Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Năm Châu 19/02/2018: Syria chinh chiến điêu tàn
19/02/2018 12:00:00 SA
1. Ðức Thánh Cha dâng Thánh lễ với Đức Thượng Phụ Youssef cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại.
Sáng ngày 13 tháng 02 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã cùng với Ðức Thượng phụ Youssef Absi của Antiokia, thuộc Giáo Hội Công Giáo Hy lạp Melkite, cử hành Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta ở nội thành Vatican để “cầu nguyện cho dân tộc đang chịu đau khổ, cho các Kitô hữu bị bách hại ở Trung đông. Ðây là nghi lễ biểu hiện sự hiệp thông giữa ngai tòa thánh Phêrô và Giáo Hội Công Giáo Hy lạp Melkit.
Ðức Thánh Cha không giảng nhưng ngài giải thích ý nghĩa của buổi cử hành. Ngài nói: “Thánh lễ này cùng với người anh em của chúng ta - Đức Thượng Phụ Youssef - sẽ là sự hiệp thông tông đồ: Ngài là cha của một Giáo hội, một Giáo hội rất lâu đời và đến ôm chào Phêrô, để nói 'tôi hiệp thông với Phêrô'. Ðây là ý nghĩa của việc cử hành hôm nay: cử chỉ hôn chào của cha của một Giáo hội với Phêrô. Một Giáo hội giàu truyền thống, với thần học của mình trong nền thần học Công Giáo, với phụng vụ riêng, trong giây phút này, phần lớn của Giáo hội bị đóng đinh, như Chúa Giêsu. Chúng ta dâng Thánh lễ này cho dân tộc, dân tộc đang đau khổ, cho các Kitô hữu bị bách hại ở Trung đông, những người hy sinh sự sống, tài sản của cải bởi vì bị đuổi đi. Và chúng ta dâng Thánh lễ cầu cho sứ vụ của người anh em Youssef của chúng ta.”
Cuối Thánh lễ, Ðức Thượng phụ Youssef đã đáp lời Ðức Thánh Cha Phanxicô. Ngài nói: “Tôi muốn cám ơn Đức Thánh Cha, nhân dành toàn thể Hội đồng của Giáo Hội Công Giáo Hy lạp Melkite của chúng tôi, vì Thánh lễ hiệp thông tuyệt vời này. Cá nhân tôi rất cảm động bởi tình yêu hunh đệ của Ngài, bởi các cử chỉ huynh đệm sự liên đời của Ngài đối với Giáo hội chúng tôi. Chúng tôi hứa với Ngài chúng tôi luôn gìn giữ điều tốt đẹp này trong tim chúng tôi, trong tim của mọi người chúng tôi, các giáo sĩ và tín hữu, và chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ sự kiện này, giây phút lịch sử này, thời điểm mà tôi có thể diễn tả nó đẹp biết bao: tình huynh đệ này, sự hiệp thông này nối kết tất cả các môn đệ của Chúa Kitô. Xin cám ơn Ðức Thánh Cha.
2. Ðức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Ðức tân Thượng phụ Giáo chủ Antiôkia.
Một ngày trước thánh lễ trên, cụ thể là vào lúc 11g45 trưa thứ Hai 12 tháng 02 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Ðức Thượng phụ Youssef Absi, tân Giáo chủ Antiôkia, Syria, dẫn đầu đoàn Thượng hội đồng giám mục Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp, về Roma yết kiến Ðức Thánh Cha.
Ðược biết, ngày 21 tháng 06 năm 2017, Ðức Thượng phụ Absi được Thượng hội đồng giám mục Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp bầu lên kế vị Ðức Thượng phụ Gregorios III Laham, 83 tuổi, nghỉ hưu.
Ngay sau khi đắc cử, ngày 22 tháng 06 năm 2017, Ðức tân Giáo chủ đã được Ðức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn, công nhận tính “Hiệp thông Giáo hội” của cuộc bầu cử và nhìn nhận vai trò giáo chủ của Ðức Absi.
Tại cuộc tiếp kiến, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tình hình khó khăn các cộng đoàn Kitô hữu Trung Ðông đang gặp phải. Ngài bày tỏ hy vọng các vị lãnh đạo Giáo hội, qua cuộc sống chứng từ của mình, khích lệ dân Chúa hãy ở lại quê hương mình, bất chấp việc phải đương đầu với nhiều thách đố.
Cách riêng, Ðức Thánh Cha nói, trong hoàn cảnh khó khăn này, các mục tử được mời gọi hãy thể hiện sự hiệp thông, nên một, gần gũi, trong sáng và liên đới với dân chúng đang chịu đau khổ.
Ðức Thánh Cha cho biết, ngày 23 tháng Hai năm 2018, ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình, ngài sẽ nhớ cách riêng đến mọi nạn nhân của những năm tháng đau khổ tại Syria.
Cũng nên nhắc lại, các giám mục thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp vừa kết thúc cuộc họp Thượng hội đồng tại Liban. Nhân dịp này, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh Giáo hội cần những mục tử có thể giúp tâm hồn các tín hữu hồi sinh, luôn ở bên và đồng hành với họ trên đường tìm kiếm Chúa.
Các mục tử, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh, không được dính bén tiền bạc hoặc cuộc sống xa hoa, mà phải chia sẻ cảnh nghèo với đoàn chiên đau khổ của mình. Thay vì thỏa mãn với những sự thuộc về thế gian này, ngài nói, các mục tử phải luôn hiện diện trong cụôc hành trình và dẫn dắt mọi người đến với Thiên Chúa.
3. Các Giám mục Úc mời gọi ăn chay đền tội, thống hối về nạn lạm dụng tính dục.
Nhân dịp Mùa Chay, các Giám mục Úc đã gửi một sứ điệp cho cộng đồng Công Giáo nước này. Trong sứ điệp, các Giám mục mời gọi các tín hữu dành 4 ngày ăn chay đền tội, đau buồn vì nạn lạm dụng tính dục trẻ em và cầu nguyện cho các nạn nhân được chữa lành.
Giáo Hội Công Giáo tại Úc đang đối mặt với khủng hoảng do các vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em. Hồi cuối năm 2017, Ủy ban Hoàng gia công bố phúc trình chung kết về những câu trả lời của các cơ chế đối với những vụ lạm dụng tính dục trẻ em. Ủy ban điều tra hoàng gia đã đưa một số đề nghị mà Giáo Hội Công Giáo không thể chấp nhận, như buộc các cha giải tội phải tố cáo những vụ lạm dụng tính dục trẻ em mà các vị biết được trong tòa giải tội; bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ. Các Giám mục Úc cho biết các ngài và và các lãnh đạo của các dòng tu hiện đang nghiên cứu phúc trình chung kết và các đề nghị của Ủy ban điều tra hoàng gia.
Trong sứ điệp, các Giám Mục cũng khẳng định “sự cam kết của Giáo hội trong các chính sách, thủ tục và cơ cấu để có cách đáp trả tốt hơn với những nạn nhân và gia đình họ, để thiết lập các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cho tất cả các thừa tác viên và nhân viên của Giáo Hội và để bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương. Ðối với Giáo hội, cũng như đối với các tổ chức khác, điều này cần học hỏi và phát triển dần dần, và Giáo hội sẽ tiếp tục làm.”
Các Giám Mục Úc cũng nói đến sự nhìn nhận sai lỗi của Giáo hội, các ngài viết: “Trong những năm qua, các giám mục Úc và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội thường bày tỏ sự đau buồn và xin lỗi vì những gì đã xảy ra trong quá khứ - những tổn thất mà nạn nhân phải chịu, những trường hợp che đậy, sự không tin những câu chuyện của các nạn nhân và không đáp lại với lòng trắc ẩn và công bằng, và nỗi đau khổ mà nhiều người vẫn đang chịu. Những lời xin lỗi của chúng tôi có vẻ quá ít - không phải vì nó không chân thành, nhưng vì sự tin tưởng đã bị phá vỡ.” Các Ðức cha khẳng định “quyết tâm trong việc giải quyết để đảm bảo rằng việc lạm dụng trẻ em sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa trong Giáo Hội Công Giáo và để xây dựng các mối liên kết mới của lòng tin.”
Cuối cùng, các Giám mục Úc mời gọi các tín hữu bước vào một thời điểm mới. Các ngài kêu gọi mọi người đón nhận khoảnh khắc mới này bằng cách bắt đầu mùa Mùa Chay đền tội với bốn ngày ăn chay đền tội. Các Ðức cha nhìn nhận việc ăn chay đền tội là “những thực hành tâm linh, diễn tả lòng ước mong của chúng ta về ơn hòa giải và chữa lành của Thiên Chúa.” Các Ðức cha nói: “Thông qua việc ăn chay, chúng ta hiệp nhất với các nạn nhân bị lạm dụng, những người khao khát hơn về sự chữa lành và an bình trong cuộc sống của họ. Thông qua việc đền tội, chúng ta đền tội lỗi của những người trong Hội thánh đã lạm dụng trẻ em hoặc không lắng nghe và hành động khi họ cần làm.”
Các Giám Mục Úc nhắc nhở rằng những ngày ăn chay đền tội sẽ được đánh dấu với việc cầu nguyện - tại tư gia và trong các cộng đoàn Công Giáo. Các ngài nhắc nhở các tín hữu quan tâm đến sự quan trọng của những ngày này “để chuẩn bị cho Giáo hội trả lời những đề nghi của Ủy ban hoàng gia và để làm cuộc hành trình từ Thứ Tư lế Tro đến lễ Phục Sinh.” Các Ðức Cha khẳng định là chúng ta không thể xóa đi quá khứ nhưng với sự trợ giúp của Chúa, chúng ta có thể làm cho tương lai tốt đẹp hơn
4. Một nhà thờ Công Giáo bị tấn công ở Indonesia.
Sáng thứ Hai 12 tháng 02 năm 2018, tại nhà thờ Thánh Lidwina a Yogyakarta ở Sleman, một người đàn ông đã dùng dao tấn công, làm bị thương bốn người. Cảnh sát đã khống chế được kẻ tấn công. Người này đã được xác định đó là một thanh niên 20 tuổi tên là Suliyono. Cuộc tấn công xảy ra trong lúc Thánh lễ đang được cử hành. Những người bị thương gồm một linh mục lớn tuổi người Ðức, hai người giáo dân và một cảnh sát; người đã cố gắng khống chế kẻ tấn công. Cho tới nay người ta cũng chưa biết lý do tại sao kẻ tấn công đã hành động. Trong cuộc tấn công, trước khi bị cảnh sát khống chế anh ta đã chặt đầu bức tượng của Chúa Giêsu và của Ðức Mẹ Maria.
5. Các Giám mục Hoa kỳ ra mắt trang web mới hỗ trợ hôn nhân.
Nhân Tuần lễ toàn quốc về hôn nhân ở Hoa kỳ, khai mạc ngày 07 tháng 02 năm 2018 và kết thúc vào ngày lễ thánh Valentino 14 tháng 02 năm 2018, Hội đồng Giám mục Hoa kỳ đã ra mắt trang web mới ForYourMarriage.org. Trên điện thoại di động, trang web này được sử dụng dưới hình thức của một ứng dụng.
Trang web ForYourMarriage.org, mà trang nguyên thủy đã được bắt đầu từ năm 2007, là sáng kiến của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ. Các Giám mục bắt đầu trang web này như một phần của chương trình truyền thông của sáng kiến mục vụ toàn quốc về hôn nhân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ưu tiên về hôn nhân và gia đình của Hội đồng Giám mục.
Ðức Tổng Giám mục Charles J. Chaput của Philadelphia, Chủ tịch Ủy ban về Giáo dân, Hôn nhân, Ðời sống gia đình và Giới trẻ, chia sẻ: “Tôi hy vọng chương trình này sẽ đưa sứ điệp của Chúa về kế hoạch hôn nhân đến với nhiều người và sẽ là một nguồn trợ giúp cho các người chồng người vợ ở mọi giai đoạn trong hành trình ơn gọi của họ.”
Nhờ sự trợ giúp nhận được từ chiến dịch Truyền thông Công Giáo, trang web mới bao gồm nội dung được cập nhật, các biểu đồ và một phần mới dành cho các thừa tác viên hướng dẫn về hôn nhân và gia đình.
Trang web ForYourMarriage.org có nhiều nguồn tài liệu về ý nghĩa và vẻ đẹp của hôn nhân trong kế hoạch của Chúa và cung cấp sự hỗ trợ cho các đôi vợ chồng ở mọi giai đoạn trong hành trình hôn nhân của họ. Có những phần dành cho việc hò hẹn, chuẩn bị hôn nhân, hôn nhân hỗn hợp, làm cha và gia đình, kế hoạch gia đình tự nhiên, các giai đoạn của hôn nhân, vv.. Một phần tài liệu về hôn nhân cung cấp các lời khuyên, các liên kết hỗ trợ hôn nhân và các giải pháp cho những thách thức chung. Cuối cùng, các câu hỏi cụ thể về việc lên kế hoạch đám cưới theo nghi thức Công Giáo và các tài liệu và giáo huấn của Giáo hội cũng có trên trang web.
Bên cạnh các nguồn tài liệu, trang web cũng dành một phần cho các đôi vợ chồng muốn trình bày các kinh nghiêm thật của họ trong đời sống hôn nhân như đính hôn, mới cưới, cho đến các giai đoạn của các đôi già nhất và trung thành với bí tích hôn nhân. Các bài viết nổi bật cũng có các bài phê bình sách, báo cáo về các sự kiện đang xảy ra và các nghiên cứu liên quan đến hôn nhân và các giáo huấn mới về hôn nhân và gia đình của Ðức Thánh Cha.
6. Syria: Các Kitô hữu Syria hồi hương và cử hành Phụng vụ Thánh Thể trong ngôi nhà thờ đổ nát.
Lần đầu tiên, sau gần sáu năm, các Kitô hữu Chính thống giáo thuộc phía Ðông thành phố Deir Ezzor, Syria, mới được cử hành phụng vụ tại ngôi nhà thờ Ðức Mẹ Maria của mình.
“Ðối với chúng tôi, là cả một cảm giác không thể tả nổi khi cầu nguyện trong ngôi nhà thờ gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, nhưng đã mang lại cho cõi lòng chúng tôi niềm an ủi và một sứ điệp hy vọng cho dân chúng thành phố hãy hồi hương và tham gia xây dựng lại thành phố”: đó là phát biểu của Thượng phụ Ignatius Aphrem II, Giáo chủ Antiôkia, Syria, vị đã chủ sự buổi cử hành phụng vụ tại ngôi nhà thờ này.
Buổi cử hành phụng vụ diễn ra vào thứ Bảy 3 tháng Hai năm 2018, với khoảng hai chục tín hữu, cùng với vài giáo sĩ Hồi giáo địa phương. Vì bàn thờ đã bị hỏng nặng, nên phải dùng tạm một chiếc bàn xếp, phủ vải trắng lên, để cử hành Thánh Thể.
Dù cửa nẻo chẳng còn, dây nhợ vương vãi và những mảnh đạn đại bác rải rác khắp lòng nhà thờ, các tín hữu vẫn cảm tạ vì được cử hành Thánh Thể tại đây sau nhiều năm.
“Ðối với tôi, được cầu nguyện thì như sống lại vậy”, chị Sally Qassar, một trong số các tín hữu tham dự buổi cử hành, nói.
“Buổi cầu nguyện đã mang lại cho tôi quyết tâm trở về Deir Ezzor và chấp nhận sự thiếu thốn những dịch vụ cần thiết, đồng thời tham gia tái thiết thành phố”, chị nói tiếp.
Năm 2012, phe nổi dậy ở Syria đã chiếm một phần Deir Ezzor. Cuộc nổi dậy chống chính phủ đã là một phần của cuộc nội chiến lan tràn khắp đất nước Syria. Sau đó thành phố đã bị các chiến binh Hồi giáo chiếm đóng vào năm 2014.
Cuộc chiếm đóng đã khiến hàng vạn người, trong đó có 3,000 Kitô hữu, bỏ chạy khỏi Deir Ezzor.
Tháng Mười Một năm 2017, quân đội Syria đã chiếm lại thành phố vốn đã bị phá hủy gần hết, chẳng còn những cung ứng tối thiểu như điện và nước. Dân tị nạn đã bắt đầu lên đường hồi hương. Cuộc hành trình này đã được Tổng giám mục Maurice Amseeh, nhà lãnh đạo Chính thống giáo Syria địa phương, khích lệ.
“Ðiều quan trọng bây giờ là khôi phục sự sống - là người dân và các Kitô hữu thành phố Deir Ezzor quay về đây”, Tổng giám mục Amseeh nói.
Còn Shadi Tuma, một người sinh sống tại đây, thì chưa bao giờ rời khỏi thành phố của mình, dù giữa lúc diễn ra xung đột và bạo lực.
“Deir Ezzor có những lúc khó khăn khiến nhiều gia đình phải tản cư, nhưng lòng tôi vẫn quyết ở lại thành phố này”, Tuma nói.
“Dân Deir Ezzor bao giờ cũng cùng nhau chung sống. Các Kitô hữu bao giờ cũng có mặt ở đây”.
7. Các tu huynh Lasan đến phục vụ người bản xứ nghèo ở vùng Amazon.
Ðáp lại lời mời gọi của Ðức Giáo hoàng Phanxicô “Giáo hội đi ra” và cũng là nhu cầu của tổng hội năm 2014 - mỗi miền của dòng mở một cộng đoàn tại vùng biên cương hay ngoại biên, các tu huynh Lasan đã mở một cộng đoàn mới ở vùng Amazon.
Theo lời mời của Ðức cha Adolfo Zon, Giám mục sở tại, ngày 12 tháng 01 năm 2018, miền châu Mỹ Latinh điều phối để mở cộng đoàn ở Tabatinga với 4 tu sĩ đã cư ngụ trong vùng: một người Venzuela, một Brasil và 2 Colombia.
Tại cộng đoàn mới, các tu huynh Lasan theo đặc sủng giáo dục của mình, sẽ phục vụ cư dân với đa số là ngư dân hỗn hợp và dân bản xứ.
Sau những tuần lễ đầu làm quen và hội nhập vào bối cảnh xã hội và tôn giáo, 4 thừa sai dòng Lasan đã tham gia vào một khóa đào tạo ở Manaus, về thực tại Amazon, do Rete Ecclesiale Panamazzonica (Repam) và các tu sĩ mới đến vùng này tổ chức.
Tu huynh Cláudio Da Silva chia sẻ: “Ðối với chúng tôi, là các tu huynh Lasan, đến các vùng này như các nhà truyền giáo là một thách thức đối với chúng tôi, bởi vì chúng tôi quen phục vụ trong các trường học lớn của chúng tôi, một sứ vụ rất cụ thể trong Giáo hội. Nhưng khi chúng tôi chấp nhận đến đây, chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội trở về với nguồn gốc, đó là ở với người nghèo và giữa người nghèo. Tôi tin rằng sứ vụ này, không chỉ đối với tôi, nhưng với tất cả dòng chúng tôi, là một dấu chỉ hy vọng, bởi vì đảm trách sứ vụ của Giáo hội ở vùng Amazon là tìm kiếm Vương quốc với một cách thức truyền giáo khác.”
Giữa nhiều nhu cầu của dân chúng, một điều khiến thầy Claudio ngạc nhiên chính là người trẻ. Thầy nói: “Người ta thấy rất ít người trẻ trong các cộng đồng Kitô và người ta thấy họ nhiều trên các con đường. Nhiều người trẻ dính líu đến các tội phạm, đặc biệt là ma túy. Ðó là một tình trạng thách thức tôi tìm cách giúp họ tìm ra con đường lành mạnh cho cuộc sống của họ.
Tabatinga là một thành phố có khoảng 60 ngàn dân, nằm ở cực tây của bang Amazonas của Brazil, nằm giữa biên giới ba nước Brasil, Colombia và Peru. Ðây là địa điểm của giáo phận Alto Solimões.
Các anh em tu huynh Lasan đã định cư ở đó sẽ bắt đầu dấn thân vào mục vụ giới trẻ và đào tạo các lãnh đạo cộng đồng ở các làng; dấn thân làm việc với người bản xứ, vào việc đào tạo giáo viên ở các khu vực sông và phụ trách mục vụ ở đại học
8. Cha Daniele Badiali, tử đạo ở Pêru, đến với người nghèo để gặp Thiên Chúa.
“Vado io” (Tôi đi) là tựa đề cuốn sách được nhà xuất bản truyền giáo Italia phát hành cuối năm 2017. Nhưng trước đó 20 năm, chiều ngày 16 tháng 3 năm 1997, hai tiếng “Tôi đi” này là những lời cuối cùng của cha Daniele Badiali, một nhà truyền giáo tử đạo ở Pêru. Ngày 16 tháng 3 năm 1997, sau khi cử hành Thánh lễ tại giáo xứ thánh Luy, cha đi Yauya để dâng Thánh lễ vào ban chiều.
Trên đường trở về, khi chiếc xe Jeep chở cha và Rosamaria Picozzi, một nữ tình nguyện viên người Italia đã bị chặn lại giữa đường. Một người bịt mặt có súng đã yêu cầu cô gái Rosamaria bước xuống xe với mục đích bắt cóc cô để đòi tiền chuộc, nhưng cha Daniele đã nói nhỏ với cô gái: “Con ở lại trên xe. Cha đi.” Và cha đã bước xuống. Hai ngày sau, một người du mục đã tìm thấy xác của cha Daniele. Kẻ bịt mặt đòi tiền chuộc đã giết cha vì anh ta là người quen biết cha và cha đã nhận ra anh ta.
Hai chữ ngắn ngủi “Tôi đi” này không chỉ hàm chứa ý nghĩa cái chết tử đạo của cha Daniele nhưng còn toàn bộ cuộc đời của cha. 35 năm cuộc đời ngắn ngủi, cha đã sống từng ngày với lời quyết định “tôi đi” này như một cuộc hẹn với Ðấng Tối cao.
Khi được 15 tuổi, chàng thiếu niên Daniele Badiali, quê ở Faenza, tỉnh Ravenna, Italia, đã biết đến Hội Mato Grosso, một phong trào giáo dục về truyền gíao. Từ đó, Daniele đã nhiều lần nói lời “con đi” với bố mẹ mỗi khi tham gia các kỳ trại do Hội Mato Grosso tổ chức để quyên góp giúp đỡ cho những người nghèo ở châu Mỹ Latinh. Daniele quyết định đi truyền giáo như Giorgio Nonni, một người cùng sinh quê Faenza như cậu. Năm 1984, khi được 22 tuổi, Daniele đi Pêru và sống ở Chacas. Sau khi trải qua kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên, Daniele trở về lại Italia để theo học chủng viện ở Bologna. Năm 1991, Daniele được lãnh nhận thiên chức Linh mục và được được gửi đi như một thừa sai Hồng ân đức tin, đến giáo xứ thánh Luy rộng mênh mông, nằm ở độ cao 3,500m của miền Ande, nước Pêru. 6 năm trời trong sứ vụ của một cha xứ, cha Daniele đi bộ rất nhiều, đến 60 ngôi làng, cử hành Thánh lễ, rửa tội cho dân. Cha hăng say nhiệt thành, không mệt mỏi trong sứ vụ, luôn gần gũi với người nghèo; với cây đàn guitar, cha sáng tác nhiều bài hát. Cha cảm thấy ước ao tìm ra một cách truyền giáo mới và sự cần thiết phải trở nên gương mẫu.
Tuy nhiên, sứ vụ “bình thường” của cha Daniele là sứ vụ của một người Linh mục trẻ bình thường, giữa những người nghèo vây quanh đôi khi làm cha mệt nhọc. Cha Daniele viết trong nhật ký: “Dân chúng liên tục gõ cửa để xin thức ăn, thuốc men, để xin, để xin, để xin... Tôi không biết phải làm gì... Tôi có lẽ nên chạy trốn tất cả những thứ này.” Nhưng ngay cả trong khó khăn, trong thử thách của đức tin cha gặp phải, khi nhìn thấy người nghèo và Thiên Chúa mà cha có được với những kiến thức thần học đã bị cướp đi. Cha Daniele là một nhà truyền giáo bình thường, với những nghi ngờ, nhưng cũng với đức tin luôn sâu thẳm. Dù cho những khiếm khuyết, yếu đuối và giới hạn của con người, cha Daniele đã bước đi theo Chuá, cùng với người nghèo và phục vụ họ. Hành trình của cha không là một cuộc phiêu lưu đơn độc nhưng là một cử chỉ vâng lời đi theo Chúa Kitô.
“Tôi đi”, vì cha Daniele không đợi người khác làm, không đợi điều kiện lý tưởng, không hy vọng phép lạ giải quyết những thương đau của thế giới. “Tôi đi”, thay đổi thế giới, bắt đầu từ nơi có thể, cụ thể là từ chính mình. Không ba hoa nhiều lời nhưng sống Tin mừng cách cụ thể. Sau nhiều năm trải nghiệm truyền giáo, cha Daniele đã viết: “Những lời nói không có ích trong việc thuyết phục người ta. Ðể làm chứng rằng Thiên Chúa đáng giá hơn mọi sự, tôi chỉ có sự sống của tôi, được sống trong tình thương mến.
Sáng ngày 13 tháng 02 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã cùng với Ðức Thượng phụ Youssef Absi của Antiokia, thuộc Giáo Hội Công Giáo Hy lạp Melkite, cử hành Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta ở nội thành Vatican để “cầu nguyện cho dân tộc đang chịu đau khổ, cho các Kitô hữu bị bách hại ở Trung đông. Ðây là nghi lễ biểu hiện sự hiệp thông giữa ngai tòa thánh Phêrô và Giáo Hội Công Giáo Hy lạp Melkit.
Ðức Thánh Cha không giảng nhưng ngài giải thích ý nghĩa của buổi cử hành. Ngài nói: “Thánh lễ này cùng với người anh em của chúng ta - Đức Thượng Phụ Youssef - sẽ là sự hiệp thông tông đồ: Ngài là cha của một Giáo hội, một Giáo hội rất lâu đời và đến ôm chào Phêrô, để nói 'tôi hiệp thông với Phêrô'. Ðây là ý nghĩa của việc cử hành hôm nay: cử chỉ hôn chào của cha của một Giáo hội với Phêrô. Một Giáo hội giàu truyền thống, với thần học của mình trong nền thần học Công Giáo, với phụng vụ riêng, trong giây phút này, phần lớn của Giáo hội bị đóng đinh, như Chúa Giêsu. Chúng ta dâng Thánh lễ này cho dân tộc, dân tộc đang đau khổ, cho các Kitô hữu bị bách hại ở Trung đông, những người hy sinh sự sống, tài sản của cải bởi vì bị đuổi đi. Và chúng ta dâng Thánh lễ cầu cho sứ vụ của người anh em Youssef của chúng ta.”
Cuối Thánh lễ, Ðức Thượng phụ Youssef đã đáp lời Ðức Thánh Cha Phanxicô. Ngài nói: “Tôi muốn cám ơn Đức Thánh Cha, nhân dành toàn thể Hội đồng của Giáo Hội Công Giáo Hy lạp Melkite của chúng tôi, vì Thánh lễ hiệp thông tuyệt vời này. Cá nhân tôi rất cảm động bởi tình yêu hunh đệ của Ngài, bởi các cử chỉ huynh đệm sự liên đời của Ngài đối với Giáo hội chúng tôi. Chúng tôi hứa với Ngài chúng tôi luôn gìn giữ điều tốt đẹp này trong tim chúng tôi, trong tim của mọi người chúng tôi, các giáo sĩ và tín hữu, và chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ sự kiện này, giây phút lịch sử này, thời điểm mà tôi có thể diễn tả nó đẹp biết bao: tình huynh đệ này, sự hiệp thông này nối kết tất cả các môn đệ của Chúa Kitô. Xin cám ơn Ðức Thánh Cha.
2. Ðức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Ðức tân Thượng phụ Giáo chủ Antiôkia.
Một ngày trước thánh lễ trên, cụ thể là vào lúc 11g45 trưa thứ Hai 12 tháng 02 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Ðức Thượng phụ Youssef Absi, tân Giáo chủ Antiôkia, Syria, dẫn đầu đoàn Thượng hội đồng giám mục Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp, về Roma yết kiến Ðức Thánh Cha.
Ðược biết, ngày 21 tháng 06 năm 2017, Ðức Thượng phụ Absi được Thượng hội đồng giám mục Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp bầu lên kế vị Ðức Thượng phụ Gregorios III Laham, 83 tuổi, nghỉ hưu.
Ngay sau khi đắc cử, ngày 22 tháng 06 năm 2017, Ðức tân Giáo chủ đã được Ðức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn, công nhận tính “Hiệp thông Giáo hội” của cuộc bầu cử và nhìn nhận vai trò giáo chủ của Ðức Absi.
Tại cuộc tiếp kiến, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tình hình khó khăn các cộng đoàn Kitô hữu Trung Ðông đang gặp phải. Ngài bày tỏ hy vọng các vị lãnh đạo Giáo hội, qua cuộc sống chứng từ của mình, khích lệ dân Chúa hãy ở lại quê hương mình, bất chấp việc phải đương đầu với nhiều thách đố.
Cách riêng, Ðức Thánh Cha nói, trong hoàn cảnh khó khăn này, các mục tử được mời gọi hãy thể hiện sự hiệp thông, nên một, gần gũi, trong sáng và liên đới với dân chúng đang chịu đau khổ.
Ðức Thánh Cha cho biết, ngày 23 tháng Hai năm 2018, ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình, ngài sẽ nhớ cách riêng đến mọi nạn nhân của những năm tháng đau khổ tại Syria.
Cũng nên nhắc lại, các giám mục thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp vừa kết thúc cuộc họp Thượng hội đồng tại Liban. Nhân dịp này, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh Giáo hội cần những mục tử có thể giúp tâm hồn các tín hữu hồi sinh, luôn ở bên và đồng hành với họ trên đường tìm kiếm Chúa.
Các mục tử, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh, không được dính bén tiền bạc hoặc cuộc sống xa hoa, mà phải chia sẻ cảnh nghèo với đoàn chiên đau khổ của mình. Thay vì thỏa mãn với những sự thuộc về thế gian này, ngài nói, các mục tử phải luôn hiện diện trong cụôc hành trình và dẫn dắt mọi người đến với Thiên Chúa.
3. Các Giám mục Úc mời gọi ăn chay đền tội, thống hối về nạn lạm dụng tính dục.
Nhân dịp Mùa Chay, các Giám mục Úc đã gửi một sứ điệp cho cộng đồng Công Giáo nước này. Trong sứ điệp, các Giám mục mời gọi các tín hữu dành 4 ngày ăn chay đền tội, đau buồn vì nạn lạm dụng tính dục trẻ em và cầu nguyện cho các nạn nhân được chữa lành.
Giáo Hội Công Giáo tại Úc đang đối mặt với khủng hoảng do các vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em. Hồi cuối năm 2017, Ủy ban Hoàng gia công bố phúc trình chung kết về những câu trả lời của các cơ chế đối với những vụ lạm dụng tính dục trẻ em. Ủy ban điều tra hoàng gia đã đưa một số đề nghị mà Giáo Hội Công Giáo không thể chấp nhận, như buộc các cha giải tội phải tố cáo những vụ lạm dụng tính dục trẻ em mà các vị biết được trong tòa giải tội; bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ. Các Giám mục Úc cho biết các ngài và và các lãnh đạo của các dòng tu hiện đang nghiên cứu phúc trình chung kết và các đề nghị của Ủy ban điều tra hoàng gia.
Trong sứ điệp, các Giám Mục cũng khẳng định “sự cam kết của Giáo hội trong các chính sách, thủ tục và cơ cấu để có cách đáp trả tốt hơn với những nạn nhân và gia đình họ, để thiết lập các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cho tất cả các thừa tác viên và nhân viên của Giáo Hội và để bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương. Ðối với Giáo hội, cũng như đối với các tổ chức khác, điều này cần học hỏi và phát triển dần dần, và Giáo hội sẽ tiếp tục làm.”
Các Giám Mục Úc cũng nói đến sự nhìn nhận sai lỗi của Giáo hội, các ngài viết: “Trong những năm qua, các giám mục Úc và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội thường bày tỏ sự đau buồn và xin lỗi vì những gì đã xảy ra trong quá khứ - những tổn thất mà nạn nhân phải chịu, những trường hợp che đậy, sự không tin những câu chuyện của các nạn nhân và không đáp lại với lòng trắc ẩn và công bằng, và nỗi đau khổ mà nhiều người vẫn đang chịu. Những lời xin lỗi của chúng tôi có vẻ quá ít - không phải vì nó không chân thành, nhưng vì sự tin tưởng đã bị phá vỡ.” Các Ðức cha khẳng định “quyết tâm trong việc giải quyết để đảm bảo rằng việc lạm dụng trẻ em sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa trong Giáo Hội Công Giáo và để xây dựng các mối liên kết mới của lòng tin.”
Cuối cùng, các Giám mục Úc mời gọi các tín hữu bước vào một thời điểm mới. Các ngài kêu gọi mọi người đón nhận khoảnh khắc mới này bằng cách bắt đầu mùa Mùa Chay đền tội với bốn ngày ăn chay đền tội. Các Ðức cha nhìn nhận việc ăn chay đền tội là “những thực hành tâm linh, diễn tả lòng ước mong của chúng ta về ơn hòa giải và chữa lành của Thiên Chúa.” Các Ðức cha nói: “Thông qua việc ăn chay, chúng ta hiệp nhất với các nạn nhân bị lạm dụng, những người khao khát hơn về sự chữa lành và an bình trong cuộc sống của họ. Thông qua việc đền tội, chúng ta đền tội lỗi của những người trong Hội thánh đã lạm dụng trẻ em hoặc không lắng nghe và hành động khi họ cần làm.”
Các Giám Mục Úc nhắc nhở rằng những ngày ăn chay đền tội sẽ được đánh dấu với việc cầu nguyện - tại tư gia và trong các cộng đoàn Công Giáo. Các ngài nhắc nhở các tín hữu quan tâm đến sự quan trọng của những ngày này “để chuẩn bị cho Giáo hội trả lời những đề nghi của Ủy ban hoàng gia và để làm cuộc hành trình từ Thứ Tư lế Tro đến lễ Phục Sinh.” Các Ðức Cha khẳng định là chúng ta không thể xóa đi quá khứ nhưng với sự trợ giúp của Chúa, chúng ta có thể làm cho tương lai tốt đẹp hơn
4. Một nhà thờ Công Giáo bị tấn công ở Indonesia.
Sáng thứ Hai 12 tháng 02 năm 2018, tại nhà thờ Thánh Lidwina a Yogyakarta ở Sleman, một người đàn ông đã dùng dao tấn công, làm bị thương bốn người. Cảnh sát đã khống chế được kẻ tấn công. Người này đã được xác định đó là một thanh niên 20 tuổi tên là Suliyono. Cuộc tấn công xảy ra trong lúc Thánh lễ đang được cử hành. Những người bị thương gồm một linh mục lớn tuổi người Ðức, hai người giáo dân và một cảnh sát; người đã cố gắng khống chế kẻ tấn công. Cho tới nay người ta cũng chưa biết lý do tại sao kẻ tấn công đã hành động. Trong cuộc tấn công, trước khi bị cảnh sát khống chế anh ta đã chặt đầu bức tượng của Chúa Giêsu và của Ðức Mẹ Maria.
5. Các Giám mục Hoa kỳ ra mắt trang web mới hỗ trợ hôn nhân.
Nhân Tuần lễ toàn quốc về hôn nhân ở Hoa kỳ, khai mạc ngày 07 tháng 02 năm 2018 và kết thúc vào ngày lễ thánh Valentino 14 tháng 02 năm 2018, Hội đồng Giám mục Hoa kỳ đã ra mắt trang web mới ForYourMarriage.org. Trên điện thoại di động, trang web này được sử dụng dưới hình thức của một ứng dụng.
Trang web ForYourMarriage.org, mà trang nguyên thủy đã được bắt đầu từ năm 2007, là sáng kiến của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ. Các Giám mục bắt đầu trang web này như một phần của chương trình truyền thông của sáng kiến mục vụ toàn quốc về hôn nhân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ưu tiên về hôn nhân và gia đình của Hội đồng Giám mục.
Ðức Tổng Giám mục Charles J. Chaput của Philadelphia, Chủ tịch Ủy ban về Giáo dân, Hôn nhân, Ðời sống gia đình và Giới trẻ, chia sẻ: “Tôi hy vọng chương trình này sẽ đưa sứ điệp của Chúa về kế hoạch hôn nhân đến với nhiều người và sẽ là một nguồn trợ giúp cho các người chồng người vợ ở mọi giai đoạn trong hành trình ơn gọi của họ.”
Nhờ sự trợ giúp nhận được từ chiến dịch Truyền thông Công Giáo, trang web mới bao gồm nội dung được cập nhật, các biểu đồ và một phần mới dành cho các thừa tác viên hướng dẫn về hôn nhân và gia đình.
Trang web ForYourMarriage.org có nhiều nguồn tài liệu về ý nghĩa và vẻ đẹp của hôn nhân trong kế hoạch của Chúa và cung cấp sự hỗ trợ cho các đôi vợ chồng ở mọi giai đoạn trong hành trình hôn nhân của họ. Có những phần dành cho việc hò hẹn, chuẩn bị hôn nhân, hôn nhân hỗn hợp, làm cha và gia đình, kế hoạch gia đình tự nhiên, các giai đoạn của hôn nhân, vv.. Một phần tài liệu về hôn nhân cung cấp các lời khuyên, các liên kết hỗ trợ hôn nhân và các giải pháp cho những thách thức chung. Cuối cùng, các câu hỏi cụ thể về việc lên kế hoạch đám cưới theo nghi thức Công Giáo và các tài liệu và giáo huấn của Giáo hội cũng có trên trang web.
Bên cạnh các nguồn tài liệu, trang web cũng dành một phần cho các đôi vợ chồng muốn trình bày các kinh nghiêm thật của họ trong đời sống hôn nhân như đính hôn, mới cưới, cho đến các giai đoạn của các đôi già nhất và trung thành với bí tích hôn nhân. Các bài viết nổi bật cũng có các bài phê bình sách, báo cáo về các sự kiện đang xảy ra và các nghiên cứu liên quan đến hôn nhân và các giáo huấn mới về hôn nhân và gia đình của Ðức Thánh Cha.
6. Syria: Các Kitô hữu Syria hồi hương và cử hành Phụng vụ Thánh Thể trong ngôi nhà thờ đổ nát.
Lần đầu tiên, sau gần sáu năm, các Kitô hữu Chính thống giáo thuộc phía Ðông thành phố Deir Ezzor, Syria, mới được cử hành phụng vụ tại ngôi nhà thờ Ðức Mẹ Maria của mình.
“Ðối với chúng tôi, là cả một cảm giác không thể tả nổi khi cầu nguyện trong ngôi nhà thờ gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, nhưng đã mang lại cho cõi lòng chúng tôi niềm an ủi và một sứ điệp hy vọng cho dân chúng thành phố hãy hồi hương và tham gia xây dựng lại thành phố”: đó là phát biểu của Thượng phụ Ignatius Aphrem II, Giáo chủ Antiôkia, Syria, vị đã chủ sự buổi cử hành phụng vụ tại ngôi nhà thờ này.
Buổi cử hành phụng vụ diễn ra vào thứ Bảy 3 tháng Hai năm 2018, với khoảng hai chục tín hữu, cùng với vài giáo sĩ Hồi giáo địa phương. Vì bàn thờ đã bị hỏng nặng, nên phải dùng tạm một chiếc bàn xếp, phủ vải trắng lên, để cử hành Thánh Thể.
Dù cửa nẻo chẳng còn, dây nhợ vương vãi và những mảnh đạn đại bác rải rác khắp lòng nhà thờ, các tín hữu vẫn cảm tạ vì được cử hành Thánh Thể tại đây sau nhiều năm.
“Ðối với tôi, được cầu nguyện thì như sống lại vậy”, chị Sally Qassar, một trong số các tín hữu tham dự buổi cử hành, nói.
“Buổi cầu nguyện đã mang lại cho tôi quyết tâm trở về Deir Ezzor và chấp nhận sự thiếu thốn những dịch vụ cần thiết, đồng thời tham gia tái thiết thành phố”, chị nói tiếp.
Năm 2012, phe nổi dậy ở Syria đã chiếm một phần Deir Ezzor. Cuộc nổi dậy chống chính phủ đã là một phần của cuộc nội chiến lan tràn khắp đất nước Syria. Sau đó thành phố đã bị các chiến binh Hồi giáo chiếm đóng vào năm 2014.
Cuộc chiếm đóng đã khiến hàng vạn người, trong đó có 3,000 Kitô hữu, bỏ chạy khỏi Deir Ezzor.
Tháng Mười Một năm 2017, quân đội Syria đã chiếm lại thành phố vốn đã bị phá hủy gần hết, chẳng còn những cung ứng tối thiểu như điện và nước. Dân tị nạn đã bắt đầu lên đường hồi hương. Cuộc hành trình này đã được Tổng giám mục Maurice Amseeh, nhà lãnh đạo Chính thống giáo Syria địa phương, khích lệ.
“Ðiều quan trọng bây giờ là khôi phục sự sống - là người dân và các Kitô hữu thành phố Deir Ezzor quay về đây”, Tổng giám mục Amseeh nói.
Còn Shadi Tuma, một người sinh sống tại đây, thì chưa bao giờ rời khỏi thành phố của mình, dù giữa lúc diễn ra xung đột và bạo lực.
“Deir Ezzor có những lúc khó khăn khiến nhiều gia đình phải tản cư, nhưng lòng tôi vẫn quyết ở lại thành phố này”, Tuma nói.
“Dân Deir Ezzor bao giờ cũng cùng nhau chung sống. Các Kitô hữu bao giờ cũng có mặt ở đây”.
7. Các tu huynh Lasan đến phục vụ người bản xứ nghèo ở vùng Amazon.
Ðáp lại lời mời gọi của Ðức Giáo hoàng Phanxicô “Giáo hội đi ra” và cũng là nhu cầu của tổng hội năm 2014 - mỗi miền của dòng mở một cộng đoàn tại vùng biên cương hay ngoại biên, các tu huynh Lasan đã mở một cộng đoàn mới ở vùng Amazon.
Theo lời mời của Ðức cha Adolfo Zon, Giám mục sở tại, ngày 12 tháng 01 năm 2018, miền châu Mỹ Latinh điều phối để mở cộng đoàn ở Tabatinga với 4 tu sĩ đã cư ngụ trong vùng: một người Venzuela, một Brasil và 2 Colombia.
Tại cộng đoàn mới, các tu huynh Lasan theo đặc sủng giáo dục của mình, sẽ phục vụ cư dân với đa số là ngư dân hỗn hợp và dân bản xứ.
Sau những tuần lễ đầu làm quen và hội nhập vào bối cảnh xã hội và tôn giáo, 4 thừa sai dòng Lasan đã tham gia vào một khóa đào tạo ở Manaus, về thực tại Amazon, do Rete Ecclesiale Panamazzonica (Repam) và các tu sĩ mới đến vùng này tổ chức.
Tu huynh Cláudio Da Silva chia sẻ: “Ðối với chúng tôi, là các tu huynh Lasan, đến các vùng này như các nhà truyền giáo là một thách thức đối với chúng tôi, bởi vì chúng tôi quen phục vụ trong các trường học lớn của chúng tôi, một sứ vụ rất cụ thể trong Giáo hội. Nhưng khi chúng tôi chấp nhận đến đây, chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội trở về với nguồn gốc, đó là ở với người nghèo và giữa người nghèo. Tôi tin rằng sứ vụ này, không chỉ đối với tôi, nhưng với tất cả dòng chúng tôi, là một dấu chỉ hy vọng, bởi vì đảm trách sứ vụ của Giáo hội ở vùng Amazon là tìm kiếm Vương quốc với một cách thức truyền giáo khác.”
Giữa nhiều nhu cầu của dân chúng, một điều khiến thầy Claudio ngạc nhiên chính là người trẻ. Thầy nói: “Người ta thấy rất ít người trẻ trong các cộng đồng Kitô và người ta thấy họ nhiều trên các con đường. Nhiều người trẻ dính líu đến các tội phạm, đặc biệt là ma túy. Ðó là một tình trạng thách thức tôi tìm cách giúp họ tìm ra con đường lành mạnh cho cuộc sống của họ.
Tabatinga là một thành phố có khoảng 60 ngàn dân, nằm ở cực tây của bang Amazonas của Brazil, nằm giữa biên giới ba nước Brasil, Colombia và Peru. Ðây là địa điểm của giáo phận Alto Solimões.
Các anh em tu huynh Lasan đã định cư ở đó sẽ bắt đầu dấn thân vào mục vụ giới trẻ và đào tạo các lãnh đạo cộng đồng ở các làng; dấn thân làm việc với người bản xứ, vào việc đào tạo giáo viên ở các khu vực sông và phụ trách mục vụ ở đại học
8. Cha Daniele Badiali, tử đạo ở Pêru, đến với người nghèo để gặp Thiên Chúa.
“Vado io” (Tôi đi) là tựa đề cuốn sách được nhà xuất bản truyền giáo Italia phát hành cuối năm 2017. Nhưng trước đó 20 năm, chiều ngày 16 tháng 3 năm 1997, hai tiếng “Tôi đi” này là những lời cuối cùng của cha Daniele Badiali, một nhà truyền giáo tử đạo ở Pêru. Ngày 16 tháng 3 năm 1997, sau khi cử hành Thánh lễ tại giáo xứ thánh Luy, cha đi Yauya để dâng Thánh lễ vào ban chiều.
Trên đường trở về, khi chiếc xe Jeep chở cha và Rosamaria Picozzi, một nữ tình nguyện viên người Italia đã bị chặn lại giữa đường. Một người bịt mặt có súng đã yêu cầu cô gái Rosamaria bước xuống xe với mục đích bắt cóc cô để đòi tiền chuộc, nhưng cha Daniele đã nói nhỏ với cô gái: “Con ở lại trên xe. Cha đi.” Và cha đã bước xuống. Hai ngày sau, một người du mục đã tìm thấy xác của cha Daniele. Kẻ bịt mặt đòi tiền chuộc đã giết cha vì anh ta là người quen biết cha và cha đã nhận ra anh ta.
Hai chữ ngắn ngủi “Tôi đi” này không chỉ hàm chứa ý nghĩa cái chết tử đạo của cha Daniele nhưng còn toàn bộ cuộc đời của cha. 35 năm cuộc đời ngắn ngủi, cha đã sống từng ngày với lời quyết định “tôi đi” này như một cuộc hẹn với Ðấng Tối cao.
Khi được 15 tuổi, chàng thiếu niên Daniele Badiali, quê ở Faenza, tỉnh Ravenna, Italia, đã biết đến Hội Mato Grosso, một phong trào giáo dục về truyền gíao. Từ đó, Daniele đã nhiều lần nói lời “con đi” với bố mẹ mỗi khi tham gia các kỳ trại do Hội Mato Grosso tổ chức để quyên góp giúp đỡ cho những người nghèo ở châu Mỹ Latinh. Daniele quyết định đi truyền giáo như Giorgio Nonni, một người cùng sinh quê Faenza như cậu. Năm 1984, khi được 22 tuổi, Daniele đi Pêru và sống ở Chacas. Sau khi trải qua kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên, Daniele trở về lại Italia để theo học chủng viện ở Bologna. Năm 1991, Daniele được lãnh nhận thiên chức Linh mục và được được gửi đi như một thừa sai Hồng ân đức tin, đến giáo xứ thánh Luy rộng mênh mông, nằm ở độ cao 3,500m của miền Ande, nước Pêru. 6 năm trời trong sứ vụ của một cha xứ, cha Daniele đi bộ rất nhiều, đến 60 ngôi làng, cử hành Thánh lễ, rửa tội cho dân. Cha hăng say nhiệt thành, không mệt mỏi trong sứ vụ, luôn gần gũi với người nghèo; với cây đàn guitar, cha sáng tác nhiều bài hát. Cha cảm thấy ước ao tìm ra một cách truyền giáo mới và sự cần thiết phải trở nên gương mẫu.
Tuy nhiên, sứ vụ “bình thường” của cha Daniele là sứ vụ của một người Linh mục trẻ bình thường, giữa những người nghèo vây quanh đôi khi làm cha mệt nhọc. Cha Daniele viết trong nhật ký: “Dân chúng liên tục gõ cửa để xin thức ăn, thuốc men, để xin, để xin, để xin... Tôi không biết phải làm gì... Tôi có lẽ nên chạy trốn tất cả những thứ này.” Nhưng ngay cả trong khó khăn, trong thử thách của đức tin cha gặp phải, khi nhìn thấy người nghèo và Thiên Chúa mà cha có được với những kiến thức thần học đã bị cướp đi. Cha Daniele là một nhà truyền giáo bình thường, với những nghi ngờ, nhưng cũng với đức tin luôn sâu thẳm. Dù cho những khiếm khuyết, yếu đuối và giới hạn của con người, cha Daniele đã bước đi theo Chuá, cùng với người nghèo và phục vụ họ. Hành trình của cha không là một cuộc phiêu lưu đơn độc nhưng là một cử chỉ vâng lời đi theo Chúa Kitô.
“Tôi đi”, vì cha Daniele không đợi người khác làm, không đợi điều kiện lý tưởng, không hy vọng phép lạ giải quyết những thương đau của thế giới. “Tôi đi”, thay đổi thế giới, bắt đầu từ nơi có thể, cụ thể là từ chính mình. Không ba hoa nhiều lời nhưng sống Tin mừng cách cụ thể. Sau nhiều năm trải nghiệm truyền giáo, cha Daniele đã viết: “Những lời nói không có ích trong việc thuyết phục người ta. Ðể làm chứng rằng Thiên Chúa đáng giá hơn mọi sự, tôi chỉ có sự sống của tôi, được sống trong tình thương mến.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Công tác ngày 27/7/2014
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN