Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Tai tiếng lạm dụng tính dục và bàn tay của Satan - Đức Giáo Hoàng cảnh báo trong diễn từ bế mạc Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Em
25/02/2019 12:00:00 SA
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội khai mạc hôm 21 tháng Hai tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican và đã kết thúc với thánh lễ bế mạc tại hành lang Regia, trong điện Tông Tòa Vatican.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên được tổ chức tại Vatican dưới sự chủ tọa của chính Đức Thánh Cha Phanxicô và sự tham dự của 190 vị trong đó có 114 vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục là chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới. Tuy nhiên, cha Raymond de Souza, Tổng Biên Tập tạp chí của tờ Convivium của Canada nhận xét cay đắng rằng hội nghị này ít được các cơ quan truyền thông Công Giáo đề cập đến.
Khi được hỏi, một vị chủ biên một phương tiện truyền thông Công Giáo hỏi ngược lại ngài rằng: “Trong Giáo Hội thiếu gì gương lành phúc đức, nói làm chi cái chuyện nhục nhã này?”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chúng tôi khẳng định nghĩ như thế là sai!
Một ngày trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, hôm 14 tháng 8 năm 2018, bồi thẩm đoàn Pennsylvania công bố một phúc trình cho thấy 301 linh mục bị buộc tội lạm dụng tình dục hơn 1,000 trẻ em trong sáu giáo phận trực thuộc tổng giáo phận Pennsylvania.
Cần phải nói ngay rằng việc chọn ngày công bố, việc truy ngược thời gian đến 70 năm, việc cố tình lờ đi thực tế là chỉ có hai trường hợp phạm tội xảy ra sau Hiến Chương Dallas và cả hai trường hợp ấy đã được Giáo Hội báo cáo với các nhà chức trách cho thấy mầu sắc ý thực hệ của phúc trình này. Nói cách khác, người ta cố gắng vẽ nên một bức tranh tiêu cực về Giáo Hội Công Giáo như thể đây là định chế duy nhất trên thế giới này phạm vào tội lỗi lạm dụng tính dục trẻ em.
Bất chấp những áp lực của các phương tiện truyền thông, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ chỉ ra rằng đây không phải chỉ là vấn đề của Giáo Hội mà chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề phổ quát của toàn xã hội, hiện diện một cách bi thảm ở hầu hết mọi nơi, đặc biệt là trong các gia đình, và ảnh hưởng đến mọi người.
Cố nhiên, chúng ta cần phải rõ ràng rằng, bất kể ảnh hưởng nghiêm trọng của nó lên toàn bộ xã hội của chúng ta, tội lỗi xấu xa này không vì thế mà bớt đi sự khốn nạn của nó khi diễn ra trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, cần phải xác định rằng không được dùng chính cái bi kịch mà những trẻ thơ này phải trải qua này để bôi nhọ Giáo Hội Công Giáo.
Thái độ tránh né như đà điểu giấu đầu vào cát chỉ là thái độ tránh né thực tại trong khi giông tố tiếp tục vần vũ trên đầu trong kỷ nguyên kỹ thuật số khi mà những hình ảnh khiêu dâm tràn lan kinh hoàng trên thế giới.
Chúng ta phải dám đối đầu với những nguyên nhân và hậu quả của những tội ác nghiêm trọng này để tìm ra các phương thế phòng ngừa và tận diệt tội ác đang có nguy cơ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
Trong tinh thần đó, chúng tôi là Kim Thúy và Thụy Khanh xin giới thiệu với quý vị và anh chị em toàn văn diễn từ bế mạc Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội.
Mở đầu diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Khi cám ơn Chúa đã đồng hành cùng chúng ta trong những ngày này, tôi muốn cám ơn tất cả anh chị em vì tinh thần giáo hội và dấn thân cụ thể mà anh chị em đã thể hiện rất hào phóng.
Công việc của chúng ta đã khiến chúng ta nhận ra một lần nữa tầm mức nghiêm trọng của tai ương lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hiện nay, và trong lịch sử, đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong tất cả các nền văn hóa và xã hội. Chỉ trong thời gian gần đây, nó mới trở thành chủ đề của các nghiên cứu có hệ thống, nhờ những thay đổi trong dư luận liên quan đến một vấn đề trước đây được coi là một điều cấm kỵ; mọi người đều biết về sự hiện diện của nó nhưng không ai nói về nó. Tôi cũng được nhắc nhở về tập tục tôn giáo tàn ác, đã có thời lan rộng trong các nền văn hóa nhất định, trong đó người ta sát tế con người - thường là trẻ em - trong các nghi lễ ngoại giáo. Tuy nhiên, ngay cả ngày nay, số liệu thống kê về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên do nhiều tổ chức và cơ quan quốc gia và quốc tế (như WHO, UNICEF, INTERPOL, EUROPOL và các tổ chức khác) đưa ra vẫn không thể hiện được mức độ thực sự của hiện tượng này, thường bị đánh giá thấp, chủ yếu là vì nhiều trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên không được báo cáo, [1] đặc biệt là con số rất lớn diễn ra trong các gia đình.
Thực tế là hiếm khi các nạn nhân lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ. [2] Đằng sau sự miễn cưỡng này có thể có sự xấu hổ, bối rối, sợ bị trả thù, sự đa dạng của các hình thức tội lỗi, mất lòng tin vào các định chế, các hình thái chi phối văn hóa và xã hội, nhưng cũng thiếu thông tin về các dịch vụ và các phương tiện có thể giúp đỡ. Nỗi thống khổ bi thảm dẫn đến cay đắng, thậm chí tự tử hoặc đôi khi tìm cách trả thù bằng cách làm điều tương tự. Một điều chắc chắn là hàng triệu trẻ em trên thế giới là nạn nhân của nạn khai thác và lạm dụng tình dục.
Điều quan trọng ở đây là trích dẫn dữ liệu tổng thể - mà theo tôi vẫn chỉ là một phần - ở bình diện toàn cầu, [3] rồi đến các dữ liệu từ Âu Châu, Á Châu, Mỹ Châu, Phi Châu và Đại Dương Châu, để hình dung ra tầm mức nghiêm trọng và quy mô của tai ương này trong xã hội của chúng ta. [4] Để tránh các tranh cãi tiểu tiết không cần thiết, tôi xin nói ngay từ đầu rằng việc đề cập đến các quốc gia cụ thể hoàn toàn là vì mục đích trích dẫn dữ liệu thống kê được cung cấp bởi các báo cáo nói trên.
Sự thật đầu tiên xuất hiện từ các dữ liệu có trong tay là những kẻ gây ra lạm dụng, nghĩa là gây ra các hành vi bạo lực thể xác, tình dục hoặc tình cảm, chủ yếu là những bậc cha mẹ, người thân, những người chồng của các cô dâu nhi đồng, các huấn luyện viên và các giáo viên. Hơn nữa, theo dữ liệu năm 2017 của UNICEF về 28 quốc gia trên toàn thế giới, cứ 10 cô gái bị ép buộc quan hệ tình dục thì có 9 cô tiết lộ rằng họ là nạn nhân của một người quen biết hoặc là người thân trong gia đình.
Theo dữ liệu chính thức của chính phủ Mỹ, tại Hoa Kỳ, hơn 700,000 trẻ em mỗi năm là nạn nhân của các hành vi bạo lực và ngược đãi. Theo Trung tâm quốc tế về trẻ em mất tích và bị khai thác (ICMEC), cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ đã từng bị lạm dụng tình dục. Ở châu Âu, 18 triệu trẻ em là nạn nhân của lạm dụng tình dục. [5]
Tại Ý, chẳng hạn, Phúc trình Telefono Azzurro năm 2016 khẳng định rằng 68.9% các vụ lạm dụng diễn ra trong gia đình của trẻ vị thành niên. [6]
Hành vi bạo lực không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn ở các khu phố, trường học, cơ sở thể dục thể thao [7] và, đáng buồn thay, cũng trong các cơ sở giáo hội.
Nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây về hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên cũng cho thấy sự phát triển của mạng lưới điện toán toàn cầu và các phương tiện truyền thông đã góp phần làm gia tăng đáng kể các trường hợp lạm dụng và các hành vi bạo lực gây ra trên mạng. Nội dung khiêu dâm đang nhanh chóng lan truyền trên toàn thế giới thông qua mạng lưới điện toán toàn cầu. Tai ương hình ảnh khiêu dâm đã mở rộng đến mức đáng báo động, gây ra những tổn hại tâm lý và làm tổn thương mối quan hệ giữa nam và nữ, và giữa người lớn và trẻ em. Đó là một hiện tượng đang gia tăng liên tục. Điều bi thảm là, một phần đáng kể của việc sản xuất phim ảnh khiêu dâm liên quan đến trẻ vị thành niên, là những người bị vi phạm nghiêm trọng về phẩm giá của họ. Thật đáng buồn là các nghiên cứu trong lĩnh vực này ghi lại những gì đang xảy ra theo những cách thức khủng khiếp và bạo lực hơn bao giờ hết, thậm chí đến mức hành vi lạm dụng đối với trẻ vị thành niên được mua bán và xem trực tiếp qua mạng. [8]
Ở đây tôi muốn được nhắc đến Hội Nghị Thế giới được tổ chức tại Rôma về chủ đề phẩm giá trẻ em trong kỷ nguyên số, cũng như Diễn đàn đầu tiên của Liên Tôn vì Cộng đồng An toàn hơn được tổ chức với cùng chủ đề tại Abu Dhabi vào tháng 11 năm ngoái.
Một tai họa khác là du lịch tình dục. Theo dữ liệu năm 2017 do Tổ chức Du lịch Thế giới cung cấp, mỗi năm có 3 triệu người trên khắp thế giới đi du lịch để có quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên. [9] Điều đáng đề cập đến là thủ phạm của những tội ác này trong hầu hết các trường hợp thậm chí không nhận ra rằng họ đang phạm một tội hình sự.
Do đó, chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề phổ quát, hiện diện một cách bi thảm ở hầu hết mọi nơi và ảnh hưởng đến mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cần phải rõ ràng rằng, bất kể ảnh hưởng nghiêm trọng của nó lên toàn bộ xã hội của chúng ta, [10] điều xấu xa này không vì thế mà bớt đi sự khốn nạn của nó khi diễn ra trong Giáo Hội.
Sự tàn bạo của hiện tượng toàn cầu này còn trở nên nghiêm trọng và tai tiếng hơn hết trong Giáo Hội, vì nó hoàn toàn không phù hợp với thẩm quyền đạo đức và uy tín đạo đức của Giáo Hội. Những người tận hiến, được Thiên Chúa chọn để hướng dẫn các linh hồn đến với ơn cứu rỗi, lại để cho bản thân mình bị thống trị bởi sự yếu đuối hay bệnh tật của con người và do đó trở thành công cụ của Satan. Trong sự lạm dụng, chúng ta thấy bàn tay của cái ác không tha cho cả sự ngây thơ của trẻ em. Không có lời giải thích nào biện minh được cho những lạm dụng liên quan đến trẻ em. Chúng ta cần nhận ra với sự khiêm nhường và can đảm rằng chúng ta đang phải đối mặt với mầu nhiệm sự ác, đang tấn công dữ dội nhất những người dễ bị tổn thương nhất, vì họ là hình ảnh của Chúa Giêsu. Vì lý do này, Giáo Hội ngày càng nhận thức được sự cần thiết không chỉ hạn chế các trường hợp lạm dụng nghiêm trọng bằng các biện pháp kỷ luật và các tiến trình dân sự và giáo luật, mà còn phải đối đầu dứt khoát với hiện tượng này cả trong và ngoài Giáo Hội. Giáo Hội cảm thấy được mời gọi để chiến đấu với cái ác đang tấn công vào trung tâm của sứ vụ mình, đó là rao giảng Tin Mừng cho những người nhỏ bé và bảo vệ họ khỏi những con sói hung dữ.
Ở đây một lần nữa tôi khẳng định rõ ràng rằng: nếu trong Giáo Hội mà xuất hiện dù chỉ một trường hợp lạm dụng mà thôi – chứ đừng nói đến chuyện nó đã tác oai tác quái - thì trường hợp đó phải được đối diện với sự nghiêm trọng nhất. Thưa anh chị em: trong cơn giận dữ chính đáng của người dân, Giáo Hội nhìn thấy sự phản chiếu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, bị phản bội và xúc phạm bởi những người tận hiến gian trá này. Tiếng vang từ tiếng khóc thầm lặng của những trẻ thơ, thay vì tìm thấy những người cha và những hướng dẫn tâm linh đã gặp phải những kẻ hành hạ, làm rúng động những con tim đờ đẫn bởi sự giả hình và quyền lực. Bổn phận của chúng ta là phải chú ý đến tiếng khóc nghẹn ngào, câm nín này.
Rất khó thấu triệt được hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên mà không xem xét đến quyền lực, vì nó luôn là kết quả của sự lạm quyền, một sự khai thác sự yếu thế và dễ bị tổn thương của người bị lạm dụng, nhằm thao túng lương tâm và yếu điểm tâm lý và thể chất của họ. Lạm dụng quyền lực cũng có mặt trong các hình thức lạm dụng khác ảnh hưởng đến gần 85,000,000 trẻ em, đang bị mọi người lãng quên: bao gồm lính nhi đồng, gái mại dâm trẻ em, trẻ em bị đói khát và trẻ em bị bắt cóc và thường là nạn nhân của nạn buôn bán dã man cơ phận người, các trẻ nạn nhân chiến tranh, trẻ em tị nạn, trẻ em bị phá thai và rất nhiều người khác.
Trước tất cả sự tàn bạo này, trước tất cả sự sát tế trẻ em cho các thứ thần quyền lực, tiền bạc, niềm tự hào và sự kiêu ngạo, những giải thích hời hợt dựa trên kinh nghiệm mà thôi thì không đủ. Những giải thích đó không giúp chúng ta nắm bắt được bề rộng và chiều sâu của thảm kịch này. Ở đây một lần nữa chúng ta thấy những hạn chế của một cách tiếp cận thực chứng [Positivism - Chủ nghĩa thực chứng là một lý thuyết triết học nói rằng kiến thức của chúng ta có được từ việc cảm nghiệm các hiện tượng tự nhiên, rồi giải thích các hiện tượng ấy, cũng như tính chất và quan hệ của chúng thông qua lý trí và luận lý. Chủ nghĩa thực chứng cho rằng chỉ những kiến thức được tìm thấy thông qua tiến trình này mới là các kiến thức được chứng thực – chú thích của người dịch]. Nó có thể mang đến cho chúng ta một lời giải thích thực sự hữu ích cho việc thực hiện các biện pháp cần thiết, nhưng không thể cung cấp cho chúng ta một ý nghĩa. Ngày nay chúng ta cần cả lời giải thích và ý nghĩa. Lời giải thích sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực hoạt động, nhưng sẽ chỉ đưa chúng ta đi được nửa đường.
Như thế, “ý nghĩa” hiện sinh của hiện tội phạm này là gì? Dưới ánh sáng của chiều rộng và chiều sâu trần tục của nó, nó không gì khác hơn chính là biểu hiện ngày nay của ma quỷ. Nếu chúng ta không tính đến chiều kích này, chúng ta sẽ mãi cách xa sự thật và thiếu các giải pháp thực sự.
Anh chị em ơi, ngày nay chúng ta thấy mình trước một biểu hiện của một sự xấu xa trơ trẽn, hung dữ và hủy hoại. Đằng sau và bên trong nó, là ma quỷ, mà trong niềm kiêu hãnh và kiêu ngạo của nó tự coi mình là Chúa tể thế gian [11] và nghĩ rằng nó đã chiến thắng. Tôi muốn nói điều này với anh chị em với thẩm quyền của một người anh và một người cha, chắc chắn tôi chỉ là một người bé mọn và là một kẻ tội lỗi, nhưng trong tư cách mục tử cai quản Giáo Hội trong tình bác ái, tôi khẳng định rằng trong những trường hợp đau đớn này, tôi thấy bàn tay của sự ác không tha cho cả sự ngây thơ của những đứa trẻ. Và điều này khiến tôi nghĩ đến trường hợp của Herôđê, là kẻ trong nỗi sợ mất quyền lực, đã ra lệnh tàn sát tất cả những trẻ thơ thànn Bêlem. [12] Đằng sau chuyện này có satan.
Cố nhiên chúng ta phải thực hiện mọi biện pháp thực tế theo lẽ thường mà khoa học và xã hội cung cấp cho chúng ta, nhưng đồng thời chúng ta cũng không được quên đi thực tại này; chúng ta cần phải sử dụng các phương thế siêu nhiên mà chính Chúa dạy chúng ta: đó là khiêm nhường, tự cáo buộc mình, cầu nguyện và đền tội. Đây là cách duy nhất để thắng vượt ma quỷ. Đó chính là cách Chúa Giêsu đã chiến thắng nó. [13]
Mục đích của Giáo Hội, vì thế, là lắng nghe, cảnh giác, bảo vệ và chăm sóc những trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và bị lãng quên, bất kể chúng ở đâu. Để đạt được mục tiêu đó, Giáo Hội phải vượt lên trên các tranh chấp về ý thức hệ và các thực hành báo chí, vốn thường khai thác, vì những lợi ích khác nhau, chính cái bi kịch mà những trẻ thơ này phải trải qua.
Đã đến lúc phải cùng nhau hoạt động để loại bỏ cái ác này khỏi cơ thể của nhân loại chúng ta bằng cách áp dụng mọi biện pháp cần thiết đã có hiệu lực trên các bình diện quốc tế và giáo hội. Đã đến lúc tìm ra một trạng thái cân bằng chính xác của tất cả các giá trị liên hệ, và đưa ra các chỉ thị thống nhất cho Giáo Hội, tránh cả hai thái cực, một bên là chủ nghĩa “duy công lý”, khơi lên bởi cảm giác tội lỗi trong quá khứ và bởi các áp lực truyền thông, và một bên là thái độ phòng thủ không thể đối đầu với những nguyên nhân và hậu quả của những tội ác nghiêm trọng này.
Trong bối cảnh đó, tôi muốn đề cập đến “các thực hành tốt nhất” được hình thành theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới [14] bởi một nhóm gồm mười cơ quan quốc tế đã phát triển và phê chuẩn một tổng hợp các biện pháp gọi là INSPIRE: Bảy chiến lược nhằm chấm dứt bạo lực đối với trẻ em. [15]
Với sự giúp đỡ của những hướng dẫn này, cùng với các công việc được thực hiện trong những năm gần đây của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, và những đóng góp của Cuộc họp này, Giáo Hội, trong việc xây dựng luật pháp của mình, sẽ tập trung vào các khía cạnh sau:
1. Việc bảo vệ trẻ em. Mục tiêu chính của mọi biện pháp phải là bảo vệ những người nhỏ bé và ngăn ngừa không để họ trở thành nạn nhân của bất kỳ hình thức lạm dụng tâm lý và thể chất nào. Do đó, một sự thay đổi não trạng là cần thiết để chống lại cách tiếp cận mang tính tự vệ và phản ứng nhằm bảo vệ tổ chức mình; nhưng thay vào đó theo đuổi, hết lòng và dứt khoát, thiện ích của cộng đồng bằng cách dành ưu tiên cho các nạn nhân bị lạm dụng theo mọi nghĩa. Chúng ta phải luôn giữ trước mắt chúng ta những khuôn mặt ngây thơ của những đứa trẻ, trong khi nhớ đến những lời của Thầy Chí Thánh: “Bất cứ ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.” (Mt 18: 6-7).
2. Sự nghiêm chỉnh tuyệt đối. Ở đây tôi xin tái khẳng định rằng “Giáo Hội sẽ không bỏ qua bất kỳ nỗ lực nào để làm tất cả những gì cần thiết nhằm đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm những tội ác như vậy. Giáo Hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc coi nhẹ bất kỳ trường hợp nào (Diễn từ với Giáo Triều Rôma, ngày 21 tháng 12 năm 2018). Giáo Hội tin chắc rằng “những tội lỗi và tội ác của những người tận hiến lại càng bôi nhọ nhiều hơn bởi sự bất trung và nhục nhã; họ làm biến dạng khuôn mặt của Giáo Hội và làm giảm uy tín của Hội Thánh. Bản thân Giáo Hội, cùng với những con cái trung thành của mình, cũng là những nạn nhân của những hành vi bất trung và những tội lỗi “biển thủ” [peculation – đánh cắp hay làm mất đi những gì được trao phó cho mình – chú thích của người dịch] thực sự này (thượng dẫn.)
3. Sự thanh tẩy chân thực. Bên cạnh các biện pháp đã được thực hiện và những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực ngăn chặn lạm dụng, vẫn cần có một cam kết liên tục đổi mới đối với sự thánh thiện của các mục tử, mà sự phù hợp của các vị với Chúa Kitô, vị Mục tử Nhân lành, là quyền chính đáng của dân Chúa. Do đó, Giáo Hội tái khẳng định “quyết tâm theo đuổi một cách quyết liệt con đường thanh tẩy, đồng thời đặt ra câu hỏi làm thế nào để bảo vệ trẻ em tốt nhất, tránh những thảm kịch này, mang lại sự chữa lành và phục hồi cho các nạn nhân, và cải thiện việc đào tạo được thực hiện trong các chủng viện…Một nỗ lực sẽ được thực hiện nhằm biến những sai lầm trong quá khứ thành các cơ hội để loại bỏ tai họa này, không chỉ từ cơ thể của Giáo Hội mà còn từ cộng đồng xã hội (thượng dẫn.) Niềm kính sợ Thiên Chúa khiến chúng ta cáo buộc chính mình - với tư cách là các cá nhân và một tổ chức - phải bù đắp cho những thất bại của chúng ta. Tự cáo buộc chính mình là khởi đầu của sự khôn ngoan và gắn bó với niềm kính sợ Thiên Chúa khi chúng ta học cách buộc tội chính chúng ta, với tư cách cá nhân, và tổ chức, cũng như xã hội. Chúng ta không được rơi vào bẫy rập đổ lỗi cho người khác, đó chỉ là một bước hướng tới “tình trạng ngoại phạm”, trong khi tách chúng ta khỏi thực tại.
4. Đào tạo. Nói cách khác, các tiêu chuẩn lựa chọn và đào tạo các ứng sinh chức tư tế không đơn thuần là tiêu cực, liên quan trên hết đến việc loại trừ các tính cách có vấn đề, mà còn phải là tích cực, nhằm cung cấp một quá trình đào tạo cân bằng cho các ứng sinh phù hợp, thúc đẩy sự thánh thiện và đức khiết tịnh. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, trong thông điệp Sacerdotalis Caelibatus (Tầm quan trọng của độc thân linh mục), đã viết rằng “đời sống của linh mục sống độc thân, là điều thu hút toàn bộ con người một cách rất hoàn toàn và nhạy cảm, loại trừ những người không đủ phẩm chất thể chất, tâm linh và đạo đức. Cũng đừng có ai giả vờ rằng ân sủng sẽ được cung cấp cho những khiếm khuyết tự nhiên của một người nam như thế” (Số 64).
5. Tăng cường và tái duyệt các hướng dẫn của các Hội Đồng Giám Mục. Nói cách khác, chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết là các giám mục phải hiệp nhất với nhau trong việc áp dụng các tham số, đó phải là quy tắc chứ không chỉ đơn thuần là các chỉ dẫn. Các quy tắc, chứ không đơn giản chỉ là các hướng dẫn. Không bao giờ một trường hợp lạm dụng có thể được che đậy (như thường thấy trong quá khứ) hoặc không được giải quyết một cách nghiêm chỉnh, vì việc che đậy lạm dụng tạo điều kiện cho sự lây lan của cái ác và tạo thêm một mức độ tai tiếng hơn nữa. Ngoài ra và đặc biệt, [các Hội Đồng Giám Mục còn phải] phát triển các phương pháp mới và hiệu quả để phòng ngừa trong tất cả các tổ chức và trong mọi lĩnh vực hoạt động giáo hội.
6. Đồng hành với những người đã bị lạm dụng. Tội ác mà họ đã trải qua để lại cho họ những vết thương không thể xóa nhòa, nó cũng gây ra sự chán chường và xu hướng tự hủy. Giáo Hội, vì thế, có nhiệm vụ cung cấp cho họ tất cả những hỗ trợ cần thiết, bằng cách tận dụng các chuyên gia trong lĩnh vực này. Khi lắng nghe, hãy cho phép tôi nói đến mức này: hãy “lãng phí thời gian” vào việc nghe. Việc lắng nghe chữa lành người bị tổn thương, và cũng chữa lành cho chúng ta tính ích kỷ, xa cách và thiếu quan tâm, chữa lành thái độ của chúng ta như người tư tế và thầy Lêvi trong dụ ngôn Người Samaritô nhân lành.
7. Thế giới kỹ thuật số. Việc bảo vệ trẻ vị thành niên phải tính đến các hình thức lạm dụng tình dục mới và mọi loại lạm dụng đe dọa trẻ vị thành niên trong bối cảnh sinh sống của chúng và thông qua các thiết bị mới mà chúng sử dụng. Các chủng sinh, linh mục, nam nữ tu sĩ, các nhân viên mục vụ, thực tế là tất cả mọi người, phải nhận thức được rằng thế giới kỹ thuật số và việc sử dụng các thiết bị của nó thường có những tác động sâu sắc hơn chúng ta nghĩ. Ở đây, chúng tôi thấy cần phải khuyến khích các quốc gia và chính quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để hạn chế những trang web đe dọa đến nhân phẩm, phẩm giá của phụ nữ và đặc biệt là trẻ em. Thưa anh chị em: tội ác không đáng được hưởng quyền tự do. Có một nhu cầu tuyệt đối phải chống lại những điều ghê tởm này với quyết tâm cao độ, cảnh giác và cố gắng hết sức để giữ cho sự phát triển của những người trẻ khỏi bị quấy rối hoặc gián đoạn bởi sự truy cập không kiểm soát các nội dung khiêu dâm, là điều sẽ để lại những vết sẹo sâu sắc trong tâm trí và trái tim của họ. Chúng ta phải bảo đảm rằng các thanh niên nam nữ, đặc biệt là các chủng sinh và giáo sĩ, không bị bắt làm nô lệ cho những nghiện ngập dựa trên sự bóc lột và tội ác lạm dụng những người vô tội và hình ảnh của họ, cũng như sự khinh miệt phẩm giá của phụ nữ và con người. Ở đây, chúng ta cần đề cập đến các chuẩn mực mới về graviora delicta [tội ác nghiêm trọng đối với giáo luật] được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI phê chuẩn vào năm 2010, bao gồm một loại tội phạm mới là tội “mua lại, sở hữu hoặc phân phối hình ảnh khiêu dâm trẻ vị thành niên bởi một giáo sĩ bằng bất cứ phương tiện nào hoặc sử dụng bất cứ công nghệ nào”. Các văn bản nói về trẻ vị thành niên dưới mười bốn tuổi. Bây giờ chúng ta thấy rằng giới hạn độ tuổi này phải được nâng lên để mở rộng sự bảo vệ cho trẻ vị thành niên và cho thấy sự nghiêm trọng của những hành động này.
8. Du lịch tình dục. Hành vi, cách nhìn người khác, và chính trái tim của các môn đệ và những tôi tớ Chúa phải luôn nhìn nhận hình ảnh của Thiên Chúa trong mỗi con người, bắt đầu từ những người vô tội nhất. Chỉ khi chúng ta kín múc từ sự tôn trọng triệt để này đối với phẩm giá của người khác, chúng ta mới có thể bảo vệ họ khỏi quyền lực lan tràn của bạo lực, bóc lột, lạm dụng và tham nhũng, và phục vụ họ một cách đáng tin cậy trong sự phát triển toàn vẹn nhân bản và tinh thần của họ, trong cuộc gặp gỡ với người khác và với Thiên Chúa. Chiến đấu chống lại du lịch tình dục đòi hỏi phải đặt nó ra ngoài vòng pháp luật, nhưng đồng thời các nạn nhân của hiện tượng tội phạm này phải được hỗ trợ và giúp đỡ để tái hội nhập vào xã hội. Các cộng đồng giáo hội được kêu gọi để tăng cường chăm sóc mục vụ cho những người bị khai thác bởi du lịch tình dục. Trong số này, những người dễ bị tổn thương nhất và cần sự giúp đỡ đặc biệt chắc chắn là các phụ nữ, những trẻ vị thành niên và trẻ em; tuy nhiên những người được kể đến sau cùng này cần các hình thức bảo vệ và chú ý đặc biệt. Các cơ quan chính phủ cần phải dành ưu tiên cho điều này và hành động khẩn cấp để chống lại nạn buôn người và bóc lột trẻ em cho những mục tiêu kinh tế. Để đạt được điều này, điều quan trọng là phải phối hợp các nỗ lực được thực hiện ở mọi bình diện xã hội và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để đạt được một khung pháp lý có khả năng bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột tình dục trong ngành du lịch và bảo đảm truy tố pháp lý đối với người phạm tội. [16]
Cho phép tôi gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả những linh mục và những người tận hiến, những người phục vụ Chúa cách trung thành và trọn vẹn, và những người cảm thấy thanh danh bị tổn thương và bị mất uy tín bởi những hành vi đáng xấu hổ của một số người trong hàng ngũ mình. Tất cả chúng ta - Giáo Hội, những người tận hiến, dân Chúa và ngay cả chính Thiên Chúa - đều chịu những ảnh hưởng nhất định từ sự bất trung của họ. Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi cám ơn tuyệt đại đa số các linh mục, những người không chỉ trung thành với cuộc sống độc thân của họ, mà còn dành thời gian cho một sứ vụ mà ngày nay thậm chí còn khó khăn hơn nữa bởi những vụ tai tiếng do một thiểu số (nhưng vẫn luôn luôn là quá nhiều) những huynh đệ của họ. Tôi cũng cám ơn các tín hữu đã nhận thức rõ về sự lành thánh của các mục tử của họ và những người tiếp tục cầu nguyện cho các vị và hỗ trợ các ngài.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh nhu cầu quan trọng là biến cái ác này thành cơ hội thanh tẩy. Chúng ta hãy nhìn vào gương của Thánh Edith Stein - Thánh Teresa Benedicta Thánh giá - với xác tín rằng “trong đêm tối mờ mịt nhất, sẽ xuất hiện các tiên tri và các vị thánh vĩ đại nhất. Tuy nhiên, dòng chảy ban sức sống của mầu nhiệm sự sống vẫn vô hình. Chắc chắn, các sự kiện quyết định lịch sử thế giới đã bị ảnh hưởng một cách căn bản bởi những linh hồn mà sử sách vẫn giữ im lặng. Và những linh hồn, mà chúng ta phải cám ơn vì những biến cố quyết định trong cuộc sống cá nhân của chúng ta, là những người mà chúng ta sẽ chỉ biết đến vào ngày mà tất cả những gì ẩn giấu được đưa ra ánh sáng.” dân Chúa trung thành, thánh thiện, trong sự im lặng hàng ngày, bằng nhiều hình thức và phương thế khác nhau tiếp tục thể hiện và minh chứng cho niềm hy vọng “ngoan cố” mà Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi nhưng nâng đỡ qua sự kiên định và trong rất nhiều trường hợp, sự sùng kính đau thương của con cái Ngài. Dân thánh thiện, kiên nhẫn, và trung thành của Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần nâng đỡ và linh hoạt, là khuôn mặt tốt nhất của Giáo Hội tiên tri, một Giáo Hội đặt Chúa của mình ở ví trí trung tâm trong việc trao ban chính mình hàng ngày. Chính Dân thánh của Thiên Chúa đó sẽ giải phóng chúng ta khỏi bệnh dịch của chủ nghĩa giáo sĩ trị, là mảnh đất màu mỡ cho tất cả những nhục nhã này.
Kết quả tốt nhất và giải pháp hiệu quả nhất mà chúng ta có thể cung cấp cho các nạn nhân, cho Giáo Hội Mẹ Thánh và toàn thế giới, là cam kết hoán cải cá nhân và tập thể, khiêm tốn học hỏi, lắng nghe, hỗ trợ và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất.
Tôi chân thành kêu gọi một cuộc chiến toàn diện chống lại việc lạm dụng trẻ vị thành niên cả về tình dục và các lĩnh vực khác, về phía tất cả các nhà chức trách và các cá nhân, vì chúng ta đang phải đối phó với những tội ác ghê tởm cần phải bị xóa khỏi mặt đất: điều này được yêu cầu bởi tất cả đông đảo các nạn nhân vẫn bị che giấu trong các gia đình và trong các môi trường khác nhau của xã hội chúng ta.
[1] x. MARIA ISABEL MARTÍNEZ PÉREZ, Abusos sexuales en niños y adolescentes, ed. Criminología y Justicia, 2012, theo đó chỉ có 2% trường hợp lạm dụg được báo cáo, đặc biệt là khi việc lạm dụng xảy ra trong gia đình. Tác giả cho rằng số nạn nhân của ấu dâm trong xã hội chúng ta là từ 15% đến 20%. Chỉ 50% trẻ em tiết lộ những lạm dụng mà chúng phải chịu, và trong số những trường hợp này chỉ có 15% được thực sự báo cáo. Chỉ có 5% cuối cùng dẫn đến việc truy tố trước tòa.
[2] Một trong ba trẻ bị lạm dụng đề cập không đề cập vụ việc với ai (dữ liệu năm 2017 do tổ chức phi lợi nhuận THORN biên soạn).
[3] Trên bình diện toàn cầu: năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có tới 1 tỷ trẻ vị thành niên từ 2 đến 17 tuổi đã trải qua các hành vi bạo lực hoặc bỏ bê thể xác, tình cảm hoặc tình dục. Theo một số ước tính của UNICEF vào năm 2014, lạm dụng tình dục (từ sờ mó đến cưỡng hiếp), sẽ ảnh hưởng đến 120 triệu cô gái, là những nạn nhân chủ yếu nhất. Vào năm 2017, UNICEF đã báo cáo rằng tại 38 quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình trên thế giới, gần 17 triệu phụ nữ trưởng thành thừa nhận có quan hệ tình dục cưỡng bức trong thời thơ ấu.
Châu Âu: năm 2013, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có hơn 18 triệu vụ lạm dụng. Trong đó, 13.4% là nữ, và 5.7% là nam. Theo UNICEF, tại 28 quốc gia châu Âu, khoảng 2.5 triệu phụ nữ trẻ báo cáo đã trải qua lạm dụng tình dục có hoặc không có tiếp xúc thể xác trước tuổi 15 (dữ liệu được công bố vào năm 2017). Ngoài ra, 44 triệu (tương đương 22.9%) là nạn nhân của bạo lực thể xác, và 55 triệu (29.6%) là nạn nhân của bạo lực tâm lý. Không chỉ thế: năm 2017, Báo cáo INTERPOL về việc khai thác tình dục trẻ vị thành niên đã dẫn đến việc xác định 14,289 nạn nhân ở 54 quốc gia châu Âu. Liên quan đến Ý, năm 2017 CESVI ước tính có 6 triệu trẻ em bị lạm dụng. Ngaòi ra, theo dữ liệu do Telefono Azzurro đưa ra, trong năm 2017, 98 trường hợp lạm dụng tình dục và ấu dâm đã được Servizio 114 Recentenza Infanzia thụ lý, tương đương với khoảng 7.5% tổng số vụ được thụ lý bởi dịch vụ tư pháp này. 65% trẻ vị thành niên tìm kiếm sự giúp đỡ là nạn nhân nữ và hơn 40% dưới 11 tuổi.
Châu Á: ở Ấn Độ, trong thập niên 2001-2011, Trung tâm Nhân quyền Châu Á đã báo cáo tổng cộng 48,338 vụ hiếp dâm trẻ vị thành niên, với mức tăng tương đương 336% trong giai đoạn đó: 2,113 vụ vào năm 2001 đã tăng lên đến 7,112 vụ trong năm 2011.
Châu Mỹ: tại Hoa Kỳ, dữ liệu chính thức của chính phủ tuyên bố rằng hơn 700,000 trẻ em mỗi năm là nạn nhân của bạo lực và lạm dụng. Theo Trung tâm quốc tế về trẻ em mất tích và bị khai thác (ICMEC), cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ bị lạm dụng tình dục.
Châu Phi: ở Nam Phi, kết quả nghiên cứu do Trung tâm Tư pháp và Phòng chống tội phạm của Đại học Cape Town thực hiện vào năm 2016 cho thấy 1 trong 3 thanh niên Nam Phi, nam hay nữ, có nguy cơ bị lạm dụng tình dục trước tuổi 17. Theo nghiên cứu, lần đầu tiên thuộc loại này trên quy mô quốc gia ở Nam Phi, 784,967 thanh niên từ 15 đến 17 tuổi đã trải qua lạm dụng tình dục. Các nạn nhân trong hầu hết các miền là nam thanh niên. Chưa đến một phần ba trong số họ báo cáo vụ việc với chính quyền. Ở các nước châu Phi khác, các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là một phần trong bối cảnh rộng lớn hơn các hành vi bạo lực liên quan đến các cuộc xung đột ảnh hưởng đến lục địa này và do đó rất khó để định lượng. Hiện tượng này cũng liên quan chặt chẽ đến việc thực hành rộng rãi các cuộc hôn nhân vị thành niên ở nhiều quốc gia Phi Châu khác nhau, cũng như ở những nơi khác.
Châu Đại Dương: tại Úc, theo dữ liệu do Viện Y tế và Phúc lợi Úc (AIHW) ban hành vào tháng 2 năm 2018 liên quan đến các năm từ 2015 đến 2017, một trong sáu phụ nữ (16%, tức là 1.5 triệu) đã báo cáo trải qua các lạm dụng thể chất và/hoặc tình dục trước 15 tuổi và một trong chín người đàn ông (11%, tức là 992,000) đã báo cáo đã trải qua các hành vi lạm dụng này khi họ còn nhỏ. Ngoài ra, trong năm 2015-2016, khoảng 450,000 trẻ em là đối tượng của các biện pháp bảo vệ trẻ em và 55,600 trẻ vị thành niên đã được đưa ra khỏi nhà để khắc phục các hành vi lạm dụng mà chúng phải chịu và để ngăn chặn những người khác. Cuối cùng, người ta không được quên những nguy cơ mà trẻ vị thành niên bản địa phải gánh chịu: một lần nữa, theo AIHW, trong năm 2015-2016, trẻ em bản địa có xác suất bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi cao gấp bảy lần so với những người cùng trang lứa không phải là người bản địa (x. http://www.pbc2019.org/protection-of-minors/child-abuse-on-the-global-level).
[4] Dữ liệu được cung cấp đề cập đến các mẫu thống kê được chọn trên cơ sở độ tin cậy của các nguồn có sẵn. Các nghiên cứu được UNICEF công bố trên 30 quốc gia đã xác nhận thực tế này: một tỷ lệ nhỏ nạn nhân tuyên bố rằng họ đã yêu cầu giúp đỡ.
[5] x. https://www.repubblica.it/salute/prevenzione/2016/05/12/news/maltrattamenti_sui_minori_tutti_gli_abusi-139430223.
[6] Cụ thể, những người phải chịu trách nhiệm cho những khó khăn của trẻ vị thành niên là, các bậc cha mẹ trong 73.7% trường hợp (người mẹ trong 44.2% trường hợp và người cha trong 29.5% trường hợp), người thân (3.3%), một người bạn (3.2 %), một người quen (3%), một giáo viên (2.5%). Dữ liệu cho thấy chỉ trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (2.2%) người phải chịu trách nhiệm là một người lạ trưởng thành. x. thượng dẫn.
[7] Một nghiên cứu tại Anh vào năm 2011 do Hiệp hội quốc gia phòng chống các hành vi tàn ác đối với trẻ em (NSPCC) thực hiện cho thấy 29% những người được phỏng vấn cho biết họ từng trải qua các hành vi lạm dụng tình dục (thể chất và lời nói) trong các trung tâm thể thao.
[8] Theo dữ liệu năm 2017 của Tổ chức Internet Watch (IWF), cứ sau 7 phút lại có một trang web tung lên hình ảnh của những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục. Trong năm 2017, 78,589 địa chỉ trên mạng được tìm thấy có chứa những hình ảnh lạm dụng tình dục tập trung đặc biệt ở các nước Bỉ, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, tiếp theo là Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Nga. 55% nạn nhân dưới 10 tuổi, 86% là bé gái, 7% bé trai và 5% là cả hai.
[9] Các điểm đến thường xuyên nhất là Ba Tây, Cộng hòa Dominican, Colombia, cũng như Thái Lan và Campuchia. Danh sách này gần đây cón có thêm một số quốc gia Châu Phi và Đông Âu. Mặt khác, sáu quốc gia mà thủ phạm lạm dụng chủ yếu đến là Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản và Ý. Không thể bỏ qua là ngày càng nhiều phụ nữ đến các nước đang phát triển để tìm kiếm quan hệ tình dục có trả tiền với trẻ vị thành niên: tổng cộng, họ chiếm 10% khách du lịch tình dục trên toàn thế giới. Hơn nữa, theo một nghiên cứu của ECPAT (Kết thúc mại dâm trẻ em ở du lịch châu Á) International, từ năm 2015 đến 2016, 35% khách du lịch tình dục ấu dâm là khách hàng thường xuyên, trong khi 65% là khách hàng không thường xuyên (xem https://www.osservatoriodiritti.it/2018/03/27/turismo-sessuale-juniorile-nel-mondo-italia-ecpat).
[10] “Nếu thảm kịch nghiêm trọng này có sự tham gia một số thừa tác viên thánh hiến, chúng ta phải tự hỏi nó bén rễ sâu đến thế nào trong các xã hội của chúng ta và trong các gia đình chúng ta” (Diễn văn tại Giáo Triều Rôma, 21 Tháng 12 năm 2018).
[11] x. R.H. Benson, Lord of the World, Dodd, Mead and Company, London, 1907.
[12] “Quare times, Herodes, quia audis Regem natum? Non venit ille ut te excludat, sed ut diabolum vincat. Sed tu haec non intelligens turbaris et saevis; et ut perdas unum quem quaeris, per tot infantium mortes efficeris crudelis… Necas parvulos corpore quia te necat timor in corde (Thánh Quodvultdeus, Sermo 2 de Symbolo: PL 40, 655).
[13] “Quemadmodum enim ille, effuso in scientiae lignum veneno suo, naturam gusto corruperat, sic et ipse dominicam carnem vorandam praesumens, deitatis in ea virtute corruptus interituque sublatus est” (Thánh Maximô Cha Giải Tội, Centuria 1, 8-3: PG 90, 1182-1186).
[14] (CDC: United States Centers for Disease Control and Prevention; CRC: Convention on the Rights of the Child; End Violence Against Children: The Global Partnership; PAHO: Pan American Health Organization; PEPFAR: President’s Emergency Program for AIDS Relief; TfG: Together for Girls; UNICEF: United Nations Children’s Fund; UNODC: United Nations Office on Drugs and Crime; USAID: United States Agency for International Development; WHO: World Health Organization).
[15] Mỗi chữ của từ INSPIRE tiêu biểu cho một trong những chiến lược, và trong hầu hết các miền đã chứng minh có thể phòng ngừa hiệu quả chống lại nhiều hình thái bạo lực, ngoài việc có lợi trong các lĩnh vực như sức khỏe tâm thần, giáo dục và việc giảm bớt nạn tội phạm. Có bảy chiến lược như sau: Thực hiện và thi hành pháp luật (ví dụ, tránh kỷ luật bạo lực và hạn chế quyền dùng rượu và súng); Thay đổi các chuẩn mực và giá trị (ví dụ, những điều xem nhẹ việc lạm dụng tình dục đối với các cô gái hoặc các hành vi hung hăng của nam giới); tạo ra các môi trường an toàn (ví dụ, xác định các khu vực là “điểm nóng” bạo lực và đối phó với các nguyên nhân địa phương thông qua các chính sách giải quyết vấn đề và thông qua các can thiệp khác); Nâng đỡ cho các phụ huynh và những người chăm sóc (ví dụ, bằng cách cung cấp việc đào tạo cho các bậc cha mẹ, và cho những người sắp có con); Tăng thu nhập và hỗ trợ kinh tế (ví dụ như tín dụng vi mô và cung cấp các cơ hội bình đẳng nói chung); Hình thánh và mở rộng các dịch vụ Phản ứng và Hỗ trợ (ví dụ, bảo đảm rằng trẻ em gánh chịu bạo lực có thể được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp có hiệu quả và có thể nhận được những hỗ trợ tâm lý xã hội đầy đủ); Tăng cường hệ thống giáo dục và các kỹ năng sống (ví dụ, bảo đảm rằng trẻ em được cắp sách đến trường và trang bị cho họ những kỹ năng xã hội).
[16] x. Tài liệu cuối cùng của Hội nghị thế giới về Chăm Sóc Mục Vụ Du lịch, ngày 27 Tháng Bảy, 2004.
Source:Catholic Herald ADDRESS OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS AT THE END OF THE EUCHARISTIC CONCELEBRATION Sala Regia Sunday, 24 February 2019
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên được tổ chức tại Vatican dưới sự chủ tọa của chính Đức Thánh Cha Phanxicô và sự tham dự của 190 vị trong đó có 114 vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục là chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới. Tuy nhiên, cha Raymond de Souza, Tổng Biên Tập tạp chí của tờ Convivium của Canada nhận xét cay đắng rằng hội nghị này ít được các cơ quan truyền thông Công Giáo đề cập đến.
Khi được hỏi, một vị chủ biên một phương tiện truyền thông Công Giáo hỏi ngược lại ngài rằng: “Trong Giáo Hội thiếu gì gương lành phúc đức, nói làm chi cái chuyện nhục nhã này?”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chúng tôi khẳng định nghĩ như thế là sai!
Một ngày trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, hôm 14 tháng 8 năm 2018, bồi thẩm đoàn Pennsylvania công bố một phúc trình cho thấy 301 linh mục bị buộc tội lạm dụng tình dục hơn 1,000 trẻ em trong sáu giáo phận trực thuộc tổng giáo phận Pennsylvania.
Cần phải nói ngay rằng việc chọn ngày công bố, việc truy ngược thời gian đến 70 năm, việc cố tình lờ đi thực tế là chỉ có hai trường hợp phạm tội xảy ra sau Hiến Chương Dallas và cả hai trường hợp ấy đã được Giáo Hội báo cáo với các nhà chức trách cho thấy mầu sắc ý thực hệ của phúc trình này. Nói cách khác, người ta cố gắng vẽ nên một bức tranh tiêu cực về Giáo Hội Công Giáo như thể đây là định chế duy nhất trên thế giới này phạm vào tội lỗi lạm dụng tính dục trẻ em.
Bất chấp những áp lực của các phương tiện truyền thông, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ chỉ ra rằng đây không phải chỉ là vấn đề của Giáo Hội mà chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề phổ quát của toàn xã hội, hiện diện một cách bi thảm ở hầu hết mọi nơi, đặc biệt là trong các gia đình, và ảnh hưởng đến mọi người.
Cố nhiên, chúng ta cần phải rõ ràng rằng, bất kể ảnh hưởng nghiêm trọng của nó lên toàn bộ xã hội của chúng ta, tội lỗi xấu xa này không vì thế mà bớt đi sự khốn nạn của nó khi diễn ra trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, cần phải xác định rằng không được dùng chính cái bi kịch mà những trẻ thơ này phải trải qua này để bôi nhọ Giáo Hội Công Giáo.
Thái độ tránh né như đà điểu giấu đầu vào cát chỉ là thái độ tránh né thực tại trong khi giông tố tiếp tục vần vũ trên đầu trong kỷ nguyên kỹ thuật số khi mà những hình ảnh khiêu dâm tràn lan kinh hoàng trên thế giới.
Chúng ta phải dám đối đầu với những nguyên nhân và hậu quả của những tội ác nghiêm trọng này để tìm ra các phương thế phòng ngừa và tận diệt tội ác đang có nguy cơ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
Trong tinh thần đó, chúng tôi là Kim Thúy và Thụy Khanh xin giới thiệu với quý vị và anh chị em toàn văn diễn từ bế mạc Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội.
Mở đầu diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Khi cám ơn Chúa đã đồng hành cùng chúng ta trong những ngày này, tôi muốn cám ơn tất cả anh chị em vì tinh thần giáo hội và dấn thân cụ thể mà anh chị em đã thể hiện rất hào phóng.
Công việc của chúng ta đã khiến chúng ta nhận ra một lần nữa tầm mức nghiêm trọng của tai ương lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hiện nay, và trong lịch sử, đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong tất cả các nền văn hóa và xã hội. Chỉ trong thời gian gần đây, nó mới trở thành chủ đề của các nghiên cứu có hệ thống, nhờ những thay đổi trong dư luận liên quan đến một vấn đề trước đây được coi là một điều cấm kỵ; mọi người đều biết về sự hiện diện của nó nhưng không ai nói về nó. Tôi cũng được nhắc nhở về tập tục tôn giáo tàn ác, đã có thời lan rộng trong các nền văn hóa nhất định, trong đó người ta sát tế con người - thường là trẻ em - trong các nghi lễ ngoại giáo. Tuy nhiên, ngay cả ngày nay, số liệu thống kê về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên do nhiều tổ chức và cơ quan quốc gia và quốc tế (như WHO, UNICEF, INTERPOL, EUROPOL và các tổ chức khác) đưa ra vẫn không thể hiện được mức độ thực sự của hiện tượng này, thường bị đánh giá thấp, chủ yếu là vì nhiều trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên không được báo cáo, [1] đặc biệt là con số rất lớn diễn ra trong các gia đình.
Thực tế là hiếm khi các nạn nhân lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ. [2] Đằng sau sự miễn cưỡng này có thể có sự xấu hổ, bối rối, sợ bị trả thù, sự đa dạng của các hình thức tội lỗi, mất lòng tin vào các định chế, các hình thái chi phối văn hóa và xã hội, nhưng cũng thiếu thông tin về các dịch vụ và các phương tiện có thể giúp đỡ. Nỗi thống khổ bi thảm dẫn đến cay đắng, thậm chí tự tử hoặc đôi khi tìm cách trả thù bằng cách làm điều tương tự. Một điều chắc chắn là hàng triệu trẻ em trên thế giới là nạn nhân của nạn khai thác và lạm dụng tình dục.
Điều quan trọng ở đây là trích dẫn dữ liệu tổng thể - mà theo tôi vẫn chỉ là một phần - ở bình diện toàn cầu, [3] rồi đến các dữ liệu từ Âu Châu, Á Châu, Mỹ Châu, Phi Châu và Đại Dương Châu, để hình dung ra tầm mức nghiêm trọng và quy mô của tai ương này trong xã hội của chúng ta. [4] Để tránh các tranh cãi tiểu tiết không cần thiết, tôi xin nói ngay từ đầu rằng việc đề cập đến các quốc gia cụ thể hoàn toàn là vì mục đích trích dẫn dữ liệu thống kê được cung cấp bởi các báo cáo nói trên.
Sự thật đầu tiên xuất hiện từ các dữ liệu có trong tay là những kẻ gây ra lạm dụng, nghĩa là gây ra các hành vi bạo lực thể xác, tình dục hoặc tình cảm, chủ yếu là những bậc cha mẹ, người thân, những người chồng của các cô dâu nhi đồng, các huấn luyện viên và các giáo viên. Hơn nữa, theo dữ liệu năm 2017 của UNICEF về 28 quốc gia trên toàn thế giới, cứ 10 cô gái bị ép buộc quan hệ tình dục thì có 9 cô tiết lộ rằng họ là nạn nhân của một người quen biết hoặc là người thân trong gia đình.
Theo dữ liệu chính thức của chính phủ Mỹ, tại Hoa Kỳ, hơn 700,000 trẻ em mỗi năm là nạn nhân của các hành vi bạo lực và ngược đãi. Theo Trung tâm quốc tế về trẻ em mất tích và bị khai thác (ICMEC), cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ đã từng bị lạm dụng tình dục. Ở châu Âu, 18 triệu trẻ em là nạn nhân của lạm dụng tình dục. [5]
Tại Ý, chẳng hạn, Phúc trình Telefono Azzurro năm 2016 khẳng định rằng 68.9% các vụ lạm dụng diễn ra trong gia đình của trẻ vị thành niên. [6]
Hành vi bạo lực không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn ở các khu phố, trường học, cơ sở thể dục thể thao [7] và, đáng buồn thay, cũng trong các cơ sở giáo hội.
Nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây về hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên cũng cho thấy sự phát triển của mạng lưới điện toán toàn cầu và các phương tiện truyền thông đã góp phần làm gia tăng đáng kể các trường hợp lạm dụng và các hành vi bạo lực gây ra trên mạng. Nội dung khiêu dâm đang nhanh chóng lan truyền trên toàn thế giới thông qua mạng lưới điện toán toàn cầu. Tai ương hình ảnh khiêu dâm đã mở rộng đến mức đáng báo động, gây ra những tổn hại tâm lý và làm tổn thương mối quan hệ giữa nam và nữ, và giữa người lớn và trẻ em. Đó là một hiện tượng đang gia tăng liên tục. Điều bi thảm là, một phần đáng kể của việc sản xuất phim ảnh khiêu dâm liên quan đến trẻ vị thành niên, là những người bị vi phạm nghiêm trọng về phẩm giá của họ. Thật đáng buồn là các nghiên cứu trong lĩnh vực này ghi lại những gì đang xảy ra theo những cách thức khủng khiếp và bạo lực hơn bao giờ hết, thậm chí đến mức hành vi lạm dụng đối với trẻ vị thành niên được mua bán và xem trực tiếp qua mạng. [8]
Ở đây tôi muốn được nhắc đến Hội Nghị Thế giới được tổ chức tại Rôma về chủ đề phẩm giá trẻ em trong kỷ nguyên số, cũng như Diễn đàn đầu tiên của Liên Tôn vì Cộng đồng An toàn hơn được tổ chức với cùng chủ đề tại Abu Dhabi vào tháng 11 năm ngoái.
Một tai họa khác là du lịch tình dục. Theo dữ liệu năm 2017 do Tổ chức Du lịch Thế giới cung cấp, mỗi năm có 3 triệu người trên khắp thế giới đi du lịch để có quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên. [9] Điều đáng đề cập đến là thủ phạm của những tội ác này trong hầu hết các trường hợp thậm chí không nhận ra rằng họ đang phạm một tội hình sự.
Do đó, chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề phổ quát, hiện diện một cách bi thảm ở hầu hết mọi nơi và ảnh hưởng đến mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cần phải rõ ràng rằng, bất kể ảnh hưởng nghiêm trọng của nó lên toàn bộ xã hội của chúng ta, [10] điều xấu xa này không vì thế mà bớt đi sự khốn nạn của nó khi diễn ra trong Giáo Hội.
Sự tàn bạo của hiện tượng toàn cầu này còn trở nên nghiêm trọng và tai tiếng hơn hết trong Giáo Hội, vì nó hoàn toàn không phù hợp với thẩm quyền đạo đức và uy tín đạo đức của Giáo Hội. Những người tận hiến, được Thiên Chúa chọn để hướng dẫn các linh hồn đến với ơn cứu rỗi, lại để cho bản thân mình bị thống trị bởi sự yếu đuối hay bệnh tật của con người và do đó trở thành công cụ của Satan. Trong sự lạm dụng, chúng ta thấy bàn tay của cái ác không tha cho cả sự ngây thơ của trẻ em. Không có lời giải thích nào biện minh được cho những lạm dụng liên quan đến trẻ em. Chúng ta cần nhận ra với sự khiêm nhường và can đảm rằng chúng ta đang phải đối mặt với mầu nhiệm sự ác, đang tấn công dữ dội nhất những người dễ bị tổn thương nhất, vì họ là hình ảnh của Chúa Giêsu. Vì lý do này, Giáo Hội ngày càng nhận thức được sự cần thiết không chỉ hạn chế các trường hợp lạm dụng nghiêm trọng bằng các biện pháp kỷ luật và các tiến trình dân sự và giáo luật, mà còn phải đối đầu dứt khoát với hiện tượng này cả trong và ngoài Giáo Hội. Giáo Hội cảm thấy được mời gọi để chiến đấu với cái ác đang tấn công vào trung tâm của sứ vụ mình, đó là rao giảng Tin Mừng cho những người nhỏ bé và bảo vệ họ khỏi những con sói hung dữ.
Ở đây một lần nữa tôi khẳng định rõ ràng rằng: nếu trong Giáo Hội mà xuất hiện dù chỉ một trường hợp lạm dụng mà thôi – chứ đừng nói đến chuyện nó đã tác oai tác quái - thì trường hợp đó phải được đối diện với sự nghiêm trọng nhất. Thưa anh chị em: trong cơn giận dữ chính đáng của người dân, Giáo Hội nhìn thấy sự phản chiếu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, bị phản bội và xúc phạm bởi những người tận hiến gian trá này. Tiếng vang từ tiếng khóc thầm lặng của những trẻ thơ, thay vì tìm thấy những người cha và những hướng dẫn tâm linh đã gặp phải những kẻ hành hạ, làm rúng động những con tim đờ đẫn bởi sự giả hình và quyền lực. Bổn phận của chúng ta là phải chú ý đến tiếng khóc nghẹn ngào, câm nín này.
Rất khó thấu triệt được hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên mà không xem xét đến quyền lực, vì nó luôn là kết quả của sự lạm quyền, một sự khai thác sự yếu thế và dễ bị tổn thương của người bị lạm dụng, nhằm thao túng lương tâm và yếu điểm tâm lý và thể chất của họ. Lạm dụng quyền lực cũng có mặt trong các hình thức lạm dụng khác ảnh hưởng đến gần 85,000,000 trẻ em, đang bị mọi người lãng quên: bao gồm lính nhi đồng, gái mại dâm trẻ em, trẻ em bị đói khát và trẻ em bị bắt cóc và thường là nạn nhân của nạn buôn bán dã man cơ phận người, các trẻ nạn nhân chiến tranh, trẻ em tị nạn, trẻ em bị phá thai và rất nhiều người khác.
Trước tất cả sự tàn bạo này, trước tất cả sự sát tế trẻ em cho các thứ thần quyền lực, tiền bạc, niềm tự hào và sự kiêu ngạo, những giải thích hời hợt dựa trên kinh nghiệm mà thôi thì không đủ. Những giải thích đó không giúp chúng ta nắm bắt được bề rộng và chiều sâu của thảm kịch này. Ở đây một lần nữa chúng ta thấy những hạn chế của một cách tiếp cận thực chứng [Positivism - Chủ nghĩa thực chứng là một lý thuyết triết học nói rằng kiến thức của chúng ta có được từ việc cảm nghiệm các hiện tượng tự nhiên, rồi giải thích các hiện tượng ấy, cũng như tính chất và quan hệ của chúng thông qua lý trí và luận lý. Chủ nghĩa thực chứng cho rằng chỉ những kiến thức được tìm thấy thông qua tiến trình này mới là các kiến thức được chứng thực – chú thích của người dịch]. Nó có thể mang đến cho chúng ta một lời giải thích thực sự hữu ích cho việc thực hiện các biện pháp cần thiết, nhưng không thể cung cấp cho chúng ta một ý nghĩa. Ngày nay chúng ta cần cả lời giải thích và ý nghĩa. Lời giải thích sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực hoạt động, nhưng sẽ chỉ đưa chúng ta đi được nửa đường.
Như thế, “ý nghĩa” hiện sinh của hiện tội phạm này là gì? Dưới ánh sáng của chiều rộng và chiều sâu trần tục của nó, nó không gì khác hơn chính là biểu hiện ngày nay của ma quỷ. Nếu chúng ta không tính đến chiều kích này, chúng ta sẽ mãi cách xa sự thật và thiếu các giải pháp thực sự.
Anh chị em ơi, ngày nay chúng ta thấy mình trước một biểu hiện của một sự xấu xa trơ trẽn, hung dữ và hủy hoại. Đằng sau và bên trong nó, là ma quỷ, mà trong niềm kiêu hãnh và kiêu ngạo của nó tự coi mình là Chúa tể thế gian [11] và nghĩ rằng nó đã chiến thắng. Tôi muốn nói điều này với anh chị em với thẩm quyền của một người anh và một người cha, chắc chắn tôi chỉ là một người bé mọn và là một kẻ tội lỗi, nhưng trong tư cách mục tử cai quản Giáo Hội trong tình bác ái, tôi khẳng định rằng trong những trường hợp đau đớn này, tôi thấy bàn tay của sự ác không tha cho cả sự ngây thơ của những đứa trẻ. Và điều này khiến tôi nghĩ đến trường hợp của Herôđê, là kẻ trong nỗi sợ mất quyền lực, đã ra lệnh tàn sát tất cả những trẻ thơ thànn Bêlem. [12] Đằng sau chuyện này có satan.
Cố nhiên chúng ta phải thực hiện mọi biện pháp thực tế theo lẽ thường mà khoa học và xã hội cung cấp cho chúng ta, nhưng đồng thời chúng ta cũng không được quên đi thực tại này; chúng ta cần phải sử dụng các phương thế siêu nhiên mà chính Chúa dạy chúng ta: đó là khiêm nhường, tự cáo buộc mình, cầu nguyện và đền tội. Đây là cách duy nhất để thắng vượt ma quỷ. Đó chính là cách Chúa Giêsu đã chiến thắng nó. [13]
Mục đích của Giáo Hội, vì thế, là lắng nghe, cảnh giác, bảo vệ và chăm sóc những trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và bị lãng quên, bất kể chúng ở đâu. Để đạt được mục tiêu đó, Giáo Hội phải vượt lên trên các tranh chấp về ý thức hệ và các thực hành báo chí, vốn thường khai thác, vì những lợi ích khác nhau, chính cái bi kịch mà những trẻ thơ này phải trải qua.
Đã đến lúc phải cùng nhau hoạt động để loại bỏ cái ác này khỏi cơ thể của nhân loại chúng ta bằng cách áp dụng mọi biện pháp cần thiết đã có hiệu lực trên các bình diện quốc tế và giáo hội. Đã đến lúc tìm ra một trạng thái cân bằng chính xác của tất cả các giá trị liên hệ, và đưa ra các chỉ thị thống nhất cho Giáo Hội, tránh cả hai thái cực, một bên là chủ nghĩa “duy công lý”, khơi lên bởi cảm giác tội lỗi trong quá khứ và bởi các áp lực truyền thông, và một bên là thái độ phòng thủ không thể đối đầu với những nguyên nhân và hậu quả của những tội ác nghiêm trọng này.
Trong bối cảnh đó, tôi muốn đề cập đến “các thực hành tốt nhất” được hình thành theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới [14] bởi một nhóm gồm mười cơ quan quốc tế đã phát triển và phê chuẩn một tổng hợp các biện pháp gọi là INSPIRE: Bảy chiến lược nhằm chấm dứt bạo lực đối với trẻ em. [15]
Với sự giúp đỡ của những hướng dẫn này, cùng với các công việc được thực hiện trong những năm gần đây của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, và những đóng góp của Cuộc họp này, Giáo Hội, trong việc xây dựng luật pháp của mình, sẽ tập trung vào các khía cạnh sau:
1. Việc bảo vệ trẻ em. Mục tiêu chính của mọi biện pháp phải là bảo vệ những người nhỏ bé và ngăn ngừa không để họ trở thành nạn nhân của bất kỳ hình thức lạm dụng tâm lý và thể chất nào. Do đó, một sự thay đổi não trạng là cần thiết để chống lại cách tiếp cận mang tính tự vệ và phản ứng nhằm bảo vệ tổ chức mình; nhưng thay vào đó theo đuổi, hết lòng và dứt khoát, thiện ích của cộng đồng bằng cách dành ưu tiên cho các nạn nhân bị lạm dụng theo mọi nghĩa. Chúng ta phải luôn giữ trước mắt chúng ta những khuôn mặt ngây thơ của những đứa trẻ, trong khi nhớ đến những lời của Thầy Chí Thánh: “Bất cứ ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.” (Mt 18: 6-7).
2. Sự nghiêm chỉnh tuyệt đối. Ở đây tôi xin tái khẳng định rằng “Giáo Hội sẽ không bỏ qua bất kỳ nỗ lực nào để làm tất cả những gì cần thiết nhằm đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm những tội ác như vậy. Giáo Hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc coi nhẹ bất kỳ trường hợp nào (Diễn từ với Giáo Triều Rôma, ngày 21 tháng 12 năm 2018). Giáo Hội tin chắc rằng “những tội lỗi và tội ác của những người tận hiến lại càng bôi nhọ nhiều hơn bởi sự bất trung và nhục nhã; họ làm biến dạng khuôn mặt của Giáo Hội và làm giảm uy tín của Hội Thánh. Bản thân Giáo Hội, cùng với những con cái trung thành của mình, cũng là những nạn nhân của những hành vi bất trung và những tội lỗi “biển thủ” [peculation – đánh cắp hay làm mất đi những gì được trao phó cho mình – chú thích của người dịch] thực sự này (thượng dẫn.)
3. Sự thanh tẩy chân thực. Bên cạnh các biện pháp đã được thực hiện và những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực ngăn chặn lạm dụng, vẫn cần có một cam kết liên tục đổi mới đối với sự thánh thiện của các mục tử, mà sự phù hợp của các vị với Chúa Kitô, vị Mục tử Nhân lành, là quyền chính đáng của dân Chúa. Do đó, Giáo Hội tái khẳng định “quyết tâm theo đuổi một cách quyết liệt con đường thanh tẩy, đồng thời đặt ra câu hỏi làm thế nào để bảo vệ trẻ em tốt nhất, tránh những thảm kịch này, mang lại sự chữa lành và phục hồi cho các nạn nhân, và cải thiện việc đào tạo được thực hiện trong các chủng viện…Một nỗ lực sẽ được thực hiện nhằm biến những sai lầm trong quá khứ thành các cơ hội để loại bỏ tai họa này, không chỉ từ cơ thể của Giáo Hội mà còn từ cộng đồng xã hội (thượng dẫn.) Niềm kính sợ Thiên Chúa khiến chúng ta cáo buộc chính mình - với tư cách là các cá nhân và một tổ chức - phải bù đắp cho những thất bại của chúng ta. Tự cáo buộc chính mình là khởi đầu của sự khôn ngoan và gắn bó với niềm kính sợ Thiên Chúa khi chúng ta học cách buộc tội chính chúng ta, với tư cách cá nhân, và tổ chức, cũng như xã hội. Chúng ta không được rơi vào bẫy rập đổ lỗi cho người khác, đó chỉ là một bước hướng tới “tình trạng ngoại phạm”, trong khi tách chúng ta khỏi thực tại.
4. Đào tạo. Nói cách khác, các tiêu chuẩn lựa chọn và đào tạo các ứng sinh chức tư tế không đơn thuần là tiêu cực, liên quan trên hết đến việc loại trừ các tính cách có vấn đề, mà còn phải là tích cực, nhằm cung cấp một quá trình đào tạo cân bằng cho các ứng sinh phù hợp, thúc đẩy sự thánh thiện và đức khiết tịnh. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, trong thông điệp Sacerdotalis Caelibatus (Tầm quan trọng của độc thân linh mục), đã viết rằng “đời sống của linh mục sống độc thân, là điều thu hút toàn bộ con người một cách rất hoàn toàn và nhạy cảm, loại trừ những người không đủ phẩm chất thể chất, tâm linh và đạo đức. Cũng đừng có ai giả vờ rằng ân sủng sẽ được cung cấp cho những khiếm khuyết tự nhiên của một người nam như thế” (Số 64).
5. Tăng cường và tái duyệt các hướng dẫn của các Hội Đồng Giám Mục. Nói cách khác, chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết là các giám mục phải hiệp nhất với nhau trong việc áp dụng các tham số, đó phải là quy tắc chứ không chỉ đơn thuần là các chỉ dẫn. Các quy tắc, chứ không đơn giản chỉ là các hướng dẫn. Không bao giờ một trường hợp lạm dụng có thể được che đậy (như thường thấy trong quá khứ) hoặc không được giải quyết một cách nghiêm chỉnh, vì việc che đậy lạm dụng tạo điều kiện cho sự lây lan của cái ác và tạo thêm một mức độ tai tiếng hơn nữa. Ngoài ra và đặc biệt, [các Hội Đồng Giám Mục còn phải] phát triển các phương pháp mới và hiệu quả để phòng ngừa trong tất cả các tổ chức và trong mọi lĩnh vực hoạt động giáo hội.
6. Đồng hành với những người đã bị lạm dụng. Tội ác mà họ đã trải qua để lại cho họ những vết thương không thể xóa nhòa, nó cũng gây ra sự chán chường và xu hướng tự hủy. Giáo Hội, vì thế, có nhiệm vụ cung cấp cho họ tất cả những hỗ trợ cần thiết, bằng cách tận dụng các chuyên gia trong lĩnh vực này. Khi lắng nghe, hãy cho phép tôi nói đến mức này: hãy “lãng phí thời gian” vào việc nghe. Việc lắng nghe chữa lành người bị tổn thương, và cũng chữa lành cho chúng ta tính ích kỷ, xa cách và thiếu quan tâm, chữa lành thái độ của chúng ta như người tư tế và thầy Lêvi trong dụ ngôn Người Samaritô nhân lành.
7. Thế giới kỹ thuật số. Việc bảo vệ trẻ vị thành niên phải tính đến các hình thức lạm dụng tình dục mới và mọi loại lạm dụng đe dọa trẻ vị thành niên trong bối cảnh sinh sống của chúng và thông qua các thiết bị mới mà chúng sử dụng. Các chủng sinh, linh mục, nam nữ tu sĩ, các nhân viên mục vụ, thực tế là tất cả mọi người, phải nhận thức được rằng thế giới kỹ thuật số và việc sử dụng các thiết bị của nó thường có những tác động sâu sắc hơn chúng ta nghĩ. Ở đây, chúng tôi thấy cần phải khuyến khích các quốc gia và chính quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để hạn chế những trang web đe dọa đến nhân phẩm, phẩm giá của phụ nữ và đặc biệt là trẻ em. Thưa anh chị em: tội ác không đáng được hưởng quyền tự do. Có một nhu cầu tuyệt đối phải chống lại những điều ghê tởm này với quyết tâm cao độ, cảnh giác và cố gắng hết sức để giữ cho sự phát triển của những người trẻ khỏi bị quấy rối hoặc gián đoạn bởi sự truy cập không kiểm soát các nội dung khiêu dâm, là điều sẽ để lại những vết sẹo sâu sắc trong tâm trí và trái tim của họ. Chúng ta phải bảo đảm rằng các thanh niên nam nữ, đặc biệt là các chủng sinh và giáo sĩ, không bị bắt làm nô lệ cho những nghiện ngập dựa trên sự bóc lột và tội ác lạm dụng những người vô tội và hình ảnh của họ, cũng như sự khinh miệt phẩm giá của phụ nữ và con người. Ở đây, chúng ta cần đề cập đến các chuẩn mực mới về graviora delicta [tội ác nghiêm trọng đối với giáo luật] được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI phê chuẩn vào năm 2010, bao gồm một loại tội phạm mới là tội “mua lại, sở hữu hoặc phân phối hình ảnh khiêu dâm trẻ vị thành niên bởi một giáo sĩ bằng bất cứ phương tiện nào hoặc sử dụng bất cứ công nghệ nào”. Các văn bản nói về trẻ vị thành niên dưới mười bốn tuổi. Bây giờ chúng ta thấy rằng giới hạn độ tuổi này phải được nâng lên để mở rộng sự bảo vệ cho trẻ vị thành niên và cho thấy sự nghiêm trọng của những hành động này.
8. Du lịch tình dục. Hành vi, cách nhìn người khác, và chính trái tim của các môn đệ và những tôi tớ Chúa phải luôn nhìn nhận hình ảnh của Thiên Chúa trong mỗi con người, bắt đầu từ những người vô tội nhất. Chỉ khi chúng ta kín múc từ sự tôn trọng triệt để này đối với phẩm giá của người khác, chúng ta mới có thể bảo vệ họ khỏi quyền lực lan tràn của bạo lực, bóc lột, lạm dụng và tham nhũng, và phục vụ họ một cách đáng tin cậy trong sự phát triển toàn vẹn nhân bản và tinh thần của họ, trong cuộc gặp gỡ với người khác và với Thiên Chúa. Chiến đấu chống lại du lịch tình dục đòi hỏi phải đặt nó ra ngoài vòng pháp luật, nhưng đồng thời các nạn nhân của hiện tượng tội phạm này phải được hỗ trợ và giúp đỡ để tái hội nhập vào xã hội. Các cộng đồng giáo hội được kêu gọi để tăng cường chăm sóc mục vụ cho những người bị khai thác bởi du lịch tình dục. Trong số này, những người dễ bị tổn thương nhất và cần sự giúp đỡ đặc biệt chắc chắn là các phụ nữ, những trẻ vị thành niên và trẻ em; tuy nhiên những người được kể đến sau cùng này cần các hình thức bảo vệ và chú ý đặc biệt. Các cơ quan chính phủ cần phải dành ưu tiên cho điều này và hành động khẩn cấp để chống lại nạn buôn người và bóc lột trẻ em cho những mục tiêu kinh tế. Để đạt được điều này, điều quan trọng là phải phối hợp các nỗ lực được thực hiện ở mọi bình diện xã hội và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để đạt được một khung pháp lý có khả năng bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột tình dục trong ngành du lịch và bảo đảm truy tố pháp lý đối với người phạm tội. [16]
Cho phép tôi gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả những linh mục và những người tận hiến, những người phục vụ Chúa cách trung thành và trọn vẹn, và những người cảm thấy thanh danh bị tổn thương và bị mất uy tín bởi những hành vi đáng xấu hổ của một số người trong hàng ngũ mình. Tất cả chúng ta - Giáo Hội, những người tận hiến, dân Chúa và ngay cả chính Thiên Chúa - đều chịu những ảnh hưởng nhất định từ sự bất trung của họ. Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi cám ơn tuyệt đại đa số các linh mục, những người không chỉ trung thành với cuộc sống độc thân của họ, mà còn dành thời gian cho một sứ vụ mà ngày nay thậm chí còn khó khăn hơn nữa bởi những vụ tai tiếng do một thiểu số (nhưng vẫn luôn luôn là quá nhiều) những huynh đệ của họ. Tôi cũng cám ơn các tín hữu đã nhận thức rõ về sự lành thánh của các mục tử của họ và những người tiếp tục cầu nguyện cho các vị và hỗ trợ các ngài.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh nhu cầu quan trọng là biến cái ác này thành cơ hội thanh tẩy. Chúng ta hãy nhìn vào gương của Thánh Edith Stein - Thánh Teresa Benedicta Thánh giá - với xác tín rằng “trong đêm tối mờ mịt nhất, sẽ xuất hiện các tiên tri và các vị thánh vĩ đại nhất. Tuy nhiên, dòng chảy ban sức sống của mầu nhiệm sự sống vẫn vô hình. Chắc chắn, các sự kiện quyết định lịch sử thế giới đã bị ảnh hưởng một cách căn bản bởi những linh hồn mà sử sách vẫn giữ im lặng. Và những linh hồn, mà chúng ta phải cám ơn vì những biến cố quyết định trong cuộc sống cá nhân của chúng ta, là những người mà chúng ta sẽ chỉ biết đến vào ngày mà tất cả những gì ẩn giấu được đưa ra ánh sáng.” dân Chúa trung thành, thánh thiện, trong sự im lặng hàng ngày, bằng nhiều hình thức và phương thế khác nhau tiếp tục thể hiện và minh chứng cho niềm hy vọng “ngoan cố” mà Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi nhưng nâng đỡ qua sự kiên định và trong rất nhiều trường hợp, sự sùng kính đau thương của con cái Ngài. Dân thánh thiện, kiên nhẫn, và trung thành của Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần nâng đỡ và linh hoạt, là khuôn mặt tốt nhất của Giáo Hội tiên tri, một Giáo Hội đặt Chúa của mình ở ví trí trung tâm trong việc trao ban chính mình hàng ngày. Chính Dân thánh của Thiên Chúa đó sẽ giải phóng chúng ta khỏi bệnh dịch của chủ nghĩa giáo sĩ trị, là mảnh đất màu mỡ cho tất cả những nhục nhã này.
Kết quả tốt nhất và giải pháp hiệu quả nhất mà chúng ta có thể cung cấp cho các nạn nhân, cho Giáo Hội Mẹ Thánh và toàn thế giới, là cam kết hoán cải cá nhân và tập thể, khiêm tốn học hỏi, lắng nghe, hỗ trợ và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất.
Tôi chân thành kêu gọi một cuộc chiến toàn diện chống lại việc lạm dụng trẻ vị thành niên cả về tình dục và các lĩnh vực khác, về phía tất cả các nhà chức trách và các cá nhân, vì chúng ta đang phải đối phó với những tội ác ghê tởm cần phải bị xóa khỏi mặt đất: điều này được yêu cầu bởi tất cả đông đảo các nạn nhân vẫn bị che giấu trong các gia đình và trong các môi trường khác nhau của xã hội chúng ta.
[1] x. MARIA ISABEL MARTÍNEZ PÉREZ, Abusos sexuales en niños y adolescentes, ed. Criminología y Justicia, 2012, theo đó chỉ có 2% trường hợp lạm dụg được báo cáo, đặc biệt là khi việc lạm dụng xảy ra trong gia đình. Tác giả cho rằng số nạn nhân của ấu dâm trong xã hội chúng ta là từ 15% đến 20%. Chỉ 50% trẻ em tiết lộ những lạm dụng mà chúng phải chịu, và trong số những trường hợp này chỉ có 15% được thực sự báo cáo. Chỉ có 5% cuối cùng dẫn đến việc truy tố trước tòa.
[2] Một trong ba trẻ bị lạm dụng đề cập không đề cập vụ việc với ai (dữ liệu năm 2017 do tổ chức phi lợi nhuận THORN biên soạn).
[3] Trên bình diện toàn cầu: năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có tới 1 tỷ trẻ vị thành niên từ 2 đến 17 tuổi đã trải qua các hành vi bạo lực hoặc bỏ bê thể xác, tình cảm hoặc tình dục. Theo một số ước tính của UNICEF vào năm 2014, lạm dụng tình dục (từ sờ mó đến cưỡng hiếp), sẽ ảnh hưởng đến 120 triệu cô gái, là những nạn nhân chủ yếu nhất. Vào năm 2017, UNICEF đã báo cáo rằng tại 38 quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình trên thế giới, gần 17 triệu phụ nữ trưởng thành thừa nhận có quan hệ tình dục cưỡng bức trong thời thơ ấu.
Châu Âu: năm 2013, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có hơn 18 triệu vụ lạm dụng. Trong đó, 13.4% là nữ, và 5.7% là nam. Theo UNICEF, tại 28 quốc gia châu Âu, khoảng 2.5 triệu phụ nữ trẻ báo cáo đã trải qua lạm dụng tình dục có hoặc không có tiếp xúc thể xác trước tuổi 15 (dữ liệu được công bố vào năm 2017). Ngoài ra, 44 triệu (tương đương 22.9%) là nạn nhân của bạo lực thể xác, và 55 triệu (29.6%) là nạn nhân của bạo lực tâm lý. Không chỉ thế: năm 2017, Báo cáo INTERPOL về việc khai thác tình dục trẻ vị thành niên đã dẫn đến việc xác định 14,289 nạn nhân ở 54 quốc gia châu Âu. Liên quan đến Ý, năm 2017 CESVI ước tính có 6 triệu trẻ em bị lạm dụng. Ngaòi ra, theo dữ liệu do Telefono Azzurro đưa ra, trong năm 2017, 98 trường hợp lạm dụng tình dục và ấu dâm đã được Servizio 114 Recentenza Infanzia thụ lý, tương đương với khoảng 7.5% tổng số vụ được thụ lý bởi dịch vụ tư pháp này. 65% trẻ vị thành niên tìm kiếm sự giúp đỡ là nạn nhân nữ và hơn 40% dưới 11 tuổi.
Châu Á: ở Ấn Độ, trong thập niên 2001-2011, Trung tâm Nhân quyền Châu Á đã báo cáo tổng cộng 48,338 vụ hiếp dâm trẻ vị thành niên, với mức tăng tương đương 336% trong giai đoạn đó: 2,113 vụ vào năm 2001 đã tăng lên đến 7,112 vụ trong năm 2011.
Châu Mỹ: tại Hoa Kỳ, dữ liệu chính thức của chính phủ tuyên bố rằng hơn 700,000 trẻ em mỗi năm là nạn nhân của bạo lực và lạm dụng. Theo Trung tâm quốc tế về trẻ em mất tích và bị khai thác (ICMEC), cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ bị lạm dụng tình dục.
Châu Phi: ở Nam Phi, kết quả nghiên cứu do Trung tâm Tư pháp và Phòng chống tội phạm của Đại học Cape Town thực hiện vào năm 2016 cho thấy 1 trong 3 thanh niên Nam Phi, nam hay nữ, có nguy cơ bị lạm dụng tình dục trước tuổi 17. Theo nghiên cứu, lần đầu tiên thuộc loại này trên quy mô quốc gia ở Nam Phi, 784,967 thanh niên từ 15 đến 17 tuổi đã trải qua lạm dụng tình dục. Các nạn nhân trong hầu hết các miền là nam thanh niên. Chưa đến một phần ba trong số họ báo cáo vụ việc với chính quyền. Ở các nước châu Phi khác, các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là một phần trong bối cảnh rộng lớn hơn các hành vi bạo lực liên quan đến các cuộc xung đột ảnh hưởng đến lục địa này và do đó rất khó để định lượng. Hiện tượng này cũng liên quan chặt chẽ đến việc thực hành rộng rãi các cuộc hôn nhân vị thành niên ở nhiều quốc gia Phi Châu khác nhau, cũng như ở những nơi khác.
Châu Đại Dương: tại Úc, theo dữ liệu do Viện Y tế và Phúc lợi Úc (AIHW) ban hành vào tháng 2 năm 2018 liên quan đến các năm từ 2015 đến 2017, một trong sáu phụ nữ (16%, tức là 1.5 triệu) đã báo cáo trải qua các lạm dụng thể chất và/hoặc tình dục trước 15 tuổi và một trong chín người đàn ông (11%, tức là 992,000) đã báo cáo đã trải qua các hành vi lạm dụng này khi họ còn nhỏ. Ngoài ra, trong năm 2015-2016, khoảng 450,000 trẻ em là đối tượng của các biện pháp bảo vệ trẻ em và 55,600 trẻ vị thành niên đã được đưa ra khỏi nhà để khắc phục các hành vi lạm dụng mà chúng phải chịu và để ngăn chặn những người khác. Cuối cùng, người ta không được quên những nguy cơ mà trẻ vị thành niên bản địa phải gánh chịu: một lần nữa, theo AIHW, trong năm 2015-2016, trẻ em bản địa có xác suất bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi cao gấp bảy lần so với những người cùng trang lứa không phải là người bản địa (x. http://www.pbc2019.org/protection-of-minors/child-abuse-on-the-global-level).
[4] Dữ liệu được cung cấp đề cập đến các mẫu thống kê được chọn trên cơ sở độ tin cậy của các nguồn có sẵn. Các nghiên cứu được UNICEF công bố trên 30 quốc gia đã xác nhận thực tế này: một tỷ lệ nhỏ nạn nhân tuyên bố rằng họ đã yêu cầu giúp đỡ.
[5] x. https://www.repubblica.it/salute/prevenzione/2016/05/12/news/maltrattamenti_sui_minori_tutti_gli_abusi-139430223.
[6] Cụ thể, những người phải chịu trách nhiệm cho những khó khăn của trẻ vị thành niên là, các bậc cha mẹ trong 73.7% trường hợp (người mẹ trong 44.2% trường hợp và người cha trong 29.5% trường hợp), người thân (3.3%), một người bạn (3.2 %), một người quen (3%), một giáo viên (2.5%). Dữ liệu cho thấy chỉ trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (2.2%) người phải chịu trách nhiệm là một người lạ trưởng thành. x. thượng dẫn.
[7] Một nghiên cứu tại Anh vào năm 2011 do Hiệp hội quốc gia phòng chống các hành vi tàn ác đối với trẻ em (NSPCC) thực hiện cho thấy 29% những người được phỏng vấn cho biết họ từng trải qua các hành vi lạm dụng tình dục (thể chất và lời nói) trong các trung tâm thể thao.
[8] Theo dữ liệu năm 2017 của Tổ chức Internet Watch (IWF), cứ sau 7 phút lại có một trang web tung lên hình ảnh của những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục. Trong năm 2017, 78,589 địa chỉ trên mạng được tìm thấy có chứa những hình ảnh lạm dụng tình dục tập trung đặc biệt ở các nước Bỉ, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, tiếp theo là Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Nga. 55% nạn nhân dưới 10 tuổi, 86% là bé gái, 7% bé trai và 5% là cả hai.
[9] Các điểm đến thường xuyên nhất là Ba Tây, Cộng hòa Dominican, Colombia, cũng như Thái Lan và Campuchia. Danh sách này gần đây cón có thêm một số quốc gia Châu Phi và Đông Âu. Mặt khác, sáu quốc gia mà thủ phạm lạm dụng chủ yếu đến là Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản và Ý. Không thể bỏ qua là ngày càng nhiều phụ nữ đến các nước đang phát triển để tìm kiếm quan hệ tình dục có trả tiền với trẻ vị thành niên: tổng cộng, họ chiếm 10% khách du lịch tình dục trên toàn thế giới. Hơn nữa, theo một nghiên cứu của ECPAT (Kết thúc mại dâm trẻ em ở du lịch châu Á) International, từ năm 2015 đến 2016, 35% khách du lịch tình dục ấu dâm là khách hàng thường xuyên, trong khi 65% là khách hàng không thường xuyên (xem https://www.osservatoriodiritti.it/2018/03/27/turismo-sessuale-juniorile-nel-mondo-italia-ecpat).
[10] “Nếu thảm kịch nghiêm trọng này có sự tham gia một số thừa tác viên thánh hiến, chúng ta phải tự hỏi nó bén rễ sâu đến thế nào trong các xã hội của chúng ta và trong các gia đình chúng ta” (Diễn văn tại Giáo Triều Rôma, 21 Tháng 12 năm 2018).
[11] x. R.H. Benson, Lord of the World, Dodd, Mead and Company, London, 1907.
[12] “Quare times, Herodes, quia audis Regem natum? Non venit ille ut te excludat, sed ut diabolum vincat. Sed tu haec non intelligens turbaris et saevis; et ut perdas unum quem quaeris, per tot infantium mortes efficeris crudelis… Necas parvulos corpore quia te necat timor in corde (Thánh Quodvultdeus, Sermo 2 de Symbolo: PL 40, 655).
[13] “Quemadmodum enim ille, effuso in scientiae lignum veneno suo, naturam gusto corruperat, sic et ipse dominicam carnem vorandam praesumens, deitatis in ea virtute corruptus interituque sublatus est” (Thánh Maximô Cha Giải Tội, Centuria 1, 8-3: PG 90, 1182-1186).
[14] (CDC: United States Centers for Disease Control and Prevention; CRC: Convention on the Rights of the Child; End Violence Against Children: The Global Partnership; PAHO: Pan American Health Organization; PEPFAR: President’s Emergency Program for AIDS Relief; TfG: Together for Girls; UNICEF: United Nations Children’s Fund; UNODC: United Nations Office on Drugs and Crime; USAID: United States Agency for International Development; WHO: World Health Organization).
[15] Mỗi chữ của từ INSPIRE tiêu biểu cho một trong những chiến lược, và trong hầu hết các miền đã chứng minh có thể phòng ngừa hiệu quả chống lại nhiều hình thái bạo lực, ngoài việc có lợi trong các lĩnh vực như sức khỏe tâm thần, giáo dục và việc giảm bớt nạn tội phạm. Có bảy chiến lược như sau: Thực hiện và thi hành pháp luật (ví dụ, tránh kỷ luật bạo lực và hạn chế quyền dùng rượu và súng); Thay đổi các chuẩn mực và giá trị (ví dụ, những điều xem nhẹ việc lạm dụng tình dục đối với các cô gái hoặc các hành vi hung hăng của nam giới); tạo ra các môi trường an toàn (ví dụ, xác định các khu vực là “điểm nóng” bạo lực và đối phó với các nguyên nhân địa phương thông qua các chính sách giải quyết vấn đề và thông qua các can thiệp khác); Nâng đỡ cho các phụ huynh và những người chăm sóc (ví dụ, bằng cách cung cấp việc đào tạo cho các bậc cha mẹ, và cho những người sắp có con); Tăng thu nhập và hỗ trợ kinh tế (ví dụ như tín dụng vi mô và cung cấp các cơ hội bình đẳng nói chung); Hình thánh và mở rộng các dịch vụ Phản ứng và Hỗ trợ (ví dụ, bảo đảm rằng trẻ em gánh chịu bạo lực có thể được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp có hiệu quả và có thể nhận được những hỗ trợ tâm lý xã hội đầy đủ); Tăng cường hệ thống giáo dục và các kỹ năng sống (ví dụ, bảo đảm rằng trẻ em được cắp sách đến trường và trang bị cho họ những kỹ năng xã hội).
[16] x. Tài liệu cuối cùng của Hội nghị thế giới về Chăm Sóc Mục Vụ Du lịch, ngày 27 Tháng Bảy, 2004.
Source:Catholic Herald
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN