Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/6/2018: Bênh vực dân nghèo, tân Hồng Y bị dọa giết, bị vu cáo vợ con đùm đề
06/06/2018 12:00:00 SA
1. Diễn từ của Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki trong thánh lễ Corpus Christi gây tiếng vang trên thế giới
Trong bài “What Happens in Germany” - “Điều gì đang xảy ra ở Đức”, đăng trên First Things ngày 23 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cảnh cáo rằng
“95 luận điểm của Luther được tung ra tại Đức vào tháng Giêng năm 1518. Ông ta đã viết ‘Những hướng dẫn về việc Xưng Tội’ và ‘Bài giảng về việc chuẩn bị tâm hồn để rước lễ’ vào mùa Xuân năm đó. Đặc biệt, cuốn Bài giảng chứa đựng những hạt giống đầu tiên của cuộc tấn công toàn diện của Luther vào thần học bí tích của Công Giáo. Đó là một điều mà Đức Hồng Y Thomas Cajetan đã cảm nhận được khi ngài triệu tập Luther và ép ông này rút lại những quan điểm sai lầm tại Augsburg vào tháng 10 năm 1518.
Luther từ chối. Phần còn lại của câu chuyện này ai cũng biết.” Đó là cuộc đại ly giáo hình thành ra giáo hội Tin Lành.
“Chính xác 500 năm sau Bài giảng của Luther, bí tích Thánh Thể lại là vấn đề tranh luận ở Đức một lần nữa. Nhưng lần này những người gây ra các vụ tranh cãi lại chính là các giám mục,” chứ không phải là các thần học gia kiêu ngạo và ương ngạnh.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cảnh cáo rằng khi chính những người được Giáo Hội ủy thác cho trách nhiệm bảo vệ đức tin tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội lại liên tục đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác, gieo rắc những hoang mang nghi ngờ trong lòng người giáo dân, nguy cơ lạc giáo, và tối hậu là ly giáo trầm trọng hơn bao giờ từ sau cuộc đại ly giáo của Tin Lành.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cũng có những lo lắng như thế. Trong bài giảng thánh lễ Corpus Christi – tức là lễ Mình Máu Thánh Chúa, hôm 31 tháng 5, trước một cộng đoàn đông đảo, ngài đã dùng dịp này để trình bày ý kiến của ngài và 7 vị Giám Mục khác chống lại đề nghị của Đức Hồng Y Reinhard Marx và một số đông các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành được rước lễ. Ngài nói:
“Đã có rất nhiều những tranh luận sôi nổi về bí tích Thánh Thể trong những tuần gần đây. Một số người nói ‘Chuyện này là gì? Thật là vô nghĩa!’. Những người khác thậm chí còn nói ‘Lại là một vở hát chèo tào lao hai vợ chồng Punch và Judy cãi cọ với nhau!’. Còn tôi, tôi nói với anh chị em - đây là một vấn đề sinh tử ... Đây là một vấn đề hệ trọng! Và đó là lý do tại sao chúng ta nên chiến đấu và tìm ra đường ngay nẻo chính. Không phải sao cũng được, nhưng phải theo đường lối của Chúa.”
Đức Hồng Y đã đề cao tầm quan trọng của Thánh Thể trong việc phản ảnh và đề cao tín lý tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Những người muốn nhận Thánh Thể phải “xem xét thật kỹ xem mình có thể nói ‘vâng và amen’ đối với các tín lý của Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn như việc cầu nguyện cho kẻ chết, tín điều các thánh Thông Công và ‘cấu trúc thánh thiện của Giáo Hội’ vì bất cứ ai đón nhận bí tích Thánh Thể thì đều tháp nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, trở thành một chi thể trong nhiệm thể Ngài và là một thành viên trong Giáo Hội cụ thể được đại diện bởi Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục”
Bài phát biểu của Đức Hồng Y Woelki cũng vang vọng những lời chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với Giáo Hội tại Đức. Đó là khuynh hướng cúi đầu tùng phục những đòi hỏi của chủ nghĩa thế tục khi phải đối mặt với những thay đổi trong quan điểm của xã hội.
Đức Hồng Y Woelki nói:
“Một lần nữa, chúng ta ở Đức này không sống trên ‘một hòn đảo của các Chân Phước’, chúng ta không phải là một Giáo hội quốc gia. Chúng ta là một phần của Giáo hội Hoàn vũ vĩ đại và tất cả các giáo phận Đức là thành viên của một Giáo Hội phổ quát trên toàn thế giới, hiệp nhất dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.”
Đức Hồng Y Woelki đã cố gắng thuyết phục một giai điệu hòa giải, nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn cần phải “ở bên nhau và với nhau”. Những nhận xét của ngài đã được cộng đoàn chào đón nồng nhiệt.
2. Đức Hồng Y tân cử Pedro Barreto Jimeno của Peru đã từng bị dọa giết
Đức Hồng Y tân cử Pedro Barreto Jimeno là người từng phải đối mặt với những lời dọa giết khi ngài lên tiếng chống lại sự ô nhiễm từ một nhà máy đe doạ sức khỏe của những người sống ở dãy núi Andes.
Mauricio Lopez, thư ký điều hành của REPAM lên tiếng chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Barreto. Ông nói: “Ngài sẽ là một Hồng Y đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ sinh thái. Ngài không sợ mạo hiểm mạng sống của mình vào những thời điểm cần phải tố cáo và phản đối một cách mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến việc khai thác mỏ, gây ra những ảnh hưởng tai hại cho môi trường và con người.”
Sinh năm 1944 tại Lima, ngài vào Dòng Tên năm 1961, sau đó học ở Tây Ban Nha và ở Lima và Cusco, Peru.
Được thụ phong linh mục vào năm 1971, ngài đã từng là bề trên các cộng đồng Dòng Tên tại các thành phố ven biển phía nam của Tacna và Moquegua và ở Ayacucho, ở vùng cao nguyên phía nam. Năm 2002, ngài trở thành Giám Quản và sau đó là Giám Mục miền phủ doãn Tông Tòa Jaen, ở vùng Amazonia phía bắc Peru, một khu vực có đông dân bản địa.
Hai năm rưỡi sau đó, ngài trở thành Tổng Giám Mục Huancayo, một thành phố thương mại ở thung lũng Mantaro trong dãy núi Andes miền trung Peru, một khu vực được gọi là vựa lúa mì của Peru.
Ngài đã trở thành tiếng nói can đảm chống lại một nhà máy lọc và tinh chế dầu ở thị trấn La Oroya gần đó, nơi ô nhiễm đã lột sạch những sườn đồi và khiến trẻ em trong vùng có mức chì cao nguy hiểm trong máu.
Dù mức độ ô nhiễm nặng nề như thế vẫn có nhiều người ủng hộ nhà máy dầu này vì họ lo sợ việc dời nhà máy đi chỗ khác sẽ khiến họ mất công ăn việc làm.
Trong một cuộc biểu tình ủng hộ nhà máy, những người biểu tình đã mang theo quan tài với tên của ngài trên đó..
3. Đức Hồng Y tân cử của Bolivia bị vu cáo có vợ và con cái
Đức Hồng Y tân cử Toribio Ticona của Bolivia, đã bác bỏ tin đồn rằng ngài có vợ và con cái.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba 29 tháng 5, vị Giám Mục 81 tuổi đang nghỉ hưu đã tố cáo những đồn thổi này là những lời vu cáo và đe dọa kiện những người tung tin đồn nhảm ra trước tòa.
“Trước những lời vu cáo đang lan truyền trong giới truyền thông về cuộc sống riêng tư của tôi, tôi thấy có nghĩa vụ phải tuyên bố và nhấn mạnh rằng những lời đồn đãi này là không đúng với sự thật”, ngài nói.
“Nếu những lời vu cáo này vẫn tồn tại, tôi không thấy có vấn đề gì khi nộp đơn kiện tội phỉ báng chống lại những người ủng hộ hoặc tuyên truyền những điều này.”
Đức Cha Ticona cho biết những tin đồn đã không chỉ lan truyền như một cuộc tấn công chống lại chính ngài mà còn chống lại cả Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị Giáo Hoàng đã công bố việc tấn phong Hồng Y cho ngài hôm Chúa Nhật 20 tháng 5.
“Về phương diện cá nhân, tôi thấy vui vì những lời buộc tội này được đưa ra vào lúc này, để dứt khoát đóng vụ này lại”, Đức Giám Mục nói thêm. Ngài cho biết những tin đồn như thế xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011, nhưng sau đó ai cũng biết đó “đơn giản chỉ là những lời vu cáo”.
Đức tân Hồng Y đã ra thông cáo bác bỏ các tin đồn này sau khi trang web Adelante La Fe tuyên bố rằng một “thực tế ai cũng biết” là Đức Cha Ticona đã “sống với một người phụ nữ trong tòa Giám Mục tại Oruro” trong khi còn là Giám Mục Corocoro.
Trang web này còn đi xa hơn nữa khi bịa chuyện như thật rằng “Người đàn bà và các con của bà ấy tự hào được gọi là vợ và con của giám mục, như chính Giám mục Toribio Ticona cũng biết chuyện đó”.
Tuy nhiên, tờ báo Ý Il Messaggero nói Tòa Thánh đã điều tra những tin đồn này và thấy rằng “không có gì đúng sự thật”. Đức Cha Ticona là người đi đứng chững chạc không có “bà” nào hết.
Ở tuổi 81, Đức Giám Mục Ticona sẽ là một trong ba tân Hồng Y quá tuổi tham gia vào một mật nghị để bầu giáo hoàng kế tiếp. Các vị được phong Hồng Y quá tuổi 80 thường là những bậc có nhiều công trạng hiển hách với Giáo Hội.
Đức Cha Ticona sinh ngày 25 tháng Tư, 1937 tại Atocha, Bolivia. Thời niên thiếu của ngài trôi qua trong cơ cực và lầm than. Cha bỏ đi từ sớm nên ngài sống với mẹ và không biết cha mình là ai. Ngài làm đủ các nghề của trẻ đường phố như đánh giầy, bán báo, phụ hồ. Ngài được các thừa sai người Bỉ dạy dỗ và trở thành người Công Giáo. Sau một thời gian làm phu mỏ để phụ giúp mẹ nuôi em, ngài theo học Triết và Thần học tại Sucre, Bolivia và được thụ phong linh mục ngày 29 tháng Giêng năm 1967. Ngài học thêm tại Trung Tâm Mục Vụ của CELAM (Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu) và tại Trung Tâm Lumen Viate tại Brussels.
Trong thời gian làm mục vụ tại Chacarilla, một thị trấn mỏ với dân số 2,000 người, ngài được dân chúng bầu làm thị trưởng miền này trong vòng 14 năm.
Ngày 5 tháng Tư, 1986 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Potosi. Sáu năm sau đó, vào ngày 4 tháng Sáu 1992, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Miền Phủ Doãn Tông Tòa Corocoro.
Khi đến tuổi 75 theo luật định, ngài nộp đơn từ chức và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nhận đơn từ chức của ngài vào ngày 29 tháng Sáu 2012.
Hôm 20 tháng 5, trong lúc đang viếng mộ thân mẫu tại Quillacollo, ngài được báo cho biết là Đức Thánh Cha đã quyết định tấn phong Hồng Y cho ngài.
Quyết định tấn phong Hồng Y cho ngài thể hiện sự đánh giá cao của Đức Thánh Cha Phanxicô với công lao xây dựng Miền Phủ Doãn Tông Tòa Corocoro của ngài. Theo niên giám Tòa Thánh, trong tổng số 235,500 ngàn dân trong vùng 210,300 người là tín hữu Công Giáo (89.3%).
4. Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về trường hợp lạm dụng tại Chí Lợi
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư do đích thân ngài viết cho Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Chí Lợi, gửi đến tất cả dân Chúa, như ngài đã hứa với các Giám mục nước này. Lời loan báo này đã được đưa ra bởi ông Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, trong một tuyên bố hôm thứ Năm 31 tháng Năm, 2018.
Tuyên bố của Vatican cũng lưu ý rằng Đức Thánh Cha đã tiếp một nhóm nạn nhân lạm dụng thư ký thứ hai đến từ Chí Lợi tại nhà nghỉ Santa Marta từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Sáu. Một chi tiết khác là Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna và Đức Ông Jordi Bertomeu sẽ trở lại Chí Lợi như một phần trong nhiệm vụ vẫn còn đang tiếp diễn của các ngài để gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng bởi linh mục Fernando Karadima người Chí Lợi, và những người theo ông; cũng như để tiến hành các cuộc điều tra sâu rộng hơn.
Cuối tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ có một loạt các cuộc gặp gỡ riêng với các nạn nhân lạm dụng đến từ Chí Lợi cùng với hai linh mục tháp tùng họ, là những người đã hỗ trợ tinh thần cho các nạn nhân.
5. Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gởi cho người Công Giáo Chí Lợi
Trong một lá thư do đích thân ngài viết cho Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Chí Lợi, gửi đến tất cả dân Chúa, như ngài đã hứa với các Giám mục nước này, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự xấu hổ vì sự thất bại của Giáo hội trong việc lắng nghe và bảo vệ những nạn nhân bị lạm dụng tình dục dưới bàn tay của các giáo sĩ.
Trong bức thư đã được Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi công bố vào ngày 31 tháng 5, dài 8 trang A4, viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha nói rằng thời gian “sửa đổi và thanh lọc” trong Giáo Hội đã có thể thực hiện được là nhờ những nỗ lực của các nạn nhân, là “những người dù tuyệt vọng hay bị bôi lọ như những kẻ không đáng tin tưởng, đã không mệt mỏi tìm kiếm sự thật.”
Họ là “nạn nhân mà tiếng kêu thấu tới trời cao. Tôi muốn một lần nữa công khai cảm ơn tất cả họ vì sự can đảm và kiên trì”.
Sau tuyên bố của Tòa Thánh về lá thư này, và về việc Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna và Đức Ông Jordi Bertomeu sẽ trở lại Chí Lợi như một phần trong nhiệm vụ vẫn còn đang tiếp diễn của các ngài để gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng bởi linh mục Fernando Karadima, Đức Cha Juan Ignacio Gonzalez Errazuriz của San Bernardo, chủ tịch ủy ban phòng chống lạm dụng của Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi, và Đức Cha Fernando Ramos Perez là Giám Mục Phụ Tá của Santiago, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Santiago để công bố lá thư dài tám trang này.
Trong lá thư, Đức Thánh Cha nói đây là “thời gian lắng nghe và phân định” để Giáo Hội có thể tìm ra gốc rễ của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Chí Lợi và tìm các giải pháp cụ thể giải quyết tận căn chứ không phải “chỉ đơn thuần là các chiến lược ngăn chặn”.
Ngài cũng thừa nhận những thiếu sót của Giáo hội khi không lắng nghe những nạn nhân bị ngược đãi.
“Ở đây, tôi tin là một sai lầm chủ yếu và là một thiếu sót của chúng ta: đó là không biết cách lắng nghe các nạn nhân. Vì vậy, một số kết luận phiến diện đã được hình thành trong đó thiếu những yếu tố quan trọng cho một sự phân định lành mạnh và rõ ràng. Tôi phải nói với sự xấu hổ rằng chúng ta không biết cách lắng nghe và phản ứng kịp thời,” Đức Giáo Hoàng viết.
Đức Thánh Cha đã gửi Đức Tổng Giám Mục Scicluna và Đức Ông Bertomeu đến Chí Lợi để lắng nghe những người cáo buộc Đức Cha Juan Barros của Osorno đã từng chứng kiến sự lạm dụng của cha Fernando Karadima, là thầy mình, mà không báo cáo.
Đức Thánh Cha nói rằng chuyến viếng thăm của các vị đã được thực hiện sau khi “xác minh sự tồn tại của các tình huống mà chúng ta không biết cách nhìn và lắng nghe.”
“Là một Giáo Hội, chúng ta không thể tiếp tục tiến bước trong khi phớt lờ nỗi đau của các anh chị em của chúng ta,” ngài nhấn mạnh.
Đức Thánh Cha viết tiếp rằng Giáo Hội phải nói “không bao giờ lại xảy ra một lần nữa” với một nền văn hóa không chỉ cho phép các hành vi lạm dụng tình dục xảy ra mà còn xem “thái độ phê phán và chất vấn mình như một sự phản bội.”
“Văn hóa lạm dụng và che đậy không tương thích với logic của Tin Mừng theo đó ơn cứu rỗi do Chúa Kitô ban cho chúng ta luôn luôn là một ân sủng, một món quà mang lại tự do cho những ai tự do đón nhận”.
Liên quan đến lòng đạo đức bình dân được thể hiện nơi nhiều cộng đồng ở Chí Lợi, mà Đức Thánh Cha gọi là “kho báu vô giá và trường học đích thực của trái tim dân Chúa,” ngài nói rằng theo kinh nghiệm của mình, các biểu hiện của lòng sùng mộ bình dân là “một trong vài lãnh vực mà dân Chúa” không bị khống chế bởi ảnh hưởng của một chủ nghĩa giáo sĩ trị cố gắng kiểm soát và hạn chế người giáo dân.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha viết rằng:
“Như Đức Kitô, Đấng đã không che giấu vết thương sau khi sống lại mà còn chỉ cho các môn đệ mình thấy những vết thương này, Giáo Hội cũng phải sẵn sàng cho thấy các vết thương của mình để có thể hiểu và xúc động trước những vết thương của thế giới hôm nay”.
“Một Giáo Hội với những thương tích không tự đặt mình ở vị trí trung tâm, Giáo Hội ấy không nghĩ mình hoàn hảo, không che đậy và giấu đi cái ác của mình, nhưng thay vào đó đặt những vết thương ấy trước mắt Đấng duy nhất có thể chữa lành các vết thương và Đấng ấy có tên là Chúa Giêsu Kitô”
6. Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin khẳng định Giáo Hội không thể phong chức linh mục cho phụ nữ. Đó là chung cuộc, miễn bàn cãi.
Chỉ có người nam mới có thể được lãnh nhận chức tư tế là một sự thật, và là một phần của đức tin Công Giáo và điều này sẽ không bao giờ có thể thay đổi được, Đức Hồng Y tân cử Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã khẳng định như trên.
“Ngày càng có những mối lo nghiêm trọng khi chứng kiến ở một số nước vẫn có những tiếng nói nghi ngờ bản chất chung cuộc của giáo huấn này”, Đức Hồng Y viết như trên hôm 29 tháng 5 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
Thánh Gioan Phaolô II, khi xác nhận giáo huấn và thực hành liên tục của Giáo Hội, đã chính thức tuyên bố vào năm 1994 rằng “Giáo Hội không có thẩm quyền để phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này được tất cả tín hữu của Giáo Hội tuân giữ một cách chung cuộc.”
Đức Hồng Y Ladaria cho biết một số người tiếp tục đặt vấn đề về tính bất khả ngộ trong lời tuyên bố của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được nêu trong tài liệu “Ordatio Sacerdotalis” vì “văn kiện này không được xác định là ‘ex cathedra “ nghĩa là chưa chính thức, và long trọng tuyên bố là không thể sai lầm được. Lập luận này nói rằng “một quyết định sau đó của một giáo hoàng hoặc một công đồng trong tương lai có thể phủ nhận văn kiện đó.”
Nhưng, Đức Hồng Y tân cử cảnh cáo rằng: “gieo những nghi ngờ này là tạo ra sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa các tín hữu không chỉ về bí tích truyền chức thánh như một phần của hiến chế thánh thiện của Giáo Hội, nhưng còn làm cho người ta hoang mang về cách thức mà các thẩm quyền huấn giáo có thể dạy các giáo huấn Công Giáo một cách không thể sai lầm được.”
Đức Tân Hồng Y giải thích như sau:
Giáo huấn của Giáo Hội không thể sai lầm khi được tuyên bố long trọng bởi một công đồng hay bởi một giáo hoàng khi tuyên bố “ex cathedra”. Đó là trường hợp của các học thuyết mới. Một giáo huấn cũng được công nhận là không thể sai lầm khi đã từng được “thẩm quyền giáo huấn địa phương và hoàn vũ của các giám mục loan truyền khắp thế giới, trong sự hiệp thông giữa các ngài với nhau và với Đức Giáo Hoàng, các giáo huấn Công Giáo được công bố như thế được tuân giữ một cách chung cuộc.”
Đó là những gì Thánh Giáo Hoàng đã làm, Đức Hồng Y Ladaria viết. “Ngài không tuyên bố giáo điều mới, nhưng với thẩm quyền ban cho ngài trong tư cách là người kế nhiệm của Thánh Phêrô, ngài chính thức xác nhận và xác quyết rõ ràng - để đánh tan bất kỳ nghi ngờ nào – về điều mà thẩm quyền giáo huấn địa phương và hoàn vũ của các giám mục đã coi là thuộc về kho tàng đức tin trong suốt lịch sử của Giáo Hội.”
“Chúa Kitô đã có ý ban bí tích này cho 12 Tông Đồ - tất cả đều là nam giới – là những vị đến lượt mình truyền lại cho những người nam khác. Giáo hội luôn thấy mình phải ràng buộc với quyết định này của Chúa, trong đó loại trừ khả năng chức tư tế có thể được ban một cách hợp lệ cho phụ nữ.”
Đức Hồng Y Ladaria nhấn mạnh rằng để đáp lại những câu hỏi liên quan đến chủ đề này Bộ Giáo Lý Đức Tin “đã liên tục lặp lại rằng đây là một sự thật thuộc về kho tàng đức tin.”
Ứng viên cho chức tư tế phải là một người nam. Điều này thuộc về “bản chất của bí tích này” và không thể thay đổi vì bí tích truyền chức thánh được thiết định bởi chính Chúa Kitô.
Sự kiện phụ nữ không thể được thụ phong linh mục, không ngụ ý “tùng phục, nhưng nên hiểu là một sự phong phú hóa lẫn nhau.”
Vai trò cao quý của Đức Maria trong Giáo Hội, mặc dù Mẹ không phải là một trong 12 tông đồ, cho thấy tầm quan trọng của cả nữ tính lẫn nam tính trong Giáo Hội. Một thách thức đối với văn hóa hiện đại là phải “cố gắng hiểu được ý nghĩa và sự tốt lành trong sự khác biệt giữa nam và nữ.”
Đức Hồng Y Ladaria ghi nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã tái khẳng định giáo huấn theo đó chức tư tế chỉ dành cho người nam.
Trong tông huấn “Niềm vui của Phúc Âm” được công bố vào năm 2013, Đức Thánh Cha viết: “Việc dành riêng chức tư tế cho nam giới, như một dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến trong bí tích Thánh Thể, không phải là một vấn đề mở ngỏ cho các cuộc thảo luận.”
Và, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên trong chuyến đi Thụy Điển vào năm 2016, Đức Thánh Cha đã nói: “Về khả thể phong chức cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, lời cuối cùng, rõ ràng đã được đưa ra bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và điều này vẫn còn hiệu lực.”
7. Truyền thống rước Thánh Thể tại Rôma trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa bị bãi bỏ trong năm nay
Ngày 18 tháng 5 năm ngoái 2017, khi Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc rước truyền thống Corpus Christi – Mình Máu Thánh Chúa tại Rôma được dời từ Thứ Năm 15 tháng Sáu sang Chúa Nhật 18 tháng Sáu; các tín hữu tại Rôma đã bày tỏ nỗi buồn của họ trước quyết định này. Các vị nào buồn như thế năm nay có thể còn buồn nhiều hơn nữa trước quyết định hủy bỏ hoàn toàn truyền thống này.
Vatican News cho biết lần đầu tiên kể từ năm 1982, Đức Giáo Hoàng sẽ không chủ sự cuộc rước Thánh Thể long trọng tại Rôma trong ngày lễ Corpus Christi (Mình Máu Thánh Chúa).
Thay vào đó, vào ngày Chúa Nhật 3 tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ đến thành phố duyên hải Ostia, cách Rôma khoảng 25 km, nơi ngài sẽ chủ sự thánh lễ và cuộc rước sau đó.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 28 tháng 4, Phủ Giáo Hoàng đã ra thông báo cho biết về quyết định hủy bỏ cuộc rước truyền thống tại Rôma và cho biết thêm sau khi cử hành Thánh Lễ vào tối ngày 3 tháng Sáu tại quảng trường trước nhà thờ giáo xứ Thánh Monica, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cuộc rước tại đó.
Năm 1982, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tái lập truyền thống rước Thánh Thể long trọng trên các đường phố của Rôma sau một thời gian bị gián đoạn khoảng 100 năm.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại Áo, Brazil, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Colombia, Croatia, Cộng hòa Dominican, Haiti, Đông Timor, Liechtenstein, Monaco, Panama, Peru, Ba Lan, San Marino, Thụy Sĩ, Grenada, Saint Lucia, Trinidad và Tobago và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Theo truyền thống, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể.
Ngoài ra, trong ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, nhiều giáo xứ trên thế giới cho các em nhỏ được lễ Rước Lễ lần đầu.
Ở nhiều nước trên thế giới, lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác vì hoàn cảnh cụ thể, lễ Mình Máu Thánh Chúa có thể được cử hành vào ngày Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Trong ngày lễ Corpus Christi, theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng dẫn đầu một cuộc rước trọng thể qua các đường phố Rôma, từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateranô đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Mình Thánh Chúa được đặt trong một Mặt Nhật và được rước qua các đường phố.
Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.
8. Đức Thánh Cha cử thanh tra tông toà đến Medjugorje
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm một vị thanh tra tông tòa tại Medjugorje, đó là vị tổng giám mục Ba Lan mà ban đầu đã được Đức Thánh Cha đã gửi đến thị trấn này với tư cách là đặc sứ của ngài để nghiên cứu các nhu cầu mục vụ của các tín hữu địa phương và hàng ngàn người hành hương đổ về nơi được cho là đã có những cuộc hiện ra của Đức Maria.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, vị tổng giám mục đã nghỉ hưu của Warsaw-Praga, Ba Lan, là thanh tra tông tòa đến Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, trong một nhiệm kỳ vô hạn định. Tòa Thánh đã cho biết như trên hôm 31 tháng Năm.
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Sứ mạng của vị thanh tra tông tòa là nhằm mục đích đảm bảo một sự tháp tùng ổn định và liên tục cho cộng đồng giáo xứ Medjugorje và cho các tín hữu hành hương tại đó, là những người có những nhu cầu cần được chú ý đặc biệt”.
Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo rằng Đức Tổng Giám Mục Hoser “sẽ thường trú tại Medjugorje” và nhiệm vụ của ngài không liên quan đến việc điều tra tính xác thực của các cuộc hiện ra đã được báo cáo.
Sứ mệnh của Đức Tổng Giám Mục Hoser “thuần túy là mục vụ và không liên quan đến tín lý”, ông Burke nói.
Tháng 2 năm 2017, vị Tổng Giám Mục Ba Lan đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm đặc sứ của ngài để nghiên cứu tình hình mục vụ ở Medjugorje.
Tại một cuộc họp báo sau chuyến viếng thăm đầu tiên của mình, Đức Tổng Giám Mục Hoser nói rằng mặc dù ngài không có thẩm quyền hoặc chuyên môn để thảo luận về tính xác thực của các tuyên bố cho là Đức Mẹ đã hiện ra tại Medjugorje, ngài nhận thấy rõ ràng là “có bầu khí thiêng liêng đặc biệt” ở Medjugorje.
“Phép lạ lớn nhất của Medjugorje là việc xưng tội” của hàng trăm người mỗi ngày, Đức Tổng Giám Mục Hoser nói với các phóng viên vào tháng Tư năm 2017.
Năm 1981, sáu người trẻ tuyên bố rằng Đức Maria đã hiện ra với họ. Một số trong số sáu người nói rằng Đức Maria vẫn hiện ra với họ và đưa ra các sứ điệp mỗi ngày, trong khi những người khác nói rằng họ chỉ nhìn thấy Đức Mẹ mỗi năm một lần.
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng những người hành hương đến Medjugorje xứng đáng được chăm sóc và hỗ trợ về tinh thần, nhưng ngài cũng bày tỏ nghi ngờ về những tuyên bố cho rằng Đức Maria vẫn hiện ra với các thị nhân và đưa ra các sứ điệp mỗi ngày.
9. Bức hình một linh mục Congo nhiễm Ebola quỳ gối xin Giám Mục đứng từ xa ban phép lành gây chấn động trên Twitter
Bức hình của nhiếp ảnh gia Will Swanson trong đó ghi lại cảnh cha Lucien Ambunga, người Congo, quỳ gối trong hàng rào kiểm dịch Ebola xin vị Giám Mục của mình cầu nguyện và ban phép lành đã được lan truyền nhanh chóng trên Twitter.
Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết trận dịch mới nhất đã giết chết ít nhất là 25 người trong vài ngày đầu tiên. Những đợt bùng phát trước đó chỉ xảy ra ở những vùng xa xôi của đất nước nhưng lần này nó xảy ra ngay tại Mbandaka, một thành phố với hơn một triệu người ở phía tây Congo, khiến các quan chức chính phủ lo ngại con số thương vong sẽ lên rất cao.
Cha Lucien Ambunga, một linh mục sống chết với giáo dân mình đã liều mình làm các bí tích sau cùng cho những người đang hấp hối. Hậu quả là hồi đầu tuần này, ngài bị nhiễm vi khuẩn Ebola và cơ quan y tế đã ra lệnh cách ly ngài.
Đức Cha Fridolin Ambongo, Giám Mục bản quyền giáo phận Mbandaka-Bikoro đã đến thăm ngài nhưng phải đứng từ xa bên ngoài hàng rào cách ly. Ngài giơ tay cầu nguyện và ban phép lành cho cha Ambunga trong khi vị linh mục quỳ sau hàng rào cách ly.
Nhiếp ảnh gia Will Swanson đã ghi lại cảnh này và tung lên Twitter kèm theo lời kêu gọi cầu nguyện cho vị linh mục trẻ.
Có lẽ nhờ lời cầu nguyện của Đức Cha Fridolin Ambongo và các “web hữu” xa gần, theo tin của Catholic Herald, cha Lucien Ambunga đã được khỏi bệnh và sau các xét nghiệm cần thiết, ngài đã được cho về giáo xứ.
Cafod, cơ quan viện trợ nước ngoài của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales, đã ban hành một tuyên bố từ ông Abbé Louis Iyeli, giám đốc Caritas Mbandaka. Ông nói: “Chúng tôi có một đội ngũ hoạt động tại Mbandaka và bốn đội khác đang có mặt tại Bikoro, Ntondo, Itipo-Iboko và Ingende. Hai đội khác đang theo dõi các khu vực lân cận bao gồm Irebu và Lukolela. Chúng tôi sẽ tập trung nỗ lực vào công tác phòng chống Ebola, bảo vệ nguồn nước, vệ sinh và môi trường, vận động trong cộng đồng và qua các phương tiện truyền thông. Do đó, chúng tôi cần dựa vào sự hỗ trợ và tham gia của các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo viên và nhân viên điều dưỡng làm việc trong các khu vực bị ảnh hưởng.”
10. Đại Học của Dòng Tên tại thủ đô Managua của Nicaragua bị côn đồ của chính quyền tấn công
Kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống chính phủ Nicaragua bắt đầu vào tháng Tư vừa qua, Đại học Dòng Tên của Trung Mỹ tại thủ đô Managua đã là một trung tâm hoạt động sinh viên.
Sáng sớm ngày Chúa Nhật 27 tháng 5 vào lúc 12:45 sáng, một nhóm người đeo mặt nạ đi trên một chiếc xe tải đã tấn công vào nhà trường. Những kẻ tấn công đã bắn tới tấp vào hai sinh viên đang canh gác trước cửa trường.
Hai sinh viên chạy thoát và không bị thương, có thể là vì bọn người tấn công chỉ có ý dọa nạt chứ không cố ý gây chết người hay làm bị thương.
Cha Jose Alberto Idiaquez, linh mục Dòng Tên, Hiệu trưởng nhà trường, lên án cuộc tấn công vào trường đại học của mình là “hèn nhát” và quả quyết rằng trò này do chính phủ tài trợ.
Ngài nói, bất kể các trò dọa nạt, nhà trường “trung thành với các nguyên tắc Kitô giáo của mình, sẽ tiếp tục đòi hỏi những gì nhân dân chúng ta đang đòi hỏi: đó là công lý cho hàng chục người bị giết chết và một nền dân chủ bảo đảm sự thăng tiến cho toàn bộ người dân của đất nước chúng ta và sự phát triển của đất nước.”
Làn sóng bất bình trong dân chúng Nicaragua đã bắt đầu vào giữa tháng Tư sau khi chính phủ tuyên bố cắt giảm hệ thống an sinh xã hội. Mặc dù những thay đổi vừa được đề xuất này đã nhanh chóng bị hủy bỏ, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục, một phần do người dân bất mãn trước những cuộc đàn áp tàn bạo của chính phủ. Ít nhất 76 người đã thiệt mạng tại Nicaragua kể từ khi tình trạng bất ổn bắt đầu. Hơn 900 người đã bị thương.
Trong số những người chết có em Álvaro Manuel Conrado Davila, 15 tuổi, là một học sinh trường trung học dòng Tên, đã qua đời vào ngày 20 tháng Tư sau khi bị cảnh sát bắn vào cổ họng bằng đạn cao su ở cự ly gần.
11. Côn đồ của chính quyền Venezuela chiếm một giáo xứ
Một nhóm người đã chiếm đoạt các cơ sở của một giáo xứ ở bang Mérida, Venezuela vào chiều thứ Hai 28 tháng 5. Đám này nói chúng hành động thay mặt cho chính quyền nhân dân tại địa phương.
“Những kẻ này đã chiếm giáo xứ Đức Mẹ Núi Camêlô của chúng tôi tại Ejido, về phía tây nam Mérida, cách thủ phủ này chưa tới 10 dặm,” Đức Cha Luis Enrique Rojas Ruiz, Giám Mục Phụ Tá của Mérida, đã cho biết như trên.
Ngài nói thêm nhóm này đã xông vào bẻ khóa, và chiếm sân đá banh và các hội trường giáo xứ.
Cha chánh xứ José Juan Flores ngăn họ không cho vào nhà thờ và hỏi họ là ai mà hành động ngang ngược như thế. Họ trả lời rằng họ đến từ hội đồng thành phố và họ đại diện cho thị trưởng Ejido, là ông Simón Pablo Figueroa.
Những kẻ này tước đoạt tư trang của cha Flores và buộc ngài ra khỏi cánh cửa dẫn vào sân đá banh.
Đức Cha Rojas đòi gặp thị trưởng nhưng ông này nói đang ở Caracas.
Cha Flores nói rằng một chuyện như thế này đã được ngài tiên đoán thế nào cũng xảy ra. Với lập trường Giáo Hội đứng về phía người dân, chống lại tổng thống Nicolas Maduro.
Đáp lại, như cha Flores cho biết, chính quyền đã sai côn đồ đến phá phách nhà thờ của ngài nhiều lần.
Đức Giám Mục Rojas nói thêm: “Họ sỉ nhục đức tin chúng tôi, vẽ bậy những bức tranh xúc phạm trên các tòa nhà giáo xứ. Họ muốn hủy hoại hình ảnh của các linh mục và giáo phận. Họ phá hủy những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ với những chữ viết và những hình vẽ lăng mạ”
12. Công Giáo Bồ Đào Nha thở phào nhẹ nhõm: Quốc Hội bác bỏ tất cả 4 dự luật đòi hợp pháp hoá trợ tử
Quốc Hội Bồ Đào Nha đã bác bỏ việc hợp pháp hoá trợ tử trong một cuộc bỏ phiếu căng thẳng vào tối thứ Ba 29 tháng 5.
Bốn dự luật đã được đề xuất nhằm hợp pháp hoá an tử và trợ tử, do Đảng Con người -Súc vật -Thiên nhiên, Đảng Xanh, Khối Tả phái và Đảng Xã hội đang cầm quyền đưa ra.
Một tuần trước khi cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội diễn ra, các nhà vận động ủng hộ việc hợp pháp hoá trợ tử xem ra thắng thế, nhưng đảng Cộng sản đã gây ngạc nhiên cho nhiều người khi tuyên bố sẽ biểu quyết chống lại các dự luật này.
Bốn dự luật đã bị bác bỏ khi đảng Bình dân, đảng Cộng sản, và đa số các thành viên trong đảng Dân chủ xã hội cùng bỏ phiếu chống. Một số thành viên trong đảng Xã hội đang cầm quyền cũng bỏ phiếu chống, hoặc bỏ phiếu trắng.
Đức Hồng Y Manuel Clemente, Thượng Phụ Lisbon, hoan nghênh quyết định này và nói rằng việc bác bỏ việc hợp pháp hoá trợ tử này nên được tiến xa hơn với các đầu tư lớn hơn trong việc chăm sóc y tế cuối đời. Trong hai năm qua, dịch vụ y tế quốc gia chỉ mở ra 14 giường cho bệnh nhân cần chăm sóc về cuối đời, và mạng lưới quốc gia chăm sóc cho người già còn quá nghèo nàn.
Theo Đức Thượng Phụ, “dự án vĩ đại trước mắt chúng ta là hoạt động cho phẩm giá con người trong suốt các giai đoạn tồn tại của cuộc sống, nhất là cho những người đang ở trong một tình huống bấp bênh hơn, hoặc cần đến sự đồng hành của chúng ta, như một xã hội và như một nhà nước” .
Đức Hồng Y tân cử António Marto, Giám mục của giáo phận Leiria-Fátimanói “Quốc hội đã thể hiện lẽ phải và quyết định theo niềm tin của đa số dân chúng về một vấn đề ‘quá tinh tế và phức tạp đến mức vượt xa ý thức hệ đảng phái’”.
Các giám mục và nhiều nhân vật trong Giáo Hội đã không ngừng lên tiếng về chủ đề này trong nhiều tuần và vài tháng trước cuộc bỏ phiếu. Các ngài cũng được nhiều người trong xã hội tham gia, bao gồm cả chủ tịch hiện nay của hiệp hội bác sĩ cũng như tất cả những người tiền nhiệm còn sống của ông. Hội đồng Đạo đức Quốc gia cũng đã lên tiếng chống lại việc hợp pháp hoá trợ tử.
13. Các “giám mục” Hoa Lục thông qua kế hoạch 5 năm “Trung Quốc hoá” Giáo Hội Công Giáo
Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc và cái gọi là Hội đồng Giám mục Trung Quốc đã phát động “Kế hoạch ngũ niên Trung Quốc hoá Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa”. Kế hoạch đã được chấp thuận thông qua một cuộc biểu quyết giơ tay trong cuộc họp phối hợp lần thứ tư của hai tổ chức này, được tổ chức vào tuần trước. Cho đến nay, cả hai tổ chức này đều không được Toà Thánh công nhận.
Trong bài phát biểu của mình, Yu Bo, vụ phó tôn giáo vụ nhà nước Trung Quốc, giải thích rằng “Cuộc họp chung lần thứ 4 này là nhằm thực hiện sâu xa hơn tinh thần của Đại hội Đảng Cộng sản Toàn quốc lần thứ 19 diễn ra hồi tháng 10/2017 và tinh thần của Hội nghị toàn quốc về công tác tôn giáo vào tháng 4 năm 2016, trong đó tập trung vào việc hình thành một kế hoạch ngũ niên nhằm Trung Quốc hoá Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa”.
Trung Quốc hoá các tôn giáo và đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa là một chủ đề liên tục kể từ năm 2015, khi Đại đế Tập Cận Bình chủ trì một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc (tức là cơ quan giám sát tất cả các thực thể không trực tiếp mang danh cộng sản của Trung Quốc).
Các mục tiêu cụ thể trong kế hoạch Trung Quốc hoá các tôn giáo bao gồm ba điểm sau, gọi là ba tự cường:
a) Thứ nhất là tăng cường đồng hóa văn hóa Trung Quốc vào các biểu hiện tôn giáo, loại bỏ các “ảnh hưởng từ nước ngoài”.
b) Thứ hai là “sự độc lập khỏi ảnh hưởng của nước ngoài”. Đối với Công Giáo điều này có nghĩa là tiến đến việc tấn phong Giám Mục mà không cần sự chuẩn y của Tòa Thánh.
c) Thứ ba là trung thành và tuân theo các chỉ dẫn của Đảng bởi vì Đảng có chức trách “hướng dẫn” các tôn giáo và phải “giữ vững vai trò lãnh đạo trong tất cả các hoạt động tôn giáo”.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post vào ngày 18 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Gioan Hùng Sơn Xuyên, Tổng Giám mục Đài Bắc, nói rằng trong một cuộc gặp gỡ với ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô cả quyết với ngài rằng Tòa Thánh sẽ không thỏa hiệp đối với các nguyên tắc Công Giáo trong các cuộc đàm phán và rằng quyền bổ nhiệm các giám mục chắc chắn vẫn phải còn trong tay của Đức Giáo Hoàng.
Kế hoạch “Trung Quốc hóa” cũng liên quan đến các hệ phái Tin Lành và đã được thông qua vào tháng Tư năm ngoái. Nhiều tin đồn lan truyền rằng Đảng Cộng sản đang muốn “viết lại Kinh Thánh”.
Theo các học giả Tin Lành, ý tưởng này là tào lao, nhưng các Kitô hữu nên chú ý đến những nỗ lực của Trung Quốc nhằm diễn dịch lại Kinh Thánh, như đã từng xảy ra trong quá khứ khi cán bộ cộng sản, và cả các chức sắc tôn giáo bị cộng sản mua chuộc cố gắng diễn dịch lại thông điệp Tin Mừng qua lăng kính của các tư tưởng cộng sản.
14. Lực lượng an ninh Nam Dương bắt giữ 41 kẻ bị tình nghi khủng bố các nhà thờ
Lực lượng an ninh Jakarta đã bắt giữ 41 kẻ bị nghi ngờ có dính líu với một loạt các vụ đánh bom ở Surabaya, thủ phủ của tỉnh Đông Java. Ngoài 41 người bị bắt, bốn người khác đã bị bắn chết trong các cuộc bố ráp của cảnh sát.
Tướng Tito Karnavian, tư lệnh cảnh sát quốc gia cho biết như trên trong cuộc họp báo chiều ngày 31 tháng 5 với các phương tiện truyền thông của Nam Dương. Ông cho biết 4 người bị bắn chết đã nổ súng chống lại cảnh sát nên mới bị giết.
Vị tư lệnh cảnh sát quốc gia Nam Dương nói: “Sau vụ đánh bom tự sát ở Surabaya và Sidoarjo vào ngày 13 và 14 tháng 5, chúng tôi đã nhanh chóng xác định các thủ phạm và đường dây của chúng. Một kẻ bị tình nghi khủng bố tại Probolinggo (Đông Java) đã ra đầu hàng cảnh sát địa phương vì ông ta không thể sống mãi trong âu lo khi phải luôn chạy trốn cả cảnh sát lẫn đồng bọn của y”.
Tướng Tito Karnavian cho biết chính các số điện thoại cuối cùng của các thủ phạm trong các vụ tấn công được thực hiện tại Surabaya đã giúp các cơ quan an ninh lần ra một nhóm khủng bố địa phương có liên kết chặt chẽ với bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Các cuộc tấn công vào ba nhà thờ Kitô Giáo và vào trụ sở cảnh sát địa phương đã giết chết 14 thường dân và 13 kẻ khủng bố cũng bị thiệt mạng. Hơn 40 người khác bị thương.
Hôm 25 tháng 5, quốc hội Jakarta đã thông qua một đạo luật mới cho phép cảnh sát có thêm nhiều quyền để thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống lại những kẻ bị tình nghi khủng bố. Dự luật đã bị chặn lại trong gần hai năm qua, nhưng làn sóng các vụ đánh bom tự sát chết người đã gây áp lực lên các nhà lập pháp phải phê chuẩn nó.
Trong bài “What Happens in Germany” - “Điều gì đang xảy ra ở Đức”, đăng trên First Things ngày 23 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cảnh cáo rằng
“95 luận điểm của Luther được tung ra tại Đức vào tháng Giêng năm 1518. Ông ta đã viết ‘Những hướng dẫn về việc Xưng Tội’ và ‘Bài giảng về việc chuẩn bị tâm hồn để rước lễ’ vào mùa Xuân năm đó. Đặc biệt, cuốn Bài giảng chứa đựng những hạt giống đầu tiên của cuộc tấn công toàn diện của Luther vào thần học bí tích của Công Giáo. Đó là một điều mà Đức Hồng Y Thomas Cajetan đã cảm nhận được khi ngài triệu tập Luther và ép ông này rút lại những quan điểm sai lầm tại Augsburg vào tháng 10 năm 1518.
Luther từ chối. Phần còn lại của câu chuyện này ai cũng biết.” Đó là cuộc đại ly giáo hình thành ra giáo hội Tin Lành.
“Chính xác 500 năm sau Bài giảng của Luther, bí tích Thánh Thể lại là vấn đề tranh luận ở Đức một lần nữa. Nhưng lần này những người gây ra các vụ tranh cãi lại chính là các giám mục,” chứ không phải là các thần học gia kiêu ngạo và ương ngạnh.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cảnh cáo rằng khi chính những người được Giáo Hội ủy thác cho trách nhiệm bảo vệ đức tin tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội lại liên tục đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác, gieo rắc những hoang mang nghi ngờ trong lòng người giáo dân, nguy cơ lạc giáo, và tối hậu là ly giáo trầm trọng hơn bao giờ từ sau cuộc đại ly giáo của Tin Lành.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cũng có những lo lắng như thế. Trong bài giảng thánh lễ Corpus Christi – tức là lễ Mình Máu Thánh Chúa, hôm 31 tháng 5, trước một cộng đoàn đông đảo, ngài đã dùng dịp này để trình bày ý kiến của ngài và 7 vị Giám Mục khác chống lại đề nghị của Đức Hồng Y Reinhard Marx và một số đông các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành được rước lễ. Ngài nói:
“Đã có rất nhiều những tranh luận sôi nổi về bí tích Thánh Thể trong những tuần gần đây. Một số người nói ‘Chuyện này là gì? Thật là vô nghĩa!’. Những người khác thậm chí còn nói ‘Lại là một vở hát chèo tào lao hai vợ chồng Punch và Judy cãi cọ với nhau!’. Còn tôi, tôi nói với anh chị em - đây là một vấn đề sinh tử ... Đây là một vấn đề hệ trọng! Và đó là lý do tại sao chúng ta nên chiến đấu và tìm ra đường ngay nẻo chính. Không phải sao cũng được, nhưng phải theo đường lối của Chúa.”
Đức Hồng Y đã đề cao tầm quan trọng của Thánh Thể trong việc phản ảnh và đề cao tín lý tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Những người muốn nhận Thánh Thể phải “xem xét thật kỹ xem mình có thể nói ‘vâng và amen’ đối với các tín lý của Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn như việc cầu nguyện cho kẻ chết, tín điều các thánh Thông Công và ‘cấu trúc thánh thiện của Giáo Hội’ vì bất cứ ai đón nhận bí tích Thánh Thể thì đều tháp nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, trở thành một chi thể trong nhiệm thể Ngài và là một thành viên trong Giáo Hội cụ thể được đại diện bởi Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục”
Bài phát biểu của Đức Hồng Y Woelki cũng vang vọng những lời chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với Giáo Hội tại Đức. Đó là khuynh hướng cúi đầu tùng phục những đòi hỏi của chủ nghĩa thế tục khi phải đối mặt với những thay đổi trong quan điểm của xã hội.
Đức Hồng Y Woelki nói:
“Một lần nữa, chúng ta ở Đức này không sống trên ‘một hòn đảo của các Chân Phước’, chúng ta không phải là một Giáo hội quốc gia. Chúng ta là một phần của Giáo hội Hoàn vũ vĩ đại và tất cả các giáo phận Đức là thành viên của một Giáo Hội phổ quát trên toàn thế giới, hiệp nhất dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.”
Đức Hồng Y Woelki đã cố gắng thuyết phục một giai điệu hòa giải, nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn cần phải “ở bên nhau và với nhau”. Những nhận xét của ngài đã được cộng đoàn chào đón nồng nhiệt.
2. Đức Hồng Y tân cử Pedro Barreto Jimeno của Peru đã từng bị dọa giết
Đức Hồng Y tân cử Pedro Barreto Jimeno là người từng phải đối mặt với những lời dọa giết khi ngài lên tiếng chống lại sự ô nhiễm từ một nhà máy đe doạ sức khỏe của những người sống ở dãy núi Andes.
Mauricio Lopez, thư ký điều hành của REPAM lên tiếng chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Barreto. Ông nói: “Ngài sẽ là một Hồng Y đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ sinh thái. Ngài không sợ mạo hiểm mạng sống của mình vào những thời điểm cần phải tố cáo và phản đối một cách mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến việc khai thác mỏ, gây ra những ảnh hưởng tai hại cho môi trường và con người.”
Sinh năm 1944 tại Lima, ngài vào Dòng Tên năm 1961, sau đó học ở Tây Ban Nha và ở Lima và Cusco, Peru.
Được thụ phong linh mục vào năm 1971, ngài đã từng là bề trên các cộng đồng Dòng Tên tại các thành phố ven biển phía nam của Tacna và Moquegua và ở Ayacucho, ở vùng cao nguyên phía nam. Năm 2002, ngài trở thành Giám Quản và sau đó là Giám Mục miền phủ doãn Tông Tòa Jaen, ở vùng Amazonia phía bắc Peru, một khu vực có đông dân bản địa.
Hai năm rưỡi sau đó, ngài trở thành Tổng Giám Mục Huancayo, một thành phố thương mại ở thung lũng Mantaro trong dãy núi Andes miền trung Peru, một khu vực được gọi là vựa lúa mì của Peru.
Ngài đã trở thành tiếng nói can đảm chống lại một nhà máy lọc và tinh chế dầu ở thị trấn La Oroya gần đó, nơi ô nhiễm đã lột sạch những sườn đồi và khiến trẻ em trong vùng có mức chì cao nguy hiểm trong máu.
Dù mức độ ô nhiễm nặng nề như thế vẫn có nhiều người ủng hộ nhà máy dầu này vì họ lo sợ việc dời nhà máy đi chỗ khác sẽ khiến họ mất công ăn việc làm.
Trong một cuộc biểu tình ủng hộ nhà máy, những người biểu tình đã mang theo quan tài với tên của ngài trên đó..
3. Đức Hồng Y tân cử của Bolivia bị vu cáo có vợ và con cái
Đức Hồng Y tân cử Toribio Ticona của Bolivia, đã bác bỏ tin đồn rằng ngài có vợ và con cái.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba 29 tháng 5, vị Giám Mục 81 tuổi đang nghỉ hưu đã tố cáo những đồn thổi này là những lời vu cáo và đe dọa kiện những người tung tin đồn nhảm ra trước tòa.
“Trước những lời vu cáo đang lan truyền trong giới truyền thông về cuộc sống riêng tư của tôi, tôi thấy có nghĩa vụ phải tuyên bố và nhấn mạnh rằng những lời đồn đãi này là không đúng với sự thật”, ngài nói.
“Nếu những lời vu cáo này vẫn tồn tại, tôi không thấy có vấn đề gì khi nộp đơn kiện tội phỉ báng chống lại những người ủng hộ hoặc tuyên truyền những điều này.”
Đức Cha Ticona cho biết những tin đồn đã không chỉ lan truyền như một cuộc tấn công chống lại chính ngài mà còn chống lại cả Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị Giáo Hoàng đã công bố việc tấn phong Hồng Y cho ngài hôm Chúa Nhật 20 tháng 5.
“Về phương diện cá nhân, tôi thấy vui vì những lời buộc tội này được đưa ra vào lúc này, để dứt khoát đóng vụ này lại”, Đức Giám Mục nói thêm. Ngài cho biết những tin đồn như thế xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011, nhưng sau đó ai cũng biết đó “đơn giản chỉ là những lời vu cáo”.
Đức tân Hồng Y đã ra thông cáo bác bỏ các tin đồn này sau khi trang web Adelante La Fe tuyên bố rằng một “thực tế ai cũng biết” là Đức Cha Ticona đã “sống với một người phụ nữ trong tòa Giám Mục tại Oruro” trong khi còn là Giám Mục Corocoro.
Trang web này còn đi xa hơn nữa khi bịa chuyện như thật rằng “Người đàn bà và các con của bà ấy tự hào được gọi là vợ và con của giám mục, như chính Giám mục Toribio Ticona cũng biết chuyện đó”.
Tuy nhiên, tờ báo Ý Il Messaggero nói Tòa Thánh đã điều tra những tin đồn này và thấy rằng “không có gì đúng sự thật”. Đức Cha Ticona là người đi đứng chững chạc không có “bà” nào hết.
Ở tuổi 81, Đức Giám Mục Ticona sẽ là một trong ba tân Hồng Y quá tuổi tham gia vào một mật nghị để bầu giáo hoàng kế tiếp. Các vị được phong Hồng Y quá tuổi 80 thường là những bậc có nhiều công trạng hiển hách với Giáo Hội.
Đức Cha Ticona sinh ngày 25 tháng Tư, 1937 tại Atocha, Bolivia. Thời niên thiếu của ngài trôi qua trong cơ cực và lầm than. Cha bỏ đi từ sớm nên ngài sống với mẹ và không biết cha mình là ai. Ngài làm đủ các nghề của trẻ đường phố như đánh giầy, bán báo, phụ hồ. Ngài được các thừa sai người Bỉ dạy dỗ và trở thành người Công Giáo. Sau một thời gian làm phu mỏ để phụ giúp mẹ nuôi em, ngài theo học Triết và Thần học tại Sucre, Bolivia và được thụ phong linh mục ngày 29 tháng Giêng năm 1967. Ngài học thêm tại Trung Tâm Mục Vụ của CELAM (Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu) và tại Trung Tâm Lumen Viate tại Brussels.
Trong thời gian làm mục vụ tại Chacarilla, một thị trấn mỏ với dân số 2,000 người, ngài được dân chúng bầu làm thị trưởng miền này trong vòng 14 năm.
Ngày 5 tháng Tư, 1986 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Potosi. Sáu năm sau đó, vào ngày 4 tháng Sáu 1992, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Miền Phủ Doãn Tông Tòa Corocoro.
Khi đến tuổi 75 theo luật định, ngài nộp đơn từ chức và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nhận đơn từ chức của ngài vào ngày 29 tháng Sáu 2012.
Hôm 20 tháng 5, trong lúc đang viếng mộ thân mẫu tại Quillacollo, ngài được báo cho biết là Đức Thánh Cha đã quyết định tấn phong Hồng Y cho ngài.
Quyết định tấn phong Hồng Y cho ngài thể hiện sự đánh giá cao của Đức Thánh Cha Phanxicô với công lao xây dựng Miền Phủ Doãn Tông Tòa Corocoro của ngài. Theo niên giám Tòa Thánh, trong tổng số 235,500 ngàn dân trong vùng 210,300 người là tín hữu Công Giáo (89.3%).
4. Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về trường hợp lạm dụng tại Chí Lợi
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư do đích thân ngài viết cho Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Chí Lợi, gửi đến tất cả dân Chúa, như ngài đã hứa với các Giám mục nước này. Lời loan báo này đã được đưa ra bởi ông Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, trong một tuyên bố hôm thứ Năm 31 tháng Năm, 2018.
Tuyên bố của Vatican cũng lưu ý rằng Đức Thánh Cha đã tiếp một nhóm nạn nhân lạm dụng thư ký thứ hai đến từ Chí Lợi tại nhà nghỉ Santa Marta từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Sáu. Một chi tiết khác là Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna và Đức Ông Jordi Bertomeu sẽ trở lại Chí Lợi như một phần trong nhiệm vụ vẫn còn đang tiếp diễn của các ngài để gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng bởi linh mục Fernando Karadima người Chí Lợi, và những người theo ông; cũng như để tiến hành các cuộc điều tra sâu rộng hơn.
Cuối tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ có một loạt các cuộc gặp gỡ riêng với các nạn nhân lạm dụng đến từ Chí Lợi cùng với hai linh mục tháp tùng họ, là những người đã hỗ trợ tinh thần cho các nạn nhân.
5. Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gởi cho người Công Giáo Chí Lợi
Trong một lá thư do đích thân ngài viết cho Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Chí Lợi, gửi đến tất cả dân Chúa, như ngài đã hứa với các Giám mục nước này, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự xấu hổ vì sự thất bại của Giáo hội trong việc lắng nghe và bảo vệ những nạn nhân bị lạm dụng tình dục dưới bàn tay của các giáo sĩ.
Trong bức thư đã được Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi công bố vào ngày 31 tháng 5, dài 8 trang A4, viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha nói rằng thời gian “sửa đổi và thanh lọc” trong Giáo Hội đã có thể thực hiện được là nhờ những nỗ lực của các nạn nhân, là “những người dù tuyệt vọng hay bị bôi lọ như những kẻ không đáng tin tưởng, đã không mệt mỏi tìm kiếm sự thật.”
Họ là “nạn nhân mà tiếng kêu thấu tới trời cao. Tôi muốn một lần nữa công khai cảm ơn tất cả họ vì sự can đảm và kiên trì”.
Sau tuyên bố của Tòa Thánh về lá thư này, và về việc Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna và Đức Ông Jordi Bertomeu sẽ trở lại Chí Lợi như một phần trong nhiệm vụ vẫn còn đang tiếp diễn của các ngài để gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng bởi linh mục Fernando Karadima, Đức Cha Juan Ignacio Gonzalez Errazuriz của San Bernardo, chủ tịch ủy ban phòng chống lạm dụng của Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi, và Đức Cha Fernando Ramos Perez là Giám Mục Phụ Tá của Santiago, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Santiago để công bố lá thư dài tám trang này.
Trong lá thư, Đức Thánh Cha nói đây là “thời gian lắng nghe và phân định” để Giáo Hội có thể tìm ra gốc rễ của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Chí Lợi và tìm các giải pháp cụ thể giải quyết tận căn chứ không phải “chỉ đơn thuần là các chiến lược ngăn chặn”.
Ngài cũng thừa nhận những thiếu sót của Giáo hội khi không lắng nghe những nạn nhân bị ngược đãi.
“Ở đây, tôi tin là một sai lầm chủ yếu và là một thiếu sót của chúng ta: đó là không biết cách lắng nghe các nạn nhân. Vì vậy, một số kết luận phiến diện đã được hình thành trong đó thiếu những yếu tố quan trọng cho một sự phân định lành mạnh và rõ ràng. Tôi phải nói với sự xấu hổ rằng chúng ta không biết cách lắng nghe và phản ứng kịp thời,” Đức Giáo Hoàng viết.
Đức Thánh Cha đã gửi Đức Tổng Giám Mục Scicluna và Đức Ông Bertomeu đến Chí Lợi để lắng nghe những người cáo buộc Đức Cha Juan Barros của Osorno đã từng chứng kiến sự lạm dụng của cha Fernando Karadima, là thầy mình, mà không báo cáo.
Đức Thánh Cha nói rằng chuyến viếng thăm của các vị đã được thực hiện sau khi “xác minh sự tồn tại của các tình huống mà chúng ta không biết cách nhìn và lắng nghe.”
“Là một Giáo Hội, chúng ta không thể tiếp tục tiến bước trong khi phớt lờ nỗi đau của các anh chị em của chúng ta,” ngài nhấn mạnh.
Đức Thánh Cha viết tiếp rằng Giáo Hội phải nói “không bao giờ lại xảy ra một lần nữa” với một nền văn hóa không chỉ cho phép các hành vi lạm dụng tình dục xảy ra mà còn xem “thái độ phê phán và chất vấn mình như một sự phản bội.”
“Văn hóa lạm dụng và che đậy không tương thích với logic của Tin Mừng theo đó ơn cứu rỗi do Chúa Kitô ban cho chúng ta luôn luôn là một ân sủng, một món quà mang lại tự do cho những ai tự do đón nhận”.
Liên quan đến lòng đạo đức bình dân được thể hiện nơi nhiều cộng đồng ở Chí Lợi, mà Đức Thánh Cha gọi là “kho báu vô giá và trường học đích thực của trái tim dân Chúa,” ngài nói rằng theo kinh nghiệm của mình, các biểu hiện của lòng sùng mộ bình dân là “một trong vài lãnh vực mà dân Chúa” không bị khống chế bởi ảnh hưởng của một chủ nghĩa giáo sĩ trị cố gắng kiểm soát và hạn chế người giáo dân.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha viết rằng:
“Như Đức Kitô, Đấng đã không che giấu vết thương sau khi sống lại mà còn chỉ cho các môn đệ mình thấy những vết thương này, Giáo Hội cũng phải sẵn sàng cho thấy các vết thương của mình để có thể hiểu và xúc động trước những vết thương của thế giới hôm nay”.
“Một Giáo Hội với những thương tích không tự đặt mình ở vị trí trung tâm, Giáo Hội ấy không nghĩ mình hoàn hảo, không che đậy và giấu đi cái ác của mình, nhưng thay vào đó đặt những vết thương ấy trước mắt Đấng duy nhất có thể chữa lành các vết thương và Đấng ấy có tên là Chúa Giêsu Kitô”
6. Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin khẳng định Giáo Hội không thể phong chức linh mục cho phụ nữ. Đó là chung cuộc, miễn bàn cãi.
Chỉ có người nam mới có thể được lãnh nhận chức tư tế là một sự thật, và là một phần của đức tin Công Giáo và điều này sẽ không bao giờ có thể thay đổi được, Đức Hồng Y tân cử Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã khẳng định như trên.
“Ngày càng có những mối lo nghiêm trọng khi chứng kiến ở một số nước vẫn có những tiếng nói nghi ngờ bản chất chung cuộc của giáo huấn này”, Đức Hồng Y viết như trên hôm 29 tháng 5 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
Thánh Gioan Phaolô II, khi xác nhận giáo huấn và thực hành liên tục của Giáo Hội, đã chính thức tuyên bố vào năm 1994 rằng “Giáo Hội không có thẩm quyền để phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này được tất cả tín hữu của Giáo Hội tuân giữ một cách chung cuộc.”
Đức Hồng Y Ladaria cho biết một số người tiếp tục đặt vấn đề về tính bất khả ngộ trong lời tuyên bố của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được nêu trong tài liệu “Ordatio Sacerdotalis” vì “văn kiện này không được xác định là ‘ex cathedra “ nghĩa là chưa chính thức, và long trọng tuyên bố là không thể sai lầm được. Lập luận này nói rằng “một quyết định sau đó của một giáo hoàng hoặc một công đồng trong tương lai có thể phủ nhận văn kiện đó.”
Nhưng, Đức Hồng Y tân cử cảnh cáo rằng: “gieo những nghi ngờ này là tạo ra sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa các tín hữu không chỉ về bí tích truyền chức thánh như một phần của hiến chế thánh thiện của Giáo Hội, nhưng còn làm cho người ta hoang mang về cách thức mà các thẩm quyền huấn giáo có thể dạy các giáo huấn Công Giáo một cách không thể sai lầm được.”
Đức Tân Hồng Y giải thích như sau:
Giáo huấn của Giáo Hội không thể sai lầm khi được tuyên bố long trọng bởi một công đồng hay bởi một giáo hoàng khi tuyên bố “ex cathedra”. Đó là trường hợp của các học thuyết mới. Một giáo huấn cũng được công nhận là không thể sai lầm khi đã từng được “thẩm quyền giáo huấn địa phương và hoàn vũ của các giám mục loan truyền khắp thế giới, trong sự hiệp thông giữa các ngài với nhau và với Đức Giáo Hoàng, các giáo huấn Công Giáo được công bố như thế được tuân giữ một cách chung cuộc.”
Đó là những gì Thánh Giáo Hoàng đã làm, Đức Hồng Y Ladaria viết. “Ngài không tuyên bố giáo điều mới, nhưng với thẩm quyền ban cho ngài trong tư cách là người kế nhiệm của Thánh Phêrô, ngài chính thức xác nhận và xác quyết rõ ràng - để đánh tan bất kỳ nghi ngờ nào – về điều mà thẩm quyền giáo huấn địa phương và hoàn vũ của các giám mục đã coi là thuộc về kho tàng đức tin trong suốt lịch sử của Giáo Hội.”
“Chúa Kitô đã có ý ban bí tích này cho 12 Tông Đồ - tất cả đều là nam giới – là những vị đến lượt mình truyền lại cho những người nam khác. Giáo hội luôn thấy mình phải ràng buộc với quyết định này của Chúa, trong đó loại trừ khả năng chức tư tế có thể được ban một cách hợp lệ cho phụ nữ.”
Đức Hồng Y Ladaria nhấn mạnh rằng để đáp lại những câu hỏi liên quan đến chủ đề này Bộ Giáo Lý Đức Tin “đã liên tục lặp lại rằng đây là một sự thật thuộc về kho tàng đức tin.”
Ứng viên cho chức tư tế phải là một người nam. Điều này thuộc về “bản chất của bí tích này” và không thể thay đổi vì bí tích truyền chức thánh được thiết định bởi chính Chúa Kitô.
Sự kiện phụ nữ không thể được thụ phong linh mục, không ngụ ý “tùng phục, nhưng nên hiểu là một sự phong phú hóa lẫn nhau.”
Vai trò cao quý của Đức Maria trong Giáo Hội, mặc dù Mẹ không phải là một trong 12 tông đồ, cho thấy tầm quan trọng của cả nữ tính lẫn nam tính trong Giáo Hội. Một thách thức đối với văn hóa hiện đại là phải “cố gắng hiểu được ý nghĩa và sự tốt lành trong sự khác biệt giữa nam và nữ.”
Đức Hồng Y Ladaria ghi nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã tái khẳng định giáo huấn theo đó chức tư tế chỉ dành cho người nam.
Trong tông huấn “Niềm vui của Phúc Âm” được công bố vào năm 2013, Đức Thánh Cha viết: “Việc dành riêng chức tư tế cho nam giới, như một dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến trong bí tích Thánh Thể, không phải là một vấn đề mở ngỏ cho các cuộc thảo luận.”
Và, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên trong chuyến đi Thụy Điển vào năm 2016, Đức Thánh Cha đã nói: “Về khả thể phong chức cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, lời cuối cùng, rõ ràng đã được đưa ra bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và điều này vẫn còn hiệu lực.”
7. Truyền thống rước Thánh Thể tại Rôma trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa bị bãi bỏ trong năm nay
Ngày 18 tháng 5 năm ngoái 2017, khi Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc rước truyền thống Corpus Christi – Mình Máu Thánh Chúa tại Rôma được dời từ Thứ Năm 15 tháng Sáu sang Chúa Nhật 18 tháng Sáu; các tín hữu tại Rôma đã bày tỏ nỗi buồn của họ trước quyết định này. Các vị nào buồn như thế năm nay có thể còn buồn nhiều hơn nữa trước quyết định hủy bỏ hoàn toàn truyền thống này.
Vatican News cho biết lần đầu tiên kể từ năm 1982, Đức Giáo Hoàng sẽ không chủ sự cuộc rước Thánh Thể long trọng tại Rôma trong ngày lễ Corpus Christi (Mình Máu Thánh Chúa).
Thay vào đó, vào ngày Chúa Nhật 3 tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ đến thành phố duyên hải Ostia, cách Rôma khoảng 25 km, nơi ngài sẽ chủ sự thánh lễ và cuộc rước sau đó.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 28 tháng 4, Phủ Giáo Hoàng đã ra thông báo cho biết về quyết định hủy bỏ cuộc rước truyền thống tại Rôma và cho biết thêm sau khi cử hành Thánh Lễ vào tối ngày 3 tháng Sáu tại quảng trường trước nhà thờ giáo xứ Thánh Monica, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cuộc rước tại đó.
Năm 1982, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tái lập truyền thống rước Thánh Thể long trọng trên các đường phố của Rôma sau một thời gian bị gián đoạn khoảng 100 năm.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại Áo, Brazil, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Colombia, Croatia, Cộng hòa Dominican, Haiti, Đông Timor, Liechtenstein, Monaco, Panama, Peru, Ba Lan, San Marino, Thụy Sĩ, Grenada, Saint Lucia, Trinidad và Tobago và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Theo truyền thống, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể.
Ngoài ra, trong ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, nhiều giáo xứ trên thế giới cho các em nhỏ được lễ Rước Lễ lần đầu.
Ở nhiều nước trên thế giới, lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác vì hoàn cảnh cụ thể, lễ Mình Máu Thánh Chúa có thể được cử hành vào ngày Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Trong ngày lễ Corpus Christi, theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng dẫn đầu một cuộc rước trọng thể qua các đường phố Rôma, từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateranô đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Mình Thánh Chúa được đặt trong một Mặt Nhật và được rước qua các đường phố.
Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.
8. Đức Thánh Cha cử thanh tra tông toà đến Medjugorje
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm một vị thanh tra tông tòa tại Medjugorje, đó là vị tổng giám mục Ba Lan mà ban đầu đã được Đức Thánh Cha đã gửi đến thị trấn này với tư cách là đặc sứ của ngài để nghiên cứu các nhu cầu mục vụ của các tín hữu địa phương và hàng ngàn người hành hương đổ về nơi được cho là đã có những cuộc hiện ra của Đức Maria.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, vị tổng giám mục đã nghỉ hưu của Warsaw-Praga, Ba Lan, là thanh tra tông tòa đến Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, trong một nhiệm kỳ vô hạn định. Tòa Thánh đã cho biết như trên hôm 31 tháng Năm.
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Sứ mạng của vị thanh tra tông tòa là nhằm mục đích đảm bảo một sự tháp tùng ổn định và liên tục cho cộng đồng giáo xứ Medjugorje và cho các tín hữu hành hương tại đó, là những người có những nhu cầu cần được chú ý đặc biệt”.
Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo rằng Đức Tổng Giám Mục Hoser “sẽ thường trú tại Medjugorje” và nhiệm vụ của ngài không liên quan đến việc điều tra tính xác thực của các cuộc hiện ra đã được báo cáo.
Sứ mệnh của Đức Tổng Giám Mục Hoser “thuần túy là mục vụ và không liên quan đến tín lý”, ông Burke nói.
Tháng 2 năm 2017, vị Tổng Giám Mục Ba Lan đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm đặc sứ của ngài để nghiên cứu tình hình mục vụ ở Medjugorje.
Tại một cuộc họp báo sau chuyến viếng thăm đầu tiên của mình, Đức Tổng Giám Mục Hoser nói rằng mặc dù ngài không có thẩm quyền hoặc chuyên môn để thảo luận về tính xác thực của các tuyên bố cho là Đức Mẹ đã hiện ra tại Medjugorje, ngài nhận thấy rõ ràng là “có bầu khí thiêng liêng đặc biệt” ở Medjugorje.
“Phép lạ lớn nhất của Medjugorje là việc xưng tội” của hàng trăm người mỗi ngày, Đức Tổng Giám Mục Hoser nói với các phóng viên vào tháng Tư năm 2017.
Năm 1981, sáu người trẻ tuyên bố rằng Đức Maria đã hiện ra với họ. Một số trong số sáu người nói rằng Đức Maria vẫn hiện ra với họ và đưa ra các sứ điệp mỗi ngày, trong khi những người khác nói rằng họ chỉ nhìn thấy Đức Mẹ mỗi năm một lần.
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng những người hành hương đến Medjugorje xứng đáng được chăm sóc và hỗ trợ về tinh thần, nhưng ngài cũng bày tỏ nghi ngờ về những tuyên bố cho rằng Đức Maria vẫn hiện ra với các thị nhân và đưa ra các sứ điệp mỗi ngày.
9. Bức hình một linh mục Congo nhiễm Ebola quỳ gối xin Giám Mục đứng từ xa ban phép lành gây chấn động trên Twitter
Bức hình của nhiếp ảnh gia Will Swanson trong đó ghi lại cảnh cha Lucien Ambunga, người Congo, quỳ gối trong hàng rào kiểm dịch Ebola xin vị Giám Mục của mình cầu nguyện và ban phép lành đã được lan truyền nhanh chóng trên Twitter.
Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết trận dịch mới nhất đã giết chết ít nhất là 25 người trong vài ngày đầu tiên. Những đợt bùng phát trước đó chỉ xảy ra ở những vùng xa xôi của đất nước nhưng lần này nó xảy ra ngay tại Mbandaka, một thành phố với hơn một triệu người ở phía tây Congo, khiến các quan chức chính phủ lo ngại con số thương vong sẽ lên rất cao.
Cha Lucien Ambunga, một linh mục sống chết với giáo dân mình đã liều mình làm các bí tích sau cùng cho những người đang hấp hối. Hậu quả là hồi đầu tuần này, ngài bị nhiễm vi khuẩn Ebola và cơ quan y tế đã ra lệnh cách ly ngài.
Đức Cha Fridolin Ambongo, Giám Mục bản quyền giáo phận Mbandaka-Bikoro đã đến thăm ngài nhưng phải đứng từ xa bên ngoài hàng rào cách ly. Ngài giơ tay cầu nguyện và ban phép lành cho cha Ambunga trong khi vị linh mục quỳ sau hàng rào cách ly.
Nhiếp ảnh gia Will Swanson đã ghi lại cảnh này và tung lên Twitter kèm theo lời kêu gọi cầu nguyện cho vị linh mục trẻ.
Có lẽ nhờ lời cầu nguyện của Đức Cha Fridolin Ambongo và các “web hữu” xa gần, theo tin của Catholic Herald, cha Lucien Ambunga đã được khỏi bệnh và sau các xét nghiệm cần thiết, ngài đã được cho về giáo xứ.
Cafod, cơ quan viện trợ nước ngoài của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales, đã ban hành một tuyên bố từ ông Abbé Louis Iyeli, giám đốc Caritas Mbandaka. Ông nói: “Chúng tôi có một đội ngũ hoạt động tại Mbandaka và bốn đội khác đang có mặt tại Bikoro, Ntondo, Itipo-Iboko và Ingende. Hai đội khác đang theo dõi các khu vực lân cận bao gồm Irebu và Lukolela. Chúng tôi sẽ tập trung nỗ lực vào công tác phòng chống Ebola, bảo vệ nguồn nước, vệ sinh và môi trường, vận động trong cộng đồng và qua các phương tiện truyền thông. Do đó, chúng tôi cần dựa vào sự hỗ trợ và tham gia của các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo viên và nhân viên điều dưỡng làm việc trong các khu vực bị ảnh hưởng.”
10. Đại Học của Dòng Tên tại thủ đô Managua của Nicaragua bị côn đồ của chính quyền tấn công
Kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống chính phủ Nicaragua bắt đầu vào tháng Tư vừa qua, Đại học Dòng Tên của Trung Mỹ tại thủ đô Managua đã là một trung tâm hoạt động sinh viên.
Sáng sớm ngày Chúa Nhật 27 tháng 5 vào lúc 12:45 sáng, một nhóm người đeo mặt nạ đi trên một chiếc xe tải đã tấn công vào nhà trường. Những kẻ tấn công đã bắn tới tấp vào hai sinh viên đang canh gác trước cửa trường.
Hai sinh viên chạy thoát và không bị thương, có thể là vì bọn người tấn công chỉ có ý dọa nạt chứ không cố ý gây chết người hay làm bị thương.
Cha Jose Alberto Idiaquez, linh mục Dòng Tên, Hiệu trưởng nhà trường, lên án cuộc tấn công vào trường đại học của mình là “hèn nhát” và quả quyết rằng trò này do chính phủ tài trợ.
Ngài nói, bất kể các trò dọa nạt, nhà trường “trung thành với các nguyên tắc Kitô giáo của mình, sẽ tiếp tục đòi hỏi những gì nhân dân chúng ta đang đòi hỏi: đó là công lý cho hàng chục người bị giết chết và một nền dân chủ bảo đảm sự thăng tiến cho toàn bộ người dân của đất nước chúng ta và sự phát triển của đất nước.”
Làn sóng bất bình trong dân chúng Nicaragua đã bắt đầu vào giữa tháng Tư sau khi chính phủ tuyên bố cắt giảm hệ thống an sinh xã hội. Mặc dù những thay đổi vừa được đề xuất này đã nhanh chóng bị hủy bỏ, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục, một phần do người dân bất mãn trước những cuộc đàn áp tàn bạo của chính phủ. Ít nhất 76 người đã thiệt mạng tại Nicaragua kể từ khi tình trạng bất ổn bắt đầu. Hơn 900 người đã bị thương.
Trong số những người chết có em Álvaro Manuel Conrado Davila, 15 tuổi, là một học sinh trường trung học dòng Tên, đã qua đời vào ngày 20 tháng Tư sau khi bị cảnh sát bắn vào cổ họng bằng đạn cao su ở cự ly gần.
11. Côn đồ của chính quyền Venezuela chiếm một giáo xứ
Một nhóm người đã chiếm đoạt các cơ sở của một giáo xứ ở bang Mérida, Venezuela vào chiều thứ Hai 28 tháng 5. Đám này nói chúng hành động thay mặt cho chính quyền nhân dân tại địa phương.
“Những kẻ này đã chiếm giáo xứ Đức Mẹ Núi Camêlô của chúng tôi tại Ejido, về phía tây nam Mérida, cách thủ phủ này chưa tới 10 dặm,” Đức Cha Luis Enrique Rojas Ruiz, Giám Mục Phụ Tá của Mérida, đã cho biết như trên.
Ngài nói thêm nhóm này đã xông vào bẻ khóa, và chiếm sân đá banh và các hội trường giáo xứ.
Cha chánh xứ José Juan Flores ngăn họ không cho vào nhà thờ và hỏi họ là ai mà hành động ngang ngược như thế. Họ trả lời rằng họ đến từ hội đồng thành phố và họ đại diện cho thị trưởng Ejido, là ông Simón Pablo Figueroa.
Những kẻ này tước đoạt tư trang của cha Flores và buộc ngài ra khỏi cánh cửa dẫn vào sân đá banh.
Đức Cha Rojas đòi gặp thị trưởng nhưng ông này nói đang ở Caracas.
Cha Flores nói rằng một chuyện như thế này đã được ngài tiên đoán thế nào cũng xảy ra. Với lập trường Giáo Hội đứng về phía người dân, chống lại tổng thống Nicolas Maduro.
Đáp lại, như cha Flores cho biết, chính quyền đã sai côn đồ đến phá phách nhà thờ của ngài nhiều lần.
Đức Giám Mục Rojas nói thêm: “Họ sỉ nhục đức tin chúng tôi, vẽ bậy những bức tranh xúc phạm trên các tòa nhà giáo xứ. Họ muốn hủy hoại hình ảnh của các linh mục và giáo phận. Họ phá hủy những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ với những chữ viết và những hình vẽ lăng mạ”
12. Công Giáo Bồ Đào Nha thở phào nhẹ nhõm: Quốc Hội bác bỏ tất cả 4 dự luật đòi hợp pháp hoá trợ tử
Quốc Hội Bồ Đào Nha đã bác bỏ việc hợp pháp hoá trợ tử trong một cuộc bỏ phiếu căng thẳng vào tối thứ Ba 29 tháng 5.
Bốn dự luật đã được đề xuất nhằm hợp pháp hoá an tử và trợ tử, do Đảng Con người -Súc vật -Thiên nhiên, Đảng Xanh, Khối Tả phái và Đảng Xã hội đang cầm quyền đưa ra.
Một tuần trước khi cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội diễn ra, các nhà vận động ủng hộ việc hợp pháp hoá trợ tử xem ra thắng thế, nhưng đảng Cộng sản đã gây ngạc nhiên cho nhiều người khi tuyên bố sẽ biểu quyết chống lại các dự luật này.
Bốn dự luật đã bị bác bỏ khi đảng Bình dân, đảng Cộng sản, và đa số các thành viên trong đảng Dân chủ xã hội cùng bỏ phiếu chống. Một số thành viên trong đảng Xã hội đang cầm quyền cũng bỏ phiếu chống, hoặc bỏ phiếu trắng.
Đức Hồng Y Manuel Clemente, Thượng Phụ Lisbon, hoan nghênh quyết định này và nói rằng việc bác bỏ việc hợp pháp hoá trợ tử này nên được tiến xa hơn với các đầu tư lớn hơn trong việc chăm sóc y tế cuối đời. Trong hai năm qua, dịch vụ y tế quốc gia chỉ mở ra 14 giường cho bệnh nhân cần chăm sóc về cuối đời, và mạng lưới quốc gia chăm sóc cho người già còn quá nghèo nàn.
Theo Đức Thượng Phụ, “dự án vĩ đại trước mắt chúng ta là hoạt động cho phẩm giá con người trong suốt các giai đoạn tồn tại của cuộc sống, nhất là cho những người đang ở trong một tình huống bấp bênh hơn, hoặc cần đến sự đồng hành của chúng ta, như một xã hội và như một nhà nước” .
Đức Hồng Y tân cử António Marto, Giám mục của giáo phận Leiria-Fátimanói “Quốc hội đã thể hiện lẽ phải và quyết định theo niềm tin của đa số dân chúng về một vấn đề ‘quá tinh tế và phức tạp đến mức vượt xa ý thức hệ đảng phái’”.
Các giám mục và nhiều nhân vật trong Giáo Hội đã không ngừng lên tiếng về chủ đề này trong nhiều tuần và vài tháng trước cuộc bỏ phiếu. Các ngài cũng được nhiều người trong xã hội tham gia, bao gồm cả chủ tịch hiện nay của hiệp hội bác sĩ cũng như tất cả những người tiền nhiệm còn sống của ông. Hội đồng Đạo đức Quốc gia cũng đã lên tiếng chống lại việc hợp pháp hoá trợ tử.
13. Các “giám mục” Hoa Lục thông qua kế hoạch 5 năm “Trung Quốc hoá” Giáo Hội Công Giáo
Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc và cái gọi là Hội đồng Giám mục Trung Quốc đã phát động “Kế hoạch ngũ niên Trung Quốc hoá Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa”. Kế hoạch đã được chấp thuận thông qua một cuộc biểu quyết giơ tay trong cuộc họp phối hợp lần thứ tư của hai tổ chức này, được tổ chức vào tuần trước. Cho đến nay, cả hai tổ chức này đều không được Toà Thánh công nhận.
Trong bài phát biểu của mình, Yu Bo, vụ phó tôn giáo vụ nhà nước Trung Quốc, giải thích rằng “Cuộc họp chung lần thứ 4 này là nhằm thực hiện sâu xa hơn tinh thần của Đại hội Đảng Cộng sản Toàn quốc lần thứ 19 diễn ra hồi tháng 10/2017 và tinh thần của Hội nghị toàn quốc về công tác tôn giáo vào tháng 4 năm 2016, trong đó tập trung vào việc hình thành một kế hoạch ngũ niên nhằm Trung Quốc hoá Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa”.
Trung Quốc hoá các tôn giáo và đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa là một chủ đề liên tục kể từ năm 2015, khi Đại đế Tập Cận Bình chủ trì một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc (tức là cơ quan giám sát tất cả các thực thể không trực tiếp mang danh cộng sản của Trung Quốc).
Các mục tiêu cụ thể trong kế hoạch Trung Quốc hoá các tôn giáo bao gồm ba điểm sau, gọi là ba tự cường:
a) Thứ nhất là tăng cường đồng hóa văn hóa Trung Quốc vào các biểu hiện tôn giáo, loại bỏ các “ảnh hưởng từ nước ngoài”.
b) Thứ hai là “sự độc lập khỏi ảnh hưởng của nước ngoài”. Đối với Công Giáo điều này có nghĩa là tiến đến việc tấn phong Giám Mục mà không cần sự chuẩn y của Tòa Thánh.
c) Thứ ba là trung thành và tuân theo các chỉ dẫn của Đảng bởi vì Đảng có chức trách “hướng dẫn” các tôn giáo và phải “giữ vững vai trò lãnh đạo trong tất cả các hoạt động tôn giáo”.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post vào ngày 18 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Gioan Hùng Sơn Xuyên, Tổng Giám mục Đài Bắc, nói rằng trong một cuộc gặp gỡ với ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô cả quyết với ngài rằng Tòa Thánh sẽ không thỏa hiệp đối với các nguyên tắc Công Giáo trong các cuộc đàm phán và rằng quyền bổ nhiệm các giám mục chắc chắn vẫn phải còn trong tay của Đức Giáo Hoàng.
Kế hoạch “Trung Quốc hóa” cũng liên quan đến các hệ phái Tin Lành và đã được thông qua vào tháng Tư năm ngoái. Nhiều tin đồn lan truyền rằng Đảng Cộng sản đang muốn “viết lại Kinh Thánh”.
Theo các học giả Tin Lành, ý tưởng này là tào lao, nhưng các Kitô hữu nên chú ý đến những nỗ lực của Trung Quốc nhằm diễn dịch lại Kinh Thánh, như đã từng xảy ra trong quá khứ khi cán bộ cộng sản, và cả các chức sắc tôn giáo bị cộng sản mua chuộc cố gắng diễn dịch lại thông điệp Tin Mừng qua lăng kính của các tư tưởng cộng sản.
14. Lực lượng an ninh Nam Dương bắt giữ 41 kẻ bị tình nghi khủng bố các nhà thờ
Lực lượng an ninh Jakarta đã bắt giữ 41 kẻ bị nghi ngờ có dính líu với một loạt các vụ đánh bom ở Surabaya, thủ phủ của tỉnh Đông Java. Ngoài 41 người bị bắt, bốn người khác đã bị bắn chết trong các cuộc bố ráp của cảnh sát.
Tướng Tito Karnavian, tư lệnh cảnh sát quốc gia cho biết như trên trong cuộc họp báo chiều ngày 31 tháng 5 với các phương tiện truyền thông của Nam Dương. Ông cho biết 4 người bị bắn chết đã nổ súng chống lại cảnh sát nên mới bị giết.
Vị tư lệnh cảnh sát quốc gia Nam Dương nói: “Sau vụ đánh bom tự sát ở Surabaya và Sidoarjo vào ngày 13 và 14 tháng 5, chúng tôi đã nhanh chóng xác định các thủ phạm và đường dây của chúng. Một kẻ bị tình nghi khủng bố tại Probolinggo (Đông Java) đã ra đầu hàng cảnh sát địa phương vì ông ta không thể sống mãi trong âu lo khi phải luôn chạy trốn cả cảnh sát lẫn đồng bọn của y”.
Tướng Tito Karnavian cho biết chính các số điện thoại cuối cùng của các thủ phạm trong các vụ tấn công được thực hiện tại Surabaya đã giúp các cơ quan an ninh lần ra một nhóm khủng bố địa phương có liên kết chặt chẽ với bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Các cuộc tấn công vào ba nhà thờ Kitô Giáo và vào trụ sở cảnh sát địa phương đã giết chết 14 thường dân và 13 kẻ khủng bố cũng bị thiệt mạng. Hơn 40 người khác bị thương.
Hôm 25 tháng 5, quốc hội Jakarta đã thông qua một đạo luật mới cho phép cảnh sát có thêm nhiều quyền để thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống lại những kẻ bị tình nghi khủng bố. Dự luật đã bị chặn lại trong gần hai năm qua, nhưng làn sóng các vụ đánh bom tự sát chết người đã gây áp lực lên các nhà lập pháp phải phê chuẩn nó.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN