Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Bài giảng của Đức Thánh Cha tại công viên Santakos, Kaunas, Lithuania ngày 23/9/2018
24/09/2018 12:00:00 SA
Như chúng tôi đã đưa tin, hôm qua thứ Bẩy 22 tháng 9, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius /vɪl -nɪʊs/, thủ đô của Lithuania / lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /. Trong ngày đầu tiên tại Lithuania, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn; và vào buổi chiều Đức Thánh Cha đã viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 08g15 sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Theo Đức Cha Gintaras Grušas /gɪ̈'n-tɑ-rɑ grʊ'-tʃɑ/, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius, năm 2018 này cả ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia đều kỷ niệm 100 năm tuyên bố độc lập. Ngài nói:
“Lễ kỷ niệm này cũng là một thời gian để suy tư về ân sủng tự do, cũng như giá phải trả để giành được tự do. Ân sủng này đòi hỏi chúng ta phải hoạt động vì thiện ích chung và hòa bình. 50 năm chiếm đóng của Liên Sô đòi hỏi một sự suy tư sâu sắc về giá phải trả cho tự do - những đau khổ, trục xuất, ngược đãi và hy sinh mạng sống cần phải được nhớ đến không bao giờ lãng quên.
Năm nay, Lithuania cũng kỷ niệm 300 năm ngày Đức Mẹ Trakai, Đấng bảo trợ của Lithuania, được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Tượng Đức Mẹ Trakai là tượng thứ hai của Đức Maria bên ngoài Rôma được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất. Tháng 9 này cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến các nước vùng Baltic, một chuyến thăm quan trọng đã mang lại can đảm cho ba nước này ngay từ đầu cuộc hành trình mới của họ trong tư cách là các nước cộng hòa độc lập.
Trong bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật 25 Mùa Quanh Năm, Đức Thánh Cha nói:
Thánh Máccô dành toàn bộ một phần trong Tin Mừng của ngài để nói về giáo huấn của Chúa dành cho các môn đệ. Ở giữa chặng đường trong cuộc hành trình đến Giêrusalem, có vẻ như Chúa Giêsu, đã muốn các môn đệ lặp lại sự lựa chọn đi theo Người. Chúa biết rằng lựa chọn ấy sẽ kéo theo những khoảnh khắc thử thách và đau buồn. Vị Thánh Sử mô tả thời kỳ này trong cuộc đời Chúa Giêsu bằng cách đề cập rằng trong ba lần, Ngài đã công bố cuộc thương khó của mình. Tất cả ba lần, các môn đệ đều bày tỏ sự hoang mang và phản đối, và vào mỗi dịp như thế, Chúa muốn dạy dỗ họ. Chúng ta vừa nghe về lần thứ hai trong ba lần này (xem Mc 9: 30-37).
Đời sống Kitô bao giờ cũng liên quan đến những kinh nghiệm về thập tự giá; đôi khi những kinh nghiệm này có thể dường như dài bất tận. Các thế hệ trước vẫn mang nặng những vết sẹo của thời kỳ chiếm đóng, những đau khổ của những người bị trục xuất, nỗi hoang mang đối với những người biệt tích không bao giờ quay trở lại, nỗi xấu hổ của những người chỉ điểm và phản bội. Sách Khôn Ngoan nói cho chúng ta biết về những người bị bách hại, những người bị sỉ nhục và trừng phạt chỉ vì sự tốt lành của họ (xem Kn 2: 10-12). Có biết bao người trong số anh chị em nhận ra chính mình, hay trong lịch sử của một số thành viên gia đình, trong đoạn văn mà chúng ta vừa đọc? Có bao nhiêu người trong số anh chị em cũng cảm thấy đức tin của mình bị lay động vì Thiên Chúa dường như không đứng về phía anh chị em? vì thực tại trung tín của anh chị em chưa đủ để Ngài can thiệp vào lịch sử của mình? Thành phố Kaunas biết về điều này; Lithuania nói chung có thể làm chứng về điều đó, và vẫn rùng mình khi nhắc đến Siberia, hoặc những ghettos tại Vilnius và Kaunas, trong số những nơi khác. Anh chị em có thể lặp lại những lời lên án thốt lên bởi Thánh Giacôbê Tông đồ trong trích đoạn Bức Thư của ngài mà chúng ta vừa nghe: họ thèm muốn, họ giết người, họ tham gia vào các tranh chấp và xung đột (x. 4: 2).
Các môn đệ không muốn Chúa Giêsu nói với họ về những sầu buồn và thập giá; họ không muốn liên can đến những thử thách và gian khổ. Thánh Máccô nói với chúng ta rằng họ quan tâm đến những thứ khác, trên đường về nhà họ thảo luận ai là người lớn nhất trong số họ. Anh chị em ơi: khát khao quyền lực và vinh quang là dấu hiệu của những người không chữa lành được những ký ức của quá khứ và, có lẽ vì lý do đó, họ không tham gia tích cực vào các nghĩa vụ hiện tại. Họ thà thảo luận ai giỏi hơn, ai là người đã hành động liêm chính hơn trong quá khứ, ai là người có nhiều quyền hơn những người khác. Như thế, chúng ta phủ nhận lịch sử của chúng ta, một lịch sử “vinh quang chính vì nó là một lịch sử của hy sinh, của hy vọng và của những cuộc đấu tranh hàng ngày, của cuộc sống dành để phục vụ và trung tín bất kể mệt mỏi đến đâu” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 96 ). Thật là một thái độ không sinh hoa kết quả và vô ích khi từ chối tham gia vào việc xây dựng hiện tại, vì nó đã mất liên lạc với những cuộc đấu tranh của dân tộc trung tín chúng ta. Chúng ta không thể giống như những nhà “hiền triết” tâm linh, là những kẻ chỉ phán xét từ xa và nói huyên thiên về “điều gì nên được thực hiện” (xem ibid.).
Chúa Giêsu, biết những gì các môn đệ đang thảo luận, nên Ngài cho họ một phương dược giải độc cho cuộc đấu tranh quyền lực và cho thái độ từ chối hy sinh của họ. Và để làm cho việc giảng dạy của mình trở nên trang trọng hơn, Ngài ngồi xuống, như một bậc tôn sư thường làm, triệu tập họ lại và đặt một đứa trẻ ở giữa họ; loại trẻ chỉ kiếm được một xu để làm công việc mà chẳng ai thèm quan tâm. Ngày nay, Chúa Giêsu sẽ ở đâu giữa chúng ta, vào sáng Chúa Nhật này? Ai sẽ là người nhỏ nhất, người nghèo nhất ở giữa chúng ta, ai mà chúng ta nên chào đón một trăm năm sau nền độc lập của mình? Ai là người không có gì để cho chúng ta, để những nỗ lực và hy sinh của chúng ta đáng giá? Có lẽ đó là các dân tộc thiểu số trong thành phố chúng ta. Hoặc những người thất nghiệp phải di cư. Có thể là người cao niên và cô đơn, hoặc những người trẻ tuổi không tìm thấy ý nghĩa nào trong cuộc sống bởi vì họ đã mất đi nguồn cội của mình.
“Ở giữa họ” có nghĩa là ở cùng một khoảng cách với mọi người, để không ai có thể cho rằng không chú ý thấy, không ai có thể tranh luận rằng đó là “trách nhiệm của ai đó” bởi vì “tôi không thấy anh ta”, hoặc “tôi xa quá mà”. Và không có ai muốn thu hút sự chú ý đến chính mình, muốn được tán dương hay được ca ngợi.
Ở đó, tại thành phố Vilnius, dòng sông Vilnia hợp lưu và mất tên của mình cho sông Neris; rồi, đến lượt Neris lại cũng mất tên của mình khi hợp lưu với sông Neman. Điều này nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của thuật ngữ Giáo Hội đang di chuyển, không sợ đi ra ngoài và sẵn sàng dự phần, ngay cả khi có vẻ như chúng ta tự đổ mình ra, đánh mất chính mình, khi vươn đến những người yếu đuối, bị bỏ rơi, những người trôi dạt ngoài lề cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng tiến ra cũng có nghĩa lúc này lúc khác phải dừng lại, dẹp sang một bên những lo lắng và quan tâm của chúng ta, để lưu tâm, lắng nghe và đồng hành cùng những người còn lại trên lề đường. Đôi khi, nó sẽ có nghĩa là hành động như người cha của đứa con hoang đàng, người đã chờ đợi ở ngưỡng cửa sự trở lại của anh ta, để mở toang nó ra ngay khi anh ta đến (xem ibid, 46). Vào những lúc khác, giống như các môn đệ, chúng ta sẽ cần phải biết rằng khi chào đón một trẻ thơ, chúng ta chào đón chính Chúa Giêsu.
Đó là lý do tại sao chúng ta ở đây hôm nay. Chúng ta muốn chào đón Chúa Giêsu, trong lời của Ngài, trong Thánh Thể, trong những người bé mọn. Chào mừng Ngài để Ngài có thể chữa lành ký ức của chúng ta và đồng hành cùng chúng ta trong thời điểm hiện tại với những thách đố và những dấu chỉ đầy phấn khích, để chúng ta có thể theo Ngài như những môn đệ của Ngài. Vì không có gì thực sự là nhân bản mà không tìm thấy tiếng vọng trong con tim các môn đệ của Chúa Kitô. Chúng ta cảm thấy như là của chính mình niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và đau khổ của những người trong thời đại chúng ta, đặc biệt là người nghèo và đau khổ (xem Công Đồng Chung Vatican, Gaudium et Spes, 1). Vì lý do này, và bởi vì với tư cách là một cộng đồng, chúng ta cảm thấy sự đoàn kết chân thật và sâu sắc với tất cả nhân loại - ở đây trong thành phố này và khắp Lithuania - và lịch sử của nó (xem ibid.), Chúng ta muốn dành cuộc sống của mình cho sự phục vụ trong hân hoan, và làm cho tất cả mọi người biết rằng Chúa Giêsu Kitô là hy vọng duy nhất của chúng ta.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 08g15 sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Theo Đức Cha Gintaras Grušas /gɪ̈'n-tɑ-rɑ grʊ'-tʃɑ/, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius, năm 2018 này cả ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia đều kỷ niệm 100 năm tuyên bố độc lập. Ngài nói:
“Lễ kỷ niệm này cũng là một thời gian để suy tư về ân sủng tự do, cũng như giá phải trả để giành được tự do. Ân sủng này đòi hỏi chúng ta phải hoạt động vì thiện ích chung và hòa bình. 50 năm chiếm đóng của Liên Sô đòi hỏi một sự suy tư sâu sắc về giá phải trả cho tự do - những đau khổ, trục xuất, ngược đãi và hy sinh mạng sống cần phải được nhớ đến không bao giờ lãng quên.
Năm nay, Lithuania cũng kỷ niệm 300 năm ngày Đức Mẹ Trakai, Đấng bảo trợ của Lithuania, được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Tượng Đức Mẹ Trakai là tượng thứ hai của Đức Maria bên ngoài Rôma được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất. Tháng 9 này cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến các nước vùng Baltic, một chuyến thăm quan trọng đã mang lại can đảm cho ba nước này ngay từ đầu cuộc hành trình mới của họ trong tư cách là các nước cộng hòa độc lập.
Trong bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật 25 Mùa Quanh Năm, Đức Thánh Cha nói:
Thánh Máccô dành toàn bộ một phần trong Tin Mừng của ngài để nói về giáo huấn của Chúa dành cho các môn đệ. Ở giữa chặng đường trong cuộc hành trình đến Giêrusalem, có vẻ như Chúa Giêsu, đã muốn các môn đệ lặp lại sự lựa chọn đi theo Người. Chúa biết rằng lựa chọn ấy sẽ kéo theo những khoảnh khắc thử thách và đau buồn. Vị Thánh Sử mô tả thời kỳ này trong cuộc đời Chúa Giêsu bằng cách đề cập rằng trong ba lần, Ngài đã công bố cuộc thương khó của mình. Tất cả ba lần, các môn đệ đều bày tỏ sự hoang mang và phản đối, và vào mỗi dịp như thế, Chúa muốn dạy dỗ họ. Chúng ta vừa nghe về lần thứ hai trong ba lần này (xem Mc 9: 30-37).
Đời sống Kitô bao giờ cũng liên quan đến những kinh nghiệm về thập tự giá; đôi khi những kinh nghiệm này có thể dường như dài bất tận. Các thế hệ trước vẫn mang nặng những vết sẹo của thời kỳ chiếm đóng, những đau khổ của những người bị trục xuất, nỗi hoang mang đối với những người biệt tích không bao giờ quay trở lại, nỗi xấu hổ của những người chỉ điểm và phản bội. Sách Khôn Ngoan nói cho chúng ta biết về những người bị bách hại, những người bị sỉ nhục và trừng phạt chỉ vì sự tốt lành của họ (xem Kn 2: 10-12). Có biết bao người trong số anh chị em nhận ra chính mình, hay trong lịch sử của một số thành viên gia đình, trong đoạn văn mà chúng ta vừa đọc? Có bao nhiêu người trong số anh chị em cũng cảm thấy đức tin của mình bị lay động vì Thiên Chúa dường như không đứng về phía anh chị em? vì thực tại trung tín của anh chị em chưa đủ để Ngài can thiệp vào lịch sử của mình? Thành phố Kaunas biết về điều này; Lithuania nói chung có thể làm chứng về điều đó, và vẫn rùng mình khi nhắc đến Siberia, hoặc những ghettos tại Vilnius và Kaunas, trong số những nơi khác. Anh chị em có thể lặp lại những lời lên án thốt lên bởi Thánh Giacôbê Tông đồ trong trích đoạn Bức Thư của ngài mà chúng ta vừa nghe: họ thèm muốn, họ giết người, họ tham gia vào các tranh chấp và xung đột (x. 4: 2).
Các môn đệ không muốn Chúa Giêsu nói với họ về những sầu buồn và thập giá; họ không muốn liên can đến những thử thách và gian khổ. Thánh Máccô nói với chúng ta rằng họ quan tâm đến những thứ khác, trên đường về nhà họ thảo luận ai là người lớn nhất trong số họ. Anh chị em ơi: khát khao quyền lực và vinh quang là dấu hiệu của những người không chữa lành được những ký ức của quá khứ và, có lẽ vì lý do đó, họ không tham gia tích cực vào các nghĩa vụ hiện tại. Họ thà thảo luận ai giỏi hơn, ai là người đã hành động liêm chính hơn trong quá khứ, ai là người có nhiều quyền hơn những người khác. Như thế, chúng ta phủ nhận lịch sử của chúng ta, một lịch sử “vinh quang chính vì nó là một lịch sử của hy sinh, của hy vọng và của những cuộc đấu tranh hàng ngày, của cuộc sống dành để phục vụ và trung tín bất kể mệt mỏi đến đâu” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 96 ). Thật là một thái độ không sinh hoa kết quả và vô ích khi từ chối tham gia vào việc xây dựng hiện tại, vì nó đã mất liên lạc với những cuộc đấu tranh của dân tộc trung tín chúng ta. Chúng ta không thể giống như những nhà “hiền triết” tâm linh, là những kẻ chỉ phán xét từ xa và nói huyên thiên về “điều gì nên được thực hiện” (xem ibid.).
Chúa Giêsu, biết những gì các môn đệ đang thảo luận, nên Ngài cho họ một phương dược giải độc cho cuộc đấu tranh quyền lực và cho thái độ từ chối hy sinh của họ. Và để làm cho việc giảng dạy của mình trở nên trang trọng hơn, Ngài ngồi xuống, như một bậc tôn sư thường làm, triệu tập họ lại và đặt một đứa trẻ ở giữa họ; loại trẻ chỉ kiếm được một xu để làm công việc mà chẳng ai thèm quan tâm. Ngày nay, Chúa Giêsu sẽ ở đâu giữa chúng ta, vào sáng Chúa Nhật này? Ai sẽ là người nhỏ nhất, người nghèo nhất ở giữa chúng ta, ai mà chúng ta nên chào đón một trăm năm sau nền độc lập của mình? Ai là người không có gì để cho chúng ta, để những nỗ lực và hy sinh của chúng ta đáng giá? Có lẽ đó là các dân tộc thiểu số trong thành phố chúng ta. Hoặc những người thất nghiệp phải di cư. Có thể là người cao niên và cô đơn, hoặc những người trẻ tuổi không tìm thấy ý nghĩa nào trong cuộc sống bởi vì họ đã mất đi nguồn cội của mình.
“Ở giữa họ” có nghĩa là ở cùng một khoảng cách với mọi người, để không ai có thể cho rằng không chú ý thấy, không ai có thể tranh luận rằng đó là “trách nhiệm của ai đó” bởi vì “tôi không thấy anh ta”, hoặc “tôi xa quá mà”. Và không có ai muốn thu hút sự chú ý đến chính mình, muốn được tán dương hay được ca ngợi.
Ở đó, tại thành phố Vilnius, dòng sông Vilnia hợp lưu và mất tên của mình cho sông Neris; rồi, đến lượt Neris lại cũng mất tên của mình khi hợp lưu với sông Neman. Điều này nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của thuật ngữ Giáo Hội đang di chuyển, không sợ đi ra ngoài và sẵn sàng dự phần, ngay cả khi có vẻ như chúng ta tự đổ mình ra, đánh mất chính mình, khi vươn đến những người yếu đuối, bị bỏ rơi, những người trôi dạt ngoài lề cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng tiến ra cũng có nghĩa lúc này lúc khác phải dừng lại, dẹp sang một bên những lo lắng và quan tâm của chúng ta, để lưu tâm, lắng nghe và đồng hành cùng những người còn lại trên lề đường. Đôi khi, nó sẽ có nghĩa là hành động như người cha của đứa con hoang đàng, người đã chờ đợi ở ngưỡng cửa sự trở lại của anh ta, để mở toang nó ra ngay khi anh ta đến (xem ibid, 46). Vào những lúc khác, giống như các môn đệ, chúng ta sẽ cần phải biết rằng khi chào đón một trẻ thơ, chúng ta chào đón chính Chúa Giêsu.
Đó là lý do tại sao chúng ta ở đây hôm nay. Chúng ta muốn chào đón Chúa Giêsu, trong lời của Ngài, trong Thánh Thể, trong những người bé mọn. Chào mừng Ngài để Ngài có thể chữa lành ký ức của chúng ta và đồng hành cùng chúng ta trong thời điểm hiện tại với những thách đố và những dấu chỉ đầy phấn khích, để chúng ta có thể theo Ngài như những môn đệ của Ngài. Vì không có gì thực sự là nhân bản mà không tìm thấy tiếng vọng trong con tim các môn đệ của Chúa Kitô. Chúng ta cảm thấy như là của chính mình niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và đau khổ của những người trong thời đại chúng ta, đặc biệt là người nghèo và đau khổ (xem Công Đồng Chung Vatican, Gaudium et Spes, 1). Vì lý do này, và bởi vì với tư cách là một cộng đồng, chúng ta cảm thấy sự đoàn kết chân thật và sâu sắc với tất cả nhân loại - ở đây trong thành phố này và khắp Lithuania - và lịch sử của nó (xem ibid.), Chúng ta muốn dành cuộc sống của mình cho sự phục vụ trong hân hoan, và làm cho tất cả mọi người biết rằng Chúa Giêsu Kitô là hy vọng duy nhất của chúng ta.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN