Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Giáo Hội Năm Châu 10/09/2018: Những thiệt hại kinh hoàng của Giáo Hội Ba Lan thời Quốc Xã
09/09/2018 12:00:00 SA
1. Tuyên bố của HĐGM Ba Lan về thiệt hại trong thế chiến thứ Hai: 20% linh mục triều bị Đức Quốc Xã giết
Sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Ba Lan, được tự do, các Giám Mục nước này đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về những thiệt hại nghiêm trọng mà Giáo Hội tại quốc gia này đã phải gánh chịu trong thế kỷ qua, cả trong thời kỳ Đức Quốc Xã cai trị quốc gia này và trong thời kỳ cộng sản.
Ngày 31 tháng 8, Phòng Báo Chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã công bố các kết quả điều tra liên quan đến thời kỳ Đức Quốc Xã nhân kỷ niệm 79 năm ngày Đức Quốc Xã mở cuộc tấn côngxâm lược Ba Lan 11/09/1939.
Toàn văn tuyên bố như sau:
Linh mục phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục nhắc nhở rằng trong Thế chiến II ở Ba Lan đã có một sự bách hại dã man các giáo sĩ. “Các linh mục, tu sĩ, nữ tu bị bắn, bị đưa đến trại tập trung, bị cầm tù và bị tra tấn. Người Đức tịch thu tài sản của Giáo hội và đóng cửa các nhà thờ. Tuy nhiên, đức tin của Giáo hội ở Ba Lan đã tồn tại trong suốt thời kỳ tối tăm của khủng bố Đức Quốc xã” - ngài nói thêm.
Cha Rytel-Andrianik đã chỉ ra những dữ liệu bi thảm trong Thế chiến II. “Theo nghiên cứu khoa học, vào năm 1939, Giáo Hội Ba Lan có khoảng 10,000 linh mục triều. Đức Quốc xã đã giết chết khoảng 2,000 linh mục, nghĩa là cứ 5 linh mục thì có 1 linh mục bị giết. Trong số khoảng 8,000 tu sĩ theo số liệu năm 1939, 370 vị đã bị sát hại. Trong khoảng 17,000 nữ tu, Đức quốc xã đã giết khoảng 280 chị. Ngoài ra, trong Thế chiến II, khoảng 4,000 linh mục và tu sĩ, và khoảng 1,100 nữ tu đã bị cầm tù trong các trại tập trung của Đức. Những người được tại ngoại cũng bị bách hại cách này cách khác” - phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ba Lan nhấn mạnh.
Trong Thế chiến II, gần một nửa số giáo phận Ba Lan bị trống tòa. Trong hai mươi mốt giáo phận Công Giáo ở Ba Lan, có chín giáo phận trống tòa vì giám mục bản quyền bị giam giữ hoặc bị buộc phải di cư, và một trong các giám mục giáo phận đã bị giết.
“Trong những tình huống xem ra sự khinh miệt mạng sống con người và hận thù thắng thế, ta phải luôn nhớ lại hậu quả của Thế chiến II, đó là sự sụp đổ của nền văn minh châu Âu, cuộc bách hại thường dân và nạn diệt chủng người Do Thái. Do đó, Giáo Hội muốn nhắc nhở luật tự nhiên bao gồm sự tôn trọng mạng sống của mỗi con người từ khi thụ thai đến cái chết tự nhiên. Không có ngoại lệ nào hết. Cuộc chiến này đã cho thấy những hậu quả là thê thảm đến thế nào khi con người cố gắng phủ nhận Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta phải liên tục nhắc nhở những lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: + đừng chiến tranh nữa ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và đừng chiến tranh nữa trong các cộng đồng và gia đình của chúng ta” - Cha Rytel-Andrianik nói.
2. Cuộc gặp gỡ của 30 Giám Mục Âu Châu tại viện bảo tàng tội ác cộng sản tại Spac, Albania
“Quản lý các chứng tích tội ác cộng sản. Học tập và hoạt động cho tương lai của châu Âu”- đó là chủ đề của trại hè quốc tế đầu tiên quy tụ các Giám Mục Âu Châu được tổ chức trên những cánh đồng nơi từng là trại lao động cải tạo cộng sản ở Spac, Albania.
Quỹ Maximilian Kolbe - được thành lập bởi các giám mục Ba Lan và Đức cho việc hòa giải hai dân tộc – đã phối hợp với viện Bảo tàng Spac và Renovabis để thực hiện sáng kiến này như là một phần trong nỗ lực biến đổi trại lao động cải tạo khét tiếng này thành một đài tưởng niệm tội ác cộng sản tại Albania.
30 vị Giám Mục đã tham gia trại hè này đến từ Albania, Bulgaria, Đức, Ba Lan và Ukraine. Một thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Đức được đưa ra hôm thứ Hai 3 tháng 9 cho biết các vị đã có cuộc gặp gỡ các cựu tù nhân và tham dự các cuộc thảo luận sâu rộng về chủ đề tội ác cộng sản và những hậu quả tại Albania.
Thông báo cũng cho biết trong số các vị tham dự có Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, người Đức, là Tổng Giám Mục Bamberg và Đức Tổng Giám Mục Angelo Massafra, người Albania, là Tổng Giám Mục Shkodër.
Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick nhận xét rằng “Sự thật về quá khứ là điều cần thiết cho tương lai, đặc biệt là khi chúng ta đánh giá giai đoạn lịch sử từ năm 1944 đến năm 1991”.
Ngài nhấn mạnh thêm rằng đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải bảo tồn phần còn lại của trại lao động này như một “ký ức về thời gian đó”, để giúp “an ủi những người sống sót và những người thân yêu của họ, để phơi bày sự thật của lịch sử đau buồn này, và tạo ra những địa điểm quan trọng để suy tư.”
Các vị tham dự cũng đích thân tham gia vào việc làm sạch cỏ dại và thu nhặt rác rưởi tại khu vực này như là một cử chỉ tượng trưng đóng góp cụ thể cho việc bảo tồn khu vực.
3. Dân chúng Estonia cầu nguyện và mong chờ chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên kế hoạch thăm viếng ba quốc gia vùng Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia, từ ngày 22 đến 25 tháng Chín này.
Người Công Giáo Estonia đã dành trọn ngày thứ Bảy 1/9/2018 vừa qua để ăn chay và cầu nguyện chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến thủ đô Tallin của họ trong vài tuần nữa.
Sáng kiến ăn chay cầu nguyện là một lời mời gọi của Đức Giám Mục Philippe Jourdan, Giám Quản Tông Tòa Estonia, đã gửi cho mọi tín hữu Công Giáo trong giáo phận vào ngày 22/7 vừa qua.
“Việc ăn chay và cầu nguyện thường đi đôi với nhau,” Đức Giám Mục Jourdan viết trong bức thư của Ngài, “Vì vậy, tôi tha thiết xin anh chị em dành ít nhất một ngày để ăn chay cho ý chỉ này và ngày này là thứ Bảy mùng 1 tháng 9.
Nhớ lại tháng Tám với nhiều lễ hội về Đức Maria như lễ Đức Mẹ xuống Tuyết ngày 5 tháng 8, Lễ Mẹ Lên trời ngày 15 tháng 8, lễ Mẹ Trinh Nữ vương ngày 22 tháng 8 và chuyến hành hương của toàn dân Estonia về Đền thờ Đức Mẹ ở Viru-Nigula vào ngày 25 tháng Tám, Đức Giám Mục Jourdan nói, “trong những ngày tôn kính Đức Mẹ này, tôi tha thiết xin tất cả hãy dâng lời cầu nguyện qua tràng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho sự thành công của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.”
Đức cha nói tiếp: “Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô được hiện thực bời mọi người chúng ta và tùy thuộc vào tất cả chúng ta, và sự chuẩn bị tinh thần thì quan trọng hơn là sự chuẩn bị bề ngoài. “
“Những khoảnh khắc cầu nguyện và nhịn ăn này có thể là những cam kết chung của chúng ta trong việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ cho chúng ta thâu gặt được nhiều hoa trái hơn lòng chúng ta mơ ước.” Đức Giám Mục Jourdan nói thế.
Trong tổng số 1,3 triệu người dân Estonia, có khoảng 7.000 người Công Giáo (dưới 1%), và một số tín đồ của Giáo phái Tin lành Lutheran và Chính thống giáo trong một dân số 75% không có tôn giáo.
Chuyến đi nước ngoài thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là chuyến tông du đầu tiên của Ngài đến với các quốc gia vùng Baltic trong một phần tư thế kỷ qua chưa có chuyến tông du nào của vị cha chung. Ngài sẽ là vị giáo hoàng thứ hai tông du đến ba quốc gia này, chính xác 25 năm sau khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm vào tháng 9 năm 1993.
4. Xu thế hình thành Giáo Hội Chính Thống tự trị Ukraine là không thể đảo ngược
Một nhà lãnh đạo Chính thống hàng đầu cho biết Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đang nghiêng hẳn về khuynh hướng công nhận một Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị, bất kể sự phản đối quyết liệt của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Sau một cuộc họp thượng đỉnh ngày 31 tháng 8 giữa Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, cả hai Đức Thượng Phụ đều không đưa ra các tuyên bố chính thức về chủ đề chính của cuộc đối thoại là việc nhìn nhận hay không một Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Emmanuel của Pháp, là người đã tham dự cuộc họp, nói rằng “Đức Thượng Phụ đã quyết định xong.” Ngài nói thêm rằng tiến trình hình thành Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị giờ đây là “không thể đảo ngược”.
Đức Thượng Phụ thành Constantinople - người được thừa nhận là “vị đầu tiên trong số những Thượng Phụ bình đẳng” của thế giới Chính thống, và là người theo truyền thống có quyền quyết định những tuyên bố đòi tự trị của các Giáo Hội Chính thống - đã cân nhắc một yêu cầu ban cấp tình trạng tự trị cho Giáo hội Ukraine. Yêu cầu đó đã gây ra một sự phản đối dữ dội từ Mạc Tư Khoa, nơi các nhà lãnh đạo Chính thống Nga nhấn mạnh rằng Ukraine vẫn là một phần trong “lãnh thổ giáo luật” của họ.
Trong những tháng gần đây, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã tuyên bố ngài hoàn toàn có thẩm quyền ban cấp cho một Giáo Hội Chính Thống tân lập tại Ukraine tư cách “Tomos of Autocephaly” - một Giáo Hội tự trị hoàn toàn, mà chính phủ Ukraine đang mong đợi.
Các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.
Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của Chính Thống Giáo Ukraine.
Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”
5. Một linh mục Công Giáo đến đền thờ Hồi giáo cám ơn sự giúp đỡ sau lũ lụt
Nhân ngày thứ Sáu là ngày cầu nguyện của tín hữu Hồi Giáo, một linh mục Công Giáo Ấn Độ đã đến đền thờ Hồi Giáo ở Kerala để cám ơn các tín hữu ở đây đã trợ giúp nhân đạo cho các nạn nhân lũ lụt tại Kerala
Điều đáng ghi nhận là vị giáo sĩ Hồi Giáo đã tỏ tình đoàn kết đặc biệt bằng cách để linh mục Công Giáo được dùng giảng đài của Giáo Sĩ Hồi giáo trong đền thờ để Linh Mục nói với tìn hữu Hồi Giáo.
Đền thờ Hồi giáo Juma toạ lạc tại Vechoor, quận Kottayam, bang Kerala Nam Ấn Độ. Trước tín hữu Hồi Giáo hiện diện, cha Puthussery phát biểu rằng: Nhờ tinh thần đoàn kết vĩ đại, nhiều tín đồ Hồi giáo đã mang thức ăn vật dụng đến trợ giúp các nạn nhân lũ lụt đang trú ẩn tại nhà thờ Thánh Antôn, nằm trong Tổng Giáo Phận Ernakulam-Angamaly.
Được biết nhà thờ thánh Antôn ở Achinakom, thuộc quận Kottayam là nơi trú ẩn cho hơn 580 nạn nhân vô gia cư bị lũ lụt. Cơn lụt xảy ra tại 12 trong số 14 quận hạt ở bang Kerala nên các nhà thờ, các tổ chức Công Giáo ở đây đã làm mọi thứ để giúp đõ những nạn nhân lũ lụt.
Cha Puthussery nói với tìn hữu Hồi Giáo: Chúng tôi thiếu lương thực và nước uống cách nghiêm trọng, chúng tôi đã đến thẳng đền thờ Hồi Giáo xin sự giúp đỡ. Ngay sau đó, các anh em Hồi Giáo đã đến nhà thờ Thánh Antôn với một lượng thực phẩm và nước uống. Còn các thanh niên đã đến phát thuốc cho các nạn nhân lũ lụt.
Cha Puthussery nói với các tín hữu Hồi Giáo trong khoảng 10 phút. Cha nói: “Tôi không có lời nào để bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi đối với các anh em Hồi giáo vì sự hỗ trợ hào phóng của anh em đã cung cấp cho các nạn nhân trong thời kỳ khó khăn nhất.
Cha nói tiếp: Lũ Lụt đã lấy đi rất nhiều đồ vật có giá trị nhưng lũ lụt cũng đã lấy đi bức tường ngăn cách, ích kỷ giữa chúng ta. Cha Puthussery nhắc lại ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là hãy xây dựng cầu, đừng xây bức tường ngăn cách. Chúng ta cần hợp tác liên tôn để thúc đây sự hòa hợp trong xã hội. Chúng ta phải tiếp tục duy trì tình huynh đệ. Qua cơn lụt này chúng ta phải truyền thừa tinh thần huynh đệ cho các thế hệ mai sau.
Ông Niyaz Nasser, một người Hồi Giáo nghe cha Puthussery nói đã phát biểu: Cơ hội này là dịp vui mừng và hy vọng, sẽ đưa lại một tương lai sáng lạn cho chúng ta.
6. Tổng Giám Mục Singapore: Cuộc khủng hoảng liên quan đến tội ác lạm dụng tính dục là lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh
Dưới ánh sáng của các báo cáo gần đây về việc lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục William Goh của Singapore, cho biết hôm thứ Bảy 1 tháng 9 rằng đó là “một lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh, vì Giáo Hội Công Giáo ở Singapore cũng không miễn nhiễm khỏi những cáo buộc lạm dụng trẻ em”, và một số trường hợp đang được điều tra.
Đức Cha Goh cũng bảo đảm rằng không có sự bao che trong tổng giáo phận Singapore, và các hướng dẫn đã được đưa ra để giảm thiểu những nguy cơ lạm dụng như vậy. Ngài nói trong một bức thư mục vụ được công bố vào hôm thứ Bảy.
Ngài nói thêm rằng các trường hợp tố cáo trong quá khứ đã được đánh giá với kết luận cụ thể bởi Văn phòng Giám sát các Tiêu chuẩn chuyên nghiệp (PSO), và được xác nhận bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.
PSO, được thành lập bởi vị tiền nhiệm của Đức Cha Goh là Đức Tổng Giám Mục Nicholas Chia vào năm 2011, đã và đang hỗ trợ Giáo hội trong việc điều tra các khiếu nại lạm dụng tình dục. Để “đảm bảo tính công bằng và không có sự can thiệp nào từ Tòa Tổng Giám mục”, PSO có nhân viên là các chuyên gia giáo dục và các thành viên không phải là giáo sĩ.
Đức Tổng Giám Mục Goh nói thêm rằng một báo cáo của cảnh sát phải được thực hiện bất cứ khi nào PSO giải quyết một vụ kiện. Ngài giải thích rằng đó là phương cách để ngăn cản những tuyên bố có tính chất mạ lị, hoặc phóng đại nhằm gây hại cho người vô tội.
“Nỗi đau của việc bị thẩm vấn và sống dưới sự nghi ngờ trong khi chờ phán quyết của những linh mục này cũng không thua gì sự đau khổ mà những người thực sự bị lạm dụng phải chịu,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục cũng vạch ra một số hệ thống và quy trình mới để bảo vệ các tín hữu khỏi bị lạm dụng tình dục.
Ngài nhấn mạnh rằng tất cả các linh mục và những người làm việc cho tổng giáo phận giờ đây phải tuyên bố rằng họ chưa từng bị kết tội lạm dụng tình dục. Những người có hồ sơ về tội ác này sẽ không được phép làm việc mục vụ hoặc “hòa nhập với những người dễ bị tổn thương”.
Hơn nữa, các chủng sinh và tập sinh cũng sẽ phải chịu những hình thức kiểm tra tâm lý và lý lịch nghiêm ngặt hơn trước khi được nhận vào đời sống tu trì.
7. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân: Những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò cần được trả lời khẩn cấp
Đức Tổng Giám Mục Romulo G. Valles của tổng giáo phận Davao, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đã ra tuyên bố sau.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội
Anh chị em trong Chúa Kitô,
Trong những ngày gần đây, chúng ta lại cảm thấy một lần nữa, với cường độ ngày càng tăng, nỗi đau và sự nhục nhã, vì nhiều điều được phơi bày về hành vi sai trái tình dục, đặc biệt là những trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, nhưng không chỉ trẻ vị thành niên mà thôi, bởi một số đáng kể các giáo sĩ, cả một số giám mục và những người thánh hiến. Nỗi đau càng thêm tê tái bởi các báo cáo che đậy những lạm dụng và các tội ác này.
Các báo cáo về hành vi sai trái tình dục của một Hồng Y ở Hoa Kỳ, là một trong những điều làm tăng thêm cường độ của nỗi đau và sự nhục nhã mà Giáo Hội hiện đang phải chịu đựng. Chứng từ và những tiết lộ gần đây của một Sứ Thần Tòa Thánh về những hành vi sai trái tình dục và cách thức giải quyết những tội ác này, đã mang đến nhiều câu hỏi còn đau đớn hơn nữa, và rõ ràng là cần những câu trả lời khẩn cấp để cho chúng ta thấy được sự thật.
Điều này nhắc nhở một sự thừa nhận của các giám mục ở đây, ở Phi Luật Tân này, trong Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân hồi tháng 7 năm 2018 gần đây của chúng tôi: “Chúng tôi thừa nhận một cách khiêm nhường rằng chúng ta là một Giáo hội của những người tội lỗi, được kêu gọi hoán cải và đồng thời nên thánh thiện. Chúng tôi cúi đầu hổ thẹn khi nghe về những hành vi lạm dụng do một số nhà lãnh đạo Giáo Hội anh em của chúng tôi gây ra - đặc biệt là những người được phong chức để ‘hành động đại diện cho Chúa Kitô.’”
Đức Thánh Cha của chúng ta, trong Lá Thư gần đây của ngài cho dân Chúa, nói: “Nhìn về quá khứ, không có nỗ lực nào cầu xin sự tha thứ và tìm cách sửa chữa những tổn hại có thể coi là đủ. Nhìn về tương lai, không một nỗ lực nào có thể bị lơ là hầu tạo ra một nền văn hóa có khả năng không chỉ chặn đứng những tình huống như vậy xảy ra mà thôi, nhưng còn phải ngăn chặn được khả năng bao che và để cho các tình huống như thế tiếp diễn. Nỗi đau của các nạn nhân và gia đình của họ cũng là nỗi đau của chúng ta, và do đó, điều khẩn cấp là chúng ta một lần nữa phải tái khẳng định cam kết bảo vệ các trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương.”(Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dân Chúa ngày 20 tháng 8 năm 2018).
Tình trạng đau đớn hiện nay là một dịp tốt để các giám mục chúng tôi duyệt xét lại các hướng dẫn hiện hành mà chúng tôi có trong tay ngõ hầu bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, với quyết tâm và cam kết mới để thực hiện những hướng dẫn này và không bao giờ bao che.
Tình hình này cũng mời gọi chúng ta đến một điều quan trọng. Nó nhắc nhở chúng ta hãy đến với Chúa trong lời cầu nguyện. Và vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị chúng ta nên cầu nguyện và chay tịnh. “Chiều kích thống hối của chay tịnh và cầu nguyện sẽ giúp chúng ta trong tư cách dân Chúa đến trước mặt Ngài và trước mặt những anh chị em bị thương tổn của chúng ta như những tội nhân cầu xin sự tha thứ và ân sủng biết xấu hổ và hoán cải. Bằng cách này, chúng ta sẽ đưa ra những hành động có thể tạo ra các nguồn lực hài hòa với Tin Mừng” (Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dân Chúa, ngày 20 tháng 8 năm 2018).
Đây là điều mà chúng ta có thể tổ chức và thực hiện trong các giáo phận và giáo xứ của chúng ta, trong các cộng đồng tôn giáo của chúng ta, và trong các gia đình của chúng ta.
Tôi muốn kết thúc với lời cầu nguyện tuyệt vời này:
“Lạy Chúa toàn năng, chúng con cầu xin Chúa cho Giáo Hội Chúa luôn là một dân tộc thánh thiện, được nên một nhờ sự hiệp nhất của Chúa Cha, Con và Chúa Thánh Thần, một dân có thể cho thế giới thấy Bí Tích về sự thánh thiện và hiệp nhất của Người và xin dẫn Hội Thánh đến sự hoàn thiện trong lòng mến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen” (Lời nguyện đầu lễ, Sách Lễ)
+ ROMULO G. VALLES, D.D
Tổng Giám Mục Davao
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân
30 tháng 8 năm 2018
8. Cộng Sản Trung Quốc đòi buộc: Theo đảng dứt khoát phải bỏ đạo.
Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa ban hành một luật về hành vi đảng viên, theo đó đảng viên phải từ bỏ mọi niềm tin tôn giáo, không được tuyên truyền “tin đồn chính trị làm tổn hại đến sự đoàn kết của đảng”.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc ban hành luật này vào ngày hôm qua 1 tháng 9, nhưng thực ra việc áp dụng luật này đã bắt đầu từ lâu.
Người vi phạm luật này sẽ bị khai trừ khỏi đảng Cộng Sản và có thể bị truy tố hình sự.
Luật sửa đổi về hành vi đảng viên nói: “Các đảng viên có niềm tin tôn giáo phải được cải tạo bằng giáo dục, nếu tổ chức đảng đã giáo dục họ, mà vẫn không thay đổi, thì khuyến khích họ ra khỏi đảng cộng sản”.
Một điều khoản mới cũng kêu gọi trừng phạt những đảng viên xuyên tạc lịch sử đất nước, lịch sử đảng, và lịch sử quân đội.
Đảng Cộng Sản ban hành khung kỷ luật mới nhằm xiết chặt việc kiểm soát các đảng viên, không cho họ có niềm tin tưởng tôn giáo, cho dù ngay cả khi họ đã về hưu.
Theo số liệu được báo chí nói, gần ¼ số đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc có niềm tin tôn giáo.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm chính quyền cách đây vài năm, ông mở chiến dịch chống tham nhũng mà chủ yếu là nhắm vào các đối thủ chính trị của ông và ban hành chính sách đàn áp tôn giáo mà cụ thể là mới đây Đảng Cộng sản ban hành một chính sách mới gọi là Hán Hóa Tôn Giáo,theo đó các tôn giáo phải độc lập với ngoại quốc, phải đồng hóa với văn hóa và xã hội Trung Hoa.
Sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Ba Lan, được tự do, các Giám Mục nước này đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về những thiệt hại nghiêm trọng mà Giáo Hội tại quốc gia này đã phải gánh chịu trong thế kỷ qua, cả trong thời kỳ Đức Quốc Xã cai trị quốc gia này và trong thời kỳ cộng sản.
Ngày 31 tháng 8, Phòng Báo Chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã công bố các kết quả điều tra liên quan đến thời kỳ Đức Quốc Xã nhân kỷ niệm 79 năm ngày Đức Quốc Xã mở cuộc tấn côngxâm lược Ba Lan 11/09/1939.
Toàn văn tuyên bố như sau:
Linh mục phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục nhắc nhở rằng trong Thế chiến II ở Ba Lan đã có một sự bách hại dã man các giáo sĩ. “Các linh mục, tu sĩ, nữ tu bị bắn, bị đưa đến trại tập trung, bị cầm tù và bị tra tấn. Người Đức tịch thu tài sản của Giáo hội và đóng cửa các nhà thờ. Tuy nhiên, đức tin của Giáo hội ở Ba Lan đã tồn tại trong suốt thời kỳ tối tăm của khủng bố Đức Quốc xã” - ngài nói thêm.
Cha Rytel-Andrianik đã chỉ ra những dữ liệu bi thảm trong Thế chiến II. “Theo nghiên cứu khoa học, vào năm 1939, Giáo Hội Ba Lan có khoảng 10,000 linh mục triều. Đức Quốc xã đã giết chết khoảng 2,000 linh mục, nghĩa là cứ 5 linh mục thì có 1 linh mục bị giết. Trong số khoảng 8,000 tu sĩ theo số liệu năm 1939, 370 vị đã bị sát hại. Trong khoảng 17,000 nữ tu, Đức quốc xã đã giết khoảng 280 chị. Ngoài ra, trong Thế chiến II, khoảng 4,000 linh mục và tu sĩ, và khoảng 1,100 nữ tu đã bị cầm tù trong các trại tập trung của Đức. Những người được tại ngoại cũng bị bách hại cách này cách khác” - phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ba Lan nhấn mạnh.
Trong Thế chiến II, gần một nửa số giáo phận Ba Lan bị trống tòa. Trong hai mươi mốt giáo phận Công Giáo ở Ba Lan, có chín giáo phận trống tòa vì giám mục bản quyền bị giam giữ hoặc bị buộc phải di cư, và một trong các giám mục giáo phận đã bị giết.
“Trong những tình huống xem ra sự khinh miệt mạng sống con người và hận thù thắng thế, ta phải luôn nhớ lại hậu quả của Thế chiến II, đó là sự sụp đổ của nền văn minh châu Âu, cuộc bách hại thường dân và nạn diệt chủng người Do Thái. Do đó, Giáo Hội muốn nhắc nhở luật tự nhiên bao gồm sự tôn trọng mạng sống của mỗi con người từ khi thụ thai đến cái chết tự nhiên. Không có ngoại lệ nào hết. Cuộc chiến này đã cho thấy những hậu quả là thê thảm đến thế nào khi con người cố gắng phủ nhận Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta phải liên tục nhắc nhở những lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: + đừng chiến tranh nữa ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và đừng chiến tranh nữa trong các cộng đồng và gia đình của chúng ta” - Cha Rytel-Andrianik nói.
2. Cuộc gặp gỡ của 30 Giám Mục Âu Châu tại viện bảo tàng tội ác cộng sản tại Spac, Albania
“Quản lý các chứng tích tội ác cộng sản. Học tập và hoạt động cho tương lai của châu Âu”- đó là chủ đề của trại hè quốc tế đầu tiên quy tụ các Giám Mục Âu Châu được tổ chức trên những cánh đồng nơi từng là trại lao động cải tạo cộng sản ở Spac, Albania.
Quỹ Maximilian Kolbe - được thành lập bởi các giám mục Ba Lan và Đức cho việc hòa giải hai dân tộc – đã phối hợp với viện Bảo tàng Spac và Renovabis để thực hiện sáng kiến này như là một phần trong nỗ lực biến đổi trại lao động cải tạo khét tiếng này thành một đài tưởng niệm tội ác cộng sản tại Albania.
30 vị Giám Mục đã tham gia trại hè này đến từ Albania, Bulgaria, Đức, Ba Lan và Ukraine. Một thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Đức được đưa ra hôm thứ Hai 3 tháng 9 cho biết các vị đã có cuộc gặp gỡ các cựu tù nhân và tham dự các cuộc thảo luận sâu rộng về chủ đề tội ác cộng sản và những hậu quả tại Albania.
Thông báo cũng cho biết trong số các vị tham dự có Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, người Đức, là Tổng Giám Mục Bamberg và Đức Tổng Giám Mục Angelo Massafra, người Albania, là Tổng Giám Mục Shkodër.
Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick nhận xét rằng “Sự thật về quá khứ là điều cần thiết cho tương lai, đặc biệt là khi chúng ta đánh giá giai đoạn lịch sử từ năm 1944 đến năm 1991”.
Ngài nhấn mạnh thêm rằng đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải bảo tồn phần còn lại của trại lao động này như một “ký ức về thời gian đó”, để giúp “an ủi những người sống sót và những người thân yêu của họ, để phơi bày sự thật của lịch sử đau buồn này, và tạo ra những địa điểm quan trọng để suy tư.”
Các vị tham dự cũng đích thân tham gia vào việc làm sạch cỏ dại và thu nhặt rác rưởi tại khu vực này như là một cử chỉ tượng trưng đóng góp cụ thể cho việc bảo tồn khu vực.
3. Dân chúng Estonia cầu nguyện và mong chờ chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên kế hoạch thăm viếng ba quốc gia vùng Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia, từ ngày 22 đến 25 tháng Chín này.
Người Công Giáo Estonia đã dành trọn ngày thứ Bảy 1/9/2018 vừa qua để ăn chay và cầu nguyện chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến thủ đô Tallin của họ trong vài tuần nữa.
Sáng kiến ăn chay cầu nguyện là một lời mời gọi của Đức Giám Mục Philippe Jourdan, Giám Quản Tông Tòa Estonia, đã gửi cho mọi tín hữu Công Giáo trong giáo phận vào ngày 22/7 vừa qua.
“Việc ăn chay và cầu nguyện thường đi đôi với nhau,” Đức Giám Mục Jourdan viết trong bức thư của Ngài, “Vì vậy, tôi tha thiết xin anh chị em dành ít nhất một ngày để ăn chay cho ý chỉ này và ngày này là thứ Bảy mùng 1 tháng 9.
Nhớ lại tháng Tám với nhiều lễ hội về Đức Maria như lễ Đức Mẹ xuống Tuyết ngày 5 tháng 8, Lễ Mẹ Lên trời ngày 15 tháng 8, lễ Mẹ Trinh Nữ vương ngày 22 tháng 8 và chuyến hành hương của toàn dân Estonia về Đền thờ Đức Mẹ ở Viru-Nigula vào ngày 25 tháng Tám, Đức Giám Mục Jourdan nói, “trong những ngày tôn kính Đức Mẹ này, tôi tha thiết xin tất cả hãy dâng lời cầu nguyện qua tràng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho sự thành công của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.”
Đức cha nói tiếp: “Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô được hiện thực bời mọi người chúng ta và tùy thuộc vào tất cả chúng ta, và sự chuẩn bị tinh thần thì quan trọng hơn là sự chuẩn bị bề ngoài. “
“Những khoảnh khắc cầu nguyện và nhịn ăn này có thể là những cam kết chung của chúng ta trong việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ cho chúng ta thâu gặt được nhiều hoa trái hơn lòng chúng ta mơ ước.” Đức Giám Mục Jourdan nói thế.
Trong tổng số 1,3 triệu người dân Estonia, có khoảng 7.000 người Công Giáo (dưới 1%), và một số tín đồ của Giáo phái Tin lành Lutheran và Chính thống giáo trong một dân số 75% không có tôn giáo.
Chuyến đi nước ngoài thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là chuyến tông du đầu tiên của Ngài đến với các quốc gia vùng Baltic trong một phần tư thế kỷ qua chưa có chuyến tông du nào của vị cha chung. Ngài sẽ là vị giáo hoàng thứ hai tông du đến ba quốc gia này, chính xác 25 năm sau khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm vào tháng 9 năm 1993.
4. Xu thế hình thành Giáo Hội Chính Thống tự trị Ukraine là không thể đảo ngược
Một nhà lãnh đạo Chính thống hàng đầu cho biết Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đang nghiêng hẳn về khuynh hướng công nhận một Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị, bất kể sự phản đối quyết liệt của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Sau một cuộc họp thượng đỉnh ngày 31 tháng 8 giữa Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, cả hai Đức Thượng Phụ đều không đưa ra các tuyên bố chính thức về chủ đề chính của cuộc đối thoại là việc nhìn nhận hay không một Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Emmanuel của Pháp, là người đã tham dự cuộc họp, nói rằng “Đức Thượng Phụ đã quyết định xong.” Ngài nói thêm rằng tiến trình hình thành Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị giờ đây là “không thể đảo ngược”.
Đức Thượng Phụ thành Constantinople - người được thừa nhận là “vị đầu tiên trong số những Thượng Phụ bình đẳng” của thế giới Chính thống, và là người theo truyền thống có quyền quyết định những tuyên bố đòi tự trị của các Giáo Hội Chính thống - đã cân nhắc một yêu cầu ban cấp tình trạng tự trị cho Giáo hội Ukraine. Yêu cầu đó đã gây ra một sự phản đối dữ dội từ Mạc Tư Khoa, nơi các nhà lãnh đạo Chính thống Nga nhấn mạnh rằng Ukraine vẫn là một phần trong “lãnh thổ giáo luật” của họ.
Trong những tháng gần đây, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã tuyên bố ngài hoàn toàn có thẩm quyền ban cấp cho một Giáo Hội Chính Thống tân lập tại Ukraine tư cách “Tomos of Autocephaly” - một Giáo Hội tự trị hoàn toàn, mà chính phủ Ukraine đang mong đợi.
Các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.
Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của Chính Thống Giáo Ukraine.
Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”
5. Một linh mục Công Giáo đến đền thờ Hồi giáo cám ơn sự giúp đỡ sau lũ lụt
Nhân ngày thứ Sáu là ngày cầu nguyện của tín hữu Hồi Giáo, một linh mục Công Giáo Ấn Độ đã đến đền thờ Hồi Giáo ở Kerala để cám ơn các tín hữu ở đây đã trợ giúp nhân đạo cho các nạn nhân lũ lụt tại Kerala
Điều đáng ghi nhận là vị giáo sĩ Hồi Giáo đã tỏ tình đoàn kết đặc biệt bằng cách để linh mục Công Giáo được dùng giảng đài của Giáo Sĩ Hồi giáo trong đền thờ để Linh Mục nói với tìn hữu Hồi Giáo.
Đền thờ Hồi giáo Juma toạ lạc tại Vechoor, quận Kottayam, bang Kerala Nam Ấn Độ. Trước tín hữu Hồi Giáo hiện diện, cha Puthussery phát biểu rằng: Nhờ tinh thần đoàn kết vĩ đại, nhiều tín đồ Hồi giáo đã mang thức ăn vật dụng đến trợ giúp các nạn nhân lũ lụt đang trú ẩn tại nhà thờ Thánh Antôn, nằm trong Tổng Giáo Phận Ernakulam-Angamaly.
Được biết nhà thờ thánh Antôn ở Achinakom, thuộc quận Kottayam là nơi trú ẩn cho hơn 580 nạn nhân vô gia cư bị lũ lụt. Cơn lụt xảy ra tại 12 trong số 14 quận hạt ở bang Kerala nên các nhà thờ, các tổ chức Công Giáo ở đây đã làm mọi thứ để giúp đõ những nạn nhân lũ lụt.
Cha Puthussery nói với tìn hữu Hồi Giáo: Chúng tôi thiếu lương thực và nước uống cách nghiêm trọng, chúng tôi đã đến thẳng đền thờ Hồi Giáo xin sự giúp đỡ. Ngay sau đó, các anh em Hồi Giáo đã đến nhà thờ Thánh Antôn với một lượng thực phẩm và nước uống. Còn các thanh niên đã đến phát thuốc cho các nạn nhân lũ lụt.
Cha Puthussery nói với các tín hữu Hồi Giáo trong khoảng 10 phút. Cha nói: “Tôi không có lời nào để bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi đối với các anh em Hồi giáo vì sự hỗ trợ hào phóng của anh em đã cung cấp cho các nạn nhân trong thời kỳ khó khăn nhất.
Cha nói tiếp: Lũ Lụt đã lấy đi rất nhiều đồ vật có giá trị nhưng lũ lụt cũng đã lấy đi bức tường ngăn cách, ích kỷ giữa chúng ta. Cha Puthussery nhắc lại ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là hãy xây dựng cầu, đừng xây bức tường ngăn cách. Chúng ta cần hợp tác liên tôn để thúc đây sự hòa hợp trong xã hội. Chúng ta phải tiếp tục duy trì tình huynh đệ. Qua cơn lụt này chúng ta phải truyền thừa tinh thần huynh đệ cho các thế hệ mai sau.
Ông Niyaz Nasser, một người Hồi Giáo nghe cha Puthussery nói đã phát biểu: Cơ hội này là dịp vui mừng và hy vọng, sẽ đưa lại một tương lai sáng lạn cho chúng ta.
6. Tổng Giám Mục Singapore: Cuộc khủng hoảng liên quan đến tội ác lạm dụng tính dục là lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh
Dưới ánh sáng của các báo cáo gần đây về việc lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục William Goh của Singapore, cho biết hôm thứ Bảy 1 tháng 9 rằng đó là “một lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh, vì Giáo Hội Công Giáo ở Singapore cũng không miễn nhiễm khỏi những cáo buộc lạm dụng trẻ em”, và một số trường hợp đang được điều tra.
Đức Cha Goh cũng bảo đảm rằng không có sự bao che trong tổng giáo phận Singapore, và các hướng dẫn đã được đưa ra để giảm thiểu những nguy cơ lạm dụng như vậy. Ngài nói trong một bức thư mục vụ được công bố vào hôm thứ Bảy.
Ngài nói thêm rằng các trường hợp tố cáo trong quá khứ đã được đánh giá với kết luận cụ thể bởi Văn phòng Giám sát các Tiêu chuẩn chuyên nghiệp (PSO), và được xác nhận bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.
PSO, được thành lập bởi vị tiền nhiệm của Đức Cha Goh là Đức Tổng Giám Mục Nicholas Chia vào năm 2011, đã và đang hỗ trợ Giáo hội trong việc điều tra các khiếu nại lạm dụng tình dục. Để “đảm bảo tính công bằng và không có sự can thiệp nào từ Tòa Tổng Giám mục”, PSO có nhân viên là các chuyên gia giáo dục và các thành viên không phải là giáo sĩ.
Đức Tổng Giám Mục Goh nói thêm rằng một báo cáo của cảnh sát phải được thực hiện bất cứ khi nào PSO giải quyết một vụ kiện. Ngài giải thích rằng đó là phương cách để ngăn cản những tuyên bố có tính chất mạ lị, hoặc phóng đại nhằm gây hại cho người vô tội.
“Nỗi đau của việc bị thẩm vấn và sống dưới sự nghi ngờ trong khi chờ phán quyết của những linh mục này cũng không thua gì sự đau khổ mà những người thực sự bị lạm dụng phải chịu,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục cũng vạch ra một số hệ thống và quy trình mới để bảo vệ các tín hữu khỏi bị lạm dụng tình dục.
Ngài nhấn mạnh rằng tất cả các linh mục và những người làm việc cho tổng giáo phận giờ đây phải tuyên bố rằng họ chưa từng bị kết tội lạm dụng tình dục. Những người có hồ sơ về tội ác này sẽ không được phép làm việc mục vụ hoặc “hòa nhập với những người dễ bị tổn thương”.
Hơn nữa, các chủng sinh và tập sinh cũng sẽ phải chịu những hình thức kiểm tra tâm lý và lý lịch nghiêm ngặt hơn trước khi được nhận vào đời sống tu trì.
7. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân: Những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò cần được trả lời khẩn cấp
Đức Tổng Giám Mục Romulo G. Valles của tổng giáo phận Davao, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đã ra tuyên bố sau.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội
Anh chị em trong Chúa Kitô,
Trong những ngày gần đây, chúng ta lại cảm thấy một lần nữa, với cường độ ngày càng tăng, nỗi đau và sự nhục nhã, vì nhiều điều được phơi bày về hành vi sai trái tình dục, đặc biệt là những trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, nhưng không chỉ trẻ vị thành niên mà thôi, bởi một số đáng kể các giáo sĩ, cả một số giám mục và những người thánh hiến. Nỗi đau càng thêm tê tái bởi các báo cáo che đậy những lạm dụng và các tội ác này.
Các báo cáo về hành vi sai trái tình dục của một Hồng Y ở Hoa Kỳ, là một trong những điều làm tăng thêm cường độ của nỗi đau và sự nhục nhã mà Giáo Hội hiện đang phải chịu đựng. Chứng từ và những tiết lộ gần đây của một Sứ Thần Tòa Thánh về những hành vi sai trái tình dục và cách thức giải quyết những tội ác này, đã mang đến nhiều câu hỏi còn đau đớn hơn nữa, và rõ ràng là cần những câu trả lời khẩn cấp để cho chúng ta thấy được sự thật.
Điều này nhắc nhở một sự thừa nhận của các giám mục ở đây, ở Phi Luật Tân này, trong Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân hồi tháng 7 năm 2018 gần đây của chúng tôi: “Chúng tôi thừa nhận một cách khiêm nhường rằng chúng ta là một Giáo hội của những người tội lỗi, được kêu gọi hoán cải và đồng thời nên thánh thiện. Chúng tôi cúi đầu hổ thẹn khi nghe về những hành vi lạm dụng do một số nhà lãnh đạo Giáo Hội anh em của chúng tôi gây ra - đặc biệt là những người được phong chức để ‘hành động đại diện cho Chúa Kitô.’”
Đức Thánh Cha của chúng ta, trong Lá Thư gần đây của ngài cho dân Chúa, nói: “Nhìn về quá khứ, không có nỗ lực nào cầu xin sự tha thứ và tìm cách sửa chữa những tổn hại có thể coi là đủ. Nhìn về tương lai, không một nỗ lực nào có thể bị lơ là hầu tạo ra một nền văn hóa có khả năng không chỉ chặn đứng những tình huống như vậy xảy ra mà thôi, nhưng còn phải ngăn chặn được khả năng bao che và để cho các tình huống như thế tiếp diễn. Nỗi đau của các nạn nhân và gia đình của họ cũng là nỗi đau của chúng ta, và do đó, điều khẩn cấp là chúng ta một lần nữa phải tái khẳng định cam kết bảo vệ các trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương.”(Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dân Chúa ngày 20 tháng 8 năm 2018).
Tình trạng đau đớn hiện nay là một dịp tốt để các giám mục chúng tôi duyệt xét lại các hướng dẫn hiện hành mà chúng tôi có trong tay ngõ hầu bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, với quyết tâm và cam kết mới để thực hiện những hướng dẫn này và không bao giờ bao che.
Tình hình này cũng mời gọi chúng ta đến một điều quan trọng. Nó nhắc nhở chúng ta hãy đến với Chúa trong lời cầu nguyện. Và vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị chúng ta nên cầu nguyện và chay tịnh. “Chiều kích thống hối của chay tịnh và cầu nguyện sẽ giúp chúng ta trong tư cách dân Chúa đến trước mặt Ngài và trước mặt những anh chị em bị thương tổn của chúng ta như những tội nhân cầu xin sự tha thứ và ân sủng biết xấu hổ và hoán cải. Bằng cách này, chúng ta sẽ đưa ra những hành động có thể tạo ra các nguồn lực hài hòa với Tin Mừng” (Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dân Chúa, ngày 20 tháng 8 năm 2018).
Đây là điều mà chúng ta có thể tổ chức và thực hiện trong các giáo phận và giáo xứ của chúng ta, trong các cộng đồng tôn giáo của chúng ta, và trong các gia đình của chúng ta.
Tôi muốn kết thúc với lời cầu nguyện tuyệt vời này:
“Lạy Chúa toàn năng, chúng con cầu xin Chúa cho Giáo Hội Chúa luôn là một dân tộc thánh thiện, được nên một nhờ sự hiệp nhất của Chúa Cha, Con và Chúa Thánh Thần, một dân có thể cho thế giới thấy Bí Tích về sự thánh thiện và hiệp nhất của Người và xin dẫn Hội Thánh đến sự hoàn thiện trong lòng mến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen” (Lời nguyện đầu lễ, Sách Lễ)
+ ROMULO G. VALLES, D.D
Tổng Giám Mục Davao
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân
30 tháng 8 năm 2018
8. Cộng Sản Trung Quốc đòi buộc: Theo đảng dứt khoát phải bỏ đạo.
Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa ban hành một luật về hành vi đảng viên, theo đó đảng viên phải từ bỏ mọi niềm tin tôn giáo, không được tuyên truyền “tin đồn chính trị làm tổn hại đến sự đoàn kết của đảng”.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc ban hành luật này vào ngày hôm qua 1 tháng 9, nhưng thực ra việc áp dụng luật này đã bắt đầu từ lâu.
Người vi phạm luật này sẽ bị khai trừ khỏi đảng Cộng Sản và có thể bị truy tố hình sự.
Luật sửa đổi về hành vi đảng viên nói: “Các đảng viên có niềm tin tôn giáo phải được cải tạo bằng giáo dục, nếu tổ chức đảng đã giáo dục họ, mà vẫn không thay đổi, thì khuyến khích họ ra khỏi đảng cộng sản”.
Một điều khoản mới cũng kêu gọi trừng phạt những đảng viên xuyên tạc lịch sử đất nước, lịch sử đảng, và lịch sử quân đội.
Đảng Cộng Sản ban hành khung kỷ luật mới nhằm xiết chặt việc kiểm soát các đảng viên, không cho họ có niềm tin tưởng tôn giáo, cho dù ngay cả khi họ đã về hưu.
Theo số liệu được báo chí nói, gần ¼ số đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc có niềm tin tôn giáo.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm chính quyền cách đây vài năm, ông mở chiến dịch chống tham nhũng mà chủ yếu là nhắm vào các đối thủ chính trị của ông và ban hành chính sách đàn áp tôn giáo mà cụ thể là mới đây Đảng Cộng sản ban hành một chính sách mới gọi là Hán Hóa Tôn Giáo,theo đó các tôn giáo phải độc lập với ngoại quốc, phải đồng hóa với văn hóa và xã hội Trung Hoa.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN