Bảy mươi lần bảy (13.8.2015 – Thứ năm Tuần 19 Thường niên)
Bảy mươi lần bảy
Lời Chúa: Mt 18, 21 – 19, 1
Khi ấy, ông Phêrô đến gần Ðức Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa
Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải
bảy lần không?” Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy
mươi lần bảy. Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi
các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta
dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ
ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp
mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả
hết.” Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn
món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y
một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’ Bấy giờ
người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho
tôi, tôi sẽ lo trả anh.’ Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến
khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới
đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ tôn chủ cho đòi y đến và
bảo: ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van
xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta
đã thương xót ngươi sao?’ Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành
hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ
đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ
cho anh em mình.”
Khi Ðức Giêsu giảng dạy những điều ấy xong, Người rời
khỏi miền Galilê và đi đến miền Giuđê, bên kia sông Giođan.
Suy niệm:
Có khoảng cách rất lớn giữa mười ngàn yến vàng
với một trăm quan tiền.
Mười
ngàn yến vàng bằng một trăm triệu quan tiền.
Vậy
mà người vừa được tha món tiền cực lớn ấy,
lại
không tha được cho bạn của mình một món tiền tương đối nhỏ.
Thái
độ độc ác này khiến tôi nhìn lại mình và tự hỏi tại sao.
Tại
sao tôi không tha cho anh em tôi những điều nhỏ mọn hàng ngày,
trong
khi Chúa vẫn tha cho tôi những món nợ rất lớn?
Dù
một trăm quan tiền là hơn ba tháng lương của người lao động,
nhưng
nó chẳng là gì so với món tiền lớn tôi mắc nợ Chủ tôi.
Tôi
mắc nợ Ngài sự hiện hữu của tôi trên đời và tất cả những gì tôi có.
Tôi
mắc nợ Ngài vì tình yêu bao la Ngài dành cho tôi.
Món
nợ lớn vô cùng, vì tôi là thụ tạo, còn Ngài là Tạo Hóa.
“Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi
sẽ lo trả hết” (cc. 26. 29).
Cả
hai người đầy tớ đều sấp mình van xin như thế
khi
cả hai đều không thể nào trả ngay được món nợ.
Nhưng
hai câu trả lời nhận được lại khác nhau.
Chỉ
vị vua mới biết chạnh lòng thương xót và tha toàn bộ số nợ (c. 27).
Còn
người đầy tớ vừa được tha món nợ lớn, lại không có lòng thương xót này.
Anh
ta thích dùng sức mạnh và quyền lực để giải quyết.
Túm
lấy, bóp cổ, tống bạn mình vào ngục cho đến khi trả xong.
Lẽ
ra anh ta phải cư xử với bạn mình như ông chủ đã cư xử với anh.
Đó
chính là nội dung lời buộc tội của ông chủ giận dữ:
“Ngươi
không phải thương xót đồng bạn,
như chính ta đã thương xót ngươi sao ?” (c.
33).
Lòng
thương xót anh nhận được đã không trở thành dòng suối mát
chảy
đến với người bạn đang cần chút xót thương.
Chính
vì thế sự tha thứ mà anh nhận được từ chủ
phút
chốc bị rút lại, bị xóa sạch.
Anh
lại bị trở về tình trạng trước đây,
bị
quân lính hành hạ, bị tù đầy cho đến khi trả hết (c. 34).
Sự
tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta
chỉ
ở lại với điều kiện là nó được chuyển đi, chứ không giữ lại.
Giữ
lại đồng nghĩa với bị rút lại.
Món
quà tôi nhận được từ Cha phải trở thành món quà tôi trao cho anh em.
Trong cuộc sống, chúng ta là con nợ của nhau,
người này nợ người kia.
Trước
những xúc phạm của người anh em trong cộng đoàn,
Phêrô
nghĩ phải chăng nên tha đến bảy lần.
Đức
Giêsu mời ta tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha đến vô cùng.
Ngài
mời ta đi vào chỗ sâu nhất trong trái tim Thiên Chúa.
Sự
tha thứ bắt nguồn từ tấm lòng, từ trái
tim (c. 35).
Một
trái tim tàn nhẫn chỉ biết đến một sự công bằng cứng cỏi.
Thế
giới hôm nay cần một trái tim tha thứ hơn bao giờ.
Những
nước nghèo mong chờ được tha những món nợ lớn.
Có
những mối thù cần được tha giữa các sắc tộc, quốc gia, tôn giáo…
Người
Kitô hữu chúng ta giúp gì cho sự tha thứ trong thế giới hôm nay?
Cầu nguyện:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê
thống trị và chiếm đoạt,
xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe
phái chia rẽ,
xin dạy con biết cộng tác và đồng
trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy
hàng rào kỳ thị,
xin dạy con biết coi mọi người như
anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh
ròng,
xin cho các Kitô hữu chúng con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người bé nhỏ.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ