Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Giáo Hội Năm Châu 20/08/2018: Trước thềm Đại Hội Thế Giới các Gia Đình
20/08/2018 12:00:00 SA
1. Đức Tổng Giám Mục Tony Wilson lãnh án tù ở tại gia
Chánh án Robert Stone của Tòa án ở Newcastle hôm 14/8/2018 đã phán quyết án cho Đức Tổng Giám Mục Wilson là 2 năm tù nhưng ít nhất bị 6 tháng tù ở tại gia một cách vô điều kiện. Tòa án địa phương trong mấy tuần qua đã thẩm định nhà của chị Đức Tổng Giám Mục có đủ điều kiện để làm nơi tù ở cho Đức Tổng Giám Mục Wilson hay không? Từ chiều nay Đức Tổng Giám Mục sẽ về đó sống trong thời gian 6 tháng tù ở, nghĩa là Đức Tổng Giám Mục không được đi đâu cho tới ngày 13 tháng Hai năm 2019.
Chánh án Robert Stone cho hay “Đức Tổng Giám Mục không tỏ ra hối tiếc hay chống đối bản án”. Theo ông chánh án Stone thì tâm tình bảo vệ Giáo Hội Công Giáo vẫn là “động lực chính” của Đức Tổng Giám Mục.
Theo ông chánh án Stone thì Đức cha Wilson vẫn là một giám mục trong Giáo hội, nhưng không có quyền giám mục thừa tác và ngài sẽ không có khả năng được phục chức. Bên ngoài tòa các nạn nhân của việc lạm dụng tính dục hô hoán rằng “việc che giấu lạm dụng tình dục trẻ em là một trọng tội, mà luật pháp đã không xử đúng như vậy!”
Cuối tháng vừa rồi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận sự từ chức của Đức Tổng Giám Mục Wilson khỏi chức vụ Tổng giám mục của Tổng Giáo phận Adelaide. Giáo phận Công Giáo Adelaide cho hay Đức Giám Mục Greg O'Kelly sẽ tiếp tục phục vụ với tư cách là Tổng Giám Mục cho tới khi có một sự thay thế chính thức.
Đức Cha O’Kelly cho biết ngài cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Wilson, cũng như cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng do việc lạm dụng tính dục mà một số thành phần trong Giáo hội gây ra.
2. Chuyến hải trình truyền giáo để tham dự Đại Hội Giới Trẻ 2019
Một nhóm bạn trẻ cho hay mục tiêu của chuyến hải trình của họ là hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, lắng nghe những câu chuyện của họ, và học hỏi kinh nghiệm của họ khi họ di dân từ nước này sang nước khác, từ lục địa đến lục địa kia.
Nhóm bạn trẻ này sẽ khởi hành ngày 1-15 tháng 9, đi qua Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và trạm dừng chân đầu tiên của họ là Santiago de Compostela và Thánh địa của Fatima, để thuyết trình và chia sẻ mục đích của sứ điệp của chuyến hải trình của họ.
Vào ngày 30 tháng 9, tới Ma-rốc, họ sẽ bước đi theo các dấu chân của Cha thánh Charles de Foucault, để thấu triệt về chính cuộc sống của họ.
Từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 10, đến Quần đảo Canary, trước khi ghé Senegal, nơi họ sẽ hướng dẫn một phái đoàn đông đảo tại Dakar.
Sau đó họ đến Cape Verde và từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12, họ băng qua Đại Tây Dương.
Ngày 25 tháng 12, họ sẽ đến Quần đảo Caribê - Saint Lucie, Martinique, Dominique và Guadeloupe, nơi đây họ sẽ mừng đại lễ Giáng sinh.
Sau lễ Giáng sinh họ lại lên đường ngày 27 tháng 12 đến Curacao vào ngày 15 tháng 1 năm 2019 và đích điểm cuối cùng của họ là: Panama vào đúng ngày giờ để tham dự Đại Hội Giới Trẻ từ 22 đến 27 tháng Giêng năm 2019.
Trên tàu, họ mang theo tượng Mẹ Maria La Antigua, do Đức Tổng Giám Mục Panama tặng, bức tượng, đại diện cho Đấng bảo trợ của nước Panama và Mẹ sẽ cùng hành trình vượt Đại Tây Dương với các bạn trẻ.
3. Nữ Thánh Edith Stein, một người nữ của đối thoại và hy vọng
Để đánh dấu ngày mừng kínhThánh Teresa Benedicta Thánh Giá, chúng ta nhớ lại lời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói về Vị Thánh Quan thầy của Châu Âu, mà tên thật của Ngài là Nữ thánh Edith Stein, được phong thánh năm 1998. Đức Thánh Cha nói “Nữ thánh dạy chúng ta ý thức rằng tình yêu dành Chúa Kitô phải kinh qua đau khổ. Bất cứ ai thực sự sống tình yêu ... đều phải chấp nhận sự hiệp thông đau khổ với người yêu. “
Nữ thánh Edith Stein sinh ngày 12 tháng 10 năm 1891 – và qua đời ngày 9 tháng 8 năm 1942, Ngài là một nhà triết học người Đức gốc Do thái đã gia nhập đạo Công Giáo và trở thành một nữ tu dòng kín Carmelite sau khi đọc các tác phẩm của nữ Thánh Tiến sị Hội thánh là nữ thánh Têrêsa thành Avila.
Nữ thánh đã lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy ngày 1 tháng 1 năm 1922 và ước muốn trở thành một Nữ tu dòng kín Carmelite dưới sự hướng dẫn của cha linh hướng. Nữ thánh đã theo đuổi ơn gọi của mình và được nhận vào tu viện Carmelite ở Cologne ngày 14 tháng 10 năm 1934. Nữ thánh Edith Stein bây giờ được gọi là Teresia Benedicta Thánh Giá. Đối với nữ thánh, Thập giá của Đức Kitô hướng dẫn nữ thánh và những ai thấu đạt được Thập Giá của Đức Kitô thì hiệp thông được với mọi người.
Ngày 9 tháng 11 năm 1938, chủ nghĩa bài người Do Thái của Đức quốc xã trở nên cuồng nhiệt trên toàn thế giới. Các Hội đường Do Thái bị đốt phá và người Do Thái bị bắt.
Vào sáng ngày 7 tháng 8 năm 1942, 987 người Do Thái bị bắt vao trại Auschwitz. Có lẽ vào ngày 9 tháng 8, Sơ Teresa Benedicta Thập Giá, cùng với người chị là Rosa, cũng được rửa tội và tá túc trong Tu viện Echt đã bị bắt và cùng với nhiều người khác đã đưa về trại Auschwitz và bị lùa vào các phòng hơi ngạt cho đến chết!
4. Giáo phận Greensburg ở Pennsylvania xin lỗi và hứa tiết lộ danh sách các linh mục bị cáo buộc tình dục
6 giáo phận bị điều tra ở Pennsylvania đang lần lượt lên tiếng về những hành vi sai trái tình dục cuả hàng giáo sĩ.
Giáo phận Greensburg là giáo phận thứ 4 vừa tuyên bố xin lỗi và cam kết sẽ tiết lộ tất cả danh tính của các linh mục bị cáo buộc sai trái tình dục trong 70 năm qua. Danh sách sẽ được phát hành sau khi bản báo cáo cuả bồi thẩm đoàn Pennsylvania sẽ công bố theo lệnh cuả Tòa án tối cao Pennsylvania, chậm nhất là ngày 14 tháng 8.
Giáo phận Greensburg đã công bố một tài liệu dài 17 trang vào thứ Năm ngày 9 tháng 8, xin lỗi về những thất bại để bảo vệ trẻ em trong quá khứ, và giải thích tiến trình mà giáo phận đã thực hiện để ngăn chặn những lạm dụng ấy.
“Phải thừa nhận rằng, đã có nhiều dịp mà Giáo phận Greensburg đã chùn bước trong việc bảo vệ trẻ em, thanh niên và những người dễ bị tổn thương. Đối với những người đó, Giáo phận Greensburg xin lỗi họ và gia đình của họ và sẽ tiếp tục hỗ trợ để giúp họ chữa lành.”
Trong một lá thư đính kèm, Đức Giám Mục Edward Malesic viết rằng dù cho đã có những sai lầm khủng khiếp xảy ra, Giáo phận cũng đã học được bài học.
“Giáo dân cuả Greensburg nên biết rằng chúng tôi đã học được từ những sai lầm trong quá khứ”, ngài viết.
Đức Giám Mục cũng nhấn mạnh rằng Giáo phận vẫn hoạt động tích cực qua các ban ngành địa phương, để nhiều công việc tốt lành được thực hiện cho người nghèo, người bệnh, và để rao giảng Tin Mừng.
“Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng Giáo Phận Greensburg đã vượt qua cái hình ảnh được mô tả trong các tin tức truyền thông. Một trong những nơi an toàn nhất để trưởng thành ngày nay là Giáo Hội Công Giáo. “
5. Báo Trung quốc ca ngợi việc giam giữ trái phép nhiều triệu người ở Tân Cương.
Một bài xã luận trên tờ báo cuả nhà nước Cộng Sản Trung quốc xuất bản bằng Anh ngữ là tờ Global Times, nghĩa là Hoàn Cầu Thời Báo, vừa liên tiếng ca ngợi các chính sách đàn áp được thực hiện trong khu vực cuả người Duy ngô nhĩ (Uyghur) ở Tân Cương (Xinjiang.) Tờ báo nói rằng các chính sách trên đã giúp cho khu vực khỏi trở thành “Syria hay Libya của Trung Quốc”.
Tờ báo viết các việc kiểm tra khắc nghiệt của Bắc Kinh đối với các dân tộc ở Tân Cương là một cái giá có thể chấp nhận được để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đây là một bài báo nhằm trả lời cho những phát hiện của ủy ban chống phân biệt đối xử chủng tộc cuả Liên Hợp Quốc, ủy ban này đã than phiền về nhiều “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” chống lại người Hồi giáo Duy ngô nhĩ.
Tờ báo cuả Trung Quốc tuyên bố rằng dân chúng phải được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng “phá hoại cuả công luận phương Tây”. Và đổi lại, “hòa bình và ổn định phải được đưa lên trước hết,” tờ báo viết.”Với mục tiêu này, mọi phương cách đều phải được thử nghiệm. Chúng ta phải tin tưởng triệt để rằng ngăn ngừa không cho bạo loạn xâm nhập vào Tân Cương là một thành công lớn nhất trong việc bảo vệ nhân quyền”.
Phản ứng trên của Bắc Kinh là do kết quả của một bản báo cáo được trình bày tại Geneva vào ngày 10 tháng 8 vừa qua.
Trong phiên họp ở Geneva, Bà Gay McDougall, phó chủ tịch cơ quan LHQ, đã lên án rằng có tới một triệu người Hồi giáo Duy ngô nhĩ bị bắt giữ bất hợp pháp và không có sự buộc tội chính thức, họ hiện đang bị giam cầm trong các trại tù Trung Quốc. Cũng theo cơ quan trên, có tới hai triệu người khác bị buộc phải đi cải tạo về chính trị và văn hoá trong các trung tâm phục hồi chức năng.
Người Duy ngô nhĩ là một dân tộc theo Hồi giáo sống ở Tân Cương, một vùng Tây Bắc cuả Trung Quốc. Các cuộc đàn áp chống lại thiểu số này đã gia tăng kể từ tháng 4 năm 2017, khi Bắc Kinh bắt đầu một chính sách “diệt tận gốc” để ngăn chặn những ảnh hưởng có thể có từ Afghanistan hoặc Pakistan. Bởi vì cùng có một tôn giáo với hai nước đó, người Duy ngô nhĩ cũng bị coi là những kẻ khủng bố và do đó họ bị cầm tù hoặc bị trục xuất .
Chính quyền trung ương áp đặt lệnh cấm ăn chay trong tháng Ramadan và không cho ai tham dự vào các đền thờ Hồi giáo khi chưa được 18 tuổi, mọi người phải cài đặt trên điện thoại di động một ứng dụng cho phép họ bị theo dõi mọi nơi mọi lúc và những người đàn ông thì không được để râu .
Những biện pháp cứng rắn trên là quá đáng, theo ý kiến cuả các chuyên gia và vận động gia, vì trên toàn quốc Trung hoa, chỉ có 10 triệu người Duy ngô nhĩ mà thôi, so với tổng số dân Trung quốc là gần 1,4 tỷ người, thì số lượng nhỏ đó không thể tạo thành một mối nguy hiểm có thể thách thức chính quyền trung ương.
Theo tờ Global Times cuả Cộng Sản, mục đích của các chính trị gia và truyền thông cuả phương Tây là “khuấy động tình trạng bất ổn ở Tân Cương và phá hủy sự ổn định bền vững cuả khu vực”. Tờ báo bác bỏ những những lời chỉ trích cuả LHQ và nhấn mạnh: “Thông qua sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhờ vào tinh thần quốc gia và sự đóng góp của các quan chức địa phương, Tân Cương đã được cứu vớt khỏi sự hỗn loạn khủng khiếp, đã tránh được số phận cuả 'Syria của Trung Quốc' hay 'Libya của Trung Quốc.'“
“Không có nghi ngờ gì - bài báo kết luận - rằng hòa bình và ổn định hiện tại ở Tân Cương một phần là do cường độ kiểm soát gắt gao. Cảnh sát và công an có thể được thấy ở khắp mọi nơi. Nhưng đó chỉ là một giai đoạn mà Tân Cương phải trải qua trước khi xây dựng hòa bình và thịnh vượng. Sau đó thì một chính quyền bình thường sẽ được tái lập trở lại”.
6. Một nhà truyền giáo dòng Tên bị giết ở Peru
Một Linh Mục Dòng Tên người Tây Ban Nha, cha Carlos Riudavets Montes, đang làm việc với thổ dân vùng Amazonia của Peru đã bị giết. Thi thể của ngài đã được tìm thấy trong nhà bếp của trường học ở Peru vào sang thứ Sáu. Tay Ngài bị trói và thân thể bị nhiều vết dao đâm
Ông Gumercinda Diure, Giám Đốc Học Vụ vùng Amazonia cho đài phát thanh Peru biết vụ sát nhân này không có vẻ gì là cướp bóc tài sản vì không có đồ đạc gì bị lấy đi
Linh mục Giám Tỉnh Dòng Tên ở Peru đã xác nhận cha Riudavets đã bị giết Ngài bày tỏ lòng ưu phiền trước cái chết của cha Carlos Riudavets
Cha Victor Hugo Miranda, phát ngôn viên Tỉnh Dòng Tên ở Peru nói với thông tấn Vatican rằng các tu sĩ dòng Tên ở Peru bày tỏ mối quan ngại, lo lắng về chuyện gì đã xẩy ra và đang đợi giới chức chính quyền cho biết nguyên nhân vụ cha Riudavets bị giết.
Cha Miranda cũng nói các tu sĩ tỉnh dòng Tên tại Peru rất hãnh diện về những công việc truyền giáo của cha Riudavets. Cha Riudavets năm nay được 73 tuổi, Ngài phục vụ 38 năm trong ngành giáo dục dành cho các thiếu nhi thuộc nhóm thổ dân Yamakai-Entsa trong vùng Amaxon thuộc Peru
Cha Riudavets sinh tại Huelva, Tây Ban Nha. Ngài đến Peru lúc còn là chủng sinh, học thần học tại Lima, dậy học một thời gian ở Piura, phía Bắc Peru. Sau khi chịu chức Linh Mục, Ngài nhận bài sai về làm việc tại cơ sở truyền giáo của Dòng Tên thuộc vùng Cajamarca là lãnh thổ của thổ dân Awajun-Wampis. Trong 40 năm Ngài là thầy giáo, hiệu trưởng, sinh hoạt rất gần gũi với thổ dân.
Về nguyên nhấn cha Riudavets bị giết, theo ông Giám Đốc Học Vụ Diure, là vì một học sinh bị đuổi khỏi trường đã đe dọa giết cha Riudavets. Cảnh sát đang điều tra vụ này.
Hội Đồng Giám Mục Peru đã yêu cầu nhà cầm quyền điều tra và làm sáng tỏ vụ sát nhân này.
7. Kết quả cuộc thăm dò các bề trên dòng tu về việc phong chức phó tế cho phụ nữ.
Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng thuộc trường đại học Georgetown mới đây thực hiện một cuộc thăm dó ý kiến các dòng tu tại Hoa Kỳ về vấn đề phong chức phó tế cho phụ nữ.
Kết quả tổng quát cho thấy hầu hết các vị bề trên nam cũng như nữ đều tin rằng giáo hội có thể và nên truyền chức phó tế cho phụ nữ. 75% các vị bề trên được hỏi trả lời rằng giáo hội CÓ THỂ truyền chức phó tế cho phụ nữ. Trong khi 45% các vị tin là giáo hội SẼ truyền chức phó tế cho phụ nữ trong tương lai.
Cuộc thăm dò do Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng thực hiện đã hỏi 777 cơ sở dòng tu và các tổ chức tông đồ bao gồm các bề trên nam giới, các bề trên nữ giới và 137 nhóm phụ nữ chiêm niệm
60% bề trên dòng nữ nói nếu giáo hội chuẩn phê việc phong chức phó tế cho phụ nữ, họ sẽ đề nghị các chị em trong dòng chịu chức phó tế. Trong khi đó lại có 45% các vị bề trên nữ nói các chị em trong dòng không mấy quan tâm về việc được đề cử lãnh chức phó tế.
78% các vị bề trên cho rằng phong chức phó tế cho nữ giới là điều rất quan trọng cho giáo hội, nhưng chỉ 45% vị bề trên nói quyết định đó cũng sẽ là điều quan trọng đối với hội dòng của họ. Nhưng 61 % các bề trên nghĩ rằng việc phong chức phó tế cho phụ nữ sẽ không làm gia tăng số ứng viên gia nhập dòng tu.
Tưởng cũng nên nói thêm, giáo huấn của giáo hội cũng như lập trường dứt khoát của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là chỉ truyền chức linh mục cho nam giới.
Về chức phó tế cho nữ giới thì ngày nay vấn đề đang được thảo luận. Vào tháng 8 năm 2016 Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thành lập một uỷ ban nghiên cứu vai trò lịch sử phó tế của nữ giới. Đây không phải là một quyết định mới mẻ mang tính cách mạng của Đức Giáo Hoàng Phanxciô mà chỉ là việc Ngài trở về với truyền thống thời giáo hội sơ khai vì thời giáo hội sơ khai đã có những vị nữ giới giữ chức phó tế
Dù đã có ủy ban nghiên cứu phó tế nữ giới, nhưng 76% các vị bề trên được hỏi không biết gì về ủy ban này.
Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy 84% các vị bề trên tiên đoán rằng một khi chức phó tế cho phụ nữ được chấp thuận thì biến chuyển đó sẽ là một lời kêu gọi lớn hơn trong tương lai cổ vũ cho việc phụ nữ làm linh mục.
8. Thủ tướng Ái Nhĩ Lan thề sẽ thúc đẩy Đức Giáo Hoàng chấp nhận những gia đình đồng tính.
Thủ tướng Ái Nhĩ Lan, ông Leo Varadkar, là một người đồng tính. Ông ta liên tục tung ra những lời phê bình về giáo huấn của Giáo Hội trước Hội Nghị Thế Giới về Gia đình. Trong một diễn biến mới nhất, ông ta tuyên bố sẽ nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong chuyến thăm Ái Nhĩ Lan vào cuối tháng này của ngài rằng những gia đình của những cặp đồng tính phải được Giáo Hội đối xử bình đẳng như những gia đình truyền thống.
Leo Varadkar dự trù sẽ được Đức Giáo Hoàng tiếp tại lâu đài Dublin khi ngài thăm Đại Hội Thế Giới về Gia Đình, một lễ hội của Giáo Hội Công Giáo về gia đình.
Được hỏi là ông sẽ nói gì với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Varadkar nói với các phóng viên vào hôm thứ Ba tuần trước rằng ông sẽ bày tỏ “quan điểm của chúng tôi như một xã hội và một chính phủ rằng các gia đình có nhiều hình thức khác nhau và bao gồm những gia đình có là cha mẹ đồng tính.”
“Cuộc gặp tại Lâu đài Dublin sẽ diễn ra nhanh nhoáng, nhưng trước hết là tôi muốn chào mừng ngài đến thăm Ái Nhĩ Lan, và nếu có cơ hội, tôi chắc chắn sẽ bày tỏ với ngài những quan tâm thực sự của người Ái Nhĩ Lan”
Bộ trưởng về Chăm Lo Trẻ Em trước đây đã nói rằng bà sẽ nói với Đức Giáo Hoàng rằng thật là sai lầm để nói rằng chỉ có các cặp vợ chồng khác phái mới có thể làm nên một gia đình thực sự, trong khi Bộ Trưởng Văn Hóa sẽ đề nghị Đức Giáo Hoàng bãi bỏ việc các linh mục độc thân.
Bộ trưởng Y tế là Simon Harris cũng phê bình giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai và tuyên bố rằng tôn giáo “sẽ không còn quyết định chính sách xã hội và y tế của đất nước chúng tôi nữa.”
Chánh án Robert Stone của Tòa án ở Newcastle hôm 14/8/2018 đã phán quyết án cho Đức Tổng Giám Mục Wilson là 2 năm tù nhưng ít nhất bị 6 tháng tù ở tại gia một cách vô điều kiện. Tòa án địa phương trong mấy tuần qua đã thẩm định nhà của chị Đức Tổng Giám Mục có đủ điều kiện để làm nơi tù ở cho Đức Tổng Giám Mục Wilson hay không? Từ chiều nay Đức Tổng Giám Mục sẽ về đó sống trong thời gian 6 tháng tù ở, nghĩa là Đức Tổng Giám Mục không được đi đâu cho tới ngày 13 tháng Hai năm 2019.
Chánh án Robert Stone cho hay “Đức Tổng Giám Mục không tỏ ra hối tiếc hay chống đối bản án”. Theo ông chánh án Stone thì tâm tình bảo vệ Giáo Hội Công Giáo vẫn là “động lực chính” của Đức Tổng Giám Mục.
Theo ông chánh án Stone thì Đức cha Wilson vẫn là một giám mục trong Giáo hội, nhưng không có quyền giám mục thừa tác và ngài sẽ không có khả năng được phục chức. Bên ngoài tòa các nạn nhân của việc lạm dụng tính dục hô hoán rằng “việc che giấu lạm dụng tình dục trẻ em là một trọng tội, mà luật pháp đã không xử đúng như vậy!”
Cuối tháng vừa rồi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận sự từ chức của Đức Tổng Giám Mục Wilson khỏi chức vụ Tổng giám mục của Tổng Giáo phận Adelaide. Giáo phận Công Giáo Adelaide cho hay Đức Giám Mục Greg O'Kelly sẽ tiếp tục phục vụ với tư cách là Tổng Giám Mục cho tới khi có một sự thay thế chính thức.
Đức Cha O’Kelly cho biết ngài cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Wilson, cũng như cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng do việc lạm dụng tính dục mà một số thành phần trong Giáo hội gây ra.
2. Chuyến hải trình truyền giáo để tham dự Đại Hội Giới Trẻ 2019
Một nhóm bạn trẻ cho hay mục tiêu của chuyến hải trình của họ là hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, lắng nghe những câu chuyện của họ, và học hỏi kinh nghiệm của họ khi họ di dân từ nước này sang nước khác, từ lục địa đến lục địa kia.
Nhóm bạn trẻ này sẽ khởi hành ngày 1-15 tháng 9, đi qua Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và trạm dừng chân đầu tiên của họ là Santiago de Compostela và Thánh địa của Fatima, để thuyết trình và chia sẻ mục đích của sứ điệp của chuyến hải trình của họ.
Vào ngày 30 tháng 9, tới Ma-rốc, họ sẽ bước đi theo các dấu chân của Cha thánh Charles de Foucault, để thấu triệt về chính cuộc sống của họ.
Từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 10, đến Quần đảo Canary, trước khi ghé Senegal, nơi họ sẽ hướng dẫn một phái đoàn đông đảo tại Dakar.
Sau đó họ đến Cape Verde và từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12, họ băng qua Đại Tây Dương.
Ngày 25 tháng 12, họ sẽ đến Quần đảo Caribê - Saint Lucie, Martinique, Dominique và Guadeloupe, nơi đây họ sẽ mừng đại lễ Giáng sinh.
Sau lễ Giáng sinh họ lại lên đường ngày 27 tháng 12 đến Curacao vào ngày 15 tháng 1 năm 2019 và đích điểm cuối cùng của họ là: Panama vào đúng ngày giờ để tham dự Đại Hội Giới Trẻ từ 22 đến 27 tháng Giêng năm 2019.
Trên tàu, họ mang theo tượng Mẹ Maria La Antigua, do Đức Tổng Giám Mục Panama tặng, bức tượng, đại diện cho Đấng bảo trợ của nước Panama và Mẹ sẽ cùng hành trình vượt Đại Tây Dương với các bạn trẻ.
3. Nữ Thánh Edith Stein, một người nữ của đối thoại và hy vọng
Để đánh dấu ngày mừng kínhThánh Teresa Benedicta Thánh Giá, chúng ta nhớ lại lời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói về Vị Thánh Quan thầy của Châu Âu, mà tên thật của Ngài là Nữ thánh Edith Stein, được phong thánh năm 1998. Đức Thánh Cha nói “Nữ thánh dạy chúng ta ý thức rằng tình yêu dành Chúa Kitô phải kinh qua đau khổ. Bất cứ ai thực sự sống tình yêu ... đều phải chấp nhận sự hiệp thông đau khổ với người yêu. “
Nữ thánh Edith Stein sinh ngày 12 tháng 10 năm 1891 – và qua đời ngày 9 tháng 8 năm 1942, Ngài là một nhà triết học người Đức gốc Do thái đã gia nhập đạo Công Giáo và trở thành một nữ tu dòng kín Carmelite sau khi đọc các tác phẩm của nữ Thánh Tiến sị Hội thánh là nữ thánh Têrêsa thành Avila.
Nữ thánh đã lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy ngày 1 tháng 1 năm 1922 và ước muốn trở thành một Nữ tu dòng kín Carmelite dưới sự hướng dẫn của cha linh hướng. Nữ thánh đã theo đuổi ơn gọi của mình và được nhận vào tu viện Carmelite ở Cologne ngày 14 tháng 10 năm 1934. Nữ thánh Edith Stein bây giờ được gọi là Teresia Benedicta Thánh Giá. Đối với nữ thánh, Thập giá của Đức Kitô hướng dẫn nữ thánh và những ai thấu đạt được Thập Giá của Đức Kitô thì hiệp thông được với mọi người.
Ngày 9 tháng 11 năm 1938, chủ nghĩa bài người Do Thái của Đức quốc xã trở nên cuồng nhiệt trên toàn thế giới. Các Hội đường Do Thái bị đốt phá và người Do Thái bị bắt.
Vào sáng ngày 7 tháng 8 năm 1942, 987 người Do Thái bị bắt vao trại Auschwitz. Có lẽ vào ngày 9 tháng 8, Sơ Teresa Benedicta Thập Giá, cùng với người chị là Rosa, cũng được rửa tội và tá túc trong Tu viện Echt đã bị bắt và cùng với nhiều người khác đã đưa về trại Auschwitz và bị lùa vào các phòng hơi ngạt cho đến chết!
4. Giáo phận Greensburg ở Pennsylvania xin lỗi và hứa tiết lộ danh sách các linh mục bị cáo buộc tình dục
6 giáo phận bị điều tra ở Pennsylvania đang lần lượt lên tiếng về những hành vi sai trái tình dục cuả hàng giáo sĩ.
Giáo phận Greensburg là giáo phận thứ 4 vừa tuyên bố xin lỗi và cam kết sẽ tiết lộ tất cả danh tính của các linh mục bị cáo buộc sai trái tình dục trong 70 năm qua. Danh sách sẽ được phát hành sau khi bản báo cáo cuả bồi thẩm đoàn Pennsylvania sẽ công bố theo lệnh cuả Tòa án tối cao Pennsylvania, chậm nhất là ngày 14 tháng 8.
Giáo phận Greensburg đã công bố một tài liệu dài 17 trang vào thứ Năm ngày 9 tháng 8, xin lỗi về những thất bại để bảo vệ trẻ em trong quá khứ, và giải thích tiến trình mà giáo phận đã thực hiện để ngăn chặn những lạm dụng ấy.
“Phải thừa nhận rằng, đã có nhiều dịp mà Giáo phận Greensburg đã chùn bước trong việc bảo vệ trẻ em, thanh niên và những người dễ bị tổn thương. Đối với những người đó, Giáo phận Greensburg xin lỗi họ và gia đình của họ và sẽ tiếp tục hỗ trợ để giúp họ chữa lành.”
Trong một lá thư đính kèm, Đức Giám Mục Edward Malesic viết rằng dù cho đã có những sai lầm khủng khiếp xảy ra, Giáo phận cũng đã học được bài học.
“Giáo dân cuả Greensburg nên biết rằng chúng tôi đã học được từ những sai lầm trong quá khứ”, ngài viết.
Đức Giám Mục cũng nhấn mạnh rằng Giáo phận vẫn hoạt động tích cực qua các ban ngành địa phương, để nhiều công việc tốt lành được thực hiện cho người nghèo, người bệnh, và để rao giảng Tin Mừng.
“Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng Giáo Phận Greensburg đã vượt qua cái hình ảnh được mô tả trong các tin tức truyền thông. Một trong những nơi an toàn nhất để trưởng thành ngày nay là Giáo Hội Công Giáo. “
5. Báo Trung quốc ca ngợi việc giam giữ trái phép nhiều triệu người ở Tân Cương.
Một bài xã luận trên tờ báo cuả nhà nước Cộng Sản Trung quốc xuất bản bằng Anh ngữ là tờ Global Times, nghĩa là Hoàn Cầu Thời Báo, vừa liên tiếng ca ngợi các chính sách đàn áp được thực hiện trong khu vực cuả người Duy ngô nhĩ (Uyghur) ở Tân Cương (Xinjiang.) Tờ báo nói rằng các chính sách trên đã giúp cho khu vực khỏi trở thành “Syria hay Libya của Trung Quốc”.
Tờ báo viết các việc kiểm tra khắc nghiệt của Bắc Kinh đối với các dân tộc ở Tân Cương là một cái giá có thể chấp nhận được để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đây là một bài báo nhằm trả lời cho những phát hiện của ủy ban chống phân biệt đối xử chủng tộc cuả Liên Hợp Quốc, ủy ban này đã than phiền về nhiều “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” chống lại người Hồi giáo Duy ngô nhĩ.
Tờ báo cuả Trung Quốc tuyên bố rằng dân chúng phải được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng “phá hoại cuả công luận phương Tây”. Và đổi lại, “hòa bình và ổn định phải được đưa lên trước hết,” tờ báo viết.”Với mục tiêu này, mọi phương cách đều phải được thử nghiệm. Chúng ta phải tin tưởng triệt để rằng ngăn ngừa không cho bạo loạn xâm nhập vào Tân Cương là một thành công lớn nhất trong việc bảo vệ nhân quyền”.
Phản ứng trên của Bắc Kinh là do kết quả của một bản báo cáo được trình bày tại Geneva vào ngày 10 tháng 8 vừa qua.
Trong phiên họp ở Geneva, Bà Gay McDougall, phó chủ tịch cơ quan LHQ, đã lên án rằng có tới một triệu người Hồi giáo Duy ngô nhĩ bị bắt giữ bất hợp pháp và không có sự buộc tội chính thức, họ hiện đang bị giam cầm trong các trại tù Trung Quốc. Cũng theo cơ quan trên, có tới hai triệu người khác bị buộc phải đi cải tạo về chính trị và văn hoá trong các trung tâm phục hồi chức năng.
Người Duy ngô nhĩ là một dân tộc theo Hồi giáo sống ở Tân Cương, một vùng Tây Bắc cuả Trung Quốc. Các cuộc đàn áp chống lại thiểu số này đã gia tăng kể từ tháng 4 năm 2017, khi Bắc Kinh bắt đầu một chính sách “diệt tận gốc” để ngăn chặn những ảnh hưởng có thể có từ Afghanistan hoặc Pakistan. Bởi vì cùng có một tôn giáo với hai nước đó, người Duy ngô nhĩ cũng bị coi là những kẻ khủng bố và do đó họ bị cầm tù hoặc bị trục xuất .
Chính quyền trung ương áp đặt lệnh cấm ăn chay trong tháng Ramadan và không cho ai tham dự vào các đền thờ Hồi giáo khi chưa được 18 tuổi, mọi người phải cài đặt trên điện thoại di động một ứng dụng cho phép họ bị theo dõi mọi nơi mọi lúc và những người đàn ông thì không được để râu .
Những biện pháp cứng rắn trên là quá đáng, theo ý kiến cuả các chuyên gia và vận động gia, vì trên toàn quốc Trung hoa, chỉ có 10 triệu người Duy ngô nhĩ mà thôi, so với tổng số dân Trung quốc là gần 1,4 tỷ người, thì số lượng nhỏ đó không thể tạo thành một mối nguy hiểm có thể thách thức chính quyền trung ương.
Theo tờ Global Times cuả Cộng Sản, mục đích của các chính trị gia và truyền thông cuả phương Tây là “khuấy động tình trạng bất ổn ở Tân Cương và phá hủy sự ổn định bền vững cuả khu vực”. Tờ báo bác bỏ những những lời chỉ trích cuả LHQ và nhấn mạnh: “Thông qua sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhờ vào tinh thần quốc gia và sự đóng góp của các quan chức địa phương, Tân Cương đã được cứu vớt khỏi sự hỗn loạn khủng khiếp, đã tránh được số phận cuả 'Syria của Trung Quốc' hay 'Libya của Trung Quốc.'“
“Không có nghi ngờ gì - bài báo kết luận - rằng hòa bình và ổn định hiện tại ở Tân Cương một phần là do cường độ kiểm soát gắt gao. Cảnh sát và công an có thể được thấy ở khắp mọi nơi. Nhưng đó chỉ là một giai đoạn mà Tân Cương phải trải qua trước khi xây dựng hòa bình và thịnh vượng. Sau đó thì một chính quyền bình thường sẽ được tái lập trở lại”.
6. Một nhà truyền giáo dòng Tên bị giết ở Peru
Một Linh Mục Dòng Tên người Tây Ban Nha, cha Carlos Riudavets Montes, đang làm việc với thổ dân vùng Amazonia của Peru đã bị giết. Thi thể của ngài đã được tìm thấy trong nhà bếp của trường học ở Peru vào sang thứ Sáu. Tay Ngài bị trói và thân thể bị nhiều vết dao đâm
Ông Gumercinda Diure, Giám Đốc Học Vụ vùng Amazonia cho đài phát thanh Peru biết vụ sát nhân này không có vẻ gì là cướp bóc tài sản vì không có đồ đạc gì bị lấy đi
Linh mục Giám Tỉnh Dòng Tên ở Peru đã xác nhận cha Riudavets đã bị giết Ngài bày tỏ lòng ưu phiền trước cái chết của cha Carlos Riudavets
Cha Victor Hugo Miranda, phát ngôn viên Tỉnh Dòng Tên ở Peru nói với thông tấn Vatican rằng các tu sĩ dòng Tên ở Peru bày tỏ mối quan ngại, lo lắng về chuyện gì đã xẩy ra và đang đợi giới chức chính quyền cho biết nguyên nhân vụ cha Riudavets bị giết.
Cha Miranda cũng nói các tu sĩ tỉnh dòng Tên tại Peru rất hãnh diện về những công việc truyền giáo của cha Riudavets. Cha Riudavets năm nay được 73 tuổi, Ngài phục vụ 38 năm trong ngành giáo dục dành cho các thiếu nhi thuộc nhóm thổ dân Yamakai-Entsa trong vùng Amaxon thuộc Peru
Cha Riudavets sinh tại Huelva, Tây Ban Nha. Ngài đến Peru lúc còn là chủng sinh, học thần học tại Lima, dậy học một thời gian ở Piura, phía Bắc Peru. Sau khi chịu chức Linh Mục, Ngài nhận bài sai về làm việc tại cơ sở truyền giáo của Dòng Tên thuộc vùng Cajamarca là lãnh thổ của thổ dân Awajun-Wampis. Trong 40 năm Ngài là thầy giáo, hiệu trưởng, sinh hoạt rất gần gũi với thổ dân.
Về nguyên nhấn cha Riudavets bị giết, theo ông Giám Đốc Học Vụ Diure, là vì một học sinh bị đuổi khỏi trường đã đe dọa giết cha Riudavets. Cảnh sát đang điều tra vụ này.
Hội Đồng Giám Mục Peru đã yêu cầu nhà cầm quyền điều tra và làm sáng tỏ vụ sát nhân này.
7. Kết quả cuộc thăm dò các bề trên dòng tu về việc phong chức phó tế cho phụ nữ.
Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng thuộc trường đại học Georgetown mới đây thực hiện một cuộc thăm dó ý kiến các dòng tu tại Hoa Kỳ về vấn đề phong chức phó tế cho phụ nữ.
Kết quả tổng quát cho thấy hầu hết các vị bề trên nam cũng như nữ đều tin rằng giáo hội có thể và nên truyền chức phó tế cho phụ nữ. 75% các vị bề trên được hỏi trả lời rằng giáo hội CÓ THỂ truyền chức phó tế cho phụ nữ. Trong khi 45% các vị tin là giáo hội SẼ truyền chức phó tế cho phụ nữ trong tương lai.
Cuộc thăm dò do Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng thực hiện đã hỏi 777 cơ sở dòng tu và các tổ chức tông đồ bao gồm các bề trên nam giới, các bề trên nữ giới và 137 nhóm phụ nữ chiêm niệm
60% bề trên dòng nữ nói nếu giáo hội chuẩn phê việc phong chức phó tế cho phụ nữ, họ sẽ đề nghị các chị em trong dòng chịu chức phó tế. Trong khi đó lại có 45% các vị bề trên nữ nói các chị em trong dòng không mấy quan tâm về việc được đề cử lãnh chức phó tế.
78% các vị bề trên cho rằng phong chức phó tế cho nữ giới là điều rất quan trọng cho giáo hội, nhưng chỉ 45% vị bề trên nói quyết định đó cũng sẽ là điều quan trọng đối với hội dòng của họ. Nhưng 61 % các bề trên nghĩ rằng việc phong chức phó tế cho phụ nữ sẽ không làm gia tăng số ứng viên gia nhập dòng tu.
Tưởng cũng nên nói thêm, giáo huấn của giáo hội cũng như lập trường dứt khoát của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là chỉ truyền chức linh mục cho nam giới.
Về chức phó tế cho nữ giới thì ngày nay vấn đề đang được thảo luận. Vào tháng 8 năm 2016 Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thành lập một uỷ ban nghiên cứu vai trò lịch sử phó tế của nữ giới. Đây không phải là một quyết định mới mẻ mang tính cách mạng của Đức Giáo Hoàng Phanxciô mà chỉ là việc Ngài trở về với truyền thống thời giáo hội sơ khai vì thời giáo hội sơ khai đã có những vị nữ giới giữ chức phó tế
Dù đã có ủy ban nghiên cứu phó tế nữ giới, nhưng 76% các vị bề trên được hỏi không biết gì về ủy ban này.
Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy 84% các vị bề trên tiên đoán rằng một khi chức phó tế cho phụ nữ được chấp thuận thì biến chuyển đó sẽ là một lời kêu gọi lớn hơn trong tương lai cổ vũ cho việc phụ nữ làm linh mục.
8. Thủ tướng Ái Nhĩ Lan thề sẽ thúc đẩy Đức Giáo Hoàng chấp nhận những gia đình đồng tính.
Thủ tướng Ái Nhĩ Lan, ông Leo Varadkar, là một người đồng tính. Ông ta liên tục tung ra những lời phê bình về giáo huấn của Giáo Hội trước Hội Nghị Thế Giới về Gia đình. Trong một diễn biến mới nhất, ông ta tuyên bố sẽ nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong chuyến thăm Ái Nhĩ Lan vào cuối tháng này của ngài rằng những gia đình của những cặp đồng tính phải được Giáo Hội đối xử bình đẳng như những gia đình truyền thống.
Leo Varadkar dự trù sẽ được Đức Giáo Hoàng tiếp tại lâu đài Dublin khi ngài thăm Đại Hội Thế Giới về Gia Đình, một lễ hội của Giáo Hội Công Giáo về gia đình.
Được hỏi là ông sẽ nói gì với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Varadkar nói với các phóng viên vào hôm thứ Ba tuần trước rằng ông sẽ bày tỏ “quan điểm của chúng tôi như một xã hội và một chính phủ rằng các gia đình có nhiều hình thức khác nhau và bao gồm những gia đình có là cha mẹ đồng tính.”
“Cuộc gặp tại Lâu đài Dublin sẽ diễn ra nhanh nhoáng, nhưng trước hết là tôi muốn chào mừng ngài đến thăm Ái Nhĩ Lan, và nếu có cơ hội, tôi chắc chắn sẽ bày tỏ với ngài những quan tâm thực sự của người Ái Nhĩ Lan”
Bộ trưởng về Chăm Lo Trẻ Em trước đây đã nói rằng bà sẽ nói với Đức Giáo Hoàng rằng thật là sai lầm để nói rằng chỉ có các cặp vợ chồng khác phái mới có thể làm nên một gia đình thực sự, trong khi Bộ Trưởng Văn Hóa sẽ đề nghị Đức Giáo Hoàng bãi bỏ việc các linh mục độc thân.
Bộ trưởng Y tế là Simon Harris cũng phê bình giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai và tuyên bố rằng tôn giáo “sẽ không còn quyết định chính sách xã hội và y tế của đất nước chúng tôi nữa.”
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN