Lạy Cha chúng con (18.6.2015 – Thứ năm 11 Tuần Thường niên)
Lạy Cha chúng con
Lời
Chúa: Mt 6, 7-15
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện,
anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận
lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh
em cầu xin.Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:
Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
triều đại Cha mau đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng
như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay
lương thực hằng ngày;
xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha
cho những người có lỗi với chúng con;
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Thật
vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ
cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ
không tha lỗi cho anh em.”
Suy
niệm:
Chúng ta
không thể lèo lái hay ép buộc Thiên Chúa
bằng những lải nhải dài dòng hay
bằng những câu thần chú.
Cầu nguyện không phải là thông báo
cho Chúa biết nhu cầu của ta (c. 8).
Cha
Teilhard de Chardin đã viết:
“Chúng
ta phải cầu xin Chúa không phải vì lề luật buộc như thế,
cũng
không phải vì Chúa không biết ta cần gì.
Không,
kinh nguyện là tình yêu, là cách diễn tả tình yêu.”
Thiên
Chúa thích nghe miệng chúng ta nói lên nhu cầu của mình.
Đức Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, Abba, như
Ngài đã gọi.
Abba
là tiếng gọi âu yếm thân thương của đứa con đối với người cha.
Khi
gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta thấy mình hết sợ hãi và xa cách.
Cha
siêu việt và quyền uy, nhưng Cha không áp bức và bắt con làm nô lệ,
Cha
cao sang ở trên trời nhưng Cha lại gần gũi với nhu cầu của con cái.
Ba lời cầu xin đầu tiên đều hướng về Cha: Danh Cha, Nước
Cha, và Ý Cha.
Danh
Cha được vinh hiển khi Nước Cha được thành tựu, Ý Cha được thể hiện.
Nước
Cha đã đến rồi với sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu,
nhưng
chúng ta vẫn phải cầu xin cho Nước ấy mau đến cách viên mãn.
Ý Cha và
quyền tối cao của Cha đã được thể hiện trọn vẹn trên trời rồi,
nhưng
còn phải được thể hiện dưới đất nữa, nơi mọi người và nơi từng người.
Ba lời
cầu đầu tiên, là những lời trực tiếp nài xin Cha.
Làm
cho Danh Cha được biết đến, Nước Cha được nhìn nhận,
Ý Cha
được tuân hành : đó là công việc của Cha cho đến tận thế.
Nhưng
việc đó cũng cần sự cộng tác hằng ngày của mỗi Kitô hữu
qua
việc họ sống tận căn những đòi hỏi gai góc của Nước Trời,
để cho
thấy Nước Trời đã đến trên mặt đất.
Bốn lời cầu xin sau nhắm đến nhu cầu cụ thể của các môn
đệ.
Xin
lương thực hàng ngày là điều cần thiết cho họ,
những
người nay đây mai đó, sống nhờ lòng tốt của người nghe.
Xin ơn
tha thứ là điều ta cần mỗi ngày từ Chúa, sau bao sai lỗi,
mà
cũng là điều ta phải trao lại cho anh em.
Xin
Chúa đừng đưa chúng ta vào cơn thử thách quá sức chịu đựng
đến
mức mất đức tin và quỵ ngã.
Nhưng
xin Chúa gìn giữ và giải thoát chúng ta khỏi Ác Thần.
Kinh Lạy Cha giúp chúng ta trò chuyện với chính Thiên
Chúa là Cha.
Chúng
ta được mở ra trước thế giới trên trời nơi Cha ngự trị,
nhưng
cũng được mở ra trước thế giới dưới đất của con người.
Một
thế giới có bao người thiếu bánh ăn, cần được chia sẻ.
Một
thế giới có nhiều xung đột và hận thù, cần sự bao dung thứ tha.
Một
thế giới hỗn loạn với bao điều phải chấn chỉnh cho hợp Ý Chúa.
Một
thế giới không biết mình là anh em, con cùng một Cha.
Kinh
Lạy Cha bao giờ cũng nhắc chúng ta về những điều dang dở…
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến.
Xin
đừng mỉm cười mà nói rằng
Chúa
đã ở bên chúng con rồi.
Có cả triệu người chưa biết Chúa.
Nhưng
biết Chúa thì được cái gì ?
Chúa
đến để làm gì
nếu
đời sống con cái của Chúa
cứ
tiếp tục y như cũ ?
Xin hoán cải
chúng con.
Xin lay chuyển chúng con.
Ước gì sứ
điệp của Chúa
trở nên máu thịt của chúng con,
trở nên lẽ sống của cuộc đời
chúng con.
Ước gì sứ
điệp đó
lôi chúng con ra khỏi sự an
nhiên tự tại,
và đòi buộc chúng con,
làm chúng con không yên.
Bởi lẽ chỉ
như thế,
sứ điệp đó mới mang lại cho
chúng con
bình an sâu xa,
thứ bình an khác hẳn,
đó
là Bình An của Chúa.
(Helder Câmara)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ