Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
<b>Video: Triều Yết Đức Thánh Cha 02/03/2016: Thiên Chúa là Cha nhân từ, đầy Lòng Thương Xót</b>
03/03/2016 12:00:00 SA
Trong buổi tiếp kiến hơn 20 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ Tư, 2 tháng 3, Đức Thánh Cha xác quyết Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, mặc dù Chúa nghiêm khắc sửa lỗi con người.
Đầu buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha và mọi người đã nghe đọc đoạn Kinh Thánh bằng nhiều thứ tiếng, trích từ đoạn 1 của sách ngôn sứ Isaia (1,16b-17.18b).
Trong bài huấn dụ tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Năm Thánh và triển khai đề tài Lòng thương xót và sự sửa lỗi.
Ngài nói:
“Khi bàn về lòng thương xót của Chúa, chúng ta đã nhiều lần gợi lại hình ảnh người cha gia đình, yêu thương, giúp đỡ, chăm sóc, tha thứ cho con cái. Trong tư cách là người cha, ông giáo dục và sửa dạy con, khi chúng sai lỗi, giúp chúng tăng trưởng trong điều thiện.
“Thiên Chúa cũng được mô tả như thế trong chương I sách ngôn sứ Isaia, qua đó Chúa, như người cha yêu thương, nhưng quan tâm và nghiêm khắc, nói với Israel và khiển trách sự bất trung và hư hỏng của dân, đưa dân trở lại con đường công chính. Đoạn văn thế này:
“Hỡi trời hãy nghe đây, hỡi đất, hãy nghe, vì Chúa phán: Ta đã nuôi nấng và làm cho con cái lớn lên, nhưng chúng nổi loạn chống lại Ta. Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết chuồng của chủ, nhưng Israel không biết, dân Ta không hiểu” (Is, 1,2-3).
“Qua ngôn sứ, Thiên Chúa nói với dân với niềm cay đắng của một người cha thất vọng: Chúa đã nuôi dưỡng dân, nhưng giờ đây họ nổi loạn chống lại Ngài. Thậm chí súc vật còn trung thành với chủ và nhận ra bàn tay nuôi chúng; trái lại, dân không nhận biết Thiên Chúa nữa, họ từ chối không hiểu. Tuy bị thương tổn, nhưng Thiên Chúa vẫn để cho tình yêu nói và kêu gọi lương tâm của những người con sa đọa ấy, để chúng tỉnh ngộ và để cho mình được tái yêu thương. Đó là điều Thiên Chúa đang làm. Ngài đến gặp chúng ta hầu chúng ta để cho mình được Ngài yêu thương trong con tim của Chúa chúng ta.
“Tương quan cha - con mà các ngôn sứ thường tham chiếu để nói về tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài, nay đã bị biến chất. Sứ mạng giáo dục của các bậc cha mẹ nhắm làm cho con cái được tăng trưởng trong tự do, làm cho chúng có tinh thần trách nhiệm, có khả năng thi hành những điều thiện cho bản thân và cho người khác. Trái lại, vì tội lỗi, tự do trở thành cái cớ đòi tự trị và niềm kiêu hãnh đưa tới sự đối nghịch và ảo tưởng tự túc.
Chính khi ấy Thiên Chúa nhắc nhở dân Ngài. “Các ngươi đã lạc đường...!” Ngài âu yếm và cay đắng dùng từ “dân Ta”. Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ chúng ta, chúng ta là dân của Chúa, dù là người xấu xa nhất nơi con người, nơi các dân tộc, họ vẫn là con Chúa. Chúa không bao giờ chối bỏ chúng ta. Chúa luôn nói: “Hỡi con, hãy đến đây”. Đó là tình thương của Thiên Chúa chúng ta, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa. Có một người Cha như thế mang lại cho chúng ta hy vọng và tín thác. Sự thuộc về Chúa như thế lẽ ra phải được sống trong niềm tín thác và vâng phục với ý thức rằng tất cả là hồng ân đến từ tình yêu của Chúa Cha. Trái lại, người ta sống háo danh, ngu xuẩn và tôn thờ thần tượng.
“Vì thế, giờ đây, ngôn sứ ngỏ lời trực tiếp với dân này với những lời nghiêm khắc để giúp họ hiểu tội nặng của họ:
“Khốn thay, dân tội lỗi, [...] những người con hư hỏng! Chúng đã bỏ Chúa, đã coi rẻ Đấng Thánh của Israel, quay lưng lại với Ngài” (v.4).
Đức Thánh Cha nói thêm rằng:
“Hậu quả của tội là tình trạng đau khổ, và cả nước cũng chịu hậu quả của tình trạng ấy, đất nước bị tàn phá và biến thành một sa mạc, đến độ Sion không còn là nơi cư ngụ được nữa. Nơi nào người ta phủ nhận Thiên Chúa, chối bỏ tình phụ tử của Ngài, thì đời sống không còn có thể nữa, cuộc sống mất căn cội, tất cả trở nên đồi bại và bị hủy diệt. Nhưng cả trong lúc đau thương ấy, ơn cứu độ vẫn không biến mất. Thử thách được đề ra là để dân có thể cảm nghiệm sự cay đắng của người từ bỏ Thiên Chúa, và vì thế họ phải đối diện với sự trống rỗng đau thương của sự chọn lựa cái chết. Đau khổ, hậu quả không thể tránh được do một quyết định tự hủy diệt, phải làm cho tội nhân suy nghĩ đẻ mở lòng họ đón nhận ơn hoán cải và tha thứ.
“Đó là con đường thương xót của Thiên Chúa: Chúa không đối xử với chúng ta theo tội của ta (Xc Tv 103,10). Hình phạt trở thành dụng cụ để thúc đẩy suy tư. Qua đó ta hiểu rằng Thiên Chúa tha thứ cho dân ngài, ân xá và không tàn phá tất cả, nhưng để cửa mở cho hy vọng. Ơn cứu độ bao hàm quyết định lắng nghe và để cho mình được hoán cải, nhưng vẫn luôn là một hồng ân nhưng không. Vì thế trong lượng từ bi của Ngài, Chúa chỉ dẫn một con đường không phải là con đường cử hành các hy tế, nhưng đúng hơn là con đường công chính. Việc phụng tự bị phê bình không phải vì tự nó là vô ích, nhưng thay vì biểu lộ sự hoán cải, người ta chủ trương dùng tế tự thay cho hoán cải; và thế là nó trở thành một sự tìm kiếm sự công chính của mình, tạo nên một xác tín lừa đảo, nghĩ rằng chính những việc tế tự cứu độ, chứ không phải lòng thương xót của Thiên Chúa tha thứ tội lỗi. Để hiểu rõ điều này, cần để ý: khi một người bệnh thì đến gặp bác sĩ; khi một người cảm thấy mình là người tội lỗi, thì đến gặp Chúa. Nhưng thay vì đi gặp bác sĩ thì họ lại đi gặp phù thủy thì không khỏi bệnh...
Ngôn sứ Isaia nói: Thiên Chúa không ưa máu chiên bò (v.11), nhất là việc tế tự ấy được thực hiện với những bàn tay đẫm máu người anh em mình (v.15). Tôi nghĩ đến vài ân nhân của Giáo Hội, họ mang tiền dâng cúng đến tặng Giáo Hội, nhưng đó là kết quả của máu bao nhiêu người bị bóc lột, ngược đãi, bị xử như nô lệ với đồng lương chết đói! Với những người ấy tôi nói: 'Xin vui lòng cầm lại tấm ngân phiếu của ông, và hãy đốt đi! Dân Chúa, tức là Giáo Hội, không cần những tiền bạc bẩn thỉu, nhưng cần những trái tim mở rộng đón nhận lòng thương xót của Chúa”.
Cần đến gần Thiên Chúa với bàn tay được thanh tẩy, tránh sự ác và thực hành điều thiện và sự công chính. Ngôn sứ nhắn nhủ:
“Các ngươi hãy ngưng làm điều gian ác, hãy học cách làm điều thiện, hãy tìm kiếm công chính, cứu giúp người bị áp bức, thực thi công lý cho người mồ côi, hãy bênh vực chính nghĩa của góa phụ” (vv.16-17).
“Anh chị em hãy nghĩ đến bao nhiêu người tị nạn đổ bộ lên Âu Châu và không biết đi đâu.
“Chúa phán, khi ấy các tội lỗi, dù chúng đỏ chót, cũng sẽ trở nên trắng tinh như tuyết, trắng như len, và dân Chúa có thể nuôi dưỡng mình bằng hoa màu của đất và sống trong an bình” (v.19)
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Đó chính là phép lạ ơn tha thứ mà Thiên Chúa, trong tư cách là Cha, muốn ban cho dân Ngài. Lòng thương xót của Thiên Chúa được trao ban cho tất cả mọi người, và những lời này của ngôn sứ cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay, những người được kêu gọi sống như con cái Thiên Chúa”
Sau khi Đức Thánh Cha hết thúc bài giáo lý dài bằng tiếng Ý, các linh mục đã tóm lược bài này bằng nhiều sinh ngữ khác kèm theo những lời chào thăm của Đức Thánh Cha.
Với các nhóm nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các nhóm thuộc các giáo phận Saint-Denis, Grenobé, Mamfé, cũng với các Giám Mục liên hệ, cũng như các chủng sinh đang học ở Toulouse, miền nam Pháp, trong số này cũng có một số chủng sinh người Việt. Ngài cũng nhắc nhở rằng: Lòng thương xót của Thiên Chúa được ban cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy tận dụng mùa chay này được ban cho chúng ta để khóc than tội lỗi chúng ta và để can đảm dấn thân trong một cuộc sống mới”.
Khi chào bằng tiếng Đức, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các giáo sư và sinh viên Học viện Giáo luật ở thành phố Muenster. Ngài không quên nhắn nhủ các tín hữu hãy dùng màu chay này để đón nhận ơn tha thứ của Chúa trong bí tích giải tội.
Sau cùng khi chào mọi người bằng tiếng Ý, đặc biệt với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng thứ sáu tới đây là Thứ Sáu đầu tháng, ngày kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, hỡi những người trẻ quí mến, các con hãy sốt sắng cử hành ngày này, ngày tưởng niệm sự chết của Chúa Giêsu. Với các anh chị em bệnh nhân, ngài mời gọi họ “hãy nhìn lên thánh giá Chúa Kitô như niềm nâng đỡ trong đau khổ của anh chị em. Và sau cùng hỡi các anh chị em tân hôn, hãy thực thi trong gia đình mình sự chay tịnh, từ bỏ những việc xấu và thực hành các nhân đức.”
Sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha còn bắt tay chào thăm hơn 15 Giám Mục hiện diện cùng với một số nhân vật và tín hữu khác.
Đầu buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha và mọi người đã nghe đọc đoạn Kinh Thánh bằng nhiều thứ tiếng, trích từ đoạn 1 của sách ngôn sứ Isaia (1,16b-17.18b).
Trong bài huấn dụ tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Năm Thánh và triển khai đề tài Lòng thương xót và sự sửa lỗi.
Ngài nói:
“Khi bàn về lòng thương xót của Chúa, chúng ta đã nhiều lần gợi lại hình ảnh người cha gia đình, yêu thương, giúp đỡ, chăm sóc, tha thứ cho con cái. Trong tư cách là người cha, ông giáo dục và sửa dạy con, khi chúng sai lỗi, giúp chúng tăng trưởng trong điều thiện.
“Thiên Chúa cũng được mô tả như thế trong chương I sách ngôn sứ Isaia, qua đó Chúa, như người cha yêu thương, nhưng quan tâm và nghiêm khắc, nói với Israel và khiển trách sự bất trung và hư hỏng của dân, đưa dân trở lại con đường công chính. Đoạn văn thế này:
“Hỡi trời hãy nghe đây, hỡi đất, hãy nghe, vì Chúa phán: Ta đã nuôi nấng và làm cho con cái lớn lên, nhưng chúng nổi loạn chống lại Ta. Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết chuồng của chủ, nhưng Israel không biết, dân Ta không hiểu” (Is, 1,2-3).
“Qua ngôn sứ, Thiên Chúa nói với dân với niềm cay đắng của một người cha thất vọng: Chúa đã nuôi dưỡng dân, nhưng giờ đây họ nổi loạn chống lại Ngài. Thậm chí súc vật còn trung thành với chủ và nhận ra bàn tay nuôi chúng; trái lại, dân không nhận biết Thiên Chúa nữa, họ từ chối không hiểu. Tuy bị thương tổn, nhưng Thiên Chúa vẫn để cho tình yêu nói và kêu gọi lương tâm của những người con sa đọa ấy, để chúng tỉnh ngộ và để cho mình được tái yêu thương. Đó là điều Thiên Chúa đang làm. Ngài đến gặp chúng ta hầu chúng ta để cho mình được Ngài yêu thương trong con tim của Chúa chúng ta.
“Tương quan cha - con mà các ngôn sứ thường tham chiếu để nói về tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài, nay đã bị biến chất. Sứ mạng giáo dục của các bậc cha mẹ nhắm làm cho con cái được tăng trưởng trong tự do, làm cho chúng có tinh thần trách nhiệm, có khả năng thi hành những điều thiện cho bản thân và cho người khác. Trái lại, vì tội lỗi, tự do trở thành cái cớ đòi tự trị và niềm kiêu hãnh đưa tới sự đối nghịch và ảo tưởng tự túc.
Chính khi ấy Thiên Chúa nhắc nhở dân Ngài. “Các ngươi đã lạc đường...!” Ngài âu yếm và cay đắng dùng từ “dân Ta”. Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ chúng ta, chúng ta là dân của Chúa, dù là người xấu xa nhất nơi con người, nơi các dân tộc, họ vẫn là con Chúa. Chúa không bao giờ chối bỏ chúng ta. Chúa luôn nói: “Hỡi con, hãy đến đây”. Đó là tình thương của Thiên Chúa chúng ta, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa. Có một người Cha như thế mang lại cho chúng ta hy vọng và tín thác. Sự thuộc về Chúa như thế lẽ ra phải được sống trong niềm tín thác và vâng phục với ý thức rằng tất cả là hồng ân đến từ tình yêu của Chúa Cha. Trái lại, người ta sống háo danh, ngu xuẩn và tôn thờ thần tượng.
“Vì thế, giờ đây, ngôn sứ ngỏ lời trực tiếp với dân này với những lời nghiêm khắc để giúp họ hiểu tội nặng của họ:
“Khốn thay, dân tội lỗi, [...] những người con hư hỏng! Chúng đã bỏ Chúa, đã coi rẻ Đấng Thánh của Israel, quay lưng lại với Ngài” (v.4).
Đức Thánh Cha nói thêm rằng:
“Hậu quả của tội là tình trạng đau khổ, và cả nước cũng chịu hậu quả của tình trạng ấy, đất nước bị tàn phá và biến thành một sa mạc, đến độ Sion không còn là nơi cư ngụ được nữa. Nơi nào người ta phủ nhận Thiên Chúa, chối bỏ tình phụ tử của Ngài, thì đời sống không còn có thể nữa, cuộc sống mất căn cội, tất cả trở nên đồi bại và bị hủy diệt. Nhưng cả trong lúc đau thương ấy, ơn cứu độ vẫn không biến mất. Thử thách được đề ra là để dân có thể cảm nghiệm sự cay đắng của người từ bỏ Thiên Chúa, và vì thế họ phải đối diện với sự trống rỗng đau thương của sự chọn lựa cái chết. Đau khổ, hậu quả không thể tránh được do một quyết định tự hủy diệt, phải làm cho tội nhân suy nghĩ đẻ mở lòng họ đón nhận ơn hoán cải và tha thứ.
“Đó là con đường thương xót của Thiên Chúa: Chúa không đối xử với chúng ta theo tội của ta (Xc Tv 103,10). Hình phạt trở thành dụng cụ để thúc đẩy suy tư. Qua đó ta hiểu rằng Thiên Chúa tha thứ cho dân ngài, ân xá và không tàn phá tất cả, nhưng để cửa mở cho hy vọng. Ơn cứu độ bao hàm quyết định lắng nghe và để cho mình được hoán cải, nhưng vẫn luôn là một hồng ân nhưng không. Vì thế trong lượng từ bi của Ngài, Chúa chỉ dẫn một con đường không phải là con đường cử hành các hy tế, nhưng đúng hơn là con đường công chính. Việc phụng tự bị phê bình không phải vì tự nó là vô ích, nhưng thay vì biểu lộ sự hoán cải, người ta chủ trương dùng tế tự thay cho hoán cải; và thế là nó trở thành một sự tìm kiếm sự công chính của mình, tạo nên một xác tín lừa đảo, nghĩ rằng chính những việc tế tự cứu độ, chứ không phải lòng thương xót của Thiên Chúa tha thứ tội lỗi. Để hiểu rõ điều này, cần để ý: khi một người bệnh thì đến gặp bác sĩ; khi một người cảm thấy mình là người tội lỗi, thì đến gặp Chúa. Nhưng thay vì đi gặp bác sĩ thì họ lại đi gặp phù thủy thì không khỏi bệnh...
Ngôn sứ Isaia nói: Thiên Chúa không ưa máu chiên bò (v.11), nhất là việc tế tự ấy được thực hiện với những bàn tay đẫm máu người anh em mình (v.15). Tôi nghĩ đến vài ân nhân của Giáo Hội, họ mang tiền dâng cúng đến tặng Giáo Hội, nhưng đó là kết quả của máu bao nhiêu người bị bóc lột, ngược đãi, bị xử như nô lệ với đồng lương chết đói! Với những người ấy tôi nói: 'Xin vui lòng cầm lại tấm ngân phiếu của ông, và hãy đốt đi! Dân Chúa, tức là Giáo Hội, không cần những tiền bạc bẩn thỉu, nhưng cần những trái tim mở rộng đón nhận lòng thương xót của Chúa”.
Cần đến gần Thiên Chúa với bàn tay được thanh tẩy, tránh sự ác và thực hành điều thiện và sự công chính. Ngôn sứ nhắn nhủ:
“Các ngươi hãy ngưng làm điều gian ác, hãy học cách làm điều thiện, hãy tìm kiếm công chính, cứu giúp người bị áp bức, thực thi công lý cho người mồ côi, hãy bênh vực chính nghĩa của góa phụ” (vv.16-17).
“Anh chị em hãy nghĩ đến bao nhiêu người tị nạn đổ bộ lên Âu Châu và không biết đi đâu.
“Chúa phán, khi ấy các tội lỗi, dù chúng đỏ chót, cũng sẽ trở nên trắng tinh như tuyết, trắng như len, và dân Chúa có thể nuôi dưỡng mình bằng hoa màu của đất và sống trong an bình” (v.19)
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Đó chính là phép lạ ơn tha thứ mà Thiên Chúa, trong tư cách là Cha, muốn ban cho dân Ngài. Lòng thương xót của Thiên Chúa được trao ban cho tất cả mọi người, và những lời này của ngôn sứ cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay, những người được kêu gọi sống như con cái Thiên Chúa”
Sau khi Đức Thánh Cha hết thúc bài giáo lý dài bằng tiếng Ý, các linh mục đã tóm lược bài này bằng nhiều sinh ngữ khác kèm theo những lời chào thăm của Đức Thánh Cha.
Với các nhóm nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các nhóm thuộc các giáo phận Saint-Denis, Grenobé, Mamfé, cũng với các Giám Mục liên hệ, cũng như các chủng sinh đang học ở Toulouse, miền nam Pháp, trong số này cũng có một số chủng sinh người Việt. Ngài cũng nhắc nhở rằng: Lòng thương xót của Thiên Chúa được ban cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy tận dụng mùa chay này được ban cho chúng ta để khóc than tội lỗi chúng ta và để can đảm dấn thân trong một cuộc sống mới”.
Khi chào bằng tiếng Đức, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các giáo sư và sinh viên Học viện Giáo luật ở thành phố Muenster. Ngài không quên nhắn nhủ các tín hữu hãy dùng màu chay này để đón nhận ơn tha thứ của Chúa trong bí tích giải tội.
Sau cùng khi chào mọi người bằng tiếng Ý, đặc biệt với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng thứ sáu tới đây là Thứ Sáu đầu tháng, ngày kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, hỡi những người trẻ quí mến, các con hãy sốt sắng cử hành ngày này, ngày tưởng niệm sự chết của Chúa Giêsu. Với các anh chị em bệnh nhân, ngài mời gọi họ “hãy nhìn lên thánh giá Chúa Kitô như niềm nâng đỡ trong đau khổ của anh chị em. Và sau cùng hỡi các anh chị em tân hôn, hãy thực thi trong gia đình mình sự chay tịnh, từ bỏ những việc xấu và thực hành các nhân đức.”
Sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha còn bắt tay chào thăm hơn 15 Giám Mục hiện diện cùng với một số nhân vật và tín hữu khác.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 14-20/08/2014 - Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?