Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 24/04/2018: Câu chuyện Chiếc Tàu Vĩ Ðại
23/04/2018 12:00:00 SA
1. Truyền giáo là hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng Thứ Năm 19 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng câu chuyện về hoạt động rao giảng của Philípphê trong sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 8:26-40) để giải thích về ý nghĩa của việc truyền giáo với ba từ khóa là “đứng lên”, “ tiến lại gần” và “bắt đầu với hoàn cảnh thực tế.”
Ngài cũng nhắc lại rằng mỗi người Kitô hữu đều có một bổn phận và một sứ vụ để hoàn thành: đó là rao giảng Tin Mừng.
Đức Thánh Cha mở đầu bài giảng với lời giải thích tại sao “cơn gió bách hại” vào thời kỳ sơ khai của Giáo Hội đã đưa các Tông Đồ ra khỏi thành Giêrusalem tới các vùng khác của Giuđêa và đến với Samaria.
Ngài nói:
Các hạt giống được gió đưa đi tứ tán và gieo trồng khắp nơi như thế nào, thì các môn đệ cũng được đưa đến mọi nơi cùng với hạt giống Lời Chúa, để các ngài gieo vãi Lời Ngài khắp nơi…Từ trong cơn gió bách hại, các tông đồ đã mang đến việc truyền giáo.. Đây là cách Thiên Chúa truyền giáo…Đây cũng là cách Thiên Chúa muốn chúng ta truyền giáo.
Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, Đức Thánh Cha nói tiếp. Việc truyền giáo chân thật diễn ra dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng chỉ ra trong những cách thế huyền nhiệm nơi chúng ta phải đi và những người chúng ta phải gặp để “công bố Danh Chúa Giêsu”. Bình luận về hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi ông Philípphê, Đức Thánh Cha nói:
Thiên sứ bắt đầu bằng cách nói với ông Philípphê “đứng dậy và ra đi”. Đứng dậy và đến nơi đó. Hình thái truyền giáo từ “trên ghế bành” không hề tồn tại. “Đứng dậy và ra đi”. Luôn luôn di chuyển. Đi. Di chuyển. Hãy đến nơi mà anh chị em phải công bố Lời Chúa.
Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến nhiều nhà truyền giáo đã bỏ lại tất cả để mang theo Lời Chúa đến những miền đất xa xôi. “Không có thuốc men để chống lại bệnh tật nơi những miền đất này,” nhiều người chết vì bệnh tật hay chịu tử đạo.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Thay vì bắt đầu với một giả thuyết, chúng ta cần tiến đến gần với những gì đang thực sự diễn ra và bắt đầu từ đó. Ngài minh họa điều này qua gương ông Philípphê rao giảng Tin Mừng cho quan thái giám người Êthiôpia.
Truyền giáo không có tính lý thuyết. Truyền giáo diễn ra giữa người với người. Điểm bắt đầu là một hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là một lý thuyết. Ông Philípphê loan báo Chúa Giêsu Kitô và ơn can đảm của Chúa Thánh Thần thúc đẩy ông làm Phép Rửa cho viên thái giám. Hãy ra đi, đi nữa, đi mãi cho đến khi anh chị em cảm thấy sứ vụ của mình đã được hoàn thành. Đó chính là truyền giáo.
2. Câu chuyện Chiếc Tàu Vĩ Ðại
10 giờ đêm ngày 14 tháng 4 năm 1912, chiếc tàu du lịch mang tên Titanic của Anh Quốc đã đâm phải một tảng băng giữa khơi Ðại Tây Dương. Bốn giờ đồng hồ sau, cả chiếc tàu, thủy thủ đoàn và nhiều hành khách đã bị chôn vùi giữa lòng đại dương...
Cuộc đắm tàu thảm thương ấy đã là nguồn cảm hứng cho không biết bao nhiêu tác phẩm văn chương. Những người sống sót đã thuật lại sự can đảm phi thường của viên thuyền trưởng, các sĩ quan và thủy thủ đoàn. Họ kể lại rằng nhiều người vợ đã khước từ sự cứu vớt để ở lại và cùng chết với chồng.
Giữa bao nhiêu gương hy sinh vĩ đại ấy, những người sống sót còn kể lại một câu chuyện vì xem ra người ta chỉ muốn biết vì óc tò mò hơn là vì thán phục. Ðó là câu chuyện của một người đàn bà sau khi đã được đưa lên boong tàu để chuẩn bị được cứu vớt, đã xin được trở lại phòng ngủ lần cuối cùng để thu nhặt một ít đồ vật quý giá. Người ta chỉ cho bà đúng ba phút để làm công việc đó.
Người đàn bà vội vã chạy về phòng ngủ của mình. Dọc theo hành lang, bà thấy ngổn ngang không biết bao nhiêu là nữ trang và đồ vật quý giá. Khi đến phòng ngủ của bà, người đàn bà đưa mắt nhìn các thứ nữ trang và báu vật, nhưng cuối cùng bà chỉ nhặt đúng ba quả cam và chạy lên boong tàu.
Trước đó vài tiếng đồng hồ, giữa các đồ vật trong phòng, có lẽ người đàn bà không bao giờ chú ý đến ba quả cam. Nhưng trong giây phút nguy ngập nhất của cuộc sống, thì giá trị của sự vật bỗng bị đảo lộn: ba quả cam trở thành quý giá hơn cả tấn vàng và kim cương, hột xoàn.
Người Kitô chúng ta luôn được mời gọi để đánh giá sự vật và các biến cố trong tương quan với sự sống vĩnh cửu. Chúng ta được mời gọi để nhìn vào sự vật bằng chính ánh sáng vĩnh cửu. Ðó là cách thế duy nhất để chúng ta tìm ra được ý nghĩa và giá trị đích thực của sự vật.
Thánh Matthêô và Luca có ghi lại một mẩu chuyện nho nhỏ cho thấy cái nhìn của chính Thiên Chúa: Ngày nọ, Chúa Giêsu vào Ðền Thờ. Người quan sát những người đến trước hòm tiền để bố thí. Ða số là những người giàu có. Chợt có một quả phụ nghèo nàn cũng tiến đến bên hòm tiền. Bà chỉ bỏ vỏn vẹn có vài xu nhỏ... Vậy mà Chúa Giêsu đã tuyên bố rằng bà ta là người dâng cúng nhiều hơn cả, bởi vì đa số đều có của dư thừa, còn người đàn bà này cho chính những gì mình cần để nuôi sống.
Cái nhìn của Thiên Chúa không bỏ sót bất cứ một hành động nhỏ nhặt nào của con người. Và trong cái nhìn ấy, đôi khi chính những hành động nhỏ bé của cuộc sống ngày qua ngày, chính những nghĩa cử vô danh lại bừng sáng lên và mang một giá trị đặc biệt.
Cái nhìn của Thiên Chúa phải chăng không phải là một nguồn an ủi lớn lao cho chúng ta là những người đang âm thầm sống đức tin giữa không biết bao nhiêu thử thách và giới hạn? Ước gì cái nhìn ấy giúp chúng ta kiên trì trong những công việc vô danh mà chúng ta phải thi hành mỗi ngày và củng cố chúng ta trong niềm tin vững vào những thực tại vĩnh cửu.
3. Giáo Hội cần nhiều các tiên tri
Đức Thánh Cha nói một vị tiên tri chân chính là người có khả năng than khóc với dân mình, dù người ta chẳng quan tâm tới mình! Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 17/4 tại nhà nguyện Santa Marta, khi bình luận về bài đọc kể lại việc Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội bị ném đá.
Thánh Stephanô đã can đảm cáo buộc dân chúng, các trưởng lão và các nhà lãnh đạo là những kẻ bướng bỉ, những người luôn chống lại sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Cũng giống như tổ tiên của họ, họ đã bắt bớ các tiên tri.
Đức Thánh Cha nói những người như vậy không có trái tim rộng mở, họ không muốn nghe lời cảnh tỉnh của Stephanô và họ không thèm nhớ lại lịch sử của dân tộc mình.
Đức Thánh Cha nói:
Giống như cha ông, họ đã bắt bớ các tiên tri. Những vị cao niên và các thầy thông luật đã lồng lộn lao vào Stephanô, xô đuổi ông ta ra khỏi thành và ném đá ông.
“Khi vị tiên tri nói sự thật đụng chạm tới trái tim, thì hoặc là trái tim họ được hoán cải hoặc là trái tim họ càng trở nên cứng rắn hơn, tức giận và lẽ tất nhiên dẫn tới bách hại! đó là cái kết của đời vị ngôn sứ tiên tri”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Đôi khi sự thật không dễ được đón nhận! vì thế các tiên tri luôn phải đối diện với sự bách hại vì đã dám nói sự thật”.
Một tiên tri đích thực là người không chỉ nói sự thật, mà còn có khả năng khóc cùng dân chúng, những người thường bị loại trừ! Và Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người về hình ảnh Chúa Giêsu, một mặt Chúa khiển trách dân, gọi họ là một “thế hệ ác độc và gian dâm”, nhưng mặt khác Ngài đã khóc thương cho thành Giêrusalem.
Đức Thánh Cha nói: “Cũng vậy một tiên tri đích thực là người có khả năng khóc với dân chúng, nhưng đồng thời dám nói sự thật một cách mạnh mẽ”.
Tiếp tục triển khai chủ đề đó, Đức Thánh Cha mô tả một vị tiên tri đích thực là một người có khả năng dám hy sinh. Đó là những người “mở rộng trái tim, chữa lành tận gốc rễ, củng cố ý thức thuộc về dân Thiên Chúa để tiến tới…”
“Một tiên tri biết khi nào khiển trách, nhưng cũng biết làm thế nào để nhóm lên hy vọng.
Nhắc nhớ lại cuộc tử đạo của thánh Stephanô bị giết dưới sự chứng giám của Saolô, Đức Thánh Cha đã trích dẫn lời của một giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội theo đó: “Máu của những vị tử đạo là hạt giống nẩy sinh người Kitô hữu”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng
“Giáo hội cần nhiều vị tiên tri. Giáo hội cần mỗi người chúng ta trở thành những tiên tri, chứ không phải những người chỉ biết phê bình chỉ trích!”
Những người chỉ biết phê bình chỉ trích sẽ không bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì, họ không phải là một vị tiên tri. Đức Phanxicô nói thêm: “một tiên tri là một người biết miệt mài cầu nguyện, luôn cậy trông tín thác vào Chúa, và biết khóc thương khi nhìn thấy dân tình lầm lạc...”
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng Thứ Năm 19 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng câu chuyện về hoạt động rao giảng của Philípphê trong sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 8:26-40) để giải thích về ý nghĩa của việc truyền giáo với ba từ khóa là “đứng lên”, “ tiến lại gần” và “bắt đầu với hoàn cảnh thực tế.”
Ngài cũng nhắc lại rằng mỗi người Kitô hữu đều có một bổn phận và một sứ vụ để hoàn thành: đó là rao giảng Tin Mừng.
Đức Thánh Cha mở đầu bài giảng với lời giải thích tại sao “cơn gió bách hại” vào thời kỳ sơ khai của Giáo Hội đã đưa các Tông Đồ ra khỏi thành Giêrusalem tới các vùng khác của Giuđêa và đến với Samaria.
Ngài nói:
Các hạt giống được gió đưa đi tứ tán và gieo trồng khắp nơi như thế nào, thì các môn đệ cũng được đưa đến mọi nơi cùng với hạt giống Lời Chúa, để các ngài gieo vãi Lời Ngài khắp nơi…Từ trong cơn gió bách hại, các tông đồ đã mang đến việc truyền giáo.. Đây là cách Thiên Chúa truyền giáo…Đây cũng là cách Thiên Chúa muốn chúng ta truyền giáo.
Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, Đức Thánh Cha nói tiếp. Việc truyền giáo chân thật diễn ra dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng chỉ ra trong những cách thế huyền nhiệm nơi chúng ta phải đi và những người chúng ta phải gặp để “công bố Danh Chúa Giêsu”. Bình luận về hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi ông Philípphê, Đức Thánh Cha nói:
Thiên sứ bắt đầu bằng cách nói với ông Philípphê “đứng dậy và ra đi”. Đứng dậy và đến nơi đó. Hình thái truyền giáo từ “trên ghế bành” không hề tồn tại. “Đứng dậy và ra đi”. Luôn luôn di chuyển. Đi. Di chuyển. Hãy đến nơi mà anh chị em phải công bố Lời Chúa.
Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến nhiều nhà truyền giáo đã bỏ lại tất cả để mang theo Lời Chúa đến những miền đất xa xôi. “Không có thuốc men để chống lại bệnh tật nơi những miền đất này,” nhiều người chết vì bệnh tật hay chịu tử đạo.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Thay vì bắt đầu với một giả thuyết, chúng ta cần tiến đến gần với những gì đang thực sự diễn ra và bắt đầu từ đó. Ngài minh họa điều này qua gương ông Philípphê rao giảng Tin Mừng cho quan thái giám người Êthiôpia.
Truyền giáo không có tính lý thuyết. Truyền giáo diễn ra giữa người với người. Điểm bắt đầu là một hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là một lý thuyết. Ông Philípphê loan báo Chúa Giêsu Kitô và ơn can đảm của Chúa Thánh Thần thúc đẩy ông làm Phép Rửa cho viên thái giám. Hãy ra đi, đi nữa, đi mãi cho đến khi anh chị em cảm thấy sứ vụ của mình đã được hoàn thành. Đó chính là truyền giáo.
2. Câu chuyện Chiếc Tàu Vĩ Ðại
10 giờ đêm ngày 14 tháng 4 năm 1912, chiếc tàu du lịch mang tên Titanic của Anh Quốc đã đâm phải một tảng băng giữa khơi Ðại Tây Dương. Bốn giờ đồng hồ sau, cả chiếc tàu, thủy thủ đoàn và nhiều hành khách đã bị chôn vùi giữa lòng đại dương...
Cuộc đắm tàu thảm thương ấy đã là nguồn cảm hứng cho không biết bao nhiêu tác phẩm văn chương. Những người sống sót đã thuật lại sự can đảm phi thường của viên thuyền trưởng, các sĩ quan và thủy thủ đoàn. Họ kể lại rằng nhiều người vợ đã khước từ sự cứu vớt để ở lại và cùng chết với chồng.
Giữa bao nhiêu gương hy sinh vĩ đại ấy, những người sống sót còn kể lại một câu chuyện vì xem ra người ta chỉ muốn biết vì óc tò mò hơn là vì thán phục. Ðó là câu chuyện của một người đàn bà sau khi đã được đưa lên boong tàu để chuẩn bị được cứu vớt, đã xin được trở lại phòng ngủ lần cuối cùng để thu nhặt một ít đồ vật quý giá. Người ta chỉ cho bà đúng ba phút để làm công việc đó.
Người đàn bà vội vã chạy về phòng ngủ của mình. Dọc theo hành lang, bà thấy ngổn ngang không biết bao nhiêu là nữ trang và đồ vật quý giá. Khi đến phòng ngủ của bà, người đàn bà đưa mắt nhìn các thứ nữ trang và báu vật, nhưng cuối cùng bà chỉ nhặt đúng ba quả cam và chạy lên boong tàu.
Trước đó vài tiếng đồng hồ, giữa các đồ vật trong phòng, có lẽ người đàn bà không bao giờ chú ý đến ba quả cam. Nhưng trong giây phút nguy ngập nhất của cuộc sống, thì giá trị của sự vật bỗng bị đảo lộn: ba quả cam trở thành quý giá hơn cả tấn vàng và kim cương, hột xoàn.
Người Kitô chúng ta luôn được mời gọi để đánh giá sự vật và các biến cố trong tương quan với sự sống vĩnh cửu. Chúng ta được mời gọi để nhìn vào sự vật bằng chính ánh sáng vĩnh cửu. Ðó là cách thế duy nhất để chúng ta tìm ra được ý nghĩa và giá trị đích thực của sự vật.
Thánh Matthêô và Luca có ghi lại một mẩu chuyện nho nhỏ cho thấy cái nhìn của chính Thiên Chúa: Ngày nọ, Chúa Giêsu vào Ðền Thờ. Người quan sát những người đến trước hòm tiền để bố thí. Ða số là những người giàu có. Chợt có một quả phụ nghèo nàn cũng tiến đến bên hòm tiền. Bà chỉ bỏ vỏn vẹn có vài xu nhỏ... Vậy mà Chúa Giêsu đã tuyên bố rằng bà ta là người dâng cúng nhiều hơn cả, bởi vì đa số đều có của dư thừa, còn người đàn bà này cho chính những gì mình cần để nuôi sống.
Cái nhìn của Thiên Chúa không bỏ sót bất cứ một hành động nhỏ nhặt nào của con người. Và trong cái nhìn ấy, đôi khi chính những hành động nhỏ bé của cuộc sống ngày qua ngày, chính những nghĩa cử vô danh lại bừng sáng lên và mang một giá trị đặc biệt.
Cái nhìn của Thiên Chúa phải chăng không phải là một nguồn an ủi lớn lao cho chúng ta là những người đang âm thầm sống đức tin giữa không biết bao nhiêu thử thách và giới hạn? Ước gì cái nhìn ấy giúp chúng ta kiên trì trong những công việc vô danh mà chúng ta phải thi hành mỗi ngày và củng cố chúng ta trong niềm tin vững vào những thực tại vĩnh cửu.
3. Giáo Hội cần nhiều các tiên tri
Đức Thánh Cha nói một vị tiên tri chân chính là người có khả năng than khóc với dân mình, dù người ta chẳng quan tâm tới mình! Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 17/4 tại nhà nguyện Santa Marta, khi bình luận về bài đọc kể lại việc Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội bị ném đá.
Thánh Stephanô đã can đảm cáo buộc dân chúng, các trưởng lão và các nhà lãnh đạo là những kẻ bướng bỉ, những người luôn chống lại sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Cũng giống như tổ tiên của họ, họ đã bắt bớ các tiên tri.
Đức Thánh Cha nói những người như vậy không có trái tim rộng mở, họ không muốn nghe lời cảnh tỉnh của Stephanô và họ không thèm nhớ lại lịch sử của dân tộc mình.
Đức Thánh Cha nói:
Giống như cha ông, họ đã bắt bớ các tiên tri. Những vị cao niên và các thầy thông luật đã lồng lộn lao vào Stephanô, xô đuổi ông ta ra khỏi thành và ném đá ông.
“Khi vị tiên tri nói sự thật đụng chạm tới trái tim, thì hoặc là trái tim họ được hoán cải hoặc là trái tim họ càng trở nên cứng rắn hơn, tức giận và lẽ tất nhiên dẫn tới bách hại! đó là cái kết của đời vị ngôn sứ tiên tri”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Đôi khi sự thật không dễ được đón nhận! vì thế các tiên tri luôn phải đối diện với sự bách hại vì đã dám nói sự thật”.
Một tiên tri đích thực là người không chỉ nói sự thật, mà còn có khả năng khóc cùng dân chúng, những người thường bị loại trừ! Và Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người về hình ảnh Chúa Giêsu, một mặt Chúa khiển trách dân, gọi họ là một “thế hệ ác độc và gian dâm”, nhưng mặt khác Ngài đã khóc thương cho thành Giêrusalem.
Đức Thánh Cha nói: “Cũng vậy một tiên tri đích thực là người có khả năng khóc với dân chúng, nhưng đồng thời dám nói sự thật một cách mạnh mẽ”.
Tiếp tục triển khai chủ đề đó, Đức Thánh Cha mô tả một vị tiên tri đích thực là một người có khả năng dám hy sinh. Đó là những người “mở rộng trái tim, chữa lành tận gốc rễ, củng cố ý thức thuộc về dân Thiên Chúa để tiến tới…”
“Một tiên tri biết khi nào khiển trách, nhưng cũng biết làm thế nào để nhóm lên hy vọng.
Nhắc nhớ lại cuộc tử đạo của thánh Stephanô bị giết dưới sự chứng giám của Saolô, Đức Thánh Cha đã trích dẫn lời của một giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội theo đó: “Máu của những vị tử đạo là hạt giống nẩy sinh người Kitô hữu”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng
“Giáo hội cần nhiều vị tiên tri. Giáo hội cần mỗi người chúng ta trở thành những tiên tri, chứ không phải những người chỉ biết phê bình chỉ trích!”
Những người chỉ biết phê bình chỉ trích sẽ không bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì, họ không phải là một vị tiên tri. Đức Phanxicô nói thêm: “một tiên tri là một người biết miệt mài cầu nguyện, luôn cậy trông tín thác vào Chúa, và biết khóc thương khi nhìn thấy dân tình lầm lạc...”
CÁC TIN KHÁC:
- Nguy cơ diệt vong các cộng đoàn Kitô tại Iraq trước sự dửng dưng của thế giới
- Chia sẻ Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên Năm A
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: Câu chuyện Người Samaritanô Nhân Lành
- Video: Tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
- Video: Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican: 8 – 14/08/2014 - Đức Thánh Cha tông du Hàn quốc, Tòa Thánh tố cáo những thế lực đằng sau thảm họa nhân đạo tại Iraq
- ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ VINH SƠN
- Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 14-20/08/2014 - Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?