Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Armenia tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô</b>
25/06/2016 12:00:00 SA
Chiều ngày 24-6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Yerevan để bắt đầu chuyến viếng thăm 3 ngày tại Cộng hòa Armenia, cho đến chiều Chúa Nhật 26-6.
Đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ 14 của ngài tại nước ngoài và Armenia là quốc gia thứ 22 được ngài đến thăm. Đức Thánh Cha sẽ trở lại vùng Caucase này để viếng thăm 2 nước láng giềng của Armenia là Cộng hòa Georgia và Azerbaigian vào tháng 9 năm nay.
Cùng đi với Đức Thánh Cha trên chuyến bay có đoàn tùy tùng gồm 30 người và 70 ký giả Italia và quốc tế, không kể hơn 600 ký giả đã đăng ký tại phòng báo chí của Armenia để theo dõi và tường thuật về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Armenia là một quốc gia bé nhỏ chỉ rộng gần 30 ngàn cây số vuông, với hơn 2 triệu 900 ngàn dân cư, trong đó 90% là tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia tông truyền, và khoảng 10% tức là 280 ngàn tín hữu Công Giáo Armenia, với 3 giáo phận do 3 Giám Mục coi sóc và 40 giáo xứ được 30 linh mục triều và dòng phụ trách. Ngoài ra có 50 ngàn tín hữu Công Giáo la tinh sinh sống tại nước này.
Trên huy hiệu chính thức cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha có hàng chữ: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Armenia từ 24 đến 26-6-2016. Cuộc viếng thăm tại nước Kitô đầu tiên.” Armenia đã được rửa tội theo Kitô giáo hồi năm 301, tức là 12 năm trước khi đế quốc Roma được hoàng đế Constantino tha bắt đạo.
Biến cố kỷ niệm 1700 năm Armenia lãnh nhận bí tích rửa tội đã được mừng trọng thể cách đây 15 năm (2001), đặc biệt với cuộc viếng thăm của thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng tại đây từ ngày 25 đến 27-9-2001.
Sau 4 giờ bay, vượt qua 3 ngàn cây số, Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đã tới phi trường Zvartnots của thủ đô Yerevan vào lúc gần 3 giờ chiều giờ địa phương, tức là gần 1 giờ trưa giờ Roma. Yerevan ở cao độ 1 ngàn mét và có từ 3 ngàn năm nay. Đây cũng là thành phố lớn nhất của Armenia với hơn 1 triệu 200 ngàn dân cư, tức là chiếm hơn 1 phần 3 dân số toàn quốc.
Tổng thống Cộng hòa Armenia, Ông Serzb Sargsyan, cùng với phu nhân và Đức Tổng Thượng phụ Karekin II và Đức Thượng Phụ Công Giáo Armenia Grégoire Pierre 20 Ghabroan cùng một số Giám Mục Công Giáo và chính quyền đã chào đón Đức Thánh Cha tận chân thang máy bay. Hai em bé trong y phục truyền thống đã dâng cho ngài bánh và muối như một cử chỉ chào mừng.
Sau nghi thức chào cờ và duyệt qua hàng quân danh dự, Đức Thánh Cha đã được tháp tùng về trụ sở Giáo Hội Armenia Tông Truyền ở Etchmiadzin cách đó 12 cây số.
Tòa Thánh của Giáo Hội Armenia Tông Truyền tại Etchmiadzin
Thành phố này chỉ có 56 ngàn dân cư cách thủ đô Yerevan 18 cây số về mạn tây, gồm nhiều dinh thự khác nhau, trong đó có dinh tông tòa, Nhà thờ chính tòa, giáo phủ, chủng viện, nhà khách và một bảo tàng viện lưu trữ nhiều bảo vật và thủ bán quí giá. Đây la “Vaticvan” của Giáo Hội Armenia tông truyền, trung tâm hành chánh và tôn giáo của Armenia sau khi Kitô giáo được chọn làm quốc giáo tại đây từ năm 301.
Theo truyền thống, các cuộc viếng thăm của các vị thủ lãnh tôn giáo bắt đầu với một nghi thức cầu nguyện ngắn tại Nhà thờ chính tòa ở Etchmiadzin và Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không đi ra ngoài thông lệ đó của Giáo Hội Armenia Tông truyền.
Nghi thức bắt đầu bằng bài nguyện ca Hrashapar dâng kính thánh Gregorio Vị Soi sáng, trong khi Đức Thánh Cha và Đức Karekin II cùng hôn bàn thờ, và hai vị Giám Mục đọc thánh vịnh 122: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Nào ta hãy đi về nhà Chúa. Chân chúng tôi đã dừng lại ở cửa ngươi, hỡi Jerusalem!”.
Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Tổng thượng Phụ Karekin, Đức Thánh Cha ca ngợi đức tin của nhân dân Armenia, sự giao hảo và cộng tác tốt đẹp giữa Giáo Hội này với Cộng Giáo, đồng thời ngài nhắc đến những thách đố đang chờ đợi hai Giáo Hội. Ngài nói:
“Trong dịp long trọng này, tôi cảm tạ Chúa vì ánh sáng đức tin được thắp lên nơi đất nước của anh chị em, niềm tin đã mang lại cho Armenia căn tính đặc thù và làm cho Armenia trở thành sứ giả của Chúa Kitô giữa các dân nước. Chúa Kitô là vinh quang, là ánh sáng, là mặt trời chiếu soi anh chị em và ban cho anh chị em sự sống mới, tháp tùng và nâng đỡ anh chị em, đặc biệt trong những lúc thử thách cam go. Tôi cúi đầu trước lòng thương xót của Chúa, Đấng đã muốn cho Armenia trở thành quốc gia đầu tiên, ngay từ năm 301, đón nhận Kitô giáo như tôn giáo của mình, trong một thời kỳ đế quốc Roma vẫn còn hung hăng bách hại.
Niềm tin nơi Chúa Kitô, đối với Armenia không phải như chiếc áo người ta có thể mặc vào hoặc cởi ra tùy theo hoàn cảnh hoặc theo cơ hội thuận tiện, nhưng là một thực tại cấu thành chính căn tính của mình, một hồng ân bao la cần đón nhận và gìn giữ với quyết tâm và lòng can đảm, dù phải hy sinh mạng sống. Như Thánh Gioan Phaolô 2 đã viết, “Với phép rửa của cộng đoàn Armenia [...] đã nảy sinh một căn tính mới của dân tộc, sau này trở nên thành phần cấu thành và không thể tách rời khỏi chính bản thể của Armenia. Từ đó không còn có thể nghĩ rằng, trong số các yếu tố cấu thành căn tính ấy, không có niềm tin nơi Chúa Kitô như một yếu tố nòng cốt” (Tông Thư nhân 1700 năm dân Armenia chịu phép rửa, 2-2-2001). Xin Chúa chúc lành cho anh chị vì chứng tá đức tin sáng ngời, chứng tỏ cụ thể hiệu năng mạnh mẽ và phong phú của phép rửa tội được lãnh nhận cách đây hơn 1.700 năm..
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Tôi cảm tạ Chúa vì hành trình mà Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã thực hiện qua cuộc đối thoại chân thành và huynh đệ, để đạt tới sự chia sẻ trọn vẹn bàn tiệc Thánh Thể. Xin Chúa Thánh Linh giúp chúng ta thực hiện sự hiệp nhất mà Chúa đã cầu xin, để các môn đệ của Người được nên một, hầu cho thế gian tin.
Đức Thánh Cha nhắc đến những giai đoạn quan trọng trong cuộc đối thoại đại kết giữa hai Giáo Hội, với sự đẩy mạnh trong thời gian gần đây nhờ Đức Tổng Thượng Phụ Vasken I và Karekin I, nhờ thánh Gioan Phaolô 2 và Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16.
Nhắc đến những thách đố đang chờ đợi, Đức Thánh Cha nói:
“Rất tiếc là thế giới đang bị ghi đậm những chia rẽ và xung đột, cũng như những hình thức nghèo đói trầm trọng về vật chất và tinh thần, kể cả nạn bóc lột người, cho đến cả các trẻ em và người già, thế giới ấy đang chờ đợi nơi các tín hữu Kitô một chứng tá về sự quí chuộng nhau và cộng tác huynh đệ, làm cho quyền năng và chân lý về sự phục sinh của Chúa Kitô chiếu tỏa rạng ngời trước mặt mọi lương tâm. Sự dấn thân kiên nhẫn và đổi mới tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn, sự tăng cường những sáng kiến chung và sự cộng tác giữa mọi môn đệ của Chúa để mưu công ích, giống như ánh sáng rạng ngời trong đêm đen và là một lời kêu gọi hãy sống trong tình bác ái và cảm thông nhau, dù có những khác biệt. Tinh thần đại kết có một giá trị gương mẫu kể cả đối với thế giới ở ngoài biên cương của cộng đồng Giáo Hội, và là một lời mạnh mẽ kêu gọi mọi người hãy giải quyết những bất đồng bằng con đường đối thoại và đề cao giá trị của những gì liên kết chúng ta. Ngoài ra tinh thần đại kết ngăn cản sự lợi dụng và lèo lái đức tin, vì nó buộc phải tái khám phá những căn cội chân thực, trao đổi, bảo vệ và phổ biến chân lý trong niềm tôn trọng phẩm giá của mỗi người và theo những thể thức qua đó người ta thấy được sự hiện diện của tình thương và ơn cứu độ mà ta muốn phổ biến. Như thế chúng ta sẽ trình bày cho thế giới một chứng tá đầy sức thuyết phục, chứng tá mà thế giới rất cần, đó là Chúa Kitô hằng sống và đang hoạt động, Ngài luôn có thể mở ra những con đường mới, hòa giải giữa các dân nước, các nền văn minh và tôn giáo. Chúng ta làm chứng và làm cho chân lý này trở nên đáng tin, đó là Thiên Chúa là tình thương và thương xót.”
Cuộc viếng thăm và cầu nguyện kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh Cha và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin. Ngài nghỉ ngơi tại dinh Tông Tòa, trước khi đến thăm Tổng thống Armenia và gỡ 240 người thuộc chính quyền, ngoại giao đoàn và các giới chức xã hội văn hóa vào lúc 5 giờ rưỡi chiều.
Đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ 14 của ngài tại nước ngoài và Armenia là quốc gia thứ 22 được ngài đến thăm. Đức Thánh Cha sẽ trở lại vùng Caucase này để viếng thăm 2 nước láng giềng của Armenia là Cộng hòa Georgia và Azerbaigian vào tháng 9 năm nay.
Cùng đi với Đức Thánh Cha trên chuyến bay có đoàn tùy tùng gồm 30 người và 70 ký giả Italia và quốc tế, không kể hơn 600 ký giả đã đăng ký tại phòng báo chí của Armenia để theo dõi và tường thuật về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Armenia là một quốc gia bé nhỏ chỉ rộng gần 30 ngàn cây số vuông, với hơn 2 triệu 900 ngàn dân cư, trong đó 90% là tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia tông truyền, và khoảng 10% tức là 280 ngàn tín hữu Công Giáo Armenia, với 3 giáo phận do 3 Giám Mục coi sóc và 40 giáo xứ được 30 linh mục triều và dòng phụ trách. Ngoài ra có 50 ngàn tín hữu Công Giáo la tinh sinh sống tại nước này.
Trên huy hiệu chính thức cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha có hàng chữ: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Armenia từ 24 đến 26-6-2016. Cuộc viếng thăm tại nước Kitô đầu tiên.” Armenia đã được rửa tội theo Kitô giáo hồi năm 301, tức là 12 năm trước khi đế quốc Roma được hoàng đế Constantino tha bắt đạo.
Biến cố kỷ niệm 1700 năm Armenia lãnh nhận bí tích rửa tội đã được mừng trọng thể cách đây 15 năm (2001), đặc biệt với cuộc viếng thăm của thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng tại đây từ ngày 25 đến 27-9-2001.
Sau 4 giờ bay, vượt qua 3 ngàn cây số, Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đã tới phi trường Zvartnots của thủ đô Yerevan vào lúc gần 3 giờ chiều giờ địa phương, tức là gần 1 giờ trưa giờ Roma. Yerevan ở cao độ 1 ngàn mét và có từ 3 ngàn năm nay. Đây cũng là thành phố lớn nhất của Armenia với hơn 1 triệu 200 ngàn dân cư, tức là chiếm hơn 1 phần 3 dân số toàn quốc.
Tổng thống Cộng hòa Armenia, Ông Serzb Sargsyan, cùng với phu nhân và Đức Tổng Thượng phụ Karekin II và Đức Thượng Phụ Công Giáo Armenia Grégoire Pierre 20 Ghabroan cùng một số Giám Mục Công Giáo và chính quyền đã chào đón Đức Thánh Cha tận chân thang máy bay. Hai em bé trong y phục truyền thống đã dâng cho ngài bánh và muối như một cử chỉ chào mừng.
Sau nghi thức chào cờ và duyệt qua hàng quân danh dự, Đức Thánh Cha đã được tháp tùng về trụ sở Giáo Hội Armenia Tông Truyền ở Etchmiadzin cách đó 12 cây số.
Tòa Thánh của Giáo Hội Armenia Tông Truyền tại Etchmiadzin
Thành phố này chỉ có 56 ngàn dân cư cách thủ đô Yerevan 18 cây số về mạn tây, gồm nhiều dinh thự khác nhau, trong đó có dinh tông tòa, Nhà thờ chính tòa, giáo phủ, chủng viện, nhà khách và một bảo tàng viện lưu trữ nhiều bảo vật và thủ bán quí giá. Đây la “Vaticvan” của Giáo Hội Armenia tông truyền, trung tâm hành chánh và tôn giáo của Armenia sau khi Kitô giáo được chọn làm quốc giáo tại đây từ năm 301.
Theo truyền thống, các cuộc viếng thăm của các vị thủ lãnh tôn giáo bắt đầu với một nghi thức cầu nguyện ngắn tại Nhà thờ chính tòa ở Etchmiadzin và Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không đi ra ngoài thông lệ đó của Giáo Hội Armenia Tông truyền.
Nghi thức bắt đầu bằng bài nguyện ca Hrashapar dâng kính thánh Gregorio Vị Soi sáng, trong khi Đức Thánh Cha và Đức Karekin II cùng hôn bàn thờ, và hai vị Giám Mục đọc thánh vịnh 122: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Nào ta hãy đi về nhà Chúa. Chân chúng tôi đã dừng lại ở cửa ngươi, hỡi Jerusalem!”.
Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Tổng thượng Phụ Karekin, Đức Thánh Cha ca ngợi đức tin của nhân dân Armenia, sự giao hảo và cộng tác tốt đẹp giữa Giáo Hội này với Cộng Giáo, đồng thời ngài nhắc đến những thách đố đang chờ đợi hai Giáo Hội. Ngài nói:
“Trong dịp long trọng này, tôi cảm tạ Chúa vì ánh sáng đức tin được thắp lên nơi đất nước của anh chị em, niềm tin đã mang lại cho Armenia căn tính đặc thù và làm cho Armenia trở thành sứ giả của Chúa Kitô giữa các dân nước. Chúa Kitô là vinh quang, là ánh sáng, là mặt trời chiếu soi anh chị em và ban cho anh chị em sự sống mới, tháp tùng và nâng đỡ anh chị em, đặc biệt trong những lúc thử thách cam go. Tôi cúi đầu trước lòng thương xót của Chúa, Đấng đã muốn cho Armenia trở thành quốc gia đầu tiên, ngay từ năm 301, đón nhận Kitô giáo như tôn giáo của mình, trong một thời kỳ đế quốc Roma vẫn còn hung hăng bách hại.
Niềm tin nơi Chúa Kitô, đối với Armenia không phải như chiếc áo người ta có thể mặc vào hoặc cởi ra tùy theo hoàn cảnh hoặc theo cơ hội thuận tiện, nhưng là một thực tại cấu thành chính căn tính của mình, một hồng ân bao la cần đón nhận và gìn giữ với quyết tâm và lòng can đảm, dù phải hy sinh mạng sống. Như Thánh Gioan Phaolô 2 đã viết, “Với phép rửa của cộng đoàn Armenia [...] đã nảy sinh một căn tính mới của dân tộc, sau này trở nên thành phần cấu thành và không thể tách rời khỏi chính bản thể của Armenia. Từ đó không còn có thể nghĩ rằng, trong số các yếu tố cấu thành căn tính ấy, không có niềm tin nơi Chúa Kitô như một yếu tố nòng cốt” (Tông Thư nhân 1700 năm dân Armenia chịu phép rửa, 2-2-2001). Xin Chúa chúc lành cho anh chị vì chứng tá đức tin sáng ngời, chứng tỏ cụ thể hiệu năng mạnh mẽ và phong phú của phép rửa tội được lãnh nhận cách đây hơn 1.700 năm..
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Tôi cảm tạ Chúa vì hành trình mà Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã thực hiện qua cuộc đối thoại chân thành và huynh đệ, để đạt tới sự chia sẻ trọn vẹn bàn tiệc Thánh Thể. Xin Chúa Thánh Linh giúp chúng ta thực hiện sự hiệp nhất mà Chúa đã cầu xin, để các môn đệ của Người được nên một, hầu cho thế gian tin.
Đức Thánh Cha nhắc đến những giai đoạn quan trọng trong cuộc đối thoại đại kết giữa hai Giáo Hội, với sự đẩy mạnh trong thời gian gần đây nhờ Đức Tổng Thượng Phụ Vasken I và Karekin I, nhờ thánh Gioan Phaolô 2 và Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16.
Nhắc đến những thách đố đang chờ đợi, Đức Thánh Cha nói:
“Rất tiếc là thế giới đang bị ghi đậm những chia rẽ và xung đột, cũng như những hình thức nghèo đói trầm trọng về vật chất và tinh thần, kể cả nạn bóc lột người, cho đến cả các trẻ em và người già, thế giới ấy đang chờ đợi nơi các tín hữu Kitô một chứng tá về sự quí chuộng nhau và cộng tác huynh đệ, làm cho quyền năng và chân lý về sự phục sinh của Chúa Kitô chiếu tỏa rạng ngời trước mặt mọi lương tâm. Sự dấn thân kiên nhẫn và đổi mới tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn, sự tăng cường những sáng kiến chung và sự cộng tác giữa mọi môn đệ của Chúa để mưu công ích, giống như ánh sáng rạng ngời trong đêm đen và là một lời kêu gọi hãy sống trong tình bác ái và cảm thông nhau, dù có những khác biệt. Tinh thần đại kết có một giá trị gương mẫu kể cả đối với thế giới ở ngoài biên cương của cộng đồng Giáo Hội, và là một lời mạnh mẽ kêu gọi mọi người hãy giải quyết những bất đồng bằng con đường đối thoại và đề cao giá trị của những gì liên kết chúng ta. Ngoài ra tinh thần đại kết ngăn cản sự lợi dụng và lèo lái đức tin, vì nó buộc phải tái khám phá những căn cội chân thực, trao đổi, bảo vệ và phổ biến chân lý trong niềm tôn trọng phẩm giá của mỗi người và theo những thể thức qua đó người ta thấy được sự hiện diện của tình thương và ơn cứu độ mà ta muốn phổ biến. Như thế chúng ta sẽ trình bày cho thế giới một chứng tá đầy sức thuyết phục, chứng tá mà thế giới rất cần, đó là Chúa Kitô hằng sống và đang hoạt động, Ngài luôn có thể mở ra những con đường mới, hòa giải giữa các dân nước, các nền văn minh và tôn giáo. Chúng ta làm chứng và làm cho chân lý này trở nên đáng tin, đó là Thiên Chúa là tình thương và thương xót.”
Cuộc viếng thăm và cầu nguyện kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh Cha và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin. Ngài nghỉ ngơi tại dinh Tông Tòa, trước khi đến thăm Tổng thống Armenia và gỡ 240 người thuộc chính quyền, ngoại giao đoàn và các giới chức xã hội văn hóa vào lúc 5 giờ rưỡi chiều.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 14-20/08/2014 - Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?