đến thời Trung cổ, Thánh địa trở thành một khu vực đầy biến động và những người hành hương không dễ dầu gì có thể đến các đền thờ có các di tích cuộc thương khó Chúa Kitô. Do đó, các tu sĩ dòng Phanxicô và những người khác trên khắp châu Âu đã bắt đầu xây dựng các nhà nguyện và các đền thờ mô phỏng các địa điểm ở Giêrusalem. Cụ thể, Chân Phước Álvaro thành Córdoba, linh mục dòng Đa Minh, đã truyền bá lòng sùng kính cuộc thương khó Chúa ở Âu châu, bắt đầu ở Cordoba, nơi ngài dựng lên những nhà nguyện nhỏ có phong cách tương tự như các chặng đàng thánh giá hiện đại.
Theo cha William Saunders, “Ông William Wey, một người hành hương người Anh, đã viếng thăm Thánh địa vào năm 1462 và được coi là người đã dùng thuật ngữ ‘stations’, tức là ‘chặng’, lần đầu tiên khi ông mô tả cách những người hành hương lần theo các bước của Chúa Kitô trong cuộc thương khó. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong Anh ngữ và cuối cùng đã được dùng để chỉ những cảnh được thiết lập trong nhà thờ.
Đến thế kỷ 17, các tu sĩ dòng Phanxicô muốn dựng lên những chặng này bên trong những bức tường của nhà thờ nên nộp đơn xin phép Tòa Thánh. Kèm theo đơn xin phép, các ngài còn muốn Đức Thánh Cha ban những ân xá cho các tín hữu viếng các chặng này tương tự như những ân xá vẫn được ban cho những người hành hương đến Giêrusalem. Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ 11, được ơn soi sáng, đã đánh giá cao sáng kiến này và chấp nhận tất cả các yêu cầu trên, mở đường cho các chặng Đàng Thánh Giá như chúng ta thấy ngày nay.
Do đó, các nhà sử học không thể tuyên dương một cá nhân đặc biệt nào phát minh ra việc đi Đàng Thánh Giá. Nhiều cá nhân thánh thiện khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ, bắt đầu với Đức Trinh Nữ Maria, đã đóng góp vào sáng kiến quan trọng này khi các ngài lần theo các bước chân của Chúa Giêsu Kitô, chiêm nghiệm Cuộc Khổ Nạn và cái chết của Người. Đó là một truyền thống đẹp đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 diễn tả như sau:
“Đàng Thánh Giá mời gọi tất cả chúng ta và đặc biệt là các gia đình chiêm ngưỡng Chúa Kitô chịu đóng đinh để có sức mạnh vượt qua những khó khăn. Thập giá của Chúa Kitô là dấu hiệu tối cao của tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi người nam nữ.”
Ngài ghi nhận rằng biết bao người đã được ơn trở lại nhờ cử hành Phụng Vụ đáng quý này.
2. Thánh lễ tại Santa Marta 4/4/2019: Hãy cầu nguyện với lòng can đảm
“Hãy cầu nguyện với lòng can đảm, với sự thẳng thắn và trực tiếp, đặc biệt là trong Mùa Chay”, Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 4 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cầu nguyện là một trong ba phương thế hữu hiệu để gặp gỡ Chúa trong Mùa Chay, bên cạnh việc ăn chay và làm các việc bác ái.
“Cần nhiều can đảm để cầu nguyện. Và chúng ta thường rất là dửng dưng. Cầu nguyện thật là thế này: là thưa với Chúa. Và khi tôi cần Ngài can thiệp, tôi cần phải cầu nguyện với lòng can đảm. Khi có một mục tiêu cụ thể nào đó, người đời thường sử dụng một thành ngữ mà tôi thực sự rất thích: đó là ‘Ce la metto tutta’ – ‘Tôi nói huỵch tẹt mọi thứ’. Nhưng có lẽ có người còn nghi ngờ: ‘Tôi làm như thế, nhưng làm sao tôi biết Chúa có lắng nghe tôi hay không?’ Chúng ta có một sự chắc chắn này: đó là Chúa Giêsu. Ngài là Đấng cầu bầu tuyệt vời cho chúng ta.”
Đức Thánh Cha cho biết cầu nguyện đòi hỏi sự thẳng thắn - sự táo bạo nói năng không ngại ngùng - để thân thưa cùng Chúa với lòng can đảm.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những ví dụ về một số nhân vật trong Kinh thánh, như những tấm gương xuất sắc về cầu nguyện: đó là ông Môisê, Tổ phụ Áp-ra-ham, bà Hannah và người phụ nữ xứ Canaan.
Ngài nói rằng họ đã thành thật thưa cùng Chúa để đạt được mong muốn của mình. Đôi khi, chúng ta thấy những người này đấu tranh với Chúa như thế nào để có được những thứ họ muốn đến mức chúng ta nghĩ như thể họ đang vật lộn với Chúa, nhưng cuối cùng họ đã đạt được những điều họ yêu cầu.
Đức Thánh Cha nói họ cầu nguyện rất mạnh mẽ bởi vì họ có niềm tin rằng Chúa có thể thực hiện mong muốn của họ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở các tín hữu rằng Chúa Giêsu đã lên Thiên đàng và cầu bầu cho chúng ta trước Chúa Cha, như Ngài đã hứa cùng thánh Phêrô trước Cuộc Khổ Nạn.
“Chúa Giêsu chuyển cầu cho chúng ta, trong thời điểm này. Và khi tôi cầu nguyện - cho dù tôi xác tín hay cầu nguyện như một người mặc cả, hay một người nói lắp bắp, hoặc một người đấu tranh với Chúa - thì chính Ngài là người cầu bầu cùng Chúa Cha cho tôi. Chúa Giêsu không cần nói gì trước Chúa Cha: Ngài chỉ cần trưng ra những vết thương Ngài đã phải chịu. Chúa Cha nhìn thấy vết thương của Ngài và ban phát ân sủng cho chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta cầu nguyện cùng Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là lòng can đảm của chúng ta. Chúa Giêsu là bảo đảm của chúng ta, là Đấng trong thời điểm này đang chuyển cầu cho chúng ta.”
3. Nên hiểu thế nào về nhận xét đừng “chiêu dụ tín đồ” của Đức Thánh Cha tại Marốc? Nhận định của Edward Petin
Sáng Chúa Nhật 31 tháng Ba, lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô của giáo phận Rabat.
Trong diễn từ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, Đức Thánh Cha đã đưa ra nhận xét rằng: “con đường truyền giáo không phải là con đường chiêu dụ tín đồ.”
Nhận xét này gây ra nhiều tranh cãi. Edward Pentin của hệ thống truyền hình EWTN của Công Giáo Hoa Kỳ có bài bình luận nhan đề “What Did Pope Francis Mean By His Remarks About ‘Proselytism?’” Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn nói gì trong nhận xét về việc “chiêu dụ tín đồ” đăng trên tờ National Catholic Register hôm 1 tháng Tư..
Hôm Chúa Nhật Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi cộng đoàn nhỏ bé các tín hữu ở Marốc đừng chiêu dụ tín đồ người Hồi giáo ở nước này, khi nhắc nhớ những lời của Đức Bênêđíctô XVI rằng Giáo Hội không phát triển thông qua việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự lôi cuốn, thông qua các chứng tá.
Những lời bình luận của ngài, được đưa ra trong một cuộc gặp gỡ với các linh mục và tu sĩ tại nhà thờ chính tòa của Rabat, đã gây ra một số lớn các phản ứng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Đó là một hình thức Đừng-Truyền giáo mới”, một quan sát viên nhận xét cay đắng trong một tweet, trong khi một người khác nhận xét rằng ông đã hiểu những lời của Đức Giáo Hoàng là từ nay chúng ta hãy phớt lờ Đại Mệnh Lệnh của Chúa Giêsu: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28: 19)
Một linh mục nói với National Catholic Register rằng ngài cảm thấy nhận xét này chỉ là một sự tiếp nối những “mơ hồ liên tục” từ Đức Giáo Hoàng, và tự hỏi “làm thế nào điều này lại có thể được thông truyền cho một Giáo Hội đang bị bách hại?”
Nhưng khi được đọc trong bối cảnh, những lời của Đức Phanxicô không phải là những lời gây tranh cãi như nhiều báo cáo của các phương tiện truyền thông nghĩ.
Chẳng hạn, Đức Thánh Cha không hề khuyên các tín hữu đừng cải đạo người khác để tăng số lượng bé nhỏ của mình, như hàm ý của một số tường trình báo chí.
Đoạn liên quan trong diễn từ của ngài là:
“Sứ mệnh của chúng ta như những người được rửa tội, các linh mục và những người nam nữ tận hiến, không thực sự được xác định bởi số lượng hoặc chiều kích không gian mà chúng ta chiếm giữ, mà là bởi khả năng của chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi và đánh thức sự ngạc nhiên và lòng trắc ẩn. Chúng ta làm điều này bằng cách sống như các môn đệ của Chúa Giêsu, ở giữa những người mà chúng ta chia sẻ cuộc sống hàng ngày, niềm vui và nỗi buồn, đau khổ và hy vọng (x. Evangelii Gaudium - Hiến chế Mục vụ Giáo Hội trong thế giới đương đại, 1). Nói cách khác, con đường truyền giáo không phải là con đường chiêu dụ tín đồ. Xin vui lòng nhớ nhé, những nẻo đường này không phải là những con đường chiêu dụ tín đồ! Chúng ta hãy nhớ lại lời Đức Bênêđíctô XVI đã từng nói: ‘Giáo Hội không phát triển thông qua việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự lôi cuốn, thông qua các chứng tá’ [Một bài giảng vào năm 2007]. Những nẻo đường truyền giáo không phải là những nẻo đường của chiêu dụ tín đồ, vì những nẻo đường như thế luôn luôn chỉ dẫn đến đường cùng, nhưng những nẻo đường ấy phải là cách chúng ta sống với Chúa Giêsu và với những người khác.”
Trong đoạn trước đó, đoạn dẫn nhập, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Chúa Giêsu “mời gọi chúng ta đến với một sứ vụ.” và “Ngài đặt chúng ta vào giữa xã hội như một nắm men: men của Các Mối Phúc Thật và tình huynh đệ, theo đó, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều có thể tham gia làm cho Nước Ngài trị đến.”
Ngài nói tiếp rằng “Trong bối cảnh này, tôi nhớ lại lời khuyên của Thánh Phanxicô với các anh em ngài khi ngài sai họ đi: ‘Hãy đi và rao giảng Tin Mừng: và nếu cần thiết, thì dùng cả lời lẽ [mà biện giải]’”.
Điều đáng chú ý rằng Đức Giáo Hoàng đã không sử dụng một trong hai từ “evangelization” - “truyền giáo” hay “conversion” - “cải đạo” trong diễn từ của ngài. Những thắc mắc chỉ nổi lên xung quanh định nghĩa của từ “proselytism” - “chiêu dụ tín đồ”.
Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa từ “proselyte” là “một người đã chuyển đổi từ một quan điểm, tôn giáo, hoặc một đảng phái khác,” nhưng nhiều người xem “proselytism” – “chiêu dụ tín đồ” - nghĩa là ép buộc hoặc áp lực cải đạo. Vậy Đức Giáo Hoàng muốn nói gì với từ này?
Định nghĩa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Massimo Borghesi, tác giả cuốn “The Mind of Pope Francis: Jorge Mario Bergoglio’s Intellectual Journey” – “Suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: hành trình tri thức của Jorge Mario Bergoglio”, nói với tờ National Catholic Register hôm 01 tháng Tư rằng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, chiêu dụ tín đồ “cho thấy một lòng nhiệt thành nhưng thiếu thương xót, được linh hoạt bằng ý chí muốn thủ đắc quyền lực hơn là lòng mong muốn giao tiếp với Chúa Kitô.”
Ông nói thêm rằng “trái lại, một chứng tá nhân bản thật sự về tình yêu đối với tha nhân, như chứng tá của Mẹ Teresa đối với người Ấn Giáo ở Ấn Độ, có khả năng thu hút những con tim, khơi dậy lòng kính trọng đối với các tín hữu Kitô, đối với những con cái của Chúa Kitô.”
Borghesi cũng nhắc đến các vị tử đạo ở thành Tibhirine, là những tu sĩ đã bị những người Hồi giáo Algeria giết vào năm 1996. Các vị là những người “sản sinh lòng yêu mến và ngưỡng mộ đối với đức tin Kitô nơi rất nhiều người Hồi giáo” - một ví dụ khác được ông đề cập đến là Chân phước Charles de Foucauld, sống ở thế kỷ 20, là một nhà truyền giáo người Pháp cũng bị giết ở Algeria trước đó, vào năm 1916, và được Đức Bênêđíctô XVI tuyên Chân Phước vào năm 2005.
“Kitô giáo trong những thế kỷ đầu tiên được mở mang bằng cách thu hút, cả trong những thời kỳ khi danh Chúa Kitô không thể được thốt ra,” ông nói thêm. “Đức Thánh Cha Phanxicô không làm gì khác hơn là nhắc lại một kinh nghiệm cơ bản của Giáo Hội”. Theo Borghesi, những người nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đang cổ vũ cho một thứ “thần học sai trái” cho thấy họ “không hiểu gì.”
“Không ai trong số các vị giáo hoàng cuối cùng, từ Đức Gioan Phaolô II [xem một bản tuyên ngôn vào năm 1987, trong đó ngài bác bỏ ‘mọi hình thức chiêu dụ tín đồ’] đến Đức Bênêđíctô XVI, nói rằng bạn cần phải đi đến những vùng đất Hồi giáo để dạy giáo lý cho người cho những người theo đạo Hồi,” ông nói. “Vấn đề không phải chỉ là chúng ta không có cơ hội nhưng cũng vì sự tôn trọng. Giáo hội Chính thống cũng yêu cầu một sự tôn trọng tương tự nơi những người Công Giáo đến với các quốc gia có truyền thống gắn bó với Chính thống giáo.”
Nhưng Thánh Phanxicô thành Assisi có đồng ý với đường lối này không? Theo Thánh Bonaventura, Thánh Phanxicô đã đến thăm Quốc Vương Ai Cập Malek al-Kamil 800 năm trước đây “để chỉ cho nhà vua và các cận thần của nhà vua con đường cứu rỗi và công bố chân lý của sứ điệp Tin Mừng”.
Thánh Bonaventura ghi lại rằng Thánh Phanxicô đã rao giảng Tin Mừng cho nhà vua theo cách mà Quốc vương al-Kamil không cảm thấy bị xúc phạm, nhưng có thể thấy tình yêu tuôn chảy từ vị thánh và ngạc nhiên trước sự táo bạo của ngài.
Đi đàng Thánh Giá là một cử hành Phụng Vụ không thể thiếu được trong suốt năm, đặc biệt là trong Mùa Chay ở bất cứ nơi nào trên thế giới có sự hiện diện của Giáo Hội. Có cả những cuộc đi đàng Thánh Giá được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới như buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là ai đã là người phát minh ra việc Đi đàng Thánh Giá. Tờ Aleteia số ra ngày 8 tháng Ba vừa qua có câu trả lời cho câu hỏi thú vị này. Xin quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Như Ý.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, một trong những hình thức thể hiện lòng đạo đức bình dân phổ biến nhất đã vượt qua thử thách của thời gian là việc Đi đàng Thánh Giá (tiếng Latin là Via Crucis /vjaˈ - kɾu.sis/). Đàng Thánh Giá bao gồm một số “chặng”, dọc theo đó ta có thể lần theo trong tâm hồn mình những bước chân của Chúa Giêsu Kitô trong Cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
Theo một truyền thống có từ ngàn xưa, sau khi Chúa chịu khổ hình, hàng ngày Đức Mẹ đã lang thang qua các địa điểm nơi Chúa Giêsu, Con Mẹ, đã phải chịu nhục hình, vác thánh giá, chịu chết và phục sinh vinh hiển. Nhiều truyền thống khác cũng cả quyết rằng hàng ngày Đức Maria đều đi hết con đường Chúa Giêsu đã đi lên Núi Sọ.
Tuy nhiên, tin tưởng truyền thống này vẫn chưa tạo ra một lòng sùng kính phổ biến trong toàn Giáo Hội với những lời cầu nguyện và các “chặng” cụ thể như ta thấy ngày nay. Khi thực hiện điều này, Đức Mẹ chỉ đơn giản là cố gắng làm sống lại những sự kiện mạnh mẽ trong cuộc thương khó Chúa Giêsu và giữ những hoài niệm này trong lòng Mẹ, cũng như suy đi nghĩ lại về những biến cố đã xảy ra với Mẹ từ khi Thiên thần truyền tin cho đến khi Mẹ phải đứng dưới chân thánh giá chứng kiến cái chết của Con Mẹ.
Theo Bách khoa toàn thư Công Giáo, mãi đến vài thế kỷ sau đó, vào đầu thế kỷ thứ năm, Thánh Petronius, Giám mục thành Bologna bên Ý, đã cho xây dựng các nhà nguyện được kết nối với nhau tiêu biểu cho các đền thờ quan trọng hơn tại Giêrusalem, là nơi mà không phải các tín hữu nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện các chuyến hành hương thăm viếng. Ngài gọi các nhà nguyện này là các “stazione” / stá-zi-ố-nề/ hay các “chặng”. Đây có lẽ được coi là mầm mống mà các “chặng” được phát triển sau đó, mặc dù có thể chắc chắn rằng trước thế kỷ thứ 15 không có gì có thể được gọi là Đàng Thánh Giá theo nghĩa chúng ta hiểu hiện nay.
Đến thời Trung cổ, Thánh địa trở thành một khu vực đầy biến động và những người hành hương không dễ dầu gì có thể đến các đền thờ có các di tích cuộc thương khó Chúa Kitô. Do đó, các tu sĩ dòng Phanxicô và những người khác trên khắp châu Âu đã bắt đầu xây dựng các nhà nguyện và các đền thờ mô phỏng các địa điểm ở Giêrusalem. Cụ thể, Chân Phước Álvaro thành Córdoba, linh mục dòng Đa Minh, đã truyền bá lòng sùng kính cuộc thương khó Chúa ở Âu châu, bắt đầu ở Cordoba, nơi ngài dựng lên những nhà nguyện nhỏ có phong cách tương tự như các chặng đàng thánh giá hiện đại.
Theo cha William Saunders, “Ông William Wey, một người hành hương người Anh, đã viếng thăm Thánh địa vào năm 1462 và được coi là người đã dùng thuật ngữ ‘stations’, tức là ‘chặng’, lần đầu tiên khi ông mô tả cách những người hành hương lần theo các bước của Chúa Kitô trong cuộc thương khó. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong Anh ngữ và cuối cùng đã được dùng để chỉ những cảnh được thiết lập trong nhà thờ.
Đến thế kỷ 17, các tu sĩ dòng Phanxicô muốn dựng lên những chặng này bên trong những bức tường của nhà thờ nên nộp đơn xin phép Tòa Thánh. Kèm theo đơn xin phép, các ngài còn muốn Đức Thánh Cha ban những ân xá cho các tín hữu viếng các chặng này tương tự như những ân xá vẫn được ban cho những người hành hương đến Giêrusalem. Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ 11, được ơn soi sáng, đã đánh giá cao sáng kiến này và chấp nhận tất cả các yêu cầu trên, mở đường cho các chặng Đàng Thánh Giá như chúng ta thấy ngày nay.
Do đó, các nhà sử học không thể tuyên dương một cá nhân đặc biệt nào phát minh ra việc đi Đàng Thánh Giá. Nhiều cá nhân thánh thiện khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ, bắt đầu với Đức Trinh Nữ Maria, đã đóng góp vào sáng kiến quan trọng này khi các ngài lần theo các bước chân của Chúa Giêsu Kitô, chiêm nghiệm Cuộc Khổ Nạn và cái chết của Người. Đó là một truyền thống đẹp đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 diễn tả như sau:
“Đàng Thánh Giá mời gọi tất cả chúng ta và đặc biệt là các gia đình chiêm ngưỡng Chúa Kitô chịu đóng đinh để có sức mạnh vượt qua những khó khăn. Thập giá của Chúa Kitô là dấu hiệu tối cao của tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi người nam nữ.”
Ngài ghi nhận rằng biết bao người đã được ơn trở lại nhờ cử hành Phụng Vụ đáng quý này.
2. Thánh lễ tại Santa Marta 4/4/2019: Hãy cầu nguyện với lòng can đảm
“Hãy cầu nguyện với lòng can đảm, với sự thẳng thắn và trực tiếp, đặc biệt là trong Mùa Chay”, Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 4 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cầu nguyện là một trong ba phương thế hữu hiệu để gặp gỡ Chúa trong Mùa Chay, bên cạnh việc ăn chay và làm các việc bác ái.
“Cần nhiều can đảm để cầu nguyện. Và chúng ta thường rất là dửng dưng. Cầu nguyện thật là thế này: là thưa với Chúa. Và khi tôi cần Ngài can thiệp, tôi cần phải cầu nguyện với lòng can đảm. Khi có một mục tiêu cụ thể nào đó, người đời thường sử dụng một thành ngữ mà tôi thực sự rất thích: đó là ‘Ce la metto tutta’ – ‘Tôi nói huỵch tẹt mọi thứ’. Nhưng có lẽ có người còn nghi ngờ: ‘Tôi làm như thế, nhưng làm sao tôi biết Chúa có lắng nghe tôi hay không?’ Chúng ta có một sự chắc chắn này: đó là Chúa Giêsu. Ngài là Đấng cầu bầu tuyệt vời cho chúng ta.”
Đức Thánh Cha cho biết cầu nguyện đòi hỏi sự thẳng thắn - sự táo bạo nói năng không ngại ngùng - để thân thưa cùng Chúa với lòng can đảm.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những ví dụ về một số nhân vật trong Kinh thánh, như những tấm gương xuất sắc về cầu nguyện: đó là ông Môisê, Tổ phụ Áp-ra-ham, bà Hannah và người phụ nữ xứ Canaan.
Ngài nói rằng họ đã thành thật thưa cùng Chúa để đạt được mong muốn của mình. Đôi khi, chúng ta thấy những người này đấu tranh với Chúa như thế nào để có được những thứ họ muốn đến mức chúng ta nghĩ như thể họ đang vật lộn với Chúa, nhưng cuối cùng họ đã đạt được những điều họ yêu cầu.
Đức Thánh Cha nói họ cầu nguyện rất mạnh mẽ bởi vì họ có niềm tin rằng Chúa có thể thực hiện mong muốn của họ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở các tín hữu rằng Chúa Giêsu đã lên Thiên đàng và cầu bầu cho chúng ta trước Chúa Cha, như Ngài đã hứa cùng thánh Phêrô trước Cuộc Khổ Nạn.
“Chúa Giêsu chuyển cầu cho chúng ta, trong thời điểm này. Và khi tôi cầu nguyện - cho dù tôi xác tín hay cầu nguyện như một người mặc cả, hay một người nói lắp bắp, hoặc một người đấu tranh với Chúa - thì chính Ngài là người cầu bầu cùng Chúa Cha cho tôi. Chúa Giêsu không cần nói gì trước Chúa Cha: Ngài chỉ cần trưng ra những vết thương Ngài đã phải chịu. Chúa Cha nhìn thấy vết thương của Ngài và ban phát ân sủng cho chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta cầu nguyện cùng Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là lòng can đảm của chúng ta. Chúa Giêsu là bảo đảm của chúng ta, là Đấng trong thời điểm này đang chuyển cầu cho chúng ta.”
3. Nên hiểu thế nào về nhận xét đừng “chiêu dụ tín đồ” của Đức Thánh Cha tại Marốc? Nhận định của Edward Petin
Sáng Chúa Nhật 31 tháng Ba, lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô của giáo phận Rabat.
Trong diễn từ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, Đức Thánh Cha đã đưa ra nhận xét rằng: “con đường truyền giáo không phải là con đường chiêu dụ tín đồ.”
Nhận xét này gây ra nhiều tranh cãi. Edward Pentin của hệ thống truyền hình EWTN của Công Giáo Hoa Kỳ có bài bình luận nhan đề “What Did Pope Francis Mean By His Remarks About ‘Proselytism?’” Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn nói gì trong nhận xét về việc “chiêu dụ tín đồ” đăng trên tờ National Catholic Register hôm 1 tháng Tư..
Hôm Chúa Nhật Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi cộng đoàn nhỏ bé các tín hữu ở Marốc đừng chiêu dụ tín đồ người Hồi giáo ở nước này, khi nhắc nhớ những lời của Đức Bênêđíctô XVI rằng Giáo Hội không phát triển thông qua việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự lôi cuốn, thông qua các chứng tá.
Những lời bình luận của ngài, được đưa ra trong một cuộc gặp gỡ với các linh mục và tu sĩ tại nhà thờ chính tòa của Rabat, đã gây ra một số lớn các phản ứng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Đó là một hình thức Đừng-Truyền giáo mới”, một quan sát viên nhận xét cay đắng trong một tweet, trong khi một người khác nhận xét rằng ông đã hiểu những lời của Đức Giáo Hoàng là từ nay chúng ta hãy phớt lờ Đại Mệnh Lệnh của Chúa Giêsu: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28: 19)
Một linh mục nói với National Catholic Register rằng ngài cảm thấy nhận xét này chỉ là một sự tiếp nối những “mơ hồ liên tục” từ Đức Giáo Hoàng, và tự hỏi “làm thế nào điều này lại có thể được thông truyền cho một Giáo Hội đang bị bách hại?”
Nhưng khi được đọc trong bối cảnh, những lời của Đức Phanxicô không phải là những lời gây tranh cãi như nhiều báo cáo của các phương tiện truyền thông nghĩ.
Chẳng hạn, Đức Thánh Cha không hề khuyên các tín hữu đừng cải đạo người khác để tăng số lượng bé nhỏ của mình, như hàm ý của một số tường trình báo chí.
Đoạn liên quan trong diễn từ của ngài là:
“Sứ mệnh của chúng ta như những người được rửa tội, các linh mục và những người nam nữ tận hiến, không thực sự được xác định bởi số lượng hoặc chiều kích không gian mà chúng ta chiếm giữ, mà là bởi khả năng của chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi và đánh thức sự ngạc nhiên và lòng trắc ẩn. Chúng ta làm điều này bằng cách sống như các môn đệ của Chúa Giêsu, ở giữa những người mà chúng ta chia sẻ cuộc sống hàng ngày, niềm vui và nỗi buồn, đau khổ và hy vọng (x. Evangelii Gaudium - Hiến chế Mục vụ Giáo Hội trong thế giới đương đại, 1). Nói cách khác, con đường truyền giáo không phải là con đường chiêu dụ tín đồ. Xin vui lòng nhớ nhé, những nẻo đường này không phải là những con đường chiêu dụ tín đồ! Chúng ta hãy nhớ lại lời Đức Bênêđíctô XVI đã từng nói: ‘Giáo Hội không phát triển thông qua việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự lôi cuốn, thông qua các chứng tá’ [Một bài giảng vào năm 2007]. Những nẻo đường truyền giáo không phải là những nẻo đường của chiêu dụ tín đồ, vì những nẻo đường như thế luôn luôn chỉ dẫn đến đường cùng, nhưng những nẻo đường ấy phải là cách chúng ta sống với Chúa Giêsu và với những người khác.”
Trong đoạn trước đó, đoạn dẫn nhập, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Chúa Giêsu “mời gọi chúng ta đến với một sứ vụ.” và “Ngài đặt chúng ta vào giữa xã hội như một nắm men: men của Các Mối Phúc Thật và tình huynh đệ, theo đó, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều có thể tham gia làm cho Nước Ngài trị đến.”
Ngài nói tiếp rằng “Trong bối cảnh này, tôi nhớ lại lời khuyên của Thánh Phanxicô với các anh em ngài khi ngài sai họ đi: ‘Hãy đi và rao giảng Tin Mừng: và nếu cần thiết, thì dùng cả lời lẽ [mà biện giải]’”.
Điều đáng chú ý rằng Đức Giáo Hoàng đã không sử dụng một trong hai từ “evangelization” - “truyền giáo” hay “conversion” - “cải đạo” trong diễn từ của ngài. Những thắc mắc chỉ nổi lên xung quanh định nghĩa của từ “proselytism” - “chiêu dụ tín đồ”.
Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa từ “proselyte” là “một người đã chuyển đổi từ một quan điểm, tôn giáo, hoặc một đảng phái khác,” nhưng nhiều người xem “proselytism” – “chiêu dụ tín đồ” - nghĩa là ép buộc hoặc áp lực cải đạo. Vậy Đức Giáo Hoàng muốn nói gì với từ này?
Định nghĩa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Massimo Borghesi, tác giả cuốn “The Mind of Pope Francis: Jorge Mario Bergoglio’s Intellectual Journey” – “Suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: hành trình tri thức của Jorge Mario Bergoglio”, nói với tờ National Catholic Register hôm 01 tháng Tư rằng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, chiêu dụ tín đồ “cho thấy một lòng nhiệt thành nhưng thiếu thương xót, được linh hoạt bằng ý chí muốn thủ đắc quyền lực hơn là lòng mong muốn giao tiếp với Chúa Kitô.”
Ông nói thêm rằng “trái lại, một chứng tá nhân bản thật sự về tình yêu đối với tha nhân, như chứng tá của Mẹ Teresa đối với người Ấn Giáo ở Ấn Độ, có khả năng thu hút những con tim, khơi dậy lòng kính trọng đối với các tín hữu Kitô, đối với những con cái của Chúa Kitô.”
Borghesi cũng nhắc đến các vị tử đạo ở thành Tibhirine, là những tu sĩ đã bị những người Hồi giáo Algeria giết vào năm 1996. Các vị là những người “sản sinh lòng yêu mến và ngưỡng mộ đối với đức tin Kitô nơi rất nhiều người Hồi giáo” - một ví dụ khác được ông đề cập đến là Chân phước Charles de Foucauld, sống ở thế kỷ 20, là một nhà truyền giáo người Pháp cũng bị giết ở Algeria trước đó, vào năm 1916, và được Đức Bênêđíctô XVI tuyên Chân Phước vào năm 2005.
“Kitô giáo trong những thế kỷ đầu tiên được mở mang bằng cách thu hút, cả trong những thời kỳ khi danh Chúa Kitô không thể được thốt ra,” ông nói thêm. “Đức Thánh Cha Phanxicô không làm gì khác hơn là nhắc lại một kinh nghiệm cơ bản của Giáo Hội”. Theo Borghesi, những người nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đang cổ vũ cho một thứ “thần học sai trái” cho thấy họ “không hiểu gì.”
“Không ai trong số các vị giáo hoàng cuối cùng, từ Đức Gioan Phaolô II [xem một bản tuyên ngôn vào năm 1987, trong đó ngài bác bỏ ‘mọi hình thức chiêu dụ tín đồ’] đến Đức Bênêđíctô XVI, nói rằng bạn cần phải đi đến những vùng đất Hồi giáo để dạy giáo lý cho người cho những người theo đạo Hồi,” ông nói. “Vấn đề không phải chỉ là chúng ta không có cơ hội nhưng cũng vì sự tôn trọng. Giáo hội Chính thống cũng yêu cầu một sự tôn trọng tương tự nơi những người Công Giáo đến với các quốc gia có truyền thống gắn bó với Chính thống giáo.”
Nhưng Thánh Phanxicô thành Assisi có đồng ý với đường lối này không? Theo Thánh Bonaventura, Thánh Phanxicô đã đến thăm Quốc Vương Ai Cập Malek al-Kamil 800 năm trước đây “để chỉ cho nhà vua và các cận thần của nhà vua con đường cứu rỗi và công bố chân lý của sứ điệp Tin Mừng”.
Thánh Bonaventura ghi lại rằng Thánh Phanxicô đã rao giảng Tin Mừng cho nhà vua theo cách mà Quốc vương al-Kamil không cảm thấy bị xúc phạm, nhưng có thể thấy tình yêu tuôn chảy từ vị thánh và ngạc nhiên trước sự táo bạo của ngài.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN