Phúc thay (8.6.2015 – Thứ hai Tuần 10 Thường niên)
Phúc thay
Lời Chúa: Mt 5, 1-12
Khi ấy, Đức Giêsu thấy đám dông dân chúng, Người đi lên núi, và lúc Người
ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
“Phúc thay ai có
tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là
của họ.
Phúc thay ai hiền
lành,
vì họ sẽ được Đất
Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu
khổ,
vì họ sẽ được
Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát
khao nên người công chính,
vì họ sẽ được
Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót
thương người,
vì họ sẽ được
Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có
tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được
nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây
dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi
là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị
bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là
của họ.
Phúc thay anh em
khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại
và vu khống đủ
điều xấu xa.
Anh em hãy vui
mừng hớn hở,
vì phần thưởng
dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn
sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.”
Suy niệm:
Đức Đạt-lai Lạt-ma, vào mùa thu năm 1994 tại thủ đô nước
Anh,
đã
được mời chia sẻ về giáo huấn của Chúa Giêsu trong các sách Tin Mừng.
Một
trong những bài chia sẻ đầu tiên là về các Mối Phúc.
Theo
ngài các Mối Phúc dường như nói về nghiệp (karma), về nhân quả.
“Nếu
bạn hành động như thế, thì bạn sẽ chịu hậu quả như thế.
Nếu
bạn không hành động như thế, thì bạn cũng chẳng chịu hậu quả như thế.
Vậy rõ
ràng nguyên lý nhân quả nằm ở trong giáo huấn của các Mối Phúc.”
Thật ra các Mối Phúc của Kitô giáo lại không bắt nguồn từ
nguyên lý nhân quả,
dù mới
đọc ta có cảm tưởng như vậy.
Các
Mối Phúc bắt đầu bằng chữ “Phúc thay”,
kế đến
nói lên ai là người được hưởng phúc ấy,
cuối
cùng nêu lên lý do hay nền tảng của hạnh phúc ấy bằng chữ “vì”.
Hạnh
phúc đích thật của người Kitô hữu không phải là “quả” tự nhiên
do
“nhân” là việc lành phúc đức của họ.
Dù
sống tốt đến mấy đi nữa, thì “nhân” ấy cũng không thể sinh “quả” ấy được.
“Quả”
hạnh phúc của Kitô giáo là quà tặng lớn của Thiên Chúa cho con người.
Điều
này được diễn tả qua những lối dùng động từ ở thể thụ động:
“sẽ
được ủi an, sẽ được no thỏa, sẽ được xót thương, sẽ được gọi.”
Trước khi giảng về các Mối
Phúc, Đức Giêsu đã loan báo:
“Hãy hối cải, vì Nước Trời đã
gần bên” (Mt 4, 17).
Nước Trời người Do thái mong
đợi đã đến với sự hiện diện của Đức Giêsu.
Quà tặng nhưng không của Thiên
Chúa đã được trao ban,
chẳng phải do công sức của con
người.
Hãy mở lòng ra đón lấy Nước ấy
bằng cách hối cải, bỏ đời sống cũ.
Nhưng hơn thế nữa, còn phải đón
nhận một lối sống mới cho phù hợp.
Bài giảng trên Núi, và các Mối
Phúc, cho thấy hướng sống
của những ai muốn đón nhận quà
tặng Nước Trời với bao hạnh phúc kèm theo.
Để nhận được quà tặng vô giá
ấy, để được hưởng hạnh phúc vô bờ ấy,
cần cung kính đưa hai tay để
đón lấy với lòng khiêm hạ và biết ơn.
Sống theo các Mối Phúc là có
thái độ trân trọng cung kính ấy.
Không đưa tay thì cũng chẳng
được quà.
Nhưng không phải cứ đưa tay là
có quà,
nếu Thiên Chúa không muốn cho
trước khi ta xin.
Kitô giáo không dựa trên nguyên
lý nhân quả.
Cung kính đưa tay là sống nghèo
khó, cậy dựa vào Thiên Chúa,
là hiền lành, là chịu sầu khổ,
chịu bách hại vì Đức Kitô.
Cung kính đưa tay là có lòng
thương xót, có tinh thần xây dựng hòa bình,
là làm tất cả mọi sự với quả
tim trong sáng, không chút vẩn đục.
Khi làm như thế chúng ta hy
vọng được chạm đến Thiên Chúa,
thậm chí được nếm biết Nước
Trời ngay từ đời này (cc. 3. 10).
Chúng ta có thể viết thêm những
mối phúc mới
qua những kinh nghiệm trong
cuộc đời Kitô hữu.
Có bao niềm vui lớn nhỏ mỗi
ngày mà ta cảm nhận khi sống lời dạy của Giêsu.
Chỉ
khi ấy ta mói thấy thật sự lời của Ngài là Tin Mừng.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu thương mến,
xin ban cho chúng con
tỏa lan hương thơm của Chúa
đến mọi nơi chúng con đi.
Xin Chúa hãy tràn ngập tâm hồn chúng con
bằng Thần Khí và sức sống của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con
để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa.
Xin
Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con,
để những người chúng con tiếp xúc
cảm nhận được Chúa đang hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa,
không phải bằng lời nói suông,
nhưng bằng cuộc sống chứng tá,
và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ