Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 28/1 – 03/02/2016: Lòng thương xót Chúa
06/02/2016 12:00:00 SA
1. Lòng thương xót Chúa luôn luôn hoạt động để cứu thoát con người.
Lòng thương xót Chúa luôn luôn hoạt động để cứu thoát. Thiên Chúa lắng nghe và can thiệp để giải thoát bằng cách khơi dậy những người có khả năng nghe thấy tiếng rên rỉ khổ đau và hoạt động cho những người bị áp bức. Các việc kỳ diệu của lòng thương xót Chúa được thành toàn nơi Chúa Giêsu, trong giao ước mới được ký kết trong máu Ngài. Giao ước phá huỷ tội lỗi chúng ta với ơn tha thứ và làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên với hơn 20,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 27 tháng Giêng.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong Thánh Kinh lòng thương xót của Thiên Chúa hiện diện trong toàn lịch sử của dân tộc Israel. Với lòng thương xót của Ngài Chúa đồng hành với lộ trình của các Tổ Phụ, ban cho các ngài con cái mặc dù điều kiện hiếm muộn, Ngài dẫn các vị trên con đường của ơn thánh và hoà giải, như lịch sử của ông Giuse và các anh em chứng minh cho thấy (x. St 37-50). Và tôi nghĩ tới biết bao nhiêu anh chị em đã xa cách nhau trong gia đình và không nói chuyện với nhau nữa. Nhưng Năm Thánh Lòng Thương Xót này là một dịp tốt để tìm lại với nhau, ôm hôn nhau và quên đi các chuyện xấu xa. Nhưng như chúng ta biết, bên Ai Cập cuộc sống của dân chúng rất khổ sở. Và chính trong lúc người Israel đang ngã quỵ thì Chúa can thiệp và cứu thoát họ.
Chúng ta đọc trong sách Xuất Hành rằng: “Sau những năm dài ấy, vua Ai-cập qua đời. Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa. Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van và Thiên Chúa nhớ lại giao ước của Người với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp. Thiên Chúa đã nhìn thấy con cái Ít-ra-en và Thiên Chúa đã biết” (Xh 2,23-25). Đức Thánh Cha giải thích như sau:
Lòng thương xót không thể dửng dưng trước nỗi khổ đau của những người bị áp bức, trước tiếng kêu của kẻ nằm dướí bạo lực, bị trở thành nô lệ, bị kết án tử. Đây là một thực tại đau đớn tàn phá mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta, và nó làm cho chúng ta thường cảm thấy bất lực, bị cám dỗ chai cứng con tim và nghĩ tới chuyện khác. Thiên Chúa trái lại không thờ ơ (Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2016, 1), Ngài không bao rời cái nhìn khỏi nỗi khổ đau của con người. Thiên Chúa của lòng thương xót trả lời và săn sóc người nghèo, lo lắng cho những người kêu lên nỗi tuyệt vọng của họ. Thiên Chúa lắng nghe và can thiệp để cứu vớt, bằng cách dấy lên các người có khả năng nghe thấy tiếng rên xiết của khổ đau và hoạt động cho những người bị áp bức.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: lịch sử của ông Môshê đã bắt đầu như thế, như là vị trung gian việc giải phóng dân Chúa. Ông đối đầu với Pharaô để thuyết phục nhà vua để cho dân Israel ra đi; và rồi ông hướng dẫn dân qua Biển Đỏ và qua sa mạc tiến về tự do. Ông Môshê, mà lòng thương xót Chúa đã cứu khỏi cái chết trong nước sông Nil khi mới sinh, được trở thành người trung gian của chính lòng thương xót ấy, cho phép dân sinh ra trong tự do được cứu khỏi nước Biển Đỏ. Cả chúng ta nữa trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này chúng ta có thể làm công việc là những người trung gian lòng thương xót với các công việc của lòng từ bi để đến gần, để thoa dịu, để hiệp nhất. Chúng ta có thể làm được biết bao nhiều việc!
Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn luôn cứu thoát. Nó hoàn toàn khác với công việc của những người luôn luôn hành động để giết chóc: chẳng hạn như những kẻ gây chiến tranh.
Qua tôi tớ Ngài là ông Môshê Chúa hướng dẫn dân Israel trong sa mạc như một đứa con; Ngài giáo dục họ trong đức tin và ký giao ưóc với họ, bằng cách tạo ra một mối dây tình yêu vô cùng mạnh mẽ, như mối dây của người cha với con mình và của người chồng với người vợ. Đức Thánh Cha nêu bật tình yêu thương xót của Thiên Chúa như sau:
Lòng thương xót của Thiên Chúa đạt tới độ đó: Thiên Chúa đề nghị một tương quan tình yêu đặc biệt, triệt để và đặc ân. Khi ban các chỉ dẫn cho ông Môshê liên quan tới giao ước, Thiên Chúa nói: “Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en.” (Xh 19,5-6).
Chắc chắn Thiên Chúa đã chiếm hữu toàn trái đất, bởi vì Ngài đã tạo dựng ra nó; nhưng dân trở thành một sở hữu khác, đặc biệt đối với Ngài: nó là “kho vàng bạc” của Chúa, như kho vàng bạc mà vua Đavít khẳng định đã dành cho việc xây dựng Đền Thờ.
Chúng ta sẽ trở thành như vậy đối với Thiên Chúa, khi tiếp nhận giao ước của Ngài và để cho mình được Ngài cứu thoát. Lòng thương xót của Chúa khiến cho con người trở thành quý báu, như một kho tàng cá nhân thuộc về Chúa, mà Ngài canh giữ và hài lòng về nó.
Đó là các điều kỳ diệu của lòng thương xót Chúa, đạt sự thành toàn tràn đầy nơi Chúa Giêsu, trong giao ước “mới và vĩnh cửu” được hoàn thành trong máu Ngài, máu phá hủy tội lỗi với ơn tha thứ và khiến cho chúng ta vĩnh viễn trở thành con cái Thiên Chúa (x. 1 Ga 3,1), các đồ trang sức quý báu trong bàn tay của Thiên Chúa Cha nhân lành và từ bi. Và nếu chúng ta là con cái của Thiên Chúa và có khả thể được gia tài này - gia tài lòng nhân lành và thương xót – đối với những người khác, chúng ta hãy xin Chúa trong Năm Lòng Thương Xót này cũng cho chúng ta làm các việc của lòng thương xót. Chúng ta hãy mở rộng con tim để đến với tất cả mọi người với các công việc của lòng từ bi, là gia tài thương xót Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta.
2. Kitô hữu là người có trái tim rộng mở để đón nhận tất cả mọi người
“Kitô hữu là người có trái tim rộng mở, vì anh là con của một người Cha có tâm hồn cao thượng và lúc nào cũng dang rộng vòng tay để đón nhận mọi người với lòng bao dung, quảng đại.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ năm, 28 tháng Giêng, tại nguyện đường thánh Marta, nhân ngày Giáo Hội mừng kính thánh Tôma Aquinô. Hiện diện trong thánh lễ hôm nay có các linh mục kỷ niệm 50 năm ngày được truyền chức của mình.
Tin Mừng theo thánh Mác-cô hôm nay nói về ánh sáng. Đèn được đốt lên không phải để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường, nhưng là đặt trên đế để chiếu tỏa ánh sáng. Được gợi hứng từ những điều ấy, Đức Thánh Cha đã chia sẻ rằng: “Mầu nhiệm của Thiên Chúa là ánh sáng. Một trong những đặc tính của Kitô hữu khi được rửa tội là lãnh nhận ánh sáng của Thiên Chúa và phải truyền trao ánh sáng ấy cho người khác. Nói khác đi, Kitô hữu là một chứng nhân. Đây là đặc nét của Kitô hữu. Kitô hữu mang lấy ánh sáng và phải bày tỏ ánh sáng ấy ra cho mọi người thấy, vì anh là một chứng nhân. Khi một Kitô hữu không muốn thấy ánh sáng của Thiên Chúa nhưng lại ưa thích bóng tối, thì chính bóng tối sẽ đi vào tâm hồn của anh, vì anh ta đã sợ ánh sáng mà lại yêu thích các ngẫu tượng là đêm tối. Như vậy, anh không còn là một Kitô hữu đúng nghĩa nữa. Kitô hữu phải là một chứng nhân, phải làm chứng về Đức Giêsu Kitô là ánh sáng của Thiên Chúa. Kitô hữu phải đặt ánh sáng Đức Kitô lên đế cao để soi sáng cho cuộc đời.”
“Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: ‘Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.’ Một đặc nét khác của Kitô hữu là tấm lòng cao thượng và quảng đại, vì anh là con của một người Cha hào hiệp.
Con tim của người Kitô phải rộng rãi, thênh thang, chứ không phải là một con tim lúc nào cũng đóng kín với cái tôi chủ nghĩa. Khi anh chị em đi vào ánh sáng của Đức Giêsu, đi vào tình bằng hữu với Ngài, khi anh chị em để cho Thánh Thần hướng dẫn; con tim của anh chị em sẽ trở nên rộng mở và bao dung. Kitô hữu không đi tìm sự thua kém, thiệt thòi; nhưng lại sẵn sàng chịu thiệt để đạt được một điều khác, đó chính là Đức Giêsu. Kitô hữu sẵn sàng chịu thiệt trước mặt người đời để được trở nên chứng nhân của Đức Giêsu.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha ngỏ lời với các linh mục, vì đang hiện trong thánh lễ hôm nay, có những vị kỷ niệm 50 năm linh mục của mình.
“Tôi rất vui vì được cử hành thánh lễ giữa anh em, nhân kỷ niệm 50 năm linh mục của anh em. 50 năm linh mục chính là 50 năm bước đi trên con đường của ánh sáng và của chứng nhân. 50 năm cố gắng để trở nên tốt hơn, 50 năm nỗ lực mang ánh sáng để đặt trên đế. Có những khi vấp té, nhưng chúng ta hãy tiếp tục đứng dậy và lại sẵn sàng ra đi truyền trao ánh sáng của Đức Kitô cho người khác với sự quảng đại và một con tim rộng mở. Chỉ có Thiên Chúa và trí nhớ của anh em mới biết là đã có bao nhiêu người được lãnh nhận ánh sáng ấy; đã có bao nhiêu người mang trong mình bóng tối nhưng được anh em chiếu dãi ánh sáng của Đức Kitô. Cám ơn anh em! Cám ơn vì tất cả những gì anh em đã làm trong Giáo Hội, cho Giáo Hội và cho Đức Giêsu.
Xin Thiên Chúa ban cho anh em niềm vui, niềm vui hoan hỷ của việc gieo trồng những hạt mầm thánh thiện, của việc truyền trao ánh sáng và của việc có một vòng tay rộng mở để đón nhận tất cả mọi người với tấm lòng quảng đại, bao dung.”
Lòng thương xót Chúa luôn luôn hoạt động để cứu thoát. Thiên Chúa lắng nghe và can thiệp để giải thoát bằng cách khơi dậy những người có khả năng nghe thấy tiếng rên rỉ khổ đau và hoạt động cho những người bị áp bức. Các việc kỳ diệu của lòng thương xót Chúa được thành toàn nơi Chúa Giêsu, trong giao ước mới được ký kết trong máu Ngài. Giao ước phá huỷ tội lỗi chúng ta với ơn tha thứ và làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên với hơn 20,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 27 tháng Giêng.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong Thánh Kinh lòng thương xót của Thiên Chúa hiện diện trong toàn lịch sử của dân tộc Israel. Với lòng thương xót của Ngài Chúa đồng hành với lộ trình của các Tổ Phụ, ban cho các ngài con cái mặc dù điều kiện hiếm muộn, Ngài dẫn các vị trên con đường của ơn thánh và hoà giải, như lịch sử của ông Giuse và các anh em chứng minh cho thấy (x. St 37-50). Và tôi nghĩ tới biết bao nhiêu anh chị em đã xa cách nhau trong gia đình và không nói chuyện với nhau nữa. Nhưng Năm Thánh Lòng Thương Xót này là một dịp tốt để tìm lại với nhau, ôm hôn nhau và quên đi các chuyện xấu xa. Nhưng như chúng ta biết, bên Ai Cập cuộc sống của dân chúng rất khổ sở. Và chính trong lúc người Israel đang ngã quỵ thì Chúa can thiệp và cứu thoát họ.
Chúng ta đọc trong sách Xuất Hành rằng: “Sau những năm dài ấy, vua Ai-cập qua đời. Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa. Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van và Thiên Chúa nhớ lại giao ước của Người với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp. Thiên Chúa đã nhìn thấy con cái Ít-ra-en và Thiên Chúa đã biết” (Xh 2,23-25). Đức Thánh Cha giải thích như sau:
Lòng thương xót không thể dửng dưng trước nỗi khổ đau của những người bị áp bức, trước tiếng kêu của kẻ nằm dướí bạo lực, bị trở thành nô lệ, bị kết án tử. Đây là một thực tại đau đớn tàn phá mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta, và nó làm cho chúng ta thường cảm thấy bất lực, bị cám dỗ chai cứng con tim và nghĩ tới chuyện khác. Thiên Chúa trái lại không thờ ơ (Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2016, 1), Ngài không bao rời cái nhìn khỏi nỗi khổ đau của con người. Thiên Chúa của lòng thương xót trả lời và săn sóc người nghèo, lo lắng cho những người kêu lên nỗi tuyệt vọng của họ. Thiên Chúa lắng nghe và can thiệp để cứu vớt, bằng cách dấy lên các người có khả năng nghe thấy tiếng rên xiết của khổ đau và hoạt động cho những người bị áp bức.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: lịch sử của ông Môshê đã bắt đầu như thế, như là vị trung gian việc giải phóng dân Chúa. Ông đối đầu với Pharaô để thuyết phục nhà vua để cho dân Israel ra đi; và rồi ông hướng dẫn dân qua Biển Đỏ và qua sa mạc tiến về tự do. Ông Môshê, mà lòng thương xót Chúa đã cứu khỏi cái chết trong nước sông Nil khi mới sinh, được trở thành người trung gian của chính lòng thương xót ấy, cho phép dân sinh ra trong tự do được cứu khỏi nước Biển Đỏ. Cả chúng ta nữa trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này chúng ta có thể làm công việc là những người trung gian lòng thương xót với các công việc của lòng từ bi để đến gần, để thoa dịu, để hiệp nhất. Chúng ta có thể làm được biết bao nhiều việc!
Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn luôn cứu thoát. Nó hoàn toàn khác với công việc của những người luôn luôn hành động để giết chóc: chẳng hạn như những kẻ gây chiến tranh.
Qua tôi tớ Ngài là ông Môshê Chúa hướng dẫn dân Israel trong sa mạc như một đứa con; Ngài giáo dục họ trong đức tin và ký giao ưóc với họ, bằng cách tạo ra một mối dây tình yêu vô cùng mạnh mẽ, như mối dây của người cha với con mình và của người chồng với người vợ. Đức Thánh Cha nêu bật tình yêu thương xót của Thiên Chúa như sau:
Lòng thương xót của Thiên Chúa đạt tới độ đó: Thiên Chúa đề nghị một tương quan tình yêu đặc biệt, triệt để và đặc ân. Khi ban các chỉ dẫn cho ông Môshê liên quan tới giao ước, Thiên Chúa nói: “Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en.” (Xh 19,5-6).
Chắc chắn Thiên Chúa đã chiếm hữu toàn trái đất, bởi vì Ngài đã tạo dựng ra nó; nhưng dân trở thành một sở hữu khác, đặc biệt đối với Ngài: nó là “kho vàng bạc” của Chúa, như kho vàng bạc mà vua Đavít khẳng định đã dành cho việc xây dựng Đền Thờ.
Chúng ta sẽ trở thành như vậy đối với Thiên Chúa, khi tiếp nhận giao ước của Ngài và để cho mình được Ngài cứu thoát. Lòng thương xót của Chúa khiến cho con người trở thành quý báu, như một kho tàng cá nhân thuộc về Chúa, mà Ngài canh giữ và hài lòng về nó.
Đó là các điều kỳ diệu của lòng thương xót Chúa, đạt sự thành toàn tràn đầy nơi Chúa Giêsu, trong giao ước “mới và vĩnh cửu” được hoàn thành trong máu Ngài, máu phá hủy tội lỗi với ơn tha thứ và khiến cho chúng ta vĩnh viễn trở thành con cái Thiên Chúa (x. 1 Ga 3,1), các đồ trang sức quý báu trong bàn tay của Thiên Chúa Cha nhân lành và từ bi. Và nếu chúng ta là con cái của Thiên Chúa và có khả thể được gia tài này - gia tài lòng nhân lành và thương xót – đối với những người khác, chúng ta hãy xin Chúa trong Năm Lòng Thương Xót này cũng cho chúng ta làm các việc của lòng thương xót. Chúng ta hãy mở rộng con tim để đến với tất cả mọi người với các công việc của lòng từ bi, là gia tài thương xót Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta.
2. Kitô hữu là người có trái tim rộng mở để đón nhận tất cả mọi người
“Kitô hữu là người có trái tim rộng mở, vì anh là con của một người Cha có tâm hồn cao thượng và lúc nào cũng dang rộng vòng tay để đón nhận mọi người với lòng bao dung, quảng đại.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ năm, 28 tháng Giêng, tại nguyện đường thánh Marta, nhân ngày Giáo Hội mừng kính thánh Tôma Aquinô. Hiện diện trong thánh lễ hôm nay có các linh mục kỷ niệm 50 năm ngày được truyền chức của mình.
Tin Mừng theo thánh Mác-cô hôm nay nói về ánh sáng. Đèn được đốt lên không phải để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường, nhưng là đặt trên đế để chiếu tỏa ánh sáng. Được gợi hứng từ những điều ấy, Đức Thánh Cha đã chia sẻ rằng: “Mầu nhiệm của Thiên Chúa là ánh sáng. Một trong những đặc tính của Kitô hữu khi được rửa tội là lãnh nhận ánh sáng của Thiên Chúa và phải truyền trao ánh sáng ấy cho người khác. Nói khác đi, Kitô hữu là một chứng nhân. Đây là đặc nét của Kitô hữu. Kitô hữu mang lấy ánh sáng và phải bày tỏ ánh sáng ấy ra cho mọi người thấy, vì anh là một chứng nhân. Khi một Kitô hữu không muốn thấy ánh sáng của Thiên Chúa nhưng lại ưa thích bóng tối, thì chính bóng tối sẽ đi vào tâm hồn của anh, vì anh ta đã sợ ánh sáng mà lại yêu thích các ngẫu tượng là đêm tối. Như vậy, anh không còn là một Kitô hữu đúng nghĩa nữa. Kitô hữu phải là một chứng nhân, phải làm chứng về Đức Giêsu Kitô là ánh sáng của Thiên Chúa. Kitô hữu phải đặt ánh sáng Đức Kitô lên đế cao để soi sáng cho cuộc đời.”
“Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: ‘Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.’ Một đặc nét khác của Kitô hữu là tấm lòng cao thượng và quảng đại, vì anh là con của một người Cha hào hiệp.
Con tim của người Kitô phải rộng rãi, thênh thang, chứ không phải là một con tim lúc nào cũng đóng kín với cái tôi chủ nghĩa. Khi anh chị em đi vào ánh sáng của Đức Giêsu, đi vào tình bằng hữu với Ngài, khi anh chị em để cho Thánh Thần hướng dẫn; con tim của anh chị em sẽ trở nên rộng mở và bao dung. Kitô hữu không đi tìm sự thua kém, thiệt thòi; nhưng lại sẵn sàng chịu thiệt để đạt được một điều khác, đó chính là Đức Giêsu. Kitô hữu sẵn sàng chịu thiệt trước mặt người đời để được trở nên chứng nhân của Đức Giêsu.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha ngỏ lời với các linh mục, vì đang hiện trong thánh lễ hôm nay, có những vị kỷ niệm 50 năm linh mục của mình.
“Tôi rất vui vì được cử hành thánh lễ giữa anh em, nhân kỷ niệm 50 năm linh mục của anh em. 50 năm linh mục chính là 50 năm bước đi trên con đường của ánh sáng và của chứng nhân. 50 năm cố gắng để trở nên tốt hơn, 50 năm nỗ lực mang ánh sáng để đặt trên đế. Có những khi vấp té, nhưng chúng ta hãy tiếp tục đứng dậy và lại sẵn sàng ra đi truyền trao ánh sáng của Đức Kitô cho người khác với sự quảng đại và một con tim rộng mở. Chỉ có Thiên Chúa và trí nhớ của anh em mới biết là đã có bao nhiêu người được lãnh nhận ánh sáng ấy; đã có bao nhiêu người mang trong mình bóng tối nhưng được anh em chiếu dãi ánh sáng của Đức Kitô. Cám ơn anh em! Cám ơn vì tất cả những gì anh em đã làm trong Giáo Hội, cho Giáo Hội và cho Đức Giêsu.
Xin Thiên Chúa ban cho anh em niềm vui, niềm vui hoan hỷ của việc gieo trồng những hạt mầm thánh thiện, của việc truyền trao ánh sáng và của việc có một vòng tay rộng mở để đón nhận tất cả mọi người với tấm lòng quảng đại, bao dung.”
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 14-20/08/2014 - Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?