Chúa Cha yêu mến anh em (16.5.2015 – Thứ bảy Tuần 6 Phục sinh)
Chúa Cha yêu mến anh em
Lời Chúa: Ga 16, 23b-28
Khi ấy, Đức Giêu nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo thật anh em: anh em
mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cho đến
nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm
vui của anh em nên trọn vẹn. Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói những điều ấy với anh
em. Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ
nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở. Ngày ấy, anh em sẽ nhân danh
Thầy mà xin, và Thầy không nói với anh em là Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha cho anh
em. Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin
rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế
gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha.”
Suy niệm:
Allah là
tên của Thiên Chúa trong Hồi giáo.
Ngài được tôn kính bằng 99 danh
hiệu khác nhau:
Đấng Tối cao, Đấng Nhân hậu, Đấng
Toàn năng, Đấng Vĩnh cửu…
Danh hiệu thứ 100 sẽ được mặc khải
ở đời sau.
Nhưng Allah không bao giờ được gọi
là Cha,
vì Ngài không sinh con.
Kitô giáo
yêu mến Đức Giêsu và tin Ngài là Con Thiên Chúa.
Thiên Chúa chính là Cha của Đức
Giêsu.
Đức Giêsu vẫn gọi Thiên Chúa bằng
tiếng Abba thân thương.
Cuộc đời Đức Giêsu nơi trần gian
giống như một cuộc ra đi và trở về.
Ngài từ Thiên Chúa Cha mà đến thế
gian (cc. 27-28),
rồi Ngài lại bỏ thế gian mà đến
cùng Chúa Cha, sau khi hoàn thành sứ vụ.
Sứ vụ của Ngài là vén mở cho môn đệ
về Chúa Cha (c. 25),
và đưa họ đi vào chỗ thân tình gần
gũi với Người Cha ấy.
Chúa Cha ở trong thế giới thần
linh,
nhưng thế giới ấy lại có những cửa sổ
mở ra với thế giới con người.
Trong bài
Tin Mừng hôm nay, Thầy Giêsu kêu mời các môn đệ
hãy mạnh dạn đến với Cha và nài
xin.
Đây là điều trước đây họ chưa từng
làm (c. 24a).
Đã đến lúc mạnh dạn đưa ra những
thỉnh nguyện nhân danh Thầy Giêsu.
Nhân danh Thầy Giêsu mà xin cùng
Chúa Cha
là điều vẫn nằm ở phần cuối của mỗi
lời nguyện trong Giáo Hội.
Khi cầu xin nhân danh Thầy Giêsu,
chúng ta hiệp nhất với Thầy,
nên lời xin của chúng ta dễ được
Chúa Cha đoái nhận.
Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta mọi sự
nhân danh Đức Giêsu (c. 23).
Hơn thế nữa, chính Chúa Cha cũng
yêu mến chúng ta (c. 27),
và muốn cho chúng ta ơn lớn nhất
là đi vào tương quan với Ba Ngôi
ngay từ khi còn sống ở trần gian.
“Cứ xin
đi, anh em sẽ được,
để niềm vui của anh em nên trọn
vẹn” (c. 24).
Khi sắp được về hưởng niềm vui bên
Chúa Cha (Ga 14, 28),
thấy các môn đệ buồn phiền, Thầy
Giêsu đã nói nhiều về niềm vui.
Thầy muốn chia sẻ cho họ niềm vui của mình,
Ba lần Ngài nói đến niềm vui trọn vẹn hứa ban cho họ (Ga
15,11; 16,24; 17,13).
Ngài còn hứa cho họ niềm vui mà không ai sẽ lấy được (Ga 16, 22).
Chuẩn bị mừng lễ Chúa Thăng Thiên,
chúng ta xin được niềm vui đó,
niềm vui của những người đã chạm
đến trời cao.
Cầu nguyện:
Lạy Cha từ ái,
đây là niềm tin của con.
Con tin Cha là Tình yêu,
và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng
con.
Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,
cả những khi Cha thinh lặng hay vắng
mặt,
cả những khi Cha như chịu thua sức
mạnh của ác nhân,
con vẫn tin Cha là Cha toàn năng
nhân ái.
Con tin Cha không chịu thua con về
lòng quảng đại,
chẳng để con thiệt thòi khi dám sống
cho Cha.
Con tin rằng nơi lòng
những người cứng cỏi nhất
cũng có một đốm lửa của sự thiện,
được vùi sâu dưới những lớp tro.
Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân
thành
cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng
rỡ.
Con tin rằng chẳng có
giọt nước mắt nào vô ích,
thế giới vẫn tồn tại
nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.
Con tin rằng chiến thắng
cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa
cầu.
Con tin rằng dòng lịch sử
của loài người và vũ trụ
đang chuyển mình tiến về với Cha,
qua trung gian tuyệt vời của Chúa
Giêsu
và sức tác động mãnh liệt của Thánh
Thần.
Con tin rằng dần dần mỗi
người sẽ gặp nhau,
vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,
mọi dị biệt, thành kiến,
để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc
cuộc đời
mà về nhà Cha
là nơi hạnh phúc viên mãn.
Lạy Cha, đó là niềm tin
của con.
Xin Cha cho con dám sống niềm tin
ấy. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ