ĐEM TẤT CẢ NHỮNG THỨ NÀY RA KHỎI ĐÂY (8.3.2015 – Chúa nhật 3 Mùa Chay, Năm B)
ĐEM TẤT CẢ NHỮNG THỨ NÀY RA KHỎI ĐÂY
Lời Chúa: Ga 2, 13-25
Hôm ấy, Ðức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê
và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông
thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Gần
đến lễ Vượt Qua của người Do Thái, Ðức Giêsu lên thành Giêrusalem. Người thấy
trong Ðền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi
tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra
khỏi Ðền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào
bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Ðem tất cả những thứ này ra
khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. Các môn đệ của Người nhớ
lại lời đã chép trong Kinh Thánh:
Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa,
mà tôi đây sẽ phải
thiệt thân.
Người Do Thái hỏi Ðức Giêsu: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ
chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” Ðức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá hủy
Ðền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Người Do Thái nói: “Ðền Thờ
này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây
lại được sao?” Nhưng Ðền Thờ Ðức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người.
Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, họ
tin vào Kinh Thánh và lời Ðức Giêsu đã nói.
Trong lúc Ðức Giêsu ở Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua, có
nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm. Nhưng chính
Ðức Giêsu không tin họ, vì Người biết họ hết thảy, và không cần ai làm chứng về
con người. Quả thật, chính Người biết có gì trong lòng con người.
Suy niệm:
Trong sách Tin Mừng, hiếm
khi ta thấy Ðức Giêsu nổi giận.
Ngài bình thản
đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa.
Ngài lặng
lẽ trước những lời cáo gian buộc tội.
Chính Ngài
đã mời ta học nơi Ngài
bài học
hiền lành và khiêm nhượng.
Vậy mà ở
đây ta lại thấy Ðức Giêsu dùng roi
để đuổi
những người buôn bán bồ câu, chiên bò,
Ngài còn
lật nhào bàn ghế của những người đổi bạc!
Dù rằng những chuyện buôn
bán này
chỉ diễn
ra ở ngoài phạm vi Ðền Thờ,
nơi tiền
đình dành cho dân ngoại,
nhằm phục
vụ cho nhu cầu tế tự
của những
người đi hành hương vào dịp lễ Vượt qua,
nhưng Ðức
Giêsu vẫn thấy đó là một điều bất kính,
vì chúng
tạo ra một bầu khí ồn ào, hỗn độn.
Ðức Giêsu
vốn quý trọng Ðền Thờ Giêrusalem.
Ngài gọi
đó là nhà Cha của tôi, nhà cầu nguyện.
Ngài không
muốn nơi Thánh này trở thành cái chợ.
Ngài không
chấp nhận nhà của Cha Ngài bị xúc phạm.
Chính tình
yêu đã khiến Ðức Giêsu nổi giận.
Ngài thấy
cần phải thanh tẩy Ðền Thờ,
dù điều đó
sẽ đưa Ngài đến chỗ thiệt thân.
“Cứ phá hủy Ðền Thờ này đi;
nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”.
Ðức Giêsu
ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Ðền Thờ ở
đây là chính thân thể Ðức Giêsu.
Thân thể
được phục sinh của Ngài sẽ là Ðền Thờ mới,
nơi nhân
loại thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực
Ðức Giêsu đã thanh tẩy Ðền
thờ Giêrusalem.
Ngài cũng
muốn thanh tẩy các nhà thờ của chúng ta.
Ngài muốn
chúng thực sự là nơi thờ phượng,
nơi lắng
đọng để con người gặp gỡ Thiên Chúa.
Có khi
thánh lễ của chúng ta trở nên máy móc, buồn tẻ.
Có khi lại
ồn ào, nặng tính trình diễn.
Dù sao
thánh lễ vẫn cần một cái hồn, một sức sống
lan tỏa từ
Chúa Giêsu phục sinh.
Ðể tâm đến việc sửa nhà thờ
là cần, nhưng không đủ.
Mỗi Kitô
hữu cần để tâm xây dựng con người mình,
bởi lẽ đó
là đền thờ của Cha và Con (x. Ga 14,23).
Chính thân
xác ta cũng là đền thờ của Thánh Thần (x. 1Cr 6,19).
Có những đền thờ thánh
thiêng đã trở nên phàm tục.
Ðam mê vô
độ của thân xác đã trục xuất Thánh Thần.
“Hãy đem tất cả những thứ này ra khỏi đây!”
Chúa Giêsu
hôm nay cũng giận dữ như thế
khi thấy
con người của chúng ta bị vấy bẩn,
đền thờ
của Ba Ngôi bị nhơ nhớp.
Tha nhân
quanh ta cũng là những đền thờ.
Có nhiều
đền thờ bị xuống cấp, tước đoạt và sụp đổ...
Mùa Chay là mùa tu sửa các
đền thờ,
để mọi đền
thờ đều dẫn đến Ðền Thờ Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi
thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của
tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh
hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ,
lối sống;
vẫn có những người bị sống bên lề xã
hội,
dù không phải là người phong...
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con
Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ