Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Giáo Hội Năm Châu 04/06/2018: Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson bị hầu tòa
03/06/2018 12:00:00 SA
1. Những Diễn Biến về vụ Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson bị hầu tòa
Tổng hợp qua báo chí và đài phát thanh ABC thì luật sư biện hộ cho Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson cho hay phán quyết của vị thẩm phán phiên tòa ngày thứ Ba 21/5/2018 vừa qua trong buổi điều trần này mang một bước ngoặt quan trọng về Đức Tổng Giám Mục, dù chưa có khả năng để kết án ngài!
Khi kết thúc phiên tòa tại Newcastle hôm thứ Ba, luật sư của Đức Tổng Giám Mục Wilson, Stephen Odgers SC, đã 'không trả lời', hoặc không bình luận gì về những cáo buộc có thể được chánh án Robert Stone áp dụng cho Đức Tổng Giám Mục, cho dù Đức Tổng Giám Mục Wilson có nhớ hoặc tin có thể có lời cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại một linh mục được nói với ngài vào năm 1976.
Luật sư Odgers cho hay phiên điều trần hai tuần qua đưa ra cáo buộc Tổng Giám mục Wilson là đã che giấu những cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em chống lại linh mục Hunter Jim Fletcher lại được tranh cãi sau bốn tháng bị gián đoạn!
Đức Tổng Giám Mục Wilson đã không thể biện hộ mạnh mẽ cho mình được trong ba phiên tòa, kể cả việc kháng đơn lên Tòa án tối cao NSW, để bãi nại phiên tòa điều trần này. Thẩm phán Stone cho hay hai nhân chứng cung cấp những bằng chứng cho biết Đức Tổng Giám Mục Wilson có thể bị cáo buộc là đã không bá cáo việc lạm dụng tình dục trẻ em cho các cơ quan chức năng.
Ông Stone cho hay bằng chứng hai nạn nhân đã có tiếp xúc với Đức Tổng Giám Mục Wilson trong thời gian ngài ở Wollongong và Adelaide, tuy bằng chứng ấy không có “giá trị đáng kể” cho ông Stone xác tín Đức Tổng Giám Mục đã có liên quan tới vấn đề cáo buộc là ngài đã không trình báo hay tố cáo việc lạm dụng tình dục trẻ em.
Đức Tổng Giám Mục Wilson, 67 tuổi, đã không nhận tội là đã không tố giác việc này trong những phiên tòa từ những thời gian tháng Tư năm 2004 đến tháng Giêng năm 2006, lúc cha Fletcher bị kết tội là đã lạm dụng tính dục và tấn công tình dục Peter Creigh lúc ông này 10 tuổi vào năm 1971.
Ông Creigh đưa ra bằng chứng tại phiên tòa vào tháng 12/2017 khi ông nói với Thẩn phán Stone rằng ông có đến gặp Đức Tổng Giám Mục Wilson, lúc đó còn là một linh mục trẻ tại một căn phòng ở phía sau nhà thờ ở Hunter vào đầu năm 1976 và kể cho ngài nghe về những gì cha Fletcher đã xâm phạm tình dục ông năm năm trước đó.
Tóm lại mấu chốt và toàn bộ câu chuyện là: năm 1976 lúc ấy Đức Tổng Giám Mục còn là một linh mục trẻ, làm phó xứ tại Giáo phận Maitland-Newcastel trong những thập niên 1970 và ngài đã được nạn nhân tâm sự bị linh mục Fletcher tấn công tình dục mà Cha Wilson đã không tố giác! Nhiều người tự nghĩ có công tâm không khi đặt để hoàn cảnh của thập niên 1970 vào cảnh trạng của ngày hôm nay!
Công tố viên Stone sẽ phải chứng minh rằng ông Creigh vào năm 1976 có nói với Đức Tổng Giám Mục Wilson, lúc đó là một linh mục trẻ tại Maitland-Newcastle, về sự kiện ông ta bị lạm dụng tình dục, và Đức Tổng Giám Mục Wilson không nhớ, mà đến mãi vào những năm 2004-2006 ngài mới biết rõ khi cha Fletcher bị luận tội xâm phạm tội tình dục trẻ em, cha đó bị tù và chết trong tù.
Tòa án sẽ tuyên án Đức Tổng Giám Mục có tội hay không và sẽ bị tù giam hay không vào ngày 19/6 tới này. Nếu Đức Tổng Giám Mục bị buộc tội, ngài có thể bị tù tới 2 năm. Nếu Ngài bị tù thì đây là trường hợp một vị cao cấp nhất trong Giáo Hội Công Giáo bị ngồi tù!
Ngay sau phiên tòa xét có nhiều khả thi Đức Tổng Giám Mục đã biết mà không tố giác cha Fletcher lạm dụng tính dục… Đức Tổng Giám Mục đã tự nguyện từ chức vai trò Tổng Giám Mục của TGP Adelaide Nam Úc ngay lập tức vào ngày 22/5/2018.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu ngày 23/5/2018 đã phát biểu: Tiếp theo phán quyết của tòa án tiểu bang New South Wales ngày 22/5/2018 thì Đức Tổng Giám Mục Wilson đã từ chức và chúng tôi, các Giám mục anh em của ngài tin rằng quyết định của Đức Tổng Giám Mục Wilson là chính đáng trong giai đoạn đầy khó khăn này.
Những tâm tình cầu nguyện của chúng tôi hướng về những ai đang chịu áp lực và buồn đau trước sự kiện này, kể cả những nạn nhân là những người đã tường thuật lại những câu chuyện đen tối của đời họ cũng như anh chị em tín hữu trong Tổng giáo phận Adelaide và với chính cá nhân Đức Tổng Giám Mục Wilson nữa.
Trong lúc đó thì ngày 25/5/2018 tổng giáo phận Adelaide đã công bố kể từ ngày hôm nay trọng trách và mọi công việc của Tổng giáo phận được trao cho cha Tổng Đại Diện Philip Marshall và linh mục phụ tá cho cha Tổng Đại Diện là linh mục Anthoni Adimai SdM.
Cha Tổng đại diện Philip Marshall sẽ đảm trách trách nhiệm chính về các nghi thức phụng vụ cũng như mọi quyết định điều hành cai quản giáo phận và giải quyết các vấn đề của các linh mục cũng như phôi kết chương trình canh tân của Tổng giáo phận.
Còn cha Adimai thì vẫn phụ trách giáo xứ Hectorville nhưng sẽ phụ giúp với cha Tổng đại diện trong việc điều hành Tổng Giáo Phận.
Bà Pauline Connelly chưởng ấn của Giáo phận được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Ủy ban Bảo vệ Trẻ em của Tổng Giáo phận và là đại diện của Tổng Giám mục trong việc quản trị và xử lý các vấn đề liên quan đến Tiêu chí Chuyên nghiệp, những việc liên quan tới việc kiểm tra của Cảnh sát và ủy ban Bảo vệ Trẻ em.
Cha Tổng đại diện Marshall cho hay một trong những công việc chính yếu của ngài là đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và lo lắng việc mục vụ cho các nạn nhân, đảm bảo cho những ai từng là nạn nhân được lắng nghe và được nâng đỡ. Ngoài ra ngài sẽ cộng tác chặt chẽ với các linh mục và giáo dân để duy trì cuộc sống đức tin và phát triển của tổng giáo phận.
2. Đức Thánh Cha hỏi các bạn trẻ Á Căn Đình “Chúng con có đọc Tin Mừng hàng ngày không?”
Trong một thông điệp video gửi đến Hội nghị Giới trẻ Quốc gia đang diễn ra ở Á Căn Đình, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những người trẻ hãy đọc Tin Mừng ít nhất hai phút mỗi ngày, và Đức Thánh Cha chia sẻ về sự hiện diện, hiệp thông và sứ mệnh.
Qua một video mười lăm phút Đức Thánh Cha đã gửi cho những người trẻ Á Căn Đình đang tham dự viên Hội Nghị Giới trẻ Quốc Gia II diễn ra tại Rosario trong các ngày 25 đến 27 tháng Năm.
Đức Thánh Cha mời gọi hãy luôn mang theo một cuốn Kinh thánh nho nhỏ và đọc nó một chút, lúc hành trình trên xe buýt hoặc nghỉ ngơi ở nhà. Việc ấy sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng con. Đức Thánh Cha hỏi: “Tại sao? Bởi vì chúng con đang gặp gỡ Chúa Giêsu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng suy tư về tầm quan trọng của sự hiện diện, sự hiệp thông và sứ mệnh trong đời sống của người trẻ.
Suy tư về sự hiện diện Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta. Đức Thánh Cha nói “Chúa Giêsu đã trở nên người anh của chúng ta, và Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy để cho mình được nhập thể hầu cùng nhau xây dựng những lý tưởng đẹp cho một nền văn minh của yêu thương như các môn đệ xưa và thể hiện việc truyền giáo của mình ngay tại đây-và-bây giờ.”
Đức Thánh Cha nói điều này có thể thực hiện được trong mọi tình huống mà cuộc sống hàng ngày đem đến cho chúng ta. Nhưng Đức Thánh Cha nói chúng ta phải ở hiệp nhất với Chúa Giêsu “cầu nguyện, trong Lời của Chúa và qua các Bí Tích. Hãy dành chút thời giờ cho Chúa. Hãy thinh lặng hầu chúng con có thể nghe thấy tiếng Chúa đang thì thầm với chúng con.”
Bước sang điểm thứ hai đó là sự hiệp thông, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay lịch sử được viết lên bởi con người, chứ không phải bởi ý thức hệ. “Chúng ta là một cộng đồng; chúng ta là Giáo hội.”
“Là dân của Chúa, là Giáo Hội, trong đó bao gồm tất cả những người thiện tâm trẻ lẫn già, ốm đau cũng như khỏe mạnh, công chính cũng như tội lỗi, tất cả chúng ta đều là một đoàn người lữ hành!”
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến Hội Đồng Giám Mục sắp tới về Giới Trẻ, Đức Thánh Cha cho hay Giáo Hội đang trải qua “một thời điểm đặc biệt”. Ngài mời những người trẻ Á Căn Đình hãy hết lòng tham dự vào hội nghị này. “Đức Thánh Cha mong muốn lắng nghe các bạn. Đức Thánh Cha khao khát được đối thoại hầu tìm ra những con đường mới làm thăng tiến và đổi mới niềm tin của chúng ta và làm sống lại sứ mệnh truyền giáo của chúng ta. “
Đức Thánh Cha Phanxicô nói về công cuộc truyền giáo. “Chúng ta được kêu gọi làm thành một Giáo Hội vươn xa trong sứ mệnh: Một Giáo Hội truyền giáo; không bị đóng khung trong lối sống và yên phận của chúng ta, mà là một Giáo hội tung cánh đi muôn phương để gặp gỡ tha nhân.”
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu gọi mời, sai đi và đồng hành với chúng ta khi chúng ta lại gần với tất cả những người trẻ già không phân biệt nam nữ và tuổi tác.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người trẻ rằng họ là tương lai, nhưng phải là “một tương lai vững chắc, phồn vinh, một tương lai được đâm rễ thật sâu chắc!”
“Hãy trở về với cuội nguồn của chúng con và xây dựng tương lai của chúng con từ gốc nguồn tổ tiên của chúng con: Đừng phủ nhận lịch sử của quê hương, của gia đình và của cha ông tiên tổ của chúng con. Hãy trở về nguồn cội của chúng con, về quá khứ của chúng con để từ đó chúng con xây dựng một tương lai bền vững”
3. Giới trẻ Á Căn Đình xuống đường vì sự sống.
Cũng liên quan đến Á Căn Đình, hôm thứ Năm 24 tháng 5 năm 2018, hơn ba triệu rưỡi người Á Căn Đình đã xuống đường để phản đối luật cho phép phá thai trong nước. Vào đầu tháng ba năm 2018, 70 thành viên của quốc hội đã đem ra thảo luận luật cho phép phụ nữ phá đai ở 14 tuần đầu của thai kỳ. Hiện nay, phá thai trong nước là bất hợp pháp, ngoại trừ khi sức khỏe của người mẹ bị đe dọa hoặc trong trường hợp đó là hậu quả của bạo lực tình dục. Tổng thống Á Căn Đình Mauricio Macri, mặc dù là người ủng hộ sự sống, nhưng ông nói rằng ông sẽ không phủ quyết luật nếu nó được Quốc hội phê chuẩn.
Cuộc tuần hành được tổ chức bởi “Marcha Por La Vida” (Tuần hành vì sự sống), có 117 thành phố tham gia, tập trung hàng ngàn người với khẩu hiệu “hãy cứu cả hai”. Tại Buenos Aires, các nhà tổ chức sự kiện đã yêu cầu các nhà lập pháp, cả từ phía chính phủ và phe đối lập bác bỏ dự luật một cách dứt khoát. Họ đọc văn bản: “Chúng tôi muốn bảo vệ cả hai sự sống. Cho dù nó được thực hiện theo yêu cầu của người mẹ hay không, phá thai gây ra cho người phụ nữ và cho những người thân cận những thiệt hại, để lại những hậu quả không thể cứu vãn, nó trở thành một cuộc tấn công chống lại lợi ích chung của xã hội”.
Các nhà tổ chức cũng đã khẳng định rằng đằng sau vấn đề phá thai có những “tình cảnh khó khăn và đau đớn, bạo lực, gạt bên lề, nghèo đói, cô đơn và bỏ rơi; nhưng niềm tin cá nhân của chúng tôi là phá thai không bao giờ là giải pháp”
4. Đức Thánh Cha khích lệ các bác sĩ can đảm bảo vệ tính chất thánh thiêng của cuộc sống con người
Lúc 11 giờ 30 sáng thứ Hai, tại Hội trường dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với Liên đoàn Y tế Công Giáo Thế giới (FIAMC), nhân dịp Đại hội được tổ chức tại Zagreb, Croatia từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, về chủ đề “Sự thánh thiêng của trong cuộc sống và ngành Y khoa, từ thông điệp Humanae Vitae đến Laudato Si”.
Trong diễn từ Đức Thánh Cha nói “Với tư cách là ‘các bác sĩ Công Giáo’ các bạn được mời gọi tiếp tục đào tạo mình về tinh thần, luân lý và đạo đức sinh học để thực hiện các nguyên tắc trong thực hành y khoa, từ mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân đến các hoạt động truyền giáo, và cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân ở các vùng ngoại ô của thế giới . Công việc của bạn là một hình thức đặc biệt thể hiện tình liên đới nhân loại và chứng tá Kitô giáo. Công việc của các bạn thực sự được phong phú hóa với đức tin.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Lòng trung tín với Tin Mừng đã đòi hỏi và tiếp tục đòi hỏi các bạn đối diện với những khó khăn chồng chất mà, trong những hoàn cảnh đặc biệt, có thể đòi hỏi cả nhiều can đảm. Hãy tiếp tục quyết tâm theo đuổi con đường này với sự thanh thản, và đồng hành với huấn quyền Giáo Hội trong các lĩnh vực y học với một nhận thức tương ứng về ý nghĩa đạo đức của những giáo huấn này.”
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nói:
“Anh chị em thân mến, nhiều người đang nhìn vào anh chị em và công việc của anh chị em. Lời nói của anh chị em, cử chỉ của anh chị em, những lời tư vấn của anh chị em và các quyết định của anh chị em có những tiếng vang vượt xa lĩnh vực chuyên môn và nếu phù hợp có thể trở nên những chứng tá đức tin sống động. Do đó, nghề nghiệp này có thể khiến anh chị em trở thành các tông đồ thật sự. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục cuộc hành trình liên đới của mình với niềm vui và sự quảng đại, phối hợp với tất cả mọi người và các tổ chức để chia sẻ tình yêu cho cuộc sống và nỗ lực phục vụ cuộc sống trong phẩm giá và tính thánh thiêng của nó. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ vương phù hộ những kẻ yếu đau, nâng đỡ chí nguyện của anh chị em. Tôi đồng hành và ban phép lành cho anh chị em. Và xin hãy cầu nguyện cho tôi nữa. Cảm ơn anh chị em”.
5. Đức Hồng Y tân cử Pedro Barreto Jimeno của Peru đã từng bị dọa giết
Đức Hồng Y tân cử Pedro Barreto Jimeno là người từng phải đối mặt với những lời dọa giết khi ngài lên tiếng chống lại sự ô nhiễm từ một nhà máy đe doạ sức khỏe của những người sống ở dãy núi Andes.
Mauricio Lopez, thư ký điều hành của REPAM lên tiếng chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Barreto. Ông nói: “Ngài sẽ là một Hồng Y đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ sinh thái. Ngài không sợ mạo hiểm mạng sống của mình vào những thời điểm cần phải tố cáo và phản đối một cách mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến việc khai thác mỏ, gây ra những ảnh hưởng tai hại cho môi trường và con người.”
Sinh năm 1944 tại Lima, ngài vào Dòng Tên năm 1961, sau đó học ở Tây Ban Nha và ở Lima và Cusco, Peru.
Được thụ phong linh mục vào năm 1971, ngài đã từng là bề trên các cộng đồng Dòng Tên tại các thành phố ven biển phía nam của Tacna và Moquegua và ở Ayacucho, ở vùng cao nguyên phía nam. Năm 2002, ngài trở thành Giám Quản và sau đó là Giám Mục miền phủ doãn Tông Tòa Jaen, ở vùng Amazonia phía bắc Peru, một khu vực có đông dân bản địa.
Hai năm rưỡi sau đó, ngài trở thành Tổng Giám Mục Huancayo, một thành phố thương mại ở thung lũng Mantaro trong dãy núi Andes miền trung Peru, một khu vực được gọi là vựa lúa mì của Peru.
Ngài đã trở thành tiếng nói can đảm chống lại một nhà máy lọc và tinh chế dầu ở thị trấn La Oroya gần đó, nơi ô nhiễm đã lột sạch những sườn đồi và khiến trẻ em trong vùng có mức chì cao nguy hiểm trong máu.
Dù mức độ ô nhiễm nặng nề như thế vẫn có nhiều người ủng hộ nhà máy dầu này vì họ lo sợ việc dời nhà máy đi chỗ khác sẽ khiến họ mất công ăn việc làm.
Trong một cuộc biểu tình ủng hộ nhà máy, những người biểu tình đã mang theo quan tài với tên của ngài trên đó.
6. Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan kinh hoàng trước “sự bội giáo của cả một quốc gia”
Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã bày tỏ sự đau đớn và kinh hoàng của các ngài trước điều mà báo chí địa phương gọi là “sự bội giáo của cả một quốc gia”. Ý thức tầm mức nghiêm trọng của cuộc trưng cầu dân ý này, hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan đã làm tất cả mọi khả năng các ngài có thể làm. Vì thế, kết quả cuộc trưng cầu dân ý đã khiến các ngài kinh ngạc và thất vọng.
Trong tổng số 5,011,000 dân Ái Nhĩ Lan, 78.3% là người Công Giáo. Thế nhưng, trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 5, các cử tri đã lựa chọn loại bỏ quyền sống của thai nhi ra khỏi hiến pháp với một tỷ lệ áp đảo 66.4% trên 33.6%. Cuộc trưng cầu dân ý này mở đường cho việc hợp pháp hóa phá thai tự do ngay cả khi thai nhi đã 12 tuần tuổi.
Đức Cha Brendan Leahy của Limerick nói với các tín hữu hôm 26 tháng 5 rằng kết quả này “thật đáng tiếc và làm chết điếng những người trong chúng ta đã bỏ phiếu chống phá thai”
Ngài nói: “Kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý này là ý chí của đa số người dân, mặc dù không phải của tất cả mọi người.”
“Tất nhiên, đó chỉ là một cuộc bỏ phiếu. Điều đó không thay đổi quan điểm của chúng ta. Thông điệp của chúng ta là một thông điệp tình yêu: tình yêu dành cho tất cả, tình yêu dành cho cuộc sống, cho những người đang sống giữa chúng ta hôm nay, và cho cả các thai nhi còn trong bụng mẹ”
Đề cập đến chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giám Mục Leahy nói: “Vào tháng Tám, chúng ta sẽ hiệp nhất với nhau trong tư cách một gia đình, để canh tân cảm thức về gia đình của chúng ta trong Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình. Chúng ta có đặc ân được Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm, và hôm nay tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm của ngài thật là kịp thời: ngài đến đây và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình, về tình yêu đối với gia đình, đôi khi thâm tím, nhưng gia đình không thể bị phá vỡ.”
“Vì vậy, chúng ta hãy tiến về phía trước, hướng đến thời điểm đó. Chúng ta kỳ vọng cuộc gặp gỡ này sẽ mang đến ơn chữa lành và chúng ta sẽ được canh tân một lần nữa trong tình yêu và trong sự chăm sóc cho nhau”.
7. Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin kêu gọi canh tân toàn diện Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan
Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Dublin nhấn mạnh rằng “Giáo hội tại Ái Nhĩ Lan sau cuộc trưng cầu dân ý này phải canh tân toàn diện, đặc biệt là cam kết hỗ trợ sự sống”.
Phát biểu trong một buổi lễ phong chức phó tế cho bốn chủng sinh tại chủng viện quốc gia ở Maynooth, Quận Kildare, Đức Tổng Giám Mục Martin nhấn mạnh rằng Giáo Hội được mời gọi phò sinh “không chỉ bằng các văn bản và những lời tuyên bố, nhưng còn phải ủng hộ sự sống, bằng cách trở thành một Giáo Hội phản ánh sự chăm sóc yêu thương của Chúa Giêsu cho đời sống con người ở bất kỳ giai đoạn nào.”
“Sự chăm sóc yêu thương đó bao gồm sự hỗ trợ để giúp những phụ nữ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn và những người đang vật lộn với những quyết định rất khó khăn để chọn cuộc sống,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Martin nói trong thêm rằng “thách thức để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay không phải là một điều dễ dàng. Nhiều người sẽ thấy kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ Sáu như một dấu hiệu cho thấy Giáo Hội Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan được nhiều người ngày nay nhìn với một sự thờ ơ lãnh đạm và cho rằng Giáo Hội chỉ nên có vai trò thứ yếu hay không có vai trò nào hết trong sự hình thành văn hóa Ái Nhĩ Lan.”
“Giáo hội được kêu gọi để thể hiện trong thế giới hôm nay thánh nhan của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót và từ bi. Giáo Hội ấy ngày nay đang bị nhiều người xuyên tạc là thiếu sự cảm thông”
8. Đức Cha Gebhard Furst của giáo phận Rottenburg-Stuttgart phê bình linh mục đeo khăn đội đầu giống như phụ nữ Hồi Giáo trong thánh lễ
Linh mục Wolfgang Sedlmeir của giáo xứ Đức Maria tại Aalen đã bị Đức Cha Gebhard Furst của giáo phận Rottenburg-Stuttgart phê bình sau khi vị linh mục này đeo một khăn đội đầu giống như các phụ nữ Hồi Giáo trong thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống gây công phẫn trong các giáo dân.
Ngày 16 tháng 5, Alice Weidel, lãnh tụ của đảng Alternative für Deutschland, một đảng có khuynh hướng cực hữu tại Đức đọc một diễn văn tại Quốc Hội, trong đó có những lời như sau:
“Tôi có thể nói với bạn rằng mấy cô gái mặc burqas [một kiểu áo dài trùm kín toàn thân], đeo khăn trùm đầu và mấy tên đàn ông trang bị dao đang sống nhờ trợ cấp xã hội, những kẻ đó sẽ không mang lại thịnh vượng và sự tăng trưởng kinh tế của chúng ta và thậm chí còn làm giảm phúc lợi của quốc gia chúng ta nữa”.
Những nhận xét của Weidel, được đưa ra trong một cuộc tranh luận trong quốc hội Đức, đã làm cha Sedlmeier tức giận. Để phản đối những gì ngài cảm nhận là “những lời nhận xét xúc phạm và cực đoan”, ngài phủ lên đầu ngài một chiếc khăn choàng đầu Hồi giáo khi đang giảng trong thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Cha Sedlmeier giải thích: “Bất cứ ai phân biệt đối xử với những người có đức tin và choàng khăn trên đầu theo niềm tin của họ, là chống lại phẩm giá con người và tinh thần của ngày lễ Ngũ Tuần”.
Các cơ quan truyền thông Ả rập nói những nhận xét của cha Sedlmeier đã được anh chị em giáo dân tán thưởng, trong khi theo nguồn tin của Catholic Herald nhiều anh chị em giáo dân đã bày tỏ sự công phẫn của họ.
Tờ Cruz thì nói rằng cha Sedlmeier không chỉ đeo trong lúc giảng nhưng còn trong khi cử hành phần Phụng Vụ Thánh Thể sau đó. Theo tờ Cruz “Các cử chỉ đã gây ra một cơn bão phẫn nộ và nhạo báng trên các phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả Twitter và Facebook, và trên internet cha Sedlmeier được tặng biệt danh là ‘Headscarf Priest.’”
Phát ngôn viên giáo phận nói hành vi của cha Sedlmeier là không phù hợp nhưng ông cũng không hài lòng trước phản ứng dữ dội của các phương tiện truyền thông. Ông nói:
“Choàng lên đầu một chiếc khăn như thế trong một Thánh Lễ chắc chắn là rất bất thường đối với Giáo Hội Công Giáo”.
Phản ứng chung chung vô thưởng vô phạt này xem ra yếu quá nên Đức Giám Mục Gebhard Furst của Rottenburg-Stuttgart đã phải đích thân lên tiếng chỉ trích cách phản đối của cha Sedlmeier.
“Hình thức [phản đối này của cha này Sedlmeier] chắc chắn là vượt quá giới hạn và không phải là một lựa chọn tốt. Vì vậy, tôi sẽ bắt đầu một cuộc đối thoại rõ ràng với ngài trong những ngày tới.”
9. Nạn tội phạm vi tính.
Trong các ngày từ 14 tới 18 tháng 5 năm 2018 phiên họp thường niên lần thứ 27 của “Ủy ban phòng ngừa tội phạm và công lý tội phạm” đã diễn ra tại thủ đô Vienne bên Áo. Phiên họp lần này có đề tài là “CyberCrimes: Tội phạm vi tính”. Ðây là một hiện tượng tội phạm tân tiến, vì các tay tội phạm sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử để phạm tội. Một số các vụ tội phạm này nhằm mục đích khai thác thương mại hệ thống liên mạng và gây nguy hại cho các hệ thống thông tin của nền an ninh quốc gia của một nước hay một chính quyền.
Trong số các người tham dư và phát biểu tại đại hội về đề tài CyberCrimes cũng có Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong bài phát biểu Ðức Hồng Y Parolin cho biết Ðức Thánh Cha Phanxicô rất chú ý tới phiên họp này của “Ủy ban phòng ngừa tội phạm và công lý tội phạm”. Các tiến bộ kỹ thuật đem lại nhiều kết quả tích cực, nhưng không thể đánh giá thấp khía cạnh đen tối của thế giới vi tính. Một trong những khía cạnh trầm trọng nhất là việc phổ biến các hình thức mới của các hoạt động tội phạm, hay các hình thức cũ nhưng được thực hiện với các dụng cụ mới rất hùng mạnh. Chống lại chúng một cách hữu hiệu là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách của ủy ban. Chúng ta tất cả đều phải lo lắng làm sao để mọi người đều có thể hưởng sự phát triển thăng tiến nhân phẩm, có thể lớn lên một cách lành mạnh và quân bình hòa hợp trong thân xác cũng như tinh thần, trong một xã hội tiếp đón và che chở họ. Liên Hiệp Quốc dấn thân hướng dẫn nỗ lực chung này với chương trình Phát triển có thể thực hiện được. Trong số các mục tiêu đáng chú ý là mục tiêu thứ 16 cho hòa bình, công lý và các cơ cấu phải bảo đảm chúng. Một cách đúng đắn nó nêu bật sự cấp thiết chấm dứt mọi hình thức bạo lực chống lại trẻ em.
Ðức Thánh Cha Phanxicô xác tín rằng các trẻ em là tương lai của gia đình nhân loại, chúng là trọng tâm sự chú ý, được ưu tiên và che chở trong các năm định đoạt việc lớn lên của chúng. Vì thế vào cuối “Hội nghị toàn cầu về phẩm giá trẻ vị thành niên trong thế giới vi tính” ngày mùng 6 tháng 10 năm 2017 Ðức Thánh Cha đã xác tín ủng hộ “Tuyên ngôn Roma” kêu gọi nỗ lực của các chính quyền, các vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà nghiên cứu, các kỹ nghệ, các tổ chức xã hội dân sự góp phần vào việc cùng nhau đương đầu với một vấn đề vượt quá các khả năng của các cá nhân.
Tiếp tục bài phát biểu Ðức Hồng Y Parolin nói: Sự lan tràn các hình ảnh bạo lực và dâm ô ngày càng tột độ làm hư hỏng sâu xa tâm lý và cả hoạt động não bộ của trẻ em nữa. Rồi Ðức Hồng Y kể ra vài hiện tượng thường xảy ra trên mạng vi tính hiện nay như: Cyberbulling tức là liên tục tấn công ức hiếp xúc phạm trên mạng; sexting tức gửi các hình ảnh hay sứ điệp tình dục; và sextortion tức gửi hình ảnh hấp dẫn làm quen với các lý do nhằm lừa gạt để có các hình ảnh khỏa thân và đe dọa phổ biến các hình ảnh đó, nếu nạn nhân không trả một số tiền nào đó. Tất cả những điều này làm hư hỏng các tương quan liên bản vị và các liên lạc xã hội giữa con người với nhau. Các hình thức cám dỗ tình dục qua mạng, chiếu trực tiếp các vụ hãm hiếp và bạo lực, cũng như tổ chức mại dâm trên mạng hay buôn người, xúi giục bạo lực và khủng bố phá hoại... tất cả đều là các thí dụ tội phạm hiển nhiên kinh khủng không thể nhân nhượng được trong bất cứ cách nào.
Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo ý thức về phần đóng góp của mình cho việc đào tạo lương tâm luân lý và ý thức công cộng. Vì thế, mỗi tổ chức, trong sinh hoạt riêng của mình, muốn cộng tác với các quyền bính chính trị và tôn giáo, cũng như tất cả mọi thành phần xã hội dân sự, nhất là các ý tưởng gia và các giới chức điều hành các kỹ thuật, để các trẻ em có thế lớn lên với sự thanh thản trong một môi trường an ninh. Do đó trong một thế giới biến chuyển liên tục, vai trò của Liên Hiệp Quốc và một cách chuyên biệt của Văn phòng Liên Hiệp Quốc kiểm soát ma túy và phòng ngừa tội phạm, đặc biệt chính yếu. Vì vậy Ðức Thánh Cha Phanxicô cầu chúc thành công tốt đẹp nhất cho các công việc của Ủy Ban này và gửi tới tất cả các tham dự viên lời chào chúc lành của ngài.
Tổng hợp qua báo chí và đài phát thanh ABC thì luật sư biện hộ cho Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson cho hay phán quyết của vị thẩm phán phiên tòa ngày thứ Ba 21/5/2018 vừa qua trong buổi điều trần này mang một bước ngoặt quan trọng về Đức Tổng Giám Mục, dù chưa có khả năng để kết án ngài!
Khi kết thúc phiên tòa tại Newcastle hôm thứ Ba, luật sư của Đức Tổng Giám Mục Wilson, Stephen Odgers SC, đã 'không trả lời', hoặc không bình luận gì về những cáo buộc có thể được chánh án Robert Stone áp dụng cho Đức Tổng Giám Mục, cho dù Đức Tổng Giám Mục Wilson có nhớ hoặc tin có thể có lời cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại một linh mục được nói với ngài vào năm 1976.
Luật sư Odgers cho hay phiên điều trần hai tuần qua đưa ra cáo buộc Tổng Giám mục Wilson là đã che giấu những cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em chống lại linh mục Hunter Jim Fletcher lại được tranh cãi sau bốn tháng bị gián đoạn!
Đức Tổng Giám Mục Wilson đã không thể biện hộ mạnh mẽ cho mình được trong ba phiên tòa, kể cả việc kháng đơn lên Tòa án tối cao NSW, để bãi nại phiên tòa điều trần này. Thẩm phán Stone cho hay hai nhân chứng cung cấp những bằng chứng cho biết Đức Tổng Giám Mục Wilson có thể bị cáo buộc là đã không bá cáo việc lạm dụng tình dục trẻ em cho các cơ quan chức năng.
Ông Stone cho hay bằng chứng hai nạn nhân đã có tiếp xúc với Đức Tổng Giám Mục Wilson trong thời gian ngài ở Wollongong và Adelaide, tuy bằng chứng ấy không có “giá trị đáng kể” cho ông Stone xác tín Đức Tổng Giám Mục đã có liên quan tới vấn đề cáo buộc là ngài đã không trình báo hay tố cáo việc lạm dụng tình dục trẻ em.
Đức Tổng Giám Mục Wilson, 67 tuổi, đã không nhận tội là đã không tố giác việc này trong những phiên tòa từ những thời gian tháng Tư năm 2004 đến tháng Giêng năm 2006, lúc cha Fletcher bị kết tội là đã lạm dụng tính dục và tấn công tình dục Peter Creigh lúc ông này 10 tuổi vào năm 1971.
Ông Creigh đưa ra bằng chứng tại phiên tòa vào tháng 12/2017 khi ông nói với Thẩn phán Stone rằng ông có đến gặp Đức Tổng Giám Mục Wilson, lúc đó còn là một linh mục trẻ tại một căn phòng ở phía sau nhà thờ ở Hunter vào đầu năm 1976 và kể cho ngài nghe về những gì cha Fletcher đã xâm phạm tình dục ông năm năm trước đó.
Tóm lại mấu chốt và toàn bộ câu chuyện là: năm 1976 lúc ấy Đức Tổng Giám Mục còn là một linh mục trẻ, làm phó xứ tại Giáo phận Maitland-Newcastel trong những thập niên 1970 và ngài đã được nạn nhân tâm sự bị linh mục Fletcher tấn công tình dục mà Cha Wilson đã không tố giác! Nhiều người tự nghĩ có công tâm không khi đặt để hoàn cảnh của thập niên 1970 vào cảnh trạng của ngày hôm nay!
Công tố viên Stone sẽ phải chứng minh rằng ông Creigh vào năm 1976 có nói với Đức Tổng Giám Mục Wilson, lúc đó là một linh mục trẻ tại Maitland-Newcastle, về sự kiện ông ta bị lạm dụng tình dục, và Đức Tổng Giám Mục Wilson không nhớ, mà đến mãi vào những năm 2004-2006 ngài mới biết rõ khi cha Fletcher bị luận tội xâm phạm tội tình dục trẻ em, cha đó bị tù và chết trong tù.
Tòa án sẽ tuyên án Đức Tổng Giám Mục có tội hay không và sẽ bị tù giam hay không vào ngày 19/6 tới này. Nếu Đức Tổng Giám Mục bị buộc tội, ngài có thể bị tù tới 2 năm. Nếu Ngài bị tù thì đây là trường hợp một vị cao cấp nhất trong Giáo Hội Công Giáo bị ngồi tù!
Ngay sau phiên tòa xét có nhiều khả thi Đức Tổng Giám Mục đã biết mà không tố giác cha Fletcher lạm dụng tính dục… Đức Tổng Giám Mục đã tự nguyện từ chức vai trò Tổng Giám Mục của TGP Adelaide Nam Úc ngay lập tức vào ngày 22/5/2018.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu ngày 23/5/2018 đã phát biểu: Tiếp theo phán quyết của tòa án tiểu bang New South Wales ngày 22/5/2018 thì Đức Tổng Giám Mục Wilson đã từ chức và chúng tôi, các Giám mục anh em của ngài tin rằng quyết định của Đức Tổng Giám Mục Wilson là chính đáng trong giai đoạn đầy khó khăn này.
Những tâm tình cầu nguyện của chúng tôi hướng về những ai đang chịu áp lực và buồn đau trước sự kiện này, kể cả những nạn nhân là những người đã tường thuật lại những câu chuyện đen tối của đời họ cũng như anh chị em tín hữu trong Tổng giáo phận Adelaide và với chính cá nhân Đức Tổng Giám Mục Wilson nữa.
Trong lúc đó thì ngày 25/5/2018 tổng giáo phận Adelaide đã công bố kể từ ngày hôm nay trọng trách và mọi công việc của Tổng giáo phận được trao cho cha Tổng Đại Diện Philip Marshall và linh mục phụ tá cho cha Tổng Đại Diện là linh mục Anthoni Adimai SdM.
Cha Tổng đại diện Philip Marshall sẽ đảm trách trách nhiệm chính về các nghi thức phụng vụ cũng như mọi quyết định điều hành cai quản giáo phận và giải quyết các vấn đề của các linh mục cũng như phôi kết chương trình canh tân của Tổng giáo phận.
Còn cha Adimai thì vẫn phụ trách giáo xứ Hectorville nhưng sẽ phụ giúp với cha Tổng đại diện trong việc điều hành Tổng Giáo Phận.
Bà Pauline Connelly chưởng ấn của Giáo phận được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Ủy ban Bảo vệ Trẻ em của Tổng Giáo phận và là đại diện của Tổng Giám mục trong việc quản trị và xử lý các vấn đề liên quan đến Tiêu chí Chuyên nghiệp, những việc liên quan tới việc kiểm tra của Cảnh sát và ủy ban Bảo vệ Trẻ em.
Cha Tổng đại diện Marshall cho hay một trong những công việc chính yếu của ngài là đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và lo lắng việc mục vụ cho các nạn nhân, đảm bảo cho những ai từng là nạn nhân được lắng nghe và được nâng đỡ. Ngoài ra ngài sẽ cộng tác chặt chẽ với các linh mục và giáo dân để duy trì cuộc sống đức tin và phát triển của tổng giáo phận.
2. Đức Thánh Cha hỏi các bạn trẻ Á Căn Đình “Chúng con có đọc Tin Mừng hàng ngày không?”
Trong một thông điệp video gửi đến Hội nghị Giới trẻ Quốc gia đang diễn ra ở Á Căn Đình, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những người trẻ hãy đọc Tin Mừng ít nhất hai phút mỗi ngày, và Đức Thánh Cha chia sẻ về sự hiện diện, hiệp thông và sứ mệnh.
Qua một video mười lăm phút Đức Thánh Cha đã gửi cho những người trẻ Á Căn Đình đang tham dự viên Hội Nghị Giới trẻ Quốc Gia II diễn ra tại Rosario trong các ngày 25 đến 27 tháng Năm.
Đức Thánh Cha mời gọi hãy luôn mang theo một cuốn Kinh thánh nho nhỏ và đọc nó một chút, lúc hành trình trên xe buýt hoặc nghỉ ngơi ở nhà. Việc ấy sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng con. Đức Thánh Cha hỏi: “Tại sao? Bởi vì chúng con đang gặp gỡ Chúa Giêsu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng suy tư về tầm quan trọng của sự hiện diện, sự hiệp thông và sứ mệnh trong đời sống của người trẻ.
Suy tư về sự hiện diện Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta. Đức Thánh Cha nói “Chúa Giêsu đã trở nên người anh của chúng ta, và Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy để cho mình được nhập thể hầu cùng nhau xây dựng những lý tưởng đẹp cho một nền văn minh của yêu thương như các môn đệ xưa và thể hiện việc truyền giáo của mình ngay tại đây-và-bây giờ.”
Đức Thánh Cha nói điều này có thể thực hiện được trong mọi tình huống mà cuộc sống hàng ngày đem đến cho chúng ta. Nhưng Đức Thánh Cha nói chúng ta phải ở hiệp nhất với Chúa Giêsu “cầu nguyện, trong Lời của Chúa và qua các Bí Tích. Hãy dành chút thời giờ cho Chúa. Hãy thinh lặng hầu chúng con có thể nghe thấy tiếng Chúa đang thì thầm với chúng con.”
Bước sang điểm thứ hai đó là sự hiệp thông, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay lịch sử được viết lên bởi con người, chứ không phải bởi ý thức hệ. “Chúng ta là một cộng đồng; chúng ta là Giáo hội.”
“Là dân của Chúa, là Giáo Hội, trong đó bao gồm tất cả những người thiện tâm trẻ lẫn già, ốm đau cũng như khỏe mạnh, công chính cũng như tội lỗi, tất cả chúng ta đều là một đoàn người lữ hành!”
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến Hội Đồng Giám Mục sắp tới về Giới Trẻ, Đức Thánh Cha cho hay Giáo Hội đang trải qua “một thời điểm đặc biệt”. Ngài mời những người trẻ Á Căn Đình hãy hết lòng tham dự vào hội nghị này. “Đức Thánh Cha mong muốn lắng nghe các bạn. Đức Thánh Cha khao khát được đối thoại hầu tìm ra những con đường mới làm thăng tiến và đổi mới niềm tin của chúng ta và làm sống lại sứ mệnh truyền giáo của chúng ta. “
Đức Thánh Cha Phanxicô nói về công cuộc truyền giáo. “Chúng ta được kêu gọi làm thành một Giáo Hội vươn xa trong sứ mệnh: Một Giáo Hội truyền giáo; không bị đóng khung trong lối sống và yên phận của chúng ta, mà là một Giáo hội tung cánh đi muôn phương để gặp gỡ tha nhân.”
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu gọi mời, sai đi và đồng hành với chúng ta khi chúng ta lại gần với tất cả những người trẻ già không phân biệt nam nữ và tuổi tác.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người trẻ rằng họ là tương lai, nhưng phải là “một tương lai vững chắc, phồn vinh, một tương lai được đâm rễ thật sâu chắc!”
“Hãy trở về với cuội nguồn của chúng con và xây dựng tương lai của chúng con từ gốc nguồn tổ tiên của chúng con: Đừng phủ nhận lịch sử của quê hương, của gia đình và của cha ông tiên tổ của chúng con. Hãy trở về nguồn cội của chúng con, về quá khứ của chúng con để từ đó chúng con xây dựng một tương lai bền vững”
3. Giới trẻ Á Căn Đình xuống đường vì sự sống.
Cũng liên quan đến Á Căn Đình, hôm thứ Năm 24 tháng 5 năm 2018, hơn ba triệu rưỡi người Á Căn Đình đã xuống đường để phản đối luật cho phép phá thai trong nước. Vào đầu tháng ba năm 2018, 70 thành viên của quốc hội đã đem ra thảo luận luật cho phép phụ nữ phá đai ở 14 tuần đầu của thai kỳ. Hiện nay, phá thai trong nước là bất hợp pháp, ngoại trừ khi sức khỏe của người mẹ bị đe dọa hoặc trong trường hợp đó là hậu quả của bạo lực tình dục. Tổng thống Á Căn Đình Mauricio Macri, mặc dù là người ủng hộ sự sống, nhưng ông nói rằng ông sẽ không phủ quyết luật nếu nó được Quốc hội phê chuẩn.
Cuộc tuần hành được tổ chức bởi “Marcha Por La Vida” (Tuần hành vì sự sống), có 117 thành phố tham gia, tập trung hàng ngàn người với khẩu hiệu “hãy cứu cả hai”. Tại Buenos Aires, các nhà tổ chức sự kiện đã yêu cầu các nhà lập pháp, cả từ phía chính phủ và phe đối lập bác bỏ dự luật một cách dứt khoát. Họ đọc văn bản: “Chúng tôi muốn bảo vệ cả hai sự sống. Cho dù nó được thực hiện theo yêu cầu của người mẹ hay không, phá thai gây ra cho người phụ nữ và cho những người thân cận những thiệt hại, để lại những hậu quả không thể cứu vãn, nó trở thành một cuộc tấn công chống lại lợi ích chung của xã hội”.
Các nhà tổ chức cũng đã khẳng định rằng đằng sau vấn đề phá thai có những “tình cảnh khó khăn và đau đớn, bạo lực, gạt bên lề, nghèo đói, cô đơn và bỏ rơi; nhưng niềm tin cá nhân của chúng tôi là phá thai không bao giờ là giải pháp”
4. Đức Thánh Cha khích lệ các bác sĩ can đảm bảo vệ tính chất thánh thiêng của cuộc sống con người
Lúc 11 giờ 30 sáng thứ Hai, tại Hội trường dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với Liên đoàn Y tế Công Giáo Thế giới (FIAMC), nhân dịp Đại hội được tổ chức tại Zagreb, Croatia từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, về chủ đề “Sự thánh thiêng của trong cuộc sống và ngành Y khoa, từ thông điệp Humanae Vitae đến Laudato Si”.
Trong diễn từ Đức Thánh Cha nói “Với tư cách là ‘các bác sĩ Công Giáo’ các bạn được mời gọi tiếp tục đào tạo mình về tinh thần, luân lý và đạo đức sinh học để thực hiện các nguyên tắc trong thực hành y khoa, từ mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân đến các hoạt động truyền giáo, và cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân ở các vùng ngoại ô của thế giới . Công việc của bạn là một hình thức đặc biệt thể hiện tình liên đới nhân loại và chứng tá Kitô giáo. Công việc của các bạn thực sự được phong phú hóa với đức tin.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Lòng trung tín với Tin Mừng đã đòi hỏi và tiếp tục đòi hỏi các bạn đối diện với những khó khăn chồng chất mà, trong những hoàn cảnh đặc biệt, có thể đòi hỏi cả nhiều can đảm. Hãy tiếp tục quyết tâm theo đuổi con đường này với sự thanh thản, và đồng hành với huấn quyền Giáo Hội trong các lĩnh vực y học với một nhận thức tương ứng về ý nghĩa đạo đức của những giáo huấn này.”
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nói:
“Anh chị em thân mến, nhiều người đang nhìn vào anh chị em và công việc của anh chị em. Lời nói của anh chị em, cử chỉ của anh chị em, những lời tư vấn của anh chị em và các quyết định của anh chị em có những tiếng vang vượt xa lĩnh vực chuyên môn và nếu phù hợp có thể trở nên những chứng tá đức tin sống động. Do đó, nghề nghiệp này có thể khiến anh chị em trở thành các tông đồ thật sự. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục cuộc hành trình liên đới của mình với niềm vui và sự quảng đại, phối hợp với tất cả mọi người và các tổ chức để chia sẻ tình yêu cho cuộc sống và nỗ lực phục vụ cuộc sống trong phẩm giá và tính thánh thiêng của nó. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ vương phù hộ những kẻ yếu đau, nâng đỡ chí nguyện của anh chị em. Tôi đồng hành và ban phép lành cho anh chị em. Và xin hãy cầu nguyện cho tôi nữa. Cảm ơn anh chị em”.
5. Đức Hồng Y tân cử Pedro Barreto Jimeno của Peru đã từng bị dọa giết
Đức Hồng Y tân cử Pedro Barreto Jimeno là người từng phải đối mặt với những lời dọa giết khi ngài lên tiếng chống lại sự ô nhiễm từ một nhà máy đe doạ sức khỏe của những người sống ở dãy núi Andes.
Mauricio Lopez, thư ký điều hành của REPAM lên tiếng chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Barreto. Ông nói: “Ngài sẽ là một Hồng Y đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ sinh thái. Ngài không sợ mạo hiểm mạng sống của mình vào những thời điểm cần phải tố cáo và phản đối một cách mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến việc khai thác mỏ, gây ra những ảnh hưởng tai hại cho môi trường và con người.”
Sinh năm 1944 tại Lima, ngài vào Dòng Tên năm 1961, sau đó học ở Tây Ban Nha và ở Lima và Cusco, Peru.
Được thụ phong linh mục vào năm 1971, ngài đã từng là bề trên các cộng đồng Dòng Tên tại các thành phố ven biển phía nam của Tacna và Moquegua và ở Ayacucho, ở vùng cao nguyên phía nam. Năm 2002, ngài trở thành Giám Quản và sau đó là Giám Mục miền phủ doãn Tông Tòa Jaen, ở vùng Amazonia phía bắc Peru, một khu vực có đông dân bản địa.
Hai năm rưỡi sau đó, ngài trở thành Tổng Giám Mục Huancayo, một thành phố thương mại ở thung lũng Mantaro trong dãy núi Andes miền trung Peru, một khu vực được gọi là vựa lúa mì của Peru.
Ngài đã trở thành tiếng nói can đảm chống lại một nhà máy lọc và tinh chế dầu ở thị trấn La Oroya gần đó, nơi ô nhiễm đã lột sạch những sườn đồi và khiến trẻ em trong vùng có mức chì cao nguy hiểm trong máu.
Dù mức độ ô nhiễm nặng nề như thế vẫn có nhiều người ủng hộ nhà máy dầu này vì họ lo sợ việc dời nhà máy đi chỗ khác sẽ khiến họ mất công ăn việc làm.
Trong một cuộc biểu tình ủng hộ nhà máy, những người biểu tình đã mang theo quan tài với tên của ngài trên đó.
6. Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan kinh hoàng trước “sự bội giáo của cả một quốc gia”
Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã bày tỏ sự đau đớn và kinh hoàng của các ngài trước điều mà báo chí địa phương gọi là “sự bội giáo của cả một quốc gia”. Ý thức tầm mức nghiêm trọng của cuộc trưng cầu dân ý này, hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan đã làm tất cả mọi khả năng các ngài có thể làm. Vì thế, kết quả cuộc trưng cầu dân ý đã khiến các ngài kinh ngạc và thất vọng.
Trong tổng số 5,011,000 dân Ái Nhĩ Lan, 78.3% là người Công Giáo. Thế nhưng, trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 5, các cử tri đã lựa chọn loại bỏ quyền sống của thai nhi ra khỏi hiến pháp với một tỷ lệ áp đảo 66.4% trên 33.6%. Cuộc trưng cầu dân ý này mở đường cho việc hợp pháp hóa phá thai tự do ngay cả khi thai nhi đã 12 tuần tuổi.
Đức Cha Brendan Leahy của Limerick nói với các tín hữu hôm 26 tháng 5 rằng kết quả này “thật đáng tiếc và làm chết điếng những người trong chúng ta đã bỏ phiếu chống phá thai”
Ngài nói: “Kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý này là ý chí của đa số người dân, mặc dù không phải của tất cả mọi người.”
“Tất nhiên, đó chỉ là một cuộc bỏ phiếu. Điều đó không thay đổi quan điểm của chúng ta. Thông điệp của chúng ta là một thông điệp tình yêu: tình yêu dành cho tất cả, tình yêu dành cho cuộc sống, cho những người đang sống giữa chúng ta hôm nay, và cho cả các thai nhi còn trong bụng mẹ”
Đề cập đến chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giám Mục Leahy nói: “Vào tháng Tám, chúng ta sẽ hiệp nhất với nhau trong tư cách một gia đình, để canh tân cảm thức về gia đình của chúng ta trong Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình. Chúng ta có đặc ân được Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm, và hôm nay tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm của ngài thật là kịp thời: ngài đến đây và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình, về tình yêu đối với gia đình, đôi khi thâm tím, nhưng gia đình không thể bị phá vỡ.”
“Vì vậy, chúng ta hãy tiến về phía trước, hướng đến thời điểm đó. Chúng ta kỳ vọng cuộc gặp gỡ này sẽ mang đến ơn chữa lành và chúng ta sẽ được canh tân một lần nữa trong tình yêu và trong sự chăm sóc cho nhau”.
7. Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin kêu gọi canh tân toàn diện Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan
Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Dublin nhấn mạnh rằng “Giáo hội tại Ái Nhĩ Lan sau cuộc trưng cầu dân ý này phải canh tân toàn diện, đặc biệt là cam kết hỗ trợ sự sống”.
Phát biểu trong một buổi lễ phong chức phó tế cho bốn chủng sinh tại chủng viện quốc gia ở Maynooth, Quận Kildare, Đức Tổng Giám Mục Martin nhấn mạnh rằng Giáo Hội được mời gọi phò sinh “không chỉ bằng các văn bản và những lời tuyên bố, nhưng còn phải ủng hộ sự sống, bằng cách trở thành một Giáo Hội phản ánh sự chăm sóc yêu thương của Chúa Giêsu cho đời sống con người ở bất kỳ giai đoạn nào.”
“Sự chăm sóc yêu thương đó bao gồm sự hỗ trợ để giúp những phụ nữ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn và những người đang vật lộn với những quyết định rất khó khăn để chọn cuộc sống,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Martin nói trong thêm rằng “thách thức để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay không phải là một điều dễ dàng. Nhiều người sẽ thấy kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ Sáu như một dấu hiệu cho thấy Giáo Hội Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan được nhiều người ngày nay nhìn với một sự thờ ơ lãnh đạm và cho rằng Giáo Hội chỉ nên có vai trò thứ yếu hay không có vai trò nào hết trong sự hình thành văn hóa Ái Nhĩ Lan.”
“Giáo hội được kêu gọi để thể hiện trong thế giới hôm nay thánh nhan của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót và từ bi. Giáo Hội ấy ngày nay đang bị nhiều người xuyên tạc là thiếu sự cảm thông”
8. Đức Cha Gebhard Furst của giáo phận Rottenburg-Stuttgart phê bình linh mục đeo khăn đội đầu giống như phụ nữ Hồi Giáo trong thánh lễ
Linh mục Wolfgang Sedlmeir của giáo xứ Đức Maria tại Aalen đã bị Đức Cha Gebhard Furst của giáo phận Rottenburg-Stuttgart phê bình sau khi vị linh mục này đeo một khăn đội đầu giống như các phụ nữ Hồi Giáo trong thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống gây công phẫn trong các giáo dân.
Ngày 16 tháng 5, Alice Weidel, lãnh tụ của đảng Alternative für Deutschland, một đảng có khuynh hướng cực hữu tại Đức đọc một diễn văn tại Quốc Hội, trong đó có những lời như sau:
“Tôi có thể nói với bạn rằng mấy cô gái mặc burqas [một kiểu áo dài trùm kín toàn thân], đeo khăn trùm đầu và mấy tên đàn ông trang bị dao đang sống nhờ trợ cấp xã hội, những kẻ đó sẽ không mang lại thịnh vượng và sự tăng trưởng kinh tế của chúng ta và thậm chí còn làm giảm phúc lợi của quốc gia chúng ta nữa”.
Những nhận xét của Weidel, được đưa ra trong một cuộc tranh luận trong quốc hội Đức, đã làm cha Sedlmeier tức giận. Để phản đối những gì ngài cảm nhận là “những lời nhận xét xúc phạm và cực đoan”, ngài phủ lên đầu ngài một chiếc khăn choàng đầu Hồi giáo khi đang giảng trong thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Cha Sedlmeier giải thích: “Bất cứ ai phân biệt đối xử với những người có đức tin và choàng khăn trên đầu theo niềm tin của họ, là chống lại phẩm giá con người và tinh thần của ngày lễ Ngũ Tuần”.
Các cơ quan truyền thông Ả rập nói những nhận xét của cha Sedlmeier đã được anh chị em giáo dân tán thưởng, trong khi theo nguồn tin của Catholic Herald nhiều anh chị em giáo dân đã bày tỏ sự công phẫn của họ.
Tờ Cruz thì nói rằng cha Sedlmeier không chỉ đeo trong lúc giảng nhưng còn trong khi cử hành phần Phụng Vụ Thánh Thể sau đó. Theo tờ Cruz “Các cử chỉ đã gây ra một cơn bão phẫn nộ và nhạo báng trên các phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả Twitter và Facebook, và trên internet cha Sedlmeier được tặng biệt danh là ‘Headscarf Priest.’”
Phát ngôn viên giáo phận nói hành vi của cha Sedlmeier là không phù hợp nhưng ông cũng không hài lòng trước phản ứng dữ dội của các phương tiện truyền thông. Ông nói:
“Choàng lên đầu một chiếc khăn như thế trong một Thánh Lễ chắc chắn là rất bất thường đối với Giáo Hội Công Giáo”.
Phản ứng chung chung vô thưởng vô phạt này xem ra yếu quá nên Đức Giám Mục Gebhard Furst của Rottenburg-Stuttgart đã phải đích thân lên tiếng chỉ trích cách phản đối của cha Sedlmeier.
“Hình thức [phản đối này của cha này Sedlmeier] chắc chắn là vượt quá giới hạn và không phải là một lựa chọn tốt. Vì vậy, tôi sẽ bắt đầu một cuộc đối thoại rõ ràng với ngài trong những ngày tới.”
9. Nạn tội phạm vi tính.
Trong các ngày từ 14 tới 18 tháng 5 năm 2018 phiên họp thường niên lần thứ 27 của “Ủy ban phòng ngừa tội phạm và công lý tội phạm” đã diễn ra tại thủ đô Vienne bên Áo. Phiên họp lần này có đề tài là “CyberCrimes: Tội phạm vi tính”. Ðây là một hiện tượng tội phạm tân tiến, vì các tay tội phạm sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử để phạm tội. Một số các vụ tội phạm này nhằm mục đích khai thác thương mại hệ thống liên mạng và gây nguy hại cho các hệ thống thông tin của nền an ninh quốc gia của một nước hay một chính quyền.
Trong số các người tham dư và phát biểu tại đại hội về đề tài CyberCrimes cũng có Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong bài phát biểu Ðức Hồng Y Parolin cho biết Ðức Thánh Cha Phanxicô rất chú ý tới phiên họp này của “Ủy ban phòng ngừa tội phạm và công lý tội phạm”. Các tiến bộ kỹ thuật đem lại nhiều kết quả tích cực, nhưng không thể đánh giá thấp khía cạnh đen tối của thế giới vi tính. Một trong những khía cạnh trầm trọng nhất là việc phổ biến các hình thức mới của các hoạt động tội phạm, hay các hình thức cũ nhưng được thực hiện với các dụng cụ mới rất hùng mạnh. Chống lại chúng một cách hữu hiệu là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách của ủy ban. Chúng ta tất cả đều phải lo lắng làm sao để mọi người đều có thể hưởng sự phát triển thăng tiến nhân phẩm, có thể lớn lên một cách lành mạnh và quân bình hòa hợp trong thân xác cũng như tinh thần, trong một xã hội tiếp đón và che chở họ. Liên Hiệp Quốc dấn thân hướng dẫn nỗ lực chung này với chương trình Phát triển có thể thực hiện được. Trong số các mục tiêu đáng chú ý là mục tiêu thứ 16 cho hòa bình, công lý và các cơ cấu phải bảo đảm chúng. Một cách đúng đắn nó nêu bật sự cấp thiết chấm dứt mọi hình thức bạo lực chống lại trẻ em.
Ðức Thánh Cha Phanxicô xác tín rằng các trẻ em là tương lai của gia đình nhân loại, chúng là trọng tâm sự chú ý, được ưu tiên và che chở trong các năm định đoạt việc lớn lên của chúng. Vì thế vào cuối “Hội nghị toàn cầu về phẩm giá trẻ vị thành niên trong thế giới vi tính” ngày mùng 6 tháng 10 năm 2017 Ðức Thánh Cha đã xác tín ủng hộ “Tuyên ngôn Roma” kêu gọi nỗ lực của các chính quyền, các vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà nghiên cứu, các kỹ nghệ, các tổ chức xã hội dân sự góp phần vào việc cùng nhau đương đầu với một vấn đề vượt quá các khả năng của các cá nhân.
Tiếp tục bài phát biểu Ðức Hồng Y Parolin nói: Sự lan tràn các hình ảnh bạo lực và dâm ô ngày càng tột độ làm hư hỏng sâu xa tâm lý và cả hoạt động não bộ của trẻ em nữa. Rồi Ðức Hồng Y kể ra vài hiện tượng thường xảy ra trên mạng vi tính hiện nay như: Cyberbulling tức là liên tục tấn công ức hiếp xúc phạm trên mạng; sexting tức gửi các hình ảnh hay sứ điệp tình dục; và sextortion tức gửi hình ảnh hấp dẫn làm quen với các lý do nhằm lừa gạt để có các hình ảnh khỏa thân và đe dọa phổ biến các hình ảnh đó, nếu nạn nhân không trả một số tiền nào đó. Tất cả những điều này làm hư hỏng các tương quan liên bản vị và các liên lạc xã hội giữa con người với nhau. Các hình thức cám dỗ tình dục qua mạng, chiếu trực tiếp các vụ hãm hiếp và bạo lực, cũng như tổ chức mại dâm trên mạng hay buôn người, xúi giục bạo lực và khủng bố phá hoại... tất cả đều là các thí dụ tội phạm hiển nhiên kinh khủng không thể nhân nhượng được trong bất cứ cách nào.
Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo ý thức về phần đóng góp của mình cho việc đào tạo lương tâm luân lý và ý thức công cộng. Vì thế, mỗi tổ chức, trong sinh hoạt riêng của mình, muốn cộng tác với các quyền bính chính trị và tôn giáo, cũng như tất cả mọi thành phần xã hội dân sự, nhất là các ý tưởng gia và các giới chức điều hành các kỹ thuật, để các trẻ em có thế lớn lên với sự thanh thản trong một môi trường an ninh. Do đó trong một thế giới biến chuyển liên tục, vai trò của Liên Hiệp Quốc và một cách chuyên biệt của Văn phòng Liên Hiệp Quốc kiểm soát ma túy và phòng ngừa tội phạm, đặc biệt chính yếu. Vì vậy Ðức Thánh Cha Phanxicô cầu chúc thành công tốt đẹp nhất cho các công việc của Ủy Ban này và gửi tới tất cả các tham dự viên lời chào chúc lành của ngài.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN