Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Đức Thánh Cha thăm trại cải huấn Ciudad Juárez
27/02/2016 12:00:00 SA
Quý vị và anh chị em đang theo dõi bài phóng sự đặc biệt cuối cùng về chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Mễ Tây Cơ khi Đức Thánh Cha viếng thăm Ciudad Juárez, cách biên giới Hoa Kỳ chỉ có 81m, nơi ngài thăm hỏi các tù nhân, gia đình họ và các nhân viên nhà tù tại Trung Tâm Điều Chỉnh Xã Hội Số Ba của thành phố.
Cho tới gần đây, Juárez được coi là thủ đô sát nhân của thế giới khi cuộc chiến băng đảng do các tổ hợp ma túy hỗ trợ làm gia tăng tỷ lệ giết ngưởi và thủ tiêu người lên cao vút.
Với khoảng 700 tù nhân tụ tập tại sân nhà tù, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho hay: ngài sắp sửa kết thúc chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ, nhưng ngài không thể tạm biệt nước này mà không đến thăm hỏi họ và cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót với họ.
Ngài nói rằng việc cử hành Năm Thánh trên nhắc ta nhớ tới “cuộc hành trình cấp bách mà chúng ta phải thi hành để bẽ gẫy vòng bạo lực và tội ác”.
Theo ngài, ta đã mất nhiều thập niên “nghĩ và tin rằng mọi sự sẽ có thể giải quyết bằng cách cô lập, phân ly, tống giam (…) và tin rằng các chính sách thực sự giải quyết được các vấn đề”.
Ngài cho rằng việc săn sóc các tù nhân là một mệnh lệnh luân lý đối với toàn bộ xã hội và việc tái hội nhập không bắt đầu “bằng những bức tường này”, nhưng “trước đó, ở bên ngoài, trên các con đường của thành phố” bằng cách “tạo ra một hệ thống mà ta có thể gọi là sự lành mạnh xã hội, nghĩa là, một xã hội không tìm cách gây ra bệnh tật, các mối liên hệ làm ô nhiễm khu xóm, trường học, công trường, phố xá, tổ ấm và toàn bộ xã hội. Một hệ thống xã hội lành mạnh cố gắng cổ vũ một nền văn hóa biết hành động và tìm cách ngăn ngừa các hoàn cảnh và nẻo đường nào kết cục chỉ làm hại và làm suy yếu cơ cấu xã hội”.
Và trong khi thừa nhận rằng những người đang hiện diện từng biết thế nào là sức mạnh của sầu khổ và tội lỗi, và không có khả năng cởi bỏ những gì họ đã làm, Đức Giáo Hoàng cho biết: nay họ phải học để biết mở cửa cho tương lai, cho ngày mai và tin rằng điều gì cũng có thể thay đổi.
Ngài nói: “cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót với anh chị em nghĩa là mời gọi anh chị em ngẩng cao đầu lên và làm việc ngõ hầu đạt được cái không gian tự do hằng mong ước”.
Nhấn mạnh rằng ai từng chịu những đau đớn lớn nhất, “từng kinh qua hỏa ngục”, đều có thể trở thành một tiên tri trong xã hội, Đức Phanxicô thúc giục những người hiện diện cố gắng để “xã hội vốn sử dụng con người rồi vứt bỏ họ này sẽ không tiếp tục sản sinh thêm các nạn nhân”.
Ngài cũng cám ơn và khuyến khích những người đang làm việc tại Trung Tâm này hay những trung tâm giống như thế và bầy tỏ lòng biết ơn đối với các cố gắng của các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã hiến đời mình duy trì sống động Tin Mừng Thương Xót trong nhà tù.
Ngài nói: “Đừng bao giờ quên rằng tất cả anh chị em đều có thể là dấu chỉ trái tim Chúa Cha. Chúng ta cần nhau để tiếp tục tiến về phía trước”.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài theo bản dịch của Vũ Văn An.
Anh chị em thân mến,
Tôi sắp sửa kết thúc chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ của tôi, và tôi không thể chia tay mà không thăm hỏi anh chị em và cử hành Năm Lòng Thương Xót với anh chị em.
Tôi hết sức biết ơn về những lời nghinh đón của anh chị em; những lời này nói lên nhiều hy vọng và khát vọng của anh chị em, cũng như nhiều sầu khổ, sợ sệt và bất trắc của anh chị em.
Lúc thăm Phi Châu, tôi đã có thể mở cửa thương xót cho toàn thế giới tại thành phố Bangui. Hôm nay, hợp nhất cùng anh chị em và với anh chị em, tôi muốn nhắc lại một lần nữa niềm tin tưởng mà chính Chúa Giêsu thúc giục ta nên có: đó là lòng thương xót ôm lấy hết mọi người và hiện diện ở mọi ngõ ngách thế giới. Không có chỗ nào mà lòng thương xót không vươn tới, không có không gian nào hay con người nào mà nó lại không đụng tới.
Cử hành Năm Lòng Thương Xót với anh chị em là nhắc nhớ đến cuộc hành trình cấp bách mà chúng ta phải thi hành để bẽ gẫy vòng bạo lực và tội ác. Chúng ta đã mất nhiều thập niên nghĩ và tin rằng mọi sự sẽ có thể giải quyết bằng cách cô lập, phân ly, tống giam và giải thoát khỏi nhiều vấn đề vì tin rằng các chính sách thực sự giải quyết được các vấn đề. Chúng ta đã quên không tập chú vào những điều phải thực sự là quan tâm của ta: đời sống người ta; đời sống họ, đời sống gia đình họ, và đời sống của những người đau khổ vì cái vòng bạo lực này.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nhắc chúng ta nhớ rằng các nhà tù cho ta thấy xã hội của chúng ta là loại xã hội nào. Trong nhiều trường hợp, chúng là dấu chỉ im lặng và quên sót từng dẫn tới nền văn hóa vứt bỏ, là triệu chứng của một nền văn hóa đã ngưng việc hỗ trợ sự sống, của một xã hội đã bỏ rơi con cái của mình.
Lòng thương xót nhắc chúng ta nhớ rằng tái hội nhập không bắt đầu ở đây bên trong những bức tường này, đúng hơn nó bắt đầu trước đó, nó bắt đầu “ở bên ngoài”, trên các con đường của thành phố. Tái hội nhập và tái phục hồi bắt đầu bằng cách tạo ra một hệ thống mà ta có thể gọi là sự lành mạnh xã hội, nghĩa là, một xã hội không tìm cách gây ra bệnh tật, các mối liên hệ làm ô nhiễm khu xóm, trường học, công trường, phố xá, tổ ấm và toàn bộ xã hội. Một hệ thống xã hội lành mạnh cố gắng cổ vũ một nền văn hóa biết hành động và tìm cách ngăn ngừa các hoàn cảnh và nẻo đường nào kết cục chỉ làm hại và làm suy yếu cơ cấu xã hội.
Có lúc, xem ra các nhà tù nhằm mục đích ngăn ngừa người ta phạm tội ác nhiều hơn là cổ vũ một diễn trình tái phục hồi cho phép ta giải quyết các vấn đề xã hội, tâm lý và gia đình từng dẫn người ta tới chỗ hành động cách nào đó. Vấn đề an ninh không chỉ được giải quyết bằng việc tống giam; đúng hơn, nó kêu gọi chúng ta can thiệp bằng cách đương đầu với các nguyên nhân cơ cấu và văn hóa của bất an từng tác động lên toàn bộ khung cảnh xã hội.
Quan tâm của Chúa Giêsu đối với việc săn sóc người đói ăn, người khát uống, người không nhà và tù nhân (xem Mt 25:34-40) muốn nói lên cốt lõi của lòng thương xót Chúa Cha. Điều này đã trở thành một mệnh lệnh luân lý cho toàn bộ xã hội nào muốn duy trì các điều kiện cần thiết cho một cuộc sống chung tốt đẹp hơn. Chính trong khả năng bao gồm người nghèo, người tàng tật và tù nhân của xã hội, mà ta nhìn ra khả năng của nó trong việc hàn gắn các vết thương của họ và biến họ thành những người xây dựng cuộc chung sống hòa bình.
Việc tái hội nhập xã hội bắt đầu bằng việc bảo đảm rằng mọi con cái của ta được đến trường và gia đình các em có việc làm xứng đáng, bằng việc tạo ra các nơi vui chơi và giải trí công cộng, và bằng việc cổ vũ việc tham gia của các công dân, các dịch vụ y tế và quyền được hưởng các dịch vụ căn bản, ấy là mới chỉ kể ra một số ít các biện pháp có thể có.
Cử hành Năm Lòng Thương Xót với anh chị em có nghĩa không học làm người tù của quá khứ, của ngày qua. Nó có nghĩa: học mở cửa cho tương lai, cho ngày mai; nó có nghĩa tin rằng điều gì cũng có thể thay đổi. Cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót với anh chị em có nghĩa: mời gọi anh chị em ngẩng cao đầu lên và làm việc ngõ hầu đạt được cái không gian tự do hằng mong ước.
Chúng ta biết rằng ta không thể quay lại, chúng ta biết rằng điều gì đã làm là đã làm. Đó là cách tôi muốn cử hành Năm Thương Xót với anh chị em, vì nó không loại bỏ khả thể viết nên một câu truyện mới và tiến về phía trước. Anh chị em đã chịu cái đau của thất bại, anh chị em cảm thấy hối hận vì các hành động của mình và trong nhiều trường hợp, với rất nhiều giới hạn, anh chị em tìm cách làm lại đời mình giữa cô đơn lẻ loi. Anh chị em đã biết sức mạnh của buồn sầu và tội lỗi, và chưa quên rằng trong tầm với của anh chị em vẫn còn sức mạnh của phục sinh, sức mạnh của lòng Chúa thương xót vốn làm moi sự nên mới. Hôm nay, lòng thương xót có thể vươn tới anh chị em tại nơi khốn cực và khó khăn nhất này, nhưng hoàn cảnh này cũng có thể đem lại nhiều kết quả thực sự tích cực. Từ bên trong nhà tù này, anh chị em phải cố gắng rất nhiều để thay đổi các tình huống từng tạo ra nhiều loại trừ hơn cả. Anh chị em hãy nói với những người thân yêu, kể cho họ nghe các trải nghiệm của anh chị em, giúp họ chấn dứt vòng bạo lực và loại trừ này. Những ai từng chịu những đau đớn lớn nhất, và ta có thể nói “từng kinh qua hỏa ngục”, đều có thể trở thành một tiên tri trong xã hội. Anh chị em hãy cố gắng để xã hội vốn sử dụng con người rồi vứt bỏ họ này sẽ không tiếp tục sản sinh thêm các nạn nhân.
Tôi cũng muốn khuyến khích những ai đang làm việc tại Trung Tâm này hay những trung tâm giống như thế: các vị giám đốc, các vệ binh nhà tù, và mọi người thi hành bất cứ việc làm nào tại Trung Tâm này. Và tôi cũng biết ơn các cố gắng của các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã hiến đời mình duy trì sống động Tin Mừng Thương Xót trong nhà tù. Đừng bao giờ quên rằng tất cả anh chị em đều có thể là dấu chỉ trái tim Chúa Cha. Chúng ta cần nhau để tiếp tục tiến về phía trước.
Trước khi ban phép lành của tôi cho anh chị em, tôi muốn chúng ta cầu nguyện giây lát trong thinh lặng. Từ tận đáy tâm hồn mình, mỗi người chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp ta tin vào lòng thương xót của Người.
Và tôi xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Cho tới gần đây, Juárez được coi là thủ đô sát nhân của thế giới khi cuộc chiến băng đảng do các tổ hợp ma túy hỗ trợ làm gia tăng tỷ lệ giết ngưởi và thủ tiêu người lên cao vút.
Với khoảng 700 tù nhân tụ tập tại sân nhà tù, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho hay: ngài sắp sửa kết thúc chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ, nhưng ngài không thể tạm biệt nước này mà không đến thăm hỏi họ và cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót với họ.
Ngài nói rằng việc cử hành Năm Thánh trên nhắc ta nhớ tới “cuộc hành trình cấp bách mà chúng ta phải thi hành để bẽ gẫy vòng bạo lực và tội ác”.
Theo ngài, ta đã mất nhiều thập niên “nghĩ và tin rằng mọi sự sẽ có thể giải quyết bằng cách cô lập, phân ly, tống giam (…) và tin rằng các chính sách thực sự giải quyết được các vấn đề”.
Ngài cho rằng việc săn sóc các tù nhân là một mệnh lệnh luân lý đối với toàn bộ xã hội và việc tái hội nhập không bắt đầu “bằng những bức tường này”, nhưng “trước đó, ở bên ngoài, trên các con đường của thành phố” bằng cách “tạo ra một hệ thống mà ta có thể gọi là sự lành mạnh xã hội, nghĩa là, một xã hội không tìm cách gây ra bệnh tật, các mối liên hệ làm ô nhiễm khu xóm, trường học, công trường, phố xá, tổ ấm và toàn bộ xã hội. Một hệ thống xã hội lành mạnh cố gắng cổ vũ một nền văn hóa biết hành động và tìm cách ngăn ngừa các hoàn cảnh và nẻo đường nào kết cục chỉ làm hại và làm suy yếu cơ cấu xã hội”.
Và trong khi thừa nhận rằng những người đang hiện diện từng biết thế nào là sức mạnh của sầu khổ và tội lỗi, và không có khả năng cởi bỏ những gì họ đã làm, Đức Giáo Hoàng cho biết: nay họ phải học để biết mở cửa cho tương lai, cho ngày mai và tin rằng điều gì cũng có thể thay đổi.
Ngài nói: “cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót với anh chị em nghĩa là mời gọi anh chị em ngẩng cao đầu lên và làm việc ngõ hầu đạt được cái không gian tự do hằng mong ước”.
Nhấn mạnh rằng ai từng chịu những đau đớn lớn nhất, “từng kinh qua hỏa ngục”, đều có thể trở thành một tiên tri trong xã hội, Đức Phanxicô thúc giục những người hiện diện cố gắng để “xã hội vốn sử dụng con người rồi vứt bỏ họ này sẽ không tiếp tục sản sinh thêm các nạn nhân”.
Ngài cũng cám ơn và khuyến khích những người đang làm việc tại Trung Tâm này hay những trung tâm giống như thế và bầy tỏ lòng biết ơn đối với các cố gắng của các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã hiến đời mình duy trì sống động Tin Mừng Thương Xót trong nhà tù.
Ngài nói: “Đừng bao giờ quên rằng tất cả anh chị em đều có thể là dấu chỉ trái tim Chúa Cha. Chúng ta cần nhau để tiếp tục tiến về phía trước”.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài theo bản dịch của Vũ Văn An.
Anh chị em thân mến,
Tôi sắp sửa kết thúc chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ của tôi, và tôi không thể chia tay mà không thăm hỏi anh chị em và cử hành Năm Lòng Thương Xót với anh chị em.
Tôi hết sức biết ơn về những lời nghinh đón của anh chị em; những lời này nói lên nhiều hy vọng và khát vọng của anh chị em, cũng như nhiều sầu khổ, sợ sệt và bất trắc của anh chị em.
Lúc thăm Phi Châu, tôi đã có thể mở cửa thương xót cho toàn thế giới tại thành phố Bangui. Hôm nay, hợp nhất cùng anh chị em và với anh chị em, tôi muốn nhắc lại một lần nữa niềm tin tưởng mà chính Chúa Giêsu thúc giục ta nên có: đó là lòng thương xót ôm lấy hết mọi người và hiện diện ở mọi ngõ ngách thế giới. Không có chỗ nào mà lòng thương xót không vươn tới, không có không gian nào hay con người nào mà nó lại không đụng tới.
Cử hành Năm Lòng Thương Xót với anh chị em là nhắc nhớ đến cuộc hành trình cấp bách mà chúng ta phải thi hành để bẽ gẫy vòng bạo lực và tội ác. Chúng ta đã mất nhiều thập niên nghĩ và tin rằng mọi sự sẽ có thể giải quyết bằng cách cô lập, phân ly, tống giam và giải thoát khỏi nhiều vấn đề vì tin rằng các chính sách thực sự giải quyết được các vấn đề. Chúng ta đã quên không tập chú vào những điều phải thực sự là quan tâm của ta: đời sống người ta; đời sống họ, đời sống gia đình họ, và đời sống của những người đau khổ vì cái vòng bạo lực này.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nhắc chúng ta nhớ rằng các nhà tù cho ta thấy xã hội của chúng ta là loại xã hội nào. Trong nhiều trường hợp, chúng là dấu chỉ im lặng và quên sót từng dẫn tới nền văn hóa vứt bỏ, là triệu chứng của một nền văn hóa đã ngưng việc hỗ trợ sự sống, của một xã hội đã bỏ rơi con cái của mình.
Lòng thương xót nhắc chúng ta nhớ rằng tái hội nhập không bắt đầu ở đây bên trong những bức tường này, đúng hơn nó bắt đầu trước đó, nó bắt đầu “ở bên ngoài”, trên các con đường của thành phố. Tái hội nhập và tái phục hồi bắt đầu bằng cách tạo ra một hệ thống mà ta có thể gọi là sự lành mạnh xã hội, nghĩa là, một xã hội không tìm cách gây ra bệnh tật, các mối liên hệ làm ô nhiễm khu xóm, trường học, công trường, phố xá, tổ ấm và toàn bộ xã hội. Một hệ thống xã hội lành mạnh cố gắng cổ vũ một nền văn hóa biết hành động và tìm cách ngăn ngừa các hoàn cảnh và nẻo đường nào kết cục chỉ làm hại và làm suy yếu cơ cấu xã hội.
Có lúc, xem ra các nhà tù nhằm mục đích ngăn ngừa người ta phạm tội ác nhiều hơn là cổ vũ một diễn trình tái phục hồi cho phép ta giải quyết các vấn đề xã hội, tâm lý và gia đình từng dẫn người ta tới chỗ hành động cách nào đó. Vấn đề an ninh không chỉ được giải quyết bằng việc tống giam; đúng hơn, nó kêu gọi chúng ta can thiệp bằng cách đương đầu với các nguyên nhân cơ cấu và văn hóa của bất an từng tác động lên toàn bộ khung cảnh xã hội.
Quan tâm của Chúa Giêsu đối với việc săn sóc người đói ăn, người khát uống, người không nhà và tù nhân (xem Mt 25:34-40) muốn nói lên cốt lõi của lòng thương xót Chúa Cha. Điều này đã trở thành một mệnh lệnh luân lý cho toàn bộ xã hội nào muốn duy trì các điều kiện cần thiết cho một cuộc sống chung tốt đẹp hơn. Chính trong khả năng bao gồm người nghèo, người tàng tật và tù nhân của xã hội, mà ta nhìn ra khả năng của nó trong việc hàn gắn các vết thương của họ và biến họ thành những người xây dựng cuộc chung sống hòa bình.
Việc tái hội nhập xã hội bắt đầu bằng việc bảo đảm rằng mọi con cái của ta được đến trường và gia đình các em có việc làm xứng đáng, bằng việc tạo ra các nơi vui chơi và giải trí công cộng, và bằng việc cổ vũ việc tham gia của các công dân, các dịch vụ y tế và quyền được hưởng các dịch vụ căn bản, ấy là mới chỉ kể ra một số ít các biện pháp có thể có.
Cử hành Năm Lòng Thương Xót với anh chị em có nghĩa không học làm người tù của quá khứ, của ngày qua. Nó có nghĩa: học mở cửa cho tương lai, cho ngày mai; nó có nghĩa tin rằng điều gì cũng có thể thay đổi. Cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót với anh chị em có nghĩa: mời gọi anh chị em ngẩng cao đầu lên và làm việc ngõ hầu đạt được cái không gian tự do hằng mong ước.
Chúng ta biết rằng ta không thể quay lại, chúng ta biết rằng điều gì đã làm là đã làm. Đó là cách tôi muốn cử hành Năm Thương Xót với anh chị em, vì nó không loại bỏ khả thể viết nên một câu truyện mới và tiến về phía trước. Anh chị em đã chịu cái đau của thất bại, anh chị em cảm thấy hối hận vì các hành động của mình và trong nhiều trường hợp, với rất nhiều giới hạn, anh chị em tìm cách làm lại đời mình giữa cô đơn lẻ loi. Anh chị em đã biết sức mạnh của buồn sầu và tội lỗi, và chưa quên rằng trong tầm với của anh chị em vẫn còn sức mạnh của phục sinh, sức mạnh của lòng Chúa thương xót vốn làm moi sự nên mới. Hôm nay, lòng thương xót có thể vươn tới anh chị em tại nơi khốn cực và khó khăn nhất này, nhưng hoàn cảnh này cũng có thể đem lại nhiều kết quả thực sự tích cực. Từ bên trong nhà tù này, anh chị em phải cố gắng rất nhiều để thay đổi các tình huống từng tạo ra nhiều loại trừ hơn cả. Anh chị em hãy nói với những người thân yêu, kể cho họ nghe các trải nghiệm của anh chị em, giúp họ chấn dứt vòng bạo lực và loại trừ này. Những ai từng chịu những đau đớn lớn nhất, và ta có thể nói “từng kinh qua hỏa ngục”, đều có thể trở thành một tiên tri trong xã hội. Anh chị em hãy cố gắng để xã hội vốn sử dụng con người rồi vứt bỏ họ này sẽ không tiếp tục sản sinh thêm các nạn nhân.
Tôi cũng muốn khuyến khích những ai đang làm việc tại Trung Tâm này hay những trung tâm giống như thế: các vị giám đốc, các vệ binh nhà tù, và mọi người thi hành bất cứ việc làm nào tại Trung Tâm này. Và tôi cũng biết ơn các cố gắng của các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã hiến đời mình duy trì sống động Tin Mừng Thương Xót trong nhà tù. Đừng bao giờ quên rằng tất cả anh chị em đều có thể là dấu chỉ trái tim Chúa Cha. Chúng ta cần nhau để tiếp tục tiến về phía trước.
Trước khi ban phép lành của tôi cho anh chị em, tôi muốn chúng ta cầu nguyện giây lát trong thinh lặng. Từ tận đáy tâm hồn mình, mỗi người chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp ta tin vào lòng thương xót của Người.
Và tôi xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 14-20/08/2014 - Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?